Liên hệ bản thân và công việc

Một phần của tài liệu Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng. Liên hệ việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 39)

1. Cơ sở lý luận

3.3 Liên hệ bản thân và công việc

Đối với mỗi người con dân Việt, cụ thể hơn là một tri thức, lại càng phải hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa ở Việt Nam, phải hơn ai hết, thấy được các giá trị mà cha ông để lai. Và trong mỗi công việc đều có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát triển các truyền thống của dân tộc. Áp dụng phủ định biện chứng và phủ định của phủ định để kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống.

Đối với bản thân và công việc, tuy làm việc trong ngành công nghệ thông tin – là ngành tiên tiến và hiện đại, nhưng cũng không thể quên được các giá trị truyền thống của dân tộc. Điều đó được thể hiện trong từng cách làm việc, tư duy của mỗi người. Đối với bản thân, những giá trị văn hóa, dù nhỏ đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Thứ nhất, khi làm việc với đối tác nước ngoài, cũng không quên mình là người Việt Nam. Từ trang phục đều phải hợp với văn hóa Việt Nam. Trong cuộc sống ngày nay, do sự bận rộn, cũng không thể chuyển tất cả sang đồ ăn nhanh, vì những món ăn đó không có lợi cho sức khỏe, và vì những món ăn mang hương vị Việt Nam, luôn hấp dẫn và mang lại sức khỏe cho mỗi người.

Trong quá trình hội nhập, mình luôn tiếp thu thêm văn hóa bên ngoài, từ ca nhạc, thời trang, công nghệ, nhưng cần phải biến chúng thành của mình.

Đối với ngành công nghệ thông tin, là một ngành mới trên thế giới. Tuy nhiên cần kết hợp với bản sắc dân tộc để tạo ra các sản phẩm không đi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đối với mỗi cá nhân, cần thiết phải luôn rèn đức, luyện tài. Mỗi người cần tu dưỡng đạo đức, tự giác và không bị những thế lực xấu lỗi kéo, dụ dỗ. Bên cạnh đó, tuyên truyền cho mọi người nhận thức những giá trị văn hóa của dân tộc.

Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập văn hóa hiện nay.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, tạo sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong xây dựng, nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chúng ta nhất định phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào ''Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá'' gắn chặt với cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống, làm chuyển biến mạnh mẽ công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với cán bộ chủ chốt các cấp và thanh niên.

Chúng ta phải gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hoá với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, bảo đảm hoạt động văn hoá tiến hành đồng bộ với hoạt động kinh tế, hình thành nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội. Cũng cần nói thêm rằng, để thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể về xây dựng và phát triển văn hoá, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người với những đức tính cơ bản, tốt đẹp, chúng ta phải xây dựng và phát triển hài hoà các nhiệm vụ khác, từ xây dựng môi trường văn hoá, phát triển văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá đến việc bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, chính sách văn hoá đối với tôn giáo và hợp tác quốc tế về văn hoá... Chúng ta tiếp tục tăng cường các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá, trước hết và tăng mức đầu tư từ ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hoá đi đôi với việc huy động sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực đó; sớm xây dựng và thực hiện chiến lược tuyển chọn, đào tạo, phát triển các tài năng văn hoá, nghệ thuật; tăng cường và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với văn hoá.

Để làm được điều đó, trước hết là cán bộ, đảng viên, cần nâng cao nhận thức và trình độ lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, song song với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ...; nêu cao tinh thần gương mẫu về tư tưởng, đạo đức, lối sống; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng theo phương châm ''nói đi đôi với làm”, đã nói là

làm để cho các quyết định lần này được quán triệt trong từng cán bộ, đảng viên, nhất và cán bộ chủ chốt, và mọi tầng lớp nhân dân. Các cấp, các ngành cần có ngay các chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể để đưa những nội dung đó thấm sâu vào từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị, từng cộng đồng, từng gia đình, từng con người, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, xây dựng con người mới và môi trường văn hoá mới phong phú, lành mạnh, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Nếu như mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều làm được một việc tốt hay vài ba việc tốt, và toàn xã hội đều làm như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực, làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, nền văn hoá của chúng ta ngày càng được nâng cao hơn.

Từ nội dung cơ bản của dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XI bổ sung và phát triển, căn cứ

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020 trình bày tại Đạihội, để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huymạnh mẽ sức mạnh nội sinh quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước,chúng tôi đề xuất một số giải pháp:

1) Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển''. Lịch sử xây dựng và bảo vệ quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa là tập trung “Xây dựng con người việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính”.

2) Đồng thời với việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đặc biệt là tiếptục đẩy mạnh cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

3)Phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

4) Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa tinh thần của 54 dân tộc anh em là nhiệm vụ có ý nghĩa về văn hóa và chính trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

5) Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh...) theo định định hướng của Đảng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân.

6) Hoàn thiện thể chế văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường hiệu quả các mối quan hệ phối hợp liên ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách văn hóa. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hóa ở trong nước và ở nước ngoài. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hóa. Đẩy mạnh giaolưu, hợp tác quốc tế

về văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc với bè bạn năm châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú văn hóa dân tộc.

7) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là giải pháp mang tính quyết định trên các lĩnh vực văn hóa. Có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bốn lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn bó mật thiết với nhau, cần được coi trọng như nhau, trong đó, văn hóa không đứng ngoài, đứng trên mà phải hiện diện ở mọi lĩnh vực. Thấm nhuần tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quán triệt sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là điều kiện cần thiết cho văn hóa hoàn thành tốt vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần phát triển đất nước toàn diện và bền vững./.

Kết luận

Phép biện chứng duy vật nói chung và Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Việc áp dung phép biện chứng về phủ định để kế thừa, phát triển, sáng tạo các giá trị truyền thống là vấn đề quan trọng và cần thiết.

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó. Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, trong thời đại ngày nay, hội nhập đang trở thành một xu thế khách quan. Dân tộc Việt Nam, hay bất cứ một dân tộc nào khác không thể nằm ngoài quĩ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc. Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào. Rõ ràng, chúng ta với tư thế chủ động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nổ lực để vượt lên chính mình, nghĩa là, thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó, chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng cản trở sự tiến bộ để tìm cách khắc phục. Một khi đã nhận thức được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu, học hỏi với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thử thách, sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống. Với tinh thần và bản lĩnh của người Việt Nam, chúng ta sẽ “phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc với những ưu thế của thời đại để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế bản lĩnh của dân tộc mình trước cộng đồng

Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình triết học Mác-Lê

[2] http://www.marxist.com/chu-nghia-duy-vat-bien-chung.htm

[3] Tập bài giảng triết học Mác - Lênin: Tập I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng. NXB Giáo dục.

[4] Triết học Mác - Lênin. Chương trình sơ cấp và cao cấp. Nhà xuất bản Giáo dục. [5] Chủ nghĩa duy vật biện chứng - lý luận và vận dụng.

[6] Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế. [7] Các tạp chí: Tạp chí Cộng sản: Số 24 (12-2000) Số 15 (08-2000) Số 9 (05-2000) Số 4 (02-2000) Số 16 (08-2001) Số 22 (11-2001)

Một phần của tài liệu Phép biện chứng duy vật về phủ định biện chứng. Liên hệ việc kế thừa, phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w