Phối hợp mối quan hệ giữa việc miêu tả thiên nhiên và miêu tả tâm trạng nhân vật:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện truyện kiều của nguyễn du (Trang 51 - 54)

III. Một số thủ pháp nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

3- Phối hợp mối quan hệ giữa việc miêu tả thiên nhiên và miêu tả tâm trạng nhân vật:

trạng nhân vật:

Một trong những thủ pháp xây dựng nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du là phối hợp mối quan hệ giữa việc miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả tâm trạng nhân vật. Ông đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp này. Ngoài biện pháp miêu tả trực tiếp tâm trạng nhân vật thông qua những lời độc thoại nội tâm Nguyễn Du còn thể hiện tâm trạng của nhân vật thông qua các đoạn thơ miêu tả thiên nhiên. Vì vậy, thiên nhiên trong Truyện Kiều là thiên nhiên của tâm trạng, thiên nhiên trữ tình, biết đau khổ, vui buồn, băn khoăn day dứt cùng nhân vật.

Khi sử dụng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tâm trạng nhân vật Nguyễn Du ý thức đợc rằng thiên nhiên là một dạng tồn tại của con ngời, gắn bó với con ngời, bởi:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Cảnh vật thiên nhiên đã trở thành cái nền của cuộc sống, có sự tổng hợp hài hoà và kín đáo với tâm trạng. Trong Truyện Kiều, Kiều là nhân vật đối

để thể hiện tâm trạng. Với Truyện Kiều thiên nhiên rất đợc chú ý trong việc phản ánh tâm trạng nhân vật, đặc biệt là nhân vật có nhiều biến cố trong cuộc đời, gặp nhiều nỗi buồn. Vấn đề này ở “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân lại hoàn toàn khác.

Trong suốt toàn bộ “Kim Vân Kiều truyện” không có một câu văn nói về thiên nhiên. Cũng giống nh mọi tiểu thuyết chơng hồi, “Kim Vân Kiều truyện” gạt bỏ thiên nhiên. Ngày thanh minh trong Truyện Kiều tởng chừng nh là một yếu tố không thể thiếu đợc của một câu chuyện. Kim Trọng gặp Kiều trong một khung cảnh gần nh thần tiên và từ giã nhau trong một buổi chiều bất tử:

Cỏ non xanh rợn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Và

Dới cầu nớc chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thớt tha

Trong “Kim Vân Kiều truyện” câu chuyện giản dị hơn nhiều: “Thuý Kiều thấy Kim Trọng vẻ hào hoa phong nhã rông ngựa tiến đến”. Còn cảnh chia li thì “nhng vì ngại Vơng Quan không tiện đứng lâu đành chào hỏi qua loa rồi cùng nhau từ biệt”.

Thiên nhiên vắng mặt trong tiểu thuyết chơng hồi không có gì là lạ. Bởi tiểu thuyết chơng hồi chạy theo biến cố, mu mô, hành động nên phải bỏ qua sự phong phú đa dạng của tâm hồn con ngời. Còn Nguyễn Du nhằm mục đích khác. Ông lo phanh phui tâm hồn con ngời. Vì lo tìm kiếm tiếng nói nội tâm, cho nên bắt buộc ông chú ý đến một tiếng nói góp phần hết sức đắc lực vào việc bộc lộ nội tâm, đó là tiếng nói của thiên nhiên.

Tác giả sử dụng thiên nhiên nh một phơng tiện để miêu tả nội tâm, phản ánh tâm trạng. Vì vậy khi nào thì nhân vật cần sự trợ giúp của thiên

nhiên để góp phần miêu tả nội tâm nhân vật. Đó là khi tâm trạng có nhiều điều khó bộc lộ, đây là lúc thiên nhiên xuất hiện. Trong Truyện Kiều, đoạn Kiều và các em đi chơi tết thanh minh gặp Kim Trọng cho đến khi Kim Trọng dọn sang nhà trọ, có 241 câu thơ mà đã có 60 câu thơ tả thiên nhiên. Thiên nhiên tập trung dồn dập để nói hộ lòng ngời. Đó là tâm trạng vui vẻ, nuối tiếc của Kiều khi phải xa Kim Trọng:

Đủ điều trung khúc ân cần

Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng Ngày vui ngắn chẳng đầy gang Trong ra ác đã ngậm gơng non đoài Hay tâm trạng rạo rực đến với tình yêu của Kiều:

Cửa ngoài vội rủ rèm the

Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình Nhặt tha, gơng giọi đầu cành Ngọn đèn trong lọt trớng huỳnh hắt hiu

Khi Kiều cô độc thì lúc đó thiên nhiên cũng xuất hiện để nói hộ lòng ngời. Kiều là một cô gái đa cảm và có nhiều đau khổ, bất cứ lúc nào dù là đông ngời đến đâu cũng tìm đợc những phút giây sống với bản thân mình, lúc đó nhân vật sẽ đối diện với thiên nhiên và thiên nhiên sẽ dồn tất cả để thể hiện tâm trạng của Kiều. Phải chăng khi đối diện với cảnh vật Kiều sống sâu sắc bằng tâm trạng cá nhân, Kiều mới thể hiện một cách đầy đủ và chính xác nhất tâm sự sâu kín của mình.

Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn để nói lên tiếng nói li biệt, nhớ mong lo lắng đợi chờ. Có những hình ảnh của thiên nhiên rất thích hợp cho sự chia li nh đờng, ngựa, rừng thu, liễu... Những hình ảnh thiên nhiên đó đã thực hiện rất tốt chức năng tả cảnh ngụ tình của một bút pháp đợc coi trọng trong văn chơng cổ điển là: cảnh-tình đồng nhất. Khi Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều ta thấy thiên nhiên đã giúp cho cuộc chia li này trở thành một “thiên phú biệt li”

của con ngời. Sự quyến luyến, sự hụt hẫng, tâm trạng cô đơn, buồn tê tái của Kiều, những dự cảm về một cuộc chia li không biết đến ngày gặp lại của Kiều đều đợc thiên nhiên thể hiện rõ nét bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình.

Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn đợc sử dụng để gợi nhớ quá khứ. Trong Truyện Kiều mỗi khi nhân vật đứng trớc một sự thay đổi thì cái hiện tại thờng gợi nhớ quá khứ, so sánh hiện tại với quá khứ để nghĩ đến cảnh ngộ hiện tại của mình. Lúc này thiên nhiên trở thành một điểm để đánh dấu sự kiện.

Không phải lúc nào thiên nhiên cũng xuất hiện và không phải lúc nào nhân vật cũng gắn bó với thiên nhiên, nhờ thiên nhiên trợ giúp để thể hiện nội tâm của mình. Chỉ có nhân vật có tâm trạng khó hiểu, có những nỗi cô đơn, niềm đau đớn nh Kiều thì mới cần tới sự chia sẽ của thiên nhiên. Thiên nhiên chỉ xuất hiện khi không thể tự mình cất tiếng nói lên tâm trạng của mình, do đó thiên nhiên phải nói thay tiếng nói của nhân vật. Nguyễn Du sử dụng thiên nhiên để bổ sung và nói hộ lòng ngời, để thể hiện những sắc thái tình cảm, sự biến đổi và phát triển tâm lí một cách linh hoạt của nhân vật.

Nh vậy, ta thấy thiên nhiên là tự sự vì nó tạo cảnh cho câu chuyện. Yếu tố tự sự xâm nhập vào thiên nhiên là bí quyết làm nên ngôn ngữ của sự sống. Thiên nhiên trong Truyện Kiều đợc nhuốm một cảm xúc đặc biệt của nhân vật, một cảm xúc đợc nhà thơ nhận thức lại, đánh giá lại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện truyện kiều của nguyễn du (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w