III. Một số thủ pháp nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
1- Phối hợp mối quan hệ giữa sự việc và tình cảm nhân vật (sự và tình):
Nhân vật Thuý Kiều: Thuý Kiều là một ngời giàu tình cảm, cốt cách đa tình. Cốt cách đa tình, cái tâm của Thuý Kiều thể hiện trong mối quan hệ, trong ứng xử của nàng đối với những ngời tình, trong quan hệ gia đình, quan hệ với những ngời mà mình chịu ơn và cả quan hệ với kẻ thù.
Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân lẫn Kiều của Nguyễn Du đều trải qua ba mối tình với Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải nhng cách ứng xử của hai nàng Kiều khác nhau.
Mối tình Kim - Kiều là một mối tình lãng mạn, đẹp đến mê hồn. Chính cái tình đó đã giúp Kiều đến với Kim Trọng để rồi thề nguyền đính ớc. Bằng những lời lẽ duyên dáng nhng kín đáo, nàng tha lại với Kim Trọng, mặc dù không hứa hẹn nhng lại chứa chan hi vọng:
Dù khi lá thắm chỉ hồng Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha
Trẻ thơ đã biết đâu mà dám tha.
Ta thấy rằng Kiều của Nguyễn Du không những là con ngời của lễ nghĩa mà còn là con ngời của tình cảm, là cái tâm của một con ngời.
Trong cuộc tình sau này với Thúc Sinh, với Từ Hải thì bao giờ Kiều cũng thể hiện cái cốt cách đa tình của mình. Và trong quan hệ với gia đình, Kiều cũng có những ứng xử thể hiện cái tâm cái tình của mình. Hai nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều đều có hành động bán mình chuộc cha, nhng thái độ của hai nàng trong việc này có nhiều chỗ khác nhau. Nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện nhìn sự việc bán mình để cứu cha và em nh là một nghĩa vụ phải làm. Nàng đã hành động vì lí trí và nghĩa vụ và cũng vì một quan niệm nàng nắm rất rõ: càng tiết liệt, càng đau khổ thì cái danh để lại càng lâu.
Trong lúc đó nàng Kiều của Nguyễn Du lại tự ý thức đợc những đau khổ và giá trị của bản thân mình. Nàng bán mình không có sự tính toán, không phải bằng lí trí mà bằng tình cảm. Nàng là một con ngời tinh tế trong nhận thức các sự việc, ân tình, nhân nghĩa trong ứng xử. Khi cần nàng hi sinh hạnh phúc của bản thân mặc dù rất quý hạnh phúc ấy. Nàng Kiều – một tấm lòng vị tha cao cả, một tấm lòng nhân ái bao dung, một sự ứng xử mang cốt cách đa tình. Nàng đa ra lí do bán mình không phải là để treo gơng mà bằng lí do rất giản dị nhng rất đỗi thiêng liêng: “Làm con trớc phải đền ơn sinh thành”.
Chữ tình của Thuý Kiều trong Truyện Kiều - Nguyễn Du còn đợc thể hiện trong mối quan hệ với bóng ma Đạm Tiên, một nhân vật không xuất đầu lộ diện nhng có mặt trong tác phẩm bên cạnh Kiều từ đầu đến cuối. Cũng vì cái cốt cách đa tình của mình mà Kiều đã phát hiện ra nấm mồ Đạm Tiên, đã thơng xót cho một con ngời hồng nhan mà bạc mệnh và nàng liên hệ đến mình, đến kiếp đàn bà:
Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Hay nh màn báo ân báo oán, Thuý Kiều của Nguyễn Du đã làm khác so với Kiều trong Kim Vân Kiều truyện. Nguyễn Du để cho Kiều hạch tội Hoạn Th và sau khi nghe ả trả lời khôn khéo phải chăng thì nàng :
Tha ra thì cũng may đời Làm ra thì cũng là ngời nhỏ nhen
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh xuống trớng tiền tha ngay
Không phải nàng Kiều của Nguyễn Du không biết uất hận, căm thù kẻ đã chà đạp, gây đau khổ cho mình. Nhng lòng khoan dung, chữ tình biết xét thấu những điều khuất khúc với kẻ tội đồ đã thắng. Điều này chứng tỏ chữ tình trong nàng Kiều của Nguyễn Du rất lớn. Nàng đã nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc, toàn diện, chu đáo, thấm đợm tình ngời. Nàng sống bằng tình cảm, bằng cái cốt cách đa tình của mình chứ không phải chỉ bằng lí trí, chính vậy cũng làm cho nàng thêm khổ. Chữ tâm, chữ tình của Kiều cũng là tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Nàng Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân sau buổi gặp gỡ với Kim Trọng về đã tham gia vào việc gán ghép với Thuý Vân. Cả hai ngời cứ ngời này gán Kim Trọng cho ngời kia. Nàng Kiều của Nguyễn Du không làm nh vậy. Nàng không thể hiện lòng mình một cách sổ sàng nh vậy mà chỉ giữ tình cảm trong lòng: “Tình trong nh đã mặt ngoài còn e”. Tính cách của Kiều từ trớc đến sau nàng vẫn đa cảm nồng nàn nhng vẫn đoan chính, nghiêm cẩn, hai đặc tính ấy dung hoà, nhất trí một cách sống động trong nàng để tạo nên một nhân cách đáng yêu. Nàng đi theo tiếng gọi của tình yêu: “Xăm xăm băng lối vờn khuya một mình” nhng vẫn khẳng định đợc sự đoan chính của mình:
Gieo thoi, trớc chẳng giữ giàng Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai
Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn
nghệ thuật tự sự là đã phối hợp rất tài tình mối quan hệ giữa sự việc và tình cảm nhân vật. Đây cũng là sự khác biệt của ông so với Thanh Tâm Tài Nhân, chính điều này góp phần làm nên sự độc đáo trong phong cách của ông.