Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều so sánh với một số truyện Nôm khác:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện truyện kiều của nguyễn du (Trang 26 - 33)

Nôm khác:

Truyện Nôm nằm trong hệ thống tác phẩm phản ánh cuộc sống bằng ph- ơng thức tự sự-có nghĩa là phản ánh cuộc sống xã hội thông sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh một nhân vật và trên cơ sở ấy, sự

Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

phát triển có tính chất hoàn chỉnh của một tính cách nhân vật (trong mối quan hệ với nhiều nhân vật, nhiều tính cách nhân vật). Và để thấy đợc sự sáng tạo mới mẽ của Nguyễn Du, ta thử so sánh với truyện Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đều là truyện Nôm bên cạnh tiếp thu truyền thống có cái giống nhau nhng cũng có cái khác nhau. Sự khác nhau đó khẳng định sự sáng tạo mới mẽ của Nguyễn Du.

Điểm giống nhau là diễn biến câu chuyện trong hai tác phẩm theo một h- ớng nhất định. Đó là:

1) Giới thiệu nhân vật 2) Gặp gỡ và đính ớc 3) Chia ly chờ đợi 4) Tái ngộ đoàn viên

Truyện Kiều là một cuốn tiểu thuyết tâm lý, thờng bớc đi của cốt truyện tác giả khai thác mạnh về tâm lý. Còn truyện “Lục Vân Tiên” nặng về đạo đức phong kiến. Trong truyện hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thuộc một loại khác so với Kim Trọng và Thuý Kiều. Lục Vân Tiên là trai tài giỏi cảvăn chơngvà võ nghệ. Kiều Nguyệt Nga là ngời đẹp làm thơ hay và vẽ giỏi nhng cả hai đều không đợc nhấn mạnh về tài nghệ thuật. Họ không khao khát yêu đơng và không đi tìm kiếm tình yêu. Đến trạc tuổi của Kim Trọng nh- ng Vân Tiên không hề bận tâm về “Một lời hẹn phong lu”, không có một bóng hình nào để “ thầm yêu trộm dấu”. Nguyệt Nga theo lời cha qua Hà Khê để đợc “ định bề nghi gia” và Vân Tiên sau khi đã gặp Nguyệt Nga vẫn vui vẻ nhận dây tơ hồng do song thân chọn trớc, ghé thăm nhà Võ Công. Một chàng trai nh Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga có cảm động, tình yêu đã đến nhng rụt rè, bình tĩnh chứ không ào ạt: xúc động vì nghĩa cử hơn là tài mạo. Tuy mới thoáng gặp một lần, nàng đã có thể ghi lại hình ảnh Vân Tiên thành một bức tranh giống nh in, nhng Nguyệt Nga không gắn tâm hồn mình với hoạ nh Thuý Kiều với đàn. Nàng không đa tình và mê

nghệ thuật, Vân Tiên cũng thế. Cuộc kỳ ngộ với Nguyệt Nga khô khan, gò bó và không để lại ấn tợng sâu sắc. Vân Tiên có thởng thức tài làm thơ của Nguyệt Nga và trong bài chàng hoạ lại cũng để lại một chút vấn vơng nào đó. Nhng mãi cho đến khi tai qua nạn khỏi, về nhà biết chuyện Kiều Nguyệt Nga săn sóc bố mẹ mình, chàng mới vì ơn nghĩa mà sang với Kiều Công. Nguyệt Nga yêu Vân Tiên, nhng ở nàng tình rất chóng biến thành nghĩa. Nguyệt Nga c xử theo đạo vợ chồng chứ không có nhiều cảm xúc yêu đơng, điều mà Thuý Kiều đã sống một cách phong phú và sâu sắc. Nguyệt Nga cũng chờ đợi nhng không bồn chồn nhớ nhung. Nàng cha biết sống cảnh tơng t.

Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm Lục Vân Tiên chỉ kể chuyện mà ít tả cảnh, chỉ cho nhân vật nói năng hành động mà ít chú ý mô tả tâm lý. Đây là điểm khác rất rõ nét đối với Truyện Kiều của Nguyễn Du. ở đây , do Nguyễn Đình Chiểu quan niệm về cái đẹp, Lục Vân Tiên theo cách nhìn của Nguyễn Đình Chiểu không phải hấp dẫn vì tài mạo, vì những phẩm chất riêng mà là một tấm gơng đạo đức trọn vẹn. Chỗ gia công tô điểm của tác giả không phải là vẻ đẹp, mà là tài văn võ, mặc dầu những mặt đó Vân Tiên cũng hoàn hảo. Nguyễn Đình Chiểu đa ra nhiều chi tiết nhân vật Vân Tiên nói năng hành động về hiếu hạnh, tình nghĩa và trung trinh. Chàng nghe tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang, khóc đến mù mắt, lúc gặp tai ơng nhớ cha mẹ, buồn vi không trọn đạo làm con; về đến nhà là thăm mộ mẹ, tế mẹ. Chàng không nnhững là ngời nghĩa khí liều mình cứu ngời và không cần trả ơn, mà còn đền đáp công ơn mọi ngời chu đáo: tế tiểu đồng, giả ơn ng ông. Đáng chú ý là đối với Kiều Nguyệt Nga và Kiều Công. Sáu năm xa nhà vừa về, biết Nguyệt Nga chăm sóc cho cha, chàng băng mình ngàn dặm đến Tây Xuyên mong đền đáp ơn nàng, bằng lòng ở lại với Kiều Công để làm khuây nỗi buồn của cha nàng. Đến khi gặp lại, nhận ra nhau, cử chỉ đầu tiên là sụp lạy để đền ơn chứ không phải giãi bày tình cảm. ở đây Lục Vân Tiên do quá giữ lễ và theo đúng với

Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

t cách trang nam nhi anh hùng. Theo cách nhìn của Nguyễn Đình Chiểu, xử sự nh vậy mới là đẹp đẽ, đẹp đẽ nhiều lần so với Kim Trọng.

Kiều Nguyệt Nga theo cách nhìn của Nguyễn Đình Chiểu cũng là môt tấm gơng đạo đức. Chổ cần tô điểm không phải là sắc đẹp, là tài làm thơ, tài vẽ, mặc dầu những mặt đó Nguyệt Nga đều có thừa. Khi đợc Vân Tiên cứu, Nguyệt Nga cảm động, đã “yêu” Vân Tiên, nói theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay; việc tặng trâm và tặng thơ không chỉ là trả ơn mà đã e ấp nói nàng đã vơng vấn tình cảm. Mối tình đó không ai có thể nói chỉ là vì nghĩa nhng vì là để đáp lại nghĩa cử cho nên việc tự hứa hôn Kiều Nguyệt Nga mới có lý do để Kiều Công chấp nhận. Khi nhớ đến Vân Tiên nàng có nhắc đến tình nhng nhiều hơn là đến nghĩa vợ chồng. Cách c xử của Kiều Nguyệt Nga khi đợc lệnh cống Phiên nh sang từ biệt Lục ông, làm chay bảy bửa cho Lục Vân Tiên để tiền bạc cho Lục ông d- ỡng già, cách đối đáp với Bùi Kiệm đều theo nghĩa ngời vợ thủ tiết chứ không phải theo tình cảm yêu đơng. Không phải ở đây tình không sâu sắc nhng theo cách nghĩ của tác giả tình đợc chuyển thành nghĩa. Cái đẹp là ở nghĩa và ở lễ nữa chứ không phải ở tình.

Hớn Minh là trang hảo hán ngang tàng, vì bất bình có thể bẻ giò cậu ấm con quan huyện, có thể t nộp mình cho huyện nha, có thể vợt ngục nhng trong cảnh trốn tránh chàng cũng mong có dịp lập công danh. Nguyễn Đình Chiểu ca tụng nghĩa khí nhng không để cho nhân vật của mình mong ớc:

Phong trần mài một lỡi gơm Những loài giá áo túi cơm sá gì

(Truyện Kiều – Nguyễn Du). Càng không thể suy nghĩ vua tôi theo phong cách:

Bó thân về với triều đình Hàng thần lơ láo, phân mình ra đâu

áo xiêm ràng buộc lấy nhau Vào luồn ra cúi công hầu mà chi

Sao bằng riêng một biên thuỳ Sức này đã dễ làm gì đợc nhau

(Truyện Kiều – Nguyễn Du). Văn chơng với chức năng giáo huấn tất phải theo đuổi cái đẹp đạo nghĩa. Khi nói về con ngời tài tình, cá tính không quan trọng bằng tâm địa, đạo đức. Khi nói về cảnh, cái mỹ lệ thiên nhiên không quan trọng bằng cái đẹp mang ý nghĩa đạo lý. Ta có thể nhân rõ điều này trong những đoạn tả cảnh của Nguyễn Đình Chiểu. Đạo lý làm cho văn chơng có nội dung trở thành “thực” chứ không h ảo, phù hoa. Ta còn thấy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đem cái chân và cái mỹ nhập vào đồng nhất với cái thiện.

Sự khác nhau giữa truyện Lục Vân Tiên và Truyện Kiều đó là sự khác nhau về quan niệm văn học và quan niệm về cái đẹp.

Các bớc phát triển của câu truyện làm nổi bật những ứng xử đạo đức hơn ứng xử tâm lý, yêu ghét theo đạo đức, dựa trên chuẩn mực đạo đức. Cho nên kết thúc câu chuyện trong Truyện Kiều là kết thúc bi kịch của con ngời. Còn trong truyện Lục Vân Tiên kết thúc là sự thắng lợi của đạo đức giữa ngời thiện với kẻ ác, chính nghĩa với gian tà. Trong Truyện Kiều là nỗi đau của con ngời - đau về thân thế, vật chất, tình cảm. Truyện Kiều có cách tự sự, lối kết thúc độc đáo, nó không theo truyền thống nh đa số Truyện Nôm khác. Trong đa số Truyện Nôm mở đầu là ngời gặp nhau, yêu nhau ròi xa nhau, lấy nhau, ngời con trai đợc lấy nhiều vợ. Nhng ở đây Kim Trọng và Thuý Kiều yêu nhau nhớ nhau, da diết và gặp lại nhau trong tình cảm thân thiết. Nhng vì câu chuyện tình yêu giữa Kim Trọng và Thuý Kiều là câu chuyện của tình yêu con ngời. Kết thúc Truyện Kiều rất mới mẽ, rất quen thuộc và cũng khá bất ngờ. Kết thúc của Truyện Kiều rất khác so với kết thúc của các Truyện Nôm

Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

khác. Nguyễn Du đã đi vào con đờng mới mẽ của nghệ thuật trên cơ sở một cảm xúc đúng đắn về cuộc sống. Màn “Tái hồi Kim Trọng” đã mang một màu sắc có thể nói gần nh có một không hai trong hệ thống Truyện Nôm. Tinh yêu , hạnh phúc của Kim - Kiều bị tan vỡ trong mời lăm năm tai biến và ngay cả trong buổi đoàn tụ, rút cục họ không thể “tái hợp” nh tất cả các cặp thanh niên nam nữ ở các Truyện Nôm khác. Tình yêu Kim Trọng và Thuý Kiều là một tình yêu không đạt đến hôn nhân. Cuộc đời Kiều cho đến màn “Tái hồi Kim Trọng” vẫn là một “nỗi đoạn trờng” không thể giải quyết. Mọi ngã đờng đi đến hạnh phúc đã bị ngăn chặn. Màn đoàn viên “có hậu” về cơ bản cũng chỉ là “ một cung gió thảm ma sầu”. Hiện tại sum họp chẳng đủ sức xua tan bóng đen của quá khứ đang hiện diện phủ phàng. Con ngời ở đây không thể vơn tới hạnh phúc thực tế. Bên cạnh đau đớn và bi quan nhng Nguyễn Du vẫn có niềm tin và lý t- ởng. Ngoài phần hạnh phúc đoàn tụ với gia đình của Kiều, Nguyễn Du đã đem đến cho ngời đọc niềm rung cảm, niềm hy vọng đối với cuộc sống: đấy là niềm tin vào phẩm chất đẹp đẽ trong sáng của con ngời.

ở Truyện Kiều, màn “kết thúc có hậu” có phần đã vợt khỏi khuôn khổ cổ truyền. Truyện Kiều không có cái kết thúc bình dị nhng đầy ý nghĩa lạc quan chiến đấu của một số Truyện Nôm khác. Nhng Nguyễn Du cũng không hoàn toàn chấp nhận thứ hạnh phúc bao gồm những phúc lộc, quan giai, quế hoè... Bên cạnh yếu tố lý tởng ca ngợi phẩm chất Kim Trọng, Thuý Kiều, kết thúc của kiệt tác Truyện Kiều nghe ra cũng vẫn “Ngậm đắng nuốt cay thế nào”. Màn “tái hồi Kim Trọng” là một kết thúc vừa sáng tơi, vừa bi kịch. Thiên tài Nguyễn Du chính cũng bộc lộ ở sức khám phá sâu sắc đó.

Nh vậy, hình thức kết cấu “Hội ngộ - Tai biến - Đoàn tụ” và thực chất của “kết thúc có hậu”đã bị phá vỡ bởi nội dung cuộc sống và cảm quan hiện thực của nhà thơ thiên tài.

Nguyễn Du rất độc đáo so với truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đều tiếp thu truyền thống nghệ thuật tự sự của các Truyện Nôm nhng hai thiên tài đều có cách thể hiện khác nhau. Sự khác nhau đó là do quan niệm khác nhau về văn chơng cuả tác giả. Nguyễn Du khai thác mạnh về tâm lý còn Nguyễn Đình Chiểu nặng về đạo đức phong kiến. Vì thế nghệ thuật tự sự ở mỗi nhà văn đều khác. Câu chuyện tình yêu giữa Kim Trọng và Thuý Kiều là câu chuyện của tình yêu con ngời. Còn trong truyện Lục Vân Tiên là câu chuyện của hôn nhân đạo đức. Sự phá vỡ kết cấu Truyện Nôm ở phần kết là một trong những sự sáng tạo đặc biệt mới mẻ của Nguyễn Du. Chính điều đó góp phần làm nên phong cách nghệ thuật Nguyễn Du trong sự nghiệp văn chơng. Và đó cũng là một sự đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam.

Luận văn tốt nghiệp Hoàng Cẩm Tú-K40B1Văn

Ch

ơng II: những đặc điểm chính về nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện truyện kiều của nguyễn du (Trang 26 - 33)