chủ điểm gia đình

64 207 0
chủ điểm gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐIỆN DƯƠNG ****************** CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH SỐ TUẦN: 5 Tuần Thời gian: Từ ngày 25/10/2010 đến ngày 26/11/2010 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Lớp : Mẫu giáo lớn Tuần 1: Chủ đề: GIA ĐÌNH TÔI Từ ngày 25/10/2010 đến ngày 26/11/2010 Tuần 2: Chủ đề: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở Từ ngày 01/11/2010 đến ngày 05/11/2010 Tuần 3: Chủ đề: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH Từ ngày 08/11/2010 đến ngày 12/11/2010 Tuần 4: Chủ đề: NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO Từ ngày 15/11/2010 đến ngày 19/11/2010 Tuần 5: Chủ đề: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH Từ ngày 22/11/2010 đến ngày 26/11/2010 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình. ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. + Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tại chỗ. HOẠT ĐỘNG HỌC: THỂ DỤC + KPKH  HOẠT ĐỘNG HỌC 1: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: BÒ BẰNG BÀN TAY, CẲNG CHÂN QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết cách bò phối hợp chân tay nhịp nhàng, khi bò không chạm chướng ngại vật. - Rèn luyện cháu yêu thích thể thao. II. CHUẨN BỊ: - Sân sạch, thoáng mát, chướng ngại vật. - Đồ dùng, hộp, khối, vạch chuẩn phục vụ hoạt động học. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: Khởi động - Cô cho cháu đi vòng tròn theo các kiểu chân: Đi bt, đi gót chân, đi bt, đi mũi chân, đi bt, chạy chậm, chạy nhanh, đi bt, dàn đội hình. 2. Hoạt động trọng tâm: Trọng động a. Tập BTPTC: - Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. - Tay chân: Tay đưa ra trước, lên cao. - Chân: ĐT4. Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. - Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. - Bật: Bật tại chỗ. b. Trọng động: “Bò bằng bàn tay, cẳng chân qua chướng ngại vật” - Các con ơi! Các con có thích trở thành vận động viên thể thao không? - Cô mời một bạn lên làm thử bò bằng bàn tay, cẳng chân qua chướng ngại vật. - Hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập thể dục “Bò bằng cẳng tay, bàn chân qua chướng ngại vật”. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: + TCCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi. Khi có tín hiệu của cô, trẻ dùng 2 bàn tay và 2 cẳng tay để bò, không chạm vào hộp khi bò, mắt nhìn thảng về phía trước. - Cô cho cả lớp thực hiện. Trong quá trình cháu lên thực hiện, nếu cháu làm không được thì cô chú ý sửa sai. - Cô mời các tổ nhóm thi đua với nhau. - Cô mời một số cá nhân lên thực hiện chưa được. * Trò chơi: “Kéo co” - Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm có vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh thì cháu cầm dây kéo, đội nào dẫm chân vào vạch trước thì đội đó thua. - Hai đội tham gia chơi, cô quan sát cháu chơi. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: Yêu thương những người thân trong gia đình. - Cháu đi lại và hít thở nhẹ nhàng. Cô giáo dục cháu phải biết yêu quý thể thao.  HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KPKH ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ GIA ĐÌNH TÔI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết yêu quý, kính trọng, lễ phép với người thân. - Trẻ biết gia đình đông con, ít con. - Giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh chân dung người thân trong gia đình. - Tranh cảnh sinh hoạt người thân trong gia đình đông con, ít con. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: - Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. 2. Hoạt động trọng tâm: - Vừa rồi các con hát bài hát gì? Bài hát nói lên điều gì? - Cháu kể về gia đình của mình có những ai, làm gì. - Cô cho cháu trò chuyện về gia đình mình: - Trong mỗi chúng ta sinh ra ai cũng có một gia đình. Những người thân trong gia đình luôn thương yêu chăm sóc lẫn nhau, dù khó khăn vất vả bao nhiêu cũng vui vẻ giúp đỡ nhau. - Hôm nay cô cháu ta sẽ tìm hiểu vê gia đình. - Xem tranh: Vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình, thuộc gia đình ít con. - Trẻ gọi tên và đếm số người trong gia đình. Đó là những ai? Thuộc gia đình gì? Thế ba mẹ sinh ra được bao nhiêu người con? (1 – 2 con). - Xem tranh: Vẽ về cảnh gia đình đông con. - Trẻ quan sát, tìm hiểu về gia đình đông con. (3 con trở lên). - Cho cháu hát bài: Bố là tất cả. - So sánh gia đình đông con, ít con. * Trò chơi 1: “Tìm về đúng nhà” * Trò chơi 2: “Tô màu hình ảnh người thân trong gia đình” - Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia vào trò chơi. - Cô nhận xét, tuyên dương sau mỗi lần chơi. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: - Trẻ biết yêu thương, kính trọng, chăm sóc người thân. - Trẻ biết tiết kiệm năng lượng điện khi sinh hoạt. - Cho cháu hát bài: Tổ ấm gia đình. IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 80%. Các cháu chú ý vào bài giảng của cô. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình. ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. + Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tại chỗ.  HOẠT ĐỘNG HỌC : LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 5. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM ĐỒ VẬT CÓ SỐ LƯỢNG 5. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng 5, nhận biết được chữ số 5. -Trẻ tạo được nhóm có số lượng 5. - Trẻ biết được số lượng thành viên, người thân trong gia đình, biết yêu quý, kính trọng, lễ phép, chăm sóc người thân. II. CHUẨN BỊ: - Môt số hình ảnh của người thân và các nhóm đồ dùng có số lượng 5. - Đồ dùng phục vụ tiết học. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ chơi trò chơi “Gánh gánh gồng gồng” - Cả lớp tham gia vào trò chơi cùng cô 2. Hoạt động trọng tâm: - Ôn số lượng 4: Các con vừa chơi trò chơi gì? Thế các con nấu cơm nếp các con chia ra cho những ai? Các con chia ra bao nhiêu phần? - Thế hôm nay các con nhìn xem các thành viên trong gia đình cô nhé. Đây là những ai? Cho trẻ đếm số lượng người. (4 người) - Còn đây là gì? Đếm xem có bao nhiêu phần cơm nếp? (5 phần) - Có 4 thành viên, 5 phần cơm. Vậy 2 nhóm này như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu? Nhóm nào ít hơn? Ít hơn bao nhiêu? Để số thành viên bằng với số phần cơm cô phải làm gì? - Khi dùng cơm cần chuẩn bị đồ dùng gì nữa? - Tương tự cho trẻ đếm 5 cái chén, 5 cái thìa, 5 đôi đũa. - Để tương ứng cho 1 nhóm có số lượng 5 thì cô gắn chữ số mấy? Cô giới thiệu chữ số 5. - Cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân phát âm chữ số 5. - Cô phân tích chữ số 5. Sau đó mời vài trẻ phân tích chữ số 5. - Cô giới thiệu chữ số tự nhiên từ 1 – 5. + Luyện tập: - Cô cho trẻ luyện tập đồ dùng trong rổ. - Cho trẻ đếm 5 cái chén, 5 cái ca, chọn chữ số tương ứng đặt vào. * Trò chơi 1: “Nối cho đúng” - Trẻ nối số lượng đồ dùng tương ứng với chữ số. * Trò chơi 2: “Tìm đúng nhà” - Trẻ chọn thẻ tham gia vào trò chơi. Khi có hiệu lệnh của cô thì chạy về đúng nhà có số lượng thành viên tương ứng với số thẻ. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: - Biết chăm sóc, yêu thương người thân trong gia đình. - Biết tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên. - Cho trẻ chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”. IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 75%. - Đa số trẻ tham gia vào giờ học sôi nổi. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình. ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. + Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tại chỗ. HOẠT ĐỘNG HỌC: TẠO HÌNH + PTNN  HOẠT ĐỘNG HỌC 1: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: VẼ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết dùng các nét cơ bản để vẽ những người thân trong gia đình mình, mặt, mũi, tay, chân. - Rèn khả năng cầm bút và tạo màu hợp lý. - Trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ mẫu của cô, tranh nghệ thuật. - Giấy, bút chì, bút màu, bàn ghế kê sẵn. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: - Trẻ hát cùng cô bài: “Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát bài gì? - Thế gia đình có những ai? Cháu kể. - Vậy gia đình 2 con là gia đình đông con hay ít con? Như thế nào là gia đình đông con? - Các con ạ! Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, trong đó có ông bà cha mẹ và anh chị em của mình. Hôm nay cô cũng có một bức tranh vẽ về gia đình đấy. Vậy chúng ta cùng xem nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: - Cho trẻ xem tranh. Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bức tranh. - Vậy các con có thích vẽ những người thân trong gia đình của mình không? Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình vẽ những người thân trong gia đình. - Thế các con thích vẽ ai trong gia đình của mình? - Trước khi vẽ thì các con lắng nghe cô gợi ý cách vẽ. Muốn vẽ đầu người thì các con vẽ đường cong tròn khép kín, cổ thì sổ 2 nét thẳng và 2 nét nằm ngang để tạo thành bả vai, sau đó tạo mắt, mũi, tay, chân * Trẻ thực hiện: - Cô gợi ý trẻ nhắc lại cách vẽ. - Cả lớp thực hiện vẽ. Trong quá trình trẻ vẽ, cô thoi dõi, động viên. * Trưng bày sản phẩm: - Trẻ vẽ xong mang vở về góc trưng bày sản phẩm. * Nhận xét sản phẩm: - Trẻ nhận xét sản phẩm của mình, của bạn. - Cô nhận xét lại, chọn sản phẩm đẹp. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: - Yêu thương, chăm sóc người thânvà tiết kiệm năng lượng điện. - Cho cháu hát bài: Em yêu ai.  HOẠT ĐỘNG HỌC 2: PTNN ĐỀ TÀI: THƠ: VÌ CON I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ. - Trẻ đọc bài thơ một cách diễn cảm, nhịp nhàng. - Trẻ biết được tình cảm của ba mẹ dành cho trẻ. II. CHUẨN BỊ: - Tranh bài thơ “Vì con”, tranh chữ to, tranh đàm thoại. - Đồ dùng phục vụ trò chơi. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ hát bài: Bàn tay mẹ. - Các con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát tác giả đã nói lên mẹ làm gì cho các con? - Mẹ luôn làm tất cả những công việc chăm sóc các con từ khi mới lọt lòng nên tác giả Vân Long đã viết 1 bài thơ rất hay. Hôm nay cô dạy các con đọc thuộc nhé. 2. Hoạt động trọng tâm:  Dạy đọc thơ: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: Vì con. - Cô đọc lần 1: Diễn cảm, tóm tắt nội dung. - Cô đọc lần 2: Cho trẻ xem tranh. (Rối) - Cô đọc lần 3: Tranh chữ to, giải thích từ khó.  Đàm thoại: - Cô cho trẻ trả lời câu hỏi theo nội dung bài thơ và lên gắn tranh.  Dạy trẻ đọc thơ: - Cô dạy cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân đọc bài thơ diễn cảm. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: Trẻ yêu thương, chăm sóc người thân. - Trẻ hát bài: Mẹ yêu không nào? IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 80%. - Đa số trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình. ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. + Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tại chỗ.  HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI E, Ê I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê. - Trẻ nhận ra chữ e, ê trong một từ trọn vẹn. - Trẻ nhận biết chữ e, ê thông qua trò chơi. II. CHUẨN BỊ: - Tranh chữ cái, thẻ chữ cái e, ê của cô và cháu. - Đồ dùng phục vụ trò chơi. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ hát bài “Bàn tay mẹ” - Cả lớp tham gia hát cùng cô 2. Hoạt động trọng tâm : - Các con có biết bài hát nói về cái gì không? - Các con xem lên màn hình cô chuẩn bị hình ảnh gì đây? - Trẻ gọi tên và đọc cụm từ “mẹ yêu”. - Gồm có bao nhiêu tiếng? Tương ứng với chữ số mấy? Bao nhiêu chữ cái? - Trẻ lên rút chữ đã học. + Cô giới thiệu chữ e, ê: - Cả lớp đồng thanh, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô hỏi trẻ chữ e gồm có mấy nét? - Cô phân tích lại: chữ e gồm có 2 nét đó là nét tròn cong trái và nét gạch ngang. - Cô giới thiệu các mẫu chữ in hoa, viết thường, in thường. + Tương tự cho trẻ làm quen chữ ê. + So sánh: chữ cái e, ê - Giống nhau: đều có 2 nét: 1 nét cong trái và 1 nét gạch ngang cấu tạo lại thành chữ e, ê. - Khác nhau: e không có dấu, ê có dấu mũ úp xuống. + Luyện tập: - Trò chơi: “Đoán chữ” - Cô cho trẻ tìm chữ e, ê trong rổ. - Cô giúp trẻ tìm đúng và nhận xét. * Trò chơi 1: “Tìm đúng số nhà” Cô phổ biến luật chơi, trẻ tham gia vào trò chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ và nhận xét trò chơi. * Trò chơi 2: “Xếp hột hạt tạo chữ e, ê” - Mỗi đội 1 bức tranh và rổ hạt. Trẻ cùng thi nhau xếp hột hạt tạo thành chữ e, ê. - Cô nhận xét trò chơi. 3. Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: Yêu thương, kính trọng, chăm sóc người thân và tiết kiệm năng lượng điện trong sinh hoạt. Cho trẻ hát bài “Ba ngọn nến lung linh” IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 80%. - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình. ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o. + Tay vai: Tay đưa ra trước, lên cao. + Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tại chỗ.  HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: DẠY HÁT BÀI: BÀ CÒNG ĐI CHỢ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu thuộc và hiểu nội dung bài hát. - Thể hiện được tình cảm vui tươi khi hát. - Nghe bài hát”Cho con” II. CHUẨN BỊ: - Mũ, phách, bài hát, máy cát sét. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô cùng trẻ chơi trò chơi “Lộn cầu vồng”. - Vừa rồi các con vừa chơi trò chơi gì? - Những trò chơi, câu chuyện, bài hát mà cô đã dạy các con ở lớp các con về nhà có kể lại cho gia đình của mình nghe không? Đó là ai? 2. Hoạt động trọng tâm: - Hôm nay cô có một bài hát hay nói về bà kính yêu của mình mà cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình đó là bài “Bà còng đi chợ”. Nhạc và lời: Phạm Tuyên. - Cô hát lần 1: Diễn cảm. - Cô hát lần 2: TTND: Dù trời mưa đường có trơn như thế nào thì bà vẫn lo bữa cơm của gia đình * Dạy hát: - Khi cô vẫy nhịp 1 tay - Cháu lắng nghe. - Khi cô vỗ nhịp 2 tay - Cháu hát cùng cô. - Cô dạy lớp hát, tổ, nhóm, cá nhân hát. - Vận động: Cháu vỗ tay theo nhịp bài hát. * Nghe hát: - Cô hát lần 1: bài “Cho con”. - Cô hát lần 2: Cháu múa minh họa. * Trò chơi : “Ô số âm nhạc” - Cách chơi: Trò chơi này có 4 ô số âm nhạc. Trong đó có 3 ô xanh và 2 ô đỏ. Nếu đội nào chọn đúng ô màu xanh thì hát bài hát theo tranh vẽ, nếu chọn đúng ô màu đỏ thì quyền chơi thuộc về đội bạn. Bài hát gốc sẽ được lần lượt hiện ra theo gợi ý của bức tranh. [...]... và gia đình nhỏ - Giáo dục trẻ biết yêu người thân trong gia đình II CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về gia đình Câu hỏi đàm thoại III TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1 Hoạt động mở đầu: - Cả lớp cùng cô hát bài: “Cả nhà thương nhau” - Trong bài hát có những ai? Ba, mẹ, con Đó có phải là 1 gia đình không? 2 Hoạt động trọng tâm: - Cô có bức tranh rất đẹp vẽ về gia đình Cô cùng cháu xem tranh - Gia đình này thuộc gia đình. .. đình lớn hay gia đình nhỏ, gia đình đông con hay gia đình ít con? - Bạn nào có thể kể về gia đình của mình và các thành viên trong gia đình Cô cho cháu biết về nhà trệt và nhà tầng - Ai là người đã sinh ra các con? - Vậy ai là người sinh ra ba mẹ chúng ta? Ông bà nội sinh ra ba, cô và các chú Ông bà ngoại sinh ra mẹ, các cậu và các dì - Vậy các con có kính trọng các người lớn trong gia đình không? Để... hát cùng cô bài: “Cả nhà thương nhau” - Các con vừa hát bài gì? - Thế gia đình có những ai? Cháu kể - Vậy gia đình 2 con là gia đình đông con hay ít con? Như thế nào là gia đình đông con? - Các con ạ! Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình, trong đó có ông bà cha mẹ và anh chị em của mình Hôm nay cô cũng có một bức tranh vẽ về gia đình đấy Vậy chúng ta cùng xem nhé! 2 Hoạt động trọng tâm: - Cho trẻ xem... tham gia chơi, cô quan sát cháu chơi 3 Hoạt động kết thúc: * Giáo dục tư tưởng: - Gìn giữ, bảo vệ ngôi nhà và phòng tráng cháy nổ - Cháu đi lại và hít thở nhẹ nhàng Cô giáo dục cháu yêu thích thể thao  HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KPKH ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC THÀNH VIÊN CÙNG SỐNG CHUNG MỘT NGÔI NHÀ I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết các thành viên trong gia đình Gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình lớn và gia. .. những người thân trong gia đình - Giáo dục tiết kiệm năng lượng và PCCC IV ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 85% - Cháu hứng thú tham gia tiết học âm nhạc - Một số cháu chưa thuộc bài hát KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010 NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở ► Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ ► Thể dục... những người thân trong gia đình - Giáo dục tiết kiệm năng lượng và PCCC IV ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 85% - Cháu hứng thú tham gia tiết học âm nhạc - Một số cháu chưa thuộc bài hát KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010 NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH ► Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ ► Thể... Hai đội tham gia chơi, cô quan sát cháu chơi 3 Hoạt động kết thúc: - Cháu đi lại hít thở nhẹ nhàng Cô giáo dục cháu phải biết yêu quý thể thao  HOẠT ĐỘNG HỌC 2: KPKH ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN TÌM HIỂU VỀ TÌNH CẢM, NHU CẦU ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tình cảm của người thân trong gia đình dành cho trẻ - Biết được nhu cầu ăn uống của mọi người trong gia đình - Trẻ biết... hát và kết thúc tiết học IV ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 75% - Đa số trẻ tham gia vào giờ học Trẻ học sôi nổi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010 NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở ► Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o + Tay vai: Tay thay nhau quay... Cô giáo dục cháu biết yêu quý những người thân trong gia đình - Biết tiết kiệm điện trong sinh hoạt IV ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 85% - Cháu hứng thú tham gia tiết học âm nhạc - Một số cháu chưa thuộc bài hát PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐIỆN DƯƠNG ****************** CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰC VẬT SỐ TUẦN: 5 Tuần Thời gian: Từ ngày 10/01/2011đến ngày 21/02/2011 Giáo viên... “Dung dăng dung dẻ” IV ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: - Tiết học đạt 80% - Đa số trẻ tham gia vào giờ học sôi nổi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2010 GIA ĐÌNH TÔI ► Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định Trò chuyện với trẻ về những đồ dùng phục vụ trong gia đình ► Thể dục buổi sáng: + Hô hấp: Gà gáy ò, ó, o, o + Tay vai: Tay đưa ra trước, . thành viên trong gia đình. Gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình lớn và gia đình nhỏ. - Giáo dục trẻ biết yêu người thân trong gia đình. II. CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh về gia đình. Câu hỏi đàm. là 1 gia đình không? 2. Hoạt động trọng tâm: - Cô có bức tranh rất đẹp vẽ về gia đình. Cô cùng cháu xem tranh. - Gia đình này thuộc gia đình lớn hay gia đình nhỏ, gia đình đông con hay gia đình. cháu ta sẽ tìm hiểu vê gia đình. - Xem tranh: Vẽ về cảnh sinh hoạt gia đình, thuộc gia đình ít con. - Trẻ gọi tên và đếm số người trong gia đình. Đó là những ai? Thuộc gia đình gì? Thế ba mẹ sinh

Ngày đăng: 02/07/2014, 10:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan