ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY: Tiết học đạt 80%.

Một phần của tài liệu chủ điểm gia đình (Trang 40 - 45)

- Tiết học đạt 80%.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY

Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010

CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH

Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ.

Thể dục buổi sáng:

+ Hô hấp: Thổi bóng bay.

+ Tay vai: Tay đưa lên cao, ra trước.

+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tiến về phía trước.

HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC

ĐỀ TÀI: ÔN: TRÒ CHƠI CHỮ CÁI E, ÊI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê. - Trẻ nhận ra chữ cái e, ê trong cụm từ trọn vẹn. - Trẻ tham gia sôi nổi vào trò chơi.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số thẻ chữ cái và một số cụm từ có chứa chữ cái. - Một số đồ dùng phục vụ trò chơi.

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:1. Hoạt động mở đầu: 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho trẻ hát vận động bài hát: “Tổ ấm gia đình”. - Cả lớp hát và vận động cùng cô.

2. Hoạt động trọng tâm:

- Cho trẻ nhận biết lại chữ cái e, ê.

- Cho cả lớp đồng thanh lại chữ cái e, ê. Cho cả lớp phát âm, nhóm, tổ, cá nhân phát âm chữ cái e, ê.

- Cô phân tích lại chữ cái e, ê.

- Cô mời trẻ lên phân tích lại chữ cái e, ê. Sau đó cô phân tích lại cho trẻ nghe. - Cô cho trẻ hát và chuyển đội hình.

So sánh: Cô so sánh lại điểm giống và khác nhau chữ cái e, ê.  Trò chơi:

* Trò chơi 1: “Dán chữ cái còn thiếu vào bài thơ”

- Cô nêu luật chơi và cách chơi: 3 đội thi đua dán chữ cái còn thiếu vào bài thơ. Cô kiểm tra nhận xét trò chơi.

* Trò chơi 2: “Quay số may mắn”

- Cô mời trẻ lên quay, khi kim chỉ vào ô số nào thì trẻ đọc to chữ trong ô đó lên. Cô kiểm tra nhận xét trò chơi.

* Trò chơi 3: “Gạch nối chữ trong tranh với chữ trong cụm từ”

- Cô chia trẻ ra làm 3 đội thi đua gạch nối chữ trong tranh với chữ trong cụm từ.Cô kiểm tra nhận xét trò chơi.

* Trò chơi 4: “ Đố chữ phát âm”

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

* Trò chơi 5: “Truyền tin”

- Cách chơi: Chọn mỗi đội 1 trẻ lên đứng cạnh cô Khi cô nói nhỏ vào tai 3 bạn, 3 bạn phải chạy về truyền tin lại cho các bạn đứng cuối hàng lên trả lời lại câu hỏi của cô. Nếu đội nào trả lời đúng và nhanh thì đội đó thắng.

- Cô nhận xét tiết học, tuyên dương trẻ.

3. Hoạt động kết thúc:

- Cô giáo dục tư tưởng, giáo dục vệ sinh môi trường. - Biết tiết kiệm năng lượng điện.

- Cho trẻ hát và kết thúc tiết học.

IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

- Tiết học đạt 75%.

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY

Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010

CHỦ ĐỀ NHÁNH: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH

Đón trẻ: Cô vui vẻ, niềm nở đón trẻ nhắc trẻ cất đồ đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ.

Thể dục buổi sáng:

+ Hô hấp: Thổi bóng bay.

+ Tay vai: Tay đưa lên cao, ra trước.

+ Chân: Ngồi khụy gối, tay đưa ra phía trước. + Bụng lườn: Đứng hai tay chống hông, quay người. + Bật: Bật tiến về phía trước.

HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC

ĐỀ TÀI: DẠY HÁT BÀI: MÚA CHO MẸ XEMI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ hát thuộc bài hát và thể hiện âm điệu vui nhộn của bài hát. - Trẻ có kỹ năng hát và vận động đúng, nhịp nhàng.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng ông bà, yêu thương ba mẹ. - Nghe bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”

II. CHUẨN BỊ:

- Mũ, phách, bài hát, máy cát sét. - Mũ chóp kín cho trẻ chơi trò chơi.

III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:1. Hoạt động mở đầu: 1. Hoạt động mở đầu:

- Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối trời sáng”. Cả lớp tham gia vào trò chơi.

2. Hoạt động trọng tâm:

- Các con ơi! Khi ở nhà ai đã dạy dỗ các con hằng ngày?

- Con đến trường thì ai đã lo cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ, dạy cho các con học tập vui chơi?

- À! Ở nhà thì có ông bà, cha mẹ chăm sóc cho các con. Khi đến trường thì có cô giáo dạy bảo cho các con học tập, vui chơi, lo cho các con từng miếng ăn, giấc ngủ.

- Thế các con có yêu gia đình của mình không?

- Các con à! Gia đình là một tổ ấm yêu thương có ba, mẹ và những người thân trong

gia đình. Trong đó các thành viên yêu thương giúp đỡ nhau. Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con hát bài “Múa cho mẹ xem”.

- Trước khi hát, cô hát trước cho các con nghe nhé!

*Dạy hát :

- Cô hát lần 1: Tóm tắt nội dung. - Cô hát lần 2, lần 3.

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Bài hát nói về những ai?

- Cô dạy cả lớp hát bài hát, dạy hát theo từng tổ.

- Cô dạy các cháu luân phiên theo từng tổ, nhóm: Nhóm nam , nhóm nữ. - Cô dạy trẻ hát từng câu, cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Cô mời cá nhân hát.

- Cô dạy trẻ vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem” - Cô dạy vận động theo từng tổ, nhóm.

- Cô cùng cả lớp hát và vận động theo bài hát.

* Nghe hát: “Ba ngọn nến lung linh”

- Cô hát cho cả lớp nghe bài hát “Ba ngọn nến lung linh”

- Cô hát bài hát lần 1: Tóm tắt nội dung. Mời trẻ lên múa phụ họa cùng cô

* Trò chơi: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”

- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Trẻ tham gia vào giờ chơi.

3.Hoạt động kết thúc:

- Cô giáo dục tư tưởng và giáo dục vệ sinh môi trường. - Cho trẻ hát lại bài hát “Múa cho mẹ xem”

IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY

Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010

CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO

Đón trẻ: Cô ân cần đón trẻ niềm nở ,nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.Trò chuyện với trẻ về những người thân của trẻ.

Thể dục buổi sáng:

+ Hô hấp: Tàu hỏa kêu tu tu tu.

+ Tay vai: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang. + Chân: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao.

+ Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang hai bên 90o. + Bật: Bật tách chân, khép chân.

HOẠT ĐỘNG HỌC: TD + KPKH

HOẠT ĐỘNG HỌC 1: TD

ĐỀ TÀI: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤCI. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết cách đi bước dồn ngang trên ghế thể dục một cách nhịp nhàng. Trẻ đi đúng kỹ thuật một cách nhịp nhàng.

- Giáo dục trẻ biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo - GD trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Sân tập thể dục, ghế thể dục và một số đồ dùng phục vụ trò chơi.

Một phần của tài liệu chủ điểm gia đình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w