III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1 Hoạt động mở đầu: Khởi động.
1. Hoạt động mở đầu: Cho trẻ đọc đồng dao bài “Đi cầu đi quán”
- Cả lớp tham gia đọc đồng dao cùng cô.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Các con vừa đi đâu về vậy?
- Các con chơi đi bán lợn để mua gì về vậy?
- Thế các con mua soong để làm gì? Soong là đồ dùng ở đâu? Con nào biết trong gia đình còn đồ dùng gì nữa kể cô và các bạn nghe nào?
- Các con biết không ai cũng có một gia đình và rất cần nhiều đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ? Vậy cùng nhìn lên màn hình nhé.
- Cho trẻ xem một đoạn phim về những đồ dùng trong gia đình và cô hỏi trẻ. Đây là cái gì?
- Cô giới thiệu về phòng ngủ của bé có giường ngủ, về cái tủ.
- Gồm có bao nhiêu tiếng? Tương ứng với chữ số mấy? Bao nhiêu chữ cái? - Trẻ lên rút chữ đã học.
+ Cô giới thiệu chữ u,ư:
- Cả lớp đồng thanh, tổ, nhóm, cá nhân. - Cô hỏi trẻ chữ u gồm có mấy nét?
- Cô phân tích lại: chữ u gồm có 2 nét đó là nét móc đưới và nét sổ thẳng. - Cô giới thiệu các mẫu chữ in hoa, viết thường, in thường.
+ Tương tự cho trẻ làm quen chữ ư. + So sánh: chữ cái u, ư
- Giống nhau: Đều có 2 nét: 1 nét móc dưới và 1 nét sổ thẳng cấu tạo lại thành chữ u, ư.
- Khác nhau: u không có dấu, ư có dấu móc trên đầu bên phải.
+ Luyện tập:
- Trò chơi: “Tạp tầm vông”
- Cô cho trẻ tìm chữ u, ư trong rổ. - Cô giúp trẻ tìm đúng và nhận xét.
* Trò chơi 1: “Thi ai nhanh”
- Trẻ chia 3đội bật qua 2 vòng lên chọn tranh lô tô gắn vào chữ u ư - Cô tham gia chơi cùng trẻ và nhận xét trò chơi.
* Trò chơi 2: “Hảy nối đúng”
- Mỗi đội 1 bức tranh và rổ bút màu. Trẻ cùng thi nhau nối những chữ cái trong cụm từ với chữ u ư.
- Cô nhận xét trò chơi.
*Trò chơi 3: Viết chữ còn thiếu trong bài thơ.
-Trẻ chia 3 đội đi trong con đường hẹp lên viết chữ u ư vào từ còn thiếu trong câu thơ.
Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Hoạt động kết thúc:
* Giáo dục tư tưởng: Yêu thương, kính trọng, chăm sóc người thân bảo quản giữ gìn cẩn thận đồ dùng khi sử dụng và tiết kiệm năng lượng điện trong sinh hoạt.
- Cho trẻ hát bài đồng dao “Dung dăng, dung dẻ”.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
► Đón trẻ : Cô ân cần đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé.
► Thể dục buổi sáng:
+ Hô hấp: Máy bay kêu ù ù.
+ Tay vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước. + Chân: Đứng chân trước, chân sau.
+ Bụng lườn: Đứng nghiêng người sang hai bên. + Bật: Bật tiến về phía trước.
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: AI THƯƠNG CON NHIỀU HƠN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát: “Ai thương con nhiều hơn”
- Trẻ biết thể hiện tình cảm khi hát vận động bài “ Ai thương con nhiều hơn” - Cháu nghe hát bài: “Tổ ẩm gia đình”
- Trẻ biết yêu quý và kính trọng ông bà,người thân trong gia đình của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng phương tiện: mũ, phách, đàn.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:1. Hoạt động mở đầu: 1. Hoạt động mở đầu:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Lộn cầu vồng”. Cháu cùng chơi.
2. Hoạt động trọng tâm:
- Vừa rồi các con vừa chơi trò chơi gì?
- Những trò chơi, bài hát, câu chuyện mà cô đã dạy các con vậy về nhà con có kể lại cho gia đình của mình nghe không?
- Các con thường kể cho ai trong gia đình mình? Có một bài hát rất hay nói về bà kính yêu của mình đấy. Đó là bài: “Cháu yêu bà” của tác giả...
- Cô hát lần 1: Vừa hát vừa dạo nhạc.
- Cô hát lần 2: Vừa hát vừa đánh nhịp bằng tay.
* Dạy hát: “Ai thương con nhiều hơn”
- Khi cô đánh nhịp 1 tay - cháu lắng nghe cô hát. - Khi cô đánh nhịp 2 tay - cháu hát cùng cô. - Cô dạy lớp hát, tổ hát, cá nhân hát.
- Sau đó cô mời lớp thể hiện bài hát, sau đó đến tổ, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.
* Nghe hát: “Tổ ấm gia đình”
- Cô hát lần 1: Tóm tắt nội dung. - Cô hát lần 2: Cháu múa minh họa.
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi. Cháu tham gia vào trò chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô giáo dục tư tưởng và giáo dục vệ sinh môi trường. - Cháu hát lại bài hát kết thúc tiết học.
IV. ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG NGÀY:
- Tiết học đạt 80%.
- Trẻ tham gia vào giờ học sôi nổi. - Cháu thuộc và hiểu nội dung bài hát.