Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại

183 999 1
Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Hiện nay, tình trạng ô nhiễm các nguồn nước xảy ra rộng khắp ở rất nhiều nơi với các mức độ khác nhau. Các chất gây ô nhiễm là các chất vô cơ và hữu cơ có nguồn gốc từ các hoạt động của con người như các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất đa dạng và đặc điểm của chúng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn phát thải. Trong đó có các chất hữu cơ mạch vòng chứa clo như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ hay các loại hóa chất sử dụng trong quân sự. Các chất hữu cơ loại này đều là những chất có độc tính cao, bền và rất khó phân hu ỷ trong môi trường tự nhiên 66, 97. Có nhiều phương pháp có thể áp dụng để xử lý loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước như: lọc bằng màng, phân huỷ bằng các tác nhân ôxy hoá hoá học, phân huỷ quang hoá xúc tác, hấp phụ .v.v. Mỗi một phương pháp xử lý đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng 36, 43, 45, 57, 59, 104. Trong các phương pháp đã đề cập ở trên thì hấp phụ là phương pháp phổ biến và thường được áp dụng nhất. Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và khảo sát nhiều loại vật liệu hấp phụ có nguồn gốc khác nhau như vật liệu tự nhiên, vật liệu tổng hợp hay vật liệu biến tính. Tuy nhiên do chi phí đầu tư cho vật liệu hấp phụ thường rất lớn nên hiện nay đang có xu hướng tìm kiếm các loại vật liệu khác để thay thế mà có giá thành rẻ xuất phát từ các sản phẩm hay phụ phẩm nông nghiệp, các chất thải hay phụ phẩm công nghiệp hoặc vật liệu khoáng .v.v. 105. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu xử lý các chất ô nhiễm trong nước bằng hấp phụ sử dụng sắt (III) hydroxit đây là một loại vật liệu hấp phụ vô cơ đã được biết đến từ lâu và rất phổ biến trong tự nhiên. Ưu điểm của sắt (III) hydroxit là diện tích bề mặt riêng lớn, có khả năng hấp phụ được rất nhiều ion vô cơ và hữu cơ, đồng thời dễ dàng tổng hợp bằng các hóa chất phổ thông và giá rẻ. Tuy nhiên do kích thước hạt của sắt (III) hydroxit nhỏ nên gây trở lực lọc lớn và rất khó để tách loại ra khỏi nước sau khi sử dụng. Vì vậy sắt (III) hydroxit cần phải được chế tạo ở dạng viên hoặc hạt tuy nhiên khi ngâm trong nước thì hạt vẫn bị vỡ ra. Do đó, một số nghiên cứu đã thực hiện tăng cường độ bền cơ học cho sắt (III) hydroxit hạt bằng 2 cách sử dụng chất phụ gia SiO2. Kết quả cho thấy độ bền cơ học của vật liệu tăng lên đáng kể, tuy nhiên dung lượng hấp phụ của vật liệu lại bị giảm khi tỷ lệ SiFe tăng cao. Các tác giả cũng khuyến cáo rằng tỷ lệ SiFe chỉ nên khống chế mức độ vừa phải nhằm tăng cường độ bền cơ học cho vật liệu mà không làm giảm dung lượng hấp phụ của vật liệu nhiều 64, 91, 108, 109, 118, 119. Thời gian gần đây có xu hướng mới đó là sử dụng kết hợp bột sắt kim loại với sắt (III) hydroxit dạng hạt hay bentonit để xử lý các chất ô nhiễm với mục đích tăng cường khả năng xử lý của hệ thống, đồng thời hỗ trợ cho quá trình hấp phụ của vật liệu. Các nghiên cứu này đã thu được các kết quả rất khả quan mở ra một hướng mới cho công nghệ xử lý các chất ô nhiễm trong nước 65, 79, 81, 82. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm nói chung và các hữu cơ hòa tan nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm hóa học của chất, thành phần, tính chất bề mặt của vật liệu, pH , nhiệt độ của dung dịch và tốc độ khuấy .v.v. 52, 53, 54, 55, 82. Tuy nhiên, các công trình đã công bố này đều chưa thực hiện nghiên cứu về nhiệt động học và động học cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình hấp phụ các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước có độc tính cao như 2,4D, TNT bằng vật liệu hấp phụ trên cơ sở Fe(OH)3. Nhằm làm rõ cơ chế, nhiệt động và động học quá trình hấp phụ 2,4D, TNT bằng vật liệu trên cơ sở sắt (III) hydroxit có mặt đồng thời các phụ gia là SiO2 và sắt kim loại, tìm ra điều kiện thích hợp để thiết lập giải pháp công nghệ xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm 2,4D, TNT, chúng tôi chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm quá trình hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia SiO2 và sắt kim loại”.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ NGUYỄN HOÀI NAM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẤP PHỤ MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU HÒA TAN TRONG NƯỚC TRÊN NỀN VẬT LIỆU SẮT HYDROXIT MẶT PHỤ GIA SiO 2 SẮT KIM LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ NGUYỄN HOÀI NAM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẤP PHỤ MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU HÒA TAN TRONG NƯỚC TRÊN NỀN VẬT LIỆU SẮT HYDROXIT MẶT PHỤ GIA SiO 2 SẮT KIM LOẠI Chuyên ngành Hóa lý thuyết Hóa lý Mã số 62 44 01 19 LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Chung GS.TSKH Đỗ Ngọc Khuê HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2014 Tác giả Nguyễn Hoài Nam LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Văn Chung GS.TSKH Đỗ Ngọc Khuê đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện hoàn thiện bản luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thủ trưởng, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị em cán bộ nhân viên thuộc Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt nam, Viện Hóa học Vật liệu – Viện Khoa học Công nghệ quân sự đã hỗ trợ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo – Viện Khoa học Công nghệ quân sự Viện Công nghệ mới đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, anh chị bạn đồng nghiệp khác đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích giúp tôi để hoàn thiện bản luận án này. Nguyễn Hoài Nam MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt i Danh mục các bảng iii Danh mục các hình vẽ, đồ thị iv MỞ ĐẦU 1 Chương 1 – TỔNG QUAN 4 1.1 Khái niệm bản về hấp phụ động học hấp phụ 4 1.1.1 Giới thiệu về hiện tượng hấp phụ 4 1.1.2 Vật liệu hấp phụ 5 1.1.3 Động học nhiệt động học quá trình hấp phụ 10 1.1.4 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình hấp phụ 17 1.2 Vật liệu hấp phụ trên sở Fe(OH) 3 19 1.2.1 Tính chất bề mặt chế hấp phụ của vật liệu rắn trên sở Fe(OH) 3 19 1.2.2 Các phương pháp chế tạo vật liệu hấp phụ trên sở Fe(OH) 3 22 1.2.3 Tình hình nghiên cứu ứng dụng vật liệu trên sở Fe(OH) 3 28 1.3 Hiện trạng nghiên cứu xử lý các chất ô nhiễm hữu độc tính cao 32 1.3.1 Đặc điểm tính chất của 2,4-D 32 1.3.2 Đặc điểm tính chất của TNT 34 1.3.3 Các nguồn phát sinh chất thải 2,4-D TNT 35 1.3.4 Hiện trạng nghiên cứu xử lý 2,4-D TNT bằng phương pháp hấp phụ 36 Chương 2 – THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 2.1 Đối tượng nghiên cứu 45 2.2 Thiết bị hóa chất dùng cho nghiên cứu 45 2.2.1 Thiết bị 45 2.2.2 Hóa chất 45 2.3 Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu 46 2.4 Phương pháp tổng hợp vật liệu hấp phụ 46 2.4.1 Tổng hợp vật liệu 1 thành phần (1TP) 46 2.4.2 Tổng hợp vật liệu 2 thành phần (2TP) 46 2.4.3 Tổng hợp vật liệu 3 thành phần (3TP) 47 2.5 Các phương pháp phân tích 49 2.5.1 Xác định diện tích bề mặt riêng của vật liệu 49 2.5.2 Xác định pha tinh thể bằng nhiễu xạ tia X 50 2.5.3 Xác định hình thái học bề mặt bằng hiển vi điện tử quét 51 2.5.4 Xác định thành phần hóa học của vật liệu 52 2.5.5 Phương pháp quang phổ hồng ngoại 52 2.5.6 Phương pháp phân tích nhiệt 53 2.5.7 Phương pháp xác định nồng độ chất hữu 53 2.6 Phương pháp nghiên cứu động học hấp phụ 57 2.6.1 Khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu 57 2.6.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến tốc độ hấp phụ chất hữu 58 2.7 Phương pháp xây dựng đường đẳng nhiệt hấp phụ 59 2.7.1 Theo qui luật Langmuir 59 2.7.2 Theo qui luật Freundlich 60 2.8 Phương pháp xác định các thông số động học 60 2.9 Phương pháp xác định các thông số nhiệt động 62 Chương 3 – KẾT QUẢ THẢO LUẬN 63 3.1 Kết quả tổng hợp vật liệu hấp phụ trên sở Fe(OH) 3 , SiO 2 bột sắt kim loại dùng cho nghiên cứu hấp phụ 2,4-D TNT 63 3.1.1 Kết quả khảo sát lựa chọn điều kiện tối ưu cho quá trình điều chế vật liệu hấp phụ 63 3.1.2 Kết quả xác định các thông số hóađặc trưng của vật liệu 75 3.2 Nghiên cứu đặc điểm quá trình hấp phụ 2,4-D 86 3.2.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình hấp phụ 2,4-D 86 3.2.2 Đẳng nhiệt hấp phụ 2,4-D 99 3.2.3 Xác định các thông số nhiệt động học của quá trình hấp phụ 2,4-D 104 3.2.4 Động học quá trình hấp phụ 2,4-D 106 3.3 Nghiên cứu đặc điểm quá trình hấp phụ TNT 110 3.3.1 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình hấp phụ TNT 110 3.3.2 Đẳng nhiệt hấp phụ TNT 122 3.3.3 Xác định các thông số nhiệt động học của quá trình hấp phụ TNT 128 3.3.4 Động học quá trình hấp phụ TNT 132 3.4 Ứng dụng kết quả nghiên cứu đề xuất xây dựng qui trình xử lý 2,4-D (TNT) bằng vật liệu hấp phụ trên sở sắt hydroxit chứa các phụ gia là SiO 2 sắt kim loại. 137 KẾT LUẬN 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC 156 i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt G Biến thiên năng lượng tự do Gibss (kJ/mol) H Biến thiên entanpi (kJ/mol) S Biến thiên entropi (kJ/mol.K) 1TP Vật liệu một thành phần 2,4-D Axít 2,4-Diclorophenoxy acetic (2,4-Dichlorophenoxyacetic acid) 2TP10 Vật liệu hai thành phần 3TP10 Vật liệu ba thành phần BET Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng (Brunauer Emmett Teller) C e Nồng độ cân bằng (mg/l) C i Nồng độ đầu (mg/l) C o Nồng độ đầu (mg/l) C t Nồng độ tại thời điểm t (mg/l) DAS Khoáng sepiolit (Dodecyn Ammoni Sepiolit ) DI Khử ion (Deionized) DOM Chất hữu hòa tan (Dissolved Organic Matter) DSAC Than hoạt tính từ vỏ hạt điều (Date Stones Activated Carbon) DTA Phân tích nhiệt vi sai (Differential thermal analysis) EDX Quang phổ tán xạ năng lượng tia X (Energy-dispersive X-ray spectroscopy ) GAC Than hoạt tính dạng hạt (Granular Activated Carbon) HA Axít Humic (Humic acid) HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) IOCS Cát phủ ôxít sắt (III) (Iron Oxide Coated Sand) IUPAC Hiệp hội quốc tế về hóa học ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry) k 1 Hằng số tốc độ hấp phụ bậc 1 (1/phút) k 2 Hằng số tốc độ hấp phụ bậc 2 (g/mg.phút) ii K cb Hằng số cân bằng K F Hằng số Freudlich K L Hằng số Langmuir LDH Hydroxit lớp kép (Layered Double Hydroxides) m Khối lượng (g) NOM Chất hữu tự nhiên (Natural Organic Matter) P Áp suất tại thời điểm cân bằng của chất bị hấp phụ (mmHg) P 0 Áp suất bão hòa của chất bị hấp phụ (mmHg) PAC Than hoạt tính dạng bột (Powdered Activated Carbon) q Dung lượng hấp phụ (mg/g) q e Dung lượng hấp phụ cân bằng (mg/g) q m Dung lượng hấp phụ tối đa (mg/g) R 2 Hệ số hồi qui S BET Diện tích bề mặt riêng theo phương pháp BET (m 2 /g) SEM Kính hiển vi điện tử quét (Scanning Electronic Microscope) t Thời gian (phút) TEM Hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron) TGA Nhiệt trọng lượng (Thermal Gravimetric Analysis) TNT Thuốc nổ TNT (2,4,6-Trinitrotoluene) US EPA quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ (United States Environmental Protection Agency) UV-VIS Quang phổ UV-Vis (Ultraviolet-Visible spectroscopy) V Thể tích (lít) hoặc Thể tích khí bị hấp phụ (cm 3 /g) v/ph Vòng/phút V m Thể tích khí bị hấp phụ tối đa (cm 3 /g) iii DANH MỤC CÁC BẢNG Danh mục các bảng Bảng 1.1: Các chỉ tiêu để phân biệt hấp phụ hoá học hấp phụ vật lý [18] 5 Bảng 1.2: Các ôxyhydroxit ôxít sắt bản 8 Bảng 1.3: Kích thước lỗ của than hoạt tính 9 Bảng 1.4: Một số mô hình đẳng nhiệt hấp phụ thông dụng 13 Bảng 1.5: Các hằng số hấp phụ 2,4-D bằng GAC 40 Bảng 2.1: Tỷ lệ phụ gia trong các mẫu thí nghiệm 49 Bảng 2.2: Điều kiện phân tích định lượng dung dịch 2,4-D TNT 56 Bảng 3.1: Kết quả phân tích thành phần nguyên tố 79 Bảng 3.2: Kết quả phân tích thành phần hóa học các mẫu đã tổng hợp 80 Bảng 3.3: Kết quả xác định diện tích bề mặt riêng của các mẫu 85 Bảng 3.4: Các hằng số hấp phụ 2,4-D theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir 101 Bảng 3.5: Các hằng số hấp phụ 2,4-D theo mô hình đẳng nhiệt Freundlich 103 Bảng 3.6: Các hằng số nhiệt động của quá trình hấp phụ 2,4-D 105 Bảng 3.7: Các hằng số hấp phụ 2,4-D theo mô hình động học phản ứng bậc 1 108 Bảng 3.8: Các hằng số hấp phụ 2,4-D theo mô hình động học phản ứng bậc 2 110 Bảng 3.9: Hiệu suất hấp phụ TNT của một số vật liệu khác nhau 112 Bảng 3.10: Các hằng số hấp phụ TNT theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir 124 Bảng 3.11: Hằng số Langmuir của một số loại vật liệu khác 125 Bảng 3.12: Các hằng số hấp phụ TNT theo mô hình đẳng nhiệt Freundlich 127 Bảng 3.13: Hằng số theo đẳng nhiệt Freundlich của các vật liệu khác 128 Bảng 3.14: Các hằng số nhiệt động của quá trình hấp phụ TNT 130 Bảng 3.15: Hằng số nhiệt động học của quá trình hấp phụ TNT bằng các loại vật liệu khác nhau 131 Bảng 3.16: Các hằng số hấp phụ TNT theo mô hình động học phản ứng bậc 1 133 Bảng 3.17: Các hằng số hấp phụ TNT theo mô hình động học phản ứng bậc 2 136 Bảng 3.18: Hằng số hấp phụ theo mô hình động học bậc 2 của một số vật liệu 136 [...]... nước bị ô nhiễm 2,4-D, TNT, chúng tôi chọn đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm quá trình hấp phụ một số hợp chất hữu hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit mặt phụ gia SiO2 sắt kim loại  Mục tiêu nghiên cứu: - Làm sáng tỏ đặc điểm quá trình hấp phụ 2,4-D, TNT bằng vật liệu được điều chế trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 bột sắt kim loại  Đối tượng nghiên cứu. .. tạo xác định các thông số của vật liệu hấp phụ trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 bột sắt kim loại; bao gồm vật liệu hấp phụ 1TP 3 (Fe(OH)3), vật liệu 2TP (Fe(OH)3 +SiO2) vật liệu 3TP (Fe(OH)3+ SiO2+ Fe0) - Động học nhiệt động học của quá trình hấp phụ của 2,4-D, TNT bằng vật liệu trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 sắt kim loại - Mô hình xử lý các nguồn nước. .. thường ở nhiệt độ thấp Không hơn một lớp (đơn lớp) thể hơn một lớp (đa lớp) Phải ái lực giữa bề mặt chất bị hấp phụ Phụ thuộc đặc tính bề mặt vật liệu Tốc độ hấp phụ Nhiệt độ hấp phụ Số lớp hấp phụ Tính đặc thù 1.1.2 Vật liệu hấp phụ 1.1.2.1 Giới thiệu phân loại vật liệu hấp phụ Ngày nay, vật liệu hấp phụ rất đa dạng phong phú Do đó thể phân loại vật liệu hấp phụ bằng nhiều cách... TNT bằng vật liệu trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 sắt kim loại  Các nội dung chính luận án cần giải quyết: - Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện thực nghiệm nhằm thiết lập qui trình chế tạo vật liệu hấp phụ trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 sắt kim loại; xác định các thông số đặc trưng của vật liệu này - Nghiên cứu đặc điểm nhiệt động học động... tới quá trình hấp phụ - Đánh giá hiệu quả xử lý đề xuất phương án công nghệ sử dụng vật liệu hấp phụ trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 bột sắt kim loại để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm  Những đóng góp mới của luận án: - Thiết lập qui trình chế tạo vật liệu hấp phụ trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 sắt kim loại - Xác định được đặc điểm về động học nhiệt động... nghiên cứu về nhiệt động học động học cũng như ảnh hưởng của một số yếu tố tới quá trình hấp phụ các hợp chất hữu hòa tan trong nước độc tính cao như 2,4-D, TNT bằng vật liệu hấp phụ trên sở Fe(OH)3 Nhằm làm rõ chế, nhiệt động động học quá trình hấp phụ 2,4-D, TNT bằng vật liệu trên sở sắt (III) hydroxit mặt đồng thời các phụ giaSiO2 sắt kim loại, tìm ra điều kiện thích hợp. .. (dựa trên mô hình Langmuir, Freundlich, Lagergren, Ho) của quá trình hấp phụ của 2,4-D, TNT trong môi trường nước bằng vật liệu hấp phụ trên sở sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 bột sắt kim loại - Đề xuất mô hình giải pháp công nghệ xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm 2,4-D, TNT bằng vật liệu sắt (III) hydroxit mặt phụ gia SiO2 bột sắt kim loại 4 Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm cơ. .. 1.1.2.2 Vật liệu hấp phụ Vật liệu hấp phụ bao gồm một số loại vật liệu được cấu thành bởi các ôxít vô như ôxít nhôm, ôxít sắt, silicagel, zeolite một số các ôxít kim loại khác Một số ôxít kim loại thường được sử dụng làm chất hấp phụ trong công nghiệp như MgO, TiO2, ZrO2 hay CeO2, MgO Các ôxít này được dùng để loại bỏ các hợp chất như axít, chất màu, hợp chất sulphua trong nhiên liệu. .. về hấp phụ động học hấp phụ 1.1.1 Giới thiệu về hiện tượng hấp phụ Hấp phụmột hiện tượng bề mặt ở đó chất bị hấp phụ bị thu hút lên bề mặt của chất hấp phụ làm giảm sức căng bề mặt của chất hấp phụ Đây chính là quá trình tích lũy các cấu tử từ pha này lên trên bề mặt hoặc vào trong các mao quản của một pha rắn khác Các chất rắn bề mặttrên đó xảy ra sự hấp phụ thì được gọi là chất hấp. .. khối trong pha lỏng trong nội hạt vật liệu 1.1.4.6 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy Trong quá trình hấp phụ, khi chất hấp phụ được đưa vào trong dung dịch lúc này các chất bị hấp phụ ở lớp dung dịch sát bề mặt phân cách pha sẽ khuếch tán di chuyển vào trong các mao quản của chất hấp phụ Sau đó các phân tử của chất bị hấp phụ sẽ bị hấp phụ lên trên bề mặt chất hấp phụ Lúc này nồng độ chất bị hấp phụ . NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẤP PHỤ MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ HÒA TAN TRONG NƯỚC TRÊN NỀN VẬT LIỆU SẮT HYDROXIT CÓ MẶT PHỤ GIA SiO 2 VÀ SẮT KIM LOẠI Chuyên ngành Hóa lý thuyết và Hóa lý Mã số. hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia SiO 2 và sắt kim loại .  Mục tiêu nghiên cứu: - Làm sáng tỏ đặc điểm quá trình hấp phụ 2,4-D, TNT bằng vật liệu. chế tạo vật liệu hấp phụ trên cơ sở sắt (III) hydroxit có mặt phụ gia SiO 2 và sắt kim loại; xác định các thông số đặc trưng của vật liệu này. - Nghiên cứu đặc điểm nhiệt động học và động

Ngày đăng: 01/07/2014, 17:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • thesis on 06-14 (final)

  • phu luc (full) ver 5

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan