Đặc điểm và tính chất của 2,4-D

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại (Trang 45 - 47)

1.3.1.1 Tính chất lý hoá

2,4-D có tên gọi đầy đủ theo IUPAC là 2,4-Diclorphenoxyacetic axít ngoài ra còn có một số tên gọi khác như: 2,4-D, Hedonal, Trinoxol. Công thức hóa học tổng quát là C8H6Cl2O3 với trọng lượng phân tử là 221.04 g/mol. Độ tan trong nước ở 250C khoảng 900 mg/l và pKa ở 250C là 2,64 – 3,31 [123], [128].

2,4-Diclorphenoxyacetic axít 2,4,5-Triclorphenoxyacetic axít Hình 1.8: Công thức cấu tạo phân tử của 2,4-D và 2,4,5-T

2,4-D tinh khiết tồn tại ở dạng vẩy, bột mịn, hạt nhỏ hay dạng rắn. Nó có màu trắng đến màu vàng nhạt, là chất không mùi hoặc có mùi phenol. 2,4-D là chất bền

với nhiệt và nhiệt độ nóng chảy là 135 – 1420C. 2,4-D tạo ra các muối hoà tan trong nước với các kim loại kiềm và amin. 2,4-D không tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ, benzen và dầu hoả [112], [123], [128], [131], [133].

Thuốc diệt cỏ 2,4-D được phát hiện vào năm 1942 và xuất hiện trên thị trường vào năm 1944. 2,4-D đã hết thời gian bảo hộ từ rất lâu nên được nhiều công ty hoá chất chế tạo và phân phối rộng rãi trên toàn thế giới. 2,4-D là thuốc diệt cỏ rất phổ biến và nó có một số dạng khác nhau đó là este, axít và muối. Các dạng này có sự khác nhau về tính chất hoá học, độc tính và mức độ ảnh hưởng đối với môi trường. Dạng muối và este của 2,4-D chính là dẫn xuất của dạng axít [129], [133], [135].

1.3.1.2 Độc tính của 2,4-D

Mặc dù 2,4-D đã được sử dụng một thời gian dài, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều dữ liệu về các ảnh hưởng của 2,4-D tới sức khỏe con người và môi trường [134].

Theo IUPAC 2,4-D được xếp vào nhóm các hợp chất phenoxyaxetic axít [112]. Este 2-etylhexyl và muối dimetylamin là các dạng chiếm từ 90 – 95% tổng lượng 2,4-D sử dụng trên toàn cầu [38]. Chất độc da cam là một loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Việt nam có chứa 2,4-D. Tuy nhiên, trong thành phần của nó còn có 2,4,5-Triclorophenoxyacetic axít (Hình 1.8) là chất rất độc gây ung thư cho người đồng thời là nguồn gây ô nhiễm dioxin [28], [67], [131], [136].

PCDD PCDF

Hình 1.9: Công thức cấu tạo của các chất thuộc nhóm dioxin

Dioxin là tên gọi tắt của các chất đồng loại gồm Polyclo dibenzo – p – dioxin (PCDD) và polyclo dibenzo furan (PCDF) (Hình 1.9). Trong đó 2,3,7,8 – tetraclo dibenzo – p – dioxin (2,3,7,8-TCDD) (Hình 1.10) là chất độc nhất được qui ước với hệ số độc bằng 1 còn các chất không chứa 2,3,7,8-TCDD có hệ số độc bằng 0 [137], [138], [139].

Với các đặc điểm, tính chất và mức độ độc hại của 2,4-D đối với con người nên tổ chức y tế thế giới đã đề xuất nồng độ của 2,4-D trong nước sinh hoạt tối đa là 70 µg/l [60].

Hình 1.10: Công thức cấu tạo của 2,3,7,8-TCDD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)