2.5.7.1 Xác định TNT và 2,4-D bằng phương pháp Von-Ampe
Phương pháp Von-Ampe phân tích TNT và 2,4-D trong các mẫu nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp do Zimmermann, Maleki và một số tác giả khác đề xuất [12], [16], [23], [39], [75], [78], [83], [122]. Đây là kỹ thuật đo dựa trên quá trình tích lũy TNT và 2,4-D trên điện cực giọt thủy ngân treo tại thế không đổi, sau đó đo dòng hòa tan anôt.
Các phép đo được thực hiện trên máy phân tích cực phổ Model 797 hãng Metrohom tại Viện Hóa học – Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng.
- Phổ đồ của dung dịch TNT đo bằng kỹ thuật xung vi phân (hình 2.5) cùng các thông số điều kiện đo như sau:
Dung dịch nền: đệm natri axetat 0,1M
Điện cực làm việc: điện cực giọt thủy ngân treo
Điện cực so sánh: Ag/AgCl
Điện cực bổ trợ: Pt
Thế tích lũy: -0,9V
Thời gian tích lũy: 30 giây
Tốc độ quét thế: 5mV/giây
Thế ghi phổ: từ -0,9V đến -0,3V
Nồng độ của các chất phân tích được xác định bằng phương pháp cho thêm.
Hình 2.5: Phổ đồ Von-Ampe của TNT với các nồng độ khác nhau
Nền natri axetat 0.1M, điện phân tích lũy ở -0,9V, thời gian điện phân 30 giây, tốc độ quét thế 5 mV/giây về phía anốt
- Phổ đồ của dung dịch 2,4-D đo bằng kỹ thuật xung vi phân (hình 2.6) cùng -800m -700m -600m -500m -400m U (V) 0 10.0n 20.0n 30.0n I (A )
các thông số điều kiện đo như sau:
Dung dịch nền: đệm natri axetat 0,1M
Điện cực làm việc: điện cực giọt thủy ngân treo
Điện cực so sánh: Ag/AgCl
Điện cực bổ trợ: Pt
Thế tích lũy: -1,3 V
Thời gian tích lũy: 30 giây
Tốc độ quét thế: 5mV/giây
Thế ghi phổ: từ -1,3V đến -0,7V
Nồng độ của các chất phân tích được xác định bằng phương pháp cho thêm.
Hình 2.6: Phổ đồ Von-Ampe của 2,4-D với các nồng độ khác nhau
nền natri axetat, điện phân tích lũy -1,3V, thời gian điện phân 30 giây, tốc độ quét thế 5mV/giây về phía anốt
Ưu điểm của phương pháp Von-ampe là có thể định tính và kiểm soát được nồng độ của dung dịch nhằm theo dõi và so sánh tốc độ hấp phụ của các chất nghiên cứu trong các thí nghiệm một cách đơn giản và nhanh chóng.
2.5.7.2 Phương pháp HPLC dùng để xác định TNT và 2,4-D
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao dựa vào tương tác của các chất với pha -1.30 -1.20 -1.10 -1.00 -900m -800m -700m U (V) 0 100n 200n 300n 400n 500n I ( A )
động (dung môi pha TNT và 2,4-D) và pha tĩnh (vật liệu nhồi trong cột tách) để phân tách các chất ra khỏi nhau. Các sản phẩm được tách ra khỏi cột theo nguyên lý sản phẩm nào tương tác tốt hơn với pha động và kích thước nhỏ hơn được tách ra trước.
Để định tính cũng như định lượng nồng độ của 2,4-D và TNT trong dung dịch đã áp dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp. Quá trình phân tích được tiến hành trên thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent 1100 của Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng.
Thiết bị sử dụng cột tách Zorbax ODS (ZODS – 150A), detector Diode Array, dải quét 0 – 1100 nm. Điều kiện phân tích được mô tả chi tiết trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Điều kiện phân tích định lượng dung dịch 2,4-D và TNT bằng phương pháp HPLC
STT Hợp chất Tín hiệu đo
(nm)
Tốc độ dòng
(ml/phút)
Thời gian lưu tR, píc đặc trưng (phút)
1 2,4-D 282 0,6 2,5
2 TNT 227 0,6 5,0
Hình 2.7: Sắc ký đồ HPLC của dung dịch 2,4-D nồng độ 50 mg/l
Nồng độ của 2,4-D và TNT được định lượng bằng phương pháp ngoại chuẩn dựa vào các thông số làm việc của thiết bị như nhiệt độ, tốc độ dòng, áp suất, lượng
mẫu bơm vào cột. Căn cứ trên diện tích pic thu được của mẫu cần xác định nồng độ so vào đồ thị đường chuẩn sẽ biết được nồng độ chất cần phân tích. Phổ HPLC của dung dịch 2,4-D và TNT được trình bày trong các hình 2.7 và hình 2.8
Hình 2.8: Sắc ký đồ HPLC của dung dịch TNT nồng độ 50 mg/l