Phương pháp xác định các thông số động học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại (Trang 73 - 75)

Khi nghiên cứu động học quá trình hấp phụ trong dung dịch thường sử dụng các mô hình động học phản ứng giả bậc 1 (theo Lagergren) hoặc giả bậc 2 [35], [61], [62], [63].

Theo mô hình động học phản ứng giả bậc 1, dạng vi phân của phương trình động học được biểu diễn bằng biểu thức 2.9:

d(qt)

dt = k1(qe− qt) (2.9)

Dạng tích phân của phương trình được biểu diễn như sau:

lg(qe − qt) = lgqe− k1

2,303t (2.10)

Trong đó:

qt : Dung lượng hấp phụ của vật liệu tại thời điểm t (mg/g).

qe : Dung lượng hấp phụ của vật liệu ở thời điểm cân bằng (mg/g) ứng với nồng đầu cho trước của chất bị hấp phụ.

k1 : Hằng số tốc độ của phản ứng bậc 1 (1/phút). t : Thời gian hấp phụ (phút).

Hằng số tốc độ của phản ứng giả bậc 1 được xác định thông qua đồ thị mô tả mối tương quan giữa lg(qe-qt) và t được xây dựng dựa trên các dữ liệu thực nghiệm thu được.

Theo mô hình động học phản ứng giả bậc 2, dạng vi phân của phương trình động học được biểu diễn bằng biểu thức 2.11:

d(qt)

dt = k2(qe − qt)2 (2.11)

Dạng tích phân của phương trình được biểu diễn như sau: t qt = 1 qe2k2+ 1 qet (2.12) Trong đó:

qt : Dung lượng hấp phụ của vật liệu tại thời điểm t (mg/g).

qe : Dung lượng hấp phụ của vật liệu ở thời điểm cân bằng (mg/g) ứng với nồng độ đầu của chất hấp phụ.

k2 : Hằng số tốc độ của phản ứng giả bậc 2 (g/mg phút). t : Thời gian hấp phụ (phút).

Hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2 được xác định thông qua đồ thị mô tả mối tương quan giữa t/qt và t được xây dựng từ các kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt hydroxit có mặt phụ gia sio2 và sắt kim loại (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)