Thí nghiệm 2 xác định khả năng sinh sản thành trùng sâu sáp được bồ trí theokiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 3 nghiệm thức với 10 lần lặp lại, các nghiệm thức tương ứng với 3 côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
kwww*ww*
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ANH HUONG CUA CÁC CÔNG THỨC THỨC AN NHÂN TAO DEN ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HỌC SÂU SAP
Galleria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae)
SINH VIÊN THỰC HIEN : NGUYEN PHÚC TANNGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: : 2018 - 2022
Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 11/2022
Trang 2ẢNH HƯỚNG CỦA CÁC CÔNG THỨC THỨC ĂN NHÂN
TẠO DEN ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HỌC SÂU SAP
Galleria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae)
Tac gia
NGUYEN PHUC TAN
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật
Hướng dẫn khoa họcTh.S NGUYEN TUẦN DAT
KS NONG HONG QUAN
Thành phố Hồ Chi MinhTháng 11/2022
Trang 3người anh luôn giúp đỡ em mình.
Tôi cũng xin cảm ơn Thầy Cô trong Khoa Nông học Trường Đại học Nông LâmThành phó Hồ Chi Minh đã truyền đạt, giảng day cho tôi những kiến thức quý báu
Cảm ơn bạn Hà Trọng Nhân, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Văn Hậu, Lê ThanhHòa, Huỳnh Thanh Phong và em Nguyễn Thành Danh (DH19CN) đã giúp đỡ tôi tronglúc thực hiện đề tài
Một lân nữa con xin cảm ơn gia đình và người thương đã tạo điêu kiện vật châtlẫn tinh thần cho con hoàn thành đề tài tốt nghiệp
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phúc Tân
ii
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng công thức ăn nhân tạo đến đặc điểm hình thái, sinh học sâusap Galleria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae)” dé tai duoc thuc hién taiphòng thí nghiệm côn trùng, Bộ môn Bao vệ Thực vật Khoa Nông học, Trường Dai hocNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ thang 02 đến tháng 06 năm 2022, nhiệt độ 28 +2°C và độ âm 70 + 5% trong phòng thí nghiệm, thời gian chiếu sáng 12 giờ Mục đíchthực hiện đề tài nhằm xác định công thức ăn nhân tạo rút ngắn thời gian nhân nuôi củasâu sáp phục vụ nhân nuôi thiên địch.
Đề tài thực hiện 2 thí nghiệm, thí nghiệm 1 xác định đặc điểm hình thái, sinh họcsâu sáp được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 3 nghiệm thức, 50lần lặp lại Các nghiệm thức tương ứng với 3 công thức ăn nhân tạo: CT1 (212 g thức
ăn gà con, 25 g cám bap, 125 g mật ong, 125 g glycerin, 13 g sáp ong), CT2 (120 g mật
ong, 20 g sáp ong, 113 g glycerin, 74 g men dinh dưỡng (Terrasoul Superfoods), 35 g
cám gạo, 60 g cám lúa mi, 25 g cám yến mạch, 53 g nước), CT3 (400 g sáp ong, 100 gphan hoa) Thí nghiệm 2 xác định khả năng sinh sản thành trùng sâu sáp được bồ trí theokiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 3 nghiệm thức với 10 lần lặp lại, các nghiệm
thức tương ứng với 3 công thức ăn nhân tạo.
Kết quả thí nghiệm 1, cho thấy ấu trùng ở CT2 có thời gian hoàn thành giai đoạn
ấu trùng ngắn nhất là 27,6 + 4,2 ngày, thời gian hoàn thành vòng đời ngắn nhất là 47,1+ 6,1 ngày, kích thước nhộng lớn nhất với chiều dài trung bình là 14,4 + 1,3 mm, chiềurộng là 4,3 + 0,4 mm và trọng lượng nhộng lớn nhất là 0,17 + 0,04 g Ở thí nghiệm 2,cho thấy số lượng trứng của thành trùng cái không khác biệt giữa 3 công thức, thànhtrùng cái ở CT1 cho tuôi thọ dài nhất 10,4 + 3,4 ngày, CT2 sử dụng nhân nuôi hiệu quảnhất
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Tran? LỮ soi stnnnnoan ng 101561001033836 55590451986 15S5EE159095AGS5SS61SES9SSE4VSĐ1SSLBMAEIEWSECRMISSARS008000338288gã0 1 IUbNv iu il
TÔ faltcussecsenseas titRGG DRDGRERGIHENIEBGIGENIEEEEENHRIGEESESEEERESECRGEIRGSIG.2-E3ESlgEĐESSĐ33R24EITR0NiBSÿ7RESSEESE iil
MG TU sccasscsonens asassesemumnmnnenvaumnunmersevanamien cama taacamannamumnmenatennenmmanmNeennecann iv
Diary ech Bit VIE t 18 soecccxcsccssessnxenapraaenncnannsonsassinanepnsinenenanionsnunnniaansnucinaanounorneesbannseantens VIDanh sach Cac Dang TT Vil
Hành Sách: cáo, hithisss.c.ccsausseniomascemnaa seacenan aE ARO ATER vill
tr ÍE sennayghưnngggtngghai0030n6G 03000801989001080)nhENGNHIGSIGESNG4G00182NG0108001.n6304 100840000701 |DVIS) CSL st consis anne tensor cantata wat Estoril etndloni euler actin diahõtugữa go gggh,gipuckiultzfiotd dighoơi 1
0 tt ytroyogmtistmmi 2Giới hạn để tài c2 tt tt HE 222 ưu 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 2: £ 5£ 2S£S££E££E££E£E£E2EZEzEzxzrezex 31.1 Giới thiệu về sâu sáp ¿- 52 2+5 2 1E2112112112112111112 1111111111111 1e 31.1.1 Nguồn gốc và phân bỒ - 2-2 ©5£+Sx92Et2E19EE92E12E1211211271121121171121111 21 xe 31.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học sâu sắp (Œ mellonelÏ4) +<5<+<<++sxxssexes 41.1.2.1 Đặc điểm hình thái -2¿-©2++t222+++t2EEEvtEEEErrtEEEEErrrrrrrirrrirrrre 41.1.2.2 Đặc điểm sinh hoc -¿ St S St +EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEESEEEkTkrrkrrerrer 91.2 Các tiêu chi đánh 914 công tức ấn nhân AO ¿icon cccnHH 2 1 0141112184 405142444 I11.3 Một số nghiên cứu nhân nuôi sâu sáp ở các mức nhiệt độ khác nhau 111.4 Một số nghiên cứu nhân nuôi thiên địch trên sâu sáp (G mellonella) 121.5 Một số nghiên cứu nhân nuôi sâu sáp trên thức ăn nhân tạo - 5: 5+: 13
IV
Trang 6Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - l62.1 Nội dung nghiên cứu đề tài 2-2-6 S221 1E 1511211211211110111111 1111 1x xe l62.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2-22 2+++E++EE+EE+2EE+EEtEEESEEzErrrrrkrre l62.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị TIEHIỂH/GỬ Höigssi51652 02.00 TPHSASEREOROAGIONGBEĐSNSIDS0NWAEE 16
2:4 PHUGHS Phap REGIE GỮnprnnnnanbntdiiitidSBE4ED4018215ASS01165E01G1038/20 0308181003M03498010N5060004E 1
2.4.1 Chuan bị nguồn sâu sáp (G mellonelld) -¿-5c+5cc+cvEtcEEEEkErrrrkrrrree 172.4.2 Các công thức thức ăn nhân tạo sử dụng trong thí nghiệm - - 5 182.4.3 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của công thức thức ăn nhân tạo đến đặc điểmhình thái, sinh học của sâu sáp (G zmelloniell4) c- 5c +S+ + £+ksvE+eexsexeexeexse 202.4.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến hình thái sâu sáp 202.4.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến khả năng phát triển các giaiđoạn và vòng đời sâu Sắp - Ác 11211123111 11111 1191111111 11101 111 01H ng Hiện 212.4.3.3 Thí nghiệm anh hưởng của thức ăn nhân tao đến khả năng sinh san thành trùngSAU SAD boxazssatng166081446134361ã20t9881380148813qg4814S43333ãL cua A 212.4.4 Xử lý số LGU co cececccccccessessessessesscssessessessesessacsecssessesassassaesassassueseesuesessaesuesaeseeeneenss 22Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 22 2+2E22E+2EE2EESEEEEerxerrrre 233.1 Ảnh hưởng của công thức thức ăn nhân tạo đến đặc điểm hình thái của sâu sáp (G
12/12/1211 8SnP0ẼẼ77A 23 Những SAU SAP ssesississokeBoioatoiidigttsslasllisiilititinEtstgHGIASEESRGERESIUGI-SHREHBSSSERĐENHODNĂEkinhöibSttlasula 33
3.2 Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến khả năng phát triển các giai đoạn và vòng đời
3.3 Ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến khả năng sinh sản thành trùng sâu sap 38KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHHỊ, 2 S2 2 E22E12112711211211 2112111111111 xe 42TÀI LIEU THAM KHÁO 2-5252 SE 2EE£EE2E12E1211221211211111211 1111111 6 43I:i08005 0 47
Trang 7Relative Humidity (Độ âm tương đối)
Trang 8DANH SÁCH CÁC BANG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần công thức ăn nhân tạo - 2-2 22 ©£+2+£+2+++E+++zxzzzxzzzxzee 18Bang 3.1 Kích thước ấu trùng từ 5 - 20 ngày tuổi của sâu sáp -: c5 26Bảng 3.2 Kích thước ấu trùng từ 25 - 35 ngày của sâu SAP -csc- 30Bảng 3.3 Trọng lượng ấu trùng từ 20 - 35 ngày tuôi của sâu sáp - 32Bang 3.4 Khối lượng, chiều dài và chiều rộng trung bình của nhộng 34
Bảng 3.5 Tỷ lệ hóa nhộng va ty lệ vũ hóa của sâu sáp .-¿ -+ 55c +Sc++s<s 35
Bảng 3.6 Thời gian phát triển các pha phát dục và vòng đời sâu sáp 37Bảng 3.7 Thời gian đẻ trứng và thời gian sau đẻ trứng của thành trùng sâu sáp ở các CONS THỂ: snuratnnbknodiiisiat000AG801113055Đ15A8515110085938438980M8300380160838.0IGND933/08D.G8NGIS8SSE8GSI89.0008380980383808840 39Bảng 3.8 Số lượng trứng và tuôi thọ thành trùng cái, đực của sâu sáp 40
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Phân bó của sâu sáp (G zmellontell4) - 2-2 ©2 ++©+2+E++E++£E++E+zrxzresrsez 4Hình 1.2 Hình thái au trùng sâu sáp (G mellonelld) . ¿- 2+ 2 ++csz++cxezesscszes 6Hình 1.3 Các đặc điểm phân biệt giới tính nhộng sâu sáp (G zmellonella) 7Hình 1.4 Các đặc điểm phân biệt giới tính và kích thước thành trùng sâu sáp (G.MMCHONCUG) wes sexs g5 HH D14 13135953080013813435 583 4CSSBE4SSSSGSS3SE43033S4EGESSEEEAASSSKSSSXE465 598 KLSSNEISERSSSES46438338:88 8Hình 1.5 Các giai đoạn phát triển của sâu sáp (G mellonella) -:-:- 10Hình 2.1 Một số dụng cụ được thực hiện trong quá trình nghiên cứu LiHình 2.2 Nhân nguồn sâu sap c.cecceccescccessessessessessessessessessessessessessessessessessessessessesseeees 18Hình 2.3 Một số nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm 2 5¿©5z22++252z 19Hình 2.4 Các công thức thức ăn sau khi phối trộn 2-22 +22 19Hình 3.1 Trứng sâu sáp - G Q SH SH H* HT HH Hàn 23Hình 3.2 Au trùng sâu sáp sau 15 ngày tuôi -¿ 2 tc2E2ExvEE2ExEEEcrErrrkerrrees 25Hình 3.3 Âu trùng sâu sáp sau 20 ngày tuổi -©2252+2E+2EE22Ec2EEEEEEEExerkree 27Hình 3.4 Au trùng sâu sáp sau 25 ngày tuôi 2-52-5223 1212112112111 11 e2 27Hình 3.5 Au trùng sâu sáp sau 30 ngày tuôi - ¿52-52 E2 2E 2 21212 sree 28Hình 3.6 Au trùng sâu sáp sau 35 ngày tuổi -2¿©2++22++22xc2ExeEExerErrrrrerrrees 29Hình 3.7 Quá trình tăng trưởng của ấu trùng sâu sáp -2-©-¿+c++cxcccscxerrcee 31Hình 3.8 Nhộng sâu sap (G mellonel la) ccecccccccccsccesscsscesenseesceseeeceeesseeeeseeneeeeseenseenes 33Hình 3.9 Các đặc điểm phân biệt giới tinh của nhộng sâu sáp (G mellonella) 33Hình 3.10 Mặt trên của thành trùng đực và cái của sâu sáp - -¿- 55c cccc<+s+2 35Hình 3.11 Mặt dưới thành trùng và đặc điểm nhận dạng của thành trùng đực và cái của
Trang 10Hình 3.12 Vòng đời sâu sáp (G mellonella) nuôi bằng CT2 - 2-2252 sccs¿ 38Hình 3.13 Nhịp điệu đẻ trứng của thành trùng cái sâu sáp trên từng công thức ăn 40
Trang 11GIỚI THIỆUĐặt vấn đề
Sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus) là loài quan trọng trong phát triển ký chủthay thế, phục vụ cho quá trình nhân nuôi các loài thiên địch (Knipling, 1979) Cácnghiên cứu cho thấy, sâu sáp có kích thước lớn, dé nhân nuôi, vòng đời ngắn nên sâu
sáp được ưu tiên vào mục đích nghiên cứu sử dụng làm ký chủ cho các loài thiên địch.
Các pha phát triển bao gồm: trứng, ấu trùng và nhộng của sâu sáp thường được sử dụnglàm vật ký chủ và ăn mỗi ở trong phòng và cả điều kiện ngoài đồng (Mohamed, 1983)
Ở Việt Nam sâu sáp đã được ứng dụng trong nghiên cứu làm ký chủ thay thế nhân nuôiong ký sinh Bracon hebetor, ong ky sinh Trichospilus pupivorus dé kiêm soát sâu đầuđen (O arenosella), làm ký chủ nhân nuôi tuyến trùng Heterorhabditis zealandica và vikhuẩn H bacteriophora (Van Zyl, 2015) Do tầm quan trọng của sâu sáp, nên cácphương pháp nhân nuôi sâu sáp bằng các công thức ăn nhân tạo đã được nghiên cứu, ưuđiểm mang lại của phương pháp nhân nuôi sâu sáp bằng công thức ăn nhân tạo với chỉphí thấp, kích thước sâu non lớn, vòng đời được rút ngắn so với nuôi ngoài tự nhiên va
có thể sản xuất với số lượng lớn để nhân nuôi thiên địch Các công thức ăn nhân tạotrong việc nhân nuôi sâu sáp là yếu tố quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển củasâu sáp trong quá trình nhân nuôi đạt hiệu quả cao, nâng cao số lượng và chất lượng sâusáp (Hickin, 2021) Hiện nay đã có nhiều thí nghiệm nghiên cứu về các công thức ănnhân tạo khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của sâu sáp Tuy nhiên ở Việt Namchưa có kết quả nghiên cứu về công thức ăn nhân tạo nhân nuôi sâu sáp
Vi vậy đề tài “Anh hưởng của các công thức thức ăn nhân tạo đến hình thái,sinh học sâu sáp Gallerria mellonella Linnaeus (Lepidoptera: Pyralidae)” đã được thực hiện.
Mục tiêu
Xác định công thức ăn nhân tạo rút ngắn thời gian nhân nuôi, tăng tốc độ sinhtrưởng của sâu sáp.
Trang 13Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu về sâu sáp
Sâu sáp (Galleria mellonella Linnaeus), là loài gây hại chính và có sức tàn phá
nặng nè nhất đối với các loài ong, đặc biệt là ong vò vẽ (Mohamed va ctv, 2014) Sâusáp gây hại nhiều ở các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới (Spangler, 1989) Cáckết quả nghiên cứu cho rằng ấu trùng lấy chất dinh dưỡng từ mật ong, da nhộng, phanhoa, sáp và các chất khác có trong sáp ong (Jindra và Sehnal, 1989)
Hiện nay, sâu sáp đã được sử dụng dé sàng lọc nghiên cứu các chủng vi khuẩn,nam và xác định các gen liên quan đến quá trình sinh bệnh hoặc các hợp chất điều trị ởngười Nghiên cứu vào mục đích y học, ấu trùng sâu sáp được sử dụng rộng rãi dé nghiêncứu các mầm bệnh ở người, đặc biệt là các vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Proteusvulgaris, Serratia marcescens, Pseudomonas aeruginosa, Listeria monocytogenes va
Enterococcus faecalis (Chadwick, 1990; Thomas, 2013).
Ngoài ra, au trùng sâu sáp cũng được sử dung rộng rãi dé nghiên cứu nhiễm nam
như: Cryptococcus neoformans, Aspergillus fumigatus va Candida albicans (Brennan, 2002; Mylonakis, 2005; Slater, 2011; Gomez-Lopez, 2014) Nghiên cứu vào mục đích
nông nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu cho thay ấu trùng sâu sáp cần thiết dé nuôi nhiều
côn trùng thiên địch như: Microplitis spp., Archytas spp., Apanteles spp và Bracon hepetor (Shah Alam va ctv, 2016).
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Sâu sáp lần đầu tiên được phát hiện trong các tổ mật của ong mật (Apis cerana)
ở khu vực Châu Á, sau đó lan rộng đến miền Bắc Châu Phi, một số khu vực của Châu
Âu, Bắc Mỹ, Vương quốc Anh và New Zealand (Paddock, 1918) Ngày nay, sự hiệndiện của loài sâu sáp đã được xác nhận ở 27 quốc gia Châu Phi (Pirk, 2015), 9 quốc giaChâu A (Al-Ghamd, 1990; Gulat, 2004; Chantawannakul, 2016), 10 quốc gia Châu Âu
3
Trang 14(Base, 2016), 5 quốc gia Bắc Mỹ (Shimanuki, 1980; Williams, 1997), 3 quốc gia MỹLatinh (Eischen, 1986), Úc (White, 2004) và 5 quốc đảo (Anderson, 1990) Mặc dù cómột số vùng hiện không có dịch hại, nhưng một nghiên cứu điển hình gần đây ở Kenya
sử dụng các mô hình dự đoán nhận thây sự phân bô tiêm ân của sâu sáp trong tương lai.
Hình 1.1 Phân bố của sâu sáp (G mellonella) (Charles, 2017)1.1.2 Đặc điểm hình thái, sinh học sâu sáp (G mellonella)
1.1.2.1 Đặc điểm hình thái
Trứng
Trứng sâu sáp có hình gần giống hình cầu và có màu trắng xương (Smith, 1965),theo Hosamani (2017) trứng sâu sáp rất nhỏ, hình elip và có màu trắng, trứng sẽ chuyểnsang màu kem khi tiếp xúc với không khí Trứng sâu sáp có bề mặt hoa văn hình lụcgiác rất nhỏ, những dấu hiệu này có thê là dấu ấn do các tế bào trên thành nang trứngtạo ra (Snodgrass, 1935; Comstock, 1940) Ngoài vỏ trứng thường có một lớp màng chấtgiống như keo giúp trứng dính vào bề mặt hoặc dính vào nhau (Smith, 1965)
Kích thước chiều dài và chiều rộng của trứng được các nhà nghiên cứu đưa ra làtương tự nhau: theo Swamy và ctv (2008) là 0,44 và 0,29 mm, chiều dài từ 0,44 - 0,47
mm và chiều rộng từ 0,29 - 0,39 mm (Ellis và ctv, 2013), theo Hosamani và ctv (2017)
Trang 15chiều dài trứng là 0,44 mm và chiều rộng trứng là 0,30 mm, theo Kawdha và ctv (2017)nghiên cứu chiều đài, chiều rộng lần lượt là 0,47 và 0,39 mm.
Theo Desai (2019), thời gian trứng sâu sáp nở chủ yếu vào buổi sáng từ 8 giờ 30đến 11 giờ 00 Vào khoảng 4 ngày trước khi trứng nở, có thé quan sát thay 1 cham nhỏmàu đen bên trong trứng đó là đầu của sâu sáp Mười hai giờ trước khi trứng nở, ấutrùng hình thành hoàn chỉnh va có thé nhìn thấy qua lớp vỏ mỏng (Paddock, 1918)
Theo Williams (1997), trứng của sâu sáp phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ (29 35°C) và chậm hơn khoảng 30 ngày ở nhiệt độ (18°C) Trứng sẽ không tồn tại trong điềukiện cực lạnh (ở hoặc dưới 0°C trong 4,5 giờ) hoặc nhiệt độ quá cao (bằng hoặc trên46°C trong 70 phút).
-Au trùng
Khi mới nở, ấu trùng sâu sáp rất nhỏ màu trang, chiều dài khoảng 1 - 3 mm vàchiều rộng khoảng 0,12 - 0,15 mm Sau khi phát triển hoàn chỉnh, ngay trước khi autrùng sâu sáp thành nhộng, ấu trùng có thể đạt chiều dài từ 25 - 30 mm và chiều rộng từ
5 - 7 mm (Smith, 1965) Trong quá trình phát triển, ấu trùng sâu sáp chuyền sang màutrắng xám và từ giai đoạn ấu trùng thứ ba trở đi, cơ thé của ấu trùng bắt đầu dày lên mộtcách dễ thấy, trở nên to lớn và chắc chắn vào cuối giai đoạn phát triển (Fasasi và Malaka,2006; Ellis và ctv, 2013).
Co thé của ấu trùng sâu sáp có cấu trúc giống như 1 cái ống dé dự trữ và tiêu hóathức ăn, cơ thé của ấu trùng sâu sáp bao gồm: đầu, ngực ba phân đoạn và bụng gồm 11đốt (Ellis và ctv, 2013) Đầu hơi nhọn, nhỏ và hơi đỏ với một đường hình chữ “v” mở
ra phía trước đầu (Paddock, 1918) Trên đầu có một cặp râu ngắn, cặp râu miệng nhai
và bốn râu ở mỗi bên, râu có màu sáng trắng, hình bầu dục và cách xa nhau (Ellis vàctv, 2013) Ba cặp chân của bốn khớp chân ngực thường bị xơ cứng, đầu cuối của mỗichân có một móc hoặc móng vuốt có ngạnh (Smith, 1965) Chân ngực phát triển tốt khi
ấu trùng mới xuất hiện nhưng chân bụng không thê nhìn thấy cho đến khi ấu trùng đượckhoảng 3 ngày tuôi Trên đoạn bụng thứ mười của sâu sáp là đĩa đệm lớn, đoạn bụngthứ mười một có một cặp đĩa đệm hậu môn và một đôi ống hậu môn nằm ở bên và cóhình bán nguyệt, lỗ hậu môn nằm giữa các ống hậu môn (Smith, 1965) Ở giai đoạn cudi
Trang 16của au trùng, màu sắc của ấu trùng thé hiện rõ nhất (màu nâu) và có một đường sinh tháisáng có thé nhìn thấy doc theo giữa mặt lưng ấu trùng (đặc biệt được đánh dau rõ trênphần thân) (Kwadha và ctv, 2017).
Hình 1.2 Hình thái ấu trùng sâu sáp (G mellonella) (Desai, 2019)
I: mặt lung; II: mat bung; III: mặt bênA: phan dau; B: phan nguc; C: phan bung; D: râu; E: miệng nhai; F: cặp chan ngực;G: vuốt; H: đôi chan; I: ống hậu môn; J: gai; K: gai bung; L: gai bụng đoạn VIII Nhộng
Sau khi hoàn thành giai đoạn ấu trùng, ấu trùng sâu sáp sẽ tạo ra tơ bằng cách sửdụng các tuyến nước bot từ một ống trong ống tơ, trông giống như môi dưới của ấu trùng
và chứa bộ máy kéo tơ Loại tơ này được dung dé làm kén và thường được làm khô khi
Trang 17tiếp xúc với không khí (Singkum, 2018) Kén do ấu trùng sâu sáp tạo ra có màu trắng,hình bầu dục, cứng, nhiều da và sau đó ấu trùng tạo một lỗ thoát ở phía đầu của kén,
mục đích cho thành trùng sâu sáp thoát ra sau khi vũ hóa (Dasai, 2019).
Chiều dai của kén thay đổi từ 22,23 - 33,50 mm và giá trị trung bình là 27,29 +2,74 mm, trong khi đó chiều rộng của kén thay đồi từ 4,56 - 5,94 mm và gia tri trungbình là 5,24 + 0,43 mm (Desai, 2019) và những kết qua nay tương tự như kết qua củaPastagia và Petel (2007), Swamy va ctv (2008), Ellis và ctv (2012), Hosamani va ctv (2017).
Nhộng đực của sâu sáp thường nhỏ hơn nhộng cái Theo Desai (2019) chiều dài
và chiều rộng trung bình nhộng đực của sâu sáp lần lượt là 11,86 + 0,84 mm và 3,17 +0,36 mm, chiều dài và chiều rộng trung bình nhộng cái của sâu sáp lần lượt là 15,83 +
0,97 mm và 4,17 + 0,27 mm Nhộng đực có một cặp núm tròn nhỏ ở phía đuôi đại diện
cho nắp gai giao phối, nhộng cái có 1 khe nhỏ ở phía đuôi tạo thành lỗ giao phối
T
Trang 18Thành trùng
Thành trùng sâu sáp sẽ không kiếm thức ăn và có thể tồn tại vào cả ban đêm vàban ngày (trong khu vực ánh sáng yếu) vì nó miễn cưỡng tiếp xúc với ánh sáng Theonghiên cứu của El-Sawaf (1950) thành trùng đực sống lâu hơn (21 - 30 ngày) so với
thành trùng cái (8 - 15 ngày), theo Swamy (2008) thời gian trung bình của thành trùng
đực là 16,40 + 2,69 ngày và thời gian trung bình của thành trùng cái là 6,88 + 0,70 ngày.Thanh trùng cái sâu sáp có chiều dài cơ thé trung bình 15 - 20 mm, sai cánh 31 mm va
trọng lượng 0,169 g (Wiliam, 1997), thành trùng đực sâu sáp có kích thước nhỏ hon và
có màu ít sâm hơn so với thành trùng cái.
Hình 1.4 Các đặc điểm phân biệt giới tính và kích thước thành trùng sâu sáp
(G mellonella) (Charles, 2017) A: thành trùng cái; B: thành trùng đực
Thành phần thức ăn và thời gian phát triển của sâu sáp đã được nghiên cứu déảnh hưởng đến màu sắc của thành trùng (Shimanuki, 1981) Thành trùng cái có rìa cánhtrước gần như thắng trái ngược với rìa cánh hình sò của thành trùng đực (Smith, 1965).Ngoài ra, thành trùng cái có vòm miệng nhô về phía trước, trong khi ở thành trùng đực
có vòm miệng cong mạnh lên trên và móc vao trong (Smith, 1965; Wiliam, 1997).
Cả thành trùng đực và thành trùng cái đều có cùng một loại râu đầu, đạng sợi, chỉ
khác nhau về số lượng giữa các đoạn của thành trùng (40 - 50 ở con đực và 50 - 60 ởcon cái) (Leyrer, 1973), thành trùng cái có ba giai đoạn: tiền đẻ trứng (1,60 + 0,50 ngày),
Trang 19thời gian đẻ trứng (6,12 + 1,09 ngày) và giai đoạn sau đẻ trứng (2,00 + 0,87 ngày) (Desai
cái thường đẻ trứng thành từng cụm trong các khe hẹp (Smith, 1965).
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thành trùng cái đẻ trứng từ 3 - 13 ngày
(Paddock, 1918) Trong hầu hết các trường hợp, thành trùng cái đẻ trứng thành từng
cụm, mỗi cụm 50 - 150 trứng (Williams, 1997), theo báo cáo của Desai va ctv (2019)
thậm chí có cụm từ 175 355 trứng Số lượng trứng của một con cái thường là từ 500
-1800 (Warren và Huddleston, 1962; Hosamani và ctv, 2017), theo Desai (2019) số lượngtrứng đẻ của thành trùng cái sâu sáp dao động từ 464 - 954 trứng (715 + 149,68 trứng/cái), theo kết quả nghiên cứu của Pastagia và Patel (2007) số trứng đẻ của thành trùng
cái sâu sáp trung bình khoảng 699,50 + 146,40 trứng.
Trang 20Vòng đời
Vòng đời của sâu sáp bao gồm bốn giai đoạn phát triển và có thể xác định được,bao gồm: giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng (Singkum, 2018) Elsawaf(1950) báo cáo rằng giai đoạn trứng kéo dài trong 9 - 10 ngày và Swamy (2007) giaiđoạn trứng dài trong 8,70 ngày Âu trùng lột xác bảy lần trong suốt quá trình phát triển,bảy giai đoạn của ấu trùng lần lượt: 4,5 + 0,49; 5,3 + 0,5; 6,6 + 0,68; 7,3 + 0,5; 8,3 +
0,45; 8,5 + 0,67 và 9,3 + 0,4 ngày (Hosamani, 2017) Thời gian hoàn thành vòng đời
của sâu sáp kéo dai khoảng 6 - 7 tuần ở nhiệt độ 29°C - 32°C và theo Singkum (2018)thời gian hoàn thành vòng đời của sâu sáp kéo dài khoảng 6 - 8 tuần ở nhiệt độ 29 -39°C.
Hình 1.5 Các giai đoạn phát triển của sâu sáp (G mellonella)Trứng (1), sâu sáp khoảng 10 ngày tuổi (2), sâu sáp 20 ngày tuổi (3), sâu sáp 25-35
ngày tuôi (4 và 5), sâu sáp khoảng 40 ngày tuôi (giai đoạn âu trùng cuôi cùng) (6),
tiên nhộng và nhộng (7 và 8), ngài đêm trưởng thành (9) (Jorjao, 2018)
Au trùng sâu sáp sau khi khi trưởng thành hoàn toàn sẽ ngừng ăn và di chuyểnmạnh mẽ dé tìm kiếm những nơi thích hợp, an toàn dé ấu trùng có thé bám vào quaykén và tạo thành nhộng Thời gian tạo kén mất 0,53 - 2,2 ngày (Hosamani, 2017) Các
thời gian trung bình của pha nhộng là 7,36 - 8,65 ngày và các nghiên cứu khác thời gian nhộng là 8 - 9 ngày (Kannagara, 1940); 6,5 - 8 ngày (Sehnal, 1966); 7 - 8,6 ngày (Swamy, 2007).
Trang 21Tùy thuộc vào nhiệt độ, độ âm và nguồn thức ăn, thời kỳ phát triển tổng thé từkhi đẻ trứng đến khi trưởng thành dao động từ 32 ngày (28°C, 65% RH) đến 93 ngày(2,5 - 24°C, 44 - 100% RH, thiếu lương thực) (Kumar và Khan, 2018) Số lượng và tuôithọ của sâu sáp phụ thuộc vào điều kiện môi trường, trong đó quan trọng nhất là nhiệt
độ và thức ăn (Mohamed và ctv, 2014; Kumar và Khan, 2018).
1.2 Các tiêu chí đánh giá công thức ăn nhân tạo
Các công thức ăn nhân tạo giúp ấu trùng sâu sáp đây nhanh tốc độ sinh trưởng vàrút ngắn thời gian hoàn thành vòng đời, bên cạnh đó cũng có những công thức ăn nhântạo làm ấu trùng sinh trưởng chậm, dẫn đến ấu trùng hóa nhộng và vũ hóa thành nhữngthành trùng sâu sáp có kích thước nhỏ Các thí nghiệm thường kết thúc khi ấu trùng bắt
đầu vào giai đoạn nhộng, nên tỷ lệ sông, kích thước và trọng lượng tương đối của ấu
trùng sâu sáp là tiêu chí sử dụng để đánh giá hiệu quả tương đối của công thức thức ănnhân tạo Ở những công thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, ấu trùng sâu sáp sinh trưởngkém va tỷ lệ chết sớm cao hoặc một vài au trùng sống sót dé thành nhộng nhưng vớikích thước và trọng lượng rất nhỏ
1.3 Một số nghiên cứu nhân nuôi sâu sáp ở các mức nhiệt độ khác nhau
Các nghiên cứu cho thấy cần đảm bảo nhiệt độ từ 25 - 30°C để đảm bảo chấtlượng các loài thiên thiên địch và sâu sáp Các kết quả nghiên cứu ở các mức nhiệt độ
và độ âm khác nhau đã được các nhà nghiên cứu thực hiện, Warren và Huddleston (1962)nghiên cứu sâu sáp ở mức nhiệt độ khoảng 30°C độ ẩm tương đối 70% và trong điềukiện hạn chế ánh sáng, theo Dadd (1966) tất cả thí nghiệm được thực hiện trong tủ định
ôn được kiểm soát nhiệt độ ở 35°C, tùy thuộc vào tủ có chứa khay nước hay không, đốivới tủ định ôn có chức khay nước duy trì độ am khoang 70 - 85%, đối với tủ định ônkhông có chứa khay nước duy trì độ âm khoảng 50 - 65%, Coskun (2006) là 26 - 28°C
và độ âm tương đối 50 - 60%, Kulkarni (2012) ở mức nhiệt độ 27 + 2°C và độ 4m 60 +5%, theo Mohamed (2014) nuôi sâu sáp ở nhiệt độ 30 + 1°C và độ ầm 50 + 5%, theoHickin (2021) nuôi sâu sáp nhiệt độ ở 27 + 3°C và độ am 65 + 8%
Bên cạnh đó, tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau nên các nhà nghiên cứu đã
thực hiện ở các mức nhiệt độ khác nhau Nghiên cứu các mâm bệnh ở người: các nhà
1]
Trang 22nghiên cứu đã sử dụng mức nhiệt độ 15 - 37°C, Fuchs và ctv (2010) đã nghiên cứu cơ
chế bệnh sinh của nam ở mức nhiệt độ 37°C, Harding (2013) đã nghiên cứu bệnh viêmphổi (Legionnaires) của người ở mức nhiệt độ 37°C
Nghiên cứu nhân nuôi thiên địch: nhân nuôi ong ký sinh B hebetor trên sâu sáp
ở mức nhiệt độ 27 + 2°C độ âm 65 + 10% RH và thời gian chiếu sáng 14 giờ sáng 10giờ tối; nghiên cứu nhân nuôi tuyến trùng bằng sâu sáp ở mức nhiệt độ 26°C và độ âm55%.
1.4 Một số nghiên cứu nhân nuôi thiên địch trên sâu sáp (G mellonella)
Từ lâu sâu sáp đã được nhân nuôi làm ký chủ cho nhiều tác nhân phòng trừ sinhhọc khác nhau (King và cộng sự, 1979) vì sâu sáp mang lại giá trị kinh tế hơn bất kỳloài nào khác Điều này cho thấy sự nhạy cảm của sâu sáp đối với nhiều loại tác nhânsinh học khác nhau, đã dẫn đến việc sâu sáp được sử dụng rộng rãi cho sự nhân lên hàngloạt của nhiều tác nhân kiểm soát sinh học, vi khuẩn, nắm (Brownbridge và ctv, 1993)
Sâu sáp đã được nhân nuôi cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: làm kýchủ thay thế nhân nuôi ong ký sinh Bracon hebetor, ong ký sinh Goniozus nephanitidis,ong ky sinh Trichospilus pupivorus dé kiểm soát sâu đầu đen (O arenosella)(Chomphukhiao và ctv, 2018; Rao và ctv, 2018), làm ký chủ nhân nuôi tuyến trùngHeterorhabditis zealandica và vì khuân H bacteriophora (Van Zyl, 2015), vi rút gâybệnh ở côn trùng (Singh, 1994).
Theo Alam (2016), nghiên cứu về mật độ ong ký sinh trên sâu sáp, khi nghiêncứu nhận thấy mật độ 10 cặp ong ký sinh Bracon hebetor với 50 au trùng sâu sáp tronghộp nhựa 100 mL đã tạo ra số lượng ong ký sinh cao nhất (trung bình khoảng 205 + 7,07con).
Theo Darryl (2003), nghiên cứu về mối quan hệ cộng sinh giữa tuyến trùngSteinernema carpocapsae và vi khuân Xenorhabdus nematophila trên ky chủ sâu sap
Ngoài các nghiên cứu mục đích sử dụng làm ký chủ thay thế thì sâu sáp cũngđược nghiên cứu trong lĩnh vực y học: sâu sáp là một mô hình tốt để nghiên cứu phảnứng miễn dịch côn trùng và các yếu tố độc lực của nhiều mầm bệnh, bao gồm cả mầm
bệnh ở người như Legionnaies (Harding, 2013), Pseudomonas aeruginosa,
Trang 23Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Candida albicans, Fusarium
oxysporum, va Aspergillus fumigatus (Gibreel va Upton, 2013; Gomez-Lopez va ctv, 2014; Koch va ctv, 2014; Munoz-Gomez va ctv, 2014; Maekawa va ctv, 2015; Vaz vactv, 2015), sử dung làm nguyên liệu thuốc trong y học cổ truyền
1.5 Một số nghiên cứu nhân nuôi sâu sáp trên thức ăn nhân tạo
Việc sử dụng thức ăn nhân tạo là nền tảng quan trọng nhân nuôi sâu sáp trongphòng thí nghiệm Do đó, điều quan trọng nhất khi nhân nuôi sâu sáp trong phòng thínghiệm là công thức ăn nhân tạo phải phải được tối ưu hóa phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng của sâu sap để tạo ra sâu sáp chất lượng cao, sé luong nhiéu, ngoai phuc vu vao
mục đích nghiên cứu trong phòng thi nghiệm mà còn phù hợp với mục đích kinh tếthương mại.
Haydak (1936), là người đầu tiên tiến hành nhân nuôi sâu sáp bằng thức ăn nhântạo Các nghiên cứu của Haydak (1936) đã đánh giá rằng sữa khô hoặc men bột là thànhphần cung cấp dinh dưỡng tốt hơn thịt khô vụn và sáp ong
Sau đó Balazs (1958) nghiên cứu cải thiện công thức ăn của Haydak (1936) có
chứa sáp ong và không có nước và Balazs cũng phát hiện ra rằng sâu sáp được nuôi bằngcông thức ăn nhân tạo có kích thước lớn hơn và có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, có tỷ
lệ con cái nhiều hơn và đẻ nhiều trứng hơn so với sâu sáp được nuôi trên thức ăn "tự
ăn được đề xuất từ năm 1960 hau hết là sự thay đôi của Beck
Mức độ đầy đủ của công thức ăn nhân tạo thử nghiệm được đánh giá bằng cách
so sánh sự tăng trưởng và phát triển của các nhóm ấu trùng tương tự được nuôi đồngthời trong các điều kiện tương tự (Dadd, 1963)
Theo Dadd (1964), ấu trùng sâu sáp thường được nuôi theo công thức ăn có chứangũ cốc, glycerol và mật ong, không chứa sáp và chỉ chứa một lượng nhỏ các chat lipid
13
Trang 24Chế độ ăn như vậy rất giàu carbohydrate và các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần một
tỷ lệ cao carbohydrate trong công thức ăn tổng hợp không có sáp ong đề sâu sáp pháttriển tối ưu Những nghiên cứu cho rằng carbohydrate và sáp ong có thể thay thế chonhau trong công thức ăn của sâu sáp.
Dadd (1966), đã nghiên cứu chỉ tiết việc sử dụng sáp ong và các thành phần củasáp ong và kết luận giống với Meal-nikov (1908) đã nghiên cứu, rằng sáp ong được sửdụng như một loại thực phẩm, chỉ thúc day tăng trưởng thông qua trao đôi chat trongkhẩu phần ăn có hàm lượng nước thấp
Yêu cầu dinh dưỡng của sâu sáp đã được nghiên cứu (Jindra và Sehnal 1989;Dadd, 1966, 1964) và các phương pháp nhân nuôi tốt nhất (Mohamed và ctv, 1983) đãđược thiết kế hầu hết cho sản xuất quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm Các nghiên cứu
về nhân nuôi cũng đã tìm cách tối đa hóa số lượng sâu sáp với chi phí thấp dé nuôi ky
sinh trùng và tuyến trùng (Marston va ctv, 1973; Marston ctv, 1974; Coskun va ctv,
2006; Metwally va ctv, 2012), bên cạnh việc giảm chi phí nhân nuôi, cũng cần phải đánhgiá tính phù hợp của các thành phần thức ăn nhân tạo đến các thông số sinh học như thờigian và khối lượng ấu trùng, khối lượng nhộng, khả năng sinh sản và thời kỳ tổn tại vàphát triển tổng thể trước khi chấp nhận thay đổi (Birah và ctv, 2008) Xác định các điềukiện lý tưởng để nuôi ấu trùng sâu sáp cho sử dung làm mô hình lây nhiễm in vivo(Jorjao, 2018).
Gross và ctv (1996), báo cáo rằng việc bố sung thêm 30 g bột lúa mì vào côngthức ăn là cần thiết để làm tăng đáng kể trọng lượng sâu sáp Ngoài ra, sâu sáp phát triểntốt trên công thức có thêm 5 - 10 g men torula, do đó những ấu trùng sâu sáp này nặnghơn nhiều so với những ấu trùng sâu sáp được nuôi trên các công thức ăn thiếu mentorula.
Jorjão (2018), đã nghiên cứu một công thức ăn nhân tạo rút ngắn thời gian hoànthành vòng đời của sâu sáp bằng cách đây nhanh tốc độ sinh trưởng và tăng trọng lượng
ấu trùng sâu sáp Công thức ăn này cũng kích thích hệ thống miễn dịch của sâu sáp bằngcách tăng khối lượng hemolymph và nồng độ tế bào máu Ngoai ra, công thức ăn nhânnuôi sâu sáp của Jorjão cũng đã tạo ra những ấu trùng chống lại sự lây nhiễm củaStaphylococcus aureus, Escherichia coli va Candida albicans Thành phần công thức
Trang 25ăn của Jorjão (2018) bao gồm: 250 g bột ngô, 150 g nam men, 100 g bột đậu nành, 100
g sữa bột, 200 g mật ong, 200 g glycerol.
El-Gohary (2018), đã nghiên cứu đánh giá công thức ăn tối ưu hóa, được thé hiệnbởi: thời gian ấu trùng được rút ngắn, tỷ lệ sống của ấu trùng cao (88,33 %), trọng lượng(186 mg/ ấu trùng) và trọng lượng nhộng, tý lệ chết giảm (6,7%), khả năng sinh sản cao(1056,6/ thành trùng cái), tỷ lệ trứng nở (97,81%) Và thành phần công thức ăn của El-Gohary (2018) bao gồm: 400 g sáp ong, 100 g phan hoa Trọng lượng của ấu trùngtrưởng thành bang sáp cao hơn không có sáp, có thé là do trong thức ăn giàu protein vàkết quả nghiên cứu này phù hợp với Singh (2014), người đã phát hiện ra rằng trong côngthức ăn có chứa 500 g sáp ong trong tông số 1000 g thức ăn dẫn đến các chỉ tiêu sinhhọc tốt hơn và công thức ăn có thé thành công khi sử dụng nhân nuôi thương phẩm sâu
sáp (G mellonella).
Hickin (2021), đã phân tích 17 thành phần thức ăn có trong 35 công thức ăn và
đã tạo ra một chế độ ăn tối ưu, với tỷ lệ ấu trùng sông cao và khối lượng ấu trùng tănggấp 2,4 lần so với các công thức ăn khác Công thức ăn của Hickin bao gồm: 14 g cámyên mach, 34 g cám mì, 20 g cám gạo, 42 g men torula, 11 g sáp ong, 68 g mật ong, 64
g glycerol, 30 mL nước Công thức ăn có men torula đắt hơn nhiều so với công thức ănkhông có men Công thức ăn tối ưu có chứa men torula và là một trong những loại đắtnhất
Mặc dù đã được nghiên cứu hơn 60 năm tại các phòng thí nghiệm, nhưng các yêu
cầu về chế độ ăn của sâu sáp vẫn còn đang là vấn đề đáng lo ngại Một đánh giá về các
nghiên cứu nhân nuôi sâu sáp cho thay sự mâu thuan về các yêu câu dinh dưỡng cụ thê
và mẫu thuẫn về tỷ lệ các thành phần thức ăn khác nhau (Hickin, 2021)
Một lý do có thé dẫn đến sự khác biệt lớn trong kết quả nghiên cứu là do phanứng của sâu sáp đối với dinh dưỡng là nhựa và ấu trùng sâu sáp có thé tổn tại trong chế
độ ăn đơn giản hoặc phức tạp, ấu trùng sâu sáp có thé chịu đựng các chế độ ăn khácnhau mà không gặp van dé gì nghiêm trong trong quá trình phát triển của sâu sáp do đóđạt được khối lượng cơ thé khác nhau (Hickin, 2021)
15
Trang 26Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu đề tài
Xác định ảnh hưởng 3 công thức ăn nhân tạo đến một số đặc điểm hình thái, sinhhọc của sâu sáp.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2022 tại phòng thí nghiệm
Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố HồChí Minh.
2.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
Sâu sáp (G mellonella).
Vật liệu bắt mẫu: cọ quét mẫu, kẹp gắp côn trùng
Điều kiện phòng thí nghiệm: nhiệt độ 28 + 2°C và độ âm 70 + 5%, thời gian chiếusáng 12 giờ.
Vật liệu quan sát mẫu: kính lap sôi nổi (KTST 978PRO, độ phóng đại 17x 110x).
-Vật liệu nhân nuôi: thức ăn nhân tạo bao gôm: thức ăn gà con, cám bắp, sáp ong,
glycerin, mật ong, phân hoa, cám yên mạch, cám lúa mì, bột cám gạo, men dinh dưỡng (Terrasoul Superfoods), nước.
Dụng cụ nhân nuôi: lồng mica (30 x 24 x 28 cm), thùng nhựa (56 x 38 x 26 cm),hộp nhựa hình trụ (có đường kính trên, đường kính dưới, đường cao lần lượt là: 6,5; 6,5;3,2 cm và 13, 10, 6 cm), ống falcon (50 mL)
Trang 27Vật liệu hỗ trợ: cân điện tử (Asone AXA3003, cân 3 số lẻ, khoảng cân 0,001 —
300 g, có lồng chắn gió), máy đo nhiệt độ và độ 4m (HOBO MXI 101), thước đo 20 cm,
sô ghi chép, bút viết
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chuan bị nguồn sâu sáp (G mellonella)
Nguồn sâu sáp được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học NôngLâm Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó ấu trùng được nhân nuôi trong các khay nhựa (56
x 38 x 26 cm) với điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C và độ âm 70 + 5% thời gian chiếu sáng
12 giờ, có bổ sung thức ăn theo công thức của Bộ môn Bảo vệ Thực vật gồm (212 gthức ăn gà con (bắp, tam, khoai mì), phụ phẩm ngũ cốc (cám gạo, cám mì), đạm độngvật, đạm thực vật, hệ men tiêu hóa Bio-zeemTM, khoáng hữu cơ, dẫn xuất của axitFormic, premix vi khoáng - vitamin, axit amin, chất phụ gia, khoáng đa lượng), 25 gcám bap, 125 g mật ong, 13 g sáp ong, 125 g glycerin) Thành trùng sâu sáp được nhânnuôi trong các lồng mica (30 x 24 x 28 cm), nuôi qua 2 thế hệ dé thu trứng cho các thí
nghiệm.
17
Trang 282.4.2 Các công thức thức ăn nhân tạo sử dụng trong thí nghiệm
Thí nghiệm nhân nuôi sâu sáp được thực hiện trên 3 công thức thức ăn nhân tạogồm nhiều loại thành phần khác nhau (Bảng 2.1) Trước khi tiến hành thí nghiệm, phanchia các thành phần công thức ăn và dùng cân điện tử cân trọng lượng các thành phầnthức ăn khác nhau.
Bảng 2.1 Thành phần công thức ăn nhân tạo
ong,13 g sáp ong, 125 g glycerin.
120 g mat ong, 20 g sap ong, 113 g glycerin, 74 g men dinh dưỡng (Terrasoul Superfoods), 35 g cám gạo, 60 g cám lúa mì, 25 g cám yên mach, 53 ø nước.
400 g sáp ong, 100 g phan hoa
Trang 296 8 7
Hình 2.3 Một số nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm
1: thức ăn gà con; 2: sáp ong; 3: cảm bắp; 4: bột lúa mì; 5: bột cám gạo; 6: phan hoa
mật ong; 7: men dinh dưỡng (Terrasoul Superfoods); 8: cám yến mach
1: công thức 1; 2: công thức 2; 3:công thức 3
19
Trang 302.4.3 Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của công thức thức ăn nhân tạo đến đặc điểmhình thái, sinh học của sâu sáp (G mellonella).
2.4.3.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến hình thái sâu sáp
Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, 3 nghiệmthức với 50 lần lặp lại Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C ẩm
độ 70 + 5% thời gian chiếu sáng 12 giờ trong phòng thí nghiệm Khi trứng sâu sáp mới
nở (1 ngày tuổi) tiến hành dùng cọ tách ấu trùng ra hộp nhựa hình trụ (có đường kínhtrên, đường kính dưới, đường cao lần lượt là: 6,5; 6,5; 3,2 cm có lỗ thoáng khí) với 2 gthức ăn, sau 20 ngày bổ sung thêm 1 g thức ăn Theo dõi các chỉ tiêu
Các nghiệm thức thí nghiệm
Nghiệm thức 1: 1 ấu trùng sâu sáp 1 ngày tuôi/ hộp với công thức ăn số 1
Nghiệm thức 2: 1 ấu trùng sâu sáp 1 ngày tudi/ hộp với công thức ăn số 2
Nghiệm thức 3: 1 ấu trùng sâu sáp 1 ngày tudi/ hộp với công thức ăn số 3
Chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm hình thái:
Trứng: quan sát hình dạng, màu sắc, đo kích thước
Au trùng: quan sat hình dang, mau sắc, đo kích thước, cân nặng
Trang 31Nhộng: quan sát hình dạng, mau sắc, đặc điêm bên ngoài, mô tả đặc diém nhận
dang giới tính (đực/ cai), đo kích thước.
Thanh trùng: quan sát các đặc điêm trên cơ thê, mau sắc, đặc diém nhận biệt thành trùng đực và cái, đo kích thước.
2.4.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến khả năng phát triển các
giai đoạn và vòng đời sâu sáp.
Phương pháp thực hiện
Phương pháp được thực hiện tương tự nội dung thí nghiệm 2.4.3.1 nhưng thay
đổi chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi
Thời gian phát triển các giai đoạn (ngày)
Các chỉ tiêu theo dõi
Thời gian tiền đẻ trứng (ngày)
21
Trang 32Thời gian đẻ trứng (ngày).
Thời gian sau đẻ trứng (ngày)
Số lượng trứng đẻ (trứng/ thành trùng cái/ ngày)
Tổng số trứng của thành trùng cái (trứng/ thành trùng cái)
Tuổi thọ thành trùng đực và cái (ngày)
2.4.4 Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và chuyền đổi bằng phần mềm Microsoft Excel 2013.Phân tích thong kê ANOVA, trắc nghiệm phân hạng LSD (a= 0,01) bằng phần mềmSAS 9.1
Trang 33Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Anh hưởng của công thức thức ăn nhân tạo đến đặc điểm hình thái của sâu sáp
(G mellonella).
Trimg
A: trứng | ngày; B: trứng 5 ngàyTrứng sâu sáp có hình elip hoặc lục giác, trên bề mặt trứng trơn và bóng, vỏ trứngmỏng Trứng mới đẻ 1 ngày đầu có màu hồng nhạt, sau 4 - 5 ngày chuyên sang màuvàng nâu, sau 7 - 8 ngày trứng gần nở trở nên trong hơn, ở đỉnh trứng xuất hiện chammàu đen đó là đầu của ấu trùng sâu sáp
Về kích thước trứng, chiều dai trung bình 0,6 + 0,04 mm, khoảng biến động 0,5
- 0,6 mm, chiều rộng trung bình 0,4 + 0,1 mm, khoảng biến động 0,3 - 0,5 mm
Trang 34thuộc vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn nhân tạo, nhiệt độ và độ ầm nhânnuôi Tốc độ tăng trưởng còn quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của sâu sáp vàthời gian hoàn thành vòng đời của sâu sáp.
Au trùng 10 ngày tudi
Ở giai đoạn au trùng 10 ngày tuổi, theo kết qua quan sát so sánh với giai đoạn ấutrùng 5 ngày tuổi nhận thấy hình dạng màu sắc ấu trùng sâu sáp không có sự khác biệt
giữa các công thức ăn.
Ở giai đoạn ấu trùng 10 ngày tuôi từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy, chiều dài trungbình ở ba công thức không có sự khác biệt qua ý nghĩa thống kê Chiều rộng ấu trùng ởgiai đoạn ấu trùng 10 ngày tuổi của CT1 là 0,5 + 0,2 mm, chiều rộng trung bình của ấutrùng CT2 là 0,6 + 0,2 mm, chiều rộng trung bình của ấu trùng CT3 là 0,6 + 0,2 mm
Au trùng 15 ngày tuổi
Ở giai đoạn ấu trùng 15 ngày tudi, ấu trùng được nuôi ở cả 3 công thức bắt đầu
có sự thay đối về màu sắc và kích thước rõ hơn Về theo đõi màu sắc nhận thay ấu trùngđược nuôi bằng CT1 và CT2 có màu đậm hơn so với CT3 Từ giai đoạn ấu trùng 15ngày tudi trở đi, au trùng nuôi ở CT1 và CT2 đã bắt đầu thay đồi hình dạng rõ hơn CT3