1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Khảo sát tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây chanh (Citrus aurantifolia swingle) tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Tình Hình Sử Dụng Hóa Chất Nông Nghiệp Trên Cây Chanh (Citrus Aurantifolia Swingle) Tại Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An
Tác giả Trần Đức Bình
Người hướng dẫn ThS. Thái Nguyên Diễm Hương
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 22,32 MB

Nội dung

Nhằm đánh giá được tình hình sản xuất và tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây chanh từ đó có những khuyến cáo thích hợp, đề tài: “ Khảo sát tình hình sử dụng hóa chất nông ngh

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

3k 2s 3É 2s 3k ok sk

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

KHẢO SAT TINH HÌNH SỬ DỤNG HOA CHAT NÔNG NGHIỆP

TREN CAY CHANH (Citrus aurantifolia Swingle) TẠI

HUYEN BEN LUC, TINH LONG AN

SINH VIEN THUC HIEN: TRAN DUC BINHNGANH : BAO VE THUC VATKHOA: 2018 — 2022

Thanh phó Hồ Chi Minh, thang 11 năm 2023

Trang 2

KHẢO SAT TINH HÌNH SỬ DỤNG HOA CHAT NÔNG NGHIỆP

TREN CAY CHANH (Citrus aurantifolia Swingle) TẠI

HUYEN BEN LUC, TINH LONG AN

Tac gia

TRAN DUC BINH

Khóa luận được đệ trình dé hoàn tất yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

Hướng dẫn khoa học

ThS THÁI NGUYEN DIEM HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠNChân thành cảm ơn:

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm Khoa Nông học va tat ca Quý thầy cô Khoa Nông Học trường

Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiệnthuận lợi trong suốt thời gian, quá trình đào tạo học tập và nghiêm cứu tại trường

Chân thành cảm ơn cô ThS Thái Nguyễn Diễm Huong, Bộ môn cây LươngThực Rau Hoa Qua, Trường Dai Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tinh chia sẻkinh nghiệm và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa

Cuối cùng, xin biết ơn công lao dưỡng dục của ba mẹ, luôn yêu thương và dạy

dỗ con nên người

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TRÀN ĐỨC BÌNH

Trang 4

Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân trồng chanh tại huyện

Bến Lức, tỉnh Long An kết hợp với quan sát thực tế của vườn chanh

Kết quả điều tra hiện trạng vườn chanh tại huyện Bến Lức cho thay đa số nôngdân trồng chanh có từ 7 - 11 năm kinh nghiệm, diện tích trồng chủ yếu từ 7.000 —13.000m2, tuổi vườn từ 4 — 5 năm Giống chanh không hạt được trồng phổ biến và mua

từ trại cây giống địa phương (52,86%)

Nguồn nước tưới 100% lấy từ sông và đều dùng biện pháp tưới phun cho vườnvới thời gian tưới chủ yếu là 3 giờ/lần tưới chiếm 41,43%

100% nông hộ trồng chanh tại Bến Lức, Long An sử dụng phân gà để bón chocây với liều lượng từ 20 — 35kg/cây/năm Lượng phân bón vô cơ trên vườn chanh dao

động từ 0,46 — 1,87kg N + 0,58 — 1,76kg PzOs + 0,55 — 1,48kg K2O + 0,375 — 1,5kg

CaO/cây/năm Phân vô cơ được sử dụng chủ yếu ở dạng NPK Có 85,71% hộ có xử lý

ra hoa cho chanh Biện pháp xử lý ra hoa phổ biến là siết nước kết hợp sử dụng phânbón lá có ham lượng lân cao.

Các loại dịch bệnh xuất hiện trên vườn điều tra là sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ, ray,nứt thân xì mu, than thư, nam hồng Trong đó sâu vẽ bùa và bệnh nam hồng có tỷ lệ xuấthiện phổ biến nhất và gây hai nặng trên vườn Sâu, bệnh hại và cỏ dại được phòng trừ

bằng thuốc BVTV, trong đó có 24 hoạt chất và 35 loại thuốc BVTV được sử dụng, đa

số đều nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam Chỉ có 3 hoạt chất thuốctrừ cỏ tương ứng với 3 loại thuốc trừ cỏ không nằm trong danh mục được phép sử dụng

ở Việt Nam là Kopski 480SL (7,14%), 2,4D 600SL (5,71%) va Glyphosate TC 480SL

(2,86%) Các loại thuốc trừ sâu, bệnh được nông dân phun phòng định kỳ

Trang 5

DANH SÁCH CAC HINH cccsssssssssssssssssscscsessssscsecossscssssssscsesnssacscsesacsecaesasencacencens xiGIÚN THỊ ss scacares sacl cm I BGS UC 12

ee 12WITS LEisssstesvrraorotttstiytittrtftA4g19410S80009128809n0080giclhgssiisissiogphbigssDeÐtrgaebtteiassbtdrigsbBr 13YOU CAU ceeecccccececsesesececscsvevsusesscecsvsvsvessesecsvsvssesecsesvavesusesavsvavsusesecevavavsueeserevavenstseseceveveees 15GiGi har 6 tai 8a 5 13Chương TỔỐNG QUAN TÀI TẾ wscescosssssnsesansonszssnccazaronnncnsenansoasersearepmnaammamnecaiers 14Lill Tông quan về: cây GÌ NH cscs seminoma tea caste 141,1 Phần loại vũ ipHÔH 8 eesesesniseesiiseronisenietbnisi810103400101040013070110010112080x0801960 14L.L.1 Dac ion À1 141¿1;2, Gia t1 Cin, ƯỐ Hổ náneseesesesnseiessoniiidiiESlEAI016G30383095190160095112310850.DSERSA8S099G830Đ1007E 141.2 Tình hình sản xuất chanh trên thế giới và Việt NÑam -222¿+22+s>z225+2 131.2.1 Tình hình sản xuất tại thé giới - 2-22 222222222E22E22EEE2122122121E2212Eerrrrev 151.2.2 Tinh hình sản xuất tại tinh 1.0ï[Ø Atty VIÊ NTHleeceeseseiieereinradiasiesrisrogsouieranetba 151.3 Dịch hại phô biến trên ấy TN sussevsecsoikdiusueticketiedtssssbogiokbgilEstjgzEilisGegislaoetBuiSg2igEaigsz0zSiE- 181.4 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An -©2-©22222222222222222E22222222EczErzrxees 20

Al 1 THÍ 018 [loa cunsoaGitstio seo sa aurea cesses i mle at iD SCS oS RSTRNT 20

es g6 66t 01gb rong 0 0ãG0 0005 05000008300unnn0urSuysgs 20 LAB! SONG 0 09 ốốố ốc cố Cố ốc cố c c rc 201.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh 2-2 22 2S222+2E+£E+EE+2E2E2EZEzEzxzzze2 20

1.5.1 Đất trồng -22-2222222 2222 221227112212712271271211211211211211211111111 211121 re 20

1.5.2 Thời VỤ -©2¿22 S22 2E22E122512212212112112112111112111111111111211211111211 211211 1 eeu 20

Trang 6

1.5.3 Chọn giống -2- 52 S12212212212212212212212212212212121212111112121212121 21 ye 21I9 0 21 Ne) ,ĐIOH JON At isyssisisgispuiöiGIASSENGIEURGRGIAGGGESGERREE-EESARSRIHBAIGSNGiGGINGSISMMRSGSQUSNNiaSHNER 22

1.6 Hod chat nong nghiép 8 231.6.1 Định nghĩa về hoá chat nông nghiSp 0.cccccceccseccsesssesssessseesseesteeetesstessseeneees 23

1.6.2 Lịch sử hình thành của hoá chất nông nghiệp -2-22©222++2zzz22z+2 23

1.6.3 Thực trạng của việc sử dụng hoá chất 419112⁄54134015/9777777 7 2416.4 Phân chía loại hoố chất ninn THỂ susseesseibikiikioldiiLidAg14021013008613040,0108410.63860 24

1.6.4.1 Phân loại thuốc BVTV -2-22-222222122212221222122112211211211211 221121 xe 24

Ce a 271.7 Tinh hình sử dung hoa chất nông nghiệp trên cây chanh -2- 2-52 29

1.7.1 Các loại phân bón được sử dụng trên cây chanh -5-=+c+<c+cs+2 29 I.72.1-Í' Pair, Gti THIỆN (EWlsrsiinesagsidDiibobaIRRAEIGIIEEERGUIEDSEDISGENEERIGNIGSGERNTBESENG SGISGRQAtgine 29

1.7.1.2 Phan BON V6 CO n4 ÔÒỎ 30

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu -¿- 2¿©2222++2E+2E++EE2E++EE2E+zzxrrxrzrxees 352.2 Điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát -2 222222222E22E22EE2EE2EE+Exrrrrerxeer 35

2.3 Vật liệu và đối tượng khảo sát -2-©22¿2222222222122212221222122212211221122122212 2 1ee 36

2.3.1 Vật liệu khảo sát 2-22 ©2+22222222221222122211221221121122112112211221122112111211 e6 36DEA tena KHẨU BẮT, ee cảng ưnEcccnhdgccgHhdc4idễgg o9 hữcg Hi 274210504110120004206 362A: PREGHS PHáPKHẨO Sab xe nnoingsbotiebioESBNDIRGSGGS93804E930S8893DSBNSXSEESEURHESBRGG.US148.08083338889488/8 361.3.1 Tin Kiếp sẽ Tiều THữ tr Tho danoecgniecdadtoiBiEOrtaoin0SS0046038160103084308061848140004ã 4/0 362.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp -2-©22©2222222222212231221221122122112112212211221 21.2 2e 372.4.2.1 Cơ sở chọn điểm, hộ khảo sát -22-522222222222222E22E2EE2EE 2222 eEEerrrer 37

2.4.2.2 Nội dung khảo sát - 22 22©2222EE222122212271227122212112211221122112211221 2212 ee 38

Trang 7

2S Phiten pata si Tý số TIỂU Ho Ó000000202082 01010 0.30000167102002, 000.20 2 39Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-s<©-s+c+cescreereerrerrsere 40Deol, “THO City CW 7Ð 79 ốốốốốẽốốốố ốc 403.1.1 Độ tuổi và trình độ học vấn của các hộ trồng chanh huyện Bến Lite 403.1.2 Số năm kinh nghiệm và tuổi vườn chanh -2- 2-22 2s22222E+2E2E+zzzzzzxzze2 41

3.1.3 Hiện trạng vườn và diện tích trồng sg SAS So aw RIGS aloe oats octet 41

3.1.4 Giống và nguồn gốc giống -2¿-©2+©22222+222E22212221222122212721272 222 re 42

512 Tưởng gỉ ElO[DT TY hueaesaaaeniiinatitigoStGI05100000308000100000G088135000G09/01 0600000040600 43

Bed WY tHUẬI CANN (aC nannnrtnnetoebiigiSDLISSEESESISSEMGRISSSE-SSSSSHSGIG803E888EERVEIESDSGG0300390191300 89880 43

Sun]: MPO TG C sessssbsensolssileauretrdibsraobttdltpaugir'Eqzpibsefrganiragtfigagdigitusouigigtiussiggoudnigkgrdusptosigtelssisozgarssiesi 433.2.2 Nguồn nước tưới và thời gian tưới - 2¿©-+22++22++2E+£+2E++zxzzxzrxrrrrzrxers 44

3.2.3 XU Ly ra WO ee cece cece 45 3:21 Tia cành: tae tai saiaa son tòi hi ng cca guenimemaeeeREE RRA EES 47

3.3 Tinh hình sử dung hóa chất nông nghiệp tại huyện Bến Lức - 473.3.1 Tình hình sử dung phân bón trên cây chanh tại huyện Bến Lức 47

3.3.2 Tình hình sử dụng phân bón lá cây chanh tại huyện Bến Lức - 51

3.3.3 Tinh hinh sau, bénh hai chinh trén cay chanh tai huyén Bến Lức ĐĐ3.3.4 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây chanh tại huyện Bến Lức 53

3.3.5 Bảo quản hóa chất nông nghiệp tại huyện Bến Lức -2-©2255+¿ 603.3.6 Xử lý bao bì, vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng và tận dụng thuốc quá hạn 61

3.3.7 Thiết bị bảo hộ lao động -¿ 2¿ 22222222EE22E22E12EE2E122122122212712221221 21.22 623.3.8 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh và sử dụng hóa chất nông nghiệp

của các hộ nông dân trồng chanh tại huyện Bến Lức 2-52 s22 2E 2 crxrrres 62

3.3.9 Y kiém nOng 1n Ả Ô 63Pig ee | congẽeeiiiibiioiiilErabittiogtdiritoRSuitGtiGE0atG3x018gGS0asg0 64

0 0 ẻ.ẻ.ẻ ẻ 64

ST nuygengeeseoyrneseserrosgeierterertoenstrtesogt2022ng0561081n0080ã8009000008yn00608An66Siuggi 64TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 5< 5£ ©5<©S£©S£+S££S£ES£Ex£EEeExeExerxerxerxersrssree 66

in 200010 Ô 67Phụ lục 1: Phiếu khảo sát -2- 2 52+SSSEE£EE£EE£EEEEEE2E27171 7171712171111 Eerre 67

Trang 8

Phu lục 2: Danh sách các hộ điều tra ¿2 +Ss+E+E+E+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrrrreePhụ lục 3: Bảng mô tả thống KG Phụ lục 4: Danh sách thuốc sử dụng tại 70 hộ khảo sát - 22 2 25522252:

Trang 9

DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TAT

Viết Tắt Viết đầy đủ/ ý nghĩa

BVTV Bảo vệ thực vật

Ctv Cộng tác viên

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực

và Nông nghiệp Liên Hợp QuốcGTNN Giá trị nhỏ nhất

GTLN Giá trị lớn nhất

HCNN Hoá chất nông nghiệp

IPM Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)

NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

UBND Uy ban Nhân Dân

XLRH Xử lý ra hoa

Trang 10

DANH SÁCH CAC BANG

Trang Bảng 1.1 Tình hình sản xuất và năng suất chanh trên toàn thế giới từ năm 2016 — 2021

ee eee 15

tai tinh Long 01 17

Bang 1.3 Bang phân loại tính độc của thuốc BVTV - 2: 22©2222222z22z222z22zze 25 Bảng 1.4 Các con đường xâm nhập của các loại chất độc - 2-2-5252: 26 Bảng 3.1 Thông tin về nông hộ trồng chanh tại Bến Lức 22 525522525522 40 Bang 3.2 Số năm kinh nghiệm và tuổi vườn chanh tại huyện Bến Lite 41

Bang 3.3 Thông tin về hiện trạng vườn và diện tích trồng chanh tại huyện Bến Litc 41

Bang 3.4 Giống và nguồn gốc giống chanh tại huyện Bến Lite - 42

Bang 3.5 Khoảng cách trồng chanh tại huyện Bến Lite -: 2 5+z 43

Bảng 3.6 Thời gian tưới cây chanh tại huyện Bến Lức 2 2- 22-552: 44 Bảng 3.7 Tình hình xử lý ra hoa trên cây chanh tại huyện Bến Lite 45

Bảng 3.8 Số lần phun phân bón lá dé xử lý ra hoa cây chanh tại huyện Bến Lức 46

Bảng 3.9 Phân bón lá dé xử lý ra hoa cây chanh tại huyện Bến Lức - 46

Bang 3.10 Lượng phân ga được sử dụng cho cây chanh tại huyện Bến Lite 47

Bảng 3.11 Lượng phân bón vô cơ sử dung cho cây chanh tại huyện Bến Lức 48

Bảng 3.12 Loại phân hóa học sử dụng cho chanh tại huyện Bến Lức - 49

Bảng 3.13 Các loại phân bón lá sử dụng phố biến tại huyện Bến Lức 52

Bang 3.14 Cac loai dich hai chinh trén cay chanh tai huyén Bến Lức 33

Bảng 3.15 Một số loại thuốc trừ sâu được sử dụng pho bién trén cay chanh tai huyén BG Lite 08 54

Bang 3.16 Một số loại thuốc trừ bệnh được sử dụng trên cây chanh tại huyện Bến Lức aR ce em ene a ee ane er ra nif a ac a ea 55 Bảng 3.17 Nong độ phun thực tế đối với các loại thuốc sử dung phổ biến trên cây chanh tại huyện Bến LLỨC -+- +2 StE 2E 1EE5E121211112111212111111121211111111112111121111111 11a xe 57 Bảng 3.18 Biện pháp phòng trừ cỏ dai được sử dụng tại huyện Bến Lức 38

Bảng 3.19 Một số loại thuốc trừ cỏ được sử dụng trên chanh tại huyện Bến Lic 58

Trang 11

Bảng 3.20 Sử dụng thuốc BVTV của các hộ trồng chanh tại huyện Bến Lức 58Bang 3.21 Cơ sở phối trộn thuốc BVTV của các hộ trồng chanh tại huyện Bến Lức 59Bảng 3.22 Hiểu biết về thời gian cách ly thuốc BVTV của các hộ trồng chanh tại huyện

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Ban đồ huyện Bến Lite, tỉnh Long An ( Meey Map, 2023) 35

Hình 3.1 Péc phun tại vườn Chan ;‹‹-:s ::.sz, 2:2sczcczit255265568514620/5606408145055E108860:3808000<6200808050 44 Hình,3.2 Sâu Về DỮÙlreeseeeenetnbintbesioiEbisgEiS0i940581489103.02G0R3S01)NGDBGHSHHIĐSHSIIG0088)3UG033.3HI023HE8i83/.8005g00đđ DD Hih 3.3 Bo tri 1 e ndđ 55

Hinh 3.4 Nitt than xi m0 cece 56

Hình 3.5 Wt NỚN cssenennnnnrnintntnnitposstogiidttstDiC0IISSgE00810000N4010000317430000501000010000700000200038g88 56

Hình 3.6 Bảo quản hoá chất nông nghiệp tại nhà 2-2©222222++22+z+cvzzze 60Hình 3.7 Vỏ bao bì, chai thuốc vứt tại Vườn 2-52 222222E+2E22E22E2E2EzEzzezxee 61

Trang 13

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Cây chanh (Citrus aurantifolia Swingle) được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thégiới Nó được đánh giá cao về chất lượng dinh đưỡng và nhiều lợi ích sức khỏe Chúng

cũng là một thành phan cho công nghiệp được phẩm đề điều chế thuốc như một chat

khử trùng, kháng vi-rút, kháng nam, tây giun, làm se da, lợi tiểu, chống muỗi đốt, dé

điều trị các bệnh về da dày, táo bón, nhức đầu, viêm khớp, cảm lạnh, ho, viêm hong va

dùng làm chất kích thích thèm ăn (Enejoh và ctv, 2015)

Ở Việt Nam cây chanh được trồng rất lâu đời, chanh được trồng nhiều ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm gần 60% tổng diện tích chanh cả nước vàLong An là tỉnh sản xuất chanh lớn nhất ĐBSCL, chiếm 30% tổng diện tích chanh toànvùng.Các vùng trồng chanh tập trung của tỉnh là huyện Bến Lức,Đức Huệ.Cây chanh đãthé hiện được ưu điểm hơn so với các cây trồng trước đó ở các vùng này như dứa,khoaisọ,khoai mỡ,mía cho nên trong những năm gần đây, cây chanh ở Long An đóng một

vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người nông

dân nơi này (Võ Thị Thu Oanh và ctv, 2019).

Những năm gan đây, với sự diễn biến bat thường của thời tiết khí hậu, cây chanh

đã và đang chiu áp lực lớn về dịch hại bùng phát như: bệnh ghẻ loét, bệnh ghẻ nhám,

bệnh nắm hồng, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh nứt thân xì mủ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rép, sâu

đục thân Trước tình hình đó, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp là điều không thẻ tránhkhỏi Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng dư thừa lượng hóa chấtnông nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đất cũng như tồn dư hóa chất trong

dat, tồn dư trên nông sản, gây tác hại xấu đến môi trường, làm mất cân bang sinh thái

và làm giảm quan thé thiên địch có lợi cho nông nghiệp Việc quản lí và sử dụng hiệuquả hóa chất nông nghiệp sẽ khắc phục được những tác hại trên và tránh được sự lãngphí công sức cũng như rút ngắn chi phí đầu vào góp phan làm tăng hiệu quả sản xuất

Nhằm đánh giá được tình hình sản xuất và tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp

trên cây chanh từ đó có những khuyến cáo thích hợp, đề tài: “ Khảo sát tình hình sử

dụng hóa chất nông nghiệp trên cây chanh tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An” đã được

Trang 14

Tổ chức, thu thập thông tin, xử lí số liệu phải thực hiện đúng phương pháp.

Kết quả của cuộc khảo sát phải đảm bảo tính đại diện của số liệu, thông tin thu

thập và nắm được tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây chanh tại huyện BếnLức, tỉnh Long An.

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 05/2023 đến tháng 09/2023, trên 70 hộ trồng chanhtại huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về cây chanh

1.1 Phân loại và nguồn gốc

Cây chanh (Citrus aurantifolia Swingle), thuộc họ Rutaceae, chi Citrus và thuộc

loài Citrus aurantiifolia.

Cây chanh thuộc họ cam quýt, có nguồn gốc từ vùng Đông Nam A, sau đó đượclan truyền qua Trung Đông, Bắc Phi, Ý, Tay Ban Nha, Tây An Độ, Mexico, Florida,

California Ở Việt Nam, chanh trồng nhiều ở ĐBSCL, tập trung ở Long An, Bến Tre,

Tiền Giang và Cần Thơ (Cổng thông tin Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp tinh Long

An, 2021).

1.1.1 Đặc điểm thực vật

Cây thân gỗ nhỏ hơn quýt, có gai dài, tán cây hình bán nguyệt hoặc hình dù, có

hai loại cành là cành dinh dưỡng và cảnh cho quả Lá mọc đơn, so le, mép lá có răng

cưa, có chiều dài khoảng 5,5 - 11 cm, phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của cây Hoa

có đặc điểm gần giống như hoa quýt, có 5 cánh rời, mọc thành chùm ở đầu cành hay

mọc đơn ở nách lá Quả chanh có kích thước đường kính trung bình từ 2,5 - 5 cm, qua

tròn, nhọn ở hai đầu (Phan Trọng Thái, 2013)

1.1.2 Gia trị dinh dưỡng

Trong mỗi 100g nước chanh có chứa 126 kJ (30 kcal) năng lượng, 11 g

Cacbohydrat, 1,7 g đường, 3 g chat xo, 0,2 g chat béo, 0,7 g chat dam, 29 mg (35%)

Vitamin C Trong đó có rất nhiều chất có tác dụng rất tốt cho cơ thé như vitamin C,

calcium, sắt, magie, kali, chất xơ, Thậm chí chanh chứa lượng kali dồi dào hơn táohay nho rất nhiều, giảm cân hiệu quả, giảm viêm loét, tăng cường năng lượng cơ thẻ,giảm lượng cafein, chống virus hiệu quả (tăng sức đề kháng của cơ thể) (U.S

Trang 16

Department of Agriculture, 2019).

1.2 Tinh hình sản xuất chanh trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuat tại thế giới

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tan/ha) Sản lượng (tan)

Theo Bang 1.1, diện tích trồng chanh của thé giới từ năm 2016 — 2021 tăng theo

từng năm, từ năm 2016 đến năm 2019 điện tích toàn thế giới tăng mạnh từ hon | triệu

ha lên hơn 1,2 triệu ha Từ năm 2019 đến năm 2021, diện tích tăng đều từ 1,2 triệu halên hơn 1,3 triệu ha.

Sản lượng chanh trên toàn thế giới ở năm 2016 và 2017 đạt mức trên 17 triệu tan

Đến năm 2018, sản lượng tăng mạnh đạt gần 19,4 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn so vớinăm 2017 Từ năm 2019 đến năm 2021, sản lượng tang theo từng năm từ 19,7 triệu tấnlên 20,8 triệu tan

Năng suất thay đổi theo từng năm nhưng không đáng ké, năng suất chanh trêntoàn thế giới là hơn 16 tan/ha ở năm 2016, giảm nhẹ xuống 15,7 tan/ha ở năm 2017, đến

năm 2018 lai tăng lên hơn 16,5 tan/ha, từ năm 2019 đến năm 2021 sản lượng luôn ởmức trên 15,5 tan/ha

1.2.2 Tình hình sản xuất tại tỉnh Long An, Việt Nam

Diện tích canh tác chanh tại tỉnh Long An ngày càng tăng, nông dân được tiếpcận với nhiều phương pháp chăm sóc hơn và được sự ủng hộ rất lớn từ các cơ quan banngành, đoàn thé trong nước Tính đến tháng 8/2022, toàn tinh Long An có hơn 11,5nghìn ha diện tích trồng chanh Hai huyện đứng đầu về diện tích canh tác là huyện Bến

Lức với hơn 6,7 nghìn ha chiếm 58,66% diện tích toàn tỉnh và huyện Đức Huệ với hơn

Trang 17

2,8 nghìn ha chiếm 24,68% diện tích toàn tỉnh.

Trang 18

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất tại một số huyện có diện tích trồng chanh lớn hơn 100 ha tại tỉnh Long An

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (Tạ/ha)

Trang 19

Trong 5 năm gần đây, diện tích canh tác chanh tại huyện Bến Lức đã tăng hon 1

nghìn ha từ hơn 5,3 nghìn ha lên 6,7 nghìn ha Năng suất trung bình đạt gần 160 tạ/ha.Sản lượng có sự biến động qua từng năm, trung bình đạt hơn 84 tắn Đối với huyện ĐứcHuệ, điện tích tăng không đáng ké từ hơn 2,6 nghìn ha ở năm 2018 tăng hon 200 ha ởnăm 2022 Năng suất có xu hướng tăng nhẹ theo từng năm từ 171.8 tạ/ha lên 188 tạ/ha.Sản lượng trung bình đạt 46 tan (Bảng 1.2)

1.3 Dich hại pho biến trên cây chanh

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp tỉnh Long An (2021) trên chanh có một

số địch hại phô biến:

Bệnh ghẻ loét: do vi khuân Xanthomonas citri gây ra Bệnh nhiễm vi khuan nàyrat dé lây lan, bệnh gây ra các vét bệnh giống như quang vàng trên quả, lá và cành củacây chanh, bề mặt vết bệnh san sùi Bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thànhtừng mảng lớn và bất dạng Đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa Nếu

dé nó tiếp tục phát triển mà không được kiểm soát, cuối cùng sẽ dẫn đến chết cây, rungtrái và rụng lá.

Bệnh ghẻ nhám: do nam Flsinoe ƒawceffii gây ra, thường gây hại trên cành non,ngọn và trái non Trên lá: ban đầu vết bệnh là những cham nhỏ Sau đó chuyền thànhmàu nâu nhạt, nhô lên mặt dưới của lá, thành các nốt mụn ghẻ, làm cho lá bị cong vềphía trước Nếu cây bị nặng, lá sé bị vàng và rụng Trên trái: vỏ sẽ nổi nhiều gai san sùi,

có màu nâu xám rời rạc hoặc nôi lại thành mảng lớn.

Bệnh nam hồng: do nam Corticium salmonicolor gây ra Nam tan công chủ yếu

trên vỏ của thân và cảnh của cây trưởng thành, thường tập trung tai chang ba của cây, vì

ở vị trí này nước thường đọng lại và lâu khô, tạo điều kiện thuận lợi cho nắm phát triển

và gây hại Triệu chứng ban đầu là trên vỏ cây có nhiều sợi nắm màu trắng phát triển và

bao phủ vỏ cây, sau đó tơ nắm chuyền sang màu sậm đến đen Trong quá trình lan rộng

của vết bệnh, nam ký sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn làm chết vỏ cây,nước và chất dinh dưỡng không được vận chuyền lên trên làm cho phần cành phía trên

vét bệnh khô và chét sau đó.

Bệnh vàng lá thối rễ: do nam Phytophthora, Fusarium và tuyến trùng gây ra

Trang 20

Bệnh thường xuất hiện ở dat có thành phần sét cao, độ pH thấp (pH<5) Dat sử dụng quánhiều phân bón hóa học, ít chăm sóc Diệt cỏ trong vườn, khiến mặt đất bị rửa trôi xói

mòn vào mùa mưa, thoát nước trong vườn kém, ngập úng làm chết rễ, khiến rễ bị tôn

thương, là điêu kiện cho nam Fusarium xâm nhập và gây hại.

Bệnh nứt thân xì mủ: do nam Phytophthora spp gây ra Nam xâm nhập làm xi

mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn Các vết nứt này là biểu hiệncủa tình trạng cây bị thiếu hụt canxi Bệnh làm cho vỏ cây bị úng nước, thối nâu sau đó

nứt và chảy mủ Phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng

dần ra xung quanh Từ đó cây không hút nước với đinh dưỡng lên nuôi cây được Khiến

lá bị vàng và rụng dân, các cành bị chêt dân, cây bi xơ xác, dân dân chét cây.

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella): Lá sau khi bi sâu vẽ bùa thường quoăn queo,

co dúm, biến dang Làm giảm quá trình quang hợp, giảm khả năng sinh trưởng của cây,

ảnh hưởng đến năng suất Đồng thời sâu vẽ bùa tạo vết thương hở, là điều kiện cho nắm,khuan, sâu bệnh xâm nhập là nguyên nhân gây nên các bệnh ghé, lở, loét trên cây chanh

Sâu duc trái (Citripestis sagittiferella): Bướm đẻ trứng trên mặt vỏ trái vào ban

đêm Sâu non vừa nở, đục (chui) vào phần vỏ trái ăn phần xốp và sâu đủ lớn đục vào

bên trong ăn phan thịt trái; sâu gây hại trái rất nhanh; sâu ăn và thai phân tạo thành lớpmun cưa bên ngoài vỏ trái; trái bi hại thường bị xì mủ (chảy nhựa) Sâu lớn chui ra ngoài,hóa nhộng trong đất và nở ra thành bướm Ngoài ra, vết thương do sâu đục vào phần vỏtrái sẽ tạo cơ hội cho các loại nắm bệnh, gidi, làm trái bị hư va rụng hoặc gây ảnhhưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá trị thương phẩm của trái

Nhén đỏ (Panonychus ciri): Nhện gây hại bằng cách hút dich của mô tế bao lálàm cho mặt trên của lá bị vàng loang 16 Nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại Gặp điều

kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh Làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô,

thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng, gây thiệt hại lớn.

Rệp (Pseudococcus): Rệp gây hại ở dot non, lá non, hoa, trái và cả rễ cây có

múi Trong quá trình sống rép bai tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nắm bồhong phát triển Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thé làm cho rễ cây bị hư thối, cây

bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết

Trang 21

1.4 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An

1.4.1 Vị trí địa lí

Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long Long An là tỉnhnam trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố

Hồ Chí Minh bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50

Tỉnh Long An có diện tích là 4.493,8 km’, chiếm 1,35% diện tích cả nước vàbằng 11,06% diện tích của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1.4.2 Khí hậu

Về nhiệt độ: Nền nhiệt cao và ôn định qua các năm, trung bình từ 26 - 28°C

Về nắng: Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2.200 - 2.800 giờ

Về lượng mưa: tỉnh có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.450 - 1.750 mm,

mang đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ và có sự phân bố theo mùa rõ

1.4.3 Sông ngòi

Hệ thông sông ngòi, kênh rạch chăng chịt của tỉnh Long An nôi liên với sông

Tiên và hệ thông sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản

xuât cũng như cung câp cho nhu câu sinh hoạt của dân cư.

1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh

1.5.1 Đất trồng

Dat trồng chanh cần bằng phẳng, tơi xốp, nhiều mun, thoáng khí, giữ ẩm tốt,không bị ngập úng trong mùa mưa (mực nước ngầm sâu dưới 50 cm) Nơi đất thấp nênđào mương lên liếp, đắp mô giúp thoát nước nhanh, pH đất thích hợp cho cây phát triển

từ 5,5 - 8, nhưng tốt nhất là từ 6 - 7 (Công thông tin Trung tâm Dich vụ Nông Nghiệptỉnh Long An, 2021).

1.5.2 Thời vụ

Thường trồng vào đầu mùa mưa, vào khoảng tháng 5 - 6 dương lịch Thời điểmnày cây phát triên tôt, hạn chê được công tưới và nước tưới.

Trang 22

1.5.3 Chọn giống

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp tỉnh Long An năm 2021,ở khu vựcĐBSCL có khoảng 12 giống/dòng chanh, nhưng phổ biến nhất là chanh giấy và chanh

tàu Hiện nay được chia làm 2 nhóm:

Nhóm con tép màu xanh nhạt: Tan cây dày đặc, cành có gai, năng suât cao, lá hình e-lip Trái hình cau, vỏ mong, bóng va láng Con tép nhỏ, màu xanh nhạt, nhiêu

nước, mùi vi rat chua, thơm và nhiêu hạt.

Nhóm con tép màu vàng: Tán cây dày đặc, cành ít gai Trái hình câu, to và vỏ

trái xanh đậm hơi sân Con tép màu vàng nhạt, to, nhiêu nước Hiện nay giông này được

trông nhiêu vi dé chăm sóc.

Hiện tại có 3 giống chính: Chanh tàu (Chanh tàu bông tím đậm, trái chùm vàchanh tàu bông tím lợt, trái rời), Chanh không hạt (Tiền Giang), Chanh tượng (Cần Tho)

Ở Long An hiện nay có 02 nhóm chanh được trồng nhiều là: Nhóm chanh có hạtgồm chanh giấy, chanh tàu và nhóm chanh không hạt

1.5.4 Chăm sóc

Tưới và thoát nước: Cây chanh rất cần nước, nhất là giai đoạn cây con, lúc ra hoa

và đậu trái, nuôi trái nhưng cây không chịu ngập úng Bởi vì, ngập úng sẽ ảnh hưởngxấu đến khả năng sinh trưởng của cây, ngập lâu ngày cây dễ chết; do đó, khi mưa damcần có biện pháp thoát nước nhanh Trong mùa khô cần phải tưới thường xuyên cho cây,

cây thiếu nước làm trái nhỏ và tỷ lệ đậu trái thấp

Bồi liếp: Công việc này cần phải thực hiện mỗi năm, trong mùa khô khoảng tháng

2 - 3 dương lịch Ở vùng đất bị nhiễm phèn khi xiết nước vét bùn dé bồi liếp cần phảirãi vôi và lân trên mặt liếp, tốt nhất là vét bùn bỏ lên liếp cho khô, sau đó mới lấy đấtbéi vào quanh góc

Quản lý cỏ dại trong vườn: Cỏ dại vùng xung quanh gốc cây chanh cần đọn sạch

nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây chanh Phần cỏ còn lại trong vườn không

nhất thiết phải đọn sạch vì thảm cỏ còn là nơi sinh sống của nhiều loại thiên địch có ích.Ngoài ra, trong quá trình song bộ rễ cỏ làm dat tơi xỐp, thoáng khí giúp rễ cây chanh hô

Trang 23

hap và hap thu dinh dưỡng dé dang Do đó, phần cỏ này chỉ cần cắt ngắn đề giữ âm đấttrong mùa khô và hạn chế rửa trôi trong mùa mua, Trong quá trình cắt tỉa cỏ hoặc cỏchết đi sẽ bị phân hủy tạo thành lượng hữu cơ cho đất Trong mùa nắng, cỏ làm xongnên phơi khô đề đậy liếp Hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn chanh.

Tia cành tao tán: Tao cho cây có bộ khung khỏe mạnh, giúp tiếp nhận ánh sángtốt, khống chế và duy trì chiều cao của cây trong tầm kiểm soát; tăng diện tích lá hữuhiệu, tạo sự cân đối giữa tán cây và bộ rễ giúp cây sống lâu hơn; duy trì khả năng chotrái ở mức cao nhất, lập nhiều cành mang trái mới thay thế cho những cành già

Xử lý ra hoa: Có thê điều khiển chanh ra hoa theo ý muốn dựa trên nguyên tắckích thích ra hoa cần điều kiện khô hạn kết hợp với việc bón phân và tưới nước Cáchlàm cụ thé như sau: Trước thời điểm dự kiến thu hoạch trái khoảng 9 tháng bón toàn bộ

phân hữu co và 1/3 lượng phân đạm, không bón lân va Kali; ngưng tưới nước và rút cạn

nước trong mương khoảng 20 ngày cho đến khi thấy cây có hiện tượng lá bị héo thì tướinước và cho nước vào mương trở lại, tưới nước thường xuyên hàng ngày đồng thời phunGA: hoặc phun NAA để thúc cây ra hoa nhanh Sau khi tưới nước lại khoảng 20 - 30ngày cây sẽ ra hoa, lưu ý không nên xiết nước lâu hơn 20 ngày vì nêu kéo dai thời gianxiết nước sẽ làm giảm tuổi thọ và năng suất cây Nếu đất thấp không xiết được nướchoặc mưa dầm thì không thê xử lý ra hoa trái vụ đạt yêu cầu, muốn có kết quả cần bónlượng phân lân gấp 2 lần lượng phân bón thông thường, kết hợp trải bạt nhựa trên mặtliếp dé tạo khô và phun Kali Nitrate (KNO3) Nếu mực nước trong mương không rút cạn

được hoặc gặp mưa dầm thì khả năng ra hoa cũng kém (Công thông tin Trung tâm Dịch

vụ Nông Nghiệp tỉnh Long An, 2021).

1.5.5 Bón phần

Giai đoạn cây nhỏ (3 - 6 thang): pha 40 gram Urea/8 lít nước tưới vào gốc (1tháng/lần) hoặc 40 gram DAP/10 lít nước tưới vào gốc (1 tháng/lần)

Cây 1 năm tuổi (bón góc): bón 0,4 - 0,6 kg NPK (16-16-8)/cây/năm hoặc bón

120 - 200 gram Urea, 120 - 240 gram lân, 30 - 60 gram Kali/cây/năm Nên chia 3 lầnbón/năm vào các tháng 3, 5, 10 dương lich.

Cây 2 năm tuổi: bón 0,4 - 0,8 kg NPK(20-20-15)cây/năm hoặc bón 330 -540

Trang 24

gram Urea, 480 - 600 gram lân, 80 - 150 gram Kali/cây/năm.

Đối với chanh nhỏ để đủ tàn lá cần pha thêm phân bón lá tưới hoặc phun, giúpcây chanh mau phát trién

Giai đoạn sau thu hoạch: cần bón NPK chứa nhiều đạm và lân như NPK 8), NPK (20-20-15), NPK (16-16-8) dé cây mau hồi phục, chuẩn bị nuôi đợt chồi mới,

(18-12-bón từ 2 - 4 kg/cây Bón phân hữu cơ trong giai đoạn này rất cần thiết, (18-12-bón từ 10 - 20

kg/cây (Công thông tin Trung tâm Dịch vụ Nông Nghiệp tỉnh Long An, 2021)

1.6 Hoá chất nông nghiệp

1.6.1 Định nghĩa về hoá chất nông nghiệp

Hóa chất nông nghiệp là các hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp như thuốctrừ sâu, thuốc diệt cỏ, nắm, thuốc tăng trưởng, phân bón, nhằm diệt trừ dịch bệnh vànâng cao năng suất sản xuất (Phan Thanh Trung, 2021)

Theo Luật quy định hóa chất Nông nghiệp, hóa chất nông nghiệp được định nghĩa

là chất hóa học được sử dụng nhằm kiểm soát vi sinh vật gây hại cho cây trồng, bao gồm

sản phẩm gỗ nông lâm nghiệp kết hợp và các sản phẩm thúc day hoặc ức chế sinh lý của

cây trồng như chất điều hòa sinh trưởng, chất ức chế nảy mầm (Phan Thanh Trung,

2021).

1.6.2 Lịch sử hình thành của hoá chất nông nghiệp

Thời xưa, ở Nhật Bản người nông dân thường đi ra đồng hò reo cùng với tiếng

chuông, tiếng trống đề xua đuổi bọ xít tránh làm hại cây trồng Trong thời kỳ Edo

(1603-1868), người nông dân Nhật Bản họ đã biết sử dụng dầu cá voi để phun vào các cánhđồng lúa nhằm diệt các loại côn trùng gây hại và phương pháp này được sử dụng đếnthời đại Showa (thời kì Chiêu hoàng) đầu tiên

Tiếp theo, trong những ngày trước Thế chiến thứ 2, các loại thuốc trừ sâu hay

thuốc diệt nắm có nguồn gốc tự nhiên như nicotine sulfate (từ thuốc lá), đồng hay lưu

huỳnh đã được đưa vao sử dụng.

Tuy nhiên, người nông dân chỉ có thé kiểm soát cỏ dai bằng cách làm thủ công

và cho đến khi thuốc điệt cỏ được phát triển sau chiến tranh, người nông dân đã đỡ tốn

Trang 25

công sức lao động hơn.

Nhờ những công nghệ tiến bộ sau chiến tranh thế giới đã cho ra các loại hóa chấtnông nghiệp nhằm giúp người nông dân kiêm soát được sâu bệnh hại trên cây trồng, góp

phần làm tăng năng suất và hiệu quả hơn cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp (Phan

Thanh Trung, 2021).

1.6.3 Thực trạng của việc sử dụng hoá chất nông nghiệp

Bên cạnh việc giúp bà con nông dân kiểm soát được dịch bệnh và gia tăng năng

suất lao động Theo khảo sát của Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam chỉ có khoảng30-60% nhóm đối tượng nông dân, đại lý thuốc và cán bộ BVTV cơ sở biết cách sửdụng đúng thuốc (Phan Thanh Trung, 2021)

Theo thống kê năm 2017, nước ta nhập khẩu 120.000 tắn/năm thuốc trừ sâu tăngnhiều lần so với khoảng thời gian trước đó với giá trị lên đến gần 800 triệu USD (PhanThanh Trung, 2021).

Thêm vào đó, người ta ước tính rằng mỗi năm có khoảng 69.238 kg và 43.574 lít

thuốc trừ sâu và 69.640 kg gói hóa chất được đưa vào môi trường xung quanh mà khôngđược xử lý thích hợp Gây ra van đề sức khỏe con người, môi trường nghiêm trọng, đặcbiệt là đất, bề mặt và ô nhiễm nước ngầm (Phan Thanh Trung, 2021)

1.6.4 Phân chia loại hoá chất nông nghiệp

1.6.4.1 Phân loại thuốc BVTV

Phân loại theo nguồn gốc hoá học

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay cácsản pham chiết xuất từ cây cỏ, có khả năng tiêu diệt dịch hại (Nguyễn Trần Oánh và ctv,2007).

Thuốc có nguồn gốc sinh học bao gồm các loài sinh vật, các sản phâm có nguồn

gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuốc có nguồn gốc vô cơ bao gồm các hợp chat vô cơ (như dung dịch boocđô,

lưu huỳnh, ) có khả năng tiêu diệt dịch hại (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ bao gồm các hợp chất hữu cơ tông hợp có khả năng

Trang 26

tiêu diét địch hại (hợp chat clo hữu cơ, lân hữu cơ, ) (Nguyễn Trần Oánh va ctv, 2007).

Phân loại theo tính độc

Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo lường

được biểu thị dưới dang LD50 (Lethal Dose 50) va tính bằng mg/kg cơ thé Các loại

thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau (Bảng 1.3)

Bảng 1.3 Bảng phân loại tính độc của thuốc BVTV

LD50 đối với chuột (mg/kg) Nhóm Khuyếncáo Hìnhtượng Vạch màu Qua miệng Qua da

Thể ran Thê lỏng Thể ran Thê lỏng Đâu lâu

xương

, chéo trong Nhóm I Rat độc - Đỏ <=50 <= 200 <= 100 <=400

hình thoi vuông

trắng.

Chữ thập

chéo trong Nhóm II Độc cao hình thoi Vàng >50-500 >200-2000 >100- 1000 >400 - 4000

-tronghình nước biên 3000 Nhóm III -

thoi vuông

trắng.

Không Xanh lá

Cần thận ` > 2000 > 3000 > 1000 > 4000

biêu tượng cây

(Nguyên Tran Oánh và ctv, 2007)

Phân loại theo con đường xâm nhập

Theo Nguyễn Trần Oánh và ctv (2007), dựa theo con đường xâm nhập hay cách

tác động của thuốc thì thuốc BVTV bao gồm các loại tiếp xúc, vi độc, xông hơi và nội

hấp (Bảng 1.4)

Trang 27

Bảng 1.4 Các con đường xâm nhập của các loại chất độc

Loại chat độc Con đường xâm nhập

Chất độc tiếp xúc Xâm nhập qua biêu bì của dịch hại Thuốc sẽ phá hủy bộ máy

thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin

Chất độc vị độc Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật gây hại qua con đường

tiêu hóa như: 666, Dupterex,

Chất độc xônghơi — Là loại thuốc có khả năng bốc thành hoi, đầu độc bầu không

khí xung quanh co thé của dịch hại qua bộ máy hô hap

Chất độc nội hấp Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ,

cành, rồi được vận chuyên trong hệ thống tích lũy nhựatrong cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết ở cơ thésinh vật gây hại.

Chất độc thấm sâu Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ

yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt sinh vật gâyhại sâu bên trong tế bào thực vật gây hại như: Wofatox,

(Nguôn: Nguyên Tran Oánh và ctv, 2007)Phân loại theo đối tượng phòng chống

Thuốc trừ sâu (Insecticide) bao gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng

tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyền bat kì loài côn trùng nào có trong môi trường Chúng

được dùng đề diệt trừ hay ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, nông sản gia

súc, cây rừng và con người (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuốc trừ bệnh (Fungicide) bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ

và hữu cơ, sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật), có tácdụng ngăn ngừa hoặc diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây trồng, nông sản (vi khuẩn,nam kí sinh, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lí giống và xử lí đất, (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuốc trừ chuột (Raticide) là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốcsinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt

Trang 28

chuột gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài gặm nhắm Chúng tác độngđến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo) (Nguyễn TrầnOánh và ctv, 2007).

Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide) là những chất được dùng chủ yếu đề trừnhện hại cây trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ Hầu hết thuốc trừ nhệnthông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuôc trừ cỏ (Herbicide) là các chât được dùng đê trừ các loài thực vật cản trở

sự sinh trưởng của cây trông, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đông ruộng, quanh các công trình kiên trúc, sân bay, đường sắt, và gôm cả các thuôc trừ rong rêu trênruộng, kênh mương (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide) là các chất xông hơi và nội hấp được dùng

dé xử lí đất trước tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây(Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

1.6.4.2 Phân bón

1.6.4.2.1 Khái niệm

Phân bón là các vật liệu vô cơ hoặc hữu cơ được sử dụng để cung cấp các chấtdinh dưỡng cho cây trồng hoặc duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất (Lê Văn Dũ,2007).

1.6.4.2.2 Phân loại phân bón

Phân loại về mặt nông học

Phân bón được chia làm hai nhóm: nhóm có tác dụng trực tiếp cung cấp chất dinhdưỡng cho cây trồng và nhóm có tác dụng gián tiếp thông qua việc cải thiện tính chấtđất Phân bón có tác dụng trực tiếp hầu hết là các loại phân vô cơ, chelate Phân bón cótác dụng gián tiếp như vôi, thạch cao, bột lưu huỳnh, hầu hết các loại phân hữu cơ, hữu

cơ vi sinh Tuy nhiên sự phân loại này cũng có tính chất tương đối, vì phân bón có tác

dụng trực tiếp ảnh hưởng đến tính chất đất Ngược lại, phân bón có tác dụng gián tiếpcũng cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây trồng như vôi, thạch cao, phân hữu

cơ, (Lê Văn Dũ, 2007).

Phân loại theo thành phần

Trang 29

Phân bón dược chia thành phân đơn giản và phân phức tạp Phân đơn giản, trongphan bón chỉ chứa một nguyên tố dinh dưỡng chính Ví dụ, phân urea, super lân, KCI, Phân phức hợp trong phân có chứa nhiều chất dinh dưỡng như NPK, DAP Phân phứchợp có thể được sản xuất bằng cách pha trộn các loại phân đơn giản hay hình thành từcác phản ứng hóa học của các chất dinh dưỡng (Lê Văn Dũ, 2007).

Phân đơn là phân chỉ cung cấp một nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng Phânhỗn hợp là phân cung cấp nhiều nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, trên nguyên tắc

phối trộn cơ học các phân đơn lại với nhau Phân phức hợp là một loại phân cung cấp

nhiều nguyên tô đinh dưỡng cho cây trồng, trên cơ sở phản ứng hóa sinh (Lê Văn Dũ,2007).

Phân loại theo nguồn gốc hoá học

Phân hữu cơ là phân gia súc, gia cầm, than bùn, phân xanh, phân rác, phân ủ dưthừa thực vật, bùn ao, bùn cống, chúng có thê cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

và cải thiện lí tính của đất trồng (Lê Văn Dũ, 2007)

Phân hóa học là phân bón được sản xuất theo công nghệ thường có phản ứng hóahọc xảy ra Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các sản phẩm được sản xuất theo côngnghệ tinh tuyên vật lí những khoáng chất có sẵn trong tự nhiên cũng được xem là phânhóa học (Trần Thị Thu Hà, 2009) Phân hóa học bao gồm phân vô cơ và phân khoáng

Phân khoáng là phân có nguồn góc từ khoáng vật do khai thác từ lòng đất và quaquá trình tinh tuyền (làm giàu) hoặc chế biến (Trần Thị Thu Hà, 2009)

Phân vô cơ là phân bón mà thành phần cấu tạo nguyên tử không có nguyên tốcacbon (Trần Thị Thu Hà, 2009)

Phan chelate là hợp chất giữa chất hữu cơ (acid hữu co) và các nguyên tố kimloại (Lê Văn Dũ, 2007).

Phân sinh học là loại phân có chứa các vi sinh vật khác nhau, được đưa vào bằngnhiều phương pháp, nhằm nâng cao khả năng hữu dụng của các chất hữu cơ cho cây

trồng từ các nguồn dinh dưỡng mà tự bản thân cây trồng không thể hấp thu được (Lê

Văn Dũ, 2007).

Phân bón lá là phân chuyên dùng hòa với nước phun lên thân, lá cây trồng nhằm

Trang 30

bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, có thé là các nguyên tô đa, trung, vi lượng hay cácchất kích thích sinh trưởng (Lê Văn Dũ, 2007).

Phân long là một chất dinh dưỡng hoặc hỗn hợp các chất dinh dưỡng ở dang lỏng

được sử dụng để bón cho cây trồng (Trần Thị Thu Hà, 2009)

Phân loại theo phương pháp sản xuất

Phân bón được chia làm hai dạng phân bón sản xuất tại chỗ và phân bón sản xuấtcông nghiệp Phân sản xuất tại chỗ, còn được gọi là phân địa phương, được sản xuấttheo quy trình đơn giản và nguyên liệu sử dụng có sẵn tại địa phương Phân công nghiệpphần lớn là các loại phân vô cơ, phân vi sinh và chelate Ngoài ra còn một số loại phânhữu cơ khác được sản xuất theo quy trình công nghiệp như phân rác (Lê Văn Dũ, 2007).Phân loại theo phương pháp sử dụng

Phân bón được chia thành phân bón vào đất và phân bón qua lá; phân bón vào

đất thường là các loại phân bón đa lượng, trung lượng và vi lượng, phân hữu co, một sỐloại phân vi sinh, chelate Dac diém chung của loại phan này thường được sử dụng vớiliều lượng rất cao Phân bón qua lá thường là các loại phân vi lượng, phân bón có chứacác kích thích tố sinh trưởng, một số phân vi sinh, chelate và phân hữu cơ khác Các loạiphân này thường được sử dụng với liều lượng rất thấp (Lê Văn Dũ, 2007)

1.7 Tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp trên cây chanh

1.7.1 Các loại phần bón được sử dụng trên cây chanh

1.7.1.1 Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ giúp cung cấp dinh đưỡng cho cây chanh, ngoài ra còn có tác dụng

làm cho đất tơi xốp, thoát nước và giữ âm tốt Từ đó giúp rễ cây dễ phát triển, giúp hấp

thụ tốt các phân hoá học và tạo môi trường thuận lợi cho nhiều vi sinh vật có ích pháttriển đối kháng với nắm bệnh

Bón phân hữu cơ được sử dụng một năm 2 lần vào đầu mùa mưa và bón mépngoài của mô cùng với thời điểm bồi đắp mô trồng, bón từ 20 - 30 kg/gốc/năm Có nhiều

loại phân hữu cơ như phân chuồng đã ủ hoai (phân bò, phân ga, ) hoặc các loại phân

hữu cơ vi sinh do các công ty phân bón sản xuất (Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Long

Trang 31

1.7.1.2 Phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ (phân bón hóa học) là những loại phân bón dưới dạng muốikhoáng sản xuất theo quy trình công nghiệp được bón cho cây trồng có chứa các nguyên

tố dinh đưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồngsinh trưởng và phát triển tốt

Các loại phân vô cơ được sử dụng trên cây chanh tại ĐBSCL : DAP, KCI, Urê,

NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE, Đầu Trâu TE + Agrotain, Đầu Trâu TA2, Đầu Trâu TA3,

NPK 16-16-8 + 9S, NPK 30-20-5, CaO, (Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, 2011).

1.7.1.3 Phân bón lá

Phân bón lá là phân chuyên dùng hòa với nước phun lên thân, lá cây trồng nhằm

bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, có thé là các nguyên tô đa, trung, vi lượng hay cácchất kích thích sinh trưởng (Lê Văn Dũ, 2007)

Phân bón lá được sử dụng trên chanh vào các giai đoạn: kích thích dot non sau

thu hoạch; giai đoạn tạo mam và phân hóa mầm hoa; giai đoạn kích thích ra hoa; giaiđoạn dưỡng trái (Lê Văn Dũ, 2007).

Các loại phân bón lá được sử dụng trên chanh: Canxi Bo, CaClz, MKP, Amino,

NPK 10-60-10, NPK 30-30-15, NPK 15-30-15, NPK 30-10-10 TE, NPK 6-30-30 +TE

HVP, Bioted, 3 lá xanh, Atonik, (Nguyễn Bảo Vệ, Lê Thanh Phong, 2011)

1.7.2 Chất điều hoà sinh trưởng

Chất điều hoa sinh trưởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trưởng) là những

chất được sinh ra trong cây dé điều khiển các quá trình sinh trưởng phát triển của cây.Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển như nảy mầm, lớn lên,

ra hoa, kết quả Các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây tiến hành các giai đoạn này một

cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây với liều lượng rất thấp

(Lê Văn Dũ, 2007).

Mỗi giai đoạn được điều khiển bởi một nhóm chất nhất định Ở thời kỳ sinhtrưởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng Tới mức độ nhất định cây tạm ngừng

sinh trưởng dé chuyên sang thời kỳ phát triển ra hoa, kết quả thì có nhóm chat ức chế

sinh trưởng được hình thành (Lê Văn Dũ, 2007).

Trang 32

Chat điều hòa sinh trưởng được sử dụng trên cây chanh với mục đích: kích thích

ra hoa trái vụ và kích thích hoa trổ đồng loạt; hạn chế rụng hoa và tang khả năng đậutrái.

Chất ức chế sinh trưởng được sử dụng trong giai đoạn xử lí ra hoa là:

Paclobutrazol, Uniconazol.

Chat kich thich ra hoa: Thioure (Dola 02X), Gibberellen, Auxin, Cytokinin

Han ché rung hoa va tang kha nang dau trai: NAA, Gibberellen, Auxin (NguyénTran Oánh va ctv, 2007)

1.7.3 Thuốc trừ sâu

Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu (theo AAPCO) gồm các chất hay hỗn hợp các chất có nguồn gốchoá học (vô cơ, hữu cơ), thảo mộc, sinh học, có tác dụng loại trừ, tiêu diệt, xua đuổihay di chuyên bat kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường Được sử dụng dé diệttrừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng Các loại thuốc trừ sâu có thể tácđộng vị độc, tiếp xúc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu, hap dẫn, xua đuôi, gây ngán Căn

cứ vào nguồn gốc, các thuốc trừ sâu có thé chia thành nhiều nhóm: clo hữu cơ, lân hữu

cơ, cacbamat, pyrethroit tông hợp, thuốc thảo mộc, xông hơi, vi sinh, (Nguyễn TranOanh và ctv, 2007)

Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng

Thuốc trừ sâu vẽ bùa: Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (Confidor, Vicondor, email, ), gốc Cypermethrin (Cymerin, Cyrin super, ) gốc Abamectin (NAS 9.9EC,

T-Reasgant 3.6EC, ), gốc Emamectin benzoate (Bisad 30EC, Sword 40EC, ), dầu

khoáng D-C TronPlus, SK - Enspray,

Thuốc trừ bọ trĩ: Sử dụng các loại thuốc đặc trị bọ trĩ như Confidor, Admire,

Trang 33

Thuốc trừ sâu đục trái: Sử dụng các loại thuốc có gốc Cypermethrin (Cymerin,Cyrin super, ) gốc Abamectin (NAS 9.9EC, Reasgant 3.6EC, ), gốc Emamectinbenzoate (Bisad 30EC, Sword, )

Thuốc trừ rầy chồng cánh: Phun một số loại thuốc như Admire 50EC, Confidor

100SL, Anphador 50EC, Anvado 100WP, Applaud - Bas, Mospilan, Trebon, dau

khoáng SK - Enspray hoặc D-C Troplus, (Trung tâm dich vu nông nghiệp Long An,

2021).

1.7.4 Thuốc trừ bệnh

Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nắm, gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá

học (vô cơ và hữu cơ) và sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốcthực vật), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây trồng và

nông san Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, đã xuất hiện một số chế phẩm thuốc trừ

bệnh của khả năng phòng trừ bệnh một số bệnh do virut gây ra trên cây họ cà, bên cạnh

đó một số thuốc trừ bệnh còn có khả năng trừ tuyến trùng, trừ sâu và trừ cỏ Thuốc trừbệnh có tác dụng vào bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh Trừ một số thuốc trừbệnh thuỷ ngân hữu cơ, rất độc với động vật có vú, còn nói chung, độ độc cấp tính củacác thuốc trừ bệnh thấp hơn các thuốc trừ sâu (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Các loại thuốc trừ bệnh được sử dụng

Bệnh ghẻ: Phun các loại thuốc có gốc đồng như Copper B, Kocide, Coc 85,Dipomate, Copforce-blue, Zinebpul, Kumulus Xanthomin, Kasuran, Champion, Saipan với Dipomate, Saipan với Copforce-blue,

Bệnh loét: Phun ngừa bằng Ziflo 76WG, Champion, Coc 85, Kocide,

Bệnh nứt than xi mủ: Phun ngừa bang Ridomyl gold, Aliete, Coc 85, Mataxyl,Booc - d6,

Bénh nam hong: Su dung thuốc các loại thuốc như Validacin 5 L, Rovral 50 WP,

Anvil 5SC, Bonanza 100 SL,

Bệnh bồ hong: Phun trừ bằng loại thuốc có gốc đồng và lưu huỳnh dé phòng tri

Trang 34

như Zinebpul, Copper B, Kocide, Coc 85, Xanthomin, Kasuran, Champion,

Bệnh than thư: Dùng các loại thuốc có gốc đồng hoặc phổ tác dụng rộng dé phuntrị như Dithan M 45, Daconil, Antracol, (Công thông tin Trung tâm Dịch vụ NôngNghiệp tỉnh Long An, 2021).

1.7.5 Thuốc trừ cỏ

Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ

Thuốc diệt cỏ là những thuốc phòng trừ các loại thực vật, rong, tảo mọc lẫn trong

ruộng cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Thuốc diệt cỏ

thường ít độc hơn thuốc trừ sâu, nếu sử dụng thuốc trừ cỏ không đúng rất dễ gây hại chocây trồng

Sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại bắt đầu vào năm 1970 tại Việt Nam,với sự ra đời của các hóa chất phô biến như dưới dạng axit 2,4-dichlorophenoxyacetic,

3,4-dichloropropri-acan oranilide (propanil), (4-chloro-2-methylphenoxy),

glufosinate-ammonium, axit và pentachlorophenol, năm 2004 có 266 thuốc diét cỏ thương mại đãđược sử dụng, so với chỉ 75 loại vào năm 1991.(Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007)

Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng

Một số hoạt chất thuốc trừ cỏ thông dụng: Duiron, Atrazine, Amettryn, Paraquat,Glyphosate, Glufosinate ammonium, Indaziflam, Trong đó, 2 hoạt chat bị cắm sử dụng

là Paraquat 02/2019 — 30/09/2019 và Glyphosate 06/2020 — 30/06/2021.

Nhóm tác động đến quá trình phân chia tế bào của cỏ dai: Sofit 300EC, Prefit

300EC, Butanil 55EC, Accotab 330EC, Vigor 30EC, Mecho 60EC.

Nhóm tác động đến quá trình tổng hop dam trong cây cỏ: Butan 60EC, Butanix60EC, Vibuta 32ND, Sirius 1OWP.

Nhóm tac động ức chế quá trình tổng hợp lipid của cỏ: Satum 6H, Clincher 10EC,TilerS25EC, Whip- S7,5.

Nhóm tac động đến mang tế bào thông qua việc pha huỷ, làm tốn thương, giảmtính thấm của màng, ức chế quá trình hút khoáng, nước, làm thất thoát hoặc rò ri lượng

ion đáng kế trong tế bào ra ngoài môi trường như Raft 800WP, 800WG, Ronstar 25EC

Trang 35

Nhóm ức chê quá trình quang hợp của cỏ, kìm hãm hoặc vô hiệu hoá các enzymtham gia quá trình quang hợp: Butanol, Cantanil (Nguyễn Trần Oánh và ctv, 2007).

Trang 36

Chương 2

NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 9 năm 2023

Địa điểm khảo sát: xã Thạnh Lợi và xã Thạnh Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long

An.

Binh Hòa Nem

2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát

Bến Lức là một trong 15 đơn vị hành chính của tỉnh Long An, với vị trí phía Bắcgiáp các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, phía Nam giáp các huyện Cần Giuộc, Can Dude va

Tân Trụ, phía Đông giáp huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) và phía Tây giáp với

Trang 37

người, mật độ dân số 647 người/km” Huyện Bến Lức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới

gió mùa với nền nhiệt độ cao đều quanh năm Do nằm trong vùng cận tiếp giáp giữa

vùng Tây Nam bộ và vùng Đông Nam bộ nên nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiếttrên địa bàn huyện vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông CửuLong lại có một số nét riêng biệt của vùng miền Đông Nam bộ Lượng mưa khá lớn và

phân bồ theo mùa Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện là 1.625 mm nhưng phan

bổ không đều theo năm Mua tập trung từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm 85% tổng lượngmưa trong năm Những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít, lượng mưa chiến 15% tổng

lượng mưa cả năm Chế độ mưa tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp của huyện

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.630 giờ, trung bình ngày 7,2 giờ năng

Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3, khoảng 267 giờ, tháng 8 có số giờ

nang ít nhất khoảng 189 giờ Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C Độ 4m không khítrung bình hang năm 82,79%.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 28.579 ha, trong đó đất nông nghiệpchiếm 76,8%, đất ở (bao gồm đất đô thị và dân cư nông thôn) chiếm 2,4%, đất chuyêndùng 5,56%, đất chưa sử dụng 14,9% Trên địa bàn huyện Bến Lức có 14 loại đất, chủyếu là các loại đất phèn, đất phù sa

2.3 Vật liệu và đối tượng khảo sát

2.3.1 Vật liệu khảo sát

Phiếu khảo soạn sẵn (Phụ lục 1)

Danh sách các hộ trồng chanh trên địa bàn điều tra

Cac vật liệu khác: Xe máy, bút, điện thoại,

2.3.2 Đối tượng khảo sát

Khảo sát 70 hộ trồng chanh tại xã Thạnh Lợi, Thạnh Hoà huyện Bến Lức, tỉnhLong An.

2.4 Phương pháp khảo sát

2.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thứ cấp tại UBND các xã, Văn Phòng UBND huyện Bến Luc,

Trang 38

phòng Tài nguyên và Môi trường Bến Lức, Chi Cục Trồng Trọt, Bảo Vệ Thực Vật vàQuản Lý Chất Lượng Nông Sản, Chi cục thống kê huyện, phòng NN và PTNN huyện

Bến Lức cùng các nguồn tài liệu sẵn có như các đề tài nghiên cứu, sách báo và trên

Internet.

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), kinh tế - xã hội (dan sé, thu nhập,

cơ câu ngành nghề) của huyện Bên Luc và trong vùng sản xuât chanh của huyện.

Tìm hiệu về cơ câu sản xuât chanh bao gôm: diện tích, cơ cau mùa vụ, các giông

chanh trong vùng sản xuât, canh tác chanh.

Các tài liệu khác liên quan đên đê tài.

2.4.2 Thu thập sô liệu so cap

2.4.2.1 Cơ sở chọn điểm, hộ khảo sát

Cơ sở chọn điểm khảo sát: qua kết quả khảo sát diện tích cây ăn trái tại huyện

Bến Lire của Phong NN và PTN huyện Bến Lức trong số 15 xã và thị tran, trong đó hai

xã có diện tích trồng chanh lớn nhất với diện tích trên 2000 ha lần lượt là xã Thạnh Hoà(2011 ha), xã Thạnh Lợi (2784 ha) Vì vậy dé nắm được chính xác tình hình sử dụnghóa chất nông nghiệp tại huyện Bến Lức một cách khách quan nhất thì các xã được chọn

là xã Thạnh Lợi và xã Thạnh Hoà làm điểm điều tra tập trung

Cơ sở chọn hộ khảo sát: hộ được chọn khảo sát là các hộ có diện tích trồng chanh

từ 5000m trở lên Ngoài ra, hộ được điều tra cần có kinh nghiệm từ 3 năm canh tác

Trang 39

N: tổng số hộ trồng chanh của xã.

n’ = [P’(1-P’)]/(SEp)”

với P’: tỉ lệ số hộ có cùng đặc tính (ước lượng)

SEp: mức độ sai số chấp nhận được là 5%

Tổng số hộ trồng chanh của xã Thạnh Lợi là 725 hộ, trong đó ước lượng 90% số

hộ có diện tích trồng chanh từ 5000m7 trở lên và có từ 3 năm kinh nghiệm Như vậy:

n’ =[0,9 (1-0,9)] / (0.05)? = 36

n= (725 x 36)/(725 + 36) = 34,29

Tổng số hộ trồng chanh của xã Thanh Hoà là 950 hộ, trong đó ước lượng 90% số

hộ có diện tích trồng chanh từ 5000m7 trở lên và có từ 3 năm kinh nghiệm Như vậy:

n’ = [0,9 (1-0,9)] / (0,05) = 36

n= (950 x 36)/(950 + 36) = 34,68

Từ kết qua áp dung công thức tinh số hộ chọn làm mẫu khảo sát tại hai xã Thanh

Lợi và Thạnh Hoà, đề thuận tiện cho việc khảo sát và xử lý số liệu về sau nên tổng số

hộ được chọn ước lượng là 70 hộ, 35 hộ thuộc xã Thạnh Lợi và 35 hộ thuộc xã ThạnhHoà Hộ được chọn phải có diện tích trồng từ 5000mˆ và có từ 3 năm kinh nghiệm trongsản xuất chanh

2.4.2.2 Nội dung khảo sát

Tìm hiểu đặc điểm vườn dựa trên các chỉ tiêu:

Tìm hiệu thông tin chung của vườn chanh: họ và tên chủ vườn, địa chỉ, sô điện

thoại, trình độ học vân, diện tích trông, tuổi vườn, giông và nguôn gôc giông, hiện trạng

vườn, trông xen, loại đât.

Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc: chế độ nước, phương pháp cắt tỉa cành, kĩthuật xử lý ra hoa.

Tình hình sử dụng hoá chất nông nghiệp của nông hộ:

Hiện trạng sử dụng phân bón (liều lượng, loại phân bón, thời điểm sử dụng, mục

Trang 40

đích sử dụng và phương pháp).

Tình hình sâu bệnh hại (bộ phận gây hại, mức độ gây hại, thời điểm gây hại);Thuốc BVTV ( đối tượng phòng trừ, tên thuốc, liều lượng, số lần phun/vụ, thờiđiểm phun)

Cỏ dại và biện pháp phòng trừ.

Kinh nghiệm mua và sử dụng thuốc

Thời gian cách ly.

Xử lý chai, vỏ sau khi sử dụng.

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu khảo sát được tông hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và dựa

vào độ lệch chuân dé tiên hành phân nhóm theo các tiêu chí điêu tra.

Ngày đăng: 29/01/2025, 23:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w