Các giống ở mỗi nhóm dừa điều tra 10 vườn, mỗi vườn điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo của vườn ghi nhận số cây bị hại, số tàu lá bị hại và đánh giá cấp độ gây hại theo hướng d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
Fe 2s 2s 2 2s 2k 2s
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA GIONG, TUOI VUON VA MAN DEN MUC
DO GAY HAI CUA SAU DAU DEN Opisina arenosella Walker
DOI VOI DUA BEN TRE
SINH VIEN THUC HIEN : HUYNH THANH PHONGNGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬTKHÓA :2018 - 2022
Tp Hồ Chi Minh, tháng 02 năm 2023
Trang 2ANH HUONG CUA GIÓNG, TUOI VUON VA MAN DEN MUC
DO GAY HAI CUA SAU DAU DEN Opisina arenosella Walker
DOI VOI DUA BEN TRE
Tac gia
HUYNH THANH PHONG
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật
Hướng dẫn khoa họcThS NGUYÊN TUẦN ĐẠTThS NGUYÊN THỊ THÚY NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 02/2023
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người thân trong gia đình, người đãsinh thành nuôi dưỡng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong suốt quãngthời gian đi học và làm khóa luận tốt nghiép
Tiếp theo tôi xin gửi lời cảm on chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đại họcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm và quý Thầy Cô trong Khoa Nônghọc đã truyền đạt kiến thức để tôi có hành trang khi ra trường và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn đến TS Lê Khắc Hoàng, ThS Nguyễn Tuấn Dat và ThS.Nguyễn Thị Thúy Ngân đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ cũng như cung cấptài liệu thông tin khoa học cần thiết cho tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
của tôi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Chi cục Trồng trọt Bảo vệ Thực vật tỉnhBến Tre và Ban Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao tỉnh BếnTre đã tạo điều kiện tốt nhất đề tôi hoàn thành đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến KS Nông Hồng Quân, KS Phạm Phước Đức,
KS Lâm Trường An và tất cả các bạn đang làm việc tại phòng thí nghiệm Bến Tre đãgiúp đỡ rất nhiều trong quá trình làm việc và xin cảm ơn các bạn lớp DH1§BV
Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phó Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2023
Tác giả
Huỳnh Thanh Phong
Trang 4TOM TAT
Đề tai “Anh huong cua giống, tuổi vườn và mặn đến mức độ gây hại của sâu đầuđen Opisina arenosella Walker đối với dừa Bến Tre” được thực hiện tai tinh Bến Tre
Đề tài thực hiện điều tra vườn dừa từ tháng 05/2022 đến tháng 09/2022 tại tỉnh Bến Tre
Trong đó có 5 giống dừa (giống dừa ta cao, dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dita nước,dừa đứa) và 3 nhóm tuổi dừa (nhóm tuổi dita từ đưới 5 năm tuổi, nhóm tuổi dừa từ 5 —
15 năm tuổi, nhóm tuổi dừa trên 15 năm tuổi) và 2 vùng sinh thái (nhiễm mặn và không
nhiễm mặn) tại tỉnh Bến Tre Các giống ở mỗi nhóm dừa điều tra 10 vườn, mỗi vườn
điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo của vườn ghi nhận số cây bị hại, số tàu lá
bị hại và đánh giá cấp độ gây hại theo hướng dẫn đánh giá cấp hại sâu đầu đen hại dừacủa Cục BVTV tỉnh Bến Tre (thông tư số 63/CV-BVTV năm 2020)
Kết quả điều tra vườn dừa cho thấy nhóm giống dừa ta cao gây hại cao nhất với chỉ
số hại từ 35 - 68%, kế đến là giống diva xiêm xanh 11 - 43%, giống dừa dứa là 4,05%,giống dita xiêm lửa là 1,41%, giống dừa nước thấp nhất là 0,88% Về nhóm tuổi dừacho thay nhóm dừa có tuổi vườn dừa trên 15 năm tuổi có chỉ số hại trung bình gây hại
cao nhất là 42,2%, tiếp đó là nhóm tuổi đừa từ 5 — 15 năm tuổi là 30,21%, nhóm dừa từ
dưới 5 năm tuôi bị gây hại thấp nhất là 11,25% Về vùng sinh thái cho thấy vùng đất
nhiễm mặn ở huyện Bình Đại có tỷ lệ các vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại với chỉ sỐhại trung bình là 27,92% cao hơn các so với các vườn dừa không nhiễm mặn ở huyệnChâu Thành và Thành phó Bến Tre
ill
Trang 5Dan sach Cac bang 111 Vil
Danhisach Cac hitihacsexccesn eee ee ee ee eee Vill
0 Tueenaneararrdrrrrgrorrttrrryotrrartiiagtratvitgtoagtaatertartzusa 1
Đặt vấn đề cc ecesssescsesessvessensenessesssesssessssessnsseseesessesesenssnseseassesetsesstestsseeeeeeeees |
IWS TOU secre teesstebsesodifbbEctllfstgfS9u83sbygitg trcatbetohgboitakrsbiroitsitrErnndiiiloo2irtrruirtrdriosibribiisicdrdiTtioz.iglg ren 2
Yêu cầU - G5 2S 22212121 2121212121112111 7121111111111 2Giới bạn đỗ TÀI »eeeeseevnkorerhininhrbirDttiohiOigDELBTSI-DNG7300G0I0.01038000.000-142/30-G0-070071/.0 g.1pPlpcsree 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIBU -2- 5< ©2©s5s+£se+seezsezseczszts 31.1 Gidi thidu V6 CAY Sẽ 1.1.1 Nguồn gốc và phân b6 cây dita c.cccccccsessessesssecseesteesecstsesecsecenecseeseesecseseneeseseneed1.1.2 Đặc điểm phát triển của cây đừa 2¿22222222122212221 2212221222122 crLee 41.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam và trên thế giới - -5- 41.1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam 2 2+2+22+22E+£22E2Ezzzzzxe 41.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở thé giới -2-22©222222+2z+2z++zxzzzzzzxee 61.1.4 Một số giống dừa phổ biến ở Việt Nam 2- 2 ©2222222E22E222E22E22222E2zxe 7
gs A | ce ee 7
II ích +4 HBHBH ,), H 8
LAGS Dita HT cecum mcm nein monens oman ene eae 8
1.2 Một số loài sâu hại chính trên dita c.ccccccccccessessessessessessesseesessessessessessessesseeseeseees 9
1.2.1 Sâu đầu đen hai đừa (Opisina arenosella Walker) -©5z5ccccccccccccec 10
1.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen - 2 5¿25222++czz+zzs>s2 111.2.3 Cây kí chủ của sâu đầu Gen - 2-2222 2222E2E2E22E22E2112121E211211212121 2x2 121.2.4 Đặc điểm gây hại của sâu đầu đen 2-©2222222222222222112212271122122212222-ee 13
1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, dat đai vùng điều tra 2 -¿52++ccxzsrrree 14
Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 15
2.1 NOi dung nghién CUWU 0 15
Trang 65-2 Thôi gian, địa điểm ñighiễn cứn -.-2210n422122112110022102220122101,cả7 152.3 Vật liệu, thiết bị điều tra 2 s+2s+EE£EE£EE£EEEEE271 7171711171111 re 16
2.4 Phuong phap nghién UU eee cee ecee cece ceceeceeseceeeecseseceesecseseesecsesecseeeeseteens 16
2.4.1 Điều tra xác định ảnh hưởng của giống dừa đến mức độ gây hai của sâu đầu đen
SFR TP Sl ea a SO A nT SAAR SLSR 835 17
2.4.2 Điều tra xác định ảnh hưởng của tuổi cây đến mức độ gây của sâu đầu den 18
2.4.3 Xác định ảnh hưởng của vùng sinh thái đến mức độ gây hại của sâu đầu đen trên
3.5 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giỗng dừa và tuổi dừa
tại Ben Tite zspsơstoibogiiietivSiGEIEIDROGEAUSISRGISERIENGSMGGSGDNSENAIGEGESINGEESGSSRGGESBSHGSEGESRWEiSBgRingiai 26
3.6 Hiện trạng gây hai của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giéng dừa va vùng sinh
tHảI Cat GÙ IUREEssecss2ix6ercseninbievssdleseslsossibshosoiirbsssodstrsobobssssibrbseesibassslxbironuttiioogtitspoaee 29
3.7 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa tuôi dừa và vùng sinh
thái tại Bett Tre canacconenancesanasanneanaenennconnsamnsnnnnnsansnanenanaceansancneanssoanenenneannasnasaenacanncanataace 2U
3.8 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giéng dừa, tuổi dừa và
MUL SINH (Hồi ta BE, LEDTs.sscssessssussasssb8B6x18d858020018c8806.đ0238g45ã063883u.16u80-3iu0ug3:48:8xu2l4g8ugusu aaa OA
BEE Ty VL BU ON Lieeeaeeeereeaaieiieeiosadisbitdtii0i230060004035030/08406.80300 38
TAT LIỆU TEA BA naueuennennststihonnsittotioongtiiogbidtf64gpnhÀ1Ó30g00010002g000606.08056g000 39
PHU UG eonevescosamesscernsyespscpenausasossseseshusemestseuasuasbeseasettesenmersscnbeatececusteusneuneetesy comuaeveeuss 42
Trang 7DANH SÁCH CHU VIET TAT
BVTV Bao vệ Thực vật
Ctv Cộng tác viên
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Luong thực va Nông nghiệp Liên Hop Quốc)
ICC International Coconut Community (Cộng đồng Dừa Quốc tế)
Trang 8DANH SACH CAC BANG
Bang 2.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu từ tháng 5 — 9 năm 2022 tại Bến Tre 15
Bảng 3.1 Hiện trạng mức độ gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella trên 5 giốngdừa tại Bến Tre 2- 2 s 21221221221211211211111111111111111111 1111121111211 e 22
Bảng 3.2 Hiện trang và mức độ gây hại của sâu dau đen Opisina arenosella trên 3 nhóm
tuổi diva tại Bến TTe - 2-52 s22 E52122121121211211211121111112111111211111 22111211 xerrreg 24
Bảng 3.3 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu đâu đen Opisina arenosella trên vùng
sinh thái tại Bến Tre 2-2 ©s+S2+ES2EEE12E2121121121112112111211211121111 111112112111 ce 25Bảng 3.4 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giốngdừa và tuổi diva tại Bến Te - -©2-5s+S2ESEEE52EE212112121121121111121111121 1111211 ce, 26
Bảng 3.5 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu dau đen Opisina arenosela giữa giông
dừa và vùng sinh thái tại Bến Tre - 2 25s 2S+2E+2E22E2EE2EE22E21212121221121122222.22e2 29
Bảng 3.6 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu đâu đen Opisina arenosella giữa tuôi
dừa và vùng sinh thái tại Bến Tre 2 22 SS+2E+2E22EtEEezEertertrrrrrrrrrrrrre 32Bảng 3.7 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giốngdừa, tuổi dita và vùng sinh thái tại Bến Tre 2-2 S22S2SE22E22E22122122522122322222Xe2 34
vil
Trang 10GIỚI THIỆUĐặt vấn đề
Bến Tre được xem là nơi đa dạng về giống dừa của Việt Nam, với sự hiện diện
của nhiêu giông dừa khác nhau, được xây dựng mô hình thâm canh, nuôi trông xen trong
vườn dừa (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2010)
Việc chọn giống dừa được xem là yếu tố quyết định năng suất, sản lượng dita vàgóp phần nâng cao thu nhập của người trồng dừa ở Việt Nam nói chung và ở Bến Trenói riêng (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2010) Quá trình canh tác và sảnxuất dừa tại tỉnh Bến Tre được nhiều người trồng dừa quan tâm đến mức độ gây hại ảnhhưởng đến dừa bởi nhiều yếu tố gây hại khác Trong đó, sâu đầu đen (Opisina arenosellaWalker) có nguồn sốc tại Myanmar, Ấn Độ, Bangladesh va Sri Lanka, An Độ (Perera va
ctv, 1989).
Tai Viét Nam sau dau den duoc ghi nhan xuất hiện đầu tiên tại ấp Giồng Tre, xã Phú
Long, huyện Bình Đại tại tỉnh Bến Tre vào tháng 07 năm 2020 với diện tích nhiễm 2,4
ha, gây hại nặng về năng suất và chất lượng Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồngtrọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bến Tre tính đến tháng 6 năm 2022, diện tích nhiễm sâuđầu đen hại dừa trên địa bàn tỉnh là 864,6 ha Trong đó, Chợ Lách (105,6 ha), ChâuThành (280 ha), Mỏ Cày Bắc (45,1 ha), Mỏ Cày Nam (178 ha), Bình Đại (172,9 ha),Thành phố Bến Tre (33 ha), Ba Tri (12 ha), Thạnh Phú (27,4 ha) và Giồng Trôm (10,6ha) Diện tích nhiễm nhẹ: 210,60 ha (15 - 20%), nhiễm trung bình 221,94 ha (25 - 30%)
và nhiễm nặng 122,42 ha (42%) Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu điều tra nào tại Việt
Nam thực hiện nhằm so sách các yếu tố sinh thái (giống dừa, tuổi cây và vùng sinh thái)
tác động đến sự gây hại, biến động quân thể của sâu đầu đen, từ đó đưa ra các biện pháp
khuyến cáo, phòng trừ phù hợp
Vì vậy đề tài “ “ đã được thực hiện
Trang 11Mục tiêu
Xác định hiện trạng và mức độ gây hại sâu đầu đen hại dừa O arenosella trên 5giống dừa (dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dita ta cao, dừa đứa, dừa nước) với 3 nhómtuổi (từ dưới 5 năm tuổi, từ 5 — 15 năm tuổi, từ trên 15 năm tuổi) và 2 vùng sinh thái
(nhiễm mặn và không nhiễm mặn) tại tỉnh Bến Tre
Trang 12- Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Giới thiệu về cây dừa
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố cây dừa
1.1.1.1 Nguồn gốc
Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một loài thực vật thân gỗ, thuộc họ cau(Arecaceae) bao gồm khoảng 2.800 loài trong 190 chi, có nguồn gốc từ các vùng venbiển của Đông Nam A (Malaysia, Indonesia, Philippines) và Melanesia Trong thời tiền
sử các dạng hoang dã của loài này được cho là đã đưa về phía Đông theo dòng hải lưuđến các đảo nhiệt đới Thái Bình Dương (Melanesia, Polynesia, và Micronesia) và về
phía Tây đến vùng Duyên hải Ấn Độ, Sri Lanka, Đông Châu Phi và các đảo nhiệt đới ở
Ấn Độ Dương Do tính chất nhẹ nỗi trên mặt nước và không thấm nước nên sau khi trôidạt đến các lục địa và gap điều kiện thuận lợi những trái dừa vẫn có khả năng nảy mầm
bình thường (Jerard và ctv, 2018).
1.1.1.2 Phân bố
Dừa được xem là một trong 10 cây trồng hữu ích trên thế giới (Duke, 1983) Làmột trong những cây dùng dé lay dầu quan trọng nhất trong sản xuất công nghiệp Câydừa được phân bố ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới và được phát triển rộng trongkhu vực gồm bán đảo Malayan, quần đảo New Guinea và quần đảo Bismarck từ đó lanrộng khắp các vùng nhiệt đới Ngày nay cây dừa phân bố ở khu vực bao gồm Tây Phi,Đông Phi, Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ
(Prades và ctv, 2016; Xiao va ctv, 2017).
Dừa phan bố từ 20 vi độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam (ICC, 2020) Được trồng trên 90quốc gia từ các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới (Laura và ctv,2016) Đến năm 2021 diện tích trồng dừa trên toàn thế giới là 12,3 triệu ha, hàng năm
sản xuất 61,4 triệu tấn trái Là loại cây trồng thích nghi với mọi loại đất, môi trường
3
Trang 13sống tự nhiên thường là đất cát nghèo dinh dưỡng ven biên nhưng ngày nay nó được timthấy trên các loại đất khác nhau (Ignacio, 2021).
1.1.2 Đặc điểm phát triển của cây dừa
Cây dừa cũng là một loại cây lớn, thân đơn trục có thể cao tới 30 m Với các lá đơn
xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dai 4 — 6 m các thùy với gân cấp 2 có thédài 60 — 90 em, lá kèm thường biến thành bẹ dang lưới 6m lay thân, các lá già khi rung
dé lại vết sẹo trên thân dừa (Hiệp Hội Dừa tỉnh Bến Tre, 2013)
Dừa là loại cây đa niên nên có thời gian kiến thiết cơ bản từ 1 - 3 năm Dừa thích nghỉtrên những nơi có khí hậu thích hợp từ 27°C đến 29°C, âm độ tương đối từ 60 - 90%.Dừa là cây thích ánh sáng, trung bình trên một năm nhận từ 2000 giờ trở lên, trong điềukiện thiếu ánh sáng cây ít cho quả Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 - 2300 mm
phân bố đều trên năm thì dừa sinh trưởng tốt (Dương Tan Lợi, 2004) Cây dừa có sức
sống mãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, chủ
yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển, đừa cũng cho năng suất cao trên nhiều loại
đất và cho năng suất thấp ở những đất nhiễm phèn và nhiễm mặn cao (Nguyễn Bảo Vệ
va ctv, 2011) Dừa chịu được đất kiềm đến pH 8 và đất chua có độ pH dưới 4,5; khoảng
pH lý tưởng là 5 - 5,7 Sản xuất bắt đầu 4 - 5 năm đối với giống lai và 6 - 10 năm saukhi trồng đối với giống địa phương Một cây dừa có thê cho năng suất 70 - 150 quả mỗi
năm (Laura và ctv, 2016).
1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Năm 2020 sản lượng dừa ở Việt Nam đứng thứ 6 thế giới sau các nước Indonesia,
An D6, Philippines, Barazil, Sri Lanka (FAO, 2022) Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre tổnghợp, Niên giám thống kê của các tỉnh và Niên giám thống kê của Cộng đồng Dừa Quốc
tế (ICC), tổng diện tích trồng dừa năm 2020 trên 170.000 ha, tập trung tại Đồng bằngsông Cửu Long và một số tỉnh duyên hải miền Trung với sản lượng 1,72 triệu tấn quảtrong đó có khoảng 3.000 ha trồng dừa đạt chứng nhận hữu cơ, tập trung tại tỉnh BếnTre Ở ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích dừa cả nước với diện tích trên 130.000 ha.Trong
đó diện tích trồng dừa của tỉnh Bến Tre là 77.232 ha chiếm 40%, Trà Vinh 23.698 ha
Trang 14chiếm 14%, Tiền Giang 20.087 ha chiếm 12%, Vĩnh Long 10.240 ha chiếm 6%, Cà Mau7.218 ha chiếm 4%, Sóc Trăng 7.276 ha chiếm 4% (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhBến Tre, 2021).
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tinh Bến Tre (2021)
hiện có 77.232 ha trồng dừa, trong đó diện tích trồng mới là 1.193 ha, hiện đang cho quả
71.181 ha, sản lượng thu hoạch 672.745 tan Trong đó tỷ trọng xuất khẩu dừa từ ViệtNam sang Thái Lan chiếm đến 36% tổng sản lượng dita Trung Quốc là nước nhập khẩudừa Việt Nam cao nhất với 30,4% Tuy nhiên tăng mạnh ở các nước như Tây Ban Nha,
Qatar, Úc, Hàn Quốc lần lượt là 93,4%, 57,8%, 29,7%, 28% Trong tháng 6 năm 2020
Thái Lan nhập khẩu dừa từ Việt Nam dat 2.280 tan, trị giá 4,5 triệu USD, tăng 212% vềsản lượng và tăng 332% về trị giá
Theo Sở Công Thương Bến Tre (2022) Bến Tre hiện có trên 77.000 ha trồng dừavới sản lượng đạt 600 triệu trái mỗi năm, giá trị sản xuất chế biến dừa đạt 3.500 tỷ đồng,chiếm gần 10% so với giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Trong 6 tháng đầu năm đạt1.800 tỷ đồng, tăng 4,05% so với cùng kỳ, chiếm 10,32% so với giá trị sản xuất côngnghiệp của toàn tỉnh Cụ thể cơm dừa nạo chiếm 11.023 tan, tăng 8,94% so với cùng kỳnăm trước, nước cốt dừa 32.767 triệu lít, tăng 1,72% nước dừa tươi 19.168 triệu lít, tăng22,86% Sản phâm dừa Bến Tre đã có mặt trên thị trường của hơn 90 quốc gia và vùnglãnh thổ Tỉnh Bến Tre xuất khẩu được khoảng 2,7 triệu trái dừa tươi, giảm hơn 2/3 sovới cùng kỳ năm 2021 Trong đó giá xuất khẩu cũng giảm 15 - 20%, bên cạnh đó tình
hình giá dừa khô hiện đang giảm mạnh do sự cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu
dừa trên thế giới và phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố như: com dừa, vỏ dita, nước dừatrong 6 tháng đầu năm Trước tình hình đó Bến Tre tập trung vào phát triển dừa hữu cơ
phát triển hơn 2.890 ha dừa hữu cơ Đến nay tổng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn hữu
cơ trên địa bàn tỉnh cũng đạt hơn 16.014 ha, chiếm 20,7% trên tổng diện tích dừa toàntỉnh, trong đó diện tích chứng nhận là 9.521 ha tập trung trên địa bàn các huyện GiồngTrôm, Mo Cay Nam, Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, Mỏ Cay Bắc
Trang 151.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở thế giới
Ngày nay dừa là mặt hàng cơ bản ở các khu vực nhiệt đới trên toàn thế giới.Ngành sản xuất dia đang kinh doanh và tăng giá trị của các sản phẩm làm từ dita mỗinăm, cây dừa là nguồn cung cấp các sản phẩm có thé sử dung được như nước dừa, daudừa nguyên chất, cùi dừa và nước cốt dừa, bên cạnh đó cây dừa còn là một trong nguồn
nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến khác nhau Do đó ngành dừa
dự kiến có giá trị 11,5 tỷ đô la và dự kiến sẽ đạt 31,5 tỷ đô vào năm 2026 (Ignacio và
Miguel, 2021).
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO),
cây dừa được trồng trên 93 quốc gia và lãnh thé vùng nhiệt đới, với tổng diện tích gần 12
triệu ha vào năm 2019 tập chung tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, tăng 1,27% so
với năm 2018, sản lượng đạt 62,45 triệu tấn giảm 2,05% Trong đó đứng đầu về điện tíchtrồng dừa là Philippines 3,63 triệu ha, Indonesia với 3,25 triệu ha, Ấn Độ với 2,10 triệu
ha, Tanzania 0,80 triệu ha, Sri Lanka 0,46 triệu ha (FAO, 2020).
Tổng sản lượng dừa thé giới đứng dau là Indonesia 16,84 triệu tan, An Độ lànước có sản lượng dừa đứng thứ hai với 14,69 triệu tan là ngành sản xuất dừa rất quantrọng đối với nông nghiệp ở An Độ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, đứng vi trí thứ ba
là Philippines 14,49 triệu tan (FAO, 2020)
Theo Sở Công Thương Bến Tre (2020) giá dầu dừa thô tăng ở Philippines vàIndonesia nhưng giảm thấp ở Sri LanKa Giá cơm dừa tăng cao ở Philippines và SriLanka nhưng thấp ở Indonesia Trong đó giá com dừa ở Indonesia đạt 569 USD/tantrong tháng 8/2020, cao hơn so với giá tháng trước 553 USD/tan, dầu dừa tại châu Âutrong tháng 8/2020 tăng khoảng 93 USD/tan lên 981 USD/tan từ 888 USD/tan trongtháng 7/2020 cao hơn khoảng 38 USD/tan, cơm dừa giá bình quân trong tháng 8/2020
đạt 2.195 USD/tan cao hơn 5 USD/tan so với giá tháng 7 và cao hơn 538 USD/tan so
với giá cùng kỳ năm trước Ở Sri Lanka giá cơm dừa ở tháng 8/2020 là 2.548 USD/tan
và cao hơn 82 USD/tan so với giá thang 7/2020
Năm 2021 Indonesia đã xuất khẩu 611.448 tấn dầu dừa ra thị trường toàn cầu,các thị trường chính là Hoa Kỳ, Malaysia, Trung Quốc và Hà Lan sản lượng xuất khâu
Trang 16chiếm 70% Trong đó Hoa Kỳ nhập 771.495 tan dau dừa, các nước Châu Âu nhập khẩu
dầu dừa suy yếu đến 1,2% trong giai đoạn tháng 8 năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịchCovid-19 (Hiệp hội Dừa Bến Tre, 2021)
1.1.4 Một số giống dừa phố biến ở Việt Nam
Phân loại giống dừa dựa vào các tính trạng của hoa, quả và cây Nhưng sự phânloại theo đặc điểm tinh trang di truyền bang cách thụ phan hoa được sử dụng phố biến
nhất Theo cách phân loại nay thì dừa được chia làm 2 giống: dừa cao và dừa lùn
(Bourdeix và ctv, 1990).
Ngoài các nhóm dừa cao và lùn, một số nhóm dừa trung gian, còn được gọi lànửa cao hoặc nửa lùn cũng được tìm thấy Các giống dừa lai thường mang nhiều đặcđiểm tốt hơn giống cao và lùn là cho quả sớm, năng suất cao chất lượng cơm đừa cao,
hàm lượng dầu cao và tính chống chịu tốt đối với điều kiện môi trường khắc nghiệt
(Sujatha và Chalam, 2009).
1.1.4.1 Giống dừa lùn
Giống dừa lùn có đặc điểm là tự thụ phan với chiều cao tối da từ 10 - 15 m, lá nhiềunhưng tàu lá ngắn Cây ra quả rất sớm khoảng 2 - 3 năm, ra nhiều buồng hoa nên chonhiều quả Quả dừa lùn thường có màu sắc đặc trưng cho từng giống khác nhau như:xanh lục, vàng, đỏ ở khu vực Châu A (Swaminathan và ctv, 1961) Giống dừa lùn thườngđược dùng dé uống nước giải khát Năng suất bình quân trái/năm khá cao, đạt từ 80 -
150 trái trên mỗi năm Kính thước trái dừa nhỏ, cơm dừa mỏng, hàm lượng dầu trongdừa thấp Chiều cây cao khoảng 8 - 10 m, thân cây thắng, ít có phình to, khả năng chịu
phèn, chịu mặn kém Thời gian khai thác khoảng 30 — 50 năm (Võ Van Long, 2007).
Giống dừa xiêm xanh là giống diva uống nước phố biến ở đồng bằng sông Cửu Long,
ra hoa sớm sau khoảng 2,5 - 3 năm trồng, năng suất bình quân 140 - 150 trái/cây/năm,
vỏ mỏng có màu xanh, nước có vi ngọt thanh (7 - 7,5% đường), thể tích nước 250 - 350ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thi trường
Dừa xiêm lửa là một giống dita quý hiếm ở nước ta Dừa này cho năng xuất khácao từ 80 - 140 trái/cây/năm Thời gian ra hoa lần đầu sau 2 - 2,5 năm trồng Dừa Xiêm
lửa trái tròn, nhỏ, trọng lượng trái từ 1 - 1,2 kg, có mau cam sáng, nước có vi ngọt thanh,
7
Trang 17hàm lượng đường 6 - 7% Đặc biệt dừa xiém lửa lâu bị thối, có thé bảo quản được lâu
hơn các giông dừa uông nước khác trong điêu kiện bình thường.
Ở Việt Nam dừa dita được nhập từ Thái Lan, được trồng nhiều ở một số vùng đồngbằng sông Cửu Long Các bộ phận của dừa đứa từ lá dừa, trái dừa, cơm dừa, nước dừa
đều có mùi thơm của lá dita, vì vậy giống dừa này được gọi là dừa dứa Dừa dứa thuộcnhóm dừa lùn, trồng sau ba năm dừa bắt đầu cho trái Dừa trưởng thành ra trái khoảng
15 buồng/năm (200 - 220 trái/năm) Dừa dứa cũng là một giống dừa uống nước có chấtlượng và giá trị kinh tế cao (Hiệp hội dừa Bến Tre, 2021)
1.1.4.2 Giống dừa cao
Đặc tính của giống dừa cao thường được dùng dé lấy dau và được chế biến các sảnphẩm khác Năng suất dừa thường không cao bằng giống dừa lùn, bình quân mỗi cây
cho từ 50 - 80 trái/cây/năm Kích thước trái từ trung bình đến to, cơm dừa dày, hàm
lượng dầu cao (65 - 70%) Thời gian cây cho ra hoa thường lâu hơn giống dừa lùn, từ 4
- 5 năm Chiều cây cao từ 15 - 20 m, tán lá diva rộng, da phần gốc dừa thường phinh to.Khả năng chịu phèn, chịu nặng của giống dừa này tốt, thích hợp cho những vùng đất bị
nhiễm mặn Chu kì khai thác giống dừa này cũng khá cao từ 50 - 60 năm, có cây khai
thác đến 100 năm Giống dita cao là nhóm phổ biến nhất cho ngành công nghiệp chếbiến dầu nên được trồng và phát triển (Bourdeix và ctv, 1990)
Dừa ta cao là giống dừa lây dầu phô biến ở Việt Nam, đừa ta có trái to, mặt dướidừa có 3 cạnh, gáo dừa to và cơm dừa day, dừa ta cao có năng suất trung bình 60 - 70trá1/cây/năm, kích thước trái to, cơm dừa day 11 - 13 mm, có hàm lượng dầu cao (63 -
65%) Thân dừa cao, gốc to và tuổi thọ của dita cao, phù hợp cho việc chế biến các sản
phẩm có giá trị kinh tế cao
1.1.4.3 Dừa nước
Dừa nước hay còn gọi là dừa lá, là loài duy nhất trong họ cau sinh sống trongđầm lầy Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lêntrên Vì vậy, dừa nước không được xem như một loại cây thân 20, mặc dù tan lá có thé
cao đến 9 mét Dừa nước phải đến năm thứ 4 hoặc thứ 5 cây mới đơm hoa cho trái, hoa
cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc
Trang 18trên những nhánh kế sau Khi hoa đã thụ phan, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thànhnhư một qua bóng đường kính từ 25 - 30 cm trên mỗi đầu cuống gọi là buồng đừa nước
(John Leslie Dowe, 2012).
1.2 Một số loài sâu hại chính trên dừa
Trên cây dừa nguyên nhân chính làm giảm năng suất đó là các loài sâu hại Qua đó
ghi nhận có hơn 150 loài côn trùng gây hại trên các bộ phận khác nhau trên cây dừa.
Những loài côn trùng gây hại nghiêm trọng và có thé làm chết cây ở các nước trồng dừatrên thé giới như bọ dừa (Brontispa longissima Gestro) hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất
hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch tan công các vườndừa Bọ cánh cứng trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng, nhộng và thành
trùng, có tập tính hoạt động về đêm Vòng đời của bọ cánh cứng từ 130 -135 ngày Con
cái bắt đầu đẻ trứng khi được 2 tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng trong suốt vòngđời Giai đoạn gây hại của bọ cánh cứng là giai đoạn ấu trùng và thành trùng Thành
trùng gây hại nặng hơn ấu trùng Bọ cánh cứng tan công trên bề mặt của lá chét chưa
nở, chúng ăn lớp biéu bì làm lá bị héo khô, mat kha năng quang hợp (Dharmaraju và
Pradhan, 1976).
Đuông đừa (Rhynchophorus ferruginenus O.) là côn trùng gây hại nguy hiểm vì ratkhó phát hiện, khi bắt đầu tấn công đọt non, đến khi phát hiện, các đỉnh sinh trưởng đã
bị phá hủy, cây vẫn còn sông, nhưng năng suất giảm, quan sát trên thân thay có nhiều lỗ
đục nhỏ Cây dừa từ 2-15 năm tuổi đều có thé bị đuông tan công nhưng cây dừa từ 3-6năm tuổi là giai đoạn bắt đầu hình thành gốc và thân thì dễ bị tắn công hơn Đuông dừatrải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng Trong đó, chỉ có au trùng
gây hại cây dừa (Dharmaraju va Pradhan, 1976).
Sâu đầu đen hai dita (Opisina arenosella Walker) xuất hiện ở nhiều Quốc gia, gâyhại ở mặt dưới là chét của cả tàu lá làm lá bị khô và chết dần Cây dừa với thuộc tính
thân cây cao tạo ra những khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại
ngay cả khi phun thuốc bằng dụng cụ chuyên dụng thuốc không dễ dàng tiếp cận với ấutrùng do có lớp tơ bao quanh Phun thuốc trên không cũng không hiệu quả vì sâu đầu
đen chỉ được tìm thay ở mặt dưới lá chét (Dharmaraju va Pradhan, 1976)
Trang 191.2.1 Sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella Walker)
Sâu đầu đen có tên tiếng Anh là Black Headed Caterpilar Có tên khoa học là
Opisina arenosella Walker, thuộc họ bướm đêm Oecophoridae, bộ cánh vảy
Hình 1.1 Phân bé sâu đầu đen hại dừa trên thế giới (CABI, 2022)
Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker) là loài gây hại có kha năng bùng phátmạnh, làm rụng lá trên cây cọ mã đề ở Sri Lanka Viện Nghiên cứu Dừa đã ghi nhận
400 vụ bùng phát sâu đầu den Opisina arenosella từ năm 1965 đến năm 1985, chủ yếu
ở Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh và Indonesia, loài này có thể gây hại liên tục trong suốtnăm (Howard và ctv, 2001) Tại Srilanka, loài sâu đầu đen gây ra thiệt hại trên cây dừa
và chà là từ giữa thé kỷ 19, tập trung chủ yếu ở các vùng ven biên và các đợt bùng phát
hiện nay được ghi nhận thường xuyên nhất từ các huyện ven biển của các tỉnh miền
Đông, miền Tây, miền Tây Bắc và miền Nam (Green, 1898) Sâu đầu đen gây hạinghiêm trọng làm thiệt hại lên tới 80% năng suất trên dừa ở Sri Lanka (Perera, 1987),
phải mat bốn năm tiếp theo dé cây dừa có thé phục hồi lại được năng suất như trước
(Mohan va ctv, 2010) Tại Thái Lan, sâu đầu đen Opisina arenosella lần đầu tiên xuất
hiện và gây hại từ năm 2008 với 48.000 ha bị nhiễm, sau đó tăng lên 200.320 ha trong
năm 2010 (Lu và ctv, 2013) Năm 2013 sâu đầu đen xâm nhập lần đầu tiên vào miền
Trang 20Nam Trung Quốc, tại thành phố Vạn Ninh tỉnh Hải Nam (Lu và ctv, 2013), đến năm
2014 đã lan rộng khắp đảo Hải Nam và lây qua các tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng
Tây (Yan và ctv, 2015).
Ở Việt Nam sâu đầu đen hại dita (Opisina arenosella Walker) xuất hiện lần đầu tiên
tại xã Phú Long huyện Bình Đại và xã Hữu Định huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre vàotháng 7 năm 2020 Tại khu vực khởi phát của 2 địa điểm này đều bị gây hại rất nặng,ước thiệt hai sinh trưởng trên 70% số lá trên cây và trên 80% năng suất cây dừa (SởKhoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2020)
1.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen
Trứng: Con thành trùng cái thường đẻ trứng theo thành cụm nhỏ ở dưới mặt dưới
của lá dừa Trứng sâu đầu đen có hình cầu, trứng sâu đầu đen thường có màu vàng kem
và màu nâu đỏ ở giai đoạn chuẩn bị nở Chiều dài dao động từ 0,3 đến 0,5 mm, giai đoạn
trứng kéo dai 4 — 5 ngày thì nở (Chomphukhiao và ctv, 2011).
Au trùng: Thời gian ấu trùng kéo dài khoảng 40 ngày, thành trùng xuất hiện sau
12 - 14 ngày, ấu trùng mới nở có màu đỏ cam và sau đó chuyên sang màu vàng nhạt và
có đầu màu nâu sam Trên thân có ba đường màu nâu chạy doc theo cơ thể Phần ngực
II
Trang 21có màu nhạt hơn ở đầu và chân Giai đoạn ấu trùng của sâu đầu đen Opisina arenosella
được nuôi bằng lá diva có thé hoàn thành sự phát triển trung bình từ 40 - 45 ngày ở nhiệt
độ 26°C Từ 30 - 35 ngày ở nhiệt độ 28°C (Chomphukhiao và ctv, 2011) Au trùng
thường ăn lớp biểu bì ở mặt dưới lá Tạo thành tơ và sợi tơ dé ấu trùng lần trốn nếu bịnguy hiểm (Perera và ctv, 1989)
Nhộng: Âu trùng hoá nhộng ngay trên lá chét của tàu dừa, ấu trùng nhả tơ kết lại từcác mảnh vụn (chất thải của ấu trùng) thành kén và hoá nhộng bên trong, nhộng có màunâu nhạt và chuyền sang màu nâu sam lúc nhộng sắp nở Giai đoạn nhộng kéo dài 8
ngày và vòng đời khoảng 45 ngày (Chomphukhiao va ctv, 2011).
Trưởng Thành: Vòng đời của sâu đầu đen Opisina arenosella dao động từ 45 - 60
ngày (Atanu, 2019) Đầu, râu, cánh và bụng của con trưởng thành có màu xám nhạt
Con cái lớn hơn con đực Con cái giao phối đẻ trứng với số lượng cao nhất lên đến273,63 trứng (Kumara và ctv, 2015) Tiếp theo là 161,80 trứng ở nhiệt độ 26°C, khi
nhiệt độ tăng thì con cái có thé đẻ nhiều trứng hon (Lu và ctv, 2016) va 83,40 trứng ở
nhiệt độ 28°C (Chomphukhiao và ctv, 2012).
Vòng đời phát triển của sâu đầu đen Opisina arenosella phụ thuộc vào thức ăn trong
đó thức ăn là lá dừa cho thời gian phát triển của sâu đầu đen là nhanh nhất do với các
loại ký chủ khác (Kumara và ctv, 2015).
1.2.3 Cây kí chủ của sâu đầu đen
Sâu đầu đen được xem là loài sâu gây hại nguy hiểm trên cây đừa và nhiều loài
thuộc họ Cau cũng như một số cây ký chủ phụ, ngoài ra thức ăn ưu thích của sâu đầuđen là lá dita Sâu đầu đen còn được ghi nhận là một loài gây hại chính cho vùng canhtác cọ, gây thiệt hại đáng ké đến năng suất dừa Ngoài ra sâu đầu den còn gây hại trênnhiều loại cây trồng khác nhau như chuối (Musa L.), mít (Artocarpus heterophyllus),điều (Anacardium occidentale) Sâu đầu đen Opisina arenosella còn tan công gây hạitrên thốt nốt (Borassus flabellifer L) Cây dừa bị sâu đầu đen tan công dẫn đến tat cả các
lá chét đều bị cháy gây mat khả năng quang hợp, sâu dau đen ăn các mô ở bề mặt dưới
lá, ấu trùng tao một khu trú ân từ tơ và chat thải Các khu vực bị sâu đầu đen tan công láchuyền sang màu nâu và khô dần thiệt hại nghiêm trọng cây dừa có thê chậm phát triển,
Trang 22giảm năng suất Nếu dịch bùng phát thì dừa sẽ khủng hoảng nghiêm trọng sản xuất không
đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường (Shameer và ctv, 2017)
1.2.4 Đặc điểm gây hại của sâu đầu đen
Thành trùng trưởng thành dé trứng dưới bề mặt của lá, sau một khoảng thời gian 4
- 5 ngày thì nở thành ấu trùng Au trùng gây hai bang cách ăn phan biểu bì của mặt dưới
lá, chừa lại mặt trên Au trùng thải phân và sau đó nha tơ kết thành đường ham ngay mặt
dưới lá và trú ân bên trong đó Phần biểu bì còn lại và mặt trên lá sau khi bị sâu cắn phá
sẽ khô lại và chết đần đi Ngoài cắn phá trên lá, khi mật độ sâu hại tăng cao sâu đầu đen
còn gây hại trên trên cả vỏ trái Trong trường hợp sâu bùng phát và tấn công ở diện rộng,
hàng nghìn cây đừa có thê bị ảnh hưởng và tàn phá nghiêm trọng Năng suất có thể bị
giảm đi do sự tụt giảm về số lượng cụm hoa, tăng số tình trạng rụng trái non, thân cây
bị co thắt lại và chậm phát triển Khi sự hiện diện của sâu đầu đen quá nhiều, chúng sẽtan công ca phần bề mặt xanh của qua dừa (Panwar, 1995)
Hình 1.3 Hình sâu đầu đen ăn phá lá dừa
13
Trang 231.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai vùng điều tra
Bến Tre là một tinh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, tọa lạc trên vùng châu thécửa sông Tiền Giang Bến Tre hình thành và phát triển trên ba củ lao lớn là Cù Lao AnHóa, Cù lao Bảo và Cù lao Minh Tỉnh Bến Tre tiếp giáp tỉnh Tiền Giang về phía Bắc
và Tây Bắc, tỉnh Vĩnh Long về phía Tây Nam, tỉnh Trà Vinh về phía Nam và biển Đông
về phía Đông Tỉnh nằm gần trục Quốc lộ 1, cách TP Hồ Chí Minh 86 km va TP CanThơ 124 km Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên 2.360km2 , với 8 huyện, 1 thành phố
và 164 xã, phường, thị trấn (Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2022)
Tỉnh Bến tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng nằmngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đồi trong năm Nhiệt độtrung bình hằng năm từ 26°C — 27°C Với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô dochịu anh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gió mùa taynam từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1250 — 1500 mm (Sở
Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2022)
Bến Tre có 4 nhóm đất chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn vànhóm đất mặn Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn trong các loại đất của tỉnh43,11%, nhóm đất phù sa chiếm 26,9% điện tích toàn tỉnh, nhóm đất phèn chiếm khoảng6,74% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, nhóm đất cát chủ yếu là loại đất giồng chiếm diệntích thấp 6,4% diện tích toàn tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2022)
Trang 24Ộ Chương 2 ; ; VAT LIEU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái (giống dừa, tuổi dừa, vùng sinhthái) đến mức độ gây hại của sâu đầu đen trên cây dừa
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 05 đến tháng 09/2022
Địa điểm: tại tỉnh Bến Tre
Bang 2.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu từ tháng 5 — 9 năm 2022 tại Bến Tre
Tổng số Nhiệt độ
Tháng/năm giờ nắng trung bình Tổng lượng Độ ẩm không khí
(gid) CC) mua (mm) trung binh (%)
Trang 252.3 Vật liệu, thiết bị điều tra
Dụng cụ điều tra: Kéo, bao tải, dao, dụng cụ cắt tàu dừa
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
- Dựa vào phương pháp điều tra đã ban hành theo thông tư số 63/CV-BVTV hướngdẫn phương pháp điều tra sâu đầu đen hại dừa tại tỉnh Bến Tre năm 2020
- Yếu tố điều tra: Chọn đại điện theo giống (dừa xiêm xanh, dita xiêm lửa, dừa ta cao,
dừa dứa, dừa nước), vùng sinh thái và tuôi của cây dừa.
- Khu vực điều tra: Điêu tra trên các vườn dừa ở Bên Tre, diện tích tôi thiêu của vườn dừa là 0,5 ha.
- Điểm điều tra: Mỗi vườn điều tra lấy 5 điểm ngẫu nhiên trên 2 đường chéo của khuvực điều tra Mỗi điểm điều tra 10 cây, mỗi cây đếm sé tàu lá bị sâu đầu đen gây hại déxác định mức độ gây hại, sau đó chọn ngẫu nhiên 1 cây dừa tai mỗi điểm điều tra, cắt
ngẫu nhiên 1 tàu lá dừa, và thu ngẫu nhiên 30 lá chét ở giữa tàu lá dừa dé ghi nhận mật
sô âu trùng, nhộng của sâu đâu đen.
Trang 262.4.1 Điêu tra xác định ảnh hưởng của giông dừa đên mức độ gây hại của sâu dau đen.
- Tiên hành điêu tra trên 4 giông dừa (dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa
dứa) và dừa nước.
- Mỗi giống dừa điều tra 10 vườn dừa
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Tỷ lệ các cây bị hại trên khu vực
Tỷ lệ (%) số cây bị hại trên khu vực = (số lượng cây dừa bị sâu đầu đen gây hại / 50) x
100
Công thức tính tỉ lệ hại:
- Tỉ lệ tàu lá bị hại (%) = ((sé tau lá bị hại )/( tổng số tàu lá điều tra))x 100
- Phân cấp dé đánh giá mức độ gây hại như sau:
C0: Tàu lá không bị hại
C1: Tàu lá có <= 20% lá chét bi gây hại
C2: Tau lá có 21-40% lá chét bi gây hại
C3: Tàu lá có 41-60% lá chét bị gây hại
C4: Tàu lá có 61-80% lá chét bị gây hại
C5: Tàu lá có >80% lá chét bị gây hại
- Chỉ số hại (%) của sâu đầu đen hại dừa
Chỉ số hại (%) = ((nl x 1 +n2x 2 +n3 x 3 +n4x 4+ n5 x 5)/(5 xN)) x 100
Trong đó : nl, n2, n3, n4, n5 lần lượt là số tàu lá bị hại ở C1, C2, C3, C4, C5
5 là cấp độ cao nhất của thang phân cấp
N là tổng số tàu lá điều tra
- Mật số sâu non, nhộng sâu đầu đen hại dừa (con/30 lá chét)
17
Trang 272.4.2 Điều tra xác định ảnh hưởng của tuối cây đến mức độ gây của sâu đầu đen.
- Có 3 nhóm dừa dé điều tra
+ Vườn dừa kiến thiết cơ bản dưới 5 năm tuổi
+ vườn dita từ 5 - 15 năm tuôi
+ vườn dừa từ 15 năm tuổi trở lên
- Mỗi nhóm dừa điều tra 10 vườn dừa
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Tỷ lệ các cây bị hại trên khu vực
Tỷ lệ (%) số cây bị hại trên khu vực = (số lượng cây dừa bi sâu đầu đen gây hại / 50) x
100
Công thức tính tỉ lệ hại:
- Tỉ lệ tàu lá bị hại (%) = ((sé tau lá bị hai)/( tổng số tàu lá điều tra))x 100
- Phân cấp dé đánh giá mức độ gây hại như sau:
C0: Tàu lá không bị hại
C1: Tàu lá có <= 20% lá chét bị gây hại
C2: Tàu lá có 21-40% lá chét bị gây hại
C3: Tàu lá có 41-60% lá chét bị gây hại
C4: Tàu lá có 61-80% lá chét bi gây hại
C5: Tàu lá có >80% lá chét bị gây hại
- Chỉ số hại (%) của sâu đầu đen hại dừa
Chỉ số hại (%) = ((nl x 1 +n2x2 +n3x 3 +n4x 4 + nŠ x 5)/(5 xN)) x 100
Trong đó : n1, n2, n3, n4, n5 lần lượt là số tàu lá bị hại ở C1, C2, C3, C4, C5
5 là cấp độ cao nhất của thang phân cấp
N là tổng số tàu lá điều tra
- Mật số sâu non, nhộng sâu đầu đen hại đừa (con/30 lá chét)
Trang 282.4.3 Xác định ảnh hưởng của vùng sinh thái đến mức độ gây hại của sâu đầu đen
trên dừa.
- Có 2 vùng sinh thái của tỉnh Bến Tre là vùng nhiễm mặn và không nhiễm mặn
- Mỗi vùng đất nhiễm mặn với không nhiễm mặn điều tra 10 vườn dừa
Chỉ tiêu ghi nhận:
- Tỷ lệ các cây bị hại trên khu vực
Tỷ lệ (%) số cây bị hại trên khu vực = (số lượng cây dừa bị sâu đầu đen gây hại / 50) x
100
Công thức tính tỉ lệ hại:
- Tỉ lệ tàu lá bị hại (%) = ((sé tàu lá bị hại )/( tổng số tàu lá điều tra) )x 100
- Phân cấp đề đánh giá mức độ gây hại như sau:
CO: Tàu lá không bị hại
C1: Tàu lá có <= 20% lá chét bi gây hại
C2: Tàu lá có 21-40% lá chét bị gây hại
C3: Tàu lá có 41-60% lá chét bi gây hại
C4: Tàu lá có 61-80% lá chét bị gây hại
C5: Tàu lá có >80% lá chét bị gây hại
- Chỉ số hại (%) của sâu đầu đen hại dừa
Chỉ số hại (%) =((nl x 1 +n2x2 +n3 x 3 +n4x 4+ nŠ x 5⁄5 xN)) x 100
Trong đó : nl, n2, n3, n4, n5 lần lượt là số tàu lá bị hại ở C1, C2, C3, C4, C5
5 là cấp độ cao nhất của thang phân cấp
N là tổng số tàu lá điều tra
- Mật số sâu non, nhộng sâu đầu đen hại dừa (con/30 lá chét)
19
Trang 292.5 Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và phầnmềm SPSS
Trang 309, fi Q g0 ›uÑ) _ Bệnh viện Đa khoa %
Thang mau phan cap chi so hai (%)
Hình 3.1 Hiện trạng va mức độ gây hại các vườn dừa tại tinh Bến Tre
Hiện trạng gây hại của sâu đầu den Opisina arenosella tại tỉnh Bến Tre thé hiệnHình 3.1 cho thấy các vườn dừa điều tra tại tỉnh Bến Tre bị nhiễm phức tạp Phần lớncác vườn dừa bị nhiễm sâu đầu đen gây hại ở khắp tỉnh, qua Hình 3.1 cho thấy 2 huyện
Mỏ Cay Bắc va Mỏ Cay Nam có chỉ số hại đang ở mức cao tai các vườn dừa điều tra và
có chiều hướng diễn biến phức tạp hơn, khả năng lây lan cao và khó kiểm soát hơn so
với các huyện điều tra khác như là Châu Thành, Thành Phố Bến Tre và Bình Đại
ĐẠI
Trang 312 huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam phần lớn là giống dừa ta cao, việc kiểm soát sâuđầu đen hại đừa còn hạn chế, bởi vì giống đừa này cao nên việc phòng trừ bằng thuốc
hóa học gặp nhiều khó khăn Việc thả ong kí sinh còn hạn chế về số lượng nguồn ongchưa đủ lớn dé cung cấp cho 2 huyện này Thành Phố Bến Tre, Châu Thành và Bình Dai
có mức độ chỉ số hại trung bình, thấp, một số vườn cũng có chỉ số hại rất cao Nhưng đa
phan Thành Phố Bến tre và 2 huyện này chủ yếu là dừa xiêm xanh, dừa xiém lửa, cây
dừa còn thấp nên sử dụng thuốc hóa học còn dễ dàng và có tính khả thi Có khả năngkiểm soát được nguồn lây lan của sâu hại
3.2 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella trên 5 giống dừa tại tinhBến Tre
Bảng 3.1 Hiện trang mức độ gây hại của sâu đầu den Opisina arenosella trên 5 giốngdừa tại Bến Tre
Mật độ
: ,_ Mat dd nhdng
Giống đu Tylétaula Tỷlệsôcây Chỉ sô hại (con/30 lá sâu
bị hại (%) bị hại (%) (%) (con/30 lá
chét)
chét) Dứa 15,5b 51,4b 4,5b O,lc 11b
Dừa nước 3,4c 21,6¢ 0,9 ¢ 0,0c 0,7b
Ta cao 59,9 a 84,6a 37,54 3,6a 18,6 a
Xiêm lửa 43c 27.56 llc 0,0 c 0,1 b Xiém xanh 496a 936a 24/1a 1,5 b 10,44
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng ki tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thong kê
Qua kết quả điều tra Bảng 3.1 cho thấy trên 5 giống dừa đã điều tra thì giống dừa tacao bị sâu đầu đen gây hại lớn nhất với chỉ số hại trung bình là 37,5%, sau đó là đếngiống dừa xiêm xanh với tỷ lệ hại trung bình là 24,1%, tiếp đến là dừa dứa với mức độ
gây hại trung bình do sâu đầu đen gây ra có chỉ số hại trung bình là 4,5%, tiếp đến là
giống dừa xiém lửa có chỉ số hại trung bình là 1,1% tong các vườn điều tra bị sâu đầu
Trang 32đen gây hại, cuôi cùng là dừa nước có mức độ gây hại thâp nhât so với 4 giông dừa
trên, có chỉ số hại trung bình là 0,9%, khác biệt có ý nghĩa mặt thống kê
Tỷ lệ cây bị hại trung bình của giống dừa xiêm xanh là 93,6% trên các vườn dừa điềutra cao nhất trên 5 giống dừa điều tra, tiếp đến là giống dừa ta cao với tỷ lệ cây bị hạitrung bình là 84,6%, 2 giống dừa này khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với 3
giống dừa còn lại là dừa đứa, dừa nước va dừa xiêm lửa Tiếp đến là dừa đứa có tỷ lệ
cây bị hại trung bình là 51,4% các vườn dừa điều tra, tiếp đến là đừa xiêm lửa có tỉ lệcây bị hại trung bình là 27,5% trên các vườn điều tra, cuối cùng là dita nước có tỷ lệ số
cây bị hại trung bình thấp nhất là 21,6%
Tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của giống dừa ta cao bị gây hại cao nhất là 59,9%, tiếp
đến là giống dừa xiêm xanh có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là 49,6% khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê so với 3 giống dừa còn lại là dừa dứa, xiêm lửa va đừa nước Tiếpđến là giống dừa dứa có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là 15,5% khác biệt có ý nghĩa thống
kê về 2 giống dừa còn lại Dừa xiêm lửa và dừa nước có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình
thấp nhất lần lượt là 4,3% và 3,4%
Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét ở giống dừa ta cao cao nhất là 3,6 nhộng,tiếp đến là giống dừa xiêm xanh có mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét là 1,5 nhộng,giống dừa dứa có mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét là 0,1 nhộng, ở dừa nước và
dừa xiêm lửa không có nhộng trên lá Mật độ sâu trung bình trên lá cao nhất ở giống dừa
ta cao là 18,6 sâu, tiếp đến là giống dừa xiêm xanh có mật độ sâu trung bình trênlá là
10,4 sâu, dừa dứa có mật độ sâu trung bình là 1,1 sâu, dừa nước và dừa xiêm lửa có mật
độ sâu trung bình trên lá thấp, 0,7 sâu ở dừa nước và 0,1 sâu ở dừa xiêm lửa, khác biệt
có ý nghĩa về mặt thống kê
Trang 333.3 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella trên 3 nhóm tuổi dừa tạiBến Tre
Bang 3.2 Hiện trang và mức độ gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella trên 3 nhóm
tuôi dừa tại Bên Tre
Mật độ
: bas Mat độ sâu
Tylệtàulá Tyỷlệsôcây Chỉ số hại nhộng Tuôi vườn (con/30 lá
bị hại (%) — bị hại (%) (%) (con/30 lá
chét) chét)
< 5 tuổi 286b 71,8 11,6b 0,8 5,0
5 —15 tuổi 39,6 ab 70,3 20,8 ab 1,5 13,7
>15 tuổi 50,5 a 77,1 30,9 a a7 a
Trong cùng một cột, các giá tri trung bình có cùng ki tự di kèm khác biệt không có ý nghĩa thong kê
Nhóm các tuổi vừa dừa được điều tra ở một số huyện của tỉnh Bến tre như là Châu
Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại và Thành Phố Bến Tre Các vườn điều trađược chia làm 3 nhóm, nhóm các vườn từ dưới 5 năm tuổi, các vườn từ 5 — 15 năm tuôi
và các vườn trên 15 năm tuổi Qua kết quả điều tra ở Bảng 3.2 trên cho thay các nhómdừa trên 15 năm tuôi bị hại nặng nhất, tiếp đến là nhóm tuổi dừa từ 5 — 15 năm tuổi vànhóm tuổi dừa từ đưới năm 5 tuổi ít nhất
Bang 3.2 trên cho thay nhóm tuổi dừa trên 15 năm tuổi có chỉ số hại trung bình caonhất là 30,9%, sau đó là nhóm dừa có độ tuổi từ 5 — 15 năm tuổi có chỉ số hại trung bình
là 20,8%, cuối cùng là nhóm dừa dưới 5 năm tuổi có chỉ số hại trung bình là 11,6% Ty
lệ tàu lá bị hại trên vườn dừa trên 15 năm tuổi bị hại cao nhất là 50,5%, sâu đó là nhómdừa từ 5 — 15 năm tuổi có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là 39,6%, cuối cùng là nhóm tuổidừa dưới 5 năm tuôi có tỷ lệ tàu lá bị hại thấp nhất là 28,6% Tỷ lệ cây bị hại của 3 nhómtuổi này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, ở nhóm dừa trên 15 năm tuổi có
tỷ lệ số cây bị hại trung bình là 77,1%, ở nhóm từ 5 — 15 năm tudi có tỷ lệ số cây bị hạitrung bình là 70,3% va ở nhóm đừa từ dưới 5 năm tuôi có tỷ lệ số cây bị hại trung bình
là 71,8%.
Trang 34Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét ở 3 nhóm tuổi này khác biệt không có ýnghĩa về mặt thống kê Ở nhóm tuổi dừa từ dưới 5 năm tuôi có mật độ nhộng trung bìnhtrên 30 lá chét là 0,8 nhộng, ở nhóm tuổi từ 5 — 15 năm tuổi có mật độ nhộng trung bìnhtrên 30 lá chét là 1,5 nhộng và ở nhóm tuổi trên 15 năm tuổi có mật độ nhộng trung bìnhtrên 30 lá chét là 2,7 nhộng Mật độ sâu ở 3 nhóm tuổi này khác biệt không có ý nghĩa
về mặt thống kê Ở nhóm từ từ đưới 5 năm tuổi có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét
là 5,0 sâu, mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét của nhóm dừa từ 5 — 15 năm tuổi là
13,7 sâu và nhóm tuổi dừa từ trên 15 năm tuổi có mật độ nhộng trung bình trên 30 lá
chét là 11,1 sâu.
3.4 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella trên vùng đất sinh thaitại Bến Tre
Bang 3.3 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu dau đen Opisina arenosella trên vùng
sinh thái tại Bến Tre
Trong cùng một cột, các gid trị trung bình có cùng ki tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thong kê
Vườn dừa có vùng sinh thái nhiễm mặn được điều tra ở xã Định Trung huyện BìnhĐại của tỉnh Bến Tre.Vườn đừa không nhiễm mặn được điều tra ở huyện Châu Thành
và Thành phố Bến Tre
Qua kết quả điều tra Bảng 3.3 cho thấy chỉ số hại trung bình của vườn đừa khôngnhiễm mặn cao hơn vừa dừa nhiễm mặn khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Chi số
hại trung bình của vườn dừa không nhiễm mặn là 21,6% và ở các vườn dừa vùng nhiễm
mặn là 6,5% Tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của 2 vùng sinh thái này là khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê, vùng không nhiễm mặn có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là
20
Trang 3539,1% và vùng không nhiễm mặn là 18,2% Tỷ lệ số cây bị hại trung bình ở 2 vùng sinh
thái này là khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, ở vùng không nhiễm mặn tỷ lệ
số cây bị hại trung bình là 69,9% và vùng không nhiễm mặn là 52,2% Mật độ nhộng
trung bình trên lá chét của 2 vùng sinh thái này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê, ở vùng không nhiễm mặn mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét là 1,7 nhộng vàvùng không nhiễm mặn là 0,7 nhộng Mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét ở 2 vùng
sinh thái này khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê với mật độ nhộng trung bìnhvùng không nhiễm mặn là 9,9 sâu và vùng không nhiễm mặn là 3,8 sâu
3.5 Hiện trang gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giống dừa và tuổidừa tại Bến Tre
Bảng 3.4 Hiện trạng và mức độ gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giỗng
dừa và tuôi dừa tại Bên Tre
„ Mật độ Mật độ
Lk bes Ty lé Ty lệ sô „
Giông, Tuôi Chỉ sô nhộng sâu
taulabi cây bi hại ;
; hai (%) (con/3014 = (con/30 lá
hai (%) (%)
chét) chét) Xiêm xanh, < 5 tuổi 425a 934a 17,7b 1,2b 7,6b Xiêm xanh, 5 — 15tudi 57,0a 928a 305a 20b 144b Xiêm xanh, > 15 tuổi 548a 98,7 a 30,3 a 0,4¢ 83 b Xiém lửa, < 5 tuổi 3,8 ¢ 33.3ec 0,8 ¢ 01c 02c Xiêm lửa, 5 — 15 tuổi 62 25,0 ¢ 1,8¢ 0,0¢c 01c
Xiêm lửa, > 15 tuổi 0,5¢ 90c 0,1c 0,0c 0,0c
Ta cao, 5 — 15 tuổi 55,la 76,8 a 35,4a 36a 425a
Ta cao, > 15 ttuổi 60,8 a 86,la 37,9 a 3,6a 14,0 b Dứa, 5 — 15 tuổi 222b 61,3 b 6,7 be 0,2¢ 1,7¢ Dứa, > 15 tuổi 55c 36 5c 12c 0,0c 03c
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng kí tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Trang 36Qua kết quả điều tra giữa giống dừa và tuổi dừa cho thấy chỉ số hại trung bìnhcủa giống đừa xiêm xanh có độ tuổi khác nhau bị sâu đầu đen gây hại khác nhau, khácbiệt có ý nghĩa về mặt thống kê Chỉ số hại trung bình của giống đừa xiêm xanh có độtuổi từ 5 — 15 năm tuổi và trên 15 năm tuổi lần lượt là 30,5% và 30,3% cao hơn vườndừa xiêm xanh dưới năm 5 tuôi có chỉ số hại trung bình là 17,7% Tỷ lệ tàu lá bị hạitrung bình ở giống dừa xiêm xanh có độ tuổi khác nhau, khác biệt không có ý nghĩa
thống kê, với tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của vườn dừa xiêm xanh dưới 5 năm tuôi là42.5%, của vườn dita xiêm xanh từ 5 — 15 năm tuổi là 57,0% và trên vườn dừa xiêm
xanh trên 15 năm tuổi là 54,8% Tỷ lệ cây bị hại trung bình ở giống dừa xiêm xanh có
độ tuổi khác nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ cây bị hại trung bìnhcủa vườn dừa xiêm xanh dưới 5 năm tuôi là 93,4%, của vườn dừa xiêm xanh từ 5 — 15năm tuổi là 92,8% và ở vườn dừa xiêm xanh trên 15 năm tudi là 98,7%
Mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét ở giống dừa xiêm xanh trên các độ tuổi khác
nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê Giống dừa xiêm xanh từ 5 — 15 năm tuổi
có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét là 14,4 sâu, cao hơn giống dừa xiêm xanh dưới
5 năm tuôi có mật độ sâu trung bình trên lá là 7,6 sâu và dừa xiém xanh trên 15 năm tuổi
có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét là 8,3 sâu Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá
chét ở giống dừa xiêm xanh trên các độ tuôi khác nhau có sự khác biệt về mặt thống kê
Ở giống dừa xiêm xanh trên 15 năm tuổi có mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét là
0,4 nhộng thấp hơn so với giống dita xiêm xanh dưới 5 năm tuôi có mật độ nhộng trungbình trên 30 lá chét là 1,2 nhộng và so với giống dừa xiêm xanh từ 5 đến 15 năm tuôi có
mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét là 2,0 nhộng.
Kết quả điều tra giữa giống dừa xiêm lửa có độ tuổi khác nhau bị sâu đầu dengây hại khác nhau Chỉ số hại trung bình của vườn dừa xiêm lửa dưới 5 năm tuổi là
0,8%, vườn dừa xiêm lửa từ 5 — 15 năm tuổi là 1,8% và trên 15 năm tuổi có chỉ số hại
trung bình là 0,1%, khác biệt không có ý nghĩa về thống kê Tỷ lệ cây bị hại trung bình
của vườn dừa xiêm lửa dưới 5 năm tuôi là 33,3%, của vườn dừa từ 5 — 15 năm tuổi là
25,0% và trên 15 năm tuổi có tỷ lệ cây bị hại trung bình là 9,0% khác biệt không có ýnghĩa thống kê Tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của giống dừa xiêm lửa trên 15 năm tuổi
là 0,5% thấp hơn vườn dừa xiêm lửa dưới 5 năm tuổi là 3,8% và vườn dừa xiêm lửa từ
ai
Trang 375 15 năm tuổi có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là 6,2%, khác biệt không có ý nghĩa thống
kê Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa xiêm lửa dưới 5 năm tuổi là0,1 nhộng cao hơn vườn dừa xiêm lửa từ 5 — 15 năm tuổi và vườn dừa xiêm lửa trên 15năm tuổi 0 có nhộng, khác biệt không có ý nghĩa thống kê Mật độ sâu trung bình trên
30 lá chét của vườn dừa xiêm lửa dưới 5 năm tuổi là 0,2 sâu cao hơn vườn diva xiêm lửa
từ 5 — 15 năm tuổi là 0,1 sâu và vườn dừa xiêm lửa trên 15 năm tuổi không có sâu, khác
biệt không có ý nghĩa thống kê
Kết quả điều tra của vườn dừa ta cao từ 5 — 15 năm tuổi và vườn dừa ta cao trên
15 năm tuổi bị sâu đầu đen gây hại khác nhau Chi số hại trung bình của vườn dita ta
cao từ 5 — 15 năm tuổi là 35,4% thấp hơn vườn đừa ta cao trên 15 năm tuôi có chỉ số hạitrung bình là 37,9%, khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ cây bị hại trungbình của vườn dừa ta cao từ 5 — 15 năm tuổi là 76,8% thấp hơn vườn dừa ta cao trên 15năm tuổi có tỷ lệ cây bị hại trung bình là 86,1%, khác biệt không có ý nghĩa về mặtthống kê Tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của vườn dừa ta cao từ 5 — 15 năm tuổi là 55,1%thấp hơn so với vườn dừa ta cao trên 15 năm tuôi có tỷ lệ cây bị hại trung bình là 60,8%,khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chétcủa vườn dừa ta cao từ 5 đến 15 năm tuổi là 3,6 nhộng bằng với vườn dừa ta cao trên 15năm tuổi cũng có mật độ nhộng trung bình là 3,6 nhộng, khác biệt không có ý nghĩa vềmặt thống kê Mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa ta cao từ 5 đến 15 nămtuổi là 42,5 sâu cao hơn vườn dừa ta cao trên 15 năm tuôi có mật độ sâu trung bình trên
30 lá chét là 14,0 sâu, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Kết quả điều tra của vườn đừa đứa từ 5 — 15 năm tuổi và vườn dừa đứa trên 15năm tuổi bị sâu đầu đen gây hại khác nhau Chỉ số hại trung bình của vườn dừa dứa từ
5 — 15 năm tuổi là 6,7% cao hơn vườn dừa đứa trên 15 năm tuổi có chỉ số hại trung bình
là 1,2%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ số cây bị hại trung bình của vườndừa dứa từ 5 — 15 năm tuôi là 61,3% cao hơn vườn dừa dứa trên 15 năm tuổi có tỷ lệ sốcây bị hại trung bình là 36,5%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ tàu lá bị hại
trung bình của vườn dừa dứa từ 5 — 15 năm tuổi là 22,2% cao hơn vườn dừa dứa trên 15
năm tuổi có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là 5,5%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa đứa từ 5 — 15 năm tuổi là 0,2
Trang 38nhộng cao hơn vườn dừa dứa trên 15 năm tuổi có mật độ nhộng trung bình là 0 nhộng.
Mat độ sâu trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa dứa từ 5 — 15 năm tuổi là 1,7 sâu cao
hơn vườn dừa đứa trên 15 năm tuổi có mật độ sâu trung bình là 0,3 sâu, khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê
3.6 Hiện trạng gây hại của sâu đầu đen Opisina arenosella giữa giỗng dừa và vùng
sinh thái tại Bến Tre
Bảng 3.5 Hiện trang và mức độ gây hại của sâu dau đen Opisina arenosela giữa gidng
dừa và vùng sinh thái tại Bến Tre
Mật độ
Ty lệ tàu — oe a Mat d6 sau
TỔ ng, —,cì ấn ; ệ sô ca iso hại ong
Giông — sinh thai lá bị hại Mi y (con/30 lá
bi hai (%) (%) (con/30 lá (%) chét)
chét)
Xiêm xanh
-không nhiễm mặn 496b 936a 241b 1,5b 10,4 b
Xiêm lửa - không
nhiễm mặn 43c 27.5 @ lle 0,0 ¢ O,lc
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng kí tự đi kèm khác biệt không có ý nghĩa thông kê
Qua kết quả điều tra Bảng 3.5 cho thấy cùng giống dừa ta cao ở vùng sinh tháinhiễm mặn và không nhiễm mặn bị sâu đầu đen gây hại khác nhau dừa ta cao khôngnhiễm mặn có chị số hại trung bình cao là 52,3% cao hơn vườn dừa ta cao nhiễm mặn
29
Trang 39có chi số hại là 6,5%, khác biệc có ý nghĩa về mặt thống kê Ty lệ số cây bị hại trung
bình của vườn dừa ta cao không nhiễm mặn là 100,0% cao hơn vườn dừa ta cao nhiễm
mặn có tỷ lệ cây bị hại trung bình là 52,2%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ
tàu lá bị hại trung bình của vườn dừa ta cao không nhiễm mặn là 79,7% cao hơn vườn
dừa ta cao bị nhiễm mặn có chi số hại trung bình là 18,7%, khác biệt có ý nghĩa về mặtthống kê Mật độ nhộng trung bình con trên 30 lá chét của vườn dita ta cao không nhiễmmặn là 5,0 nhộng cao hơn mật độ nhộng trung bình của vườn dừa ta cao nhiễm mặn là0,7 nhộng, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Mật độ sâu trung bình trên 30 lá chétcủa dừa ta cao không nhiễm mặn là 25,6 sâu cao hơn mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa ta cao nhiễm mặn là 3,8 sâu.
Qua kết quả Bảng 3,5 cho thấy chỉ số hại trung bình của giống dừa với vùng sinh
thái cho thấy khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Chỉ số hại trung bình cao nhất là củavườn dita ta cao không nhiễm mặn là 52,3%, tiếp đến là vườn dừa xiêm xanh không
nhiễm mặn có chỉ số hại trung bình là 24,1% cao hơn vườn dừa ta cao nhiễm mặn cóchỉ số hại trung bình là 6,5 %, dita đứa không nhiễm mặn có chi số hại trung bình là4,5%, dừa xiêm lửa không nhiễm mặn và dừa nước không nhiễm mặn có chỉ số hại trungbình thấp lần lượt là 1,1% và 0,9% Tỷ lệ cây bị hại trung bình của vườn dita ta caokhông nhiễm mặn là 100,0% cao hơn vườn dừa xiêm xanh không nhiễm mặn có tỷ lệ
cây bị hại trung bình là 93,6% Tiếp đến là dừa ta cao không bị nhiễm mặn và dừa đứa
không bị nhiễm mặn có tỷ lệ cây bị hại trung bình lần lượt là 52,2% và 51,4%, dừa xiêmlửa không nhiễm mặn và dừa nước không nhiễm mặn có tỷ lệ cây bị hại trung bình thấpnhất lần lượt là 27,5% và 21,5%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình của dừa ta cao không nhiễm mặn cao nhất là 79,7%,tiếp đến là giống dừa xiêm xanh không nhiễm mặn có tỷ lệ tàu lá bị hại trung bình là49,6% cao hơn dừa ta cao nhiễm mặn có chỉ số hại trung bình là 18,2%, tiếp đến là dừadứa không nhiễm mặn có tỷ lệ cây bị hại trung bình là 15,5%, giống dừa xiêm xanhkhông nhiễm mặn và giống dừa nước không bị nhiễm mặn có tỷ lệ cây bị hại trung bìnhthấp nhất lần lượt là 4,3% và 3,4%, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
Mật độ nhộng trung bình trên 30 lá chét của vườn dừa ta cao không nhiễm mặncao nhất là 5,0 nhộng, tiếp đến là dừa xiêm xanh có mật độ nhộng trung bình trên 30 lá
Trang 40chét là 1,5 nhộng, tiếp đến là đừa ta cao nhiễm mặn có mật độ nhộng trung bình trên 30
lá chét là 0,7 nhộng, dừa dứa không nhiễm mặn có mật độ trung bình trên 30 lá chét là
0,1 nhộng, dừa xiêm lửa không nhiễm mặn và dừa nước không nhiễm mặn có mật độnhộng trung bình trên 30 lá chét là 0 nhộng, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Mật
độ sâu trung bình con trên 30 lá chét của vườn dừa ta cao không nhiễm mặn cao nhất là25,6 sâu, tiếp đến là dừa xiêm xanh không nhiễm mặn có mật độ sâu trên 30 lá chét là
10,4 sâu cao hơn dừa ta cao nhiễm mặn có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét là 3,8
sâu, tiếp đến dừa dứa không nhiễm mặn có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét là 1,1
sâu, vườn dừa nước không nhiễm mặn có mật độ sâu trung bình trên 30 lá chét là 0,7
sâu và cuối cùng là dừa xiêm lửa không nhiễm mặn có mật độ sâu trung bình con trên
30 lá chét thấp nhất là 0,1 sâu, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
31