1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận tìm hiểu về chuỗi cung ứng của trái dừa bến tre

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Chuỗi Cung Ứng Của “Trái Dừa” – Bến Tre
Tác giả Lê Thanh Phương, Trần Thu Thảo, Lương Ngọc Thoại, Nguyễn Thị Ngọc Thư, Lê Thị Thúy Vân, Nguyễn Thị Ý Mỹ, Nguyễn Thị Trúc Thi, Văn Thị Mỹ Hằng, Trần Thị Mỹ Lệ, Võ Minh Hoàng, Tô Ngân Hà, Nguyễn Văn Đạt, Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đặng Thùy Dương
Người hướng dẫn Đoàn Ngọc Duy Linh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 12,44 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Giớ i thi ệu chung (6)
    • 1. Mục tiêu nghiên cứu (6)
    • 2. Khái niệm chuỗi cung ứ ng, qu ản trị chuỗi cung ứ ng (6)
    • 3. Giớ i thiệu t ỉnh Bến Tre và ngành dừa Bến Tre (diện tích, năng suấ t, s ản lượ ng, (0)
      • 3.1 Giới thi ệu tỉnh Bến Tre (6)
      • 3.2 Ngành dừa Bến Tre (7)
    • 4. Thự c trạng v ề ngành sả n xu ất “Trái dừa” ở Bến Tre (8)
    • 5. Mã vùng trồng dừa ở Bến Tre (12)
      • 5.1 Mã vùng trồng (12)
      • 5.2 Mã vùng xuất khẩu (13)
    • 6. Tính ứng dụng (14)
      • 6.1 Ứng dụng thực tế (14)
      • 6.2 Xử , tái chế lý (0)
  • Chương 2: Phân tích hoạ t đ ộng chuỗi cung ứ ng (23)
    • 1. Tổng quan về “Mekong connect” (23)
    • 2. Tổng quan về cả ng bi ển “Trần Đề” (27)
    • 3. Ho t động sản xuất ..................................................................................................... 30 ạ (0)
      • 3.1 Hoạt đ ộng sản xuất dừa ở ệt Nam Vi (0)
      • 3.2 Hoạ ộng sản xuất dừa ở Bến Tre t đ (0)
    • 4. Hoạt động c ủa chuỗ i cung ứng (33)
      • 4.1 Phân tích mô hình chuỗi cung ứng (33)
      • 4.2 Phân tích chuỗi giá trị dừa (35)
    • 5. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chuyên gia, ban ngành và người dân trong hoạt động chuỗi cung ứng (36)
      • 5.1 Ý kiến của chính quyền trung ương (36)
      • 5.2 Ý kiến của chính quyền địa phương (37)
      • 5.3 Ý kiến của các chuyên gia (38)
      • 5.4 Ý kiến của các doanh nghiệp (39)
      • 5.5 Ý kiến của các doanh nghiệp về logistics (40)
      • 5.6 Kiến nghị của ngườ i nông dân (tr ồng dừa) (43)
    • 6. Quan hệ liên kết trong chuỗ i giá tr ị dừa (43)
      • 6.1 Liên kết dọc (43)
      • 6.2 Liên kết ngang (45)
  • Chương 3: Đánh giá chung (46)
    • 1. Phân tích những cơ hội, thách thức (điểm nghẽn) mà chuỗi cung ứng phải đối mặt (46)
      • 1.1 Cơ hội (46)
      • 1.2 Thách thức (47)
    • 2. Giải pháp khắc phục khó khăn và kiến nghị (53)
      • 2.1 Giải pháp (53)
      • 2.2 Kiến nghị (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)

Nội dung

- Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi trên thị trường + Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi + Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối,

Giớ i thi ệu chung

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Qua việc khảo sát để có cái nhìn tổng quan về thực trạng khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi

+ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi trên thị trường

+ Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi

+ Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối, giá và các yếu tố khách hàng quan tâm + Đề ra các biện pháp giúp các tác nhân trong chuỗi cung ứng dừa trái có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Giớ i thiệu t ỉnh Bến Tre và ngành dừa Bến Tre (diện tích, năng suấ t, s ản lượ ng,

- Mục tiêu chung: Qua việc khảo sát để có cái nhìn tổng quan về thực trạng khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi

+ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng dừa tươi trên thị trường

+ Đánh giá mức độ hài lòng đối với sản phẩm và chất lượng dừa tươi

+ Mức độ nhận biết sản phẩm, hệ thống phân phối, giá và các yếu tố khách hàng quan tâm + Đề ra các biện pháp giúp các tác nhân trong chuỗi cung ứng dừa trái có thể cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

2 Khái niệm chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bên liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn cả nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và thậm chí cả chính khách hàng Trong mỗi tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các bộ phận chức năng liên quan đến việc tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng Các chức năng này bao gồm, nhưng không giới hạn, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, vận hành, phân phối, tài chính, và dịch vụ khách hàng

Quản trị chuỗi cung ứng là một khái niệm chiến lược và quản lý SCM đề cập về sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng trong nỗ lực chiến lược để đạt được khả năng cạnh tranh vượt trội Ngược lại với SCM, logistics hay hậu cần bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến việc di chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng Logistics là một chức năng hỗ trợ SCM

3 Giới thiệu tỉnh Bến Tre và ngành dừa Bến Tre (diện tích, năng suất, sản lượng, )

3.1 Giới thiệu tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, giữa các chi lưu của sông Mekong Tỉnh này có nhiều dòng sông và kênh rạch, tạo nên một môi trường sông nước độc

7 đáo Bến Tre giáp ranh với các tỉnh

Long An, Tiền Giang, và Trà Vinh Tại miền Nam Việt Nam Tỉnh Bến Tre nổi tiếng với ngành sản xuất dừa và có biệt danh là "Xứ Dừa" của Việt Nam Khí hậu Bến Tre thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 26 °C đến 27 °C

Khí hậu ở đây có tính ổn định và ít biến đổi, làm cho Bến Tre trở thành nơi thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển cây cỏ Nền kinh tế tỉnh Bến Tre có nền kinh tế đa dạng, nhưng nổi tiếng nhất với ngành sản xuất dừa Tỉnh này được gọi là "Xứ Dừa" của Việt Nam, với diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước Bên cạnh dừa, Bến Tre còn sản xuất nông sản khác như cây lúa, cây măng và có một nguồn du lịch phong cảnh đẹp Văn hóa và lịch sử tỉnh Bến Tre còn giữ lại nhiều di sản văn hóa và lịch sử quý báu, trong đó có những di tích liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, như cây dừa nứa Bến Tre nơi mà lá cờ chiến đấu cờ vàng Bến Tre đã từng nổi tiếng

Du lịch tỉnh Bến Tre thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên và văn hóa độc đáo Du khách có thể tham quan các khu du lịch sinh thái, các trang trại trồng cây dừa, hay tham gia các tour tham quan kênh rạch và các làng nghề truyền thống của người dân địa phương. 3.2 Ngành dừa Bến Tre

Bến Tre được gắn liền với hình ảnh rặng tre và cây dừa Trong quá khứ, đây là vùng trồng cây tre nên có tên là "Bến Tre." Cây dừa cũng trở thành một phần quan trọng của cuộc sống của người dân địa phương từ hàng thế kỷ trước, bởi vì chúng phát triển tốt trong đất phù sa và yêu cầu nhiều nước lợ

Bến Tre nổi tiếng với biệt danh "Xứ Dừa" bởi diện tích lớn nhất trong cả nước được dành cho trồng dừa, chiếm 42% tổng diện tích dừa cả nước Trong đó, hơn 80% diện tích này được sử dụng để sản xuất dừa khô, với sản lượng trung bình hơn 600 triệu trái/năm Tỉnh Bến Tre có sản lượng dừa lớn và đóng góp quan trọng vào cung cấp dừa trong nước và xuất khẩu Sản phẩm chính bao gồm dừa tươi, dừa khô, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa như kẹo

8 dừa, nước cốt dừa và mứt dừa Sản lượng dừa của tỉnh này thường ổn định và đáng kể, với hàng trăm triệu trái dừa được thu hoạch mỗi năm Loại cây dừa trong ngành sản xuất dừa, Bến Tre chủ yếu tập trung vào trồng hai loại dừa chính là dừa xanh (dừa nước) và dừa xiêm Dừa xanh thường được sử dụng để lấy nước và thịt dừa tươi ngon, trong khi dừa xiêm thích hợp cho việc chế biến thành dầu dừa và sản phẩm khác Ngành dừa của Bến Tre đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh và cũng góp phần quan trọng vào nền nông nghiệp của Việt Nam Các sản phẩm từ dừa của Bến Tre có thị trường lớn trong nước và xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác, giúp tạo việc làm và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Thự c trạng v ề ngành sả n xu ất “Trái dừa” ở Bến Tre

Tính thích nghi và vai trò của cây dừa trong môi trường sinh thái ở Việt Nam: Cây dừa là một loài cây có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường ở Việt Nam, bao gồm khô hạn, bão tố, đất cát nghèo dinh dưỡng và nhiễm phèn Đặc biệt, ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây dừa tỏ ra thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau Cây dừa ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và thường có khả năng phục hồi nhanh chóng sau khi bị tấn công bởi các côn trùng gây hại Vì vậy, cây dừa không cạnh tranh với

9 các cây lương thực khác như lúa, bắp, đậu, mà có thể là một cây trồng tiên phong và thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái Đặc biệt, cây dừa có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, giữ vai trò quan trọng trong du lịch sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung

Dừa là cây lấy dầu đa niên, có khả năng thích nghi rộng và được trồng ở hầu hếtcác vùng sinh thái nông nghiệp nước ta Trong đó, tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 82,6% diện tích và Duyên ải Nam Trung ộ chiếm 12,8% diện tích Diện h B tích dừa của Việt Nam chỉ bằng 4% diện tích dừa của Indonesia và Philippines, 8% diện tích dừa của Ấn Độ, 40% diện tích dừa của Sri Lanka Tuy nhiên, năng suất dừa bình quân của Việt Nam đạt 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra/ha, cao hơn mức bình quân của các nước thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC, chỉ đạt 0,9 tấn copra/ha), Philippines, Indonesia (0,85 tấn), Ấn Độ (1,1tấn) Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất trong cả nước với diện tích trên 70 ngàn ha, chiếm 40% diện tích dừa của cả nước Sản lượng gần 600 triệu trái Bến tre có đa dạng sinh học giống dừa bản địa với năng suất và chất lượng tốt như giống dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Dứa Năng suất bình quân của các giống dừa cao bản địa được tuyển chọn đạt > 60 quả/cây/năm, hàm lượng dầu đạt >65% Một số giống dừa uống nước như dừa Xiêm, chất lượng ngon, ngọt (độ brix đạt >7%), hàm lượng protein 2,32 g/ 100 ml, béo 6,31g/100ml Chính vì vậy giá dừa trái nguyên liệu của Bến Tre luôn cao gấp đôi so với giá dừa của Indonesia và Philippine trong suốt 10 năm qua Tuy nhiên do diện tích của mỗi nông hộ quá nhỏ nên thu nhập không cao, nông dân có khó khăn Toàn tỉnh có hơn 1.970 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động rất khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của Đồng bằng sông Cửu Long Giá trị sản xuất công nghiệp

2017 tăng 3,6%/năm so với năm 2016 Giá trị xuất khẩu (2016) trên 150 triệu USD, chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu với các sản phẩm có giá trị lớn như sữa dừa, dầu dừa tinh khiết, nước dừa đóng hộp được sản xuất với các thiết bị hiện đại, có một số công nghệ thuộc loại cao nhất Đông Nam Á Một số doanh nghiệp lớn đã có những chứng nhận như ISO 22000:

2005, HACCP, HALAL, KOSSHER, Sản phẩm hữu cơ, chính vì vậy sản phẩm dừa của Bến Tre có thừa khả năng để tham gia các thị trường lớn, khó tính nhưng đầy tiềm năng Vì là quốc gia có diện tích dừa quá nhỏ nên thị phần xuất khẩu chiếm dưới 1% so với tổng lượng xuất khẩu trên thế giới Hơn 2 thập niên qua, bên cạnh phương thức canh tác dừa truyền thống

10 theo hướng quảng canh, vai trò của tiến bộ kỹ thuật cũng từng bước được Nhà nước quan tâm và đầu tư nhằm hướng tới nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của vườn dừa Đặc biệt, nhữngnăm gần đây một số giống dừa mới (như dừa Dứa, dừa Lai, dừa Sáp nuôi cấy phôi) vàtiến bộ kỹ thuật (như mật độ khoảng cách trồng thích hợp, bón phân cho vườn dừa, sửdụng ong ký sinh để hạn chế những thiệt hại do bọ dừa gây ra, và các hình thức đa canh trong vườn dừa) đã được khuyến cáo áp dụng trong sản xuất Tuy nhiên, do thói quen canh tác, điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư thâm canh khác nhau giữa các vùng miềnvà địa phương, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế

Diện tích và sản lượng dừa đến năm 2021 của Việt Nam, do Hiệp hội Dừa Bến Tre tổng hợp theo Niên giám thống kê của các tỉnh có số liệu về dừa và Niên giám thống kê của Cộng đồng Dừa Quốc tế (International Coconut Community - ICC).

Hình 1 Diện tích ồng dừa (ha)tr

Hình 2 Diện tích thu hoạch (ha)

Hình 3 Sản lượng dừa (tấn/ngàn trái)

Mã vùng trồng dừa ở Bến Tre

- Mã vùng xuất khẩu Bến Tre: 93000

- Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Việt Nam: 93001

- Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Mekong Delta: 93002

- Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Asia: 93003

- Mã vùng xuất khẩu Bến Tre, Châu Á: 93004

Tính ứng dụng

- Nguồn gốc của dầu dừa

Dầu dừa được được thu từ những trái dừa già Tại đây, người ta có thể thu dầu – đây là một chất lỏng khi ở nhiệ ộ t đ trên 25 độ C và chuyển đổi thành dạng rắn khi dưới 25 độ C Thành phần chủ yếu có trong dầu dừa là axit béo thiết yếu, các axit béo bão hòa này chính là những phân tử có kích thước vừa phải Dừa là nguồn cung cấp caso axit lauric cao nhất trong giới thực vật

- Các công dụng của dầu dừa

Dầu dừa có chứa một lượng axit béo rất lớn và cần thiết cho cơ thể, nhưng đa phần đều là các axit béo bão hòa Dưới đây, là mộ ố công dụng mà dượt s c phẩm mang lại:

• Giảm nguy cơ mắc các bệnh nan y : Theo nhiều chuyền gia tư vấn sức khỏe cho rằng, dầu dừa nguyên chất có khả năng làm tăng cholesterol tốt, đồng thời chuyển hóa các chelesterol xấu này thành chất ít độc hại hơn Chính vì những lý do đó, nên dầu dừ ẽ a s làm hạn chế tối đa các việc mắc các loại bệnh nan y khó chữa như huyết áp, tiểu đường, béo phì đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch

• Cải thiện sức khỏe răng miệng: Không cần sử dụng những hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng Bạn chỉ cần súc miệng bằng dầu dừa 2 lần/ ngày sẽ giúp bạn có một hàm răng trắng sáng hơn đồng thời làm giảm lượng vi khuẩn tích tụ trong răng miệng, giúp ngăn ngừa các loại bệnh như viêm lợi, sưng chân răng, viêm nướu,…

• Tốt cho hệ tiêu hóa: Axit béo bão hòa sẽ cải thiện ruột già, từ đó giúp kích thích quá trình tiêu hóa và thậm chí là làm giảm triệu chứng lười biếng ăn ở mộ ố ngườt s i

• Chăm sóc da mặt: Hạn chế được mụn ẩn, đặc biệt là mụn trứng cá Sử dụng thường xuyên sẽ giúp da mặt ngày càng sáng mịn và trắng sáng hơn Ngoài ra, dầu dừa có thể còn giúp xóa mờ ững vết thâm, vế ầm, sẹo,…nh t b

• Dưỡng ẩm và chăm sóc tóc: Dầu dừa nguyên chất giúp mái tóc suông, óng ả, giảm hư tổn khi bạn tác động hóa học lên mái tóc mình nhiều lần Hầu hết, các chuyên gia trong lĩnh

15 vực sắc đẹp đều xem dầu dừa như “vị cứu tinh” để bảo vệ toàn diện từ da mặt đến mái tóc mình

- Quy trình sản xuất dầu dừa

Quy trình sản xuất dầu dừa bằng phương pháp truyền thống

Với phương pháp này, từ những trái dầu dừa già người ta bóc sạch lớp vỏ bên ngoài chỉ lấy phần vùi bên trong Sau đó, họ tiến hành xay phần cơm dừa và hòa cùng nước để tạo nước cốt Phần nước cốt dừa này sẽ được để qua đêm, váng dừa sẽ nổi lên bề mặt được vớt ra đem đi nấu để bay đi phần nước cót còn lại Đây chính là quy trình sản xuất dầu dừa bằng phương pháp truyền thống, không cần đến sự hỗ ợ của hệ ống máy Vẫn lấy được trọn vẹn phần tinh chấtr th t của dầu dừa Ưu điểm của phương pháp này khá đơn giãn, bạn có thể ế biến tại nhà Tuy nhiên, đối vớch i phương pháp này không đảm bảo được vệ sinh, không loại bỏ được hết những tạp chất có trong dầu dừa

Quy trình sản xuất dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh Đây được xem là phương pháp phổ biến nhất hiện nay Cũng bắt đầu từ khâu xây những trái dừa già nhưng được thực hiện công phu và chỉnh chu hơn phương pháp truyền thống Dừa già => Chọn lọc những trái dừa tốt => rửa và ngâm với nước sạch => sơ chế ộc dừlu a với nước sạch => Xay dừa => Sấy dừa => Làm nguội dừa => Ép dừa => Váng dừa nổi trên bề mặt tiến hành lắng và lọc => Thành phẩm tinh dầu dừa => Đóng gói thành phẩm theo quy định. Ưu điểm của phương pháp sản xuất dầu dừa này có thể sản xuất dầu với số ợng lớn, an lư toàn hơn Tinh chất có trong dầu dừa không bị mất quá nhiều Tuy nhiên, cách này vẫn phải trải qua nhiệt độ cao nên không còn 100% thành phần dưỡng chất có trong dầu dừa, dầu sẽ có màu trắng trong và thơm mùi dừa

- Nguồn gốc Ống hút ra đời như một giải pháp mới thay thế ống hút nhựa nhằm cải thiện môi trường sống của chúng ta trước tình trạng rác thải nhựa ngày càng gia tăng Ống hút dừa là sản phẩm được sản xuất từ 100% nước dừa lên men thân thiện với môi trường Do đó, ống hút dừa có khả năng phân huỷ hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thải ra môi trường tự nhiên Điều này đã góp một phần lớn trong việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa không phân huỷ được Ngoài

16 ra, ống hút dừa đã qua sử dụng có thể ở thành phân ủ sinh học đem lạtr i nhiều dưỡng chất cho đất và cây trồng.

- Công dụng Ống hút dừa được sử dụng để uống nước dừa từ quả dừa thông qua một lỗ nhỏ được khoét trên vỏ Dưới đây là mộ ố công dụng củ ống hút dừt s a a:

• Uống nước dừ Ống hút dừa giúp người dùng dễ dàng uống nước dừa mà không cầa: n mở quả dừa hoặc đổ ra ly Nước dừa có lợi cho sức khỏe, bổ sung nhiều chất khoáng và vitamin

• Tạo hình nghệ thuậ Ống hút dừa có thể đượ ử dụng để tạo các hình vẽ hoặc mô hình t: c s nghệ thuật từ quả dừa Điều này thường được thực hiện trong văn hóa và nghệ thuật dân gian.

• Sử dụng trong các món ăn và đồ uống: Ống hút dừa có thể được sử dụng để thêm phần trang trí cho các món ăn và đồ uống như cocktail, sinh tố, kem dừa, hay các món ăn có liên quan đến quả dừa

• Tạo cảm giác tự nhiên: Khi uống từ ống hút dừa, người dùng có cảm giác như đang uống trực tiếp từ ả dừqu a, mang lại sự tự nhiên và thú vị cho trải nghiệm uống nước dừa

Phân tích hoạ t đ ộng chuỗi cung ứ ng

Tổng quan về “Mekong connect”

Diễn đàn Mekong Connect Ra đời vào năm 2005, từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp) sau đó có thêm TP.HCM – Mekong Connect với sự tham gia tổ chức của Hội DN HVNCLC – là Diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất vùng, dành cho: doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia… Mekong Connect được bảo trợ và cố vấn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sau 7 lần diễn ra, Mekong Connect 2022 vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ đã có những điểm mới ấn tượng: Diễn đàn thể hiện mối quan tâm lớn tới vấn đề “phát triển bền vững” mà chuyển đổi số là một yếu tố hết sức quan trọng, để có thể thúc đẩy công cuộc đổi mới nông nghiệp, đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam Diễn đàn diễn ra khi đã có những nghị quyết, quyết định về phương hướng phát triển mới, quy hoạch tích hợp ĐBSCL… Đây là cơ sở, nền tảng để Mekong Connect 2022 và bản thân mỗi thành viên trong mạng lưới liên kết có thể dựa trên đó đưa ra những chương trình liên kết, tích hợp bằng các kế hoạch hành động, mỗi dự án cụ thể, hiệu quả

Tổng quan về cả ng bi ển “Trần Đề”

ĐBSCL có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước Thời gian qua, kinh tế, xã hội ĐBSCL phát triển khá toàn diện, trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước Tuy nhiên, khu vực còn gặp nhiều khó khăn, phát triển chưa tương xứng tiềm năng Hạ tầng giao thông vận tải còn hạn chế, thiếu đồng bộ Quy mô và năng lực vận tải đường thủy còn thấp, chưa có cảng đầu mối và các trung tâm logistics lớn Hiện, hơn 70% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL phải vận chuyển bằng đường bộ lên cụm cảng TP.HCM, làm tăng chi phí vận chuyển, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng chất lượng hàng hóa

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, theo định hướng phát triển của trung ương xác định rõ đến năm 2030 phát triển cảng Trần Đề thành cảng đặc biệt và cửa ngõ vùng Một trong những nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải là kêu gọi đầu tư Khu bến cảng Trần Đề Sóc Trăng giai đoạn khởi động với nhu - cầu vốn là 50.000 tỷ đồng

“Cảng biển Trần Đề là cảng cửa ngõ cho vùng ĐBSCL Đó là “mảnh ghép” hoàn hảo, giúp đồng bộ hạ tầng giao thông, trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng Sóc Trăng - đã và đang tích cực phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành, trình phê duyệt các quy hoạch cụ thể hóa để kêu gọi đầu tư Cảng biển Trần Đề”, ông Lâu nhấn mạnh Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, trong giai đoạn hiện tại, đa số hàng hóa, thủy sản ĐBSCL đều vận chuyển bằng ô tô lên TP.HCM Theo tính toán mỗi container chuyển sang đường biển sẽ tiết kiệm 20-30% chi phí logistics

Vì vậy việc đầu tư phát triển cảng biển Trần Đề là điều cần thiết và là một bước đột phá của ĐBSCL Đồng thời, cảng biển Trần Đề có ý nghĩa quan trọng trong tạo động lực, sức mạnh, đòn bẩy thúc đẩy hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL

Theo ông Trung, để phát triển Cảng biển Trần Đề cần tiếp tục tổ chức nghiên cứu toàn diện và làm rõ vấn đề kết nối và nguồn hàng ổn định cho dự án phát triển cảng Trần Đề Đồng thời, đẩy mạnh phát triển kết nối đa phương thức, hoàn thiện hệ thống vận tải xà lan và đường bộ Bên cạnh đó, mở rộng vùng hấp dẫn thị trường tiềm năng của bến cảng Trần Đề cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nghiên cứu áp dụng cơ chế khu mậu dịch tự do Ngoài ra, ông

Trung còn cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách phát triển dịch vụ, chuỗi các mặt hàng là điểm mạnh của ĐBSCL trên bình diện quốc gia và quốc tế

Còn ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình Hàng hải cho biết, sau khi hình thành cảng đầu mối vùng ĐBSCL tại khu vực ngoài khơi cửa Trần Đề sẽ dịch chuyển khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp của 8/13 tỉnh ĐBSCL Hấp dẫn hàng hóa từ các bến cảng khu vực ĐBSCL sang bến cảng Trần Đề khoảng 1,1 – 1,8 triệu tấn Đồng thời, cảng biển Trần Đề sẽ tác động tích cực đến việc thúc đẩy tiến trình lấp đầy các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu và triển vọng mở rộng thêm các Khu công nghiệp, gia tăng hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu trực tiếp của ĐBSCL Ngoài ra, cảng còn sẽ thu hút hàng hóa trung chuyển cho Campuchia 5,3 triệu tấn/năm 2030 theo tuyến đường thủy nội địa sông Mekong hiện do các cảng biển khu vực Đông Nam Bộ đảm nhận

Phương án quy hoạch phát triển bến cảng Trần Đề là kết nối đường bộ gồm cầu vượt biển (18km), đường kết nối đến điểm cuối CT34 và QL91C (6,1km có nút giao lập thể) Đồng thời, kết nối đường thủy nội địa theo tuyến sông Hậu và tuyến vận tải ven biển Quy mô đầu tư có tổng diện tích quy hoạch 5.400ha Trong đó quy hoạch bến cảng ngoài khơi: 1.400ha Quy hoạch khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics, cảng trung chuyển hàng hóa phía bờ: 4.000ha Ông Nguyễn Xuân Sang – Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, Bộ giao Cục Hàng hải Việt Nam tiếp thu đầy đủ, toàn diện các ý kiến của đại biểu tại hội thảo để đưa ra những giải pháp tối ưu trong lộ trình quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước, lộ trình đầu tư cảng biển Trần Đề Về phía tỉnh Sóc Trăng cũng đang triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các đại biểu tại hội thảo, đề nghị trong báo cáo cần đưa ra những đề xuất phù hợp, nhất là liên quan đến ưu đãi về thuế, phí. Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối Các Cơ quan Trung ương cho biết, dự án Cảng biển Trần Đề đã được nghiên cứu nhiều năm và cần thiết phải triển khai càng sớm càng tốt Theo ông Thể, gần đây ĐBSCL góp vào GDP cả nước ngày càng thấp Vùng ngày càng nghèo hơn so bình quân cả nước và so với thế mạnh của vùng Nhiều nghiên cứu cho rằng một trong những nguyên nhân đó là do ĐBSCL chưa có cảng biển cửa ngõ “Không có cảng này thì ĐBSCL sẽ mãi nghèo, người dân không có việc làm, phải đi làm thuê, kéo theo nhiều bất ổn xã hội Vì thế, Đảng, Nhà nước thấy cần thiết phải xây dựng một cảng cửa ngõ cho ĐBSCL

Nếu đầu tư sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng tạo đột phá cho phát triển Nếu làm chậm sẽ tiếp tục nghèo khó, phát sinh các vấn đề xã hội lớn”, ông Thể nhấn mạnh

Từ những ý kiến của các đồng chí, lãnh đạo các cấp, ban, nghành ta có thể thấy được cảng biển “Trần Đề” đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạt động logistics ở ĐBSLC nói chung và ở Bến Tre nói riêng Cảng biển Trần Đề mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho hoạt động cung ứng ở ĐBSCL:

- Kết nối vùng địa lý quan trọng: Cảng Trần Đề nằm ở trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long, là điểm nối quan trọng giữa các tỉnh và thành phố trong vùng Điều này giúp trong việc phân phối hàng hóa và logistic nội địa, giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển

- Tiếp cận với các thị trường quốc tế: Cảng Trần Đề là một cửa ngõ quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam ra thị trường quốc tế và cho hàng hóa quốc tế vào Việt Nam Điều này đóng góp vào sự phát triển của thương mại quốc tế và tạo ra cơ hội hợp tác kinh tế toàn cầu và thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu của vùng

- Đa dạng hóa lựa chọn vận chuyển: Cảng Trần Đề cung cấp nhiều tùy chọn vận chuyển, bao gồm đường biển, đường bộ và đường sông Điều này cho phép các doanh nghiệp logistics lựa chọn phương tiện và tuyến đường phù hợp nhất cho việc vận chuyển hàng hóa của họ

- Phát triển hạ tầng logistics: Sự hiện diện của cảng thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics xung quanh khu vực, bao gồm cả kho bãi, cơ sở lưu trữ, và dịch vụ vận tải Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút đầu tư trong lĩnh vực này

- Tối ưu hóa chi phí: Khi sử dụng cảng Trần Đề, các doanh nghiệp logistics có thể tối ưu hóa chi phí vận chuyển và lưu trữ Điều này giúp họ cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn cho khách hàng và cải thiện lợi nhuận

Hoạt động c ủa chuỗ i cung ứng

4.1 Phân tích mô hình chuỗi cung ứng

Trong những năm gần đây, dừa tươi đã được Việt Nam nghiên cứu phát triển trồngtrọt, bên cạnh dừa được cung ứng cho thị trường trong nước, việc kết nối dịch vụlogistics đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường quốc tế và trở thành một trong những loại quả đóng góp tích cực cho kinh tế nước nhà.Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, tính đến nay, sản phẩm dừa của BếnTre đã xuất khẩu sang gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ Dừa tươi Việt Nam tiếp tục củng cố xuất khẩu tại các thị trường truyền thống song song đó, nước ta không ngừng mở rộng, kết nối dịch vụ logistic toàn cầu và thâm nhập nhiều thị trường mới Trong đó, thị trườngtiêu dùng của dừa Việt đứng đầu là các nước Châu Á đạt tỷ trọng trên 60%; kế đến là khuvực Châu Mỹ gần 20%; Châu Âu 12%; Châu Phi 5% và các nước khu vực Châu Đại Dương 3% (theo thống kê tỉnh Bến Tre năm 2018)

Tuy nhiên,việc thực hiện theo chuỗi giá trị chưa hoàn chỉnh, phần lớn là dưới hình thức liên kết sản xuất nhưng còn rời rạc chưa gắn chặt từ khâu sản xuất đến thu mua.Thiếu các giải pháp hữu hiệu để duy trì phát triển các liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ tạo vùng nguyên liệu để khắc phục đặc điểm phân tán, nhỏ lẻ Bên cạnh đó, chi phí logistics còn cao làm cho giá của sản phẩm dừa còn khá cao, tạo ra nhiều hạn chế và khó khăn trong việc cạnh tranh với các thị trường dừa trên thế giới Hiện tại, chuỗi cung ứng dừa tươi được có quy trình như sau:

(1) Nhà phân phối giống, phân bón và thuốc trừ sâu… cho trại dừa của doanhnghiệp và hộ gia đình

(2) Thì khi dừa đạt được chất lượng yêu cầu, sẽ thu hoạch và đưa dừa về kho bảoquản trước sơ chế của doanh nghiệp rửa sạch và bảo quản cẩn thận (tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh nơi ẩm ướt ) Việc bảo quản dừa không tốn quá nhiều chi phí và vô cùng đơn giản Chỉ cần có chỗ để lưu trữ, tránh ánh nắng trực tiếp

(3) Dừa từ các hộ gia đình là số lượng nhỏ lẻ, chính vì vậy phải có một thương lái đứng ra thu gom dừa từ các hộ gia đình về kho của thương lái Thương lái sẽ thu gom dừa doanh các loại xe ba bánh hoặc xe tải nhỏ về kho Việc bảo quản chúng cũng tương tự như kho của DN. (4) Trường hợp DN không đủ lượng dừa để cung ứng ra thị trường, DN sẽ đi thu mua của các thương lái DN sẽ đánh xe lớn đến kho của thương lái hoặc ngược lại để mua dừa của thương lái với số lượng lớn

(5) Nhà máy sơ chế nằm liền với kho chứa dừa chưa qua xử lý Như vậy sẽ hạn chế được chi phí vận chuyển từ kho hàng đến nhà máy, sau đó đưa lên băng chuyền để máymóc tự dán nhãn, tiếp theo sẽ được đóng gói thành phẩm

(6) Vận chuyển dừa thành phẩm ra kho để bảo quản

(7) Thương lái cung cấp dừa tươi chưa qua sơ chế ra thị trường Những trái dừa tươi còn nguyên vỏ sẽ được thương lái doanh nghiệp sỉ lại cho các tiểu thương ngoài chợ, các cửa hàng đồ uống bình dân hoặc doanh nghiệp lẻ tại cơ sở kinh doanh của thương lái

(8) Doanh nghiệp cung cấp dừa thành phẩm ra thị trường nội địa Dừa tươi thành phẩm sẽ được doanh nghiệp cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng đồ uống cao cấp Khách hàng mà

35 doanh nghiệp hướng tới là những người có yêu cầu cao về chất lượng, độ an toàn và nguồn gốc của sản phẩm

(9) Doanh nghiệp cung cấp dừa thành phẩm ra thị trường nước ngoài Những trái dừa thành phẩm đã qua kiểm định và đạt yêu cầu sẽ được đóng gói và xuất khẩu ra các nước như Hoa

4.2 Phân tích chuỗi giá trị dừa

Chuỗi giá trị dừa Bến Tre hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm người trồng, thương nhân và các cơ sở doanh nghiệp chế biến sản phẩm dừa Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ và thông tin thị trường và tổ chức sản xuất như các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hệ thống ngân hàng thương mại, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và hiệp hội ngành hàng

Ngành hàng dừa bao gồm rất nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm chính và phụ phẩm Các tác nhân chính đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị dừa là những hộ nông dân trồng dừa, hộ thu gom và sơ chế dừa và các cơ sở chế biến, doanh nghiệp chế biến từ các sản phẩm chính của dừa (cơm dừa) và các phụ phẩm (gáo dừa, nước dừa, xơ dừa, gỗ dừa ) Chuỗi giá trị dừa Bến Tre xuất phát từ nhà cung cấp vật tư đầu vào cho trồng dừa như các đại l buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cụ khác Người trồng dừa chủ ý, yếu là hộ nông dân với quy mô nông trại nhỏ, với hai loại sản phẩm cơ bản là trái dừa tươi và trái dừa khô cho chế biến công nghiệp Hệ thống thương lái tại địa phương có mạng lưới phát triển rộng khắp, bảo đảm chức năng thu mua dừa trái từ nông dân và cung ứng lại cho các cơ sở sơ chế Các cơ sở sơ chế có chức năng phân lập các sản phẩm chủ yếu từ trái dừa như vỏ, trái khô lột vỏ, gáo dừa, cơm dừa và nước dừa và cung cấp cho các thương nhân xuất khẩu hoặc chế biến các sản phẩm khác từ dừa Các cơ sở và doanh nghiệp chế biến dựa trên nguồn nguyên liệu thô, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Do tính đa dạng của sản phẩm dừa mà cấu trúc của chuỗi giá trị dừa Bến Tre khá phức tạp và có nhiều kênh sản phẩm khác nhau.

Hình 4 Các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị dừ Bến Trea

Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chuyên gia, ban ngành và người dân trong hoạt động chuỗi cung ứng

5.1 Ý kiến của chính quyền trung ương

Tối ngày 16/11, tại tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre lần thứ V năm 2019 Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh, cây dừa được xem là hình ảnh quê hương, là biểu tượng văn hóa từ tâm linh đến sinh hoạt đời thường của hàng trăm triệu người dân trên thế giới Ở nước ta, các tỉnh Nam Bộ chiếm hơn 80% sản lượng dừa của cả nước, với khoảng 150.000 ha, trong đó Bến Tre có hơn 72.000 ha với gần 200.000 hộ trồng dừa, là tỉnh có sản lượng, tiềm năng chế biến xuất khẩu dừa lớn nhất của cả nước.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nghề trồng dừa ở Bến Tre từ lâu đã được xem như sắc thái văn minh miệt vườn, ngành dừa luôn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Với người dân Bến Tre, cây dừa đã trở nên hết sức thân thuộc, là cây chiến lược, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và thực - hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; là biểu tượng mang dấu ấn văn hóa cách mạng và đời sống tâm linh mang đậm hình ảnh quê hương Đồng khởi sống động đã đi vào văn học nghệ thuật, ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân xứ dừa Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc xâm lược, hình ảnh lá dừa gắn bó với “đội quân tóc dài” cùng tiến lên đấu tranh cách mạng Tuy nhiên, thời gian qua cây dừa và những sản phẩm dừa có những bước thăng trầm Sản phẩm từ dừa tuy rất đa dạng phong phú nhưng giá trị mang lại chưa cao Đời sống của người nông dân trồng dừa trong cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng chỉ mới có thể thoát nghèo chứ chưa thể làm giàu Trong khi đó, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài, hạn hán và lũ lụt bất thường là mối đe dọa cho những vùng đồng bằng ven biển, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Do đó, tỉnh Bến Tre phải không ngừng nỗ lực năng động sáng tạo dựa vào lợi thế so sánh thiên nhiên, tiềm năng thế mạnh, phát huy tinh thần Đồng khởi trong thời kỳ mới, chuyển hóa khó khăn thành thuận lợi

5.2 Ý kiến của chính quyền địa phương

Trong khi đó, giá dừa tươi trên địa bàn tỉnh giảm rất mạnh và kéo dài trong nhiều tháng qua

Cụ thể, dừa tươi từ hơn 12.000 đồng/trái xuống còn dưới 8.000 đồng/trái Nhiều sản phẩm khác từ dừa cũng giảm rất sâu và nghiêm trọng là thương lái, doanh nghiệp không mặn mà trong việc thu mua, khiến đời sống người trồng dừa bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng

“Chúng tôi đã phối hợp với Sở Công thương, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp Trước mắt, tăng cường xúc tiến thương mại, mời gọi doanh nghiệp, có công văn kiến nghị Bộ NN PTNT, Bộ Công thương làm việc với phía Trung Quốc để giải - quyết vấn đề tồn đọng hàng hóa… Nhưng phải thừa nhận rằng, các giải pháp đến lúc này chưa mang lại hiệu quả nào đáng kể Về lâu dài, Sở cũng đã triển khai mạnh mẽ đề án nông nghiệp hữu cơ, trong đó riêng cây dừa đã có hơn 9.000 ha được chứng nhận và kế hoạch sẽ đạt 15.000

38 ha dừa hữu cơ đến năm 2025 Nhưng, phải nói rằng các công việc cũng đang gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan và khách quan ”, ông Đảnh nói

Tiếp lời ông Đảnh, ông Nguyễn Văn Bé Sáu, Giám đốc Sở Công thương, nói ỗi năm có m khoảng 20 25% sản lượng dừa trái do các thương lái Trung Quốc mua, số còn lại cung cấp - cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa trong và ngoài tỉnh Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp tiếp tục đối diện với tình trang thiếu nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ không ổn định Đầu ra trái dừa, xuất khẩu rất khó, sức mua của thế giới giảm, hàng tồn kho của công ty rất lớn Khi tôi giao dịch ngân hàng cũng khó khăn hơn trước Hiện nay, sản lượng đã hợp tác với người dân và có bao tiêu vùng nguyên liệu nên tôi vẫn mua hết cho nông dân Dù khó khăn do hàng hóa tồn kho còn nhiều nhưng tôi vẫn phải mua hết lượng dừa của dân Người dân, tổ hợp tác hay hợp tác xã có liên kết với công ty, công ty đều mua hết sản lượng Cơ bản giải quyết với dân nhanh hơn trước, có lẽ đến đầu tháng 6 này mua bán trở lại bình thường Ông Huỳnh Quang Đức, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp PTNT Bến Tre cho biết: "Hiện - nay tình trạng đó không còn nhiều, nói chung các doanh nghiệp đã liên kết với dân lâu rồi, nhưng thời gian qua hàng hóa bán ra ngoài thị trường bị chậm lại Hiện nay, các doanh nghiệp mà mua dừa chậm trả có tính thêm giá giống như bù tiền lãi Thứ hai cũng có doanh nghiệp gắn với ngân hàng để cho vay các tổ hợp tác, HTX trong chuỗi để doanh nghiệp thu mua giá cao hơn để bù tiền lãi"

5.3 Ý kiến của các chuyên gia Ông Lê Văn Hùng Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu cho biết, những khó khăn mà - ngành dừa đang gặp là quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu phát triển cây dừa, cũng như phương án tổ chức sản xuất chưa được áp dụng vào thực tế Thương lái người nước ngoài đến trực tiếp thu mua nguyên liệu số lượng lớn với chiêu tăng giá liên tục trong thời gian dài làm cho các nhà máy thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng Trong khi đó, năng suất dừa chưa cao vì nông dân chưa áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật Các nhà máy chưa có chính sách liên kết tạo vùng nguyên liệu

Nói về chất lượng dừa Bến Tre, ông Huỳnh Quang Đức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - và Phát triển nông thôn cho biết: “Theo các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài khi làm việc với tỉnh, dừa Bến Tre có tỷ lệ, thành phần rất lý tưởng, đạt mức xơ 33%, cơm 30%, gáo 15%, nước 22% Đây là tỷ lệ lý tưởng để sản xuất đa ứng dụng trong ngành công nghiệp chế

39 biến dừa, rất ít giống dừa đương đại nào của thế giới có được tỷ lệ này” Tuy nhiên, dù là nơi trồng nhiều dừa nhất cả nước với khoảng 72.000ha dừa (gần 50% diện tích dừa cả nước) nhưng chất lượng nguồn nguyên liệu dừa của tỉnh ta hiện nay chưa đồng đều Một trong số những nguyên nhân là từ vấn đề giống, bộ giống dừa của tỉnh đang có nguy cơ thoái hóa, một bộ phận những người kinh doanh giống sử dụng loại giống kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng dừa nguyên liệu

“Muốn chuỗi giá trị cây dừa phát triển bền vững, vấn đề khó nhất hiện nay là công tác kiểm định chất lượng giống vẫn chưa được làm bài bản Chúng ta cần phải đẩy nhanh vừa nghiên cứu về giống vừa chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất để đuổi kịp những tiến bộ của thế giới”, ông Cù Văn Thành đề nghị

5.4 Ý kiến của các doanh nghiệp

Do tác động của dịch Covid-19 v nhi u y u t khà ề ế ố ác, tiêu thụ nông s n c ả ả nước nói chung và trên địa b n t nh à ỉ Bến Tre ó n i riêng, g p không t khặ í ó khăn Đánh gi t nh h nh n y, á ì ì à chị Trang, đại diện Công ty TNHH Trái cây tươi cho biết:

Từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19, việc tiêu thụ - nông sản, đặc biệt là mặt hàng trái cây của tỉnh, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường trong nước (tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối, hệ thống phân phối…)

Riêng l nh vĩ ực xuất khẩu nông sản, trong thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, cùng với những hệ quả khác từ dịch bệnh như: Việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, thiếu container rỗng, nên hàng tàu delay thường xuyên không thể xuất hàng đi được; chi phí logistics tăng cao (tăng gấp 2 3 lần) so với năm -

2019, nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các thị trường xuất khẩu nông sản liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh

Bên cạnh đó, chị chia sẻ thêm cây ăn quả cũng như các loại cây trồng khác ở nước ta chủ yếu mang tính thời vụ nên thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, rất khó cho công tác bảo quản cũng như tiêu thụ vì đòi hỏi sự đầu tư cho hệ thống sơ chế, bảo quản đạt chuẩn để bảo đảm chất lượng hàng hóa

Nữ doanh nhân 8X Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái Cây Chánh Thu, đã trao đổi rằnghiện tại, các loại nông sản, cụ thể là trái cây của chúng ta

Quan hệ liên kết trong chuỗ i giá tr ị dừa

Các tác nhân liên kết với nhau mang tính đứt đoạn ở từng công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ Các tác nhân của chuỗi chỉ có quan hệ trực tiếp với tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tác nhân thu mua sản phẩm đầu ra.

Liên kết giữa nông dân và thương lái thu gom là dạng liên kết khá lỏng lẻo Hình thức quan hệ tại thời điểm vẫn phổ biến, nhất là khi giá dừa nguyên liệu tăng cao làm cho nông dân có vị thế thị trường tốt hơn Trong giai đoạn cạnh tranh nguyên liệu dừa hiện nay, nông dân có vai trò quyết định trong mối liên kết này.

Liên kết giữa thương lái thu gom cấp 1 và thương lái thu gom cấp 2 chủ yếu dưới dạng quan hệ mạng lưới, hình thành trên quan hệ kinh doanh nhiều năm Quan hệ này được củng cố bằng cách chia sẽ lợi ích tài chính hợp lý cho thương lái thu gom cấp 1 Người quyết định giá là thương lái thu gom cấp 2 Liên kết chủ yếu diễn ra dưới hình thức thỏa thuận giá cả và phương thức giao nhận hàng, không hình thành cơ chế hợp đồng chính thức

Liên kết giữa thương lái thu gom cấp 2 và cơ sở sơ chế có cả hình thức quan hê tại thời điểm, nhưng chủ yếu vẫn là hình thức mạng lưới Mặc dù vậy, thỏa thuận giá và phương thức giao nhận là chính, không áp dụng cơ chế hợp đồng chính thức

Liên kết giữa các cơ sở sơ chế và cơ sở - doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy chủ yếu dưới dạng quan hệ mạng lưới và mức độ liên kết chặt chẽ Phương thức mua bán chủ yếu là thỏa thuận, cam kết miệng, không áp dụng cơ chế hợp đồng kinh tế

Tương tự như vậy là quan hệ giữa cơ sở xay than và doanh nghiệp chế biến than hoạt tính

Sự cạnh tranh thu mua của thương nhân Trung Quốc đối với than xay đã đẩy giá lên cao và tạo nhiều cơ hội mở rộng thị trường đầu ra cho cơ sở xay than thiêu kết so với nhiều năm trước đây, khi mà các doanh nghiệp chế biến than hoạt tính nắm giữa vị thế độc quyền mua. Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến xơ dừa và mụn dừa có quy mô lớn vẫn có vai trò quyết định giá trên thị trường, trong khi các cơ sở chế biến nhỏ lệ thuộc vào giá thị trường và người cung cấp nguyên liệu Liên kết chủ yếu vẫn là hình thức mạng lưới

Liên kết giữa các cơ sở chế biến thạch thô và cơ sở sơ chế cung cấp nước dừa nguyên liệu cũng chủ yếu theo quan hệ mạng lưới Tuy nhiên vẫn diễn ra quan hệ thời điểm, khi giá biến động tăng, cơ sở sơ chế lựa chọn nơi bán nước dừa nguyên liệu

Chuỗi dừa Bến Tre vẫn chưa hình thành rõ nét giữa các tác nhân cùng nhóm Trên thực tế, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất mạnh, trong khi quan hệ hợp tác vẫn chưa hình thành được trong cùng nhóm Hiện chưa hình thành liên kết ngang để thống nhất giá hoặc bảo đảm chất lượng nguyên liệu Trong khi đó, nếu tình trạng thiếu nguyên liệu xảy ra, các tác nhân lại có xu hướng phá vỡ các thỏa thuận không chính thức về địa bàn thu mua, giá cả và chất lượng sản phẩm

Kết luận: Nhìn chung, mối liên kết trong chuỗi giá trị dừa Bến Tre lỏng lẻo, có tính kết nối nhưng không chắc chắn Liên kết dọc đúng nghĩa chưa hình thành, do đó, chuỗi giá trị dừa khó bảo đảm được về chất lượng sản phẩm và ổn định giá, cũng như sản lượng Đều này tác

46 động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành dừa Bến Tre, nhất là đối với thị trường xuất khẩu.

Đánh giá chung

Phân tích những cơ hội, thách thức (điểm nghẽn) mà chuỗi cung ứng phải đối mặt

1 Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhìn chung là phù hợp cho cây dừa Bên cạnh đó, nơi đây cũng có khí hậu ấm áp và đất phù sa thích hợp để trồng dừa Cây dừa có khả năng phát triển trên các vùng sinh thái nước lợ ở các ven biển, thay thế cho cây lúa và cây trồng khác năng suất thấp Bến Tre còn khả năng tăng diện tích và sản lượng dừa trong dài hạn

Hiện nay, Nhu cầu tiêu thụ dừa đang gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và năng lượng tái tạo Do đó, cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất và cung ứng dừa sẽ tăng lên

3 Đa dạng hóa sản phẩm

Dừa không chỉ là được sử dụng để sản xuất dầu dừa mà nó còn có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau như nước dừa, kem dừa, bánh dừa và nhiều sản phẩm khác nữa Chuỗi cung ứng dừa có thể có thể tận dụng cơ hội này bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường

Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã mang đến nhiều lợi ích cho toàn nhân loại Công nghệ cũng tạo ra cơ hội cho chuỗi cung ứng dừa Công nghệ thông tin và truyền thông, hệ thống theo dõi GPS và IoT (Internet of Things) có thể được áp dụng để theo dõi quá trình sản xuất và vận chuyển dừa, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu lãng phí

Nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm bền vững và tự nhiên đã tạo ra cơ hội cho dừa Dừa là một cây trồng có khả năng tái sinh và không gây hại đến môi trường khi được canh tác và chế biến theo các tiêu chuẩn bền vững Chuỗi cung ứng dừa có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá sản phẩm của mình

6 Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn:

Chuỗi cung ứng dừa có thể tạo ra cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho các khu vực nông thôn Việc canh tác và chế biến dừa có thể tạo ra việc làm cho người dân địa phương, giúp cải thiện cuộc sống và giảm bớt sự phụ thuộc vào nghề nghiệp truyền thống

Chuỗi cung ứng dừa có thể tận dụng cơ hội để xây dựng một thương hiệu dừa độc đáo và chất lượng Bằng cách tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng cao, cung ứng dừa có thể tạo ra niềm tin và lòng tin tưởng từ khách hàng, giúp gia tăng giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ

Các công ty trong chuỗi cung ứng dừa có thể hợp tác với các đối tác quốc tế, chẳng hạn như nhà nhập khẩu, nhà phân phối và nhà sản xuất sản phẩm dừa Các hoạt động của Cộng đồng dừa Châu Á – Thái Bình Dương và các quốc gia thành viên góp phần mở rộng và quảng bá hình ảnh của sản phẩm dừa Bến Tre; đồng thời tạo cơ hội để ngành dừa Bến Tre tiếp cận sâu hơn với thị trường thế giới và tăng khả năng nâng cấp công nghệ chế biến Hợp tác này giúp mở rộng khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu và tận dụng cơ hội xuất khẩu, từ đó tăng doanh thu và tạo ra lợi ích kinh tế

Bên cạnh đó, Sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức Thương mại thế giới WTO và các hợp tác kinh tế khu vực tạo điều kiện cho thương mại sản phẩm dễ dàng hơn

9 Nghiên cứu và phát triển:

Các công ty trong chuỗi cung ứng dừa có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để cải tiến quy trình sản xuất, chế biến và bảo quản dừa Điều này giúp tăng năng suất, giảm chi phí và đáp ứng được yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe

Dừa là một sản phẩm xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia sản xuất dừa Chuỗi cung ứng dừa có thể tận dụng cơ hội này bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các yêu cầu xuất khẩu và xây dựng mạng lưới xuất khẩu rộng lớn

+ Tăng cường hiện tượng thời tiết cực đoan: Biến đổi khí hậu đã làm tăng sự không ổn định trong thời tiết, gây ra mưa lớn, lũ lụt và cơn bão tại nhiều khu vực trồng dừa Những sự kiện thời tiết này có thể gây hủy hoại nghiêm trọng cho cây dừa và gây mất mùa

+ Sự gia tăng của biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đang dẫn đến sự gia tăng của nhiệt độ trung bình và mức độ nhiệt độ, điều này có thể gây nhiệt độ quá cao và cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến sự phát triển và sản xuất cây dừa

+ Thất thoát sản lượng: Biến đổi khí hậu có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho sản lượng cây dừa, dẫn đến giảm thu nhập của các nông dân và doanh nghiệp trong ngành

+ Khó khăn trong dự đoán thời tiết: Sự thay đổi trong mô hình thời tiết và khí hậu khiến việc dự đoán thời tiết trở nên khó khăn hơn, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch cho việc chăm sóc cây dừa và thu hoạch

Giải pháp khắc phục khó khăn và kiến nghị

1 Nâng cao năng suất: Để tăng sản lượng và hiệu quả, cần tìm hiểu về phương pháp canh tác, chăm sóc cây dừa hiệu quả nhằm tăng năng suất cây trồng Đồng thời, sử dụng phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh để cải thiện chất lượng cây trồng

2 Đầu tư công nghệ: Áp dụng công nghệ tự động hóa trong quy trình sản xuất, từ thu hoạch, chế biến, đóng gói và vận chuyển để tăng năng suất và giảm chi phí lao động

3 Đào tạo nông dân: Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp với kiến thức chuyên môn về canh tác, chăm sóc và chế biến dừa nước Điều này giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

4 Tạo chuỗi cung ứng đáng tin cậy: Xây dựng quan hệ bền vững giữa các bên trong chuỗi cung ứng, từ người trồng dừa, nhà chế biến, đến nhà phân phối Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng dừa để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và an toàn

5 Tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu: Khắc phục tình trạng tràn lan dừa nước giá rẻ nhập khẩu bằng việc tăng cường tiêu thụ trong nước, đồng thời khai thác các thị trường xuất khẩu tiềm năng để tiếp cận khách hàng mới và tăng doanh thu

6 Tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ: Tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức tài trợ để đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, cải thiện công nghệ và quy trình sản xuất

7.Tăng cường kết nối: tăng cường hiệu quả hoạt động thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ canh tác cải tiến và hoàn thiện các khâu giao dịch, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để giảm chi phí vận hành, tăng hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung ứng Qua việc áp dụng các giải pháp trên, việc khắc phục khó khăn trong chuỗi cung ứng sản xuất dừa nước tại Việt Nam có thể được thúc đẩy, từ đó tạo ra lợi ích kinh tế và phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp dừa nước

1 Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Cần đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các giải pháp công nghệ và kỹ thuật mới nhằm cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất dừa nước

2 Xây dựng đường ống cung cấp dừa: Cần xây dựng thêm đường ống cung cấp dừa từ vùng sản xuất đến nhà máy chế biến để đảm bảo nguồn cung cấp dừa ổn định và đáp ứng nhu cầu sản xuất

3 Phát triển hợp tác giữa các đơn vị sản xuất và nguồn cung ứng: Các đơn vị sản xuất cần tăng cường hợp tác với các đơn vị nguồn cung ứng để đảm bảo nguồn cung cấp dừa ổn định và đáp ứng nhu cầu sản xuất

4 Đào tạo và nâng cao năng lực: Cần đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng, bao gồm các nhóm công nhân, kỹ thuật viên và quản lý, để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện hiệu quả và đạt được chất lượng cao

5 Tăng cường quản lý và kiểm soát chất lượng: Cần tăng cường các hoạt động quản lý và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng đáng tin cậy để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chí chất lượng

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Diện tích  ồng dừa (ha) tr - tiểu luận tiểu luận tìm hiểu về chuỗi cung ứng của trái dừa bến tre
Hình 1. Diện tích ồng dừa (ha) tr (Trang 11)
Hình 3. Sả n lư ợng dừa (tấn/ngàn trái) - tiểu luận tiểu luận tìm hiểu về chuỗi cung ứng của trái dừa bến tre
Hình 3. Sả n lư ợng dừa (tấn/ngàn trái) (Trang 12)
Hình 4. Các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị dừ Bến Tre a - tiểu luận tiểu luận tìm hiểu về chuỗi cung ứng của trái dừa bến tre
Hình 4. Các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị dừ Bến Tre a (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w