Tiểu luận môn quản trị chuỗi cung ứng đề tài tìm hiểu chuỗi cung ứng và mô hình áp dụng của công ty milano

24 0 0
Tiểu luận môn quản trị chuỗi cung ứng đề tài tìm hiểu chuỗi cung ứng và mô hình áp dụng của công ty milano

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾNKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG VÀ MÔ HÌNH ÁPDỤNG CỦA CÔNG TY MILANO

GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Lê Vương Ngọc Lớp: SUC40801

Học kì: 3 - năm học: 2021 - 2022

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022 LỜI CẢM ƠN!

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Văn Hiến và thầy cô các khoa đã tạo cho em điều kiện, cho chúng em được tiếp cận và học tập bộ môn “ Quản trị chuỗi cung ứng” một môn học quan trọng giúp chúng em có nền tảng kiến thức vững chắc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Cô Nguyễn Lê Vương Ngọc đã đồng hành, dẫn dắt và truyền tải kiến thức về bộ môn và tận tình chỉ bảo hướng dẫn lớp SUC40801 để chúng em có thể thực hiện bài tiểu luận một cách tốt nhất, đồng thời cô luôn là người góp ý kiến kịp thời, luôn động viên giúp đỡ để chúng em có một tinh thần học tập và làm việc nhóm năng động hiệu quả Tuy thời gian gắn bó với cô không dài và kiến thức trong môn học chúng em còn nhiều thiếu xót nhưng cô đã cho chúng em thấy được “bức tranh” toàn cảnh về môn học từ đó chúng em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để không mơ hồ, lạc bước trên con đường tìm hiểu sâu hơn về nghành học mình đã chọn Chúng em tin rằng với những ví dụ thực tế mà cô giảng dạy thì cô đã lồng ghép vào đó những kinh nghiệm, bài học của cá nhân của cô để chúng em tích lũy thêm được cho mình một chút kiến thức thực tế để sau này ứng dụng vào công việc tương lai mà chúng em chọn.

Do kiến thức còn hạn hẹp và số liệu thông tin không được mới nhưng với sự cố gắng nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất có thể Tuy nhiên sẽ vẫn không tránh khỏi một số sai sót nhóm rất mong nhận được sự góp ý của cô để chúng em có thể rút kinh nghiệm về sau Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui với công việc ở trường Đại học Văn Hiến, nơi mà cô đã tin tưởng lựa chọn Cuối cùng, nhóm em chân thành cảm ơn cô và mong cô sẽ thật thành công với sự nghiệp “Người lái đò” của mình

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Vai trò của chuỗi: 2

1.2 Cấu trúc chuỗi 2

1.3 Quản trị chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch, thu mua, sản xuất, phân phối 4

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, SẢN PHẨM DỊCH VỤ 5

2.1.Khái quát về công ty Milano 5

2.1.1.Khái quát công ty 5

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 7

2.1.3 Mục tiêu 8

2.1.4 Định hướng 9

2.2 Chuỗi cung ứng của công ty 10

2.3 Cấu trúc chuỗi của Milano 10

2.3.1.Nhà cung cấp 10

2.3.2 Nhà sản xuất 9

2.3.3 Khách hàng 10

2.4 Mô hình chuỗi cung ứng 11

2.4.1 Khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 11

2.4.2 Khâu sản xuất sản phẩm 11

2.4.3 Khâu phân phối sản phẩm đầu ra 12

2.4.4 Bộ phận logistics của Milano 13

2.5 Thực trạng của chuỗi 13

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA MILANO 14

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Logo của công ty Milano 7

Hình 2: Một số sản phẩm của Milano 8

Hình 3: Sơ đồ chuỗi cung ứng của Milano 9

Hình 4: Bên trong nhà máy sản xuất của Milano 12

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Để cạnh tranh trong một mội trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến là làm tốt chuỗi cung ứng của mình Việc phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ là nền tảng để tạo lợi thế cạnh tranh, không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí mà còn nâng cao các giá trị cho sản phẩm và dần đứng vững trong thị trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng tác động lên một doanh nghiệp như thế nào nên nhóm chúng em quyết định đi tìm kiếm các doanh nghiệp có cho mình chuỗi cung ứng hiệu quả và tìm hiểu điều gì làm nên sự hiệu quả của doanh nghiệp đó Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng nhóm chúng em thống nhất sẽ lựa chọn đề tài “Tìm hiểu chuỗi cung ứng và mô hình áp dụng của Milano” Để thấy tại sao từ một từ một “ngựa ô” trong nghành cà phê nhưng với thời gian ngắn đã trở thành chuỗi có nhượng quyền cà phê lớn nhất Việt Nam Để làm được như vậy chắc chắn phải có rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến việc Milano đã hoàn thiện và tối ưu chuỗi cung ứng của mình như thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khắp cả nước

Bài tiểu luận ngoài phần lời mở đầu và kết luận thì sẽ có 3 chương chính như sau:

Chương I sẽ tập trung làm rõ các khái niệm trong chuỗi cung ứng, để có một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng cũng như nắm chắc kiến thức để đến phần sau.

Chương II sẽ đi vào tìm hiểu về công ty, sản phẩm, dịch vụ của Milano để xem công ty đã hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình ra sao để chiếm lĩnh được một phần lớn thị trường trong nghành bán lẻ cà phê.

Chương III là các giải pháp mà nhóm đề xuất để hoàn thiện chuỗi cung ứng cho công ty Milano dựa trên những thiếu xót mà công ty tìm hiểu

Do số liệu về công ty không nhiều nên sẽ không tránh khỏi một vài thông tin đã cũ, tuy nhiên nhóm cũng lựa chọn những số liệu không quá cũ hoặc cập nhập mới nhất để bài tiểu luận mang tính khách quan và phù hợp với chủ đề mà nhóm muốn truyền tải.

Trang 8

Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Vai trò của chuỗi

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng vào tất cả hoạt động mua bán hàng

ngày trên toàn thế giới Đối với doanh nghiệp, nó quyết định trực tiếp đến doanh thu, hoạt động sản xuất và hướng phát triển trong tương lai.

Một doanh nghiệp có quy trình chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp tránh được nhiều rủi ro về sản phẩm và dịch vụ, chuyên nghiệp hóa, tối ưu chi phí từ khâu nguyên liệu đến giá thành sản phẩm, đảm bảo nguồn cung ứng liên tục và giá thành cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Khi chuỗi cung ứng một ngành hàng diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm khác, đa dạng lĩnh vực nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển của hệ thống Ngoài ra còn giúp quản lý tốt sản phẩm, cung cấp đủ chất lượng của sản phẩm cần thiết, đem đến doanh thu tốt, giảm nguy cơ hàng quay đầu, giảm chi phí hàng tồn.

Bên cạnh đó, đem đến hiệu quả về hoạt động logistics, hậu cần Đưa hàng hóa tới tay các doanh nghiệp và khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ và đảm bảo được chất lượng hàng hóa, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Nói tóm lại, vai trò của chuỗi cung ứng sẽ đem tới những lợi ích như sau: - Giảm tải chi phí chuỗi cung ứng SCM tới 25- 50%

- Giảm tải lượng hàng tồn kho tới 25 – 60%

- Cải thiện được vòng cung ứng đơn hàng tốt hơn 30 – 50% - Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất cao hơn đến 25 – 80% - Tăng lợi nhuận sau thuế hơn 21%

1.2 Cấu trúc của chuỗi

Cấu trúc của chuỗi được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản, mỗi thành phần là một nhóm chức năng khác nhau tạo nên sự trơn tru cho chuỗi cung ứng Các thành phần này đều gây

2

Trang 9

ảnh hưởng đến nhau nếu một trong số đó không hoạt động không tốt thì cả chuỗi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

5 thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm: - Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào)

Sản xuất chính là khả năng mà dây chuyền cung ứng tạo và lưu trữ các sản phẩm Các nhà quản trị cần cân bằng giữa khả năng thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Câu hỏi đặt ra chính là thị trường cần sản phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào chúng được sản xuất.

- Vận chuyển (khi nào, như thế nào):

Đây là một bộ phận quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng cũng như đảm bảo sản xuất được kịp thời

Có 6 phương thức vận chuyển cơ bản

• Đường biển: rẻ tuy nhiên thời gian vận chuyển dài và thường bị giới hạn về địa điểm giao nhận

• Đường sắt: rẻ, thời gian trung bình tuy nhiên bị giới hạn về địa điểm giao nhận • Đường bộ: nhanh, thuận tiện

• Đường hàng không: nhanh tuy nhiên giá thành cao

• Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).

• Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí ).

- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)

Yếu tố tồn kho ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Tồn kho ít đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tiêu thụ được gần như tối ưu lượng sản phẩm sản xuất ra Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp - Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì)

Là việc xác định xem bạn sẽ tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu, đâu là

Trang 10

nơi tiêu thụ tốn nhất Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)

Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống quản lý cung ứng SCM Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể phát huy tác dụng Chính vì vậy, nhà quản trị cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập lượng thông tin cần thiết nhiều nhất có thể.

1.3 Quản trị chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch, thu mua, sản xuất, phân phối

Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng.

- Lập kế hoạch:

Lập kế hoạch chuỗi cung ứng là một quá trình phức tạp với mục đích cân bằng giữa cung và cầu, giữa trong nước và quốc tế, từ đó đem đến sự phù hợp giữa kiểm soát chi phí, thời gian thực hiện và cấp độ dịch vụ Các quy trình lập kế hoạch bao gồm việc dự báo nhu cầu, xác định giá thành sản phẩm và quản lý tồn kho

+ Trong đó, dự báo nhu cầu là công tác dự báo nhằm xác định nhu cầu của khách hàng về chủng loại, số lượng, thời điểm cần giao hàng Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành yếu tố căn bản nhất cho doanh nghiệp lập ra kế hoạch sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Có bốn biến số chính để thực hiện dự báo nhu cầu là nguồn cung, lượng cầu, đặc điểm sản phẩm và môi trường cạnh tranh

+ Xác định giá thành sản phẩm: Thông qua công cụ giá cả, doanh nghiệp có thể tác động đến nhu cầu với mục tiêu là tối đa hóa doanh thu hoặc lợi nhuận trước thuế Thông

4

Trang 11

thường, doanh nghiệp thường đưa ra quyết định liên quan đến giá nhằm kích cầu tiêu thụ vào mùa cao điểm cũng như vào giai đoạn ế ẩm Mục đích là bù đắp chi phí trong thời kỳ nhu cầu tiêu thụ chậm

+ Quản lý tồn kho: Là tập hợp tất cả các kỹ thuật để quản lý hiệu quả nhất mức độ hàng hóa lưu kho trong phạm vi khác nhau của chuỗi cung ứng nhằm mục đích giảm thiểu tối đa chi phí lưu kho trong khi vẫn duy trì mức độ dịch vụ theo yêu cầu khách hàng Hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp là sự kết hợp các hoạt động có liên quan đến việc quản lý ba hình thức lưu kho hàng hóa là lưu kho hàng hóa theo chu kỳ, lưu kho hàng hóa theo mùa và lưu kho hàng hóa chú trọng độ an toàn.

- Thu mua:

Thu mua là quá trình tìm nguồn cung ứng và mua hàng hóa và dịch vụ từ một nguồn bên ngoài, chẳng hạn như nhà cung ứng hoặc bên thứ ba Nhiệm vụ của thu mua là tìm kiếm những nhà cung ứng tiềm năng, so sánh giá để đảm bảo mua được hàng hóa và dịch vụ tốt nhất từ nhà cung ứng với chi phí thấp nhất Chức năng thu mua bao gồm 05 công đoạn: mua hàng, quản lý việc tiêu thụ, lựa chọn nhà cung cấp và thương lượng hợp đồng - Sản Xuất:

Khâu sản xuất chính là một trong các hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh

nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ

Ba hoạt động chính của sản xuất trong chuỗi cung ứng là:

+ Thiết kế sản phẩm: đáp ứng với nhu cầu thực tế của khách hàng

+ Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng

+ Quản lý nhà máy sản xuất: Giúp quá trình sản xuất hiệu quả, ổn định và đúng sản lượng đã đề ra

Trang 12

- Phân phối:

Bước cuối cùng của chuỗi cung ứng chính là đưa sản phẩm ra thị trường Trong giai đoạn này các yếu tố cần được đảm bảo là khả năng quản lý đơn hàng, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng phải đạt chất lượng tốt nhất trong thời gian ngắn nhất Có đối sách cụ thể cho từng quy trình đổi trả hàng đảm bảo danh tiếng doanh nghiệp và sự hài lòng cao nhất của khách hàng.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY, SẢN PHẨM DỊCH VỤ 2.1 Khái quát về công ty Milano

2.1.1 Khái quát công ty

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cà phê Milano Việt Nam (Milano)

Tên tiếng anh: MILANO COFFEE VIETNAM JOINT STOCK COMPANY Người đại diện: Lê Minh Cường

Loại hình công ty: Công ty Cổ phần

Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ phục vụ đồ uống, nhượng quyền và kinh doanh các sản

Trang 13

Email: milanocoffee.com.vn@gmail.com

Fanpage: facebook.com/milanocoffee.ltd Website: https://milanocoffee.com.vn/

Tháng 9/2011, ông Cường mở cửa hàng cà phê Milano đầu tiên trên đường Thống Nhất (Quận Gò Vấp, TPHCM), nhưng thực tế, vị doanh nhân này đã đặt chân vào thị trường cà phê từ năm 1996, với công việc ban đầu là đứng rang xay cà phê Sau 2 năm, ông Cường bắt đầu đi bỏ mối cà phê cho các quán tại TPHCM và trước năm 2005 đã có quyết tâm làm cà phê “sạch”, trong bối cảnh nhiều khách hàng muốn uống nhưng lại băn khoăn về chất lượng cà phê Chỉ trong 2 năm, Milano đã có 200 cửa hàng và sau hơn 10 năm, theo số liệu mới nhất hiện nay Milano đã có 1.900 cửa hàng và hiện diện tại 52 tỉnh thành trên cả nước Đây có thể coi là thành công lớn với Milano và có được điều này là nhờ triết lý kinh doanh của doanh nhân Lê Minh Cường.

Hình 1 Logo của công ty Milano

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Công ty Cổ Phần cà phê Milano hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, nhượng quyền và kinh doanh các sản phẩm đồ uống (không cồn) Hiện tại Công ty đã có hơn 1.400 cửa hàng nhượng quyền trên khắp cả nước.

Sản Phẩm chính của công ty:

Cà phê bột: Truyền thống, Phong cách, Sành điệu, Moka.

Trang 14

Cà phê hạt nguyên chất: Arabica, Robusta, Culi, Espresso, Rang mộc Cà phê tươi: Cà phê nhân xanh

Cà phê phin giấy: Cà phê phin giấy Arabica, Robusta.

Thức uống chủ yếu: Cà phê đá, cà phê sữa, bạc sỉu, cà phê sữa phô mai, đá xay, trà sữa, trà trái cây, trà đào.

8

Trang 16

Hình 2: Một số sản phẩm của Milano

2.1.3 Mục tiêu

Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu của Milano Coffee trong giai đoạn tới sẽ chỉ tập trung phát triển số lượng mô hình G2(nhượng quyền) như kế hoạch và xét duyệt mặt bằng, xét duyệt nhà nhượng quyền kỹ hơn để kiểm soát, quản lý chất lượng đầu ra tốt nhất Mô hình G2 được thay đổi so với mô hình tiêu chuẩn nhằm đảm bảo thời gian khách hàng ngồi lâu hơn (trên 32 phút), tinh chỉnh thiết kế với bối cảnh mới Và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam

Mục tiêu dài hạn: Milano hướng đến mục tiêu lan tỏa hương vị cà phê đến mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, đến khắp mọi nơi, mọi vùng miền trên cả nước Thay đổi thói quen uống cà phê sạch và chuẩn vị.

2.1.4 Định hướng

Milano không ngừng nổ lực cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm báo chất lượng và an toàn nhất, luôn tận tâm và lắng nghe khách hàng, với tầm nhìn này Milano định hướng trở thành niềm tin cà phê số một Việt Nam và trong tương lai sản của

Vườn cà phê, các công ty cung cấp bao bì và các nguyên liệu cần thiết khác.

Doanh nghiệp tư nhân, thươnglái thu mua

Ngày đăng: 02/04/2024, 15:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan