Tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng đề tài tìm hiểu chuỗi cung ứng của masan meatlife

50 2 0
Tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng đề tài tìm hiểu chuỗi cung ứng của masan meatlife

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TMS Transportation Management Systems

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các giai đoạn phát triển của Masan MeatLife 12

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Group 8

Hình 2.2: Logo Công ty Cổ phần Masan MeatLife 8

Hình 2.3: Top 129 Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới năm 2019 dựa trên sản lượng trên tạp chí Feed Strategy 9

Hình 2.4: Thịt mát được dự báo sẽ là xu hướng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng 10

Hình 2.5: Giá thịt heo tại MeatDeli 11

Hình 2.6: Vissan – một trong những đối thủ nặng kí của Masan MeatLife trên thị trường thịt 11

Hình 2.7: Mô hình kinh doanh của MeatLife 17

Hình 2.8: Một số sản phẩm của Masan MeatLife 18

Hình 2.9: Thịt mát MeatDeli 19

Hình 2.10: MeatDeli trở thành thương hiệu thịt được người tiêu dùng tin tưởng 20

Hình 2.11: 4 giai đoạn chiến lược của mảng thịt mát MeatDeli 21

Hình 2.12: Xe tải lạnh được Masan sử dụng trong chuỗi cung ứng của mình 23

Hình 2.13: Quy trình vận chuyển của Masan MeatLife 26

Hình 2.14: Hệ thống TMS tự động các quy trình trong hoạt động kinh doanh 28

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI VÀ QUẢN TRỊ VẬN TẢI 1

1.1.1 Khái niệm về vận tải và quản trị vận tải 1

1.1.2 Vai trò của hoạt động vận tải 1

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động vận tải 2

1.1.4 Mục tiêu của quản trị vận tải 2

1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ VẬN TẢI 3

1.2.1 Tính kinh tế theo quy mô 3

1.2.2 Tính kinh tế theo khoảng cách 3

1.2.3 Chi phí vận tải tỷ lệ thuận với giá trị hàng vận chuyển 3

1.2.4 Tốc độ vận tải tỷ lệ thuận với chi phí vận tải 3

1.3 PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI 3

1.3.1 Vận tải bằng đường bộ 4

1.3.2 Vận chuyển bằng đường thủy 4

1.3.3 Vận tải bằng đường hàng không 4

1.3.4 Vận tải bằng đường ống 4

1.3.5 Vận tải bằng đường điện tử 4

1.3.6 Vận tải đa phương thức 5

1.4 GIÁ CẢ TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI 5

1.4.1 Giá vận tải dựa vào chi phí 5

1.4.2 Giá vận tải dựa vào giá trị dịch vụ 6

1.4.3 Thương lượng giá cả trong hoạt động vận tải 6

1.5 CHIẾN LƯỢC VẬN TẢI 6

Trang 6

1.5.1 Chiến lược tự vận tải 6

1.5.2 Chiến lược thuê bên ngoài 7

2.1.4 Các sản phẩm chính của công ty 18

2.2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MASAN MEATLIFE 21

2.2.1 Mục tiêu 21

2.2.2 Chiến lược vận tải 22

2.2.3 Hoạt động vận tải của Masan MeatLife 23

2.2.4 Quản lý chi phí - các đối tác cung cấp dịch vụ vận tải 29

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 30

3.2.1 Phụ thuộc và ảnh hưởng yếu tố môi trường 36

3.2.2 Thiếu sự linh hoạt trong quản lý vận tải 37

3.2.3 Chi phí vận tải cao 38

Trang 7

3.2.4 Hạn chế về sức chứa và khả năng vận chuyển 38 3.2.5 Thiếu tính toàn vẹn và minh bạch trong dữ liệu 39 KẾT LUẬN 40

Trang 8

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI VÀ QUẢN TRỊ VẬN TẢI1.1.1 Khái niệm về vận tải và quản trị vận tải

Vận tải là một hoạt động kinh tế nhằm di chuyển hàng hóa nguyên vật liệu từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ thông qua các phương tiện vận tải Cụ thể hơn, vận tải giúp chuyên chở nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến các nhà sản xuất hay các tổ chức mua hàng và chuyên chở hàng hóa thành phẩm từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ Một hệ thống vận tải hiệu quả là nhu cầu thiết yếu cho cả nền kinh tế nói chung và cho mỗi doanh nghiệp nói riêng Sản phẩm hàng hóa chỉ thật sự có giá trị khi chúng được chuyên chở đến điểm tiêu thụ, tức là tiếp cận được với người tiêu dùng Và như vậy, có thể hiểu quản trị vận tải là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động vận tải một cách hiệu quả bao gồm tìm kiếm các phương án vận tải tối ưu, các biện pháp giảm thiểu chi phí vận tải cũng như xây dựng các chiến lược vận tải hiệu quả phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của hoạt động vận tải

Điểm đầu tiên và cuối cùng của một chuỗi cung ứng ngày nay có xu hướng kéo dài và điều đó tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng Trong môi trường đó, hoạt động vận tải ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhanh, kịp thời các yêu cầu từ khách hàng, vốn là những khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi ngày càng cao Cụ thể hơn, hoạt động vận tải thể hiện các vai trò quan trọng sau đối với hoạt động của chuỗi cung ứng:

Hoạt động vận tải đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi công tác giao nhận hàng hoá cho khách hàng đúng với cam kết của doanh nghiệp Đây thực sự là một trong những vũ khí cạnh tranh đáng kể của doanh nghiệp khi mà sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng tăng cao trong khi khách hàng ngày càng thông minh và nhiều lựa chọn hơn.

Trang 9

Hoạt động vận tải giúp bảo đảm quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và không gián đoạn thông qua hoạt động vận chuyển hàng hóa nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động vận tải

Hoạt động văn tải có một số đặc điểm tiêu biểu sau:

- Sản phẩm vận tải là vô hình, không hình dạng kích thước cụ thể và không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành ngay sau khi quá trình vận tải chấm dứt.

- Hoạt động vận tải không thể tiến hành dự trữ được Các doanh nghiệp chỉ có thể dự trữ các phương tiện vận tải, tức năng lực vận tải để dự phòng khi nhu cầu vận tải tăng cao.

Vì các đặc điểm đặc thù trên mà doanh nghiệp nói chung và bộ phận quản trị hoạt động vận tải tại doanh nghiệp liên tục phải đối diện với một tình trạng tiền thoải huông man khi vùn phải tối thiểu hỏa tổng số các phương tiện vận tải thâm tiết giảm chi phí văn phải phải đáp ứng đầy đủ và kịp thời các yêu cầu giao nhận hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp và từ doanh nghiệp đến khách hàng trong khi đây lại là một biến số liên tục biến động và khó dự báo.

1.1.4 Mục tiêu của quản trị vận tải

Có nhiều mục tiêu phải đạt được khi thực thì hoạt động vận tải trong một dong nghiệp Có thể chọn lựa ra đây 2 mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động này như sau:

Thứ nhất, quản trị vận tải nhằm mục đích tối thiểu hoá các chi phí liên quan

đến hoạt động vận tải nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo cạnh tranh của doanh nghiệp, tiền đề năng cao khả năng

Thứ hai, quản trị vận tải nhằm đảm bảo giao nhận đúng, đủ và kịp thời nguyên

vật liệu, hàng hoá phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.

Như vậy 2 mục tiêu trên của họat động vận tải có tác động trực tiếp đến 2 vấn

Trang 10

1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ VẬN TẢI1.2.1 Tính kinh tế theo quy mô

Theo nguyên tắc này, khi tiến hành vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn thì sẽ tiết giảm được chi phí vận chuyển so với vận chuyển khối lượng hàng nhỏ lẻ Như vậy doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc giữa việc mua hàng khối lượng lớn để vừa tiết giảm được chi phí vận chuyển vùn được hưởng chiết khấu số lượng từ nhà cung cấp với việc gia tăng chi phí tồn trữ hàng hoá Về cơ bản doanh nghiệp nên vận dụng linh hoạt nguyên tắc này để có thể cùng một lúc đạt được nhiều mục đích mà vẫn giữ được lợi thế cho mình.

1.2.2 Tính kinh tế theo khoảng cách

Khi vận chuyển hàng đi với khoảng cách xa, về nguyên tắc sẽ có giá thành vận chuyển thấp hơn so với vận chuyển ở cự ly gần Trên thực tế, khi vận chuyể hàng đi với khoảng cách xa thì tổng chi phí vận tải sẽ cao nhưng khi chúa cho từng km vận chuyển thì sẽ cho ra giá thành vận chuyển thấp hơn so với cự ly gần.

1.2.3 Chi phí vận tải tỷ lệ thuận với giá trị hàng vận chuyển

Nguyên tắc này cho rằng giá trị hàng hoá càng cao thì chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng cao tương ứng.

1.2.4 Tốc độ vận tải tỷ lệ thuận với chi phí vận tải

Vận chuyển hàng hoá đi với tốc độ càng nhanh thì chỉ phí vận tải sẽ cao tương ứng và ngược lại.

1.3 PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI

Hiện nay phương thức vận tải đang ngày càng trở nên đa dạng với các phương thức mới bên cạnh các phương thức truyền thống Mỗi phương thức vận tải có những ưu điểm và những khuyết điểm riêng biệt Việc chọn lựa phương thức vận tải nào sẽ phụ thuộc vào loại hàng hóa cần vận chuyển, mức độ cần thiết phải vận chuyển nhanh, giá trị hàng hóa và khoảng cách vận chuyển.

Trang 11

1.3.1 Vận tải bằng đường bộ

Vận tải bằng đường bộ là một trong số những phương thức thông dụng nhất hiện nay với các đặc điểm nổi bật sau: phổ biến; tính linh hoạt cao; chi phí tương đối thấp; thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá kích cỡ lớn; thời gian vận chuyển tương đối nhanh; cực kỳ ưu thế trong vận tải cự ly ngắn; phụ thuộc vào thời tiết; độ bao phủ địa lý cao; đối với vận tải đường sắt; rất ưu thế cho vận chuyển cự ly xa và hàng hoi nặng nề, khối lượng cực lớn.

1.3.2 Vận chuyển bằng đường thủy

Hoạt động vận tải bằng đường thủy hiện đang đóng một vai trò khá quan trọng trong vận chuyển hàng kích thước lớn, cồng kềnh với các ưu nhược điểm nổi bật sau: cước phí vận chuyển khá rẻ; thuận lợi cho vận chuyển hàng kích thước lớn; giá trị không cao; thời gian vận chuyển khá chậm; kém linh hoạt; phù hợp với các khu vực gần cảng sông, cảng biển và các khu vực lân cận; phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khí hậu.

1.3.3 Vận tải bằng đường hàng không

Vận tải bằng đường hàng không ngày nay đang dần phổ biến với các đặc điểm nổi bật sau: cước phí vận chuyển cao; phù hợp với vận chuyển hàng nhỏ, gọn và có giá trị cao; thời gian vận chuyển rất nhanh; thủ tục khá phức tạp.

1.3.4 Vận tải bằng đường ống

Một số đặc điểm chủ yếu của vận tải bằng đường ống bao gồm: phù hợp với một số chúng loại hàng hoá đặc thù như nước, dầu, gas, khí, hoá chất; chi phí đầu tư lớn; chi phí vận chuyển tương đối thấp; việc giao nhận xảy ra liên tục và đều đặn; ít phụ thuộc vào thời tiết.

1.3.5 Vận tải bằng đường điện tử

Một số đặc điểm chủ yếu của vận tải bằng đường điện tử bao gồm: phù hợp cho một số hàng hoá đặc biệt như tải liệu, văn bàn, hình ảnh, nhạc ; chi phí rất thấp; tốc độ cực kỳ nhanh; độ an toàn rất cao; có xu hướng phát triển nhanh.

Trang 12

1.3.6 Vận tải đa phương thức

Đây là phương thức vận tải có sự kết hợp của tất cả hoặc một số các phương thức vận tải đơn lẻ nêu trên để tiến hành chuyên chờ và giao nhận hàng hoà Phương thức này tương đôi thông dụng và nhằm mục đích khắc phục các yếu điểm từng phương thức vận chuyển riêng là nêu trên Trên thực tế, trong giao thương quốc tế, phương thức vận tải đa phương thức đang đóng một vai trò quan trọng và là phương thức được ưa chuộng nhất Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh Vin tải lớn hiện nay trên thế giới đều áp dụng phương thức giao nhận Door to Door tức nhận hàng của người gởi và giao tận tay người nhận Tất cả các công đoạn giao nhận trên đều được thực hiện thông qua vận tải đa phương thức với sự tính toán chi tiết của nhà cung cấp dịch vụ sao cho chỉ phí càng thấp càng tốt.

1.4 GIÁ CẢ TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI

Việc nghiên cứu cách thức tính giá của các nhà cung cấp dịch vụ vận tải sẽ cho phép doanh nghiệp các cơ hội thương lượng về giá phí vận tải hàng hoá nguyên vật liệu trong trường hợp thuê dịch vụ này Có hai cách tính giá vận tải mà các công vận tải hay tính khi chào giá cho doanh nghiệp, đó là giá vận tải xây dựng trên cơ sở chỉ phí và giá vận tải xây dựng trên cơ sở giá trị dịch vụ.

1.4.1 Giá vận tải dựa vào chi phí

Khi tính theo phương pháp này, các công ty vận tải sẽ tách bạch chỉ phí cố định và chỉ phí biển đổi và tiến hành nhận diện chính xác các chi phí liên quan để thực hiện phân bố các chi phí này cho mỗi lần vận chuyển Cách tính giá này sẽ phụ thuộc nhiều vào khoảng cách và khối lượng vận chuyển Khi khối lượng vận chuyển lớn thì tỷ trọng chi phí cố định phân bổ cho đơn hàng này sẽ có khuynh hướng giảm đi và đây là nguyên do khiến các nhà cung cấp dịch vụ vận tải có cơ sở để giảm giá vận chuyển Khi khoảng cách vận chuyển dài thì chỉ phí vận chuyển có xu hướng tăng nhưng không đáng kể vì chỉ phí cố định của các doanh nghiệp vận tải là cố định và không phụ thuộc vào khoảng cách vận chuyển.

Trang 13

1.4.2 Giá vận tải dựa vào giá trị dịch vụ

Theo cách tính giá này, các công ty vận tải sẽ căn cứ vào tình hình cạnh tranh trên thị trưởng, nhu cầu vận tải và tính đặc thù của dịch vụ cung cấp mà sẽ có mức giá chào phù hợp Đây là cách tiếp cận giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận (Prolit Maximizing Pricing approach) Trong trường hợp dịch vụ do công ty vận thi cung cấp là khác biệt và có nhu cầu cao nhưng ít sản phẩm cạnh tranh, giá vận tải sẽ có xu hướng tăng cao Khi có sự tham gia của các doanh nghiệp khác, túc mức cạnh tranh sẽ tăng cao, lúc này giá vận tải sẽ có xu hướng giảm Nhìn chung, các công ty vận tải sẽ tìm mọi cách để giảm chi phí nhằm giữ vững mức lợi nhuận trong khi vẫn có thể đưa ra các mức giá mang tính cạnh tranh.

1.4.3 Thương lượng giá cả trong hoạt động vận tải

Nhìn chung trong mọi tình huống mua hàng, kể cả mua dịch vụ vận tải, việc thương lượng giá cả là tất yếu Trong lĩnh vực vận tải, các đại diện doanh nghiệp có nhu cầu thuê mua dịch vụ vận tải cần tìm hiểu kỹ thị trường vận tải, nhu cầu vận tải trên thị trường cũng như mức độ cạnh tranh và đặc tính sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải Trên cơ sở đó, các đại diện này sẽ tiến hành phân tích để ước đoán các mức giá phù hợp với yêu cầu vận chuyển của doanh nghiệp mình và tiến hành thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ vận tải Về cơ bản, mức giá vận tải phải là mức giá đủ để nhà cung cấp dịch vụ bù đắp các chi phí cố định và biến đổi của mình cũng như đạt được một mức lợi nhuận thỏa đáng Mức lợi nhuận này thường xoay quanh mức lợi nhuận bình quân ngành.

1.5 CHIẾN LƯỢC VẬN TẢI

Ngày nay vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên cần thiết phải xác lập những chiến lược vận tải phù hợp để tiết giảm chi phí và ổn định nguồn hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.5.1 Chiến lược tự vận tải

Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đầu tư vẫn để xây dựng một đội xe chuyên phục vụ công tác vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

Trang 14

Vận dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đạt được các thuận lợi đáng kể sau: tính cơ động cao; dễ kiểm soát; tinh thần trách nhiệm cao.

Tuy nhiên áp dụng chiến lược từ vận tải cũng tồn tại một số các nhược điểm sau: chi phí đầu tư cao; thiệt hại cao nếu xảy ra sự cố nghiêm trọng liên quan đến vận tải; dễ rơi vào tình trạng không có việc cho đội ngũ này hoạt động.

1.5.2 Chiến lược thuê bên ngoài

Hoạt động outsourcing đang ngày càng trở nên thông dụng khi ngành công nghiệp outsourcing có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua Áp dụng chiến lược thu mua bên ngòai này doanh nghiệp sẽ thụ hưởng được các thuận lợi đăng kí sau: chi phí đầu tư gần như không đáng kể; chi phí duy trì hoạt động vận tải bằng 0; tính linh hoạt khá cao; tính chuyên nghiệp của đội ngũ vận tải khá cao.

Bên cạnh các thuận lợi đáng kể trên thì chiến lược này cũng đam đến một số các bất lợi sau đây: bị động vào mùa cao điểm; khó kiểm soát lịch trình vận chuyển; chi phí vận tải có đôi khi cao hơn tự vận tải.

1.5.3 Chiến lược tổng hợp

Đây là chiến lược kết hợp cả tự vận tải và thuê ngoài Trên thực tế các doanh nghiệp sẽ trang bị một đội ngũ xe vừa đủ để phục vụ các nhu cầu doanh nghiệp mộc bình quân Trong các trường hợp cao điểm khi mà các nhu cầu vận chuyển tăng cao thì đoanh nghiệp sẽ tiên hành thuê ngoài thêm các đội xe để phục vụ các nhu cầu này Sử dụng chiến lược này vừa tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang tính cơ động cao Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp cũng sẽ không thể chủ động được nguồn cung xe này vì thông thường nhu cầu tăng đều cho cả nền kinh tế nên các doanh nghiệp khác cũng sẽ gia tăng nhu cầu vận tải Để giải quyết tình trạng trên, doanh nghiệp phải thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp vận tải cũng như phải xây dựng kế hoạch vận tải một cách khoa học đối với đội xe của doanh nghiệp nhằm khai thác tối đa công suất của đội xe này.

Trang 15

Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Group

Công ty Cổ phần Masan MEATLife (Masan MEATLife hay MML) (trước đây là Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science) được thành lập vào ngày 07/10/2011 Hiện nay, Masan MEATLife, một công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group), là công ty lớn nhất Việt Nam về nền tảng thịt có thương hiệu tích hợp (Từ trang trại đến bàn ăn: Feed – Farm – Food), tập trung vào việc nâng cao năng suất chuỗi giá trị đạm động vật tại Việt Nam với mục tiêu cuối cùng là mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm từ thịt truy xuất được nguồn gốc, chất lượng và giá hợp lý cho người tiêu dùng với thị trường thịt có giá trị 15 tỷ USD.

Hình 2.2: Logo Công ty Cổ phần Masan MeatLife

Trang 16

Nhờ dòng tiền mạnh từ hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc, Masan MeatLife đã phát triển mô hình tích hợp 3F (Feed – Farm – Food) thông qua việc đưa vào hoạt động nhà máy chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An và khởi công tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam Vào Quý 4/2018, Masan MeatLife đã tung ra thành công sản phẩm thịt MeatDeli – sản phẩm thịt mát lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam Đồng thời, việc này đánh dấu Masan MeatLife đã hoàn thành chuỗi giá trị thịt tích hợp 3F và đây chính là nhân tố chính nhằm quản lý sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cũng đánh dấu Masan MeatLife trở thành công ty cung cấp sản phẩm thịt có thương hiệu

Năm 2021, Masan MeatLife đã bán 1,35 triệu tấn thức ăn chăn nuôi thông qua mạng lưới phân phối với hơn 2.500 đại lý và 13 nhà máy trên toàn quốc Nhờ áp dụng mô hình xây dựng thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Masan MeatLife đã xây dựng thành công thương hiệu mẹ “Bio-zeem” và nhanh chóng chiếm thị phần đáng kể trong ngành thức ăn chăn nuôi cho heo Với việc tiên phong trong việc xây dựng thương hiệu thịt một cách bài bản, lãnh đạo Masan MeatLife từng chia sẻ mục tiêu sẽ chiếm lĩnh 10% thị phần mảng thịt heo 10 tỷ USD của Việt Nam trước năm 2025.

Hình 2.3: Top 129 Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới năm

Trang 17

Thực tế cho thấy, dù mảng thịt của MML đã tăng trưởng rất nhanh và trở thành một trong những động lực tăng trưởng doanh thu chính của công ty thời gian qua, nhưng có thể thấy, MML đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường Đặc biệt, dù đã thực hiện chiến lược thu hẹp khoảng cách về giá giữa thịt mát MEATDeli và thịt tại chợ truyền thống tuy nhiên thói quen mua thịt nóng tại chợ truyền thống vẫn đang là xu hướng chính của người tiêu dùng Việt Nam.

Hình 2.4: Thịt mát được dự báo sẽ là xu hướng được người tiêu dùng Việt ưa chuộng Theo khảo sát, các loại thịt heo mát của MEATDeli hiện được bán với giá trong khoảng 87.920 - 142.320 đồng/kg, trong đó các loại đang được giảm giá 20% theo chương trình ưu đãi cuối năm.

Cụ thể, thịt đùi heo, chân giò rút xương và nạc vai heo đang có giá tương ứng với mức 105.520 đồng/kg, 110.320 đồng/kg và 113.520 đồng/kg Thấp nhất là giá của sản phẩm thịt heo xay loại 1 đạt 87.920 đồng/kg trong khi cao nhất là giá ba rọi heo đạt 142.320 đồng/kg Trong khi đó tại chợ truyền thống, các loại thịt giá có phần thấp hơn khi dao động từ 80.000-110.000 đồng/kg Cụ thể, ba rọi khoảng 115.000 đồng/kg, nạc vai, nạc đùi đang ở mức 90.000 - 110.000 đồng/kg, thịt xay 80.000 đồng/kg Như vậy, riêng sản phẩm ba rọi heo, thịt heo mát của MEATDeli giá bán cao hơn khoảng 30%, là khoảng cách khá lớn.

Trang 18

Hình 2.5: Giá thịt heo tại MeatDeli

Ngoài cạnh tranh với phân khúc chợ truyền thống thì với tiềm năng từ thị trường, ngày càng nhiều "ông lớn" trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành thịt nói riêng để giành lấy thị phần như CP Food, Vissan, Dabaco, Hòa Phát, …

Hình 2.6: Vissan – một trong những đối thủ nặng kí của Masan MeatLife trên thị trường thịt

Vì thế để có thể đạt được mục tiêu 10% trước năm 2025 MML sẽ phải trải qua cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt, thậm chí phải "đốt tiền" để hạ giá bán và vẫn giữ

Trang 19

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Bảng 2.1: Các giai đoạn phát triển của Masan MeatLife

Tháng 10/2011 Masan MEATLife được thành lập với tên gọi Công ty TNHH

Một Thành Viên Hoa Kim Ngân.

Tháng 11/2012 Công ty TNHH Một Thành Viên Hoa Kim Ngân được đổi tên

thành Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim.

Tháng 7/2014

Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim mua 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO).

Cuối năm 2014

Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim mua lại Công ty TNHH Shika, một công ty có 40% cổ phần tại Công ty Cổ phần Việt – Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc (Proconco).

Tháng 1-2/2015 Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim, thông qua công ty

con, mua thêm 13,06% cổ phần của Proconco.

Tháng 4/2015 Masan Group mua lại Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim, cổ đông kiểm soát hai công ty Proconco và ANCO Công ty TNHH Một Thành Viên Sam Kim sau đó được đổi tên thành Công ty TNHH Masan Nutri-Science (Masan Nutri-Science) Việc mua lại Masan Nutri-Science ngay lập tức biến Masan Group thành một trong những công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam Mục tiêu của Masan Nutri-Science là thay đổi chuỗi giá trị thịt của Việt Nam nhằm cung cấp cho

Trang 20

người tiêu dùng các sản phẩm thịt có thương hiệu, ngon và sạch.

Tháng 3/2016

Masan Nutri-Science được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với tên được đăng ký là Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science; ANCO đấu giá thành công và hoàn tất việc thanh toán đối với 14% cổ phần trong Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan).

Tháng 5/2016 Masan Nutri-Science tăng tỷ lệ sở hữu trực tiếp tại ANCO từ

70% lên 99,99%.

Tháng 6/2016 ANCO nâng tỷ lệ sở hữu tại Vissan lên 24,94%.

Công ty TNHH Masan Nutri-Farm (N.A) được thành lập.

Tháng 11/2016 Công ty TNHH Masan Nutri-Farm (N.A) khởi công trang trại

chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An.

Tháng 4/2017 Quỹ đầu tư toàn cầu KKR đầu tư 150 triệu USD vào Masan

Nutri-Science để sở hữu 7,5% cổ phần.

Tháng 8/2017 Công ty TNHH MNS Meat Processing được thành lập.

Tháng 2/2018

Masan Nutri-Science khởi công dự án tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam nhằm cung cấp thịt mát (fresh chilled meat) đến người tiêu dùng.

Tháng 12/2018

Masan Nutri-Science khánh thành tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam và đã giới thiệu thành công ra thị trường sản phẩm thịt heo mát mang thương hiệu “MEATDeli”.

Trang 21

Tháng 1/2019

Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An đã được cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P vì đã hoàn thành các tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Tháng 3/2019 Công ty TNHH MNS Meat Sài Gòn được thành lập.

Tháng 5/2019 Proconco được tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P CFM.

Tháng 8/2019 Masan Nutri-Science đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan

MEATLife và tăng vốn điều lệ lên 3.243 tỷ đồng.

Tháng 9/2019 Công ty TNHH MNS Meat Hà Nam đã được cấp Giấy Chứng

nhận BRC – Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.

Tháng 11/2019 MEATDeli được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu được tin

dùng nhất Việt Nam 2019 do người tiêu dùng bình chọn.

Tháng 12/2019

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Masan MEATLife được giao dịch tại thị trường chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết theo Quyết định số 804/QĐ-SGDHN do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp.

Tháng 1/2020 Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng

nhận GLOBALG.A.P CFM.

Tháng 2/2020 Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P và Công ty TNHH Một Thành Viên Con Cò Bình Định được tái cấp Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P

Trang 22

Tháng 9/2020

Masan MEATLife được vinh danh trong Top Doanh nghiệp Thức ăn Chăn nuôi lớn nhất Thế giới 2019 do Tạp chí Feed Strategy công bố.

Tháng 10/2020 Masan MEATLife khánh thành Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli

Sài Gòn trị giá 1.800 tỷ đồng tại Long An.

Tháng 10/2020 Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng

nhận HACCP.

Tháng 11/2020

Masan MEATLife hoàn tất giao dịch sở hữu 51% Công ty Cổ phần 3F VIỆT, chính thức mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm.

Tháng 11/2020 Proconco và Công ty TNHH MNS Feed Nghệ An được tái cấp

Giấy Chứng nhận GLOBALG.A.P CFM.

Tháng 12/2020

Masan MEATLife được vinh danh trong Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2020 do Forbes Việt Nam công bố, MEATDeli tiếp tục được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp 2019 và 2020 do người tiêu dùng bình chọn và Proconco được vinh danh là Top 3 Công ty Thức ăn Chăn nuôi uy tín nhất Việt Nam 2020 do Vietnam Report công bố.

Tháng 12/2020 Proconco, Công ty TNHH Một Thành Viên Con Cò Bình Định,

Công ty TNHH MNS Feed Thái Nguyên, Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang và Công ty TNHH MNS Feed Hậu Giang được

Trang 23

tái cấp Giấy Chứng nhận HACCP.

Tháng 1/2021

Masan MEATLife được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp Tư nhân lớn nhất Việt Nam 2020 – VNR500 do Vietnam Report phối hợp cùng Báo Điện tử VietNamNet công bố.

Tháng 1/2021 Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An được tái cấp Giấy Chứng

nhận GLOBALG.A.P.

Tháng 11/2021

Masan MEATLife chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi và hợp tác chiến lược với Công ty TNHH De Heus (“De Heus Việt Nam”, công ty con của Royal De Heus Group của Hà Lan) trong việc tổ chức cung ứng nguồn thức ăn chăn nuôi và heo thịt để phục vụ cho các tổ hợp chế biến thịt mát và thịt mát chế biến của Masan MEATLife trong 5 năm tới.

Tháng 12/2021

Masan MEATLife đã hoàn tất việc nhận chuyển nhượng 20.180.026 cổ phần của Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản từ Công ty Cổ phần Dinh Dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Anco.

Tháng 2/2022

Nhà máy chế biến Gà MEAT Hà Nam với tổng diện tích lên đến gần 1,6ha, số vốn đầu tư 527 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động Nhà máy được đầu tư dây chuyền giết mổ Marel – công ty hàng đầu thế giới về thiết bị chế biến thịt do Hà Lan cung cấp, được vinh danh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2022”.

Trang 24

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Hình 2.7: Mô hình kinh doanh của MeatLife

Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm thịt an toàn có nguồn gốc, ngon với giá trị hợp lý trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt Hiện nay, công ty đã và đang hoàn thiện quá trình làm chủ được chuỗi giá trị tích hợp 3F (Feed - Farm - Food) từ trang trại cho đến bàn ăn cho các sản phẩm hiện hữu Trước đây công ty cũng sở hữu mảng kinh doanh về thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên trong tháng 11/2021 công ty đã tiến hành chuyển nhượng toàn bộ mảng kinh doanh này cho De Heus VietNam Qua đó Dehus trở thành đối tác chiến lược cung cấp đầu vào cho MEATLife, còn MEATLife sẽ dồn hết nguồn lực để đẩy mạnh và mở rộng quy mô kinh doanh của mảnh thịt mát và thịt có thương hiệu Chính vì lý do đó, hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy được lĩnh vực kinh doanh của MEATLife tương đối cô đặc ở trong 2 lĩnh vực chính đó chính là Trang trại, Sản xuất - Chế biến.

Trang 25

2.1.4 Các sản phẩm chính của công ty

Với sứ mệnh mang đến cho mỗi gia đình sản phẩm thịt sạch, chất lượng với giá cả hợp lý, Masan MEATLife đã hoàn thiện chuỗi giá trị đạm động vật ngay từ khâu đầu vào như nhà máy sản xuất thức ăn và trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao vận hành theo tiêu chuẩn Global GAP, nhà máy chế biến thịt đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện tại của Việt Nam đáp ứng Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC về An toàn Thực phẩm cho đến hệ thống phân phối theo tiêu chuẩn thịt mát theo tiêu chuẩn châu Âu.

Ngày đăng: 08/04/2024, 23:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan