1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Ảnh hưởng nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của ong Trichospilus pupivorus (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh trên nhộng sâu sáp (Galleria mellonella)

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của ong Trichospilus pupivorus (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh trên nhộng sâu sáp (Galleria mellonella)
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trân
Người hướng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng, ThS. Nguyễn Thị Minh Thi
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 19,74 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của ong Trichospilus pupivorus Hymenoptera: Eulophidae ký sinh trên nhộng sâu sap Galleria mellonella ” được th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

3k 3k 3k 3k 3k 2k sk

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ANH HUONG NHIET ĐỘ DEN MOT SO ĐẶC DIEM

SINH HOC CUA ONG Trichospilus pupivorus

(Hymenoptera: Eulophidae) KY SINH TREN

NHONG SAU SAP (Galleria mellonella)

SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN THỊ NGỌC TRANNGANH : BAO VE THUC VAT

KHOA : 2018 — 2022

Thanh phé H6 Chi Minh, thang 11/2022

Trang 2

ANH HUONG NHIET ĐỘ DEN MOT SO ĐẶC DIEM

SINH HOC CUA ONG 7 richospilus pupivorus

(Hymenoptera: Eulophidae) KY SINH TREN

NHONG SAU SAP (Galleria mellonella)

Tac gia

NGUYEN THI NGOC TRAN

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

Hướng dẫn khoa học

TS LÊ KHAC HOANG

ThS NGUYEN THI MINH THI

Thanh phố Hồ Chi Minh

Tháng 11/2022

1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành việc học và đề tai tốt nghiệp của tôi trong thời gian qua tôi xin

chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Nông học Trường Đại học

Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt gửi tới thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi

trong thời gian học tại Trường.

Đầu tiên con xin cảm on sâu sắc đến cha mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡngdục và tạo điều kiện để con đạt được kết quả như ngày hôm nay Cảm ơn gia đình đãluôn ủng hộ những quyết định cho tương lai của con

Dé có thé hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê KhắcHoàng, ThS Nguyễn Tuan Đạt, ThS Nguyễn Thị Minh Thi va KS Nông Hồng Quân

đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Cảm ơn bạn bè, người thân luôn động viên và các phòng thí nghệm Bộ môn Bảo

vệ Thực vật đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Trân

il

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học của ong

Trichospilus pupivorus (Hymenoptera: Eulophidae) ký sinh trên nhộng sâu sap

(Galleria mellonella) ” được thực hiện từ tháng 05/2022 đến thang 11/2022 tại phòng

thí nghiệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành

phó Hồ Chí Minh Mục tiêu xác định được thời gian phát triển các pha phát dục của 7'pupivorus trên nhộng sâu sáp ở bốn mức nhiệt độ (20°C, 25°C, 30°C, 35°C) và nhiệt độ

thích hợp nhân nuôi ong ký sinh 7: pupivorus.

Thí nghiệm thứ nhất xác định ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đối với đặc điểmsinh học của ong 7: pupivorus ký sinh trên nhộng sâu sáp, thí nghiệm được bố trí theokiểu hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, với 4 nghiệm thức là 4 mức nhiệt độ (20°C, 25°C,30°C, 35°C), lặp lại 3 lần Thí nghiệm thứ 2 xác định ảnh hưởng của các mức nhiệt độđến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ong 7: pupivorus trên nhộng sâu sáp, thí nghiệmlặp lại 10 lần, tương ứng 10 cặp ong

Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, thời gian phát triển vòng đời ở 4 mức nhiệt độ20°C, 25°C, 30°C, 35°C lần lượt là 36,3 + 0,58 ngày, 19,3 + 0,58 ngày, 15,3 + 0,58 ngày,13,7 + 0,58 ngày Nhiệt độ càng tăng thì vòng đời ong ký sinh càng ngắn lại Kết quathí nghiệm 2, khả năng đẻ trứng của ong 7' pupivorus lần lượt có tổng số trứng nở là 0,0

trứng, 95,6 + 16,1 trứng, 119,7 + 20,3 trứng, 51,3 + 16,0 trứng Khả năng sinh sản của

ong ký sinh cao nhất ở 30°C Tuổi thọ thành trùng đực của ong 7' pupivorus ở các mứcnhiệt độ 20°C, 25°C, 30°C, 35°C lần lượt là 4,5 + 1,90 ngày, 2,7 + 1,42 ngày, 3,2 + 0,79ngày, 1,4 + 0,52 ngày Tuổi thọ thành trùng cái của ong 7' pupivorus ở các mức nhiệt

độ 20°C, 25°C, 30°C, 35°C lần lượt là 10,0 + 2,00 ngày, 4,7 + 1,16 ngày, 3,6 + 0,52

ngày, 3,1 + 0,32 ngày.

Kết qua của nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp nhất dé nhân nuôi ong 7'

pupivorus trên ký chủ sâu sáp là mức 30°C.

1H

Trang 5

MỤC LỤC

Trang TEAS TƯ bsessgtaaassilntstlSIitsltsvstiiDEEESKGIOSOSdSRC8rAbSSVDDSGSSEBSSiBMSSVI3À0faSEteisslslioiasiiddeas 1 EOLA bssssisssesbskeestieieiLdsauoieznsolliigligaicdiodigtalisiosssbihSiadl,sbQS2)ãglnunxtoiOigigidsgekiSt88iudd0g6tsng040Ggg11000400019Gg8 1

Me i17 iv

Dani Sach Dan enrescsssyerseeniienecsienarerenraerenuesderani mevierienetenr retentive eens VI

VB sya atest) 78 0000) |e ee ee ee Vill

GIỚI THIỆU 2 2S2222S22E2EE223222127121127122112212211211221211211111211211 21121121 xe |

Đặt vấn đề - + s21 21221221211121111111111111111111111111111112112122 ca |

MU TIỂU c1 ee een en eee 208: 2HA 2

Cl gác 0x2 trectr0ickrtf6oyn050inia83ix25018ugkAgf2vsyEgiosagtr0uinivOrspted 2Giới hạn đề tài - 25+ S23 2E 2E2212127121221111111111111111111121211 121g 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -22- 2 52222222E222222E22E22EE22EEEzrxrrrrrrvee 3

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố cây đừa -2-22©2+22222E2EE222EEEE E222 EEcrree 31.1.2 Tình hình sản xuất dừa tại Việt Nam 5s1.1.3 Một số sâu hại trên đừa - 2-52 +S2SE+EE2EE2EEE121121211211211121121112112111 12212 xe 41.1.4 Tình hình gây hại của sâu đầu đen trên dừa -2¿©2+22++2z++2z+zzzxsrrrez 51.2 Giới thiệu về ong Trichospilus PUpiVOFUS cccccecvecsessessessecseesessessessessessecseesesseees 61.2.1 Nguồn gốc ong Trichospilus pupivOrus cccccccecccesvessesvsessesssecseeseesessesseessecseeesees 61.2.2 Đặc điểm hình thái của ong Trichospilus pDiVOYAHS -.-©22-52-552572c55cc5sc: 61.2.3 Đặc điểm sinh học của ong Trichospilts pIJĐÏVOFIHS 2-55-52252S222222cccccscce 8

1.2.4 Hành vi ky sinh của ong Trichospilus pupivOrus S555 5-c 5< +<csscseeeeererree 10

1.2.5 Khả năng giao phối và sinh sản của ong Trichospilus pupiVOFHS - 111.2.6 Một số ảnh hưởng của nhiệt độ đến ong Trichospilus pupivorws 121.2.7 Một số ký chủ của ong 7iehospilus pupivOrus s-55-55255255552ccSszc5c2 121.3 Sơ lược về sâu sáp (Galleria mellonelld) ccccccceccessessessessessessessessessessessessessessessees 13

IV

Trang 6

eR | a a an 131.3.2 Đặc điểm của sâu sáp -: 2- 52-222 22221221221221221 2121212121212 212121 13

1.3.3 VOng nấu co 14

1.3.4 Sử dụng sâu sáp làm ký chủ thay thé -©2¿2222222222E2222222E 2E cErkrrrrrrrev 16Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tý

2.1 NO1 dung nghién CU 1 17

2.2 Thời gian va dia điểm nghiên CU eo eee ceceeceecceseecssecseeceecseeeseteeeseerseesesseeseeseesseees 172.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên COU ccc cec ccc eeeseseeeeseceeeeteseeesnesneeeneeeeees 17

2.4.Phương pháp nghiên CỨU::‹:‹‹¿:z:rs:<csssczzc221121100112581183113655601816156603615821054KE021311435588E36: 19

2.4.1 Nhân nuôi nguồn ong Trichospilus PUpivOrUs -55-552552 55255255 S2c2sccszsse2 19

2.4.2 Nhân nuôi sâu sáp Galleria mellowelÏq -<5<<+c+sce<ceeeeseeereerrs 19

2.4.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của ong

Trichospilus pupivorus ký sinh trên nhộng sâu sap ào o-c Series 20

2.4.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến khả năng đẻ trứng và tuổi

thọ của ong Trichospilus pupivorus ky sinh trên nhộng sâu sắp - - 5 22

2.5 Xt LY $6 8n 23

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUAN 2-2222222222222E222E222221 22122 24

3.1 Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của ong Trichospilus

pupivorus KỸ sinh trên những SAU: SAP scconerse eecssenmoneracsmmereermmareememeanemmenanmneramsremmreenners 24

3.2 Ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của

Trichospilus pupivorus trên nhộng sâu Sắp .-Ặ ẶQSS nSH* HH HH re 36

KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, - 22-2222 2212212211221 2112212112111 211 211 11c re 42

ee oeerreeeeeeseseoaareoeeenseesoroaseooesssoasssassoi 43

PHU LUC ¬TaẬÀ\ì 46

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

FAOSTAT Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương thực và Nông

nghiệp của Liên hợp quốc)ICC The International Coconut Community (Cộng đồng dừa quốc tế)

KSS Không sinh sản

VI

Trang 8

DANH SÁCH BANG

Trang

Bang 3.1 Thời gian phát triển các pha và vòng đời của ong 7' pupivorus ký sinh nhộng

SAUL ISA ¿a4kk¿4obikdsasidztesrassdDicadeslnsugiiotEssoiagiokuslgilieloargrtzjoBokdddrosgdkisiseii0AiLGiage 030g/k3mi00na80032i8630 24

Bảng 3.2 Anh hưởng của nhiệt độ đến ty lệ vũ hóa và ty lệ thành trùng đực/cái của ong

T PUPIVOTUS 2 32

Bang 3.3 Chiều dài thân và chiều dai đốt chày chân sau của ong 7: pupivorus 35Bảng 3.4 Anh hưởng của nhiệt độ đến số trứng và thời gian đẻ trứng của ong 7

Pupivorus trên nhộng sâu Sắp 5à 0 2 St SH ri re 38

Bảng 3.5 Tuổi tho của thành trùng đực và cái của ong 7 pupivorus ở các mức nhiệt độ

S001) 0001580108101 40

VI

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1.1 Phân bố diện tích dừa Việt Nam (Sở Công thương Bến Tre, 202]) 4

Hình 1.2 Rau của 7 pupivorus (Isabel và ctv, 2017) -c chi re 8

Hình 1.3 Trứng va ấu trùng của sâu sáp -. -2- 2-22 ©222+2SE22E22E2EE2EEZEzEzxrrrrrree 15

Hình.1:4 NHIốIẽ' SấU S80 coagiictind gi thê dd GIẢ A1SSRGRSENGIBSgBdiSitiStiqagiif3tGaSNUGGGGNNGiSSiSSSRsbiisi 15 Hinh 1.5 THầnh:trùfip: 535/53 vac cores neon battiEseoosiSEdtottrii8doiDzplagletouitiesgussoiicrbignaoiritg8uzndEszee 16

Hình 2.1 Dụng cụ và thiết bị làm thí tHỮ TH HÑUuesosnssniailbboesoitztsadöiptbdafsyöB13i08ptfoiiEainsgA1/35/40g000238 18Hình 2.2 Nhân nguồn 7ï Ø//iVOF'1MS 2-©22-©22222222+222222222222222222E222EE2EEE2EEcrrree 19Hình 2.3 Nhân nguồn sâu sáp 2-2222 5222222EE22E2EE2EEE22E223221271 21122122 2E crev 20Hình 2.4 B6 trí thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian phát triển các pha và

VOUS GOL Te PUPIVOTUS caesstuiesnerhasoslsltsagthuisukiBhsltrsasgSinsd2ssgboliakdndg:sstldthugsbosstp3e 21

Hình 2.5 Bồ trí thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ đến kha năng đẻ trứng và tuổi thọ của

T PUPIVOTUS an 22 Hinh 3.1 Trimg ctia 00222.272.008 ZO

Hình 3.2 Au trùng của 7 pupivorus chết ở mức nhiệt độ 35°C - 25252 26Hình 3.3 Nhộng của 7 pupivorus chết ở mức nhiệt độ 359C -2-55257z5552 7

Hinh 3.4 Vòng đời của 7 pupivorus trên nhộng sâu sắp - - 5+ + £+<c+cc+c+s 29

Hình 3.5 Giai đoạn ấu trùng của 7: Ø///0iVOFS -22-52522222222222222222222222222zcrev 30

Hinh 3.6 Giai đoạn nhộng 7: 7//77VO1/S 5555 S+<c+ccserserseeseeserxerrrrxrexrercre dO Hình 3.7 Tỷ lệ thành trùng đực va cái của 7 pupivorus ở 4 mức nhiệt độ 3 3 Hình 3.8 Thành trùng của 7 01/07VOFHS àà.225 52255555 +sssssessseeeserssrseserere 24 Hinh 3.9 Kích thước của thành trùng ong 7 pupivOrus ò.eS+<S<c<<c<-c }Õ Hình 3.10 Khả năng đẻ trứng của thành trùng cái 7 pupivorus ở các mức nhiệt độ 36 Hình 3.11 Ong 7 pupivorus đang ký sinh trên nhộng sâu sáp - - 38

vill

Trang 10

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Dừa (Cocos nucifera L.) là một loại cây được trồng ở các vùng nhiệt đới Dừa làloại cây có thân thang và cao lớn, được trồng ở hơn 93 quốc gia trong đó có Việt Nam,với nhiều công dụng khác nhau như: nước uống; làm bánh; kẹo; dầu đưỡng tóc; phânbón hữu cơ; chất đốt Ở nước ta, đừa được trồng nhiều nhất tại Bến Tre với diện tích

hơn 77.000 hecta (Sở Công thương Bến Tre, 2022) với sản lượng đạt 600 triệu trái mỗi

năm và là loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân Tuy nhiên, trongquá trình trao đôi thương mại giữa các nước đã dẫn đến nguy cơ lây lan một số dich hai,trong đó có sâu đầu đen (Opisina arenosella)

Sâu đầu đen được ghi nhận gây hại ở một số quốc gia trên thế giới như: Ấn Độ,

Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Indonesia và Thái Lan (Perera và ctv, 1989; Srinivasa

và Muralimohan, 2008), Mién Điện (Ghosh, 1924) và gây thiệt hai đến 80% đối với dita

ở Sri Lanka (Perera, 1987) Theo ghi nhận của Mohan và ctv (2010), lá đừa có thể giảm13,8% va năng suất có thé giảm đến 45,4% khi bị sâu đầu đen gây hai

Ở Việt Nam, sâu đầu đen (Opisina arenosella) bắt đầu xuất hiện và gây hại vào

tháng 07 năm 2020 tại Bến Tre và lan nhanh sang các tỉnh ĐBSCL Thời điểm đó, phunthuốc hoá học là biện pháp hang đầu được sử dụng dé kiểm soát sâu đầu đen, tuy nhiêngặp phải một số khó khăn nhưng kết quả thu được cũng không quá khả thi mà còn gây

ảnh hưởng lớn đên sức khoẻ của con người va vật nuôi.

Ứng dụng phòng trừ sinh học bằng thiên địch là một biện pháp kiểm soát hiệuquả và an toàn được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới Một số nghiên cứu về thiên địchtrên sâu đầu đen được ghi nhận bao gồm: Anastatoidea brachartonae Gahan (Joy và

Joseph, 1976), A panteles taragamae Viereck (Wilkinson, 1929), Brachymeria excarinata Gahan (Joy va Joseph, 1972), Brachymeria lasus (Joy va ctv, 1974), Meteoridea hutsoni (Nixon, 1941), Stomatomyia bezziana (Baranoff, 1934), Trichospilus pupivorus (Ferriere, 1930), Xanthopimpla spp (Pillai va Nair, 1983).

1

Trang 11

Trong đó, ong ký sinh nhộng 7 pupivorus cho thay khả năng kiểm soát sâu đầu đen tốtnhất khi được phóng thích hàng loạt (Tavares và ctv, 2013).

Ong ký sinh thường xuất hiện ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Barbados,

Án Độ, Malaysia, Mauritania, Mauritius, Myanmar, Papua New Guinea va Sri Lanka(Noyes, 2012) va được sử dung như một tác nhân sinh học tiềm năng trong chương trình

dau tranh sinh học trên sâu đầu den (Tavares và ctv, 2013) Do đó, 7: pupivorus là thiên

địch được lựa chọn để kiểm soát sâu đầu đen tại Việt Nam do sự hiệu quả cũng như làphù hợp về điều kiện khí hậu Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng

đến chu kỳ sống của côn trùng và dé nhân nuôi một sé lượng lớn ong ký sinh thi cần

phải có một mức nhiệt độ phù hợp Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng nhiệt độ đến một sốđặc điểm sinh hoc của ong Trichospilus pupivorus (Hymenoptera: Eulophidae) kýsinh trên nhộng sâu sap (Galleria mellonella)” được tiến hành nhằm tìm ra mức nhiệt

độ tối ưu dé nhân nuôi hàng loạt ong ký sinh 7: pupivorus kiêm soát sâu đầu đen trong

điều kiện khí hậu Việt Nam

Mục tiêu

Xác định được nhiệt độ thích hợp dé ong ký sinh 7: pupivorus phát triển tốt và

nhiệt độ thích hợp nhân nuôi ong ky sinh 7: pupivorus.

Yêu cau

Bố trí thí nghiệm đồng nhất trong cùng một thiết bị ở các mức nhiệt độ (20°C,

25°C, 20°C, 35°C),

Giới han đề tài

Đề tài được tiễn hành tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường đại học Nông LâmThành phố Hồ CHí Minh từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022

Đề tài chỉ thực hiện trên ký chủ nhộng sâu sáp 3 ngày tuổi ở bốn mức nhiệt độ

(20°C, 25°C, 30°C, 35°C).

Trang 12

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU1.1 Sơ lược về cây dừa

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố cây dừa

Cây dừa có tên khoa học là Cocos nucifera L., thuộc họ Cau (Arecaceae), bao

gồm khoảng 2.800 loài trong 190 chi Nguồn gốc cây dừa còn là van dé gây tranh cãi,

một số học giả cho rằng dừa có nguồn sốc ở khu vực Đông Nam Á, một số học giả lại

cho rằng dừa có nguồn gốc ở miền Tây Bắc của Nam Mỹ Tuy nhiên cây dừa được trồngrộng rãi ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở Nam A, Châu Phi, Nam Mỹ, Uc và các nướcnhiệt đới trên thế giới (Morton, 1988) Cây dừa là loại cây công nghiệp mang lại nguồn

kinh tê lớn và có sức sông mãnh liệt.

Trên thé giới có khoảng 93 quốc gia trồng dừa với tông diện tích khoảng 12,2triệu hecta Trong đó, một số nước có diện tích trồng dừa lớn như Philippines với tổngdiện tích khoảng 3,63 triệu hecta, Indonesia 3,25 triệu hecta, Án Độ 2,1 triệu hecta,Tanzania 0,8 triệu hecta, Sri Lanka 0,46 triệu hecta (FAOSTAT, 2021) Dừa phát triểnmạnh trên đất pha cát, chịu mặn cao, ưa thích các khu vực có nhiều ánh sáng Đượctrồng chủ yếu ở các vùng ven biển và duyên hải

1.1.2 Tình hình sản xuất dừa tại Việt Nam

Việt Nam là nước đứng thứ 7 trong 93 nước trồng dừa trên thế giới Theo đánhgiá của Cộng đồng dừa quốc tế (ICC), đừa Việt Nam có năng suất và chất lượng caonhất trên thế giới Năm 2021, tại Việt Nam dừa có điện tích 175.000 hecta, sản lượng1.719.415 tan (FAOSTAT, 2020), phân bố khắp cả nước nhưng được trồng tập trungchủ yếu ở các tinh Duyên hải miền Trung và ĐBSCL Trong đó, các tỉnh có điện tíchdừa lớn nhất là Bến Tre (trên 73.000 hecta) chiếm đến 44% tông diện tích dừa của cả

nước, Trà Vinh (trên 23.000 hecta), Tiền Giang (trên 20.000 hecta) (Sở Công thương

Bến Tre, 2021)

Trang 13

Có hơn 200 sản phẩm từ dừa được sản xuất và chế biến để phục vụ trong nước

và xuất khẩu Tính đến năm 2021, sản phẩm từ dừa đã được xuất khẩu sang 90 quốc gia

va vùng lãnh thé Qua đó cho thấy, dita đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồnnguyên liệu cho ngành công nghiệp và xuất khẩu

Năm 2019 kim ngạch xuất khẩu dừa Bến Tre đạt được khoảng 215,34 triệu USD,chiếm 22,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tinh, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016

— 2020 là 16,74%/năm, với thị trường lớn nhất là Trung Quốc (Sở Công thương Bến

Hình 1.1 Phân bố diện tích dừa Việt Nam (Sở Công thương Bến Tre, 2021)

1.1.3 Một số sâu hại trên dừa

Sâu hai làm anh hưởng rất lớn đến năng suất dừa trên thé giới cũng như ở ViệtNam Dừa thuộc cây thân thắng và cao đo đó khi có dịch hại rất khó có thể xác định

được thời điểm xuất hiện và các biện pháp quản lý phù hợp

Hiện nay, có khoảng 1000 loài côn trùng có liên quan đến dừa trên toàn thế giới,với hơn 40 loài côn trùng gây hai đã được ghi nhận, hầu hết đang được kiểm soát tựnhiên hiệu quả nhưng một số loài cần có biện pháp quản lí phù hợp Một số loài sâu hại

trên dừa: Oryctes boas Fabricius, Oryctes rhinoceros, Oryctes monoceros, Scapanes australis Boisduval, Strategus aloeus, Strategus anachoreta Burmeister, Strategus jugurtha Burmeister, Strategus quadrifoveatus, Leucopholis nónophora Burmeister,

4

Trang 14

Brontispa longissimi Gestro, Plesispa reichei Chapuis, Promecotheca caerulipennis Blanchard, Promecotheca cumingii Baly, Promecotheca papuana Csiki, Cholus zonatus, Rhinostomus barbirostris, Rhynchophorus bilineatus, Rhynchophorus ferrugineus, Rhynchophorus palmarum, Rhynchophorus phoenicis, Necrobia rufipes, Oryzaephilus mercator, Pachymerus nucleorum, Opisina arenosella (Rethinam và Singh, 2007) Trong đó, bo dừa (Brontispa longissima Gestro), đuông dừa

(Rhynchophorus ferruginenus) và sâu đầu đen hai dừa (Opisina arenosella) là nhữngloài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thế giới(Kurama và ctv, 2015) Sâu đầu đen là dịch hại mới xuất hiện ở Việt Nam những nămgần đây và bùng phát thành dịch hại khó kiểm soát

1.1.4 Tình hình gây hại của sâu đầu đen trên dừa

Trên thế giới

Sâu đầu đen hại dừa được xem là loài sâu ăn lá, chúng phá hoại nghiêm trọng

đến năng suất và chất lượng dừa Sâu bắt nguồn từ miền nam An Độ va Sri Lanka(Howard và ctv, 2001), sau đó đã xâm nhập đến 16 quốc gia Châu Á (Kumara, 2015).Năm 2013 sâu đầu den lần đầu tiên bùng phát trên cây dừa ở miền Nam Trung Quốc(Jin Tao, 2018) Sâu đầu đen xuất hiện và gây hại khi nhiệt độ và độ âm cao (Sathiamma

và ctv, 1973; Narendran va ctv, 1978; NadaraJan và Channabasavanna, 1980).

Sâu đầu den tấn công dừa từ giai đoạn cây con đến khi trưởng thành và gây hạibằng cách đẻ trứng thành từng cụm nhỏ trên bề mặt lá đưới của dừa và tạo các lưới tơ ởmặt dưới lá chét làm cho lá bị hư tốn (Lever, 1969) Khi gây hại nặng, có thé làm cháy

lá toàn bộ cây, những tàu lá rũ xuống, cong lại gây rụng trái non (Panwar, 1995; David,2001) Do sâu đầu đen gây hại bên trong lá nên việc phòng trừ bằng thuốc là rất khó.Trên thế giới đã ghi nhận được nhiều loài thiên địch có khả năng kiểm soát sâu đầu đenđem lại hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường trong đó có T: pupivorus

Tại Việt Nam

Năm 2020, sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và trở thành dịch hại khókiểm soát Huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre là nơi đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện và gây hạicủa sâu đầu đen Tính đến năm 2021, tổng điện tích gây hại ở Bến Tre khoảng 603 hecta,

5

Trang 15

trong đó Chợ Lach chiếm 105,6 hecta, Châu Thành 234,03 hecta, Mỏ Cay Bắc 39,1

hecta, Mỏ Cày Nam 90 hecta, Bình Đại 109,17 hecta, Thành phố Bến Tre 23,5 hecta,

Ba Tri 1,6 hecta Diện tích nhiễm nhẹ là 332,12 hecta (15 — 20%), nhiễm trung bình là161,98 hecta (25 — 30%) và nhiễm nặng 108,9 hecta (42%) Sâu đầu den tàn phá toàn

bộ lá của cây bằng việc ăn bề mặt và phần dưới của lá Sau đó chúng sẽ làm các mạng

tơ được tao ra bằng chất thai và mảnh vụn ở dưới của lá dé ăn chất diệp lục của lá, làm

cho lá bị khô, cháy dẫn đến thiệt hại về năng suất (Chi cục Trồng Trot và BVTV tỉnhBến Tre, 2021)

1.2 Giới thiệu về ong Trichospilus pupivorus

1.2.1 Nguồn gốc ong Trichospilus pupivorus

T pupivorus là một chi nhỏ trong bộ Eulophim (Hymenoptera: Eulophidae) với tám loài (Ferriere, 1930; Cherian và Margabandhu, 1942; Boucek, 1976; Noyes, 2003;

Ubaidillah, 2006) xuất hiện ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã được nghiên

cứu như tác nhân kiêm soát sinh học tiềm năng chống lại sâu hại mía, ngô và bông ở

một số nước Châu Phi, Châu A va Châu Mỹ (Boucek, 1976)

1.2.2 Dac điểm hình thái của ong Trichospilus pupivorus

T pupivorus là một loài ong nội ký sinh nhộng của một số loài côn trùng gay hạinông nghiệp (Tavares và ctv, 2013; Silva và ctv, 2016) Các đặc điểm về hình thái củaong đã được Ferriere (1930) mô tả đầu tiên và sau đó là Narendran (2011) Các đặc điểm

sinh học của ong đã được mô tả bởi Jayaratnam (1941); Rao va ctv (1948); Dharmaraju

(1952) và Nirula (1956) Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học (Dharmaraju và

Pradan, 1976) và phạm vi ký chu (Tavares va ctv, 2013; Silva và ctv, 2016).

Thanh trùng của 7 pupivorus có kích thước khá nhỏ, mau nâu, với đôi cánh mong

màu vàng nhạt được gap trên phan bụng Đầu ngắn có hình bau dục, nhẫn và có lông to,mắt trước lỗi tương đối lớn Rau dau rất ngắn, màu vàng mảnh mai ở con cái và to hơn

ở con đực, có chức năng quan trọng trong việc lựa chọn, xác định vi trí, phân biệt va

chấp nhận ký sinh trên ký chủ (Keil, 1997; Zhang và ctv, 2014) Ngoài ra, râu đầu còn

có chức năng nhận biết bạn tinh dé giao phối (Weseloh, 1972; Battaglia và ctv, 2002)

Răng ham của 7: pupivorus ngăn và rộng, có bon răng, răng trên dài và nhọn hơn, các

Trang 16

răng còn lại ngắn và tròn Ngay sau cô có một chùm lông Cánh trước có hai chùm lôngden mọc dày dựng đứng ở ria cánh Ngực nhẫn có lông mịn với vài long mao dai mọc

rải rác, đốt ngực thứ hai có các rảnh đọc, hai xương sống và ba đoạn xương đòn Mặtlưng phẳng hoặc có hình dạng thấu kính Bụng gần như tròn có màu nâu đen và ngắn

hơn ngực Bộ phận sinh sản hơi nhô ra ở cuối phần bụng Chân tương đối ngắn, màu

vàng, có bốn đốt gồm đốt đùi; đốt chày; đốt bàn chân; đốt cuối bàn chân Đốt đùi có

màu nâu sam, hơi vàng ở đoạn cuối giao với đốt chày, đốt chày chân sau có một cua

ngắn và có mau vàng, kích thước trung bình là 1,0 — 1,2 mm (Ferriere, 1930), theo kết

luận Anantanarayanan (1934) 7 pupivorus có kích thước từ 1,5 — 2,0 mm 7 pupivorus

dễ phát tán xa theo đường gió, một con thành trùng cái có thể đẻ 50 — 75 trứng trên mộtnhộng ký chủ và có thé ký sinh từ 3 — 5 nhộng Thường một nhộng ký chủ sâu đầu đen

có thé chứa khoảng 100 — 300 trứng (Tavares và ctv, 2013)

1: pupivorus cái có đầu sam hơn phần lưng, lưng và bụng có chút ánh kim Mắtđơn gần nhau, gần với màng trước hơn so với rìa mắt Râu có màu vàng, ngắn mảnhthuôn hẹp, chiều dai gap ba lần chiều rộng, có hai khớp, khớp thứ nhất dài hơn khớp thứ

hai Miệng có hai khớp, vòm họng có một khớp Thân màu vàng cam, má có một sọc

nâu kéo dải từ mắt đến miệng Bụng tròn, rộng hơn nhưng ngắn hơn so với ngực, cómau nâu đen, lông min từ cuối đoạn thứ hai, chân có màu vàng Chiều dai con cái từ 1

— 1,2 mm (Ferriere, 1930).

T pupivorus đực có kích thước nhỏ, râu và chân ngắn hon con cái Cơ thể có màuhoàn toàn vàng, chỉ có phần bụng màu nâu Cánh màu xám khói và có màu nâu khói ởgiữa Có một sọc vàng trên phần bụng Chân kiềm nhỏ, xương cô chân rất ngắn Chiều

đài con đực từ 0,9 — 1 mm (Ferriere, 1930).

T pupivorus rất khó đê phân biệt giới tính khi ở ngoài đồng Khi quan sát dướikính hiển vi, 7 pupivorus cái có râu đài hơn, phan bụng tròn hơn 7: pupivorus đực T

pupivorus đực thường nhỏ hon 7 pupivorus cai.

Trang 17

(A) Rau 7 pupivorus đực, (B) Rau 7: pupivorus cai

1.2.3 Đặc điểm sinh học của ong Trichospilus pupivorus

Vòng đời

Vòng đời của 7: pupivorus có thê thay đôi tùy theo điều kiện thời tiết Ở nhiệt độ

28°C vòng đời kéo dài trong khoảng 16 đến 17 ngày Tuy nhiên, vòng đời cũng có thékéo dài đến 20 ngày khi thời tiết 4m ướt hoặc giảm xuống 15 ngày khi thời tiết khô nóng.Sau khi vũ hóa, thành trùng không ăn ký chủ và có tuổi thọ ngắn, chúng có thé sống

được khoảng 7 ngày và giảm xuống nếu thời tiết khô nóng

Sau khi ky sinh, trứng của 7 pupivorus nở trong vòng khoảng 24 giờ, sâu non

kéo dài từ 5 đến 6 ngày, sau đó chuyền sang giai đoạn nhộng từ 7 — 8 ngày, phá kén pháttriển thành ong trưởng thành và bắt đầu đục các lỗ trên sâu ký chủ dé vũ hóa ra ngoài(Ferriere, 1930) Trong quan thé, con cái chiếm số lượng lớn hơn con đực với ty lệ thành

trùng cái : đực tương ứng là 93,18% : 6,82% (Remadevi, 1980).

Trang 18

Trứng 7: pupivorus rất nhỏ, có hình bau dục, tròn ở một đầu và thon ở đầu cònlại, có kích thước từ 0,06 — 0,2 mm, không thể nhìn thấy bằng mắt thường Trứng lànhững vệt trong suốt trong chất lỏng màu trắng đục của nhộng ký chủ đo đó rất khó cóthê phân biệt được trứng và các dịch chất lỏng của ký chủ Trứng được đẻ tự do vào dịchthé của nhộng ký chủ Sau 24 giờ trứng nở thành ấu trùng và bắt đầu ăn chất dinh dưỡng

trong nhộng ký chủ (Ferriere, 1930).

Au tring

Au trùng mới nở có hình trứng, 2 đầu hơi thuôn tròn, mau hoi đỏ ở 1 đến 2 ngàyđầu, dang màn có chiều dai trung bình 0,2 mm Âu trùng 2 ngày tuôi có chiều dai trungbình 0,35 mm và có lớp biểu bi trong suốt dan chuyên sang màu trắng (Paron, 1999;

Ubaidillah, 2006) Sau 5 đến 6 ngày trứng được đẻ, ấu trùng đã phát triển đầy đủ và ăn

hết toàn bộ chất dinh dưỡng bên trong ký chủ (Ferriere, 1930) Sau khi được ăn đầy đủ

ấu trùng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn nhộng Trong giai đoạn ấu trùng, nếu số lượngquá lớn có thể xảy ra sự cạnh tranh về nguồn thức ăn và không khí bên trong ký chủ, cóthé gây chết và làm giảm số lượng ong 7: pupivorus trưởng thành (Chong và Oetting,2007) Khi nhiệt độ quá cao trên 31°C, au trùng sẽ không phát triển, bị hư và không hoànthành hết vòng đời (Krugner và ctv, 2007; Rodrigues va ctv, 2013)

Nhộng

Nhộng của 7 pupivorus thuộc dang nhộng trần được bao phủ bởi một lớp mangtrong suốt rat mỏng, có màu trắng đục Khi mới chuyền sang giai đoạn nhộng 1 — 2 ngày,nhộng có mau trắng đục, chưa phân chia rõ các bộ phận Đến khi được 3 — 4 ngày, nhộng

T pupivorus được phân chia thành đầu, ngực và bụng Trong 5 — 6 ngày sau khi hóanhộng 2 mắt kép và 3 mắt đơn chuyên sang đỏ tươi Đến ngày thứ 7 nhộng bắt đầuchuyên sang mau nâu sam Đầu và ngực trở nên hơi nâu, bụng sam màu hon và có thénhìn thấy rõ các vệt ở bụng nằm ngang của con cái Bộ phận sinh sản hơi nhô ra bên

ngoài, nhưng kim ký sinh vẫn nằm bên trong cơ thé Đến ngày thứ bảy, nhộng chuyên

hoàn toan sang màu nâu sam Bắt đầu phá bỏ lớp màn dé chuyền sang giai đoạn thành

trùng (Ferriere, 1930).

Trang 19

Thành trùng

Sau 8 đến 10 ngày hóa nhộng 7: pupivorus ăn hết toàn bộ chất dinh dưỡng trongnhộng ký chủ làm cho lớp vỏ trở nên giòn Nhộng chuyên sang giai đoạn thành trùng vàbắt đầu cắn các lỗ nhỏ trên lớp vỏ của nhộng sâu sáp đề vũ hóa ra ngoài Số lượng lỗ cóthé thay đổi từ 1 đến 5 lỗ hoặc nhiều hơn Phải mat thời gian dài từ 2 đến 3 ngày chocon trưởng thành ra khỏi ky chủ Nếu 7: pupivorus vũ hóa thoát ra ngoài bang cách chọccác lỗ nhân tạo lên nhộng sâu, 7: pupivorus hầu như không được thụ tinh và không kýsinh nhộng ký chủ, nếu có ký sinh thì chỉ đẻ ra toàn con đực ở thế hệ sau(Anantanarayanan, 1934) Thành trùng 7 pupivorus có tuổi thọ ngắn và không ăn kýchủ, chúng có thể sống đến 7 ngày, có thể chết sớm hơn nếu ở điều kiện khô, nóng

(Ferriere, 1930).

1.2.4 Hanh vi ky sinh của ong Trichospilus pupivorus

Hành vi ký sinh và kiếm ăn được xem là một điều kiện tiên quyết va đánh giákhả năng lựa chọn các loài thiên địch để kiểm soát sinh học và đánh giá các hoạt động

của côn trùng sau khi được phóng thích (Luck, 1990).

T pupivorus trải qua 2 giai đoạn trước khi ky sinh: giai đoạn tìm kiếm ký chủ(bốn bước) và giai đoạn ký sinh (2 bước) trước khi ký sinh thành công ký chủ Kiểu kysinh này khác với các loài côn trùng có ích khác, giai đoạn săn mỗi của các côn trùng ănthịt trải qua nhiều bước hon (Noor Farehan và ctv, 2018; Nor Ahya va ctv, 2018)

Ở giai đoạn tìm kiếm ký chủ, ong bay và bò trong khoảng cách ngắn, chúng dùng

râu đầu đề tìm kiếm ký chủ vì râu được tạo ra từ các tế bào thần kinh có chức năng trongviệc chọn lọc, phân biệt và chấp nhận ký chủ (Zhang và ctv, 2014; Keil, 1997) Sau đó

bò lên ký chủ khi đã tìm kiếm được dé chuẩn bị ký sinh

Ở giai đoạn ky sinh, ong 7 pupivorus dành phan lớn thời gian dé uốn cong bụng

và ký sinh trứng vào bên trong ký chủ Một lần ký sinh có thể lên đến 50 — 75 cá thể(Tavares và ctv, 2013) Sau khi hoàn thành việc ký sinh, ong 7 pupivorus bat đầu làm

sạch râu, chân trước va chân sau, mặc dù giai đoạn này không đóng góp vào quá trình

ký sinh nhưng van được xem là giai đoạn hỗ trợ (Hcidari và Jahan, 2000) Thời gianngắn nhất thành trùng cái hoàn thành toàn bộ giai đoạn ký sinh trong vòng 98,12 phút

10

Trang 20

1.2.5 Khả năng giao phối và sinh sản của ong Trichospilus pupivorus

Trong điều kiện bình thường, quá trình hoạt động giao phối xảy ra khi ong cònnam trong nhộng, con đực dùng râu dé dò tìm các bộ phận dé giao phối (Battaglia vàctv, 2002; Weseloh, 1972) và không giao phối khi đã vũ hóa ra ngoài Số lượng con đực

ít nên mỗi con đực giao phối với một số lượng con cái nhất định Con đực di chuyền đầu

va phần bụng của nó trên cơ thé con cái dé thu hút sự chú ý của con cái và con cái đáplại đồng ý bằng cách nâng cao đầu và bụng của mình Sau vài giờ vũ hóa con cái đã cóthể ký sinh vào nhộng ký chủ (Clausn, 1940) Thời gian ký sinh có thể kéo dài đến 2giờ, một con cái có thé ký sinh 3 — 5 nhộng trong suốt thời gian sống (Beena và ctv,

1980) 7 pupivorus không xảy ra hiện tượng lựa chọn ký chủ vì nó đẻ trứng ngay khi

gặp bat kỳ ký chủ nào gần nhất Những con cái thường đẻ nhiều trứng trên cùng một kýchủ trong một lần ký sinh và rất ít khi đẻ trên nhiều nhộng cùng một lúc

Kích thước và tuổi của nhộng ký chủ ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng trứng

được ký sinh vào và số lượng trứng hoàn thành quá trình phát triển Số trứng được ký

sinh tỷ lệ thuận với kích thước và tỷ lệ nghịch với tuổi của nhộng Những con cái kýsinh liên tục trên nhộng sẽ có tuổi thọ ngắn hơn những con không ký sinh (Yamamoto

và Foerster, 2003).

Kha năng ký sinh của 7 pupivorus giảm khi nhộng cua ky chủ già do lớp nhộng

cứng can trở sự xâm nhập của ống đẻ trứng (King, 2011) Đồng thời cũng có thé do chất

dinh dưỡng bên trong của nhộng ky chủ giảm (Minot và Leonard, 1976; Pereira va ctv,

2009) Nguồn dinh dưỡng của ký chủ cho phép cung cấp các đinh dưỡng cần thiết choong ký sinh sinh sản và dinh dưỡng cần thiết dé duy trì khả năng sinh sản trong thời giansống (Imandeh, 2006) 7: pupivorus đẻ trên nhộng của các ký chủ khác nhau sẽ có số

lượng trứng khác nhau.

Theo Benelli và ctv (2017), thức ăn thêm tối ưu có thể cải thiện khả năng sinhsản của 7' pupivorus Mật ong 30% được xem là nguồn thức ăn thêm tối ưu trong cungcấp dinh dưỡng cho 7: pupivorus Tuy nhiên, ngoài việc giúp nâng cao khả năng sinhsan thức ăn thêm cũng đồng thời làm giảm tuổi thọ của 7: pupivorus Ngoài ra sự trưởngthành và kích thước của con cái cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của 7: pupivorus

(Bezerra và ctv, 2019).

11

Trang 21

1.2.6 Một số ảnh hướng của nhiệt độ đến ong Trichospilus pupivorus

Nhiệt độ cao hoặc thấp hơn mức nhiệt tối ưu có thể ảnh hưởng đến sự phát triểncủa côn trùng (Rodrigues và ctv, 2004) 7 pupivorus chết khi thời tiết khô nóng, chất

dinh dưỡng trong nhộng bị khô làm mất nguồn thức ăn của ấu trùng 7: pupivorus Ở

điều kiện này, 7 pupivorus vũ hóa chậm hơn khi thời tiết 4m Một số ít 7: pupivorus

nếu vũ hóa được cũng có kích thước nhỏ, tuổi thọ và khả năng sinh sản giảm Tuổi thọ

của 7 pupivorus được kéo dài hơn khi nhiệt độ thấp và độ 4m cao Mặt khác, độ 4m quácao làm cho nam và vi khuẩn phát triển phá hủy nhộng, hoặc điều kiện 4m ướt đa nhộng

qua dai cản trở 7: pupivorus ký sinh vào nhộng (Anantanarayanan, 1943).

Vòng đời của 7 pupivorus nhanh hơn khi nhiệt độ càng cao Ở nhiệt độ trên 30°Cong khó hoặc không hoàn thành được vòng đời Nhiệt độ càng cao càng ảnh hưởng đếngiai đoạn ấu trùng của ong, sự phát triển của chúng có thê thấp hơn hoặc hoàn toànkhông thê sống được ở ngoài phạm vi nhiệt độ lý tưởng (Krugner và ctv, 2007) Tuynhiên, các điều kiện trong phòng thí nghiệm chỉ có thể ước tính tác động của sự thay đổinhiệt độ lên các giai đoạn khác nhau của 7: pupivorus so với điều kiện thực tế, do đó T.pupivorus vẫn có thé hoàn thành vòng đời trên đồng ruộng ngay cả khi nhiệt độ trên30°C chỉ cần không trùng với giai đoạn phát triển đầu của chúng (Haghani và ctv, 2007;

Krugner và ctv, 2007).

Nhiệt độ ảnh hướng đặc biệt đến khả năng cảm nhận vj trí của ky chu (Fischer và

ctv, 2001; Otten va ctv, 2002; Fischer và ctv, 2003) và tỷ lệ ký sinh của ong 7: pupivorus

(Benrey và Denno, 1997) Những con cái khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp sẽ ít hoặc không

ký sinh Đồng thời nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến cảm nhận về ngày đêm của ong T

pupivorus và tỷ lệ đực cai Vong đời của ong 7 pupivorus giảm khi nhiệt độ tăng lên.

Khả năng tồn tại của ong ký sinh ở các mức nhiệt độ khác nhau cũng có thé làm tăng

tác động của chúng trong đối với việc kiểm soát sinh học (Pratissoli và ctv, 2005;Iranipour và ctv, 2010).

1.2.7 Một số ký chủ của ong Trichospilus pupivorus

T pupivorus là một dạng nội ký sinh của một số loài gây hại nông nghiệp baogồm sâu cuốn lá bông Sylepta derogata; sâu khoang Spodoptera litura (Kumar va ctv,

l2

Trang 22

1995; Sathe và Chougale, 2014); Thagona tinticis (Tavares và ctv, 2013); sâu bướm ăn

lá Anticarsia gemmatalis (Tavares và ctv, 2012); sâu xanh đục qua Helicoverpa

armigera; sâu keo Prodenia litura; sâu cuốn lá Cnaphalocrocis medinalis; sâu khoangSpodoptera litura (Kumar va ctv, 1995: Sathe và Chougale, 2014); ruồi thuộc hoTachinidae (Boucek, 1976) và sâu đầu đen Opisina arenosella (Kumar và ctv, 1995).1.3 So lược về sâu sáp (Galleria mellonella)

1.3.1 Nguồn gốc và phân bố

Sâu sáp là một loài bướm đêm thuộc bộ Lepidoptera, họ Pyralidae Được ghi

nhận lần đầu tiên trong đàn ong mật Châu Á, sau đó lan rộng đến Châu Phi, Vương quốcAnh, một số khu vực Châu Âu Bắc Mỹ và New Zealand (Akratanakul, 1987) Hiện nay

đã có mặt ở 27 quốc gia ở châu Phi, 9 quốc gia châu Á, 5 quốc gia ở Bắc Mỹ, 3 quốc

gia châu Mỹ La Tĩnh và 33 quốc gia châu Âu, ở những nơi xuất hiện những đàn ong

(Kwadhaet và ctv, 2017).

1.3.2 Đặc điểm của sâu sáp

Vòng đời sâu sáp phát triển qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng va thành

trùng (Smith, 1965; Ellis, Graham và Mortensen, 2013; Hosamani và ctv, 2017; Kwadha

va ctv, 2017; Desai va ctv, 2019) Thời gian sâu sáp hoàn thành vòng đời khoảng 32

ngày (Kumar và Khan, 2018) Trong trường hợp sâu sáp thiếu nguồn thức ăn, quá trìnhphát triển có thé kéo dài đến 6 tháng Chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển

của âu trùng và thúc đây khả năng miền dịch.

Các quả trứng đẻ liền kề nhau tạo thành cụm từ 50 đến 150 quả (Kwadhaet vàctv, 2017) Trứng sâu sáp có kích thước khác nhau, có dang hình cầu với các đường lượnsóng xen kẽ tạo thành một kết cấu khá thô Khi mới đẻ trứng có màu hồng, chuyển dansang màu trắng kem đến trắng khi sắp nở

Au trùng của sâu sáp đài 1 — 3 mm, trước khi thành nhộng chiều đài khoảng 25 —

30 mm Ở giai đoạn này chưa phân biệt được đực cái do không có đặc điểm hình tháibên ngoài cụ thê về giới tính Au trùng có sáu chân ở ngực, có màu trắng kem, sam mauhơn sau mỗi lần lột xác Ở điều kiện thiếu thức ăn, các ấu trùng có thể ăn lẫn nhau(Nielsen và Brister, 1979; Williams, 1997) Khi chuẩn bị sang tuổi mới ấu trùng có mau

13

Trang 23

trắng xám, từ tuổi 3 trở đi cơ thé bat đầu dày lên và lớn nhanh hơn (Fasasi va Malaka,

2006; Graham và Mortensen, 2013; Kwadha và ctv, 2017; Desai và ctv, 2019).

Khi trưởng thành hoàn toàn, âu tring ngừng ăn và bat đầu tìm nơi an toàn dé bamvào tạo kén và phát triển thành nhộng Quá trình tạo kén mất khoảng 2,25 ngày(Paddock, 1918) Lớp bên ngoài của vỏ bọc trở nên cứng dé bảo vệ ấu trùng (Mortensen,2013) Ở đầu phía sau kén tạo một lỗ thoát cho con trưởng thành vũ hóa, tuy nhiên saukhi hóa nhộng phần màn này được đóng lại bằng một lớp lụa mỏng (Paddock, 1918;Desai và ctv, 2019) Sau khi tạo kén, ấu trùng hơi teo lại sẽ không hoạt động vài giờtrước khi thành nhộng Nhộng của sâu sáp có chiều dài trung bình 12 — 20 mm Nhộngcái thường dài hơn nhộng đực Giai đoạn đầu hóa nhộng, nhộng có màu trắng sau đóchuyền dan sang vàng đến nâu sm khi chuẩn bị vũ hóa Tuy theo nhiệt độ và độ am màthời gian phát triển của giai đoạn nhộng từ 8 đến 50 ngày (Pastagia và Patel, 2007;

Hosamani và ctv, 2017; Kumar và Khan, 2018; Desai va ctv, 2019).

Khi vừa pha kén vũ hóa, thành trùng có mau trắng, sau đó tối dan thành màu xám(Nielsen và Brister, 1979; Swamy, 2008; Hosamani va ctv, 2017; Kumar va Khan,

2018) Tuổi thọ thành trùng sâu sáp ngắn do miệng bị thoái hóa, không ăn được thức ăn,

sống từ 7 đến 30 ngày tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Paddock, 1918; Opoosun và

Odebiyi, 2009; Hosamani và ctv, 2017; Kumar va Khan, 2018) Thành trùng đực sống

lâu hơn con cái (El-Sawaf, 1950).

1.3.3 Vòng đời của sau sáp

Giai đoạn ấu trùng của sâu sáp kéo đài từ 35 — 110 ngày (Warren, 1962) Âu

trùng lột xác 4 đến 6 lần trong suốt vòng đời (Kumar, 2018) Ở cuối giai đoạn âu trùngchuẩn bị bước sang giai đoạn nhộng, sâu sáp ngừng ăn đây sức tạo kén để bước sang

giai đoạn nhộng.

14

Trang 24

Hình 1.3 Trứng và ấu trùng của sâu sáp(A) Trứng của sâu sáp, (B) Au trung cua sau sap (Desai, 2019)

Nhộng

Nhộng sâu sáp hoàn thành trong 8 ngày nếu thời tiết tối ưu, có thé kéo dài đến 50

ngày khi điều kiện thời tiết bất lợi.(Warren, 1962)

(A) Sâu sáp tạo kén, (B) Nhộng của sâu sáp (Desai, 2019) Thành trùng

Thành trùng cái của sâu sáp sống trong khoảng 12 ngày, thành trùng đực có thểsống đến 21 ngày (Warren, 1962)

lệ

Trang 25

(A) Thành trùng đực, (B) Thành trùng cái (Desai, 2019)

1.3.4 Sử dụng sâu sáp làm ký chủ thay thế

Sâu sáp được coi là một loại ký chủ tiềm năng thay thế cho các nghiên cứu vềnhân nuôi thiên địch có ích (Knipling, 1979), vì có chất đinh dưỡng cao, sự thích nghi

và phát triển tốt Ngoài ra, sâu sáp được sử dụng như một ký chủ dé lưu trữ các loài

thiên địch (Coskun và ctv, 2006) Sâu sáp làm ký chủ cho nhân nuôi ong ký sinh

Trichospilus pupivorus, Habrobracon hebetor, Goniozus nephantidis, dé kiém soát một

số dich hại như sâu đầu den hai dita (Chomphukhiao và ctv, 2018; Rao va ctv, 2018) và

là ký chủ của các loài Microplitis spp., Archytas spp., Apanteles galleriae.

Ngoài được nghiên cứu lam ky chủ thay thé cho ong ky sinh, sâu sáp con đượcdùng làm ký chủ thay thế để nghiên cứu mầm bệnh do vi khuẩn, nam và virus Đồngthời sâu sáp còn có lợi ích đáng kề trong y học, đã được sử dụng rộng rãi trong việc làm

ký chủ thay thế trong nghiên cứu một số mầm bệnh ở người vì chúng có thể sử dụng ở

nhiệt độ cao (37°C) như Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Fusarium oxysporum va Aspergillus fumigatus (Gomez — Lopez

va ctv, 2014; Koch va ctv, 2014; Maekawa va ctv, 2015).

16

Trang 26

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng nhiệt độ đến các pha phát dục và vòng đời của ong J pupivorus.Ảnh hưởng nhiệt độ đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ong 7: pupivorus.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm đánh giá mức nhiệt độ ảnh hưởng đến một số đặc điểm sinh học của

T pupivorus, thời gian thực hiện đề tài từ thang 05 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022

tại phòng thí nghệm Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông

Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

2.3 Vật liệu, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu

Ong 7 pupivorus được thu thập trên nhộng sâu đầu đen hại dừa tại Bến Tre, sau

đó được nhân nuôi trên nhộng sâu đầu đen khoảng 3 — 4 thé hệ trước khi sử dụng cho

thí nghiệm.

Nhộng sâu sáp Galleria mellonella 3 ngày tuổi Được nuôi theo công thức thức

ăn nhân tao được trộn theo công thức của Bộ môn Bảo vệ Thực vật bao gồm 212 g hỗn

hợp bột ngũ cốc (bắp, tam, khoai mi), phu pham ngũ cốc (cám gạo, cám mì), đạm động

vật, đạm thực vật, khoáng hữu cơ, dẫn xuất của axit Formic, premix vi khoáng — vitamin,axit amin, chất phụ gia, khoáng đa lượng), 25 g cám bắp, 125 g mật ong, 13 g sáp ong,

125 g glycerin, ở điều kiện nhiệt độ 28°C + 2°C, độ ẩm 70% + 5%

Vật liệu nuôi: hộp mica tròn (đường kính x chiều cao: 9,5 em x 4 em), lồng mica

(dài x rộng x cao: 30 x 25 x 28 cm), que gỗ (dai x rộng: 15 cm x 2 cm), hộp 4 oz 100 ml

(đường kính x chiều cao: 7 cm x 3 em), hộp nhựa 1000 ml (dài x cao:

17

Trang 27

17,5 cm x 7 cm), ống nghiệm nhựa có nắp 5 ml (dai 7,5 ml).

Dụng cụ quan sát mẫu: đĩa petri (đường kính x chiều cao: 8,5 cm x 1,5 cm), kính

lap sôi nổi (Hãng: KTECK, Model: KTST — 978PRO, độ phóng đại: 17x — 110x, Dai

Trang 28

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Nhân nuôi nguồn ong Trichospilus pupivorus

Nhân nguồn ong ký sinh tiềm năng 7: pupivorus thu được trên nhộng sâu đầu denhại dừa ngoài đồng ruộng (GPS: 10.167600N, 106.352738E) tại xã Tân Thành Bình,huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre Sau đó được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm trênnhộng sâu dau đen từ 3 — 4 thé hệ trước khi sử dung cho thí nghiệm Nhân nuôi ong kýsinh trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 28°C + 2°C, ẩm độ 70 + 5%, ánh sáng ngày dài12L:12D Ong ký sinh trưởng thành được nuôi trong hộp mica tròn (đường kính x chiều

cao: 9,5 em x 4 cm), dé bông gòn, được cho ăn bang dung dich mật ong pha loãng (30%).Sau đó cho nhộng của sâu đầu đen vào trong hộp đề ong ký sinh (trong 24 giờ) Nhộng

bị ký sinh được chuyên sang hộp mica tròn (đường kính x chiều cao: 9,5 em x 4 em) déong ký sinh vũ hóa Hằng ngày theo dõi, đến khi ong vũ hóa, tiếp tục lặp lại các bước

trên dé nhân nuôi va thu lay nguồn ong F3 dé làm thí nghiệm

2.4.2 Nhân nuôi sau sap Galleria mellonella

Nguồn sâu sáp được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật Trường Đại học NôngLâm Thành phó Hồ Chí Minh Nuôi sâu sáp trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 28°C +20C, độ 4m 70% + 5%, ánh sáng ngày dài 12L:12D Bắt thành trùng của sâu sáp cho vào

19

Trang 29

lồng mica (dai x rộng x cao: 30 x 25 x 28 cm) thả vào những que gỗ được bó lại vớinhau, ding vải đen che lồng lại dé thành trùng sâu sáp đẻ trứng Sau 24 giờ lấy các que

gỗ đã được đẻ trứng ra, cho vào hộp nhựa hình chữ nhật (dài x rộng x cao: 25 x 15 x 8,5

cm) có sẵn thức ăn cho sâu sáp.

Hang ngày bé sung thức ăn dé sâu sáp phát triển Nuôi sâu sáp cho đến khi ấu

trùng của sâu sáp đây sức (từ 35 — 40 ngày tuổi) Sau khi hóa nhộng 3 ngày thì tiến hành

cắt bỏ lớp kén, phục vụ cho thí nghiệm

2.4.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của

ong Trichospilus pupivorus ký sinh trên nhộng sâu sáp

Phương pháp thí nghiệm

Cho 80 cặp ong 7: pupivorus | ngày tuổi tiếp xúc với 240 nhộng sâu sáp 3 ngàytuổi trong vòng 24 giờ Sau 24 giờ tách nhộng ra khỏi ong ký sinh và chia nhộng đãđược ký sinh vào 4 nghiệm thức Mỗi nghiệm thức 60 nhộng sâu sáp đã bị ký sinh Mỗinhộng sâu sáp được bỏ trong một ống nghiệm nhựa có nắp 5 ml (dài 7,5 mm), nap đượckhoan 1 lỗ nhỏ dé thông thoáng Thí nghiệm được bố tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

đơn yếu tố, với 4 nghiệm thức là 4 mức nhiệt độ (20°C, 25°C, 30°C, 35°C), lặp lại 3 lần

20

Trang 30

Hang ngày, chọn ngẫu nhiên ở mỗi nghiệm thức 1 nhộng sâu sáp dé giải phâu và

đo đếm, mô tả và thu thập các chỉ tiêu của ong ký sinh

Chỉ tiêu theo dõi

Thời gian phát triển các pha phát dục (ngày)

Thời gian tiền đẻ trứng (ngày)

Vòng đời (ngày).

Ở mỗi mức nhiệt độ Lay ngẫu nhiên 10 nhộng dé xác định tỷ lệ vũ hóa, tỷ lệ đực, cái

Tỷ lệ vũ hóa (%) = (Số ong vũ hóa/Tổng số ong có trong nhộng) x 100

Tỷ lệ đực (%) = (Số ong đực vũ héa/Téng số ong vũ hóa) x 100

Tỷ lệ cái (%) = (Số ong cái vũ héa/Téng số ong vũ hóa) x 100

Ở mỗi mức nhiệt độ lay ngẫu nhiên 30 thành trùng 7 pupivorus dé đo kích thước:

chiều dài thân (mm), chiều dài đốt chày chân sau (mm)

gian phát triển các pha và vòng đời 7' pupivorus

21

Trang 31

2.4.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng các mức nhiệt độ đến khả năng đẻ trứng vàtuổi thọ của ong Trichospilus pupivorus ký sinh trên nhộng sâu sáp

oz 100 ml (đường kính x chiều cao: 7 em x 3 cm) có nắp lưới thông thoáng

Chỉ tiêu theo dõi

Số trứng nở trên/ngày (trứng/ngày)

Tổng số trứng nở được của thành trùng (trứng)

Thời gian đẻ trứng (ngày).

Thời gian sau đẻ trứng (ngày).

Tuổi thọ thành trùng đực (ngày)

Tuổi thọ thành trùng cái (ngày)

| pee Ss ee GD» 0i

Hình 2.5 Bồ trí thí nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ đến khả năng

đẻ trứng và tuổi thọ của 7: pupivorus

22

Trang 32

2.5 Xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 và được xử lý thống

kê bang phần mềm SAS 9.1, phân hạng theo kiểu LSD ở mức ý nghĩa alpha 0,01

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Anantanarayanan K. P., 1934. On the bionomics of a Eulophid (Zrichospilus pupivora, Ferr.) a natural enemy of the coconut caterpillar (Nephantis serinopa,Meyr.) in South India. Bulletin of Entomological Research, 25(1), 55-61 Khác
3. Bassler U., 1993. The femur-tibia control system of stick insects—a model system for the study of the neural basis of joint control. Brain Research Reviews, 18 (2), 207-226 Khác
4. Bouéek Z., 1976. The African and Asiatic species of Trichospilus and Cotterellia (Hymenoptera, Eulophidae). Bulletin of Entomological Research, 65 (4), 669- 681 Khác
5. Cock M. J. W. &amp; Perera P. A. C. R. 1987. Biological control of Opisina arenosella Walker (Lepidoptera, Oecophoridae). Biocontrol News and Information, 8 (4), 283-310 Khác
6. Cơ quan ngôn luận của bộ y tế, 2022,12/09/2022. &lt;Giải nhiệt và trị bệnh từ qua dừa(suckhoedoisong.vn)&gt Khác
7. Da Silva I. M., Zanuncio T. V., Pereira F. F., Wilcken C. F., Serrão J. E. &amp; Zanuncio J.C., 2015. Reproduction of Trichospilus diatraeae (Hymenoptera: Eulophidae) in the pupae of Diaphania hyalinata (Lepidoptera: Crambidae) of various ages. Florida Entomologist, 98 (4), 1025-1029 Khác
9. Favero K., Pereira F. F., Kassab S. O., Costa D. P. &amp; Zanuncio J. C., 2014. Life and fertility tables of Trichospilus diatraeae (Hymenoptera: Eulophidae) with Tenebrio molitor (Coleoptera: Tenebrionidae) pupae. Annals of the Entomological Society of America, 107 (3), 621-626 Khác
10. Ferriere C., 1930. Notes on Asiatic chalcidoidea. Bulletin of Entomological Research, 21 (3), 353-31 Khác
11. Ferriere C., 1933. Chalcidoid and proctotrupoid parasites of pests of the coconut palm. Stylops, 2, 86-108 Khác
12. Hiệp hội dừa tinh Bến Tre, 2012. Tinh hình Cây dừa Thể giới và ở Việt Nam,10/8/2022. Truy cập từ :&lt;http://hiephoiduabentre.com.vn/index.php?Module=Content&amp; Action=view&amp;i d=504&amp;Itemid=2&gt Khác
13. Hiệp hội dừa tinh Bến Tre, 2013. Phòng trừ sâu bệnh hại trên đùa. 10/7/2021 Truycập từ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN