1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella)

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella)
Tác giả Nguyen Thi Quynh Luu
Người hướng dẫn ThS. Nguyen Tuan Dat, ThS. Nguyen Thi Minh Thi
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2018 - 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 26,59 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetorHymenoptera: Braconidae ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella”được tiến hành tại phòng thí ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

3š sặc oR eK

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HOC CUA ONG Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) KY SINH TREN

SAU DAU DEN HAI DUA (Opisina arenosella)

SINH VIÊN THỰC HIEN : NGUYEN THI QUỲNH LƯU

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA : 2018 - 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

Trang 2

NGHIÊN CỨU ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HOC CUA ONG Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) KÝ SINH TREN

SAU DAU DEN HAI DUA (Opisina arenosella)

Tac giaNGUYEN THI QUYNH LUU

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầucấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

Hướng dẫn khoa họcThS NGUYÊN TUẦN ĐẠTThS NGUYÊN THỊ MINH THỊ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 11/2022

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Khắc Hoàng - Trưởng nhóm nghiên cứu đãtạo điều kiện tốt nhất cho nhóm nghiên cứu thực hiện khóa luận.

Cảm ơn KS Nông Hồng Quân, KS Phạm Phước Đức và KS Lâm Trường Ancùng các bạn trong nhóm thực hiện đề tài đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

dé tài này

Xin chân thành cảm ơn Lãnh dao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnhBến Tre đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài tạiBến Tre

Con xin gửi lời cảm ơn đến Bồ Me đã sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc con

để con có được ngày hôm nay

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thay, Cô, Anh, Chị , Bố Mẹ đồi dào sức khỏe

và thành công trong sự nghiệp.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Lưu

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor(Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella)”được tiến hành tại phòng thí nghiệm Côn trùng tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thựcvật tỉnh Bến Tre, từ tháng 05/2022 đến thang 11/2022 Đề tài nhằm xác định đặc điểmhình thái và sinh học của ong Bracon hebetor ky sinh trên ấu trùng sâu đầu đen

Opisina arenosella.

Thí nghiệm về đặc điểm hình thái, sinh học ong B hebetor được thực hiện trên

ấu trùng tuổi 6 sâu đầu đen, được lặp lại 50 lần, mỗi lần lặp lại là một cá thể ong Ö.hebetor trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, độ âm 70 + 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ

Trứng ong B hebetor có chiều dai và chiều rộng trung bình lần lượt là 0,7 mm

và 0,2 mm Au trùng ong B hebefor 3 ngày tuôi có chiều dài trung bình là 3,5 mm,chiều rộng trung bình là 1,2 mm Tiền nhộng ong B hebetor 2 ngày tuôi có chiều dai

và chiều rộng trung bình lần lượt là 3,1 mm và 1,2 mm Nhộng ong B hebetor 2 ngàytudi có chiều dai trung bình là 3,0 mm, chiều rộng trung bình là 1,2 mm Thanh trùngđực có chiều dài và chiều rộng trung bình là 3,0 mm và 0,8 mm Thành trùng cái chiềudài và chiều rộng trung bình là 3,2 và 0,8 mm Pha trứng, au trùng, tiền nhộng vànhộng có thời gian phát dục trung bình lần lượt là 1,7 ngày; 2,2 ngày; 1,3 ngày và 4,5

ngày Ty lệ hóa nhộng là 97,9% và tỷ lệ thành trùng vũ hóa là 100% và tỷ lệ đực/cái

của ong là 1,24.

Thí nghiệm về khả năng đẻ trứng và tuổi tho của thành trùng B hebetor đượcthực hiện trên ấu trùng tuôi 6 sâu đầu đen, được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là một cáthé ong B hebetor trong cùng điều kiện với thí nghiệm trên Thành trùng cái đẻ nhiềutrứng nhất từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14 Trong 1 ngày thành trùng cái đẻ trung bình36,0 trứng và đẻ liên tục trong 24,8 ngày Thành trùng cái có tuổi thọ trung bình 25,4

ngày.

Trang 5

IMIG! WNC esscocscecesseee reece recesses ere ase sere serene ica eee otg se ceva sear strc 1V

Damnh sach cdc Chit Viét tat BS D+*+*+ò VI

Danh SaCH@ae Dib veers ceueereniueseupersmteeecuretouevtn tenses per seentareurubein peers ten rsien osm eee eemtaend 1X

GIỚI THIỆU 2-2©2EE+++2EEE++EEEEE2E2E12227111227111227111271111221112711112111200112011 2E ce |Đặt vấn đề - 22+ 22s2221122211222111221122T T11 122101 xe reeereree 1Mục tiêu đề ti oeeecceeeeeeeeeeeeeeeseeseeesseeessssssssseececssssssssssssesesssssessseeeeeeeseeeseeueeieeustititetuseteeeneeneeeee 5

ee 2Giới hạn đỀ tài 22 2s S221 2E3221127112711211211.2112112111T1.11 110110111 eeereg 2Dhương 1 TÔNG DUAN TT TIỆ TH beaeeeeendeeeionnnddiestizottocogkgit‹sticigaesioidoŠ1.1 Sơ lược V6 cây đừa -22-22222222221222221122221122221122211112211112711227112 2.11 11crrre 31.1.1 Nguồn gốc và 080101 1.1.2 Tình hình sản xuất dừa trên thé giới và Việt Nam - z¿2222zz+222zzzzrr 31.1⁄3.1 Tỉnh Ninh sàn xuất liên THỂ gỈỐI cà xssesnsursBeiiirkditinibii09460200010510212000.02g4/001P 31.1.2.2 Tình hình sản xuất dừa tại Việt Nam -2 22 S2EE2EEE2EEEE22122122212271E271 xe 41.2 Sâu đầu đen Opisina are'noselÏ4 22-22222+22222222E222222212222211222211222122121122122ce 51.2.1 Nguồn gốc và phân ĐỐ 2222-222222222122222112222112111112211112211122211122211122.011221112 2 cee 51.2.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và hành vi gây hại của sâu đầu đen O arenosella 61.2.3 Biện pháp quản lý sinh học sâu đầu đen Ó arenosella -2 §1.2.3.1 Thanh phần thiên địch của sâu đầu đen trên thé giới -¿22czz- §1.2.3.2 Thành phần thiên địch của sâu đầu đen tại Việt Nam - 22 10

1.3 Ong v20) 024270222276 10

1.3.1 Nguồn gốc và phân DO ceceeccseeccssvecssecssssecesvesssecessecssssesssecssseessseessusesssecesverssueesnecesseceens 10

18/2: RO NHÍ ae suen ha nhan Hạt già gtgphphtlxsuDintaii5412090E38n0d060L3182200121-0À1148ĐE52040021:00161220-0.0800 11

Trang 6

1.3.3 Đặc điểm hình thái ong Bracon ÌheЀfOF- ©222222222222EES222EES222EEESzcrcrsecrrrei 121.3.4 Đặc điểm sinh học của ong Bracon hhebefOF 2-55 c2 2EEc2EE2EEEcEEt2EExerrsrt 13

1.3.5 Tập tính và hành vi của ong Bracon he@[OT - cs: se ++c+essz+stxersesrxsreerxee 15

1.3.5.1 Tập tinh và hành vi giao phối của ong Bracon hebefor -+ 151.3.5.2 Cơ chế xác định giới tinh của ong B hebetor cceccccssscsssesssssesssssesssseessseesevsseeeseeee 16

1.3.5.3 Tập tính và hành vi ký sinh của ong Ö ?e@fOF -c55c<+c+cse+sesesrxces 16

1.3.6 Phuong thức va kha năng ký sinh của ong B e@fO7 c+ccccccceree 17

1.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ký sinh của ong Ö eÖefor -2 181.3.8 Một số phương pháp nhân nuôi và bảo quản ong Ö hebetor trên thế gidi 19

1.3.8.1 Phirone PHậP:HHẬN 101 ng sgnnnh ng bgnngigt021010561581484 834388055 Đ3184140003001344483333833ã4G80618166 19

1:53:52 Phương phap Dae! QUAN sasosstpetiiootoiisetoldlipbpttGticSiISGSRG35t890g0x:0i8s5:si338381288 22888 20

1.3.9 Ứng dụng ong Bracon hebefor kiêm soát các loài sâu hại trên thé gidi 201.3.10 Ung dụng kết hợp ong B hebetor và các tác nhân kiểm soát sinh học khác 201.3.10.1 Ong B hebetor và vi khuẩn Bacillus thuringiensis -222-575c-5c52 20

1.3.10.2 Ong Bracon hebetor và Trichogramima Sp 55-5552 5+<+cSesec+esvsereerees ĐÀI|

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨPU - 900)

Del NGi dung:TghiÐH:GỮNh::csessesasxritesseibiisscosoattt4gl6i44408E11GS20-8800520)02335842545G8Q00EXibJGL401Ei340386 22

2.2 Thời gian va địa điểm nghiên cứu -2¿22V++2+2EE+++22E++£2EE++z2Ex+rerrrrrrrrrree 222.3 Dụng cụ thí nghiệm và điều kiện 6134019080000 22

2:4.PữŒGHE Phap HEHIỂH GỨscessseisriniasiooiEtii11566G0180421333GG106385433638S4GĐA444385503333038583833383588 23

2.4.1 Nhân nguồn sâu dau den O arenosella và ong B hebefor . - 232.4.2 Thi nghiém xac dinh dac điểm hình thái và sinh hoc của ong B hebetor trên sâuđầu đen Ó ArenOsella ccccccccccccccsecssssessessessessessessvssessvessessessessesssssessessessessessssseseavssiessesessvessees 242.4.3 Thí nghiệm xác định khả năng ký sinh, thời gian ký sinh và tuổi thọ của thành

09)0037951-892301:020/22/12/2700ẺẺnẺnẺh 26

DAA Phương phầp xử lý số lIỆN «se sen 0,1 L0 00001 0000 D101021108 27Chương 5 TẾT QHẢ VÀ THẤT TIẾN kucesseeesesekeetbnsebsogsolegEcdicik6619i00.022,GG 283.1 Đặc điểm hình thái của ong Bracon hebefOF -22-©222z+22222222E222222222222222cce 28

3.1.1 Trứng ong Bracon heÖ@ÏOTF c5: +: S252 ‡E2EESESE 1E112111111111112121111.11.11 1 xe 28

3.1.2 Âu trùng ong Bracon heB@fOF -©22222222E2222EE222E13222312221122211222112211122111 2c 29

3.1.3 N'hỆng ong Bracon heb GÍU Tu cao thgg ác Sv0 tlÒ g2 b4 l00nAetbiggsiiA2x6 0110450355154 10 30

Trang 7

3.1.4 Thanh tring 022/47/0271 27 1 33

3.2 Đặc điểm sinh học của ong Bracon NeDetor vocccccccscsssessseesvsessseesseesseesssesseessesssvessvessees 38

3.2.1 Thời gian phát dục và vòng đời của ong Bracon heefOFr -c <-5+- 38

3.2.2 Tỷ lệ hóa nhộng, tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ đực/cái của ong Bracon hebetor 41

3.2.3 Kha năng đẻ trứng của thành trùng ong Bracon he@fOF' - -c-c+cscssss+ 42

3.2.4 Tuổi thọ của thành trùng ong Bracon hebefOF 22-©2222522222222zz2225szzcc+ 44EITLI ee, | ẽggneoriebiooatinitsregiogoirdtiostguesisissane 46TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©2¿+22S22EEE£22EEES2EEE2EEE12211222322221127211711122112 2 2e 47

HDD El OC 52

Trang 8

DANH SACH CAC CHU VIET TAT

A - Microbracon hebetor toxin

B - Microbracon hebetor toxin

Bracon hebetor toxin

Bacillus thuringiensis

Center for Agricultural Biology International (Trung tam

Nông nghiệp và Khoa học Sinh hoc Quốc tế)

Cộng tác viên

Đồng bằng sông Cửu Long

Food and Agriculture Organization ofthe United Nations

(Tổ chức Lương thực va Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)International Cocomut Cummunity (Cộng đồng Dừa Quốctế)

Lethal Concentration (Nồng độ gây chết trung bình)

Nhiễm sắc thể

Trang 9

DANH SÁCH CAC BANG

Trang

Bảng 3.1 Kích thước các pha cơ thể của ong B hebetor ký sinh trên ấu trùng sâu đầu

LS TO LP CO SC LH ĐsusxeniosiesiieBstasEsikisestuenlibrlHfeiSegirepEngtdsidgioiSighsSniriouseirumaligstapdEustScizmglmjcnkosgiigtizsckdi 28

Bảng 3.2 Chiều dai sai cánh và đốt chày chan sau ong Bracon hebefor 34

Bảng 3.3 Thời gian các pha phát dục ong B e@fOïr e-ccccccrirriererrrrree 38

Bảng 3.4 Tỷ lệ hĩa nhộng và tỷ lệ vũ hĩa của ong B heƯefor -+-<-se2 4I

Bảng 3.5 Khả năng đẻ trứng của thành trùng ong B heƯefOr -c-c -<s+ 42

Bảng 3.6 Tuơi thọ thành trùng ong Bracon hebe@fOF, 2222-5222222222222222z222cSszzcc+ 44

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Phân bĩ diện tích dừa Việt Nam năm 2022 (Sở Cơng thương Bến Tre, 2020)J=— Se 4Hình 1.2 Phân bĩ sâu đầu đen O arenosella trên thé giới (CABI, 2019) - 5Hình 1.3 Au trùng sâu đầu den hai dừa (Lê Khắc Hoang va ctv, 2022) 7Hình 1.4 Bản đồ phân bố ong B hebetor trên thé giới (CABI, 2021) 10Hình 2.1 Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong thí nghiệm 55-2 +++5<+s++s+2 23Hình 2.2 Nhân nguồn sâu đầu đen Opisina arenosellla -©-22-©22+22zz+22zzzzcsszee 24Hình 2.3 Nhân nguồn ong Bracon hebefOïr 22 222222222EE222222222222222222222222Secce2 24Hình 2.4 Thí nghiệm xác định đặc điểm hình thái và sinh hoc của ong B hebefor 25Hình 2.5 Thí nghiệm xác định khả năng ký sinh và tuổi thọ ong B hebefor 26

Hinh 3.1 Trứng ưofig.Bracon Hồ D€LOf seseeeanaenosdirdddtdngdiBiiAiiEtEvidS4EEEH1S45811300187140208g00831 29

Hình 3.2 Âu trùng ong Bracon hebefor 5222222222222cS2cS2zzreccrscerrr 29Hình 3.3 Tiền nhộng ong Bracon heƯefOF -2 222222222222EE222222322222312222112221222cXe, 31

Hình 3.4 Nhộng ong Bracon Nebetor ằ-c 5S + St + St SE re 31

Hình 3.5 Thanh trùng ong Bracon he @fOTF 5+5+5+5<+e+t+eersrsrtrreererrrrrrrrererrree 33

Hình 3.6 Đầu ong Bracon hebefOT- 22-22222222222222EE22222212222112222111221122211212112 e6 33Hình 3.7 Rau đầu ong Bracon hebefOïr -22222-22222222222222212222211222112222112211 2.0, 34

Hình 3.8 Cánh ong Bracon he @ÍOFF 55+ t2 St St St 531123 5EE1E1111111111111111 E111 ke 35

Hình 3.9 Sai cánh ong Bracon he@fOF - 5-5+5+ S2 +t St St + 22211 11111.2.1.11211111111 1111k 35

Hình 3.10 Chân sau ong Bracon he€P @ÍOTTr eee eeeteteseeeeseeeeeseeeeeseeeeesesescecaeeees 36

Hình 3.11 Bung thành trùng ong Bracon he€@fOTF c5: Sc22S+xEsxsrsrsrsrrrsrsrsrres 37 Hình 3.12 Bộ phận sinh dục ong Bracon he@fOT 5-2522 22++2S2£+2£££+#+tseezeeseees 37

Hinh 3.13 Vịng d010ne Bracon Neb COP txunagsinbgttnthotg SiagsisLlSS3911388353914381948465080156358dlaEH6 40

Hình 3.14 Tiền nhộng 1 ngày tuổi ong Bracon hebetor bị chết nhũn 4I

Hình 3.15 Nhịp điệu đẻ trứng của thành trùng cái ong Bracon hebefor 43 Hình 3.16 Các vị trí thành trùng cái ong Bracon hebetor thường đẻ trứng 44

Trang 11

GIỚI THIỆUĐặt vấn đề

Cây dừa (Cocus nucifera L.) là một trong những loài cây lấy dầu quan trọngnhất trên thế giới, được trồng trên 93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Dừa thường được tìm thấy hầu hết ở tất cả khu vực từ 23° Bắc tới 23° Nam của đườngxích đạo (Hiệp hội dừa tỉnh Bến Tre, 2013)

Tại Việt Nam, Bến Tre là tinh có diện tích trồng diva lớn nhất và được xem làthủ phủ dừa của cả nước Niên vụ dừa 2019 - 2020, diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre đạt73.997 ha, tổng sản lượng đạt hơn 64.488 tan, kim nghạch xuất khẩu đạt 346,91 triệuUSD, chiếm 26,69% tổng kim ngạch xuất khẩu của tinh (Sở Khoa học và Công nghệtỉnh Bến Tre, 2020) Tuy nhiên, loài sâu đầu đen (Opisina arenosella) xuat hién vaotháng 07/2020 gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng của ngành dừa.Sâu đầu đen tấn công tất cả các giai đoạn sinh trưởng từ khi trồng đến khi trưởngthành Mohan và ctv (2010) đã chỉ ra rằng những cây dừa bị sâu đầu đen gây hại, năngsuất sẽ giảm đến 45,4% và mất 4 năm đề phục hồi lại năng suất bình thường Theo SởNông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, đến tháng 06 năm 2021, sâu đầuden đã gây hại trên 547 ha dừa của tỉnh, có 42% vườn dia trong tổng số vườn bị sâuhại ở mức độ nặng và rất khó phục hồi Các biện pháp kiểm soát sâu đầu đen bằngthuốc bảo vệ thực vật đã được áp dụng nhưng không được ưu tiên vì tốn nhiều chỉ phí

và trực tiép gây hại đên sức khỏe của người dân, các sinh vật sông dưới tan diva.

Theo công bố của Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), có 10 loài thiên địch ký sinhtrên sâu đầu đen tại Bến Tre Thành phần các loài thiên địch này tương tự như thànhphần thiên địch của sâu đầu đen hại diva tại Thái Lan và An Độ Trong đó ong Braconhebetor là loài có tần suất xuất hiện cao, được cho là loài thiên địch ký sinh tiềm năng

có thé kiểm soát sâu đầu đen hiệu qua Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh họccủa ong Bracon hebetor trên sâu đầu đen đã được tiến hành ở Thái Lan và một sốnước khác, nhưng tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm hình thái, sinhhọc của loài ong này trên ký chủ sâu đầu đen Ó arenosella

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học

1

Trang 12

của ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen haidừa (Opisina arenosella)” đã được tiến hành nhằm tạo cơ sở xây dựng các biện pháp

quản lý hiệu quả loài dịch hại này.

Yêu cầu đề tài

Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện đồng nhất ở 28 + 2°C, âm độ 70+ 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ

Giới hạn đề tài

Đề tài nghiên cứu chỉ được thực hiện từ tháng 05/2022 đến tháng 10/2022, tại

phòng thí nghiệm Côn trùng Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại

học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tại Chi cục Trồng trọt và Bảo

vệ Thực vật Tỉnh Bến Tre

Thí nghiệm được thực hiện trên au tring tuổi 6 sâu đầu den Opisina arenosella

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN TÀI LIEU

1.1 So lược về cây dừa

1.1.1 Nguồn gốc va phân loại

Cây dừa (Cocos nucifera L.), là một trong những loài thuộc họ cọ (Arecaceae).

Nguồn gốc của cây dừa là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu một số

nhà nghiên cứu cho rằng cây dừa có nguồn gốc từ Đông Nam châu Á, một số khác cho

rằng nguồn gốc của cây đừa là ở Tây Bắc Nam Mỹ Các nhà khoa học từ New Zealand

đã công bố những hóa thạch của loài cây giống như dita đã mọc ở đó từ 15 triệu nămtrước và nêu ra giả thuyết đây có thể là tổ tiên của cây dừa hiện nay (Grimwood và

Ashman, 1975).

Đến nay cây dừa đã phân bố phổ biến khắp các vùng nhiệt đới từ 25° Bắc đến

25° Nam của đường xích đạo Tuy nhiên, dừa tập trung tại Đông Nam Á, Indonesia,

An Độ, Uc, quan dao khu vực Thái Bình Dương, Nam Mỹ, châu Phi, Caribe va cáccực Nam của Bắc Mỹ (Grimwood và Ashman, 1975)

1.1.2 Tình hình sản xuất dừa trên thế giới và Việt Nam

1.1.2.1 Tinh hình sản xuất trên thế giới

Cây dừa là một loài cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới, được trồng trên 93

quốc gia va có tông diện tích là 11,81 triệu ha, sản lượng hàng năm đạt 62,5 triệu tấn.

Indonesia là quốc gia có diện tích và sản lượng dừa cao nhất thế giới với tổng điện tích

là 3,5 triệu ha, kế đến là Philippines với hơn 3 triệu ha, tiếp theo là An Độ với 2,1 triệu

ha, Sri Lanka 395 nghìn ha (FAO, 2018).

Từ năm 1980 đến năm 2018, diện tích trồng dừa trên thé giới đã tăng 141%, từ8,760 triệu ha lên đến 12,381 triệu ha và đồng thời kéo theo sản lượng dừa trên thếgiới cũng tăng 192% từ 32,248 triệu tấn lên đến 61,865 triệu tấn và năng suất tăng từ

Trang 14

3681 tan lên đến 4996,§ tấn (FAO, 2018) Các quốc gia có sản lượng dừa cao nhấttrong năm 2020 là Indonesia 16,8 triệu tấn, kế đến là Philippines 14,77 triệu tan và An

Độ 14,68 triệu tan, chiếm hơn 70% sản lượng dừa toàn cầu Tiếp theo là Sri Lanka2,47 triệu tấn, Brazil 2,33 triệu tấn, Việt Nam 1,68 triệu tan, Mexico 1,29 triệu tấn,

Papua New Guinea 1,19 triệu tan, Thai Lan 0,81 triéu tan va Malaysia 0,54 triệu tan

(FAO, 2021).

1.1.2.2 Tinh hinh san xuat dira tai Viét Nam

Diện tích đừa của Việt Nam đứng hang thứ 7 trong 93 quốc gia trong diva trênthế giới (ICC, 2020), với tổng diện tích khoảng 175.000 ha tập trung tại các tỉnhDuyên hải miền Trung và ĐBSCL Trong đó, ĐBSCL chiếm gần 80% diện tích canước với điện tích khoảng 130.000 ha Các tỉnh có điện tích dừa lớn là: Bến Tre (trên72.000 ha); Trà Vinh (gần 20.000 ha); Tiền Giang (trên 14.000 ha); Vĩnh Long (trên7.000 ha) Từ đó, dừa được xác định là cây trồng quan trọng cung cấp nguồn nguyênliệu cho nhiều ngành công nhiệp (Cục Trồng trọt, 2019) Theo đánh giá của Cộng đồngdừa quốc tế (ICC), đừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao nhất trên thế giới ỞViệt Nam dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tíchtrồng lớn, chỉ sau cao su, hồ tiêu và điều (Cục Trồng trọt, 2019)

PHAN BO DIEN TÍCH DUA VIỆT NAM NĂM 2020

Bình Định (5%)

Sóc Trăng (4%) | Các tỉnh miền

Sy Tây khác (6%)

khác (5%)

Hình 1.1 Phân bố điện tích dừa Việt Nam năm 2022 (Sở Công thương Bến Tre 2020)

Bến Tre là tỉnh trồng dừa lớn nhất cả nước với tổng diện tích 72.770 ha, năngsuất 9.500 trái/ha, sản lượng 612.500 trái/năm Trong đó: dừa công nghiệp chiếm 80 -

Trang 15

85% (khoảng 60.000 ha) và dừa uống nước khoảng 15 - 20% (10.000 ha) (Sở Khoahọc và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2020) Cây dừa được tỉnh Bến Tre xác định là câytrồng chủ lực trong lĩnh vực phát triển ngành công nghiệp sản xuất, chế biến dừa xuấtkhâu Toàn tỉnh có khoảng 182 doanh nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm từ đừa,với nhiều loại hình, quy mô hoạt động khác nhau, gồm một số ngành chính như: chếbiến vỏ đừa (chỉ xơ dừa, mụn dừa, các sản phẩm sau chỉ), chế biến gáo dừa (than hoạttính, than thiêu kết, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa), chế biến cơm dita (sơ chế com

dừa, cơm dừa nạo say, sữa dừa, bột sữa dừa, dầu dừa, kẹo dừa, các loại mỹ pham từ

dừa), chế biến nước dừa (thạch dừa, nước dừa đóng hộp), chiếm 28,52% tổng số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa ban tỉnh, giải quyết việc làm

cho hơn 9.500 lao động (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2020) Hiện sảnphâm dừa Bến Tre có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu là Hoa

Kỳ, Trung Đông, châu Phi, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia (Báo điện

tử Chính phủ, 2022).

1.2 Sâu đầu đen Opisina arenosella

1.2.1 Nguồn gốc và phân bố

Hình 1.2 Phân bố sâu đầu đen O arenosella trên thế giới (CABI, 2019)

Theo Mohan (2010), sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella thuộc

họ Xyloryctidae Là một loài sâu ngoại lai, gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chấtlượng của đừa có nguồn gốc từ miền Nam Án Độ và Sri Lanka (Howard và ctv, 2001).Sâu đầu đen được chi nhận lần đầu tại thành phố Coimbatore phía Nam An Độ vào

5

Trang 16

năm 1907 Sau đó, vào năm 1909 lan qua thành phố Bapatala, Andhra Pradesh vànhanh chóng xâm lẫn đến 16 quốc gia và vùng lãnh thổ châu A gồm: Bangladesh,

Andhra Pradesh, Delhi, Gujarat, Karnataka, Kerala, Maharashtra, Odisha, Tamil Nadu,

WeatnBengal, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Sri Lanka, Thai Lan (Kumara, 2015).

Sâu đầu den O arenosella là loài gây hại đặc hữu, khó kiểm soát nên thường xuyênbùng phát trên dua ở Ấn Độ và Sri Lanka (Venkatesan, 2008) Chúng gây hại nghiêmtrọng làm thiệt hại lên tới 80% năng suất trên dừa ở Sri Lanka (Cock, 1987) Tại TháiLan, O arenoselia lần đầu tiên xuất hiện va gây hại từ năm 2008 với 48.000 ha bịnhiễm, sau đó tăng lên 200 - 320 ha trong năm 2010 (Lu và ctv, 2013) Sau đó Ó.arenosella xuất hiện và bùng phát trên cây dừa ở miền Nam Trung Quốc từ năm 2013

(Jin, 2018).

Tại Việt Nam, sâu đầu đen xuất hiện lần đầu tại xã Phú Long, huyện Bình Đại

và tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre vào tháng 7 năm 2020 Tại khuvực khởi phát của 2 địa điểm này đều bị gây hại rất nặng, thiệt hại sinh trưởng trên70% số lá trên cây và 80% năng suất cây dừa Theo kết quả giám định của Trung tâmgiám định kiểm dịch thực vật, số 17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đãxác định mẫu loài sâu gây hại trên dừa được phát hiện tại Bến Tre là sâu đầu đenOpisina arenosella Walker từng gây ra dịch hại nghiêm trọng tại An Độ, Indonesia,Myanma va Thai Lan (Lé Khac Hoang va ctv, 2022)

1.2.2 Dac điểm hình thái, sinh học và hành vi gây hại của sâu đầu den O

arenosella

Thanh tring

Thành trùng có chiều dai từ 10 - 15 mm, màu xám tro, cánh dai từ 20 - 25 mmkhi dang rộng Thành trùng đực có kích thước nhỏ hơn, đặc trưng bởi phần bụng mảnhmai kết thúc bằng một lớp vảy ngắn, trong khi ở thành trùng cái, phần bung lại cong

và nhọn về phía đầu (Kumara và ctv, 2015)

Thành trùng thường giao phối vào ban đêm và đẻ trứng thành các nhóm không

đồng đều vào ngày hôm sau Những con cái chưa giao phối va giao phối bắt đầu đẻ

trứng vào ngày thứ 2 sau khi vũ hóa và muộn nhất là 4 ngày sau khi giao phối

Trang 17

(Kumara và ctv, 2015) Theo nghiên cứu của Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), thànhtrùng cái dành trung bình 1,2 ngày để hoàn thiện cơ quan đẻ trứng và bắt đầu sinh sản.Trong suốt thời gian sống của mình, thành trùng cái có thể đẻ 273 trứng và 161 trứngsau khi giao phối (Kumara và ctv, 2015; Lê Khắc Hoàng và ctv, 2022) Khả năng đẻtrứng chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố khí hậu và các yếu tố khác Trứng sâu đầu đen

thường được đẻ ở mặt dưới của lá chét, những rãnh trên lá hoặc đẻ ở gần đường hầm

do ấu trùng tạo ra Thông thường trên một lá có nhiều lứa tuổi sâu đầu đen khác nhaucùng sinh sống (Nasser, 2001)

Trứng

Trứng sâu đầu đen hình elip, bề mặt trứng trơn và bóng, chiều đài trung bình0,7 + 0,09 mm, chiều rộng trung bình 0,5 + 0,06 mm Trứng mới đẻ 1 - 2 ngày có màuvàng kem, sau 3 - 5 ngày chuyên sang màu đỏ cam, sau 6 - 7 ngày trứng chuyển màunâu đỏ (Lê Khắc Hoàng và ctv, 2022)

Âu trùng

A.B.C,D,E,R: ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 6 sâu đầu đen O arenosella

Theo ghi nhận của Mohamed (1982), ấu trùng sâu đầu đen có 5 tuổi, kéo dai từ

36 đến 54 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm nhưng theo Lê Khắc Hoàng và ctv(2022), ấu trùng có 6 tuổi trải qua trung bình 31 ngày, mỗi lần lột xác ấu trùng có sựthay đối về màu sắc và kích thước Màu sắc của ấu trùng thường là trắng nhạt, nhưng

âu trùng sâu đâu đen có thê có màu nâu nhạt hoặc hơi xanh tùy thuộc vào nguôn thức

7

Trang 18

ăn Theo Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), ấu trùng tuổi 1 - 3 có màu xanh nhạt, nhưngkhi bước sang tuổi 4 - 5 có màu xám nâu, au trùng tudi 6 day sức có màu vàng Ong,chiều dài trung bình 17,41 + 1,53 mm, chiều rộng trung bình 1,93 + 0,12 mm.

Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn gây hại chủ yếu của sâu đầu đen Ó arenosella.Các ấu trùng sau khi nở nhanh chóng ăn vỏ trứng để bổ sung năng lượng, sau đóchúng sẽ tìm những góc khuất dưới mặt lá ăn lớp biểu bi và trung bì, tạo thành nhữngđường ham bang chất thải và tơ dé trú ân (David, 2001) Chúng thường lân trốn khi cótín hiệu bị đe dọa Theo Lê Khắc Hoàng và ctv (2022), đây là đặc điểm làm cho việcphòng trừ sâu đầu đen bằng thuốc bảo vệ thực vật kém hiệu quả Những vết cắn vàđường hầm có thê nhìn thấy khi lớp biểu bì trên mặt lá bị khô lại Những tàu lá sau khi

bị tấn công rủ xuống, cong lại và tăng tỉ lệ rụng trái non Toàn bộ cây dừa gần như bị

cháy do tàu lá bị khô khi sâu đầu đen gây hại nặng (David, 2001)

Nhộng

Nhộng sâu dau đen 1 - 2 ngày tuổi có màu trang xám, sau đó chuyên dan sangmàu đỏ và nâu đen khi gần vũ hóa (Lê Khắc Hoàng và ctv, 2022) Giai đoạn nhộngcủa sâu đầu den O arenosella trung bình là 10,3 ngày ở nhiệt độ 26°C (Lu và ctv,2016); 11,73 ngày và 8,3 ngày ở nhiệt độ 28°C (Chomphukhiao và ctv, 2011; Lê Khắc

Hoàng và ctv, 2022)

1.2.3 Biệnpháp quan lý sinh học sâu đầu đen O arenosella

1.2.3.1 Thành phan thiên địch của sâu đầu đen trên thế giới

Phương pháp sử dụng dé ngăn chặn quan thé sâu đầu đen trên thế giới là phóngthích các loài ký sinh khác nhau giúp giảm mật độ của tất cả giai đoạn của ấu trùng,nhộng cũng như thành trùng sâu đầu den Bọ đuôi kìm Chelisoches sp có khả năng ănmỗi cao, chúng có thé ăn từ 1,88 - 5,34 ấu trùng/ngày Các loài vi khuân mang độc tốnhư Serratia marcescens Bizio khi âm độ cao làm vật chủ bị chết và cơ thể chuyểnmàu đỏ (Antony và Kurian, 1961); vi khuẩn Bacillus thuringiensis Berliner có chứacác protein điệt côn trùng (Muthukrishnan và Rangarajan, 1974); nam Aspergillusflavus Link chứa độc t6 Aflatoxin, có thé gây chết đến 90% ấu trùng sâu đầu den(Muthukrishnan và Rangarajan, 1974) đã được nghiên cứu và cho kết quả tiêu diét Ó

Trang 19

arenoselia hiệu quả.

Một số loài ong như ong ký sinh Argyrophiax fumipennis được áp dụng tại Sri

Lanka năm 1987 (Cock va ctv, 1987); ong ký sinh Goniozus nephantidis và Bracon

brevicornis sử dụng thành công tại Án Độ từ năm 1980 - 2000 (Rao và ctv, 2018).Loài bọ xit bắt mỗi Cardiastethus exiguus Poppius được đánh giá có kha năng ăntrứng và ấu trùng Ó arenosella Cardiastethus exiguus Poppius có khả năng kiểm soát

200 - 250 trứng trong suốt vòng đời của mình (Nasser và ctv, 2001)

Tại Thái Lan, Chomphukhiao và ctv (2018) đã nêu ra 38 loài ký sinh, 23 loài

thiên địch ăn mồi và 6 loài gây bệnh trên sâu đầu đen O arenosella Các loài ky sinhcủa Ó arenosella bao gồm 1 loài ký sinh trứng, 10 loài ký sinh ấu trùng và 27 loài kýsinh nhộng Trong các loài thiên địch được tìm thấy thì ong ký sinh Goniozus

nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea); Bracon brevicornis (Hymenoptera:

Braconidae) va Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) 1a 3 loai ong ngoai ky

sinh có kha năng kiểm soát sâu đầu den hiệu quả đã được áp dung thành công tại ThaiLan và nhiều nơi trên thế giới Cụ thể, sau khi sâu đầu đen được ghi nhân tại tỉnh

Prachuap Khiri Khan, Thái Lan năm 2007 và bùng phát gây hại trên diện tích rộng lớn,

loài ong ký sinh Goniozus nephantidis được nhập khẩu từ Sri Lanka năm 2012 vàphóng thích để kiểm soát loài sâu ăn lá dừa O arenosella, sau đó sử dụng ong ký sinhBracon hebetor (Braconidae), một loài ký sinh bản địa dé kiểm soát dich hại này nhưmột chương trình đấu tranh sinh học (Chomphukhiao và ctv, 2018)

Nhằm đánh giá hiệu quả của việc nhân nuôi và phóng thích ong Bracon hebetortrên các đồn điền dừa tại Thái Lan, Chomphukhiao và ctv đã tiến hành phóng thích vàđiều tra khả năng phân tán, khả năng ký sinh của ong Bracon hebetor trên 3 đồn điền

dừa, với diện tích 0,16 ha mỗi lô tại tỉnh Prachuap Khiri Khan từ tháng 5 năm 2011

đến tháng 5 năm 2013 Tại các lô, nhóm nghiên cứu thả 1.250 thành trùng ong B.hebetor mỗi tháng Sau đó, tiến hành điều tra các vườn dừa sau khi thả ong B hebetor3; 7; 14 và 30 ngày ở các khoảng cách 0; 5; 10; 20; 30 và 50 m bắt đầu từ điểm phóngthích Sau 3 ngày, thành trùng ong Bracon hebetor đã di chuyên cách điểm phóngthích từ 10 - 20 m; ở ngày thứ 7 và ngày thứ 14, thành trùng cách điểm phóng thích từ

10 - 50 m và vào ngày thứ 30, chi tìm thấy những thành trùng cách điểm phóng thích

9

Trang 20

10 m Trong tháng đầu tên sau khi phóng thích ong Bracon hebetor, mật độ sâu đầuđen tăng 29,77% và giảm dần cho đến tháng thứ 18, vườn dừa phục hồi và không cònxuất hiện vết sâu can phá (Chomphukhiao và ctv, 2018).

1.2.3.2 Thành phần thiên địch của sâu đầu đen tại Việt Nam

Tại tỉnh Bến Tre, qua quá trình điều tra và khảo sát ngoài động đã thu được 10loài thiên địch của sâu đầu đen hai dừa Trong đó, có 2 loài thiên địch ăn môi và 8 loàiong ký sinh, nhưng chỉ có 1 loài thiên địch ăn mồi tiềm năng là Chelisoches sp và 3loài ong ký sinh tiềm năng nhất là: Bracon hebetor ký sinh trên ấu trùng sâu đầu den;Trichospilus pupivorus và Brachymeria sp ky sinh trên nhộng sâu đầu đen (Lê KhắcHoàng và ctv, 2022) Kết quả điều tra này tương tự kết quả điều tra về thành phầnthiên địch của sâu đầu đen hại dừa tại Thái Lan và Ấn Độ, và việc sử dụng các loàiong ky sinh như Bracon hebetor tại Việt Nam có kha năng đạt kết quả cao trong việcphòng trừ sâu đầu đen hại dừa

1.3 Ong ky sinh Bracon hebetor

1.3.1 Nguồn gốc và phân bố

Bracon hebefor thuộc họ Braconidae bộ cánh mang Hymenoptera là một loài

Trang 21

ong ky sinh bên ngoài cơ thé ấu trùng của các loài sâu hại nguy hiểm quan trọng trênthé giới thuộc bộ cánh vay Lepidoptera, đặc biệt là trên ấu trùng họ ngài đêmNoctuidae và Cydiapomonella Danh pháp khoa học của ong B hebetor có nhiều thayđổi và chưa được thống nhất Ong B hebetor được Thomas Say mô tả lần đầu vàonăm 1836, kể từ đó có 24 danh pháp khác nhau như Microbracon hebetor Johson;

Habrobracon junglandis Cushman; Habrobracon juglandis Ashmead đã được những

hoc gia khác sử dụng (Krombein, 1979).

Bracon hebetor là loài ong ban dia phân bố rộng khắp các châu luc có đườngxích đạo đi qua Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2004), loài ong này có 2 dòng: mộtdòng tấn công các loại sâu ngoài đồng ruộng và một dòng tan công sâu hại trong khovựa Kích thước quan thể ong giao động quanh năm, quan thé ong thường đạt số lượng

tôi đa vào mùa thu.

Ong B hebetor rất linh động và bị thu hút bởi ánh sáng màu vàng Vi vậy, cóthé dùng nguồn sáng màu vàng đặt trên chậu nước cách mặt nước 10 cm dé bay chúng(Nguyễn Thị Phương Thảo, 2004)

1.3.2 Ký chủ

Bracon hebetor là một trong những loài ky sinh au trùng quan trọng nhất có khảnăng tấn công hơn 130 loài ký chủ khác nhau trên đồng ruộng và cả trong kho bảoquan (Yu và ctv, 1999) Thành trùng ong B hebetor có khả năng ký sinh trên au trùngbướm đêm An Độ Plodia interpunctella; bướm đêm Địa Trung Hải Ephestiakuehniella; sâu tơ thuốc lá Ephestia elutella; sâu hoa quả khô Vitula edmansae;

Moodna sp.; sâu bướm hạnh nhân Ephestia cautella Walker (Hagstrum và Smittle,

1978) Thanh trùng ong Ö hebefor cũng tan công một số loài sâu bướm khác, chang

hạn như ngài gạo Corcyra cephalonica; sâu sắp Galleria mellonella L.; ngài vải

Tineola bisselliella; sâu xanh đục trai Helicoverpa armigera; một số loài sâu thuộc họ

Ngài sang (Pyralidae) khác như sâu đục củ khoai tây Phthorimaea operculella; sâu bướm Angoumois (Sitotroga riceella); Ectomyelois ceratoniae; Amvelois transitella

(Ghimire va Phillips, 2010) Những loài bướm đêm này là một trong những loài côn

trùng phá hoại ngũ cốc hay lương thực và thực phẩm chế biến sẵn trên khắp thế giới

II

Trang 22

1.3.3 Đặc điểm hình thái ong Bracon hebetor

Trứng

Thành trùng cái ong B hebefor đẻ trứng đơn lẻ trên cơ thé của au trùng ký chủ.Trứng ong B hebetor hình bau dục, kích thước trung bình của trứng là 0,12 mm chiềurộng va 0,49 mm chiều đài Khi mới được đẻ ra, trứng mờ đục và sau đó chuyền sangtrong suốt khi gần nở do phôi trứng phát triển (Suasa-ard và ctv, 2012)

Au trùng

Au trùng B hebetor mới nở có cơ thé trơn nhẫn, màu trắng hơi mờ, không cólông tơ Sau khi nở, ấu trùng dùng hàm cắn và ăn dịch tiết ra từ ký chủ (Witethom,1987) Au trùng ong Bracon hebetor ăn không ngừng làm kích thước cơ thể tăng

nhanh chóng do trong ruột chứa các loại enzyme như alpha amilase và protease giúp

ấu trùng tiêu hóa liên tục Ngoài ra, ấu trùng còn có các loại enzyme tương tự nhưtrypsin và chymotrypsin (serine protease) là loại enzyme phân cắt protein, phá vỡ cácliên kết peptit trong phân tử protein của ký chủ (Baker và Fabrick, 2000)

Sau đó, các đốt bụng, ngực của ấu trùng phông lên do ruột chiếm thể tích lớnlên đến 2/3 thể tích cơ thể Cuối giai đoạn ấu trùng, bụng ấu trùng xuất hiện nhữngcham hình tròn màu trắng Những khối cầu này là những thé mỡ dự trữ lipid cung cấpnăng lượng dự trữ cho thành trùng, chúng được tích lũy trong giai đoạn ấu trùng vàcung cấp năng lượng cho thành trùng trong khoảng 10 ngày sau khi vũ hóa Âu trùng

B hebetor không đào thải phân trong suốt pha phát dục mà tích trữ chúng dưới danghạt urat trong khoang cơ thé (Baker và Fabrick, 2000)

Tiên nhộng

Au trùng ong Bracon hebetor sau khi day sức sẽ rời ký chủ dé quay tơ tạo kén.Sau đó, ong sẽ co cơ hé lại, lột xác và đào thải phân, tạo ra một chấm đen cứng ở mộtđầu của kén Day là giai đoạn ong Ö hebetor chuan bị để hóa nhộng (Witethom,

1987).

Nhộng

Nhộng ong Bracon hebetor có hình bau dục, kích thước cơ thé trên ký chủ sâu

Trang 23

đầu đen là 1,33 mm chiều rộng và 3,15 mm chiều dài (Suasa-ard và ctv, 2012) Khi

sắp vũ hóa, đầu, ngực và các phần phụ trở nên nâu, bụng hơi vàng (Witethom, 1987).

Thành trùng

Thanh trùng ong Bracon hebetor có màu vàng nâu Rau dau hình roi, có 15 đốt,càng lên trên các đốt càng nhỏ dần Đầu màu nâu vàng, mắt đen, gáy cổ màu den, lưngmau nâu vàng, phía cuối lưng có màu nâu thầm Bung ong Bracon hebefor có mauvàng nhạt, đốt cuối bụng màu nâu thẫm Thành trùng đực và cái được phân biệt bằngmáng đẻ trứng khi thành trùng cái có máng đẻ trứng màu đen ở phía cuối đốt bụng còn

thành trùng đực không có bộ phận này Sau khi hoàn thành giai đoạn nhộng, thành

trùng sẽ đục một lỗ trên kén và chui ra Thành trùng cái thường to hơn thành trùng đực

và có vòi dan trứng kéo dai, chiều dài của thành trùng đực và thành trùng cái trên kýchủ ngài gạo lần lượt là 2,35 mm và 2,70 mm (Witethom, 1987)

1.3.4 Đặc điểm sinh học của ong Bracon hebetor

Trứng

Trong điều kiện phòng thí nghiệm (27°C), thời gian trứng ong B hebetor hình

thành phôi là 0,9 ngày trên ký chủ Corcyra cephalonica; 1,68 ngày trên ky chủ Spodoptera litura; 1,43 ngày trên ky chủ Helicoverpa armigera; 1,12 ngày trên ky chủ

Galleria mellonella; 1,28 ngày trên ký chủ Maruca testutalis và 1,63 ngày trên ký chu

E vittella (Dabhi va ctv, 2013) Thời gian phat dục pha trứng của ong Bracon hebetor

được nuôi trên ấu trùng sâu Opisina arenosella là 1 ngày (Suasa-ard va ctv, 2012) và

1,64 ngày (Chomphukhiao va ctv, 2018); 1,38 ngày trên ky chủ Helicoverpa armigera

(Alam va ctv, 2016); 1,51 ngày trên ky chu Galleria mellonella (Alam va ctv, 2016);

1,89 ngay trén ky chu Plodia interpunctella (Saadat va ctv, 2014).

Au tring

Theo Chomphukhiao va ctv (2018), thời gian phat dục của pha ấu trùng ong B.hebetor trên ky chủ sâu đầu den Opisina arenosella là 2,58 ngày, cao hơn ghi nhận củaSuasa-ard và ctv (2012) khi thời gian pha ấu trùng phát dục là 2 ngày Trên các ký chủkhác, thời gian phát dục của pha ấu trùng là 5,55 ngày trên ấu trùng Ephestia cautella;6,28 ngày trên ký chủ Malacosoma disstria; 5,25 ngày trên âu trùng Plodia

13

Trang 24

interpunctella (Saadat và ctv, 2014); thí nghiệm trên ký chủ Corcyra cephalonica của

Alam và ctv (2016) là 3,16 ngày; của Dabhi và ctv (2013) là 2,66 ngày và của Farag

và ctv (2015) là 2,51 ngày.

Tiền nhộng

Ong Bracon hebefor có thời gian tiền nhộng trên ký chủ Plodia interpunctella

là 1,57 ngày; trên ký chủ Ephestia caufella là 1,47 ngày (Ahmed và ctv, 2012); trên

ky chủ Corcyra cephalonica là 0,84 ngày (Dabhi và ctv, 2013).

Nhộng

Thời gian phát dục của pha nhộng ong B hebetor trên các loài sâu hai trong

kho bảo quản là như Coreyra cephalonica là 5,12 ngày; 3,71 ngày; 6,57 ngày và 4,75

ngày (Witethom, 1987; Dabhi va ctv, 2013; Farag và ctv, 2015; Alam và ctv 2016); 4,61 và 6,02 ngày nuôi trên ky chủ Ephestia cautella; 4,29 va 5,60 ngày nuôi trên ky

chu Plodia interpunctella (Ahmed va ctv, 2012; Saadat va ctv, 2014); 6,79 ngay trén

ký chủ E kuehniella và 5,89 ngày trên ấu tring G menollela (Farag va ctv, 2015);

5,10 ngày nuôi trên ký chủ G menollela (Alam va ctv, 2016) Thời gian phat dục pha

nhộng trên sâu dau đen là 6,52 ngày (Chomphukhiao va ctv, 2018) và 5,28 ngày

Tuổi thọ của thành trùng cái ong B hebetor là 43,86 ngày khi được nuôi trên ký

Trang 25

chủ E cautella (Ahmed, 2012); 31,76 ngày trên ký chủ Corcyra cephalonica (Dabhi

va ctv, 2013); 20,88 ngày được nuôi trên ky chủ Plodia interpunctella (Yu va ctv,

1999); 19,11 ngày trên ky chủ G mellonella (Farag va ctv, 2015); 16,04 ngày được

nuôi trên ky chủ Corcyra cephalonica (Witethom, 1987); 13,80 ngày khi được nuôi

trên ký chu E kuehniella và 9,70 ngày nuôi trên ký chu Corcyra cephalonica (Farag

va ctv, 2015) Trên ký chủ sâu đầu đen, thành trùng đực và cái có thé sống tới 48 và 61

ngày sau khi vũ hóa (Chomphukhiao và ctv, 2018).

1.3.5 Tập tính và hành vi của ong Bracon hebetor

1.3.5.1 Tập tính và hành vi giao phối của ong Bracon hebetor

Theo Nguyễn Thị Phương Thảo và ctv (2004), loài ong Bracon hebetor thường

vũ hóa vào ban đêm, thích hướng sáng, ban ngày ưa hoạt động và giao phối Sau khi

vũ hóa, hầu hết thành trùng nhanh chóng phân tán ra khỏi khu vực kén mà không giaophối, chỉ có 13,5% thành trùng cái giao phối trước khi phân tan (Antolin và ctv, 1992).Ong Bracon hebetor giao phối trong khoảng thời gian ngắn (10 - 15 giây), thành trùngcái từ chối bằng cách bỏ đi, đá thành trùng đực bằng chân sau hoặc cong bụng xuống.Hành vi nay được cho là cách ong B »ebefor tránh giao phối cận huyết Tuy nhiên,hành vi giao phối cận huyết vẫn diễn ra trên thành trùng cái từ 15 - 20 ngày tuổi(Petter va ctv, 1982) Thành trùng cái ong Bracon hebetor giao phối nhiều lần trongđời dé tránh cho tat cả thế hệ con của chúng được sinh ra từ 1 thành trùng đực có quan

hệ họ hàng (Antolin và ctv, 1992).

Trong kho bảo quản, thành trùng đực tập hợp trên những mô hạt cao để đợihoặc tìm kiếm bạn tình Thành trùng đực tán tỉnh bằng cách quạt cánh liên tục và dichuyên ra phía sau thành trùng cái, sau đó giao phối (Grosch và ctv, 1977) Theo quansát và ghi nhận của Antolin và ctv (1992), có 4 hành vi giao phối của thành trùng ongBracon hebefor: thành trùng đực đập cánh liên tục tai một vi trí đề thu hút thành trùngcái; thành trùng đực vo cánh và trèo lên trên cá thé đực khác dé giao phối; thành trùngcái trèo lên một cá thé cái khác dé giao phối và thành trùng đực giao phối với thành

trùng cái.

Khác với những loài ong khác, thành trùng đực không có tập tính bảo vệ lãnh

15

Trang 26

thé, không có hành vi hung hăng tác động đến các con đực đang tán tỉnh hoặc giaophối với con cái và không tan công những con đực khác ở xung quanh Thanh trùngđực thường tán tỉnh và giao phối vào buổi sáng và trưa nhưng hoạt động giao phối sẽbắt đầu sớm hơn và kéo dai hơn vào những ngày nang 4m (Antolin và ctv, 1992).

1.3.5.2 Cơ chế xác định giới tính của ong Ö hebetor

Bracon hebefor có khả năng sinh sản đơn bội và lưỡng bội, thành trùng cái có

thé kiểm soát giới tính của thế hệ sau Những quả trứng không được thụ tinh nở ra

thành trùng đực đơn bội trong khi những quả trứng được thụ tinh sẽ nở ra thành trùng

đực và cái lưỡng bội Trong những con ong lưỡng bội, giới tính bị ảnh hưởng bởi kiểugen nằm trên NST giới tính Những quả trứng thụ tinh chi phát triển thành thành trùngcái khi mang kiểu gen di hợp tử (thé lưỡng bội di hợp tử) Thể lưỡng bội có kiểu genđồng hợp tử ở vị trí NST giới tinh phát triển thành thành trùng đực (thé lưỡng bội đồnghợp tử) Những cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử ở NST giới tính thường phát triểnthành ấu trùng yếu (Holloway và ctv, 1999) Theo thống kê của Petters và Mettus(1982), có khoảng 95% cá thể đực lưỡng bội đồng hợp tử chết trong quá trình hìnhthành phôi hoặc trong giai đoạn ấu trùng Nếu vũ hóa thành công, chúng sẽ tạo ra tinhtrùng bất thường, không thé di chuyển vào trứng Thành trùng cái khi giao phối vớinhững thành trùng đực lưỡng bội có khả năng sinh sản thấp hơn và tạo ra thế hệ concháu có tỉ lệ đực lớn hơn so với thành trùng cái cái giao phối với thành trùng đực đơnbội Thành trùng cái thường tránh giao phối với những thành trùng đực cùng lứa

(Antolin và ctv, 1992).

1.3.5.3 Tập tính và hành vi ký sinh của ong B hebetor

Theo Saxena va ctv (2012), trước khi ký sinh, thành trùng cái sẽ cô gắng làm têliệt hết tất cả các vật chủ xung quanh do chúng có xu hướng làm tê liệt nhiều ký chủhơn số lượng cần thiết để ký sinh ngay cả khi không có trứng nào được đẻ Thànhtrùng cái tấn công các ấu trùng từ tuổi ba đến tuổi sáu của ký chủ, nhưng ấu trùng ởtuổi thứ tư và thứ năm là phù hợp nhất Theo Strand và Godfray (1989), thành trùngcái B hebetor bị hap dẫn bởi các hợp chất được ấu trùng tuổi 5 và 6 của ký chủ tiết ra.Thành trùng cái đã giao phối có khả năng tìm kiếm ký chủ mới tốt hơn thành trùng cáichưa giao phối Thành trùng cái chưa giao phối chỉ chọn ấu trùng ký chủ đã bị ký sinh

Trang 27

còn thành trùng cái đã giao phối lại chọn những ấu trùng chưa bị ký sinh hoặc mới bị

tê liệt.

Thành trùng cái B hebetor thích đẻ trứng trên những ký chủ mới bị tê liệt va

những ký chủ chưa bị ký sinh hơn những ký chủ đã có trứng và ấu trùng ong phát triển(Hagstrum và Smittle, 1978) Khi tim được ky chủ, thành trùng cái B hebetor sẽ kiêmtra kỹ khắp cơ thể ký chủ để đảm bảo không có trứng của thành trùng cái khác Nếutrên cơ thể ký chủ đã có trứng, thành trùng cái sẽ dùng ống đẻ trứng của mình chọcthủng những quả trứng đó và ký sinh lên để đảm bảo thế hệ con của chúng có cơ hộisống cao hơn khi không phải cạnh tranh gay gắt với những ấu trùng của thành trùngcái khác Trong trường hợp không có ký chủ, trứng sẽ được thành trùng cái hấp thụ trởlại, năng lượng và vật liệu chứa trong trứng được tái sử dụng dé thành trùng B hebetorduy trì sự sống va quá trình sinh sản (Strand va Godfray, 1989)

1.3.6 Phương thức va kha năng ký sinh của ong B hebetor

Theo Nguyễn Thi Phương Thảo va ctv (2004), thành trùng cái ong Barconhebetor tìm kiếm ký chủ bằng cách lần theo mùi hương của cây đã bị sâu gây hại,phân thải của ấu trùng sâu hại Thành trùng cái tìm kiếm ký chủ bên ngoài cây hoặcnằm trong đường đục trong thân cây Sau khi xác định được vị trí ký chủ, thành trùngcái ding ống đẻ trứng đâm vào cơ thé ký chủ và bom noc độc vào làm tê tiệt ký chủ

trong vòng 15 phút (Piek va ctv, 1974; Hagstrum và Smittle, 1978) Nọc độc của B.

hebetor chứa các polypeptit được đặt tên là BrhTX I, II và IV và một số protein như A

- MTX, B - MTX (Piek, 1974; Visser và ctv, 1983) Nọc độc của các loài ngoại ký

sinh làm ngừng quá trình phát triển của ấu trùng ký chủ, làm ngưng cơ nhưng tim vẫntiếp tục hoạt động vì nọc độc ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh cơ do ức chế sự xuất

bao của túi trước synap (Piek, 1974).

Theo tính toán của Beard (1952), nồng độ 0,005 ppm noc độc ong Braconhebefor có khả năng gây tê liệt hoàn toàn và không hồi phục ấu trùng ký chủ Nọcđộc của ong B hebetor có khả năng tác động trên một số chi thuộc bộ cánh vay nhưngkhông gây hại đến các bộ khác

Sau khi ấu trùng ky chủ bị tê liệt, thành trùng cái ong B hebefor sẽ quay lại

17

Trang 28

chọn một số ấu trùng ký chủ để đẻ trứng và ăn dịch tiết ra từ những vết chích trên cơthé ký chủ Thành trùng B hebetor đẻ trứng với số lượng khác nhau trên hoặc gần bề

mặt của ky chủ Trong một ngày, thành trùng cái đẻ từ 8 - 30 trứng trên một ky chủ tùy

thuộc vào kích thước và thể trạng của ký chủ (Benson, 1973; Strand và Godfray,1989) Ong Bracon hebetor có khả năng sinh sản cao nhất khi được gặp ký chủ mớihằng ngày Những ấu trùng không được chọn dé ký sinh có thể tồn tại gần một thángsau đó cơ thé dan suy kiệt, teo tóp và chết đi (Petters và Mettus, 1982)

1.3.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ký sinh của ong B hebetor

Kích thước ký chủ có liên quan mật thiết đến sự sinh sản của B hebefor Thànhtrùng cái ong B hebetor thường tìm kiếm những ấu trùng có kích thước lớn dé ký sinhhơn là những ấu trùng còn non, nhỏ Bracon hebefor đặc biệt nhạy cảm với những thayđổi về chất lượng dinh dưỡng hơn ký chủ của chúng, vì mối quan hệ giữa ký chủ và kýsinh thường khá phức tạp (Godfray, 1994) Au trùng có kích thước lớn cung cấp nguồnthức ăn và điện tích bề mặt lớn, điều này có ảnh hưởng đến sự sinh sản của ong Ö.hebetor Âu trùng B hebetor phát trién trên ký chủ lớn hơn thường phát triển thànhthành trùng có kích thước lớn hơn Thành trùng cái được phát triển trên ký chủ lớnthường khỏe hơn, tuổi tho dài và khả năng tìm kiếm vật chủ tốt hơn (Harvey và ctv,2003) Kết quả nghiên cứu của Godfray (1994) về sự phân bổ giới tính cụ thé theokích thước ký chủ cho thấy thành trùng cái đẻ nhiều trứng đực hơn trên vật chủ nhỏhơn và đẻ nhiều trứng cái hơn trên vật chủ lớn hơn

Mật độ ong ky sinh và ký chủ ảnh hưởng đến kha năng ky sinh của Braconhebetor, khi mật độ ký chủ tăng lên, số lượng trứng được đẻ trên mỗi ký chủ sẽ giảmxuống Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rang khả năng đẻ trứng của B hebetortăng lên khi mật độ ký chủ tăng lên (Yu và ctv, 1999) Ảnh hưởng của mật độ ký chủđến tỷ lệ giới tinh của ong cũng đã được Benson, 1973; Ghimire va Phillips, 2010 ghi

nhận.

Những loài ký chủ khác nhau ảnh hưởng đến kích thước, khả năng sinh sản vàthời gian phát triển của ong Bracon hebetor Một số loài vật chủ nhất định tăng cườnghiệu suất sinh sản của ong Bracon hebefor tốt hơn những loài khác Ong Braconhebetor có khả năng ký sinh tốt hơn trên các loài ngài gây hại trong kho bảo quản như

Trang 29

E kuehniella và Polidia interpunctella, so với các loài gây hại cây trồng như

Helicoverpa armigera và Malacosoma disstria (Dabhi va ctv, 2013) Saadat và ctv

(2014) cũng khang định ấu trùng E kuehniella gây hại trong kho bao quan là ky chucung cấp điều kiện ký sinh phù hợp hơn các loài sâu hại khác vì E kuehniella ăn các

loại thức ăn giàu cacbohydrate hơn.

Tuổi của ong B hebetor cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kha năngsinh sản Thành trùng cái ong B hebetor (10 ngày tuôi sau khi vũ hóa) sinh ra ít thế hệ

con hơn những thành trùng cái mới vũ hóa khi được nuôi trên kuehniella và G mellonella (Gũnđũz và Giilel, 2005).

Khả nang ky sinh va tỷ lê giới tính củaong B hebetor bi ảnh hưởng bởi các

căng thang phi sinh học bao gồm nhiệt độ, độ 4m và ánh sáng Theo Mohamad (2015),

tỷ lệ giới tính của ong B hebetor sap si 1:1 khi được nuôi trong phòng thí nghiệm ởđiều kiện hiệt đồ là 27°C, trong khi gần như tất cả các nhiệt độ khác đều khiến tỷ lệgiới tính thiên về 1 giới Nghiên cứu này có ý nghĩa cho việc nhân nuôi ong khi chỉ cóthành trùng cái mới góp phần vào thành công trong việc kiểm soát dịch hại

1.3.8 Một số phương pháp nhân nuôi và bảo quản ong B hebetor trên thế giới

1.3.8.1 Phương pháp nhân nuôi

Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2004), để nhân nuôi ong B hebetor phải nhân

nuôi ký chủ tiềm năng là E kuehniella Trong điều kiện nhiệt độ 25 - 27°C, âm độ

tương đối 60 - 70% và ánh sáng đỏ là điều kiện tối ưu để nuôi thành trùng bướm đêmĐịa Trung Hải (E kuehniella) ở giai đoạn giao phối và đẻ trứng Thành trùng sâu Z.kuehniella thường tập trung trên các mảnh vải mịn để đẻ trứng Thành trùng E.kuehniella đẻ trong 7 - 10 ngày, đẻ nhiều trong 6 - 7 ngày Nhiệt độ tối ưu dé nuôi ấutrùng E kuehniella là 26 - 28°C, độ 4m tương đối là 65 - 75% và không có ánh sáng.Mật độ tối ưu của ấu trùng trong thức ăn là 5000 trứng/1 kg thức ăn Độ dày của thức

ăn tốt nhất là 2 - 2,5 cm, lớp không khí trên bề mặt thức ăn là 3 - 4 em Ong B hebetor

được nuôi trong một camen Quá trình nuôi chia làm ba giai đoạn: giai đoạn một:

nhiễm thành trùng cái lên au trùng E kuehniella, giai đoạn hai: giai đoạn phát triểncủa B hebetor từ trứng đến thành trùng, giai đoạn ba: thu thành tring Ở giai đoạn

19

Trang 30

một, số thành trùng cái phải cao hơn ký chủ dé dam bảo ấu trùng được ký sinh nhanh,nhưng phải tính toán vừa đủ để tiết kiệm ong Nhiệt độ tối ưu để nuôi ong ở giai đoạncho ký sinh là 27 - 29°C, ở thời gian phát triển là 25 - 27°C Ong B hebetor ky sinh tốtnhất khi chúng ký sinh trong bóng tối hoàn toàn.

Dé thu thành trùng ong B hebetor, người ta thường sử dụng khí CO2: 1 kg/cm?sục trong 2 phút cho thành trùng ngừng hoạt động trong 1 khoảng thời gian ngắn.Phương pháp này không làm thay đôi các chỉ số sinh học của ong và ong sẽ hôi tinh lại

trong 2 - 3 phút (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2004).

1.3.8.2 Phương pháp bảo quản

Có 2 cách bảo quản ong B hebetor: có thé suy trì sự sống của ong bằng cách

cho thành trùng ăn thêm nước đường hoặc bảo quả lạnh nhộng ong B hebetor Theo

nghiên cứu của Chen va ctv (2012), ở điều kiện 5°C, nhộng ong B hebetor có thé đượcgiữ trong 8 tuần mà không ảnh hưởng đến sự ký sinh Tuy nhiên ở nhiệt độ này, nhộngong bị sốc nhiệt và tỷ lệ chết cao

1.3.9 Ứng dụng ong Bracon hebetor kiểm soát các loài sâu hại trên thế giới

Bracon hebetor có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng nên chúng trởthành tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng trong việc quản lý các loại sâu hại trongkho và sâu bệnh trên đồng ruộng Bracon hebetor được nhân nuôi số lượng lớn đểkiểm soát các loài sâu hại khác nhau ở Trung Quốc; Bulgaria; các loài sâu trên câybông, cà chua, táo, bắp và rau ở Liên Xô cũ; Trung Đông và tại Mỹ, ong Braconhebetor được dùng dé phòng trừ sâu xanh Helicover armigera hại bắp Năm 1962, B.hebetor được đưa vào Dai Loan dé phòng trừ sâu đục thân hại mia Nam 2009, Suasa-ard đã thả ong Ö hebefor trên những đồn điền dừa tại An Độ bị O arenosella tancông Sau đó, vào năm 2011, chúng đã được sử dụng để kiểm soát sâu đầu đen tỉnh

Prachuap Khiri Khan, Thái Lan (Chomphukhiao và ctv, 201 1).

1.3.10 Ứng dụng kết hợp ong B hebetor và các tác nhân kiểm soát sinh học khác1.3.10.1 Ong B hebetor và vi khuan Bacillus thuringiensis

Theo nghiên cứu của Oluwafemi va ctv (2009) về khả năng kiểm soát ấu trùngsâu P interpunctella của ong B hebetor và vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) cho

Trang 31

thay, có 86% ấu trùng ký chủ P interpunctella bị chết khi sử dụng kết hợp ong va vikhuẩn Khi sử dụng riêng lẻ, ong B hebetor có thé kiểm soát 35% và Bt kiểm soátđược 42% ấu trùng sâu P interpunctella Vào năm 2018, Mathew và ctv cũng khangđịnh hiệu quả của việc sử dụng ong B hebefor nhiễm Bt để phòng trừ sâu Corcyracephalonica Cụ thê, ong B hebetor được cho ăn bổ sung LC25, LC10 và LC50 của

BT gây ra tỷ lệ chết của ấu trùng Corcyra cephalonica lần lượt là 64%, 66% và 73%trong khi ong được nudi trong môi trường không có vi khuẩn Bt chỉ gây chết 37% ấutrùng ky chủ Ngoài ra, ứng dụng kết hợp ong B hebetor va Bt cũng đã được Sneh vàctv (1983) dung dé kiểm soát loài sâu Sodoptera littoralis Boisd

1.3.10.2 Ong Bracon hebetor và Trichogramma sp.

Theo những nghiên cứu về su tương tác va khả năng kiểm soát sâu hại khi thakết hợp các loài ký sinh và săn môi khác nhau có thé làm tăng hiệu quả phòng trừ sinh

học Trong đó có việc thả cùng lúc 2 loài ong 7: pretiosum và B hebetor (Schöller,

1999) đem lại hiệu quả lớn.

Để phòng trừ sâu xanh hại cà chua, Kovalenkov (1984) đã đư ra quy trình sửdụng kết hợp 2 loài ong như sau:

- _ Trừ sâu lứa 1: thả 2 - 3 lần ong mắt đỏ

- Trt sâu lứa 2: thả ong Bracon hebetor

- _ Trừ sâu lứa 3: thả 3 - 4 lần ong mắt đỏ và ong Bracon hebefor

Khi làm theo khuyến cáo này, số lượng trứng sâu sẽ giảm từ 40 - 70%, số lượng

ấu trùng sâu xanh bị B hebetor ký sinh sẽ tăng từ ngày thứ 6 và sau 20 ngày lượng sâu

Trang 32

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor ky sinh trên ấutrùng sâu đầu đen Opisina arenosella

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2021 đến tháng 10/2022 tại phòng thínghiệm Côn trùng Bộ môn Bảo vệ Thực vật trường Đại học Nông Lâm thành phó HồChí Minh thiết lập tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Bến Tre

2.3 Dụng cụ thí nghiệm và điều kiện nghiên cứu

Vật liệu thí nghiệm: ong Bracon hebetor, sâu đầu đen Opisina arenosella, ladừa tươi (lá được lấy từ tau lá 1 đến 10 tinh từ dưới lên)

Các dụng cụ thu mẫu: hộp nhựa (15 x 10 x 8 em), túi zip (25 x 35 cm), kéo, bút lông.

Các dụng cụ nhân nguồn: lồng nhân nuôi (50 x 50 x 50 cm), hộp nhựa hình chữ

nhật (25 x 15 x 8,5 cm), tuýp nhựa (1,5 x 5 cm).

Dung cụ thí nghiệm: hộp nhựa hình trụ tron (thể tích 120 mL); hộp nhựa hìnhchữ nhật (25 x 15 x 8,5 cm); panh gap côn trùng, tuýp nhựa (thé tích 50 mL), đĩa petri(đường kính 9cm), ống nghiệm, dung cu ghim mẫu

Kính lap soi nổi KTST 978PRO KTECK Đài Loan (Độ phóng đại 17x 110x Vật kính 0,7x - 4x Ong kính mục tiêu chuẩn: 0,75x; 1x; 1,5x và 2x)

-Điều kiện nghiên cứu: nhiệt độ và 4m độ phòng thí nghiệm (28 + 2°C, 70 + 5%,thời gian chiếu sáng 12 giờ)

Trang 33

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Nhân nguồn sâu đầu đen O arenosella và ong B hebetor

Sâu đầu đen hại đừa O arenosella và ong Bracon hebefor được thu nguồnngoài đồng trong quá trình điều tra tại tỉnh Bến Tre (106.6078 E - 10.2084 N) đượcnuôi trong phòng thí nghiệm tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Tỉnh Bến Tre(trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng 12 giờ) Autrùng sâu đầu đen được nhân nuôi trên lá dừa tươi trong hộp nhựa hình chữ nhật (25x

15 x 8,5 cm), thay lá 2 ngày 1 lần để làm ký chủ của ong Bracon hebetor Nhộng sâuđầu đen O arenosella được thu lại đợi vũ hóa Sau khi vũ hóa, thành trùng được chobắt cặp và giao phối trong lồng nhân nuôi có kích thước 50 x 50 x 50 em Thành trùngđược cho ăn thêm mật ong 30% và được treo giấy dé thành trùng cái đẻ trứng Hangngày thu trứng sâu đầu đen Ó arenosella dé nuôi lứa sâu tiếp theo Thu thế hệ sâu đầu

đen F1 làm thí nghiệm.

Ong Bracon hebefor được nhân nguồn trong các hộp nhân nuôi hình chữ nhật

(25 x 15 x 8,5 cm) có nắp lưới chứa 50 ấu trùng tuôi 6 của sâu đầu đen và 50 thànhtrùng ong Bracon hebetor đã giao phối trong 24 giờ (35 thành trùng cái, 15 thànhtrùng đực), hằng ngày cho ong ăn thêm mật ong 30% Thu thế hệ F2 tiến hành làm thí

nghiệm.

23

Trang 34

2.4.2 Thí nghiệm xác định đặc điểm hình thái và sinh học của ong B hebetortrên sâu đầu đen O arenosella

Phương pháp thực hiện:

Cho 30 cặp ong Bracon hebetor đã giao phối tiếp xúc với 50 ấu trùng tuổi 6 củasâu đầu đen O arenosella trong 24 giờ, trong hộp nhựa hình chữ nhật (25 x 15 x 8,5cm) Tiến hành gap ấu trùng sâu đầu đen đã bị ký sinh vào các hộp nhựa hình trụ tròn(thé tích 120 mL) và chỉ để lại 1 trứng ong Bracon hebetor trên mỗi ấu trùng dé tiếp

tục nhân nuôi và theo dõi Theo dõi, mô tả và ghi nhận các chỉ tiêu hình thái, sinh học

ong Bracon hebetor hàng ngày Thí nghiệm được lặp lại 50 lần (mỗi lần lặp lại là một

cá thé ong Bracon hebetor), trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm độ 70 + 5%, thờigian chiếu sáng 12 giờ

Trang 35

Hình 2.4 Thí nghiệm xác định đặc điểm hình thái và sinh học của ong B hebetorChỉ tiêu theo dõi đặc điểm hình thái ong Bracon hebetor

- Trimg: Mô tả hình dạng, mau sắc, đo kích thước (dài, rộng)

- Au trùng: Mô tả hình dạng, màu sắc, đo kích thước (dài, rộng)

- Nhộng: Mô tả hình dạng, mau sắc, đo kích thước (dài, rộng)

- Thanh trùng: Mô tả hình dang, màu sắc các bộ phận trên cơ thé (dau, râuđầu, cánh trước, chân sau, ống đẻ trứng, bộ phận giao phối), nhận biết thànhtrùng đực và thành trùng cái, đo kích thước chiều rộng sải cánh, chiều dài đốt

chày chân sau.

- Chup hình mô tả đặc điểm hình thái từng pha phát dục

Chỉ tiêu theo dõi đặc điểm sinh học ong Bracon hebetor

- Ghi nhận thời gian phát dục các pha: trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng của

ong Bracon hebetor (ngày)

- Tién đẻ trứng (ngày)

- Ty lệhóa nhộng (%)

- Ty lệthành trùng vũ hóa (%)

25

Trang 36

Hình 2.5 Thí nghiệm xác định khả năng ký sinh và tuổi thọ ong B hebetor

Chỉ tiêu theo dõi:

- 86 trứng được đẻ hằng ngày (trứng/ngày)

- Téng số trứng đẻ được của thành trùng cái (trứng/thành trùng cái)

- Thoi gian đẻ trứng (ngày)

Trang 37

- Thời gian sau đẻ trứng (ngày)

- Tuổi thọ của thành trùng (ngày)

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel 2010

27

Trang 38

Thành trùng đực 26 260-331 3,040,18 0,66-0,91 0,8+0,07

Thành trùng cái 21 2,76-3,50 3,240,17 0,68-0,99 0,8+0,10

Ghi chu: N: so mau theo doi; TB: trung bình; SD: độ lệch chuan.

3.1.1 Trứng ong Bracon hebetor

Trứng ong Bracon hebetor mới đẻ có màu trang va mờ đục, hình bau dục thuôndài, vỏ trứng nhẫn và và rất mỏng Trứng sẽ chuyên sang màu trắng trong sau khi được

đẻ từ 20 - 30 giờ do phần phôi bên trong được hình thành Trứng ong Bracon hebetor

có chiều dài trung bình là 0,7 + 0,07 mm, chiều rộng trung bình là 0,2 + 0,03 mm

(bảng 3.1).

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN