1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Bảo vệ thực vật: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella) và khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus) tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Thái, Sinh Học Của Sâu Đầu Đen Hại Dừa (Opisina Arenosella) Và Khả Năng Ăn Ấu Trùng Sâu Đầu Đen Của Bọ Đuôi Kim (Chelisoches Variegatus) Tại Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả Mai Thị Thảo
Người hướng dẫn TS. Lê Khắc Hoàng
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 34,56 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hại đừaOpisina arenosella và khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bọ đuôi kìmChelisoches variegatus tại các tỉnh Đồ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

% % % % % % % % % %% %% %%% % %%%%k%

MAI THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HỌC CUA SÂU DAU DENHAI DUA (Opisina arenosella) VÀ KHẢ NANG AN AU TRÙNG SAUDAU DEN CUA BO ĐUÔI KIM (Chelisoches variegatus) TẠI

CAC TINH DONG BANG SONG CUU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC NONG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 2/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

3% XI % % % % %% % % % % % % %%%X%%

MAI THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA SÂU ĐẦU ĐENHAI DUA (Opisina arenosella) VÀ KHẢ NANG AN AU TRÙNG SÂUDAU DEN CUA BQ ĐUÔI KIM (Chelisoches variegatus) TẠI

CAC TINH DONG BANG SONG CUU LONG

Chuyén nganh: Bao Vé Thuc Vat

Trang 3

NGHIÊN CỨU ĐẶC DIEM HÌNH THÁI, SINH HỌC CUA SAU DAU DENHAI DUA (Opisina arenosella) VÀ KHẢ NANG AN AU TRÙNG SÂUDAU DEN CUA BO ĐUÔI KIM (Chelisoches variegatus) TẠI

CAC TINH DONG BANG SONG CUU LONG

MAI THI THAO

Hội đồng cham luận van:

1 Chủ tịch: TS TRÀN THANH TÙNG

Trung tâm KD & KN Thuốc BVTV phía Nam - Cục BVTV

2 Thư ký: TS NGUYÊN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: TS VŨ THINGA

Hội Bảo Vệ Thực Vật

4 Phản biện 2: TS PHUNG MINH LỘC

Trung tâm KD & KN Thuốc BVTV phía Nam - Cục BVTV

5 Uy viên: TS LÊ THỊ DIỆU TRANG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là: Mai Thị Thảo sinh ngày 12 tháng 12 năm 1989 tại tỉnh Thanh Hóa

Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Trung học phổ thông Mai AnhTuấn, tỉnh Thanh Hóa, năm 2007

Tốt nghiệp Đại học nghành Bảo Vệ Thực Vật hệ chính quy tại trường Đại họcNông Lâm Huế, Thành Phố Huế, năm 2011

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là một phần kết quả của

dé tài tiềm năng cấp Bộ “nghiên cứu bước đầu về sâu đầu đen (Opisina arenosellaWalker) hai đừa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” theo quyết định số 154/QD-BNN-KHCN ngày 14/01/2022 của BNN&PTNN và quyết định số 444/QD-BVTV-

KH ngày 9/03/2022 của Cục BVTV do ThS Huỳnh Thị Ngọc Diễm là chủ nhiệm,

các kết quả trong nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê KhắcHoàng Những số liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm

đề tài Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bồ trong bat kì công trình nào

Tác giả

Mai Thị Thảo

Trang 6

CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực cógắng không ngừng nghỉ của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên, giúp

đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi học tập tại trường

Quý thầy cô Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí

Minh đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quýbáu về chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại trường

TS Lê Khắc Hoàng đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất dé tôi cóthể hoàn thành luận văn

Ban lãnh đạo tai Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam đã tao điều kiện và

hỗ trợ rất nhiều đề tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

Các các anh chị cán bộ thuộc mạng lưới Bảo vệ thực vật tại 13 tỉnh thành khu

vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, chị Nguyễn Thị Thúy Ngân, các em Lư Nữ ChiềuXuân, Lê Quốc Dũng, Nguyễn Thị Phương Uyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện nghiên cứu.

Xin trân trọng cám ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và khích lệ trong

thời gian thực hiện luận văn.

Cuôi cùng, tôi xin được nói lời cám ơn sâu sắc đên Cha Mẹ đã sinh ra, nuôi

dưỡng, động viên tôi mọi lúc mọi nơi và xin chia sẽ niêm vui này đên toan thê gia đình thân yêu của tôi.

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hại đừa(Opisina arenosella) và khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bọ đuôi kìm(Chelisoches variegatus) tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện từtháng 1 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 tại Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Namtỉnh Tiền Giang và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) tại Đồng bằng sông Cửu Long có 6/13 tỉnh

đã có sâu đầu đen xuất hiện và gây hại; giống dừa bị hại nhiều và nặng nhất là dừa

Ta, giai đoạn dừa thu hoạch (>4 năm tuổi) bị hại nhiều hơn giai đoạn kiến thiết cơbản; (2) Thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, am độ 55,4 + 9,6 %, trên ký chủ

là lá đừa Ta, vòng đời của sâu đầu den hai đừa (O arenosella) từ 52-62 ngày, trungbình 57,5 + 2,86 ngày Pha trứng có thời gian phát triển kéo dai trung bình 6,07 +0,25 ngày Au trùng có 8 tuổi, thời gian trung bình của pha ấu trùng kéo dai 41,23 +

2,47 ngày Pha nhộng có thời gian phát dục trung bình 9,37 + 0,49 ngày Giai đoạn

tiền đẻ trứng của thành trùng trung bình 1,2 + 0,41 ngày, thành trùng đực có tuổi thọcao hơn thành trùng cái, trung bình thành trùng đực sông 10,7 + 3,44 ngày và thànhtrùng cái sống trung bình 4,9 + 1,58 ngày Trong thời gian 1 ngày thành trùng cái đẻ

từ 57 — 296 trứng trung bình là 189,1 + 60,51 trứng Thành trùng tập trung đẻ ở ngày

thứ 2 sau khi vũ hóa và tổng số trứng đẻ của thành trùng cái biến động từ 101 — 464trứng, trung bình là 278,8 + 92,9 trứng (3) Bọ đuôi kìm vàng (C variegatus) có khảnăng tan công và ăn thịt tốt đối với ấu trùng sâu đầu đen Au trùng sâu đầu đen ở tuôi6-8 thi bọ đuôi kìm cái có khả năng tấn công tốt hơn bọ đuôi kìm đực Trong điềukiện có sự chọn lựa tuổi sâu cả bọ đuôi kìm cái và đực đều ưa thích tan công ấu trùngsâu đầu đen tuổi 3 nhất, bọ đuôi kim đực không tan công sâu đầu đen tuổi 8

Trang 8

The research of “Morphological and biological characteristic of Black Head Caterpillar (Opisina areanosella) (BHC) damaging on coconut and larval prey consumption of Chelisoches variegatus in Mekong Delta” were carried from Jan to Oct 2022 in Plant Protection Center in Tien Giang and other 13 provinces in Mekong delta.

(1) The results showed that, in the Mekong Delta, 6 of 13 provinces have had blackhead worms appear and cause harm The harvesting stage (coconuts older than

4 years old) suffered more damage than the basic construction stage Among different varieties, the Ta variety more effected by BHC.

(2) The morphological characteristics of each developmental stage of BHC were detail described in this thesis The biology characteristics was also examined in laboratory at 28 + 2°C degree and RH 55.4 + 9.6 % on BHC reared on Ta coconut leaves, the life cycle of O areanosella was from 52 - 62 days and at 57.5 + 2.86 days

in average The egg stage developmental time was 6.07 + 0.25 days The larval stage was 8 instars and developed in 41.23 + 2.47 days The cocoon average developmental time was 9.37 + 0.49 days and the pre-egg laying period was 1.2 + 0.41 days The longevity of male was 10.7 + 3.44 days which was longer than female 4.9 + 1.58 days The fecundity was 189.1 + 60.51 eggs in average, the female laid 57 — 296 eggs

per days, the peak laying egg was second days after hatching.

(3) The predator (C variegatus) attacking and eating well larva of BHC, third instar larva was most suitable for both sexes of C variegatus In older instars larva

of BHC (from 6-8 instar) the female C variegatus can eat better than male, and the

male had not attack BHC larva 8 instar.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

li don Kurdá 1

Tey Heh ca nh aitn cose cercasuaneuneourmeanvaneenainunk etme endear men en ie reeds 1

LOVCaM OAD seenentsn ng Gà g k8 8011011880195 060038088003853E'-BAEBEESGSISRSSSEGEGBEESHSIESSEHGS0/ESE301TES.4SEXSE010/8E 1H

0.0 — IV

TOM tat ooo eeccecccceececssessessessesssssessssnsesessssussissississussisessesssississstesnsisssetisssessessessessnsstseesseeseeseees V

SUIS GY eee eee etree eee eters! VI INDICA IG: execscera net» iDbigfONGSEGHESEESSEĐGANGUSIGBiaiBqbtsnu Six/G3803)N0S0xiMEchãgssinpg8igiub:gsigsisgg8ssgkieSirtipgte ggtgarssl VI

Damnh sach cac chit viét tat 8E .xa‹ÃẼÃ x

Danh sach cac With 0 x1 Danh sách cáe DANG ccncennasseseesennnentanensessneannrsenstenersaneneansesennnnesenatoentegnnranagennneseassases xII

NI TẤT sungggounggonghtgonghggintintotnioNGS001010160G00101004691410G8H020030.:Đ01600G801803003:9808100008015E 1Chướng 1 TÔNG QUAN s«aeeneseneonnantdiinbtiinoiS004600n000g100gg80010096000010)00188000600000.80086 g sổ 41.1 Tổng quan về cây đừa -2- 2 2 2S+S12212212212212212121212121212121212121 2121 xe 41.1.1 Nguồn gốc, phân bố và giá trị của cây đừa 2 222222222E2222222222222zrxee 4

1.1.2 Đặc tin tực: vat@ua: Cay GU a x ss coc osc c 106 toác UIA BÉ Seouee asecee neni aes ama mena meuniere 6

1.1.3 Một số giống dừa phé biến tại Việt Nam 22-22 ©2222222E222222122322212222222e 7

1.1.3.2 Gimng diva Vm ooo 4434A Ả ẢẢẢẢ 81.1.3.3 Tình hình sâu hại chính trên dừa - + ceesceesecesseeseceseeesecesseesseeesseenss 81.2 Sâu đầu den hai dita (Opisina arenosella Walker) c.cccscsscsssesvessessessessessesseesesseese 9

1221 Pig iru eee võ NB ID ccc necenwrisarmmentraastorneninaceminneerenprctreasureesnaierneiemtadivannneriasie 9

127220: OSs 1 eee eee 11

1.2.3 Đặc điểm gây hại, hình thái, sinh học -2- 22 2+S22E2EE2E22E2EE2E22E22222222222 2222 111.2.4 Điều kiện phat sinh, phat trig ecc ccc eeceecseeseessessessessessseeseeseeseeseeseeens 151.2.5 Một số biện pháp sinh học tiềm năng kiểm soát sâu đầu đen - 16

Trang 10

1.2.6 Một số biện pháp hóa học được sử dụng để kiểm soát sâu đầu đen 1§

1;3„ Bồ: GUGL Kit (DERMAD (ELA) sssssssssesnssisawsacn sewsaaessaanuneeisawn SHS88130093GSA3.4901300189G0A300893358558448005355E 19

1.3.1 Nguồn gốc, phân B6 cccccccccccsccsssesseessessessesssssesseesnessesssevessnssnessessessessessieesneeneees 191.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học -2- 2-5 ©s£S++E£SE£EE2EE2E£EEEEE2E22121121211211 2112 cxe 201.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triỂn 2-22 ©2222S22E2EE22EE2EE22E2EE221211221 2222 crev 22

1.3.4 Kha năng ứng dụng phòng trừ sâu hại của bọ đuôi kìm vàng (C variegatus) 23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 252.1 Thời gian va địa điểm nghiên cứu 2-2-2 ©+2++2E++EE++EE++EE++EE+zrErrrxrrrrrr 25

2;2 Nội dựng THIẾT CỨ H::ssszss:ssxsss3955155555555881655911163515551536383595690340355K615E51611355X0515135884845E 25 2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiÊn CỨUu - 2 2< 222 2211211321153 21221 1212511211111 1 51 xe, 25 2.4 Phuong phap nghién ctu 1 26

2.4.1 Khảo sát sự phân bồ và gây hại của sâu đầu đen (O arenosella) trên cây dừa

tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long -22©525525522 262.4.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O arenosella) 282.4.3 Đánh giá kha năng ăn ấu trùng sâu đầu đen (O arenosella) của bọ đuôi kim

vàng (C.variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm -2- 22552522552 312.4.3.1 Đánh giá kha năng ăn ấu trùng sâu đầu đen (O arenosella) của bọ đuôi kìm

vàng (C variegatus) trong điều kiện không có sự lựa chọn tuổi sâu 322.4.3.2 Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den (Ó arenosella) của bọ đuôi kim

vàng (C.variegatus) trong điều kiện có sự lựa chọn tuổi sâu - 33

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 2-22 22222222E22EE22212221222122212221222122112211222 2E xe 34Chương 9 KẾT QUÁ VA THẢO LUAN seeeensesesaeeiaseansatodkgidakorgixolprG81019g0836 353.1 Sự phân bố và gây hại của sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker.) trên cây

dừa tại các tỉnh trồng dừa thuộc khu vực Đồng Bang sông Cửu Long 35

Trang 11

3.2.2 Đặc điểm sinh học của sâu đầu đen (O arenosell4) -5++++<sss++<xecczss 583.3 Khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den (O arenosella) của bọ đuôi kìm vàng (C.

variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm 2222 5S+2E22SE22E22E22Ez22zcze2 633.3.1 Khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen (O arenosella) của bọ đuôi kìm vàng

(C.variegatus) trong điều kiện không có sự lựa chọn a 643.3.2 Kha năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bo đuôi kim vàng (C variegatus) trong

điều kiện có sự lựa chọn tuổi sâu - 22 2+22+E+SE2E22E2EE2E22E2212222122122222221 2222 66NTLUẬỆN VÀ BỀ NGHI aaeenenteeoaietbrobriipditotgitierhprgatioyt0i0308l00S80gg0i 68TÀI LIEU THAM KHẢO -<-5<5<©S<©S<ES<ESESESSESESES4E34 3414 14734 32 36E 70

7188765220 ` ` ` 75

Trang 12

DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TATBĐKV Bọ đuôi kìm vàng

BVTV Bao vệ thực vật

CABI Centre for Agriculture and Biosciences International (Trung tâm

Nông nghiệp va Khoa học sinh học quốc tế)

cs Cong sự

FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Liên

Hợp quốc)ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

IPPC International Plant Protection Convention

OKS Ong ky sinh

PTNT Phát triển nông thôn

TP.HCM Thành phó Hồ Chí Minh

TIBVTVPN Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Trang

Hình 2.1 Xác định toa độ, điều tra, lấy mẫu sâu đầu đen gây hại 26Hình 2.2 Nhân nuôi sâu đầu đen hại dừa (O arenosella) -2 z5sz-s+52 29Hình 2.3 Thí nghiệm về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O

(QV CTOS CU cpcccvcsespe ss ata ucecens succes ero steer eat temo sxc eee acorn cnt 30

Hình 2.4 Thí nghiệm không có sự lựa chon tuổi sâu -ccscccceereceeee 33Hình 2.5 Thí nghiệm có sự lựa chon tuổi SÂU 2252- S2 222E221212212112121121121 E2 xe 34Hình 3.1 Các tỉnh nhiễm sâu đầu đen ở khu vực ĐBSCL 2 25szcsz52 35Hình 3.2 Bản đồ phân bố các điểm nhiễm sâu đầu đen ở khu vực ĐBSCL tháng

Hình 3.3 Biểu đồ diện tích nhiễm sâu đầu đen theo giống dừa ở các tỉnh nhiễm

thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long 22 2 2222222222E£2Ezzzzzzzzzzx2 37Hình 3.4 Biéu đồ mức nhiễm sâu đầu den theo giống dừa ở khu vực Đồng bằng

sống: CU LOM G se csscsscszxa2ts2x5510052i010G1005068081001548808i0088ni-dix44/4tồ:E Sh,u3gi0-484 ã0/300800 853180 38

Hình 3.5 Biéu đồ diện tích nhiễm sâu dau den theo giai đoạn sinh trưởng của

cây dừa ở các tỉnh nhiễm thuộc Đồng bang Sông Cửu Long 38Hình 3.6 Biéu đồ mức nhiễm sâu đầu den theo giai đoạn sinh trưởng của cây

dừa ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long -2- 2-5552 39Hình 3.7 Thành trùng của sâu đầu đen hai dita (O arenoselia) - 40Hình 3.8 Đầu của thành trùng sâu Ó arenosella -. -2-22-52z552z55z5zss5+2 42Hình 3.9 Bộ phận sinh dục của thành trùng sâu (O arenosella) cái (A) va đực

Hình 3.10 Cánh thành trùng của sâu đầu đen (O arenosella) cái (A) và đực (B)

ares bomen end ee ee on ane 43 Hình 3.11 Sai cánh của thành trùng sâu (O arenosella) cai (A) và đực (B) 44

Hình 3.12 Chân của thành trùng cái sâu đầu đen (O arenoselia) - 45Hình 3.13 Mặt dưới của thành trùng của sâu đầu den hai dừa (O arenosella) 46

Trang 14

Hình 3.14 Phần cuối bụng thành trùng của sâu đầu đen hại dừa (Ó arenosella

J"”` ẺẻẺẺốốẺốẺố rma an eras la ca CC ett aces eo rma neetrnaaeeuad 47

Hinh 3.15 O trứng sâu đầu đen (O arenosella) mới đẻ (A) va sắp nở (B) 47Hình 3.16 Cấu tạo cơ thể ấu trùng sâu đầu đen (O arenosella) -.- 48Hình 3.17 Au trùng sâu đầu đen (Ó arenosella) . -¿ 2 2z55zz55z52zz5+2 49Hình 3.18 Âu trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuôi 1 . -: - 50

Hình 3.19 Âu trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuôi 2 - . -: -5: 50

Hình 3.20 Au trùng sâu đầu đen (Ó arenosella) tuôi 3 -5: 51Hình 3.21 Au trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuôi 4 - -: : 5- 52

Hình 3.22 Âu trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuôi 5 - -. -: -5- 52

Hình 3.23 Âu trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuổi 6 -. : -: - 53Hình 3.24 Au trùng sâu đầu đen (Ó arenosella) tuôi 7 -. -: : 5: 54Hình 3.25 Âu trùng sâu đầu đen (O arenosella) tuôi 8 vừa lột xác 54Hình 3.26 Au trùng sâu đầu đen (O arenosella) tui § -2-=52 25)Hình 3.27 Giai đoạn tiền nhộng của sâu đầu đen (O arenoselld) - 56Hình 3.28 Kén nhộng của sâu đầu đen (O arenosella) - -. -: 2 5: 56Hình 3.29 Các giai đoạn phát triển của nhộng sâu đầu đen (O arenosella) 57Hình 3.30 Vòng đời của sâu đầu den hại dita (O arenosella) -. - 59Hình 3.31 Bọ đuôi kim vàng tan công ấu trùng sâu dau đen (O arenosella) 63

Trang 15

DANH SÁCH CAC BANG

Bảng Trang

Bảng 1.1 Diện tích trồng dừa theo giống và theo giai đoạn sinh trưởng tại các

tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thang 3/2022 -2-2252z522Bang 3.1 Kích thước đặc điểm hình thái của thành trùng sâu đầu đen hại dừa

(O GRONOSONG) sung nhuitdit ti 1g 3E hAk 193 si29 G136 th6yE406388402938333SENBGKESSSESGISHSSEI-SS014.

Bảng 3.2 Kích thước cơ thé các pha của sâu đầu den hai dừa (O arenosella) Bảng 3.3 Thời gian phát triển các pha của sâu đầu den hai dừa (O arenosella)

trong điều kiện phòng thí nghiệm 2- 2 2¿222+2E+2E£22E222z2zxzz+zBảng 3.4 Thời gian hoàn thành vòng đời của thành trùng sâu đầu đen hại dừa

(OD PCOS LÍ eerste ec tm emcee

Bang 3.5 Tuổi tho của thành trùng sâu dau đen hai dừa (O arenosella) Bang 3.6 Kha năng đẻ trứng của thành trùng cái sâu đầu đen hại dừa (O

ROT OS OUT GE) tụy trees os QhnERSDLEEEEGEIIGISOHEEESGDGDNGVEIRHENGHEDSSGSRESQQdSgioaqrinsosa

Bang 3.7 Tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu đầu den hai dừa

COM 28/7) synthanoVHBREEIESEAHGGEEGOGIREGIIGDIEGGSIEDRDESSEEIHGLISNSIRRENBERMIGHIRGEDDBEEIEHIORUOSSS

Bang 3.8 Khả nang ăn ăn au trùng sâu đầu đen (O arenosella) của bọ đuôi

kìm vang (C.variegafus) trong điều kiện không có sự lựa chọn tuôi

Bảng 3.9 Khả năng ăn ăn ấu trùng sâu đầu đen (O arenosella) của bọ đuôi

kìm vang (C.variegatus) trong điêu kiện có sự lựa chọn tuôi sâu

Trang 16

MỞ ĐẦU

Đặt vẫn đề

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những loài cây lấy dầu quan trọngnhất trên thế giới, được trồng trên 93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới(FAO, 2010) Ở Việt Nam, cây dita vừa có giá trị kinh tế vừa mang giá trị biểu tượng

ở Đồng bằng sông Cửu Long Các ngành nghề có liên quan đến cây dừa như thủ công

mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm Giúp tạo ra việc làm và mangđến nguồn thu nhập đáng kể cho lao động nông thôn Ngoài ra, cây đừa còn có vaitrò chắn gió bão, tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường

Tuy nhiên, giá trị kinh tế của cây dừa có nguy cơ bị giảm đo các côn trùng gây

hại như Amathusia phidippus, Zeuxiooa catoxantha, Hidari irava , sâu bao (Mahasena corbetti, Metisa plana) và sâu đục trai (Tirathaba rufivena) Tại Việt

Nam, kết quả điều tra trên vườn đã phát hiện được 42 loải côn trùng và nhện hại cây

dừa, trong đó bọ dừa (Brontispa longissimi), bọ vòi voi (Diocalandra frumenti),

đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus), kiến vương (Oryctes rhinoceros) và sâuđục trái (Tirathaba rufivena) là những đối tượng gây hại quan trọng (Nguyễn Thị ThuCúc, 2015) Đặc biệt trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một loài dịch hại mới gâyhại trên cây dừa là sâu đầu đen (Black Headed Caterpillar) có tên khoa học là (Opisinaarenosella Walker), loài sâu này đã gây hại nặng tại Bến Tre và đang tiếp tục lây lan,

gia tăng diện tích nhiễm

Đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thiên địch bắt mồi ăn thịt dé diệt trừsâu hại trên dừa bao gồm sử dụng ong ký sinh, bọ đuôi kìm, kiến vàng, Điều kiệncủa đất liền vùng ĐBSCL rất thích hợp cho sự phát triển của loài bọ đuôi kìm vàng(C variegatus) Phố con méi của C variegatus rat da dạng, ngoài bo cánh cứng hại

dừa C variegatus còn tấn công trên nhiều con mỗi khác như mối, sâu ăn tạp, rầy

mềm, ray nâu, sâu xép lá đậu, sâu tơ, sâu khoang, sâu ăn dot cai.

Trang 17

Sâu đầu đen (O arenosella) là loài sâu gây hại nguy hiểm trên cây dừa cónguồn gốc tại Sri Lanka và An Độ (Howard và cs, 2001), tan công tat cả các giai đoạnsinh trưởng của cây dừa và gây hại nặng tại các vườn dừa những năm 1980 — 1990.Mặc dù đã được kiểm soát nhưng sau đó lại bùng phát trở lại vào những năm 2010 —

2017 va gây tốn thất nghiêm trọng Tại An Độ, sâu gây thiệt hại từ 42,8 — 62,9% năngsuất (Rao và cs, 2018) Khi không kiểm soát, vườn dừa có thé bị gây hại hoàn toàn

với triệu chứng là toàn bộ lá dita bị khô và rũ xuống, hầu hết trái dừa non bị rụng và

làm giảm năng suất 100% (Seni, 2019) Tại Myanmar và Bangladesh, sâu gây thiệthại đến 83% trên các vườn dừa (Mohan và cs, 2010); Gần đây nhất là tại Thái Lanvào năm 2010 — 2017, loài sâu này đã gây thiệt hại trên các vườn dừa, làm chết cảcây và giảm năng suất gần 45% (Chomphukhiao và cs, 2018) Ở Việt Nam, sâu đầuđen được phát hiện đầu tiên tại huyện Bình Đại — Bến Tre vào tháng 7/2020 gây hạinặng trên các vườn dừa với diện tích thiệt hại là 2,4 ha (TTBVTVPN, 2021) Mặc dù

đã được xử lý thuốc BVTV, nhưng sâu vẫn tiếp tục lây lan nhanh chóng sang các khuvực lân cận Đây là loài gây hại mới, chưa có nghiên cứu nào về đối tượng dịch hạinảy ở Việt Nam để làm cơ sở cho cán bộ ở địa phương trong công tác điều tra vàphòng trừ Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh học của sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella) và kha năng ăn ấu trùngsâu đầu đen của bọ đuôi kìm (Chelisoches variegatus) tại các tinh Dong bang

sông Cửu Long” được thực hiện để có cơ sở phục vụ cho công tác điều tra phát hiện,

phòng trừ và dự tính dự báo sâu bệnh trong vùng, đồng thời sẽ là nền tảng cho những

nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa trong thời gian tới.

Mục tiêu

Xác định được sự phân bố gây hại, đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầuđen (O arenosella) và khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den của bọ đuôi kìm vàng(C.variegatus) tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Trang 18

Yêu câu

- Khảo sát sự phân bô, mức độ gây hại của sâu đâu đen (O arenoselia) trên

dừa ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

- Xác định một số đặc điềm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O arenosella)

- Đánh giá kha năng ăn âu trùng sâu đâu den của bọ đuôi kìm vang(C.variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Pham vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 Thu mẫusâu đầu đen ở những điểm nhiễm sâu đầu đen tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằngSông Cửu Long, mang về nhân nuôi, thực hiện thí nghiệm trong phòng nhân nuôi côntrùng và phòng thí nghiệm tại Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam tỉnh Tiền Giang.Nguồn bọ đuôi kìm vàng được sử dung trong nghiên cứu từ phòng nhân nuôi bọ đuôi

kìm của Trung tâm BVTV phía Nam.

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN

1.1 Tổng quan về cây dừa

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và giá trị của cây dừa

Cây dừa (Cocus nucifera L.) thuộc giới Plantae, bộ Arecales, họ Arecaceae,

chi Cocos, loài Cocus nucifera Dừa là một trong những loài cây lay dau quan trong

nhất trên thế giới, được trồng trên 93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,phân bồ rộng rãi từ 20 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam (FAO, 2010) Dừa là cây trồng cóvai tro quan trọng trong các hoạt động văn hóa xã hội ở Châu Á - Thái Bình Dương.Người dân các vùng này đã biết tận dụng dừa làm thực phẩm, thuốc đông dược, mỹphẩm và làm nguyên liệu cho một số sản phẩm công nghiệp Dừa được trồng trêntoàn thế giới với điện tích khoảng 12 triệu ha Sản lượng thế giới ước tính đạt 59,98triệu tan (FAO, 2012) Trong tự nhiên từ nhiều thé kỷ nay, cây dừa đã là một trongnhững cây trồng chính và phổ biến ở hầu hết các nước thuộc vùng nhiệt đới và xíchđạo trên thế giới Chính do sự phân bố rộng rãi trong tự nhiên này, người ta đã chứngminh cây dừa có nguồn gốc nhiệt đới, là một loài thực vật thích hợp với các vùng cókhí hậu nóng và âm của miền nhiệt đới

Giá trị kinh tế của cây đừa: Năm 2010, Brazil là quốc gia sản xuất các sảnphẩm về dừa đứng đầu thế giới Tuy nhiên, sau năm 2010, các quốc gia Châu Á đã

có một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong ngành công nghiệp này Ở thời điểm hiệntại, gan 90% nguồn dừa cung ứng toàn cầu đến từ các nước Châu A, nơi mà ngànhcông nghiệp này trở thành nguồn thu nhập rat quan trọng của nhiều quốc gia Năm

2018, tổng diện tích trồng dừa trên thế giới là 12,38 triệu ha được trồng trên 93 quốcgia, với sản lượng hàng năm đạt 61,87 triệu tắn cơm dừa/năm và tăng liên tục từ năm

2014 — 2018 (FAO, 2020) Trong đó, quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Philippin, với

Trang 20

tổng diện tích là 3,63 triệu ha, kế đến là Indonesia 3,25 triệu ha và lần lượt là An Độ

2,10 triệu ha, Tanzania 0,80 triệu ha, Sri Lanka 0,46 triệu ha (FAO, 2020).

Ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây trồng lâu năm truyền thống, có sức sốngmãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực Duyên hải miền Trung đến Đồng

bằng Sông Cửu Long và chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bang ven biển (Đường

Hồng Dat, 1990) Việt Nam có tổng diện tích dừa khoảng 177.631 ha, trong đó phân

bố chủ yếu ở khu vực phía Nam (154.768 ha) (Cục Bảo vệ Thực Vật, 2021) Diệntích dừa phân bồ tập trung ở các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre(77.232 ha), Trà Vinh (23.698 ha), Tiền Giang (20.737 ha), Vĩnh Long (12.976 ha),Sóc Trăng (8.723 ha), Kiên Giang (5.367 ha), Cà Mau (4.962 ha), Bạc Liêu (4.776ha), Hậu Giang (2.518 ha), Long An (1.401 ha), Cần Thơ (978 ha), An Giang (952ha), điện tích còn lại (khoảng trên 1.000 ha) phân bố rải rác ở một số tỉnh thuộc miềnĐông Nam Bộ (theo số liệu thống kê của Trung tâm BVTV phía Nam tháng 3/2022)

Do điều kiện thé nhưỡng thích hợp, phù sa từ các hệ thống sông ngòi đã làm cho dừacủa ĐBSCL có chất lượng tốt, com dày, hàm lượng dau cao

Bảng 1.1 Diện tích trồng dừa theo giống và theo giai đoạn sinh trưởng tại các tỉnhĐồng bằng Sông Cửu Long tháng 3/2022

Giống dừa Diện tích trồng ae bat ra hề)

Dừa Ta 94.623.3 8.036,4 86.586,9 Dừa Xiém 29.521,4 3.915,7 25.605,7 Dừa Dâu 31.643,7 1.900,4 29.743,3

Giống khác 9.101 1.016,3 8.084,7Tong ving 164.889,4 14.868,8 150.020,6

(Nguôn: TTBVTVPN, 2022)Cây dừa có rất nhiều công dụng, tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ,

xơ, gáo, nước đều có thé sử dụng phục vụ đời sống con người Các mặt hang thủcông mỹ nghệ, bánh kẹo sản xuất từ các bộ phân trên cây dita không những dap ứngnhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn làm các mặt hàng xuất khâu mang lại hiệu quảkinh tê cao, giải quyét công ăn việc làm cho lao động nhàn roi ở nông thôn Dong

Trang 21

thời, trồng dừa mang lại tác dụng thiết thực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái,hạn chế được tình trạng sạt lở đất đai dọc theo các sông, kênh rạch lớn Vì thế, việcduy trì và phát triển điện tích trồng đừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cầnthiết và giữ vị trí quan trọng, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Dừa được trồng tập trung với quy mô lớn tạihai tỉnh: Bình Định của vùng Duyên hải miền Trung và Bến Tre ở Đồng bằng Sông

Cửu Long Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm hơn 86,1% diện tích dừa cả nước (Cục

Bảo Vệ Thực Vật, 2021).

Theo số liệu của Cục Thống Kê Bến Tre, năm 2019, Bến Tre có 72.482 hadừa, trong đó sản lượng 637.870 tan Dừa là cây trồng truyền thống của Bến Tre vàgiữ vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế của tỉnh Dừa rất đễ trồng, có khảnăng thích nghỉ rộng trên nhiều vùng sinh thái, đặc biệt là khả năng chống chịu tốtvới tác động của biến đổi khí hậu Dừa lấy dầu và dừa uống nước là những mặt hàngtiêu ding và xuất khâu có giá trị kinh tế cao Đặc biệt, cây dừa có thé sống trên đấtphèn mặn mà các loại cây trồng khác khó phát triển, tạo điều kiện dé phủ xanh và sửdụng đất đai hợp lý ở các vùng đất ven biển, vùng phèn mặn Vườn dừa đã trở thànhmột hệ sinh thái nông nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm, thực hiện sản xuất trênnhiều tầng không gian và thu hoạch nhiều vụ trong một năm Dừa đã góp phần làmđẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho hàngnghìn lao động ở các địa phương Điều đó chứng tỏ dừa là loài cây trồng thích nghĩcao, mang ý nghĩa sinh thái đặc biệt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng màkhó có loài cây nào sánh được.

1.1.2 Đặc tính thực vật của cầy dừa

Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở gốc thân, không có rễ cọc, chiều dàikhoảng 5-7 m và chiều sâu khoảng 0,30-1,20 m (Chen and Elevitch, 2006) Trongmột số trường hợp rễ có thé mọc dai trên 30,0 m và sâu 5,50 m (Ohler, 1984) Theo(Võ Văn Long và cs, 2008), rễ dừa phần lớn tập trung xung quanh thân với bán kínhkhoảng 0,75-1,00 m chủ yếu dé bám đất và hap thu dinh dưỡng Theo Võ Văn Long

Trang 22

(2007), thân dừa có màu xám và không có tầng sinh gỗ bên ngoài Tiến trình pháttriển đầy đủ của thân cây dừa có thé kéo dài đến 4 năm tùy thuộc vào đặc tính giống(Ohler, 1984) Lá đừa mọc theo hình xoắn ốc với từ 30 đến 40 tàu lá/cây và mọc ra

từ đỉnh thân (Tôn Thất Trình, 1974) Trung bình mỗi tháng đừa mọc thêm một tàu lámới, khi gặp điều kiện bat lợi thì thời gian này có thé từ hai đến ba tháng (Võ VănLong, 2007) Hoa dừa thuộc loại đơn tính đồng chu, mỗi phát hoa có khoảng 8.000hoa đực và 1-30 hoa cái (Ohler, 1984) Trái dita phát triển từ bầu noãn, kích thước,mau sắc và hình dang của trái thay đối tùy theo giống dừa Thời điểm trái dừa được6-7 tháng tuổi có trọng lượng nước nhiều nhất Sau khi chín hoàn toàn, trái khô, rụng

và rat dé nảy mam nếu gặp điều kiện thuận lợi (Võ Văn Long va cs, 2008)

1.1.3 Một số giống dừa phổ biến tại Việt Nam

1.1.3.1 Giống dừa cao

Dừa Ta là giống dừa lấy dầu, có gốc và thân cây to, sẹo lá trên thân dày, câynhiều lá (28-33 lá), tán lá phân bố đều và chiều dài cuống hoa ngắn (35,0- 45,0 cm)

Ở vùng ĐBSCL, dừa Ta có thời gian từ khi trồng tới khi ra hoa khoảng bốn đến nămnăm và năng suất đạt 60-70 trái/cây/năm Dừa Ta có hình dạng trái tròn với ba khía

rõ rệt, khối lượng trái lớn (2.000-2.300 g), vỏ day Dừa Ta có khối lượng cơm dừanhiều (500-550 g), độ dày cơm dừa 1,00- 1,10 em và hàm lượng dau cao (60-63%)

(Võ Văn Long, 2007).

Dừa Dâu cũng thuộc nhóm dừa cao lấy dầu bản địa của Việt Nam Dừa Dâu

có gốc và thân cây to, sẹo lá dày, nhiều lá (26-34 1á), tán lá phân bố đều và chiều đàicuống hoa ngắn (40,0-50,0 cm) Thời gian từ khi trồng tới khi ra hoa của dita Dâu từbốn đến năm năm với năng suất từ 70 đến 80 trái tại vùng ĐBSCL Dừa Dâu có hìnhdạng trái tròn đến hơi dài, không có khía, khối lượng trái lớn (1.800-2.000 g), xơmỏng Khối lượng com dừa của dita Dâu khá cao (450-500 g) với com dừa day (0,90-1,10 cm), hàm lượng dau đạt 59- 62% (Võ Văn Long, 2007)

Trang 23

1.1.3.2 Giống dừa lùn

Dừa Xiêm thuộc nhóm dừa lùn, có thân hình trụ, sẹo lá khít, tốc độ tăng trưởngchiều cao chậm, tông số hoa cái/chùm từ 20 đến 30 hoa, năng suất trai cao Dừa Xiêm

có khối lượng trái lớn khoảng 850-950 g/trai, hàm lượng glucide trong nước dừa dat

6,50-6,80 g/100ml và có chứa một số khoáng chất (Ca, Mg, K) và vitamin C (Võ Văn

Mg, K va vitamin C (Võ Văn Long, 2007).

1.1.3.3 Tình hình sau hại chính trên dừa

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây dừa bị tan công bởi rất nhiều

loài dịch hại bao gồm cả chuột, sóc, sâu, bệnh, Trong đó sâu hại là một trong những

nguyên nhân chính dẫn đến giảm năng suất, chất lượng dừa và gây thiệt hại kinh tếđáng ké cho người nông dan Kalshoven (1981) đã ghi nhận thành phan loài côn trùnggây hại trên cây dừa trên thế giới có hàng trăm loài Việc áp dụng các biện pháp quản

lý dịch hại tương đối khó khăn đối với cây dừa do thuộc tính thân cây khá cao, tàu lárộng, nhiều Những thuộc tính này gây khó khăn trong công tác điều tra, phát hiệnđúng thời điểm dé quan lý dich hại, môi trường sống ẩn nau của hầu hết các loài sâu

hai dừa và sự ton tại thường xuyên của các loại ky chủ phụ tạo ra các mối de doa sâu

hại nghiêm trọng đối với cây dừa Hiện nay đã ghi nhận được hơn 900 loài côn trùnggây hại trên cây dừa được trồng chuyên canh và cây dừa mọc ngoài tự nhiên trên các

bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa, quả Thành phần côn trùng hại dừa còn có nhiềuloài sâu ăn lá như Amathusia phidippus, Zeuxiooa catoxantha, Hidari irava , sầu

bao (Mahasena corbetti, Metisa plana) và sâu duc trai (Tirathaba rufivena) Trong

đó, bọ dừa (B longissima Gestro), đuông dừa (R ferruginenus O.) và sâu đầu đen (O.arenosella Walker) là những loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các

Trang 24

vùng trồng dừa lớn trên thế giới (Kurama va cs, 2015) Sâu đầu đen (O arenosella)

là loài sâu gây hại nguy hiểm trên cây đừa có nguồn gốc tai Sri Lanka và An Độ(Howard va cs, 2001), tan công tat cả các giai đoạn sinh trưởng của cây dừa và gâyhại nặng tại các vườn dừa những năm 1980 — 1990 Mặc dù đã được kiểm soát nhưngsau đó lại bùng phát trở lại vào những năm 2010 — 2017 và gây tôn thất nghiêm trọng.Tại Án Độ, sâu đầu đen đã gây thiệt hại từ 42,8 — 62,9% năng suất (Rao và cs, 2018)

Khi không kiểm soát, vườn dừa có thé bị gây hại hoàn toàn với triệu chứng là toàn

bộ lá dừa bị khô và rũ xuống, hầu hết trái dừa non bị rụng và làm giảm năng suất100% (Seni, 2019) Tại Myanmar va Bangladesh, sâu gây thiệt hại đến 83% trên cácvườn dừa (Mohan và cs, 2010); Gần đây nhất là tại Thái Lan vào năm 2010 — 2017,loài sâu này đã gây thiệt hại trên các vườn dừa, làm chết cả cây và giảm năng suấtgần 45% (Chomphukhiao và cs, 2018) Tại Việt Nam, kết quả điều tra trên vườn đã

phát hiện được 42 loài côn trùng và nhện hại cây dừa, trong đó bọ dừa (B /ongissimi).

bọ vòi voi (D frumenti), đuông đừa (R ferrugineus), kién vương (Oryctesrhinoceros)

và sâu đục trái (7: rufivena) là những đối tượng gây hại quan trọng (Nguyễn Thị ThuCúc, 2015) Đặc biệt trong thời gian gần đây, đã xuất hiện một loài địch hại mới gâyhại trên cây đừa là sâu đầu đen (Black Headed Caterpillar) có tên khoa học là (Opisinaarenosella Walker), loài sâu này đã gây hại nặng tại Bến Tre và đang tiếp tục lây lan,

gia tăng diện tích nhiễm

1.2 Sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella Walker)

1.2.1 Nguồn gốc và phân bố

Sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella ) là một loài sâu hại nghiêm trọng trêndừa ở Sri Lanka Thiệt hại đối với đừa ở Sri Lanka lần đầu tiên được ghi nhận vàogiữa thế kỷ 19 (Green, 1898), sau đó các vụ bùng phát được ghi nhận thường xuyên

ở các vùng ven biển (Perera, 1987) Ghi nhận đầu tiên về sự gây hại của loải này ở

Ấn Độ là từ Coimbatore vào năm 1907 trên cây cọ Palmyra, trong khi lần đầu tiênchúng được báo cáo gây hại trên cây dừa là ở Bapatala, Andhra Pradesh vào năm

1909 (Rao và cs, 1948) Ở Sri Lanka nó đã được chính thức công bố là dịch hại vào

Trang 25

năm 1924 Viện Nghiên cứu Dừa (CRI) trở thành cơ quan nông nghiệp hàng đầu vàonăm 1956, và có khoảng 400 vụ bùng phát đã được ghi nhận từ năm 1965 đến năm

1985 Sự bùng phát của Ó arenosella được ghi nhận chủ yếu ở An Độ, Myanmar,Bangladesh và Indonesia vào mọi thời điểm trong năm Thường mật số tăng nhanhvào những tháng đầu mùa hè (tháng 3 đến tháng 5) (Perera và cs, 1989) Loài này vẫnđang lây lan và gây hại nặng tại Thái Lan và miền Nam Trung Quốc (Yan và cs,

2015) Ở Thái Lan Ó arenosella được phát hiện bùng phát lần đầu tiên vào tháng 7

năm 2007 ở tỉnh Prachuap Khiri Khan (Bộ Nông nghiệp Thái Lan- Phòng Nghiên

cứu và Phát triển Bảo vệ Thực vật), sau đó đã lan nhanh từ 200 — 320 ha bị nhiễm,

sau đó tăng lên 48.000 ha trong năm 2010 (Lu va cs, 2013) Tại Trung Quốc, O.arenosella đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2013 tại thành phố Wanning, tỉnhHải Nam (Yan và cs, 2013) Năm 2014, O arenosella đã lan rộng khắp đảo Hải Nam

và vào hai tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng Tây (Yan va cs, 2015).

Ở Việt Nam sâu đầu đen lần đầu tiên được phát hiện gây hại trên dừa tại xãPhú Long, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre vào tháng 7/ 2020 Đây là dịch hại mới trêndừa ở nước ta Theo kết quả giám định của Trung tâm giám định kiểm dịch thực vật, số

17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đã xác định mẫu loài sâu ăn lá dừa được

phát hiện tại Bến Tre là sâu đầu đen hai dừa (O arenosella ) từng gây ra dịch hại nguyhiểm tại Ấn Độ, Indonesia, Myanma và Thai Lan Hiện chưa có nhiều tài liệu hay côngtrình nghiên cứu khoa học trong nước công bố về đặc điểm sinh học cũng như biện phápquản lý hiệu quả loài dich hại mới này Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre

dựa trên các tài liệu hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía

Nam để tiến hành điều tra, theo dõi tình hình diễn biến sâu hại và đưa ra “Biện pháp quản

lý tạm thời” Tuy nhiên, việc áp đụng còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao vẫn

còn khả năng lây lan và gây hại (TTBVTVPN, 2021) Theo báo cáo của Chi cục Trồng

trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, từ khi bắt đầu phát hiện sâu đầu đen gây hại trên 2,4 hadừa ở huyện Bình Đại đến tháng 12 năm 2021 chi cục đã phát hiện 635,3 ha dừa bịsâu đầu đen gây hại trên toàn tỉnh với diện tích nhiễm nặng 136 ha; nông dân đã tiến

Trang 26

hành đốn tiêu hủy 21 ha nhiễm nặng không có khả năng hồi phục ở huyện ChâuThành và thành phố Bến Tre (TTBVTVPN, 2021)

1.2.2 Ký chủ

Sâu đầu đen được xem là loài sâu ăn lá gây hại nguy hiểm trên cây dừa và nhiềuloài thuộc họ Cau, cũng như một số cây ký chủ phụ như chuối Trong đó loài dừaPalmyra (Borassus flabellifer), là cây ky chủ ưa thích của sâu đầu den (Rao và cs,1948) Đối với nghiên cứu cây ký chủ, lá dừa là thích hợp nhất với sâu đầu đen, cho

tỷ lệ sinh sản thuần (Ro) cao nhất là 66,31 lần và sau đó là cọ Bismarck, chuối và cọdầu Thời gian thé hệ (Tc) của tat cả các cây ký chủ thử nghiệm nằm trong khoảng

71,16-74,69 ngày (Chomphukhiao va cs, 2017) Ngoài ra O arenosella còn gây hại

trên thốt nốt (Borassus flabellifer L.), nhóm cây cọ lớn, cha là (Phoenix dactylifera)

va cau (Areca catechu L.) (Rao và es, 1948) Nghiên cứu của Shameer va cs (2017)

cho thay O arenosella có thé gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau như chuối,mít, điều và cây cọ dầu

1.2.3 Đặc điểm gây hại, hình thái, sinh học

Trưởng thành đẻ trứng và tạo ra các lưới tơ ở mặt dưới lá chét, sau khi nở autrùng gây hại bằng cách cạp phan biểu bì ở mặt dưới của lá Nha tơ bao phủ xungquanh cơ thé kết đính phân và các mảnh vụn tạo thành nơi trú ẩn giống như đườngham; chúng sẽ ấn mình trong những đường ham nay chúng ăn diệp lục cạo lớp biểu

bì dưới lá, sau đó các lá chét khô, héo vá có màu trắng xám Khi ăn hết lá già chúng

sẽ tan công dan lên các tàu lá bên trên thậm chí tan công luôn cả vỏ trái nêu mật số

cao Trong trường hợp sâu bùng phát ở diện rộng và nghiêm trọng, hàng nghìn cây

dừa có thể bị ảnh hưởng va bị tan phá; hoa và trai non sẽ bi rụng hang loạt, nang suất

có thê bị giảm đi một nửa, cây chậm phát triển Khi cây dừa bị hư hại nặng, nhữngtàu lá bị tắn công rủ xuống, cong lại và những trái chưa trưởng thành có tỷ lệ rụngtrái cao (Panwar, 1995; David, 2001) Nhiều nghiên cứu về sự gây hại của sâu đầuđen trên cây dừa đã chỉ ra rằng, cây non thường chết khi bị sâu tắn công mạnh Nghiên

Trang 27

cứu của Thái Lan cho thay, sâu đầu đen thích ăn những lá gia và thích tan công những

cây dừa gia (lâu năm) hon là dừa còn nhỏ (it năm).

Nghiên cứu của Muralimohan và cs (2006) về các chu ky thế hệ rời rac ở loàisâu đầu đen (Opisina arenosella) cho kết quả: O arenosella thường có bốn giai đoạn

phát triển trong vòng đời của nó bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành

Trứng được đẻ thành từng đợt nhỏ, chúng nở trong khoảng 7 hoặc 8 ngày Au trùngcủa con đực trải qua 7 tuổi và ấu trùng của con cái trai qua 8 tuổi Thời gian của giaiđoạn ấu trùng kéo dai trong khoảng 33 đến 39 ngày trước khi biến thành nhộng.Nhộng vũ hóa trong khoảng mười ngày; đo đó, tổng vòng đời được hoàn thành trongkhoảng 55 đến 59 ngày Âu trùng ở trong các đường hầm được tạo ra từ phân và tơcủa chúng trong khi ăn các lá chét và làm nhộng ở đó Vong đời thường kéo dai trongmùa đông và ngắn lại trong những tháng mùa hè Con trưởng thành sống khoảng mộttuần và một con cái đẻ khoảng 80% trong số khoảng 200 trứng trong vòng hai đêm

sau khi xuât hiện.

Mohan và cs (2010) báo cáo rang năng suất hạt của cây cọ dừa bị nhiễm O.arenosella có thé bị giảm 45,4% khi có ty lệ sâu hại nghiêm trong Sâu đầu đen (O.arenosella) tan công cây dừa từ giai đoạn cây con đến trưởng thành Thành trùng đẻtrứng và tạo các lưới tơ ở mặt dưới lá, ấu trùng sau khi nở ăn từ mặt dưới, gây khô lá.Trong những đợt bùng phát nghiêm trọng, tất cả các lá mầm đều bị cháy, chúng ăndiệp lục bằng cách cạo lớp biểu bì dưới tạo nơi trú ân Ngoài ra, O arenosella còngây hại trên quả dừa, gây hại phần vỏ, các quả dừa ảnh hưởng lớn đến giá trị thươngmại và năng suất

Theo nghiên cứu của Kumara và cs (2015) về Chu kỳ xuất hiện thành trùng và

hành vi kêu gọi giao phối của sâu đầu đen hại đừa (O arenosella): trong diéu kién

phòng thí nghiệm kết quả cho thay thành trùng đực xuất hiện trước thành trùng cái từ

3-7 ngày, tỷ lệ sinh sản của thành trùng cái là 273,63 + 64,01 trứng.

Nghiên cứu của Shameer và cs (2017) cho thấy trong điều kiện phòng thínghiệm, thời gian phát triển của O arenosella ở giai đoạn au trùng và giai đoạn hóa

Trang 28

nhộng phụ thuộc vào các loại ký chủ khác nhau, tuy nhiên thời gian sống của thànhtrùng là tương đương nhau Với thức ăn là lá dừa, thời gian phát triển của O.arenosella là nhanh nhất, với giai đoạn ấu trùng (khoảng 36 ngày) và hóa nhộng(khoảng 7 ngày) O arenosella thường ăn mặt dưới của lá, được bảo vệ bởi một lớp

sợi tơ (Kumara và cs, 2015).

Theo Patchareewan và Natthinee (2017), vòng đời của sâu đầu đen từ 46 — 65ngày, trứng có hình bầu dục và phẳng, thành trùng cái đẻ trứng thành từng nhóm nhỏ.Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt và chuyên sang màu đỏ khi gần nở, thời gian pháttriển của trứng từ 4 — 5 ngày Au trùng khi nở ra sẽ ở với nhau thành đàn trước khi từ

từ di chuyên để ăn lá đừa Âu trùng có màu nâu nhạt với chiều dài sọc nâu chạy dọcthân, thời gian phát triển của giai đoạn âu trùng từ 32 — 48 ngày và trải qua 8 tuổi.Nhộng có màu nâu nhạt, chuyển sang màu nâu sam khi gần nở, thời gian nhộng từ 9

— 11 ngày Ở giai đoạn trưởng thành, thành trùng sâu đầu đen chuyên sang hoạt động

vào ban đêm, cánh có mau nâu sáng, vào ban ngày, nó sẽ ở dưới lá dừa Nó sẽ đẻ

trứng thành nhóm trên đường ham hoặc ở trên bề mặt lớp mang bao phủ của vỏ nhộnghoặc trong phần còn lại của lá bị ấu trùng ăn, thời gian sống của thành trùng từ 5 —

11 ngày Một con cái thành trùng cái có thể đẻ khoảng 49 — 490 quả trứng

Thành trùng màu trắng xám dai 10 — 15 mm, sai cánh 20 — 25 mm khi dang

rộng Con đực có kích thước nhỏ hơn, đặc trưng bởi phần bụng nhỏ, đốt cuối có một lớp vảy ngắn, trong khi ở con cái, phần bụng của con cái lại cong và nhọn về phía

đầu Giao phối thường diễn ra vào ban đêm cùng ngày xuất hiện Khả năng đẻ trứngcủa con cái thay đổi từ 59 đến 252 trứng, trung bình là 137 trứng (Nirula, 1956).Trứng có hình bau dục, trong và được đẻ thành từng nhóm không đều ở mặt dưới lávùng lân cận nơi có ấu trùng đã ăn, người ta cho rằng điều này dẫn đến sự lây lanchậm của dịch sang các cây gần kề chưa bị gây hại (Perera, 1987) Giai đoạn trứngkéo đài trung bình khoảng 3 ngày Giai đoạn ấu trùng thường có 5 tuổi kéo đài trongkhoảng thời gian từ 36 đến 54 ngày (Mohan và cs, 2010) Âu trùng mới nở có màu

đỏ cam va sau đó chuyền sang vàng nhạt va có đầu màu nâu sam Trên thân có bađường mau nâu chạy dọc theo cơ thể Phần ngực có mau nhạt hơn ở đầu và chân Âu

Trang 29

trùng thường ăn ở bề mặt dưới của lá dừa, ở điều kiện nhiệt độ là 28°C vòng đời sâuđầu đen hại dừa (O arenosella) là 55,75 ngày (Chomphukhiao và cs, 2011) Giaiđoạn ấu trùng của sâu đầu đen hai đừa (O arenosella) được nuôi bằng lá dừa có théhoàn thành sự phat triển của chúng 45,1 ngày ở nhiệt độ 26°C (Lu và cs, 2013) Mặc

dù bình thường ấu trùng của O arenosella thường trải qua năm giai đoạn, nhưng đã

có ghi nhận trong môi trường phòng thí nghiệm chúng trải qua tới tám giai đoạn Thời

gian âu trùng phát triển từ tuổi một đến năm lần lượt là 6 ngày, 7 ngày, 7 ngày, 5 ngày

và 10 ngày, làm cho giai đoạn ấu trùng dài khoảng 48 ngày Âu trùng thường có kíchthước nhỏ hơn 4,0 mm giữa các giai đoạn từ tuổi 1- 3, từ 4,0-11,0 mm từ tuổi 4-6 vàlớn hơn 11,0 mm giai đoạn tuôi 7- 8 Những con trưởng thành cái được nuôi riêng lẻtrong lồng sống trung bình trong 7,1 ngày (n = 9), trong thời gian đó chúng đẻ trungbình 152 trứng, dé lại 69 trứng (Perera, 1987) Trong điều kiện phòng thí nghiệm,một ấu trùng O arenosella tiêu thụ 1.823 mm? lá dừa (Perera, 1987) Hiện tượng ănthịt đồng loại cũng được quan sát thay ở O arenosella, âu trùng tuổi lớn sẽ ăn trứng

và ấu trùng tuổi nhỏ hơn Khi ấu trùng bước vào giai đoạn tiền nhộng, chiều đài của

nó giảm đi và có màu vàng nhạt Thời gian nay này kéo dài khoảng 2 ngày, ấu trùng

sẽ ít hoặc không hoạt động Sau đó chúng nha to quay một cái kén day xung quanh

cơ thể và bước vào giai đoạn nhộng Nhộng vũ hóa sau khoảng 10-12 ngày Thời giancủa từ khi trứng được đẻ cho đến khi trưởng thành vũ hóa dao động từ 49 đến 72ngày Trưởng thành sống trung bình khoảng từ 5 đến 13 ngày Sâu non thường sốngtập trung và ăn rất mạnh Chúng sống trong các đường hầm bên dưới mặt lá được tạobởi tơ và phân của chúng thải ra, chúng ăn từ bên trong bằng cách cạo đi phần nhu

mô xanh của lá chét, dé lại một lớp biểu bì mỏng bên trên Khi khô, chúng tạo thànhcác mảng màu xám dễ thấy từ bề mặt trên của lá Chúng thường tấn công các lá giàphía đưới Tuy nhiên, trong những trường hợp mật số sâu cao gây hại nặng, cây dừa

bị rụng lá hoàn toàn Nhìn từ xa những cây bị gây hại nặng giống như bị cháy Saukhi vườn bị sâu đầu đen (O arenosella) tan công trong năm tiếp theo, sản lượng qua

có thể giảm một nửa hoặc nhiều hơn, do giảm sản lượng hoa, tang rụng quả sớm, cây

còi cọc và chậm phát triển (Lever, 1969)

Trang 30

1.2.4 Điều kiện phát sinh, phát triển

Sâu dau đen (O arenosella) là một loài sâu đa chủng nhiệt đới có chu kỳ cácthế hệ rời rạc với 5 hoặc 6 thế hệ mỗi năm (Muralimohan và cs, 2006) Sự xuất hiệncủa một đợt bùng phát O arenosella phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiều yếu tố, có

thé liên quan đến thời điểm xuất hiện của dịch hại với giai đoạn phát triển của cây kychủ, cả trong quá trình xâm nhập ban đầu của dịch hại và sự gia tang quan thé sau do.

Tính nhạy cảm của cây ky chủ có thé là một đặc tính cố hữu Au trùng của sâu đầuđen (O arenosella) tồn tại và phát trién nhanh trên các lá già hơn là trên lá non Ngoài

ra, có thé có sự khác biệt đáng kể về mức độ tan công của dịch hại ở các cây riêng lẻtrong cùng một vườn trồng (Perera, 1987), ít nhất một phần là do các đặc tính vốn có.Tính nhạy cảm của cây ký chủ đối với sự tan công của O arenesella cũng có thê khácnhau liên quan đến các yếu tố môi trường và dinh dưỡng Tốc độ phát triển và tỷ lệsống của ấu trùng dường như có tương quan nghịch với hàm lượng kali trong lá Ty

lệ kali/nitơ có thé quan trọng đối với việc thay đổi sự gây hại của sâu non trên các lá

có độ già khác nhau, vì các lá non chứa hầu hết kali và tương đối ít nitơ trong khi tỷ

lệ nitơ trên kali cao nhất ở các lá 10 -15 ở những cây dừa trồng lâu năm, là những láđược O arenosella ưa thích và dễ bị tan công (Perera, 1987) Nghiên cứu củaPatchareewan và Natthinee (2017) cũng cho thấy O arenosella ưa thích tan công trên

những cây dừa già lâu năm hon dừa nhỏ tuổi

Trong bộ Lepidoptera quá trình giao phối phụ thuộc vào biểu hiện của một loạtcác mô hình hành vi (Hou và Sheng, 2000) Sự xuất hiện của thành trùng và hành vigiao phối xảy ra ở một khoảng thời gian xác định trong ngày, cũng như trong mộtmùa nhất định Ở con cái, hành vi sinh sản bao gồm sản xuất và phát tan pheromonesinh dục thu hút các bạn tình tiềm năng nhằm tăng khả năng tiếp cận và giao phối vớicon đực (Kingan và cs, 1993) Xác định mô hình xuất hiện thành trùng, thu hút concái và mô hình hành vi của sự đẻ trứng rất quan trọng, bước đầu giám sát quản lý dịch

hại dựa trên các biện pháp hóa học Tuy nhiên, có rất ít thông tin về hành vi giao phối

và đẻ trứng Nghiên cứu của Kumara và cs (2015) về chu kì xuất hiện thành trùng,hành vi gọi giao phối và đẻ trứng của O arenosella cho thấy thành trùng chỉ xuất

Trang 31

hiện tại một số thời điểm xác định trong pha tối, khá nhạy cam với pha sáng Trongpha tối con cái trở nên tăng động sau 30 — 60 phút, trước khi bắt đầu hành vi gọi bạntình con cái tăng tốc độ gập cánh, sau đó cố gắng bay, tìm vị trí thích hợp tiến hànhgiải phóng pheromone thu hút bạn tình Tỷ lệ thu hút bạn tình của con cái giảm dần

từ ngày 1 đến ngày thứ 4 Sau khi giao phối hai ngày con cái bắt đầu đẻ trứng và chếtsau 8 — 10 ngày Hành vi đẻ trứng của con cái chỉ xuất hiện vào pha tối, ghi nhận con

cái bắt đầu đẻ trứng sau 3 giờ trong pha tối

1.2.5 Một số biện pháp sinh học tiềm năng kiểm soát sâu đầu đen

Theo nghiên cứu của Oblisami va cs (1969) hay Muthukrishnan và cs (1974)

cũng cho thay nam Aspergillus flavus có kha năng gây chết lên đến 90% ở ấu trùngsâu đầu đen hai dita (O arenosella) và mang lại hiệu quả kiểm soát tốt trên vườn dừa.Ngoài ra, vi khuan Bacillus thuringiensis (Bt) cũng được sử dụng dé kiểm soát sâuđầu đen (Muthukrishnan và cs , 1974) Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm,Kuruvilla và Jacob (1980) đã cho thay rang nam Paecilomyces farinosus có khả nănglây nhiễm trên ấu trùng O arenosella Tuy có rat it báo cáo về sự phát sinh của vi rúttrên sâu đầu den hại dừa (O arenosella) nhưng Philip và cs (1982) ghi nhận tỷ lệ chếtcủa ấu trùng trên diện rộng khá cao (45%) do vi rút Polyhedrosis sp Vào tháng 4năm 1981 tại VaUayani, Kerala.

Đã có nhiều ghi nhận về việc sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học kiểm soáthiệu quả sâu đầu den trong khu vực và trên thế giới Các nghiên cứu về kiểm soát sâuđầu đen đã được tiến hành và ghi nhận các loài thiên địch kiểm soát sâu đầu đen như

sau: Agonoxena spp., Antaeotricha spp., Artona catoxantha, Durrantia arcanella, Furcivena rhodoneurialis, Hedylepta blackburni, Herculia nigrivitta, Homophylotis catori, Loxotoma elegans, Odites sp., Stenoma impressella va Struthocelis semiotarsa (Cock va es, 1987); Ankylopteryx octopunctata, Antrocephalus mitys, Bessa remota, Brachymeria excarinata, Brachymeria megaspila, Brachymeria nephantidis, Bracon brevicornis, Habrobracon hebetor, Creagris labrosa, Elasmus nephantidis, Eriborus trochanteratus, Goniozus nephantidis, Idgia dimelaena, Jauravia pubescens,

Micraspis discolor, Propylea fallax, Stomatomyia bezziana, Tetrastichus israeli,

Trang 32

Xanthopimpla punctata (APPPC, 1987) Trong đó, một số loài ong như ong ký sinh

Argyrophlax fumipennis được áp dụng tai Sri Lanka năm 1987 (Cock và cs, 1987),

ong ký sinh G nephantidis va B brevicornis sử dụng thành công tai An Độ từ năm

1980 — 2000 (Rao va cs, 2018) Tại Thái Lan, sau khi được ghi nhân tai tỉnh Prachuap

Khiri Khan vào năm 2007 va bùng phát gây hại trên diện itch rộng lớn, loài ong kýsinh G nephantidis được nhập khẩu từ Sri Lanka năm 2012 và phóng thích dé kiêmsoát loài Sâu đầu đen (O arenosella), sau đó sử dụng ong ky sinh H hebetor(Braconidae), một loài ký sinh bản địa để kiểm soát địch hại này như một chươngtrình đấu tranh sinh học (Chomphukhiao và cs, 2018) Trong các loài thiên địch được

tìm thấy thì ong ký sinh G nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea), B brevicornis

(Hymenoptera: Braconidae) và H hebetor (Hymenoptera: Braconidae) là 3 loài có

kha năng kiểm soát hiệu qua Sâu dau đen đã được áp dung thành công nhiều nơi trênthé giới

Ong ký sinh Goniozus nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea)

Tai An Dé, việc kiểm soát sinh học đối với Sâu đầu đen bằng cách sử dụng

OKS Goniozus nephantidis và Cardiastethus exiguus đã được phát hiện có hiệu quả,

Trong năm 2005, khoảng 48.023 cây dừa bi ảnh hưởng bởi O arenosella ở huyệnErode của Tamilnadu Gần 90 ngàn G nephantidis đã được sản xuất và phóng thíchhàng loạt và đã đạt được sự kiểm soát ngoạn mục đối với loài gây hại này Các thửnghiệm thực địa tại Trichur ở Kerala cho thấy hiệu quả cua G nephatitidis và đượcxác định là tác nhân sinh học tiềm năng của Sâu đầu đen Hoạt động ký sinh xảy raquanh năm, hoạt động cao điểm được quan sát thấy vào tháng hai OKS phát triểnthích hợp ở thời tiết ấm và khô Khả năng ký sinh thấp được quan sát thấy trongnhững tháng 4m ướt OKS làm tê liệt ấu trùng vật chủ và thậm chí ăn dịch cơ thé vậtchủ (Venkatesan và cs, 2009).

G nephantidis ky sinh và làm âu trùng Sâu đầu den bị tê liệt Vòng đời của loài

ký sinh này khoảng 12 — 16 ngày (Sundaramurthy và cs, 1978) Phương pháp nuôi

Trang 33

tiêu chuẩn của G Nephantidis được đề xuất bởi Venkatesan và cs (2009) để nhânnuôi và phóng thích ngoài thực tế.

Ong ký sinh Habrobracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae)

H hebetor Say (Bộ cánh mang: Braconidae) là một loài ký sinh toàn cầu tấncông ấu trùng của một số loài bộ cánh vảy Ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nó đã được báocáo rằng OKS này thường tan công sâu hại hạt lưu trữ, bao gồm cả Corcyra

cephalonica Stainton (Lepidoptera: Pyralidae), Plodia interpunctella (Hiibner) (Pyralidae), Ephestia cautella (Walker) (Pyralidae) va Pyralis farinalis (Linnaeus)

(ho Pyralidae) Tuy nhiên, một loạt các vật chủ của H hebetor, bao gồm các loàibướm ho Noctuidae hoặc họ Gelechiidae đã được báo cáo về cây trồng ngoài đồng ởSahel, Y, Israel, Iraq, Azerbaijan và An Độ Loài ong ký sinh 77 hebetor là một ứngviên hàng đầu cho sử dụng trong các chương trình kiểm soát sinh học loài Sâu đầuđen và nhiều loài sâu hại khác (Chomphukhiao và cs, 2018) Ong ký sinh H hebetor

có thé ký sinh trên nhiều loài sâu hại, bao gồm: ngài gao, sâu đục thân ngô, sâu đục

quả đậu, sâu xanh bông, sâu cuốn lá bông, sâu xanh bướm trắng cải (Attaran 1996).

Năm 2010, lần đầu tiên 77 hebetor tan công sâu đầu đen (O arenosella)

(Lepidoptera: Oecophoridae) ở Thái Lan, là một loài ngoại lai các loài sâu bệnh gây

hại nặng trên diện itch trồng dừa ở miễn trung và miền nam Thái Lan (IPPC 2017)

H hebetor đã được phát hiện tan công O arenosella ở An Độ và kể từ đó OKS này

đã được sử dụng dé kiểm soát Ó arenosella ở Thái Lan (IPPC 2017)

1.2.6 Một số biện pháp hóa học được sử dụng để kiểm soát sâu đầu đen

Đối với cây dừa, việc phun các loại thuốc tiếp xúc để phòng trừ dịch hại khôngmang lại hiệu quả cao Những loại thuốc với khả năng được cây dừa hấp thụ tốt sẽđược sử dụng dé kiểm soát hiệu quả dịch hại, trong đó có sâu đầu đen hại dừa Đốivới loài sâu đầu đen hại dừa (O arenosella) phương pháp tiêm thuốc cũng được ápdụng bằng dung dịch neem (nồng độ azadirachtin, 3.000ppm), kết quả cho thấy mật

số ấu trùng và thành trùng vũ hóa đã giảm đi rõ rệt và tại các vườn được áp dụng,hiệu quả kiểm soát kéo dài đến 200 ngày sau khi xử lý (Shivashankar và cs, 2000)

Trang 34

Ram Kumar (2002), cũng đã đánh giá hiệu quả của 4 loại thuốc hóa học, 3 loại thuốcneem thương mại thông qua phương pháp tiêm thuốc Kết quả cho thấy loại thuốcthương mại Neemazal (hoạt chất azadirachtin) ở nồng độ 7-5 mL/cây đạt hiệu quảkiểm soát cho cây dừa có chiều cao dưới 8 m va 10mL hiểu qua cho cây dừa cao trên8m Nghiên cứu về kỹ thuật tiêm thuốc vào cây dừa đã được Bharath (2018) thựchiện Trong đó, góc tiêm thuốc và chiều sâu lỗ tiêm được khuyến cáo là 45°C và sâu

3 em cho kết quả hấp thu tốt nhất Thuốc Tolfenpyrad 15%EC và Azadirachtin 10.000

ppm đạt được kết quả hấp thu trên cây và kiểm soát sâu đầu đen hại dừa tốt nhất BộNông nghiệp Thái Lan cũng khuyến cáo người dân xử lý trên vườn dừa trong trường

hợp bùng phát dich, có thé sử dụng các loại thuốc chứ hoạt chất Emamectin benzoate

(Bộ Nông Nghiệp Thái Lan, 2017).

1.3 Bọ đuôi kìm (Dermaptera)

1.3.1 Nguồn gốc, phân bố

Thanh phan loài bọ đuôi kìm khá phong phú và phân bố rộng khắp thé giới,theo Essig (1942), loài được xác định sớm nhất tại California (Mỹ) là loài bọ đuôi

kìm Euborellia annulipes Ching được tìm thay ở miền Nam California năm 1883,

sau đó mới được tìm thấy ở Los Angeles năm 1892

James (2006), đưa ra nhận xét rằng bọ đuôi kìm là những loài côn trùng cónguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, thành phần bọ đuôi kìm phong phú nhất là ởcác khu rừng nhiệt đới ẩm ướt trên thế giới Ngoài một vài loài có tính phân bố rộng

trên thế giới thì mỗi loài có xu hướng bị giới hạn trong mỗi khu vực, khu hệ động vật

đặc hữu.

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967-1968, Viện BVTV ghi nhận

có 5 loài bọ đuôi kìm ở miền Bắc Kết quả định danh thiên địch của sâu hại thu đượctrên một số cây trồng chính như lúa, ngô, đậu tương, đậu ăn quả, rau họ hoa thập tự,chè, cà phê, cây ăn quả có múi trong giai đoạn 1981-2002 chỉ có 1 loài thuộc bộDermaptera là Forficula sp (Pham Van Lam, 2002)

Trang 35

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2005) về thành phần loài bọđuôi kìm (Dermaptera) hiện diện phổ biến trên cây dia vùng Đồng bằng sông CửuLong và các đặc điểm hình thái: Kết quả điều tra trên 108 cây đừa thuộc 7 tỉnh: (VĩnhLong, Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre), thành phốCần Thơ và đảo Phú Quốc trong thời gian từ tháng 08/2004 đến tháng 03/2005 ghinhận: có 5 loại bọ đuôi kìm hiện diện trên các cây dừa quan sát trong đó có 2 loài phổ

biến có kích thước khá lớn (Bảng 1.2), một loại có màu đen bóng (bọ đuôi kìm đen =

BDKD) và một loài có màu nâu và vàng tươi sáng (bọ đuôi kìm vàng = BDKV) Baloại còn lại có kích thước nhỏ, xuất hiện với mật số thấp, rải rác, tỷ lệ hiện điện <5%

Kết quả khảo sát đã cho thấy cả hai loài đuôi kìm hiện diện phổ biến trên các vườn

dừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều thuộc họ Chelisochidae (với một gaisinh duc), BĐKĐ được xác định là loài Chelisoches morio (Fabricius) và BDKV là Chelisoches variegatus (Burr)

Một công bố day đủ và có tính hệ thống là của Tạ Huy Thịnh (2009) cho rang:

có 8 họ bọ đuôi kim theo hệ thống phân loại của Fabian Haas năm 2006 đều có đạidiện ở Việt Nam với tổng số là 83 loài Trong đó 13 loài phân bồ rộng trên thé giới,

69 loài phương đông, 33 loài đã được ghi nhận tại Việt Nam Theo tác giả, khả năngViệt Nam có nhiều loài bọ đuôi kìm đặc hữu, loài Al/odahlia scabriuscula là ghi nhậnmới cho khu hệ côn trùng Việt Nam Tạ Huy Thịnh (2009) cũng là người đầu tiênđưa ra khóa định loại 8 họ thuộc bộ Dermaptera bằng tiếng Việt là họ Apachyidae,

Forficulidae, Chelisochidae, Diplatyidae, Pygidicranidae, Spogiphoridae (Labiidae), Labiduridae va ho Anisolabididae (Carcinophoridae).

1.3.2 Đặc điểm hình thai, sinh học

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2005) về thành phần loài bọđuôi kìm (Dermaptera) hiện diện phổ biến trên cây dừa vùng Đồng bằng sông CửuLong và các đặc điểm hình thái: cơ thể của các loài bọ đuôi kìm có kích thước hìnhthái khác nhau tùy theo loài Loài C morio có kích thước chiều dài (không ké chiềudài đuôi kìm) của con đực biến động trong khoảng 16 — 19 mm, trung bình 17,2 + 0,2

mm, kích thước chiều ngang biến động trong khoảng 3 — 3,8 mm, trung bình 3,4 +

Trang 36

0,1 mm; con cái có kích thước chiều dài (không kể chiều dai đuôi kìm) biến độngtrong khoảng 16,5 — 19 mm, trung bình 17,7 + 0,2 mm, kích thước chiều ngang biếnđộng trong khoảng 2,8 — 3,5 mm, trung bình 3,1 + 0,1 mm Loài C variegatus cókích thước chiều dài (không ké chiều dài đuôi kìm) của con đực biến động 16 — 21

mm, trung bình 17,9 + 0,6 mm, kích thước chiều ngang biến động trong khoảng 2,8

— 3,5 mm, trung bình 3,2 + 0,1 mm; con cái có kích thước chiều dài (không kế chiều

đài đuôi kìm) biến động trong khoảng 16 — 22 mm, trung bình 18,8 + 0,5 mm, kíchthước chiều ngang biến động trong khoảng 2,8 — 3,8 mm, trung bình 3,6 + 0,2 mm

Theo James (2006), trứng bọ đuôi kìm màu trắng, kích thước khá lớn đối vớikích thước của côn trùng Trứng đẻ trong một 6 tối, âm như bên dưới vỏ cây, dưới

đá, lá hoặc thảm thực vật, trong các hang hốc hoặc lỗ trong đất Trứng bọ đuôi kìmkhi mới đẻ trứng hình cầu, đường kính khoảng 0,75mm, khi phôi phát triển trở thànhhình elip, dài khoảng 1,25mm Trứng mới đẻ màu trắng kem, dần chuyền thành màunâu khi phôi phát triển Một cá thể cái có thể đẻ khoảng 50 quả trứng trong một ô,tổng số trứng của một con cái đẻ từ 100 — 200 quả Thời gian trứng nở từ 6 — 17 ngày

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2006), về một số đặc điểmhình thái và sinh học có liên quan đến sự phát triển của C variegatus và C morio:loài C variegatus có chu kì sinh trưởng biến động từ 64 đến 87 ngày (trung bình 72,3

+ 1,37 ngày) với giai đoạn trứng biến động từ 6 — 7 ngày, ấu trùng có 4 tuổi, tuổi 1 từ

7 — 11 ngày, tuổi 2 từ 7 — 12 ngày, tuổi 3 từ 9 — 16 ngày, tuổi 4 từ 14 — 21 ngày, từlúc thành trùng đến khi đẻ trứng là 11 — 27 ngày (trung bình 19,94 + 1,37 ngày) Sốtrứng trung bình trong một 6 là 55 trứng, con cái có khả năng đẻ trung bình khoảng

243 trứng Tỷ lệ đực /cái tương đương bang 1

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam BĐKV trải qua 5 tuổi của giai đoạn

au trùng, với tông thời gian hoàn thành vòng đời biến động trong khoảng 68-76 ngàytrong điều kiện nhiệt độ 28 + 0,5 °C, Am độ 60,4 + 3,8 % (TTBVTVPN, 2017)

Trang 37

1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển

Theo Richard Leung (2004), bọ đuôi kìm sống tự do, ăn tạp (ăn các côn trùngnhỏ), một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi thi chúng lạichuyền sang ăn động vật ngay Bọ đuôi kìm thường sống ân nap, chạy nhanh, mặc du

có cánh nhưng rat ít khi thấy chúng bay, chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây, ăn côn trùngnhỏ vào ban đêm Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ô làm dưới đất, chúng có biểuhiện chăm sóc, bảo vệ trứng, thậm chi có hành động bảo vệ con 1 — 2 tuần sau nở.Trong điều kiện ấm áp chúng đẻ nhiều, mùa hè bọ đuôi kìm ít khi đẻ trứng, vào mùađông lạnh chúng đình dục hoàn toàn cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động, mỗinăm bọ đuôi kìm thường có 7 lứa.

James (2006), quan sát và cho rằng bọ đuôi kìm sống quan hệ chặt chẽ với dat,

sự lựa chọn làm tô phụ thuộc chủ yếu lớp đất hoặc các vật liệu khác, độ âm rất quan

trọng với bọ đuôi kìm Một phần của tô hở ra dé con cái có thé tấn công bất kỳ đối

tượng nào di chuyên đến gần tô, ké cả con đực Hoạt động đẻ trứng sẽ kích thích concái đưa ra 2 phan ứng cần thiết là liếm trứng và thu thập các quả trứng lại thành 6 nếunhững quả trứng nam rải rác Tác dụng của liếm là dé loại bỏ bao tử nắm hoặc nhữngvật không liên quan đến vỏ trứng; trứng sẽ bị mốc nếu con cái không chăm sóc Việc

au trùng lột xác lần đầu tiên và lần 2 có thé diễn ra trong khi ấu trùng vẫn còn sốngthành bay Trưởng thành cái chăm sóc trứng có thé kéo dài nếu cho trứng mới vào 6thay thế trứng ban đầu đã nở; hoạt động chăm sóc này cũng bị mất nếu trứng được

gỡ bỏ khỏi tô và không cung cấp trứng khác Nếu đặt trứng trở lại trong vòng một vaingày con cái sẽ chấp nhận chăm sóc trứng nhưng nếu lâu hơn thì con cái sẽ ăn trứng.Con đực có hành động ăn trứng khi bắt gặp trứng mà không được con cái bảo vệ

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009) về nuôi nhân và sử

dụng bọ đuôi kìm Chelisoches spp (Dermaptera, Chelisochidae) phòng trừ bọ cảnh

cứng hai dừa (B longissima): bọ đuôi kìm vàng (C variegatus) thường an nap, khảnăng chạy rất nhanh nhưng ít khi bay Khả năng bắt cặp rất cao, con cái chăm sóc và

Trang 38

bảo vệ trứng Thời gian sông của bọ đuôi kìm khá dài, nêu được cung câp nước và

thức ăn đầy đủ thành trùng có thê sống trên 7 tháng

Bọ đuôi kìm chủ yếu phát triển quần thê tại chỗ, khả năng phát tán sang cácvườn khác thấp Điều này cũng tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vườn dừa, nhữngvườn có tuổi cây nhỏ, hoặc trồng thưa, cây chưa giáp tán sẽ hạn chế sự phát tán của

bọ đuôi kìm Mặt khác, do bọ đuôi kìm là loài ăn tạp, khi hết thức ăn là BCCHDchúng vẫn ăn được những côn trùng khác vì thế nên khả năng phát tán chậm hơn so

với ong ký sinh (TTBVTVPN, 2017)

1.3.4 Khả năng ứng dụng phòng trừ sâu hại của bọ đuôi kìm vàng (C variegatus)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc và cs (2009) về nuôi nhân và sử

dụng bọ đuôi kìm Chelisoches spp (Dermaptera, Chelisochidae) phòng trừ bọ cánh

cứng hai dừa (B /ongissima): Nuôi trong phòng thí nghiệm C variegatus hầu nhưtan công trên tat cả các loài côn trùng được cung cấp như thức ăn Điều kiện của đấtliền vùng ĐBSCL rất thích hợp cho sự phát triển của loài C variegatus Phé con môicủa C variegatus rất đa dạng, ngoài bọ cánh cứng hại dừa C variegatus còn tấn công

trên nhiều con môi khác như mối, sâu ăn tap, ray mềm, ray nâu, sâu xếp lá đậu

Trưởng thành đực của BĐKV có thé tan công trung bình 1 ngày từ 2,17 — 5,34 ấutrùng bọ dừa, 1-2 con sâu xếp lá đậu

Theo Hoàng Văn Sy (2016) về nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thức ăn đếnmột số đặc điểm sinh học và khả năng khống chế sâu hại của bọ đuôi kìm vàng

(C.variegafus): ở pha trưởng thành, trong điều kiện thức ăn bắt buộc, khả năng tiêu

diệt sâu hại của BĐKV trung bình đao động từ 9,5 —10,5 con/ngày, cao nhất đối vớisâu ăn đọt cải 10,5 con/ ngày, tiếp đến là sâu khoang 9,9 con/ ngày và thấp nhất đốivới sâu tơ 9,5 con/ ngày.

Trung tâm Bảo vệ thực Vật phía Nam đã xây dựng thành công quy trình nhân

nuôi bọ đuôi kìm vàng (C variegatus) bằng thức ăn nhân tạo từ năm 2017 Từ đó đếnnay TTBVTVPN đã tiếp tục nhân nguồn dé phóng thích ra các vườn dừa khu vực lâncận trong tỉnh cũng như các vườn dừa ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL như Bến Tre,

Trang 39

Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, nhằm kiểm soát bọ cánh cứng hại dừa.

Khi nhân nuôi bọ đuôi kìm vàng và phóng thích ra vườn dừa bị nhiễm bọ cánh cứng

hại đừa với mật số từ 5 —10 con/cây, đã khống chế thành công bọ cánh cứng hai dừa,vườn dừa phục hồi và phát triển tàu lá mới sau 4 - 6 tháng phóng thích bọ đuôi kìm(TTBVTVPN, 2017) Trong năm 2021 TTBVTVPN đã tiến hành nhân nuôi được

46.000 con bọ đuôi kìm vàng (C variegatus) và phóng thích 25.900 con ra 33 ha

trồng dừa ở các tỉnh trong khu vực (TTBVTVPN, 2021)

Bọ đuôi kìm đen (C morio) cũng được phát hiện trên các vườn dừa bi bọ cánhcứng hại dừa tấn công, chúng tấn công trên cả ấu trùng và nhộng của bọ cánh cứnghại dừa (B /ongissima) Trường Đại học Cần Thơ đã bước đầu nhân nuôi thành công

bọ đuôi kìm màu vàng (C variegatus) vi tan công (B longissima) rat hiéu qua Trungbình 1 con bọ đuôi kim tấn công 7 con ấu trùng bo cánh cứng hai dita một ngày

(Nguyễn Xuân Niệm, 2006).

Từ những ứng dụng thực tế trong phòng trừ sâu hại của bọ đuôi kìm vàng (C.variegatus), cho thay cần phải tiến hành thêm các nghiên cứu về kha năng ăn ấu trùngsâu đầu đen của BDKV, để xác định kha năng kiểm soát của bọ đuôi kìm đối với loài

sâu hại này.

Trang 40

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 tại Trung tâmBảo Vệ Thực Vật Phía Nam và các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.2 Nội dung nghiên cứu

Khao sát sự phân bố va gây hại của sâu đầu đen (O arenosella) trên dừa tại

các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O arenosella)Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bọ đuôi kìm vàng

(C.variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm

2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu: Sâu đầu đen (O arenosella), bọ đuôi kìm vàng (C

variegatus), lá dừa Ta gia.

Dung cụ nghiên cứu: Kệ, ống nhòm, kính lúp soi nổi, kính lúp cam tay, tubenhựa, hộp nhựa các loại, giấy da năng, cồn 70%, panh gap côn trùng chuyên dung,

bông gòn, cọ quét mẫu, hộp nhựa các loại, vải voan lưới dày, thang dài các loại, nhiệt

am kế, thước do, mật ong, giấy đa năng, kéo cắt cành, máy anh, máy định vi,

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:27

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w