2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 tại Trung tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam và các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Khao sát sự phân bố va gây hại của sâu đầu đen (O. arenosella) trên dừa tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O. arenosella) Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu đen của bọ đuôi kìm vàng (C.variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu: Sâu đầu đen (O. arenosella), bọ đuôi kìm vàng (C.
variegatus), lá dừa Ta gia.
Dung cụ nghiên cứu: Kệ, ống nhòm, kính lúp soi nổi, kính lúp cam tay, tube nhựa, hộp nhựa các loại, giấy da năng, cồn 70%, panh gap côn trùng chuyên dung, bông gòn, cọ quét mẫu, hộp nhựa các loại, vải voan lưới dày, thang dài các loại, nhiệt am kế, thước do, mật ong, giấy đa năng, kéo cắt cành, máy anh, máy định vi, ...
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Khảo sát sự phân bố và gây hai của sâu đầu den (0. arenosella) trên cây
Hình 2.1 Xác định tọa độ, điều tra, lấy mẫu sâu đầu đen gây hại
a. Tiên hành điêu tra
Các bước tiễn hành
Dựa trên số liệu thống kê về diện tích trồng dừa theo giống và theo giai đoạn sinh trưởng của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam vào tháng 3/2022 (phụ lục 2). Kết hợp với mạng lưới bảo vệ thực vật địa phương ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, tiễn hành khảo sát sự phân bồ và gây hại của sâu đầu đen (O. arenosella) trên cây diva tại các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL (gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ) theo QCVN: 01-38: 2010/BNNPTNT. (hiện nay các tinh ĐBSCL đều có mạng lưới BVTV từ cấp tinh đến huyện, xã, đi điều tra sinh vật gây hại trên các cây trồng trong địa phương theo từng tuần, tuyến điều tra và khu vực điều tra đã được định sẵn). Sử dụng máy định vị GPS dé ghi nhận tọa độ các điểm nhiễm sâu đầu đen đã điều tra.
Diéu kiện chọn điểm điều tra
- Đối với vùng trồng dừa chuyên canh khu vực điều tra có điện tích từ 5 ha trở lên và đối với vùng trồng dừa không chuyên canh khu vực điều tra có diện tích 2 ha
trở lên.
Phương pháp diéu tra
Áp dụng phương pháp điều tra và công thức tính tỷ lệ hại, điện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây ăn qua theo QCVN: 01-38: 2010/BNNPTNT dé xác định khu vực điều tra, điểm điêu tra và tính tỷ lệ tàu lá bị hại, mức hại, diện tích nhiễm sâu đầu đen.
Trên hai đường chéo góc thuộc khu vực điều tra tiến hành điều tra 10 điểm ngẫu nhiên và phân bố đều. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng dừa. Mỗi điểm điều tra 5 cây liền kề, mỗi cây điêu tra toàn bộ số lá.
- Đêm sô tàu dừa bi hai và tông sô tàu điêu tra dé tinh ty lệ hại. Đôi với cây dừa cao, lâu năm có thê sử dụng thang và ông nhòm đề leo lên cây giúp điều tra được chính xác hơn.
Tỷ lệ tàu lá bị hại (%) = (Số tàu lá bị hại/Tổng số tàu lá điều tra) x 100 Từ tỷ lệ hại điều tra ở các điểm tính diện tích nhiễm.
- Xác định điện tích nhiễm sâu đầu den hại dừa:
Diện tích nhiễm nhẹ: Từ 10-20% số tàu lá bị sâu đầu đen hại.
Diện tích nhiễm trung bình: Từ >20-40% số tàu lá bị sâu đầu đen hại.
Diện tích nhiễm nặng: >40% số tàu lá bị sâu đầu đen hại.
- Diện tích nhiễm : Xi (ha) = Ni/10x S
Trong đó:
Xi (ha): Diện tích nhiễm dịch hai ở mức 1
Ni: Số điểm nhiễm dịch hại ở mức ¡ trong kỳ điều tra;
10: Số điểm điều tra của 1 yếu tố S: Diện tích cây trồng điều tra.
Mức ¡: Nhiễm nhẹ, trung bình, nặng
Yêu tô diéu tra
- Yếu tố thứ 1 (Giống): Điều tra trên các giống dừa được trồng phổ biến trong
vùng.
- Yếu tố thứ 2 (Giai đoạn sinh trưởng): Điều tra ở hai giai đoạn sinh trưởng:
dừa kiến thiết cơ bản (chưa cho trái, dừa <4 năm) và dừa thu hoạch (đã cho trái, dừa
> 4 năm).
Thời gian điều tra
Tiến hành điều tra trong tháng 4/2022.
Chỉ tiêu điều tra
Diện tích và mức độ nhiễm sâu đầu đen theo giống dừa ở các tỉnh ĐBSCL
Diện tích va mức độ nhiém sâu dau đen theo giai đoạn sinh trưởng của dừa ở các tỉnh ĐBSCL
Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 b. Xây dựng bản đồ phân bố
Tại các điểm điều tra có phát hiện sâu đầu đen gay hại tiến hành lay tọa độ bằng máy định vị GPS và đưa vào phần mềm Google Earth đề thiết lập bản đồ phân bố.
2.4.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (Ó. arenosella).
Nhân nguồn sâu đầu đen hại dừa
Tiến hành thu mẫu Sâu đầu đen trên các vườn dita bị gây hại (thu mẫu sâu trên tất cả các giống dừa bị hại, mang về trộn lẫn với nhau) và nhân nuôi trong hộp côn trùng có kích thước 28x18x10 em (nắp hộp được cắt ở giữa theo hình chữ nhật với kích thước 19x9 em và dán lưới đề cho hộp thông thoáng), cho vào một ít đoạn lá dừa già (giống dừa Ta). Hằng ngày kiểm tra, thay lá dừa thường xuyên nhằm đảm bảo có đủ nguồn thức ăn cho sâu dé thu nhộng và ấu trùng đủ số lượng làm thí nghiệm.
Các bước thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng nhân nuôi côn trùng và phòng thí nghiệm tại trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam
Chuẩn bị hộp nhựa (hộp có kích thước 28x18x10 cm, nắp được cắt ở giữa theo hình chữ nhật với kích thước 19x9 em và dán lưới dé cho hộp thông thoáng), cho vào hộp 30 đoạn lá dừa già (kích thước đoạn lá dừa dai 25 cm), cho các au trùng cua sâu đầu đen vào nuôi, số lượng 150 con/hộp.
Thay thức ăn: Kiểm tra hàng ngày, bổ sung nguồn thức ăn cho ấu trùng, sử dụng cọ nhỏ, mềm để tách ấu trùng sâu đầu đen sang lá đừa mới.
Khi thấy ấu trùng chuyền sang giai đoạn nhộng: thu thập nhộng cho vào hộp
Hình 2.2 Nhân nuôi sâu đầu đen hại dừa (O. arenosella)
Chuẩn bị hộp cho trưởng thành đẻ trứng: Sử dụng hộp nhựa (hộp có kích thước 28x18x10 cm, nắp được cắt ở giữa theo hình chữ nhật với kích thước 19x 9 em và dán lưới dé cho hộp thông thoáng), lay giấy da năng kích thước 25 x 20 em lót dưới đáy hộp. Cắt giấy đa năng gấp thành từng miếng (3 x 5cm) tam dung dịch mật ong 30% dán lên các mặt của thành hộp đề cung cấp thức ăn cho trưởng thành. Cho vào một ít đoạn lá dừa già. Khi nhộng vũ hóa thu thập trưởng thành cho vào hộp đã chuẩn bị sẵn cho đẻ trứng, mỗi hộp chứa 20 cặp (20 con đực và 20 con cái). Dùng một miếng
giấy đa năng có kích thước lớn hơn nắp hộp phủ lên trên và đậy nắp lại. Theo dõi trưởng thành đẻ trứng. Sau đó, thu giấy đa năng và các lá dừa có trứng của sâu cắt lay phan chứa trứng dé tiếp tục thí nghiệm.
Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hại dừa
Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 30 lần lặp lại.
Trong đó, 30 trứng mới đẻ (1 ngày tuổi) của sâu đầu đen hai dita được nuôi riêng rẽ trên lá đừa già trong hộp nhựa có kích thước 12x10x8 em (phan nắp hộp được cắt theo hình chữ nhật với kích thước 8x6 cm và dán lưới để tạo sự thông thoáng). Theo dõi hàng ngày, ghi nhận thời gian trứng nở và ấu trùng lột xác, sử dụng kính lúp và thước để đo kích thước ấu trùng sau khi lột xác, thay thức ăn thường xuyên đảm bảo đủ điều kiện cho ấu trùng phát triển đến khi hóa nhộng và
Hình 2.3 Thí nghiệm về đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen (O. arenosella) Khi thành trùng vừa vũ hóa được tách ra cho bắt cặp với nhau trong hộp có kích thước12x10x8 cm (phan nắp hộp được cắt theo hình chữ nhật với kích thước 8x6 cm và dán lưới dé tao sự thông thoáng), cho vào hộp 1 đoạn lá dừa già, sử dung giấy đa năng gấp nhỏ kích thước 2x2 cm thâm mật ong pha loãng 30% đán vào thành
hộp để làm thức ăn cho trưởng thành, đậy một miếng giấy đa năng lên trên miệng hộp, theo dõi đẻ trứng, theo dõi cho đến khi trưởng thành chết dé xác định thời gian sống của trưởng thành (theo dõi 30 cặp). Thu toàn bộ số trứng của mỗi cặp và tách riêng ra, theo dõi trong hộp có kích thước12x10x 8 cm (hộp đã được cắt nap và đán lưới dé tạo độ thông thoáng) dé theo dõi tỷ lệ trứng nở. Sau khi trứng nở chuyền riêng trứng của từng cặp sang hộp côn trùng có kích thước 28x18x10 cm (nắp được cắt ở giữa theo hình chữ nhật với kích thước 19x 9 em và dán lưới dé cho hộp thông thoáng) để nuôi và theo dõi tỷ lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu.
Chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi 30 cá thể đối với từng pha phát dục của sâu, riêng đối với trưởng
thành theo dõi 30 cặp.
- Chụp hình, mô tả đặc điểm hình thái, kích thước của từng pha phát dục (au trùng được do ở thời điểm sau khi lột xác 1 ngày).
- Ghi nhận thời gian phát dục của từng pha, tỷ lệ vũ hóa, thời gian đẻ trứng,
vòng đời, số trứng/trưởng thành cái, tỷ lệ trứng nở, thời gian sống của trưởng thành.
- Vòng đời của sâu.
- Ty lệ hóa nhộng và vũ hóa của sâu
Tỷ lệ hóa nhộng = số cá thể hóa nhộng/ tổng số cá thể theo dõi Tỷ lệ vũ hóa = số nhộng vũ hóa/tông số nhộng theo dõi
- Ghi nhận nhiệt độ, âm độ trong phòng suốt quá trình theo dõi.
Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010
2.4.3 Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den (O. arenosella) của bọ đuôi kìm vàng (C.variegatus) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nguồn bọ đuôi kìm vàng được sử dụng từ phòng nhân nuôi bọ đuôi kìm tại
TTBVTVPN, BĐKV được sử dụng là BDKV đã trưởng thành.
2.4.3.1 Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den (0. arenosella) của bọ đuôi kìm vàng (C.vzr7egafus) trong điều kiện không có sự lựa chọn tuổi sâu
Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 30 lần lặp lại đối với 1 độ tuổi của sâu
Chuan bị các hộp nhựa có kích thước 12x10x8 cm, đã cắt nắp, dán lưới dé tạo độ thông thoáng. Cho vào mỗi hộp 1 đoạn lá dừa già khoảng § cm sau đó cho 5 cá thé ấu trùng sâu đầu den ở tuổi 1 vào, cuối cùng cho 1 BĐKV (C. variegatus) trưởng thành vào trong mỗi hộp, đánh số thứ tự trên nắp hộp, theo dõi 30 cá thé bọ đuôi kìm vàng (15 con đực, 15 con cái). Kiểm tra 2 lần mỗi ngày vào 9 giờ sáng và l5 giờ
chiêu, đêm sô lượng âu trùng bị ăn và thay thê sâu mới.
Theo dõi trong trong 7 ngày, ghi nhận số lượng ấu trùng bị ăn dé đánh giá khả năng ăn mỗi của bọ đuôi kìm vàng (những ấu trùng của sâu đầu den bị can chết hoặc bị ăn chưa hết thì van tính là bị ăn thịt).
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm với sâu tuổi 1 tiếp tục lặp lại phương pháp thực hiện thí nghiệm với các tuổi sâu còn lại từ tuổi 2 đến tuôi 8.
Chỉ tiêu theo dõi
Số cá thé ấu trùng sâu đầu đen bị ăn thịt Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. So sánh khả năng ăn môi của bọ đuôi kìm vàng đực và cái bằng phần mềm PPDMS 20.
2.4.3.2 Đánh giá khả năng ăn ấu trùng sâu đầu den (0. arenosella) của bọ đuôi kìm vàng (C.variegatus) trong điều kiện có sự lựa chọn tuổi sâu
Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại.
Chuẩn bị các hộp nhựa có kích thước 28x18x10 cm, đã cắt nắp, dan lưới dé tạo độ thông thoáng. Cho vào mỗi hộp 4 đoạn lá dừa già có chiều dai khoảng 25 cm. Cho sâu đầu đen ở tat cả các giai đoạn từ tuôi 1 đến tuổi 8 vào hộp, mỗi tudi 5 con. Sau đó cho 1 bọ BDKV trưởng thành vào trong mỗi hộp, đánh số thứ tự trên nắp hộp, theo dõi 6 cá thé bọ đuôi kìm vàng (3 con đực, 3 con cái). Kiểm tra 2 lần mỗi ngày vào 9 giờ sáng và 15 giờ chiều, đếm và ghi nhận số lượng cũng như độ tuổi của sâu đầu đen bị ăn, thay thế sâu mới.
Theo dõi trong 7 ngày, ghi nhận số lượng và độ tuổi ấu trùng bị ăn để đánh giá khả năng ăn môi và độ tuổi của ấu trùng sâu đầu den mà bọ đuôi kìm vàng ưa thích (những ấu trùng của sâu đầu đen bị cắn chết hoặc bị ăn chưa hết thì vẫn tính là bị ăn
thit).
Chỉ tiêu theo dõi
Sô cá thê và độ tuôi của âu trùng sâu đâu đen bị ăn thịt
Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. So sánh khả năng ăn môi của bọ đuôi kìm vàng đực và cái bằng phần mềm PPDMS 20.
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và thống kê bằng phần mềm SPSS 20.
Chương 3