Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn lá 4 giống dừa: dừa xiêm xanh, dừaxiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen O.. Từ thực tế đó, đề tài “Anh hưởng của cá
Trang 1TRUONG ĐẠI HOC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA NONG HOC
38 28 28 28 2K 2K ok
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA CAC LOAI THUC AN DEN DAC DIEM
SINH HỌC SAU ĐẦU DEN HAI DUA Opisina arenosella
Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae)
TAI TINH BEN TRE
SINH VIÊN THUC HIEN : HUYNH THỊ MY HUONGNGANH : NONG HOC
KHOA : 2018 — 2022
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2023
Trang 2ANH HUONG CUA CÁC LOẠI THỨC AN DEN ĐẶC DIEM
SINH HOC SAU DAU DEN HAI DUA Opisina arenosella
Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae)
TAI TINH BEN TRE
Tac gia
HUYNH THI MY HUONG
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học
Hướng dẫn khoa học
TS LÊ KHÁC HOÀNGThS NGUYEN THỊ MINH THI
Thanh phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa Nông học, Trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt và giảng day cho tôinhững kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến Thầy TS Lê Khắc Hoàng, Thầy ThS NguyễnTuan Đạt, ThS Nguyễn Thị Minh Thi đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng truyền đạt nhữngkiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi
Tôi xin cảm ơn các anh chị tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh BếnTre đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận
Và xin gửi lời cam ơn đến ThS Nông Hồng Quân, KS Phạm Phước Đức, KS
Lâm Trường An đã quan tâm, tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Nguyễn Anh Thi, Huỳnh Thi Quỳnh Nhu,Nguyễn Thị Lệ Thu, Phan Kim Ngân, Ly Nguyễn Phuong Anh, Nguyễn Thị QuỳnhLưu, Nguyễn Trần Quốc Đạt, Phạm Ngọc Châu, Huỳnh Thanh Phong, Nguyễn HồngSơn, Danh Lam Trường, Dương Bảo Toàn, Lê Tuấn Thanh, anh Lương Văn Việt đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chi Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2023
Tác giả
Huỳnh Thị Mỹ Hướng
ii
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đenhại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae) tại tỉnh Bến Tre”, đượctiễn hành tại phòng thí nghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Tỉnh Bến Tre từtháng 5/2022 đến tháng 10/2022 Đề tài nhằm xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn
(lá của 4 giông dừa) đên một sô đặc diém sinh học của sâu dau đen hại dừa Ó arenosella.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm độc lập: thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của 4 loạithức ăn (lá dita xiêm xanh, lá đừa xiêm lửa, lá dừa ta, lá đừa dứa) đến đặc điểm sinh họccủa sâu đầu đen O arenosella, được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố gồm
4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng của cácnồng độ mật ong (10%, 20%, 40%, 80%, 100%) đến khả năng sinh sản và tuôi thọ củasâu đầu đen O arenosella, được bé trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố gồm 7nghiệm thức mỗi nghiệm thức 10 lần lặp lại
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa: dừa xiêm xanh, dừaxiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa) đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen O arenosella,cho thấy khi nhân nuôi bằng lá của giỗng dừa xiêm xanh thì sâu đầu đen có các đặc điểmsinh học chiếm ưu thé hơn so với các giống dừa còn lại Vòng đời của sâu đầu đen O.arenosella ở nghiệm thức dừa xiêm xanh ngắn nhất là 48,03 + 1,38 ngày Thanh trùngcái sâu đầu đen ở nghiệm thức đừa xiêm xanh đẻ nhiều nhất với tng số trứng là 276,88
+ 59,19 (trứng/thành trùng cái).
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ mật ong (10%, 20%, 40%, 80%,100%) đến khả năng sinh sản của thành trùng sâu đầu đen O arenosella, cho thay thànhtrùng cái khi được bổ sung nồng độ mật ong 80%, 100% va nước cất có tông số trứngnhiều nhất lần lượt là 298,70 + 56,39; 301,60 + 74,29; 346,70 + 118,17 (trứng/thành
trùng cái).
Trang 5MỤC LỤC
Trang DETREI SU ics ects src i St at es es CA ASA i A Ean a eat ENA i
| Bros or: oi ol) eererereeereereer renter rrr terre 253344338 853S83535K3SSSESX43548043584358863888313533855558383233948334 ii
TOM tat occ 11
Danh sách chữ viết tắt 2-22 s22 12EE2E122121121121121121112111171111 11.11 cv Vil
Danhi SÁCH DAIS ssvscsssnsuncssnnees seuxnesoencanexaunmewanwaxcuas vasaanecanneususcnatssannsuameauancamneosemeniaen Vili
Dan hisac Wi i sceereecreer eee ache eee ee ix
COT TI scsccrscsecesmemnacconsenessavara manus neaneynivecceeniecansntuaeeamunennmnevimueniea 1
a |
018i 077 1 2
-òŠÒ.òòẰŠ`£ẽẽẼƑẼ——————— Ặ— - Ặ——-—ằẮẨẨẴẨẮẰẨẨĂẨ -—— 2
oe 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIEU -<- 2 22 ss©ss£Ss£ss£ssessessessesse 31.1 Giới thiệu sơ lược về cây đừa ¿- ¿+sSE‡2E2EE2E212112112121121111111 2111 xe 31.1.1 Nguồn gốc và phân b6 - 2: 2- 2SE+E2EE£EE£2EE2EEE2112112711211211711711 7111 cre 3
2 PHI, LOY >rvoesoenovvtisggetoyngsggiersysgEatgoovlGBHgtiuGtaGiWNGEIENSSUDGUSLSSQ9U8X004808g18043gqg0099010xq0ng8oragsogi 3
1.1.3 Giá trị kinh tẾ .:-+52+++2E22122211112221 11221111 1 1 re 41.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa trên thé giới và Việt Nam -. 41.1.4.1 Trên thế giới ¿- 2 ¿St +E2E2E121121121121121121121121121111111121111111 1111111 1 xe 4
bel 122 Vie ON ATfÏasssaeeoiadinnbsiotatiristiyotirktiygtdhlistapoisagheropiissautfasagtgictiegsVoupistllpngeraSgiSfpsaulsssu 5
1.2 Các loài sâu hại trên đừa -G G2 2 1322311125311 11 511 112011112011 1901 11g ngư 6
1.3 Sâu đầu đen hai đừa Opisina arenosella Walker -2-©cz©cz+ccsccscssces |
iv
Trang 61.3.1 Nguồn gốc và sự phân bé sâu đầu đen hại đừa - 2-2 5¿+sz+xczxz+zxcrez 71.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hai dừa - : 8
1.3.2.1 Trig 8
1.3.2.2 AU tring ceeceecceccecccsessessecsessessessessecscsessessessecsessussessessssessussessessessecsecsecsesseesesaes 8
1,322.3 ND OD 8 csacsmenenscreesconsuvarcomeanraanenananemeenenens nena reams 9
L380 4 THÀNH W008 vsmwcinnaniannnmmenvn amma irmmrerornaEAT 9
1.3.3 Tập tinh sinh sống gây hại của sâu đầu đen o ccecccesseecsesssesssesssessesseesseesseeeees 101.3.4 Cây ký chủ của sâu đầu đen hại đừa - 2 s+x+Ex+ExeEEeEEeEkerkerkerxees 121.3.5 Một số biện pháp dé kiểm soát sâu đầu đen hại dừa -¿- - ssx+zszss2 13Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 17
2:1 Nội dune nghi COU ss scsscssccessesseosrarper ananassae meme 17
2.2 Thời gian va địa điểm nghiên cứu -¿ 2¿©+2+++2+++2E++EE++£x+tzxzzrxeerxed 17
2:3: Vật liệu vã:đưng cu ne hien GỮUsxaeseesebsiesiseetiail tE Ca S8EsS5190815a5.983 0002/307 17
2.4 Phương pháp nghiên CỨU 2G 2c 3211333183111 131 1111185111111 8111111 811 811 xe 18
2.4.1 Nhân nuôi nguồn sâu đầu đen - 2-2 2 %+SE+EE2EE+EE2EE2E12E12E521211 12 2x 2 182.4.2 Thi nghiệm xác định anh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa: dừa xiém xanh,dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa) đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen hại dừaOpising arenosella VÀ KẾT can sngntixixx t1 4400433153461433533318340031854431588S8343XEATESAXKEEAASE46138 19
2.4.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các nồng độ mật ong đến khả năng sinh sảncủa thành trùng cái sâu đầu đen Opisina arenosella Walker - 202.5 Phương pháp xử lý số liệu - 2-6-5221 14 111112111011 111 001 11 10101110 gyy, ajChương 3 KET QUA VA THẢO LUẬN -2- 22s ss©ss+ss£ssessessexes 223.1 Ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa: dừa xiêm xanh, xiêm lửa, dừa ta cao, đừadứa) đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker 223.1.1 Kích thước và thời gian phát triển của sâu đầu đen hại dita O arenosella 223.1.2 Khối lượng ấu trùng tuổi 6, nhộng 6 ngày tuôi và thời gian vòng đời của sâu đầu
đen Ó arenosella trên 4 loại lá đừa - < c1 22223011111 12231 1111185111111 11c ree 36
Trang 73.1.3 Kha năng đẻ trứng của thành trùng cái sâu đầu đen O arenosella 373.2 Ảnh hưởng của các nồng độ mật ong đến kha năng sinh san của thành trùng cáisâu đầu đen Opisina arenosella WalKer -2- ¿5s ©s+csccvEeEkeEerkerxerkerkerkee 38
KT L N CÍ HỆ NG qaauannnragiiirttidtpdiaiidttdidittkditiiNtttgtdtigtrdgi800030ãa 00161 41T.LFEIEU TIISNT KH E Eeeeauerurenraootdornortrroorrttrrtirttrtrtasndatolosdnefngttrgil 42
ne 46
vi
Trang 8DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
BVTV Bảo vệ thực vật
CABI Centre for Agriculture and Biosciences International
(Trung tâm Nông nghiệp và Khoa học sinh học quốc tế)
ctv Cong tac vién
DBSCL Đồng bang sông Cửu Long
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Luong thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc)
SD Độ lệch chuẩn
SE Sai số chuẩn
TB Trung bình
TĐT Tiền đẻ trứng
Trang 9DANH SÁCH BANG
Trang
Bảng 3.1 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 1 của Ó arenosella 23
Bảng 3.2 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 2 của O arenosella 25
Bảng 3.3 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 3 của O arenosella 26
Bang 3.4 Kích thước và thời gian phát triển âu trùng tudi 4 của O arrenosella 28
Bảng 3.5 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 5 của O arenosella 29
Bảng 3.6 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 6 của O arenosella 31
Bang 3.7 Kích thước và thời gian phát triển nhộng của O arenosella 32
Bảng 3.8 Kích thước và thời gian phát triển thành trùng của O arenosella 34
Bang 3.9 Kích thước và thời gian phát triển trứng của O arenosella 35
Bang 3.10 Khối lượng ấu trùng tuổi 6, nhộng 6 ngày tuôi và thời gian vòng đời của O LPNS se essa li Sai Sg Ga, RTC ER AEN 37 Bang 3.11 Khả nang đẻ trứng cua thành trùng cái O arenosella -‹ ‹- 38
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của các nồng độ mật ong đến khả năng sinh sản thành trùng cái
(OMIA LON 2 | (0 a ee nen en ee 39
vill
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Trang Hình 1.1 Phân bố sâu đầu đen trên thé giới 2 22+ ++EE2E+2EE+EE+zEEerxzrxerxez 7 Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của Ó arenosella ¿ -z©cz+cs++c+csscssz 10
Hình 1.3 Triệu chứng gây hại của Ó arenosella trên đừa -cccccc+c+s+s 11
Hình 1.4 Thiên địch của O arenosella tim thay ở Thái Lan 2-2522 14 Hình 2.1 Thiết bị và dụng cụ nghiÊn CỨU - + c3 1331133111151 xre 17 Hình 2.2 Nhân nguồn sâu đầu đen hại đừa 2-2 s2 s+EE+EE+EEeEEeExeEEerkerkerree 18 Hình 2.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa) đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen O arerioselÏ4 - ¿- cStSt+t‡Ek‡E+EEEEEEEEEEESEEEEeEkerkrkerxers 20 Hình 2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các nồng độ mật ong đến khả năng sinh sản của thành trùng cái sâu đầu đen O ørenwosella -2- 2 2+c++c++czcsscssrssred 21 Hình 3.1 Au trùng tuôi 4 mới lột xác của sâu dau den O arenosella (phóng đại 0,63x)
diaz ernment ayn manne a ETE 22
Hình 3.2 Au trùng tuổi 1 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 4x) - 23
Hình 3.3 Au trùng tuôi 2 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1,25x) 24
Hình 3.4 Âu trùng tuôi 3 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1x) 26
Hình 3.5 Au trùng tuổi 4 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1,25x) 37
Hình 3.6 Au trùng tuổi 5 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 0,63x) 29
Hình 3.7 Au trùng tuổi 6 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 0,63x) 30
Hình 3.8 Nhộng của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 0,63x) -:-5- 31 Hình 3.9 Thành trùng cái của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 0,63x) 33
Hình 3.10 Thanh trùng đực của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 0,63x) 33
Hình 3.11 Trứng của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1,6x) -5-55¿ 35 Hình 3.12 Vòng đời sâu đầu đen O arenosella nhân nuôi trên lá dừa xiêm xanh 36
Trang 11GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Dừa (Cocos nucifera L.) là một loại cây trồng phô biến lẫn trong và ngoài nước.Diện tích dừa thu hoạch của Việt Nam tăng liên tục trong 2 năm 2018 — 2020 và đếnnăm 2020 là 163,543 nghìn ha, đứng thứ 8 so với hon 92 quốc gia khác trên thé giới(FAO, 2020b) Ở Việt Nam, trong điều kiện khắc nghiệt của khô hạn, bão tố, đất cátnghèo dinh dưỡng của miền Trung và lũ lụt, mặn xâm nhập, nhiễm phèn ở Đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL) cây dừa vẫn tỏ ra thích nghỉ tốt (Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Sóc Trăng, 2021).
Đối với diện tích đừa uống nước (dừa xiêm xanh) những năm gần đây diện tíchliên tục tăng do hiệu quả kinh tế cao vì giá bán tương đối 6n định Tổng diện tích dừaxiêm xanh uống nước toàn tỉnh Bến Tre hiện nay khoảng 15,865 nghìn ha, chiếm20,53% trong tổng diện tích dita của tỉnh (Cục Thống kê tinh Bến Tre, 2022) Tháng 07năm 2020, ở 2 huyện Bình Đại và Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre có diện tích bị sâuđầu đen gây hại nặng (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2020) Theo thông tinghi nhận từ Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, tính đến tháng 03 năm 2021, ngoàiBến Tre với diện tích bị hại nặng, sâu đầu đen đã xuất hiện và gây hại tại Tiền Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2021).
Các giống dừa được trồng phô biến ở Bến Tre: nhóm dừa uống nước (dừa xiêmxanh, dừa xiêm lửa, dừa dứa) và nhóm dừa lấy dầu (dừa ta) (Hiệp hội dừa tỉnh Bến Tre,2015) Do Bến Tre là nơi đa dạng về các loại giống dừa và có diện tích trồng dừa lớnnhất nước ta nên việc nghiên cứu về đặc điểm sinh học của sâu đầu đen trên lá của cácgiống dừa khác nhau sẽ bố sung thêm một số thông tin trong quá trình kiểm soát sâu đầu
đen.
Từ thực tế đó, đề tài “Anh hưởng của các loại thức ăn đến đặc điểm sinh họccủa sâu đầu den hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xyloryctidae)tại tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện
Trang 12Mục tiêu
Xác định ảnh hưởng của 1a 4 loại giông dừa (dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa
ta cao, dừa dứa) đên đặc diém sinh học của sâu đâu den hại dừa Opisina aresosella Walker.
Xác định ảnh hưởng của 5 nồng độ mật ong (10%, 20%, 40%, 80%,100%) đếnkhả năng sinh sản của thành trùng cái sâu đầu đen Opisina arenosella Walker
Trang 13Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây dừa
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây dừa (Cocos nucifera L.) họ Arecaceae (Palmae), chi Cocos, là cây lay dầulâu năm quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới (Võ Văn Long, 2007) Các thương nhân MãLai va A Rap đã truyền bá các loại dừa cải tiến từ phía Tây sang An Độ, Sri lanka và
Đông Phi khoảng 3000 năm trước Dừa đã được đưa vào Tây Phi và Caribbean (baogồm bờ biển Dai Tây Dương của Trung Mỹ) trong thé ky 16 bởi các nhà thám hiểmChâu Âu (Chan và Elevitch, 2006)
Theo Grimwood và Ashman (1975), cây dita được trồng phô biến khắp các khuvực nhiệt đới và cận xích đạo Tuy nhiên, cây dừa tập trung nhiều nhất ở khu vực Châu
Á — Thái Bình Dương Cây dừa là một loại cây trồng nông nghiệp truyền thống, sứcsông mãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực duyên hải đến đồng bằng, chủyếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển
Ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây trồng nông nghiệp truyền thống, có sức sôngmãnh liệt, phân bố rộng, phát triển tốt ở khu vực trong đó có hai tỉnh là Bến Tre ởĐBSCL và Bình Định ở Duyên hải miền Trung Trong đó, ĐBSCL chiếm gần 80% diệntích đừa cả nước với khoảng 130 nghìn ha các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn: Bến Tre(trên 72 nghìn ha), Trà Vinh (gần 20 nghìn ha), Tiền Giang (trên 14 nghìn ha), VĩnhLong (trên 7 nghìn ha) Dừa được xác định là cây trồng quan trọng cung cấp nguồnnguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp Tại Bến Tre, hiện có gần 200 nghìn hộ dântrồng dừa (Sở Công thương Bến Tre, 2021)
1.1.2 Phân loại
Theo Chan và Elevitch (2006), dựa vào kích thước và sức phát triển của cây dừa,người ta chia dừa thành 2 nhóm chính: nhóm giống dừa cao và nhóm giống dừa lùn
3
Trang 14Cho đến nay, giống dừa cao là nhóm được trồng phổ biến hơn trên khắp thé giới Day
là nhóm cây thụ phan chéo do đó nhóm này có sự da dang di truyền, được thể hiện qua
sự biến dị rộng rãi về đặc điểm hình thái như kích thước, hình dáng, màu sắc quả, cầutạo quả (độ dày vỏ, trọng lượng nội quả bì), năng suất Ngược lại, nhóm dừa lùn chủ yếu
là tự thụ do đó đồng nhất hơn về mặt di truyền Điều này được thé hiện qua sự đồng nhất
về mặt hình thái của nhiều loại dừa lùn
1.1.3 Giá trị kinh tế
Theo thống kê, hiện có hàng trăm sản phẩm từ cây dừa, bao gồm thực phâm, mỹphẩm, được pham, đồ thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm gia dụng Riêng sản phẩm dừadùng làm thực phẩm có thé kể đến như nước dừa, nước cốt diva, sữa dừa, com dita say,mứt dừa, kẹo dừa, dau dừa thô, dau dừa tinh luyện, mật dừa, giam dừa, vang dừa Cácsản phẩm dừa Việt Nam hiện được lưu thông khắp cả nước và xuất khẩu đến một số thịtrường trên thế giới Ngoài ra, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạotiêu khí hậu 6n định, chống xói mòn, giữ vai trò quan trong trong du lịch sinh thái ởĐBSCL và ven biển miền Trung, tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
vững (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, 2021).
1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa trên thế giới và Việt Nam
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ cây dừa Các quốc giathành viên của Hiệp Hội Dừa Chau A Thái Bình Dương (APCC - The Asian and PacificCoconut Community) đã sản xuất được hơn 70 sản phâm từ dừa Sản lượng cơm dừathé giới mùa vụ 2013 là 5,80 triệu tan Hầu hết cơm dừa được các nước dùng dé sản xuấtdầu dừa, chỉ 2% cơm dừa được xuất ra thị trường thế giới Sản lượng dầu dừa thế giới
Trang 15năm 2013 là 3,65 triệu tấn, tổng lượng xuất khẩu là 1,90 triệu tấn Ba nước dẫn đầuchiếm khoảng 80% sản lượng dau dừa toàn cầu là Philippines khoảng 46%, kế tiếp làIndonesia (26%), Ấn Độ (12%) Ngành dừa được các nước quan tâm phát triển bởi cácsản pham từ cây dừa cần thiết trong đời sống và giá trị có xu hướng tăng trong những
năm qua (Vũ Trung, 2020).
1.1.4.2 Việt Nam
Theo FAO (2020b), tong diện tích dừa thu hoạch ở Việt Nam khoảng 163,636nghìn ha, xếp thứ 8 về diện tích dừa trên thế giới Năng suất diva của Việt Nam là 10,51tân/ha, cao hơn trung bình chung thế giới là 5,9 tan/ha, xếp thứ 12 về năng suất dừa trênthế giới Sản lượng đừa năm 2020 của Việt Nam hơn 1,7 triệu tan, đứng thứ 6 trên thếgiới và đóng góp 2,79% vào tổng sản lượng dừa thé giới
Tính đến năm 2016, nước ta có khoảng 200 nghìn ha dừa, được trồng từ Bắc tớiNam, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long với trên 70% diện tích, kếđến là các tinh Duyên hải miền Trung bộ, chiếm gần 20% diện tích Sản phẩm được thuhọach hàng tháng, góp phần 6n định thu nhập, tạo công việc làm cho lao động nông thôn(Phạm Thị Phương Thúy, 2017) Hiện trạng vườn dừa nước ta mang tính thé cư manhmún, rất ít vùng trồng tập trung Khả năng đầu tư, điều kiện khí hậu, đất đai, tập quáncanh tác ở các tỉnh ven biển miền Trung còn nhiều hạn chế Vì vậy, năng suất còn thấp,chỉ đạt 34 — 56 quả/cây/năm, tùy vào từng giống (Ngô Thị Lam Giang, 2010)
Tại Bến Tre, hiện có gần 200 nghìn hộ dân trồng dừa Sản xuất dừa vẫn còn nhỏ
lẻ, chưa tập trung Tuy nhiên dừa vẫn là cây cho thu nhập chính của nhiều vùng (CụcTrồng trọt, 2019) Số liệu từ Hải quan Việt Nam cho thấy giá trị xuất khâu dừa tháng9/2019 đạt khoảng 12,4 triệu USD, giá trị xuất khẩu dừa 9 tháng đạt khoảng 109,1 triệuUSD, giảm 29,8% so với cùng kỳ năm 2018 Một số thị trường truyền thống đã bị suygiảm (Cục Trồng Trot, 2019) Trong đó, Trung Quốc là thị trường đứng đầu nhập khẩudừa Việt Nam với 30,4% thị phần đạt 33,2 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm
2018 Thái Lan giảm 16,1%, AI Cập giảm 28,7% Tuy nhiên, một số thị trường khác lạităng mạnh như Qatar tăng 57,8%, Tây Ban Nha tăng 93,4%, Úc tăng 29,7%, Hàn Quốctăng 28% (Cục Trồng Trọt, 2019)
Trang 161.2 Các loài sâu hại trên dừa
Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất đừa ở cácquốc gia trồng dừa trên thế giới Cây dừa với thuộc tính thân cây cao tạo ra những khó
khăn trong việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại Những khó khăn trong việc phát
hiện thời điểm để quản lý dịch hại (Kumara va ctv 2015a) Cây dừa bị một số côn trùnggây hại hằng năm dẫn đến chat lượng và năng suất giảm đáng ké, đã có ghi nhận hon
900 loài sinh vật gây hại trên dừa (Rethinam và Singh, 2007).
Một số loài sâu hại trên dừa: Oryctes boas Fabricius, Oryctes rhinoceros, Oryctes
monoceros, Scapanes australis Boisduval, Strategus aloeus, Strategus anachoreta Burmeister, Strategus jugurtha Burmeister, Strategus quadrifoveatus, Leucopholis
coniophora Burmeister, Brontispa longissima Gestro, Plesispa reichei Chapuis, Promecotheca caeruleipennis Blanchard, Promecotheca cumingii Baly (Rethinam va Singh, 2007) Chúng gây hai trên các bộ phận cua cay dừa như than, lá, hoa va trái.
Trong đó, bo dừa (Brontispa longissima Gestro), đuông dừa (Rhynchophorus
ferruginenus O.) và sâu đầu đen hại dita (Opisina arenosella Walker) là những loài côntrùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thé giới (Kumara và
ctv, 2015b).
Sau đợt han mặn lich sử năm 2019 — 2020, hau hết diện tích vườn dừa tại tinhBến Tre đều bị ảnh hưởng từ 30 — 70%, cây bị giảm năng suất, suy kiệt Đây cũng làthời điểm dịch hại tan công trên cây dừa Ngoài đuông dừa, bọ cánh cứng, sâu đục trái,
bọ vòi voi thì tại xã Phú Long, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) xuất hiện một đối tượng
sâu mới ăn lá và cả vỏ trái dừa được phát hiện vào tháng 7 năm 2020 Và theo báo cáocủa các nhà khoa học, đây là loài sâu đã xuất hiện và gây hại nặng tại các vườn dừa ởcác nước Thái Lan, Srilanka, Indonesia Đề định danh loài côn trùng mới gây hại trêndừa, Chi cục Trồng trot và Bảo vệ Thực vật đã tiến hành lay mẫu gởi Trung tâm Bảo vệThực vật phía Nam giám định Qua kết quả giám định, loại côn trùng này là sâu đầu đen,
có tên khoa học là Opisina arenosella Walker; họ Xyloryctidae; bộ Lepidoptera (Hiệp
hội dừa tỉnh Bến Tre, 2020)
Trang 171.3 Sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker
1.3.1 Nguồn gốc và sự phân bố sâu đầu đen hại dừa
Sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker là một trong những loài sâu ăn
lá hại dừa bùng phát gây hại nghiêm trọng cho dừa và các loài cọ khác ở Ấn Độ và SriLanka và nó đã phân bồ rộng rãi ở Myanmar, Pakistan, Thái Lan, Bangladesh, Malaysia,
và Indonesia (Kumara và ctv, 2015b; Shameer và ctv, 2018).
= 7
Hình 1.1 Phân bố sâu đầu đen trên thé giới (CABI, 2022)
Tại Thái Lan, trong giai đoạn 2010 — 2011 sâu đầu đen trở thành loài gây hạinặng nhất đối với ngành dừa với diện tích bị hại lên đến 13.519 ha và làm giảm sản
lượng dừa cả nước (Department of Agriculture Thailand, 2017) Không chỉ ở Thái Lan
mà O arenosella đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2013 tại thành phố Wanning,tinh Hai Nam, Trung Quốc (Yan và ctv, 2013) Năm 2014, sâu đầu den đã lan rộng khắp
dao Hai Nam và vao hai tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng Tây (Yan và ctv, 2015).
Ở Việt Nam, cây dừa Bến Tre đang đối mặt với một đối tượng sâu hại nguy hiểm
là sâu đầu đen hại dừa O arenosella Đây là loài sâu hại mới xuất hiện, được ghi nhậnđầu tiên tại huyện Binh Đại vào tháng 07 năm 2020 và sau đó lan ra các huyện khácthuộc tỉnh Bến Tre Tính đến tháng 03 năm 2021, ngoài Bến Tre với diện tích bị hạinặng, sâu đầu đen đã xuất hiện và gây hại tại Tiền Giang, Vĩnh Long, Tra Vinh và có
Trang 18nguy cơ lan rộng khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai gần (Bộ Khoahọc và Công nghệ, 2021) Trên địa bàn tỉnh Bến Tre, sâu đầu đen hại dừa vẫn còn phátsinh và lây lan rất nhanh Đến cuối tháng 06 năm 2022, tổng diện tích nhiễm sâu đầu
đen là 554,96 ha Sau khi thực hiện các biện pháp phòng trừ hóa học và sinh học, diện
tích phục hồi là 318,19 ha (Cục Thống kê Bến Tre, 2022)
1.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đầu đen hại dừa
1.3.2.1 Trứng
Nghiên cứu của Kumara và ctv (2015a), trứng của con cái chỉ xuất hiện vào phatối, ghi nhận con cái bắt đầu đẻ trứng sau 3 giờ trong pha tối Thành trùng cái đẻ trứngtheo từng nhóm, trứng có màu vàng kem và chuyên sang màu nâu đỏ khi gần nở(Chomphukhiao và ctv (2011) Trứng có hình bầu dục, hình dạng và kích thước khôngđều (Mohamed và ctv, 1982) Thông thường trứng được đẻ ở mặt dưới của lá chét, trênngọn lá hoặc gần nơi có ấu trùng Giai đoạn trứng kéo dài trung bình khoảng 3 ngày
(Perera và ctv, 1988).
1.3.2.2 Âu trùng
Au trùng mới nở có mau đỏ cam và sau đó chuyên sang màu vàng nhạt, với dau
mau nâu sâm Ba đường màu nâu chạy dọc theo chiêu dai của thân Phân ngực mau sắc
nhạt hơn ở đầu và chân (Chomphukhiao và ctv, 2011)
Au trùng thường trai qua 5 giai đoạn phát triển và có thé lên đến 8 khi được nuôitrong điều kiện stress phòng thí nghiệm Âu trùng tạo nơi trú ân từ tơ và chất thải, chúngthường lẫn trốn khi có nguy hiểm Au trùng ăn ở bề mặt dưới của lá dừa, lúc đầu có màuxám, nhưng sau đó đơn lẻ, kết hợp biểu bì dưới và trung bì nhưng để nguyên biểu bìtrên Bề mặt trên của lá có đặc điểm xuất hiện cháy xém nơi ấu trùng đã ăn
(Chomphukhiao và Uraichuen, 2017).
Giai đoạn âu trùng của sâu đầu den hại dừa O arenosella được nuôi bằng lá dừa
có thê hoàn thành sự phát triển của chúng 45,1 ngày ở nhiệt độ 26°C (Lu va ctv, 2016)
Và 34,1 ngày ở nhiệt độ 28°C (Chomphukhiao và ctv, 2011) Khi ấu trùng bước vào giai
đoạn tiên nhộng, chiêu dài của âu trùng giảm, có màu vàng nhạt và ngưng hoạt động
Trang 19trong 2 ngày sau đó chuẩn bi tạo kén dày xung quanh co thể và bước vào giai đoạn
Theo Chomphukhiao và Uraichuen (2017), thành trùng cái lớn hơn thành trùng
đực Những con cái chưa giao phối hoặc đã giao phối sẽ đẻ trứng sau 2 ngày giao phối
và đỉnh điểm là 4 ngày giao phối Con cái giao phối đẻ số lượng trứng cao nhất lên đến273,63 trứng (Kumara và ctv, 2015a), khi nhiệt độ tăng con cái sẽ đẻ nhiều trứng hơn
(Lu và ctv, 2016).
Nghiên cứu của Shameer và ctv (2018), cho thấy trong điều kiện phòng thínghiệm, thời gian phát triển của sâu đầu đen hại dừa O arenosella ở giai đoạn ấu trùng
và giai đoạn hóa nhộng phụ thuộc vào các loại ký chủ khác nhau, tuy nhiên thời gian
song của thành trùng là tương đương nhau Thời gian ấu trùng kéo dai khoảng 40 ngày,thành trùng xuất hiện sau 12 — 14 ngày Vòng đời O arenosella dao động từ 45 — 60ngày (Atanu, 2019).
Theo nghiên cứu của Chomphukhiao (2018), tỷ lệ sống sót của sâu đầu đen đượcnuôi trên bốn cây ký chủ lá dừa, lá dầu cọ, lá co Bismarck và lá chuối là 81 đến 87%
Au trùng nuôi trên 14 diva có tỷ lệ sống sót cao nhất là 96% Giai đoạn tiền nhộng có ty
lệ sống sót 100% trên tất cả các cây ký chủ Các nhộng nuôi trên lá dừa có tỷ lệ sốngcao nhất là 94% Sâu đầu đen nuôi trên lá dừa, lá dau cọ, lá co Bismarck và lá chuối cho
Trang 20thấy tỷ lệ chết cao nhất trong giai đoạn trứng và lần lượt là 15,60; 12,60; 12,96 và16,82%.
1.3.3 Tập tính sinh sống gây hại của sâu đầu đen
Sâu đầu den hại dừa sinh sản quanh năm trên thân cây dừa mà không trải qua giaiđoạn tạm ngưng Mặc dù O arenosella phá hoại gần như khắp ban đảo ở An Độ, nhưngchưa bao giờ phát hiện là một quan thé O arenosella lớn tiếp giáp ở các khu vực trồngdừa Các khu vực nhiễm bệnh luôn xen kẻ với các khu vực không nhiễm bệnh, cho thấy
sự ton tại của của các quan thé bị tách biệt về mặt không gian Kết quả cho thấy rangcác quan thé O arenosella tuân theo chu kỳ thế hệ rời rac với chu kỳ xắp xỉ một thế hệhoặc hơn một thế hệ (Ramkumar và ctv, 2006)
Trong bộ Lepidoptera quá trình giao phối phụ thuộc vào biểu hiện của một loạtcác hành vi (Hou và Sheng, 2000) Sự xuất hiện của thành trùng và hành vi giao phốixảy ra ở một khoảng thời gian xác định trong ngày, cũng như trong một mùa nhất định
Ở con cái, hành vi sinh sản bao gôm sản xuât và phát tán pheromone tình dục thông qua
Trang 21hành vi gọi, thu hút các bạn tình tiềm năng nhằm tăng khả năng tiếp cận và giao phối
với con đực (Kingan và ctv, 1993).
Nghiên cứu của Kumara và ctv (2015a), về chu kì xuất hiện thành trùng, hành vigọi, giao phối và đẻ trứng của O arenosella cho thay con đực xuất hiện trước khi concái xuất hiện 3 — 7 ngày và thành trùng chỉ xuất hiện tại một số thời điểm xác định trongpha tối, khá nhạy cảm với pha sáng Trong pha tối con cái trở nên tăng động sau 30 —
60 phút, trước khi bắt đầu hành vi gọi bạn tình con cái tăng tốc độ gập cánh, sau đó côgắng bay, tìm vị trí thích hợp tiến hành giải phóng pheromone thu hút bạn tình Tỷ lệthu hút bạn tinh của con cái giảm dan từ ngày 1 đến ngày thứ 4 Sau khi giao phối haingày con cái bắt đầu đẻ trứng và chết sau 8 — 10 ngày Hành vi đẻ trứng của con cái chỉxuất hiện vào pha tối, ghi nhận con cái bắt đầu đẻ trứng sau 3 giờ trong pha tối
t ý
4 $ 2T ` 2a
¬ ~ » ‹ *
Hình 1.3 Triệu chứng gây hại của O arenosella trên dừa (Chomphukhiao, 2018)
(a) Dừa bị gây hại nặng; (b) Gây hại trên lá dừa; (c) Au trùng ăn lá; (d) Qua bị gây hại
Sâu đầu đen hại dừa O arenosella gây hại chủ yếu ở giai đoạn au trùng Thànhtrùng cái đẻ trứng và tạo ra các lưới tơ ở mặt dưới lá chét, trứng nở ra ấu trùng ăn điệp
II
Trang 22lục bằng cách cạo lớp biểu bì dưới và trung bì, dé lại lớp biểu bì phía trên Au trùng tạonơi trú an từ tơ và chat thai, làm lá bị khép lại, khiến cho việc sử dụng thuốc hóa học déphòng trừ giảm hiệu quả (David, 2001) Sâu non nhả tơ kết dính phân lại 9 thành tổ nhưđường ham dé ân nap trong đó, trên một lá chét có thể có nhiều sâu non sinh sống nênmức gây hại của chúng rất mạnh, khi hết thức ăn chúng chuyên sang các lá khác, khảnăng phát tán của chúng rộng, chỉ trong thời gian ngắn chúng ăn trụi tất cả các tàu látrên cây (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2021).
Ngoài ra, O arenosella còn gây hại trên quả dita, gây hại phan vỏ, làm quả bịrụng, co thắt thân và chậm phát triển, ảnh hưởng lớn đến giá trị thương mại và năng suất
(Mohandas và Abdurahiman, 1992) Theo Rabeena và ctv (2022), Ó arenosella hoạt
động quanh năm và gây hại trên tất cả các độ tuổi ở dita Nhưng thường bùng phát mạnhvào các tháng có nhiệt độ cao (tháng 3, 4, 5) và giảm dần số lượng khi mùa mưa bắt đầu.1.3.4 Cây ký chủ của sâu đầu đen hại dừa
Sự xuất hiện của Opisina arenosella thay đôi theo mùa, với cả nhiệt độ cao và độ4m cao được báo cáo là có lợi cho việc hình thành các quần thể trên cây dừa Ở miềnnam An Độ, hiện tượng đẻ trứng phổ biến nhất từ tháng 11 đến tháng 3 và s6 lượng lớnnhất của O arenosella có thé được quan sát thấy trong khoảng thời gian từ thang 2 đếntháng 5 Một số khả năng là quan thé dịch hại được duy trì bang cách sử dụng các loàithực vật không thuộc họ cọ Trong các hệ thống cây trồng khác, các cây ký chủ thay thé
có thê hỗ trợ sâu bệnh trong thời gian các ký chủ chính không có sẵn theo mùa, và sau
đó những loài gây hại này di chuyên trở lại các cây ký chủ chính và sự sẵn có, mật độ
và loại cây ký chủ thay thế có thé là những yếu tố quan trọng anh hưởng đến thiệt hại
do côn trùng gây ra (Shameer và ctv 2018).
Theo Shameer va ctv (2018), nghiên cứu ở An Độ va Sri Lanka, một trong nhữngloài gây hại chính là sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera:Xyloryctidae), bùng phát gây hại nghiêm trọng cho dừa và các loài cọ khác, điển hình
là ăn mặt dưới của lá (Vi dụ: cọ palmyra (Borassus flabellifer Linn.), chà là (Phoenix dactylifera Linn.), chà là hoang da (Phoenix sylvestris), cọ talipot (Corypha
umbraculifera Linn.) Khao sat thuc dia trén 54 loai xen canh 6 Kerala, An Độ, phathiện ra rằng O arenosella có thé gây hai trên nhiều loài cây trồng khác nhau như chuối
Trang 23(Musa paradise), mít (Artocarpus heterophyllus), điều (Anacardium occidentale) và cây
trùng ăn lá, côn trùng ăn thịt va côn trùng ký sinh (McCormick va ctv, 2012).
Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2020), thực tế trên vườn dừa bịsâu đầu đen gây hại có sự tồn tại nhiều loài thiên địch: ong ký sinh, bọ xit bat mỗi, kiếnvàng, bọ đuôi kiềm Đây là tiền đề để nghiên cứu kiểm soát sâu đầu đen hai dita bằng
biện pháp sinh học Biện pháp trên đã được Thái Lan áp dụng thành công trong việc
kiểm soát sâu đầu đen hại dừa bằng ong ký sinh
Các loài chim, kiên, nhện va ve đêu đã được ghi nhận là ăn O arenosella, mặc
dù vai trò của chúng đôi với tác động của dịch hại là chưa rõ Trong sô các loài ăn thịt côn trùng, các loài Anthocoridae, Reduviidae và Carabidae đã được ghi nhận tân công
O arenosella (Cock va ctv, 1987).
Nam Paecilomyces farinosus có khả năng lây nhiễm trên ấu trùn O arenosellatrong điều kiện phòng thí nghiệm (Kuruvilla và Jacob, 1980) Ngoài ra, nam Aspergillusflavus có khả năng gây tử vong lên đến 90% ở ấu trùng sâu ăn lá dừa O arenosella vàmang lại hiệu quả kiểm soát tốt trên vườn đừa (Muthukrishnan và Rangarajan, 1974)
Theo Shameer và ctv (2018), Opisina arenosella bị tan công bởi một số loàithiên địch bản địa, bao gồm các loài thiên địch ký sinh Thiên địch ký sinh ở giai đoạn
ấu trùng: Apanteles taragammae Viereck (Hymenoptera: Braconidae), Goniozus
nephantidis (Muesebeck) (Hymenoptera: Bethylidae), thiên địch ký sinh nhộng Elasmus
nephantasmidis Rohwer (Hymenoptera: Chalcididae) được tìm thay trong các đồn điền
13
Trang 24dừa ở Kerala (An D6) Việc thả G nephantidis, E nephantidis và B nosatoi với tỷ lệ
Hình 1.4 Thiên địch của O arenosella tìm thay ở Thái Lan (Chomphukhiao, 2018)
a) Trưởng thành của Bracon hebeter đẻ trứng vào ấu trùng O arenosella
b) B hebeter c) Brachymeria euploea Westwood
d) Eupelmid sp e) Eurytomid sp.
f) Eulophid sp g) Eocanthecona furcellata (Wolff)
h) Chelisoches morio F.
Trang 25Thiên dich của Ó arenosella đã được báo cáo 38 loài ký sinh, 23 loài các loải
thiên địch ăn môi và 6 loài gây bệnh Trong số các loài ký sinh của O arenosella có 1loài ký sinh trứng, 10 loài ký sinh ấu trùng và 27 loài loài ký sinh nhộng Thiên địch ănmỗi O arenosella có 4 loài trong bộ Coleoptera, 1 loài ở Dermaptera, 8 loài ởHemiptera, 7 loài trong bộ cánh màng, 2 loài ở Neuroptera và 1 loài ở Acarina
(Chomphukhiao, 2018) Trong đó, một số loài ong như ong ký sinh Argyrophlax
fumipennis được áp dụng tai Sri Lanka năm 1987 (Cock va ctv, 1987), ong ký sinh
Goniozus nephantidis và Bracon brevicornis sử dụng thành công tại An Độ từ năm 1980
- 2000 (Rao và Chalapathi, 2018).
Tại Thái Lan, sau khi được ghi nhận tại tỉnh Prachuap Khiri Khan vào năm 2007
và bùng phát gây hại trên diện tích rộng lớn, loài ong ký sinh Goniozus nephantidis đượcnhập khâu từ Sri Lanka năm 2012 và phóng thích dé kiểm soát loài sâu đầu đen O.arenosella, sau đó sử dụng ong ky sinh Habrobracon hebetor (Braconidae), một loài ký
sinh bản địa để kiểm soát dịch hại này như một chương trình đấu tranh sinh học
Đối với loài sâu đầu đen hại dừa O arenosella phương pháp tiêm thuốc cũngđược áp dụng bằng dung dịch neem (nồng độ azadirachtin, 3000 ppm), kết quả cho thấymật số ấu trùng và thành trùng vũ hóa đã giảm đi rõ rệt và tại các vườn được áp dụng,hiệu quả kiểm soát kéo dài đến 200 ngày sau khi xử lý (Shivashanker và ctv, 2000) Ở
Thái Lan, sử dụng abamectin 1,8% EC ở mức 15 mL/cây dừa và emamectin benzoate
1,92% EC ở mức 5 mL/cây dừa có hiệu quả trong việc kiểm soát sâu đầu đen trên 85%
và 90% hiệu quả kiểm soát kéo dài ít nhất 90 ngày sau khi tiêm (Chaowattanawong vàctv, 2020).
15
Trang 26Theo nghiên cứu của Mulampurath và ctv (2002), một loại napthoquinone từ cây
Plumbago zeylanica, làm chậm quá trình hóa nhộng khi được bón tại chỗ cho các trườnghợp cuối cùng mới lột xác của sâu đầu đen Opisina arenosella Walker (Lepidoptera:Xyloryctidae) Nhộng từ những ấu trùng được xử lý sẽ phát triển thành những con trưởngthành không còn sức sống và có những bất thường như cánh biến dạng và thân mình bị
teo lại; chúng cũng chêt nhiêu trước côn trùng kiêm soát.
Trang 27Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa: dừa xiêm xanh,dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa) đến một số đặc điểm sinh học của sâu đầu den hại
dừa Ó arenosella.
Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của các nồng độ mật ong (10%, 20%, 40%,80%, 100%) đến kha năng sinh sản của thành trùng cái sâu đầu đen O arenosella.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2022 đến tháng 11/2022, tại phòng thínghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre
Điều kiện thí nghiệm: Nhiệt độ (28 + 2°C) và âm độ phòng thí nghiệm (75 + 5%),thời gian chiếu sáng là 12 giờ
2.3 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
17
Trang 28Vật liệu được dùng trong thí nghiệm: Sâu đầu đen O arenosella, lá già của 4giông dừa (dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta, dừa dứa), mật ong.
Dung cu được dùng trong thí nghiệm: Hộp nhựa kích thước 28,5 x 17 x 9,2 cm,
lồng nhân nuôi kích thước 30 x 30 x 25 cm, hộp nhựa kích thước 15 x 10 x 7,5 cm,phanh gắp côn trùng chuyên dụng, thước đo 30 em, bông gòn, khăn giấy (33 x 33 cm),
sô ghi chép, kính hién vi soi nỗi Olympus SZX10 (0,63X — 6,3X), cân tiểu ly AS ONE(0,001 — 220 g).
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nhân nuôi nguôn sâu đầu đen
Tiến hành thu mẫu sâu đầu đen trên các vườn dừa bị gây hại tại tỉnh Bến Tre bằngcách thu tất cả mau lá bị sâu gây hai mang về phòng thí nghiệm tai Chi cục Trồng trot
và Bảo vệ Thực vật, tiến hành phân loại các giai đoạn sâu non, nhộng Sau đó, cho sâu
non vào hộp nhân nuôi côn trùng (kích thước 28,5 x 17 x 9,2 cm) và có đặt từng loại lá
dừa (xiêm xanh, xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa), trong điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, âm
độ 75 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ Tiến hành thay lá dừa mới hai ngày một lầnnhằm đảm bảo có đủ nguồn thức ăn cho sâu đầu đen phát triển Nuôi sâu đến khi sâuhóa nhộng cho vào lồng nhân nuôi côn trùng có kích thước 30 x 30 x 25 cm dé thànhtrùng vũ hóa và đẻ trứng tiếp tục nuôi trứng trong hộp nhựa cho đến khi trứng nở Autrùng mới nở dùng đề thực hiện các thí nghiệm
Trang 292.4.2 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giông dừa: dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa) đên đặc diém sinh học của sâu dau đen hại dừa
Opisina arenosella Walker
Nghiệm thức 1: lá cây dừa xiêm xanh.
Nghiệm thức 2: lá cây dừa xiêm lửa.
Nghiệm thức 3: lá cây dừa ta cao.
Nghiệm thức 4: lá cây dừa dứa.
Hàng ngày quan sát, thu thập số liệu, thay lá (dita xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừadứa, dừa ta) 2 ngày/lần Sau khi nhộng đã vũ hóa ở mỗi lần lặp lại của nghiệm thức,chọn ngẫu nhiên 3 cặp thành trùng cho bắt cặp giao phối Các cặp thành trùng được chovào trong các hộp nhựa tròn 500 mL có lưới thông khí, dé xác định kha năng đẻ trứngcủa thành trùng cái sâu đầu đen O arenosella
Chỉ tiêu theo dõi
Kích thước (mm), thời gian (ngày) phát triển của các pha cơ thể trứng, au trùng,
nhộng, thành trùng
Vòng đời sâu đầu đen (ngày)
Khối lượng của au trung tudi 6 va nhộng 6 ngày tuôi (g)
Thời gian tiền đẻ trứng của thành trùng cai (ngày)
Số trứng đẻ được hàng ngày của thành trùng cái (trứng/ngày)
19
Trang 30Hình 2.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa) đến đặc
diém sinh học của sâu dau đen O arenosella
2.4.3 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của các nồng độ mật ong đến khả năng sinhsản của thành trùng cái sâu đầu đen Opisina arenosella Walker
Phương pháp thực hiện
Thí nghiệm một yếu tô được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, có 7 nghiệmthức mỗi nghiệm thức 10 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại là một cặp thành trùng đã bắt cặpgiao phối Các cặp thành trùng đã bắt cặp giao phối được nuôi riêng rẽ trong các hộpnhựa tròn 500 mL có lưới thông khí và bông tâm mật ong theo từng nồng độ của cácnghiệm thức Dé xác định khả năng đẻ trứng và tuôi thọ của thành trùng cái
Các nghiệm thức trong thí nghiệm
Nghiệm thức 6: nước cất, bố sung hàng ngày
Nghiệm thức 7 (đối chứng): không cho ăn
Trang 31Chỉ tiêu theo dõi
Số trứng đẻ được hàng ngày của thành trùng cái (trứng/ngày)
Tổng số trứng đẻ được của thành trùng cái (trứng/thành trùng cái)
Thời gian tiền đẻ trứng (ngày)
Tuổi thọ thành trùng cái (ngày)
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và phântích phương sai (ANOVA) theo trắc nghiệm phân hang LSD, a = 0,05 bang phần mềmSAS 94.
21
Trang 32Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của thức ăn (lá 4 giống dừa: dừa xiêm xanh, xiêm lửa, dừa ta cao,dừa dứa) đến đặc điểm sinh học của sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker3.1.1 Kích thước va thời gian phát triển của sâu đầu den hại dừa O arenosella
Au trùng
Qua quá trình nhân nuôi và theo dõi trong phòng thí nghiệm, kết quả cho thấygiai đoạn au trùng có 6 tuổi, mỗi tuổi có kích thước, khối lượng và màu sắc khác nhau,thời gian phát triển của ấu trùng từ 29 — 46 ngày Âu trùng di chuyên nhanh ở các tuôi,
cơ thé ấu trùng có 3 đôi chân ngực màu den, 4 đôi chân giữa bụng và 1 đôi chân cuốiđốt bụng có màu vàng nhạt, thân sâu có 11 đốt, mỗi đốt có 2 lỗ thở màu nâu đỏ ở 2 bênthân và trên lỗ thở có những sợi lông tơ màu trắng Âu trùng có sự thay đổi màu sắc đầu
và thân qua các tuổi Qua mỗi tuổi ấu trùng bắt đầu lột xác sẽ nằm yên không di chuyền.Phần đầu có màu trắng trong, phần thân có màu vàng nhạt Sau khi lột xác xong ấu trùng
sẽ dé lại một vỏ dau và da.
Hình 3.1 Âu trùng tuôi 4 mới lột xác của sâu dau đen O arenosella
(phóng đại 0,63x)
Trang 33Au trùng tuổi 1
Sau khi trứng nở, ấu trùng tuổi 1 sẽ gặm ăn vỏ trứng, sau đó đi chuyền đi tìm thức
ăn (lá dừa), đầu có màu nâu đen bóng, ngực có màu vàng nhạt, 2 bên thân có nhữngđường sọc đứt liền nhau và ở các đốt thân trên có đường sọc ngang màu đỏ cam, 2 bênthân có 2 lỗ thở màu đỏ, lỗ chân lông có lông tơ màu trắng, sâu tuổi 1 các đốt thân phân
chưa rõ, thân màu vàng cam.
Hình 3.2 Au trùng tuổi 1 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 4x)
Bang 3.1 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 1 của O arenosella
Kích thước (mm)
5¬ : ; Thoi gian (ngay)
Nghiệm thức Chiêu dài Chiêu rộng
TB+SD
TB+SE TB+SE
Lá dừa xiêm xanh 1,922a+0,03 0,20 +0,01 6,20+ 0,70
Lá dừa xiêm lửa 1,75 b+0,04 0,18+0,00 6,67 + 0,31
La dừa ta cao 1,89 a+ 0,03 0,19 + 0,00 6,18 + 0,35
La dừa dứa 1,94a+ 0,05 0,19+0,01 6,97 + 0,35
CV (%) 3,48 4,26 7,01
F tinh 22,64* 217% 2,11"
TB: trung binh; SE: sai số chuẩn; SD: độ lệch chuẩn Trong cùng một nhóm, các giá trị trung bình có
cùng ký tự đi kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức a= 0,05; `: khác biệt có ý
nghĩa ở mức a= 0,05; "`: khác biệt không có y nghĩa.
23
Trang 34Từ kết quả bảng 3.1, cho thấy ở nghiệm thức dừa xiêm lửa có chiều dài ấu trùngtuổi 1 của sâu đen O arenosella ngắn nhất là 1,75 + 0,04 mm, khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với các nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa ta cao va dừa dứa với chiều dài au trùngtuổi 1 của sâu đầu đen O arenosella lần lượt là 1,92 + 0,03; 1,89 + 0,03; 1,94 + 0,05
mm Từ bang 3.1, cho thay chiều rộng ấu trùng tuổi 1 của sâu đầu đen O arenosella ởcác nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê Ở các nghiệm thức dừa xiêmxanh, đừa xiêm lửa, dừa ta cao và dừa đứa có chiều rộng ấu trùng tuổi 1 sâu đầu đen O.arenosella lần lượt là 0,20 + 0,01; 0,18 + 0,00; 0,19 + 0,00; 0,19 + 0,01 mm Từ kết quảbảng 3.1, cho thay thời gian phát triển của au trùng tuổi 1 sâu đầu đen O arenosella ở
nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao và dừa dứa là khác biệt không có
ý nghĩa thống kê Ở nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao và dừa đứa
có thời gian phát triển ấu trùng tuổi 1 sâu đầu đen lần lượt là 6,20 + 0,70; 6,67 + 0,31;
6,18 + 0,35; 6,97 + 0,35 ngày.
Au trùng tuổi 2
Hình 3.3 Au trùng tuôi 2 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1,25x)
Sau 4 — 7 ngày ấu trùng tuôi 1 lột xác, mới lột xác sâu tuôi 2 thân màu vàng nhạt,phần ngực có màu xám nhạt và có 2 đường phân cách màu đỏ nâu, đầu màu đen bóng
Sau khi lột sát sâu sẽ ít di chuyền, sau vài phút sâu bắt đầu hoạt động Từ bảng 3.2, cho
thấy ở nghiệm thức dừa ta cao và dừa dứa có chiều dài ấu trùng tuôi 2 của sâu đầu den
O arenosella dai nhất lần lượt là 2,78 + 0,07; 2,62 + 0,08 mm, khác biệt có ý nghĩa
Trang 35thong kê với nghiệm thức dừa xiêm xanh va dừa xiêm lửa lần lượt là 2,52 + 0,03; 2,38
+ 0,04 mm.
Bang 3.2 Kích thước va thời gian phát triển ấu trùng tuổi 2 của O arenosella
Kích thước (mm)
Thời gian (ngày)
Nghiệm thức Chiều dai Chiều rộng
TB+SD TB+SE TB+SE
Từ bảng 3.2, cho thấy chiều rộng ấu trùng tuổi 2 của sâu đầu đen O arenosella
ở nghiệm thức dừa ta cao là dài nhất với 0,30 + 0,01 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kêvới nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa lần lượt là 0,28 + 0,00; 0,25 + 0,00 mm
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức dừa dita là 0,29 + 0,01mm Từkết quả trên cho thấy kích thước chiều dài và chiều rộng ấu trùng tuôi 2 của sâu đầu đen
O arenosella ở nghiệm thức dừa ta cao, dừa dứa là dài hơn so với các nghiệm thức dừa
xiêm xanh, dừa xiêm lửa Từ bang 3.2, cho thấy thời gian phát triển của ấu trùng tudi 2sâu đầu đen O arenosella ở các nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao
và dừa dứa là khác biệt không có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5,30 + 0,72; 5,87 + 0,21;
5,18 + 0,78; 5,23 + 0,64 ngày.
35
Trang 36Au trùng tuổi 3
Au trùng tuổi 3 mới lột xác thân có màu vàng nhạt, xuất hiện đường dọc ở giữatrên thân có màu nâu nhạt nối đứt liền với nhau, thân trên có thêm 4 lỗ thở, ở mỗi lỗchân lông có xuất hiện lông tơ màu trắng, phần đầu có màu đen bóng, phần ngực gầnđầu có màu nâu đen, phần ngực thứ 3 xuất hiện hình mũi tên chưa rõ nét có màu nâu
nhạt.
Hình 3.4 Âu trùng tuôi 3 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1x)
Bang 3.3 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 3 của O arenosella
Kích thước (mm) "¬
s - ~ Thoi gian (ngay)
Nghiệm thức Chiêu dai Chiêu rộng
TB+SD
TB+SE TB+SE
La dừa xiêm xanh 3,55 a+0,04 0,40 a + 0,01 5,17+0,40
Lá dừa xiêm lửa 2,85 b + 0,08 0,33 b+ 0,01 5,73 + 0,38
Trang 37Từ kết quả bảng 3.3, cho thấy ở nghiệm thức dừa xiêm lửa có chiều dài ấu trùngsâu đầu đen O arenosella ngắn nhất là 2,85 + 0,08 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kêvới nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa ta cao và dừa dứa lần lượt là 3,55 + 0,04; 3,46 +0,09; 3,46 + 0,09 mm Chiều rộng ấu trùng tuổi 3 của sâu đầu đen O arenosella ởnghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa ta cao và dừa dứa là dài nhất lần lượt là 0,40 + 0,01;0,42 +0,03; 0,44 + 0,00 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức dừa xiémlửa là 0,33 + 0,01 mm Từ bảng 3.3, cho thấy thời gian phát triển của ấu trùng tudi 3 O.
arenosella ở nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao và dừa dứa là khác
biệt không có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5,17 + 0,40; 5,73 + 0,38; 6,02 + 0,43; 5,23 +0,90 ngày Từ kết quả trên cho thấy kích thước chiều dài, chiều rộng ấu trùng tuổi 3 ở
nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa ta cao và dừa dứa là dài hơn so với nghiệm thức dừa xiêm lửa.
Au trùng tuổi 4
Hình 3.5 Au trùng tuôi 4 của sâu đầu đen O arenosella (phóng đại 1,25x)
Au tring tuổi 4 có thân mau xanh lục nhạt, đường dọc giữa nằm thân trên nhìnthấy rõ va đậm mau hơn so với ấu trùng tuôi 3 (màu nâu nhạt) nối liền các đốt tạo thànhđường thang chạy dài ở trên thân, ngực thứ nhất màu nâu den bóng, phần ngực thứ 2 cóvệt giống chữ W phan trong màu vàng bên ngoài nâu nhạt, phần ngực thứ 3 vệt mũi tên
hiện rõ có màu nâu nhạt, dau màu đen và bóng.
27
Trang 38Từ kết quả bang 3.4, cho thấy chiều dài ấu trùng tuổi 4 của sâu đầu đen O.arenosella ở nghiệm thức dừa xiêm xanh dai nhất là 6,39 + 0,02 mm, khác biệt có ýnghĩa thông kê so với nghiệm thức dừa xiêm lửa, dừa dứa có chiều dài lần lượt là 5,53+ 0,11; 5,95 + 0,04 mm và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức dừa tacao là 6,20 + 0,21 mm Kích thước chiều rộng của ấu trùng tuổi 4 sâu đầu đen O.
arenosella ở các nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa là khác
biệt không có ý nghĩa thống kê lần lượt là 0,82 + 0,02; 0,73 + 0,02; 0,76 + 0,03; 0,77 +0,01 mm Từ bảng 3.4, cho thay thời gian phát triển ấu trùng tuổi 4 của sâu đầu đen O
arenosella ở các nghiệm thức dừa xiêm xanh, dừa xiêm lửa, dừa ta cao, dừa dứa là khác
biệt không có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5,37 + 0,21; 6,50 + 0,72; 6,04 + 0,32; 5,90 +
0,20 ngày.
Bang 3.4 Kích thước và thời gian phát triển ấu trùng tuổi 4 của O arrenosella
Kích thước (mm)
: : Thời gian (ngày)
Nghiệm thức Chiêu dài Chiêu rộng
TB+SD TB+SE TB+SE
Lá dừa xiêm xanh 6,39a+0,02 0,82 + 0,02 5,37+0,21
La dừa xiém lửa 5,53c+0,11 0,73 + 0,02 6,50 + 0,72
Au trùng tuỗi 5
Au trùng tuổi 5 có thân mau xanh lục nhạt, đường dọc giữa nam thân trên nhìnthấy rõ và đậm màu hơn (màu nâu đen đậm) nối liền các đốt tạo thành đường thắng chạydài ở trên thân, ngực thứ nhất có màu nâu đen bóng, phần ngực thứ 2 có vệt hình giống