Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng sâu bệnh hại trên lúa nếp quýt được canh tác hóa học và sinh học tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An”.. Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng sâu bệnh hại trên lúa nếp quý
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
xwxwwkww&*%
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ANH HUONG SÂU BỆNH HAI TREN LUA NEP QUYT ĐƯỢC CANH TAC HÓA HỌC VÀ
SINH HỌC TẠI HUYỆN THỦ THỪA
TĨNH LONG AN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYÊN MINH NHỰTNGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬTKHÓA :2018 - 2022
Thành phó Hồ Chi Minh, tháng 11/2022
Trang 2NGHIÊN CỨU ANH HUONG SÂU BỆNH HAI TREN LÚA NÉP QUÝT ĐƯỢC CANH TÁC HÓA HỌC VÀ
SINH HỌC TẠI HUYỆN THỦ THỪA
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường Đại học Nông Lâm thànhphố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Nông học, quý thay cô trong bộ môn Bảo vệ Thựcvật đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt thời gian họctập tại trường.
Cảm ơn thầy ThS Lê Cao Lượng hướng dan đã tao điều kiện thuận lợi và tậntình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Con bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ — người đã luôn quan tâm giúp đỡ hỗtrợ con, là chỗ dựa vững chắc cho con, động viên tinh thần tạo điều kiện cho con họctập và thực hiện đề tài
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong khoa Nông học, đặc biệt là các bạnsinh viên của lớp DHI8BV đã tiếp sức, động viên, giúp đỡ trong quá trình tôi làm khóaluận này.
Xin chân thành cảm ơn!!!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Nhựt
Trang 4TÓM TẮT
Nguyễn Minh Nhựt, lớp DH18BV, khoa Nông học, trường Dai học Nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng sâu bệnh hại trên lúa nếp
quýt được canh tác hóa học và sinh học tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An”.
Hướng dẫn khoa học: ThS Lê Cao Lượng
Đề tài được thực hiện tại ấp 1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An từtháng 05/2022 đến thang 11/2022, tong diện tích thí nghiệm 3100m2
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng sâu bệnh hại trên lúa nếp quýt bằng chế phẩm sinhhọc nắm xanh, nắm trang, nắm tím kết hợp với Trichoderma spp., Bacillus subtilis, phânhữu cơ vi sinh so với mô hình sử dụng phân thuốc hoá học theo tập quán nông dân vàđánh giá năng suất hiệu quả kinh tế của hai mô hình canh tác
Kết quả thu được:
Sâu hại xuât hiện chủ yêu trên hai mô hình là bọ trĩ, sâu cuôn lá, rây nâu và sâu keo, bệnh hại xuât hiện chủ yêu là đạo ôn và lem lép hạt Sâu hại và bệnh hại trên mô
hình kiểm soát sinh học có mức độ nhiễm cao hơn mô hình canh tác theo tập quán nông
dân.
Thiên địch xuât hiện chủ yêu là nhện chân dài, nhện lùn và bọ rùa Trên mô hìnhkiểm soát sinh học có mật độ cao hơn mô hình canh tác theo tập quán nông dân
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả đầu tư cao 1,39 Trong khi đó,
mô hình canh tác theo tập quán nông dân hiệu quả đầu tư 1,37 Qua đó cho thấy mô hìnhkiểm soát sinh học có hiệu quả kinh tế hơn so mô hình canh tác theo tập quán nông dân
Trang 5MỤC LỤC
Trang Tran TẨ Hicnbnsobs ba th hot SAGiAANgDhBS40isEEN9000/89a001083:u30tgiig NgbiS03Siig10080s.Thglusgx/SMg03x.02800110400204400.00/988 li
LỢI CATT ON sss cs ngán 0g rience ices wlan tase ean na a nee isp aaa anna 1H
TROT 1A tasnvseepiseobsinninpidiBttiliosdiiraitsioe4SESXI-BESS3S400011S60ĐSU2STIGIUSSGHEIE.ENEMUSE4H1410 56EEESSE448BS140001210120G874 IV
WANDS) UR ccotcscccosogtioinihdtottoshsbosilsetissgptgtdgsqGaotdliossztBEsGRgsdEcsssGioicsgdgoiEsggoorolgisggctissgigestsoisgdsasddss Vv
Danh sách các chữ viết tắt 5-52 21 2222212211211211211211211121121111121111211 1 ca 1XI3arih:sách:ất DẤHiosnuauaa thaoiasthiestbtottesttttSgIGURISEGIISIUEXERBIGEINGRöSISMDAS1813/8 q08 Ruitogs x
Danh sach cac hinh 0 xl
CCD, |, tra roatliotiitoraitaatiGanggtae |Đặt vấn đề cc HH HH |MUG (16 Up non na nnó ng Dị BA HO INEGIABGEIXAGRGBGEEAGEEIINSREBLGNGIRSNI.SgESVI/DINBGEEGSARUNGRNBSEGIGIIĐS0E0G3030GG10088 1YOU CAU 0 22205) A enemies acer 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU 2-2 2 S22SE+EE£EE£EEEE£EEeEEeExerxerxered 3
lo na 31.1.1 Nguồn gốc cây lúa -¿- 2-52 22Sx+E19E19E15E12115112112111111211111111 111111 cty 3
1.1.2 Phân loại thực Vật << EEE 221111 125531111 115311 111 01511111 0311k E E1 ky 3
I.I,ð Đặc điểm cf 41.1.4 Tổng quan về lúa nếp Quyt - ¿- + 2 SE+SE+EE£EE9EE£EEEEEEEEEE12712212111 212 cre 51.1.5 Các yếu tô cầu thành năng suất -2- 2 22222912112 EE21121171E21111 21x 51.2 Tình hình sản xuất Wa ccecccccccscessessesssessessessesssessessesssessesssessesssessesseseseesessseeseeseen 51.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thé giới - 2-2 52+ ++EE+2EE2EEEEEE2EEEEEE2ExeExerrrree 51.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam -c©++tttktrirtrtrrirrrkrrrrrrrrrrrrie 6
Trang 61.3 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ :- ¿2-2 SS2S8SESE+E+EEEEEEESE+EtEEEEEEEEEESErEerrrsrsrres 71.3.1 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ trên thế giới - 2-2 + x++£+££x++EzExerrxees 71.3.2 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ ở Việt Nam ccccc+cccreerrrrrrrrerrre 81;:4-S2u hai chính LIÊN, TÍN seseiosiseerbobaniitittNRESIERSESIMIGISSSNESRLIERSIGENGSGSLGSHSSWRNLHERESIGEUEENN 91.4.1 Ray nâu (Nilaparvata ÏIg€li$) 52-5252 2SE+E2EEE32E32E122152121121121121111 tre 91.4.2 Sâu đục thân hai cham (Scirpophaga incerfuÏa$) -©5+©cs+cse+s+csccsczs 9
14:3: Sâu Pháo ÔNữ?H0hhHTG: CEPUNCIGIIS) taunuag tua giai Ga Da RaRRxEqguag Huế 3gẢ144I35881Ä430438.8838.) 10
1.4.4 Sâu keo (Spodoptera THđHFFÏÍ() <6 0%8331138 1E 1395119511811 111 111111111 1k rry 111.4.5 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis mmedinali$) - 2-52 s5s+Ss+£s+£tz£+rtsrssred 121.4.6 Bo š00)/2/2///2.2///4)2087a 2n8nNnn 13
LAT Me6t hinh(Orseolte tp GHI Ï ccnnesnmscnmnndimmumnoimnenmemmenavanrann 13
1.4.8 Nhén gié (SteneotarsoneMuS SPinki) ccccccccccccccescesceececeseceseeescecesecesseeseeeeenseees 14 LAD BOR CER recesiecmnesisiexsianieanedenciadiartindennwreweerasanenienicemetenien 14 LALO BO SIE HỘI n.snccasanneaseaegneenonsepneocasaunedneanenneneansannedsngesnepneentenmaderteensanedsameennretmunastentes 15
Lã Die điềm của triệt Leal thiên MY scecccrsscanncrcosnansanceemannssionananescamnacessnansmouameions 16
34 BOUUd orem an ee es eet ee ee 16 1.5.2 Nhén chân dài (Tetragnatha maxillosd) ccccccccccccescesesseseteceseeesseeeeceseeesseeeseenas 16 1.5.3 Bọ xit mù xanh (Cytorhinus lividipennis reuter) c.ccceccescceseeneeseeseetseeseeeseeseeaee 17
1.5.4 Bọ cánh cụt (Ophioned nigrOfasciatd) cccccccccccccccccessesssessesseeseeseessesssenseeseenseesees 17
1.5.5 Bọ xit nước (Microvelia douglasi atrolineata) - 5c 55c + + ++vkxsevssesss 17 1.5.6 Ong kí sinh (Telenomus rOWANL) Ác 2632113531335 EE2E E951 xee 18 1.5.7 Con đuôi kìm (Euborellia aHHHÏ]D€) c5 + 3263333135 + EESEEEsseeeseekrreersks 18 1;5:ð.Nhn: Inti GÁTT6Tï8 (OPMOS GIG) soc cicnsnnsenansssanaennonnenernannnscexweuniannsadenesmeneaneereaans 18 1.6 Bệnh hại trên TÚa - - - - - 1111112111 1111223 1111125311111 10011 k 1n 11t 11 tre 181.6.1 Bệnh đạo ôn (do nam Pyricularia grisea sa€carrdO) -+©2©5+©cs s+25sz 18
Trang 71.6.2 Bệnh khô van (do nắm Rhizoctonia SOLANI) - 2-52 5252+Ss+E2EeEeEeEsrsered 191.6.3 Bệnh bạc lá lúa (do vĩ khuẩn Xanthomonas OEUSHÌ ttunitunEhliSiBinlisatiastptitptteratSas 191.6.4 Bệnh đốm nâu (do nam Bipolaris O1ÿZ4€) - 2-5252 S2S££E++E2E£EeEeEzreered 201.6.5 Bệnh đốm sọc vi khuẩn (do vi khuẩn Xanthomonas orizicola) - 201.6.6 Bệnh lem lép hạt (do nam Fusarium moniliforme) 52-52-5225s+cs+csscsscesced 211.8077 ĐH TH TVÖÑácssenseardsangeosdidnstundisrggddidillaNiligadgositgtogttosittagglingtiribnt4gngiigi408tnqacatqueBòa8i08incopĐdra 211.7 Sơ lược về các loài nam dùng trong thí nghi€m c.cceccescssesessesesseesesseeseeseeseene 211.7.1 Nam xanh (Äetarhizium anisoppÏi4€) - + 5e t+St+E+EE+E2E2E2EE2E2E2E2Exxe2 211.7.2 Nam trắng (Beauveria DaSSiANd) csccsscescescsssssesssessessessessessessessessesssssessessesseeseeseees 221.7.3 Nam Lecanicilliam Sp scscccscsscsscssessssssessesesssssessessssssssessessessesssssessessessessessesseeseees 221# Naas Titov s0iccemenconnesnnacdeemncameemmenenmmaneimoenes 23
0250551 TRISH Cl spaez/yesyoderbueskofffreyErglisgtliBpgfibillvuypiEhovpsiligbyrarhvpiv3Ngipgii43giygtcitosEftiapnsvifisiimei 40
2.4.2.4 Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tẾ 2-22 2+s+£+£+££+£E++z++zxezzez 40
Trang 82.5 Xử lí số liệu St St 3 SE1E92151551115111211111111111111111111111111111 111111111 cxeE 40Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN 2-2 522E2EE2£E2EEEEE22EE2Exrrrees 403.1 Diễn biến tình hình sâu hại trên hai mô hình canh tác lúa nếp quýt 40
3.1.2 SAu cu6n 1d 1a 4l3.1.3 RAY nâu ¿ 2 222k 112112111211 11 111 11 11 11 1 11 11 1 1 111k 43
31.2 9M t KED seers eee ee 45
3.2 Diễn biến mật độ thiên địch trên hai mô hình canh tác lúa nếp quý t 47
S21 HH GHẤN.đIÍcscgrnottoooiSGHEIEERREGEOGGIERSEEEGSSLONEENHGOQRRDNHGASSGTGESLSGESIGISEIHBESSSSGIRLSSEBRSigEiSgEA 47
3.2.2 BO 1a án -.-251IlI 48 32.3! NON TUM 6ssytzyssciptg75n0000Đ18'G001-00000BS1B00SAVTAHLCOHIBHIGHERRGRĐRNNGgNGlSiGBlick3G90033880G13G8§Rcitpasie 50
cee khắc, s22120213<- dL2 21072021201 0,2744-712172712007221022747017022700 58
3.4 Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh t6 0 c.cccccescssessessessessesseesessessessessessessesseesen 583.4.1 Đánh giá năng suat ¿- 2 + t2 12 12112112112111121111 11111111 11 1 1 1 1 re 583.4.2 Đính giá liệu quá kinh BỖ ceseecseisseiokiEhkkhEiHigiLgiSE1EDE0.A010.35010000000163 0300100735 58KET LUẬN VA DE NGHỊ oo.oeccscccsscsssessessssssessesssessessssesecssessessesssessesssessessesssesseeseen 60TAI LIEU THAM KHAO Q.0.oocccccccccsccsccsscssesscsscsscssessessessessessesssssesssssssssssessessesssssens 62P10 sone 66
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHU VIET TAT
BNN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV Bảo vệ Thực vật
FAO Food and Agriculture Organization of the United (Tổ chức
Lương thực va Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc)FIBL Research Institule of Organnic Agriculture (Viện Nghiên cứu
Nông nghiệp hữu cơ)
IFOAM International Federation of Organic Agriculture Movements
(Tổ chức Nông nghiệp hữu co quốc tế)IPM Integrated Pest Management (Quản lí dịch hại tổng hợp)
NSS Ngày sau sạ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
Trang 10DANH SÁCH CÁC BANG
Trang
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Thế giới và Việt Nam (2015 — 2020)
Seether oY Oem Sa IR STERN aa ee 6
Bang 1.2 Bang thống kê tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam từ năm 2018 — 2020 theoFAOSTAT oun — 45 7Bảng 2.1 Thuốc hóa học và sinh hoc dùng trong 2 mô hình : +- 25Bang 2.2 Quy trình canh tác trên hai mô hình hóa học va sinh học - ZTBang 2.3 Bang đánh giá mật độ ray nâu - 2 2¿©2++2E++2EEtEEEtEEEtEEErrrrrrrreee 29
Bang 2.4 Bang đánh giá mức độ nhiễm sâu duc than c.cccceccccccssecsesescesessesteseeeeteeee 30
Bang 2.5 Bảng đánh giá mật độ sâu hại lá - (c5 222113233 2EEsxerse 31
Bảng 2.6 Bảng đánh giá mức độ nhiễm bọ tri oe eeccccssessesessessesseseesesseseesesseseeseeseseess 32Bảng 2.7 Bảng đánh giá mức độ nhiễm muỗi hành -. 2- 2 2 252+£2+S2252£: 33Bảng 2.8 Bảng đánh giá mức độ nhiễm nhện gié 2-2-5252 2S+S+2S2xz£+zxzcxd 34
Bảng 2.9 Bảng đánh giá mức độ bọ xít hại lúa - - - 222 32222222 12Exerrrskses 34
Bang 2.10 Bảng đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn lá -2 225z=5+: 35
Bảng 2.11 Bảng đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn cỗ bông 2- 5: 52 36Bảng 2.12 Bảng đánh giá mức độ nhiễm bệnh khô van 2-2 2 2522522 36Bang 2.13 Bảng đánh giá mức độ nhiễm bệnh cháy bìa lá, đốm sọc vi khuẩn 37
Bảng 2.14 Bảng đánh giá mức độ nhiễm lem lép hạt - 2-5: 2 2252x225: 38
Bảng 3.1 Tổng số sâu hại và thiên địch qua các giai đoạn phát triển của hai mô hình
CAND TÃÕG táng 5 n0 hhgg 001900111433 GIS141G3S44818469483585S8W11339S1313913311311359539EE1330455391533553501838388680 52
Bang 3.2 Hiệu quả kinh tế của hai mô hình canh tac cceccscsessesssesseessessesssessesseeeseeseen 58
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Biểu đồ biến động tỉ lệ nhiễm bọ trĩ gây hại trên hai mô hình canh tác 40
Hình 3.2 (A) Ruộng bị bọ trĩ gây hại, (B) Bo trĩ trên lúa -¿++sx<<+xs+s 41 Hình 3.3 Biéu đồ biến động mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên hai mô hình canh tác 41
Hình 3.4 (A) Phân sâu cuốn lá, (B) Sâu cuốn lá gây hại trên lá, (C) Sâu cuốn lá gây Huai, (1D) Sau cutie Ta MA 43
Hình 3.5 Biéu đồ biến động mật độ ray nâu gây hại trên hai mô hình canh tac 43
Hình 3.6 (A) Ray nâu trên đồng ruộng, (B) Ray cám, (C) Ray bị nam kí sinh 45
Hình 3.7 Biéu đồ biến động mật độ sâu keo gây hại trên hai mô hình canh tác 45
Hình 3.8 (A) Ruộng bị sâu keo tan công, (B) La bi sâu keo gây hai, (C) Sâu keo, (D) Những S40 ke0 wevcssesmacnenanncesnnccncennenmanenm nee 46 Hình 3.9 Biéu đồ biến động mật độ nhện chân dài trên hai mô hình canh tac 47
Hình 3.10 Nhện chân dai trên đồng ruGng cecceccescescsssessessessessessessessessessessessessessesseeee 48 Hình 3.11 Biểu đồ biến động mật độ bọ rùa trên hai mô hình canh tác 48
Hình 3.12 Bọ rùa trên lúa nếp quý t - ¿22 x+2E+2EE2EE2EE2EE211221212212 212 xe 49 Hình 3.13 Biểu đồ biến động mật độ nhện lùn trên hai mô hình canh tác 50
Hình 3.14 Nhện lùn trên đồng ruộng - 2-2552 ++EE+2E+2EEt2EE2EEE2EE2EEEEEcrrree 51 Hình 3.15 Biểu đồ biến động mật độ bọ cánh cụt trên hai mô hình canh tác 51
Hình 3.16 BO Cant: CU sc sscsssscszarsseacasansnenasanascantaans 313884838463ã85088ã3644663833 648 SE%646938646433688848048 52 Hình 3.17 Biểu đồ thé hiện tỉ lệ nhiễm bệnh dao ôn lá trên hai mô hình canh tác 54 Hình 3.18 Bệnh đạo ôn lá trên lúa nếp quyt -2- ¿22+ +2z++zx+zx++zs+zxzzsee 55 Hình 3.19 Biêu đồ thé hiện tỉ lệ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên hai mô hình canh tác
Hình 3.20 (A) C6 bông lúa nếp quýt bị khô và gãy, (B) Bông lúa nếp quýt bị khô do
xo Ôn gỗ HỒN «o.s-esssssskLixoinhnHgGhgn an Lo ngà 44 GkàSkg u44 101564,S126016.15u8g4)201X03894044g6.d0-80 56
Trang 12Hình 3.21 Biéu đồ thê hiện tỉ lệ nhiễm bệnh lem lép hạt trên hai mô hình canh tac 56Hình 3.22 Lem lép hạt trên lúa nếp quýt - 2-2 s++++E++E++£E+2ExeEE+zEkerxerrxee 57
Trang 13GIỚI THIỆU
DAT VAN DE
Hiện nay, với xu hướng xã hội ngày càng phát triển, đời séng vật chat va tinh thầnngày càng được nâng cao, nhu cầu về văn hóa, giải trí, lễ hội diễn ra ngày càng nhiều vànhu cầu về gạo nếp và các sản phẩm làm từ gạo nếp như: xôi, rượu nếp, các loại bánh
ngày cảng trở nên phong phú và da dạng.
Cây lúa nếp là cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thé thích nghi tốt với khu vựcnày nhưng ở những khu vực khác thì năng suất lại không được như ý muốn Dé có théphát triển lúa nếp có chất lượng tốt cần thu thập các giống lúa nếp từ nhiều nơi, tiếnhành trồng thử nghiệm, đánh giá và chọn lọc được các giống có tiềm năng năng suất,chất lượng cao, có khả năng thích nghỉ rộng và canh tác theo hướng sinh học là hết sứccần thiết dé đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay Vùng đất Long An từ xưa đến nay đãnổi tiếng là nơi sản xuất ra sản lượng gạo nếp lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long với cácgiống nếp như: nếp chùm IR4625, nếp sáp ngỗng việc bổ sung giống nếp mới, ngoncho tỉnh nhà là việc rất cần thiết, làm đa dạng thêm sản phẩm nếp cho tỉnh nhà
Dé có chất lượng lúa nếp tốt cung cấp cho thị trường, người canh tác lúa cần phảinam vững các kiến thức về quy luật phát sinh sâu bệnh hai từ đó mới có các biện pháp
phòng trừ thích hợp Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mà bà con nông dân thường sử
dụng nhất là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Việc sử dụng thuốc BVTV với số lượnglớn và trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, làmgiảm chất lượng hạt lúa, mắt cân bằng hệ sinh thái Hướng nghiên cứu trong kiểm soátdịch hại hiện nay là biện pháp quản ly dịch hại tổng hợp (IPM), trong đó biện pháp sinhhọc là biện pháp được đánh giá cao.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng sâu bệnh hại trên lúanếp quýt được canh tác hóa học và sinh học tại huyện Thủ Thừa tỉnh Long An” đã
được thực hiện.
Trang 14Bồ trí thi nghiệm theo tiêu chuan ngành, đối với mô hình sinh học cần có khoảngngăn cách với mô hình khác.
Gieo trồng đúng theo thời vụ địa phương
Sử dụng thuốc hóa học và chế phẩm sinh đúng cách, an toàn và đúng thời điềm.Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của lúa nếp quýt canh tác tại vùng đấtmoi.
Giới han đề tai
Đề tài được thực hiện từ thang 05 năm 2022 đến tháng 11 năm 2022 trên giốnglúa nếp quýt được trồng khảo nghiệm tại ấp 1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tinhLong An theo hai mô hình sinh học và hóa học.
Trang 15Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về lúa
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Đến nay, có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của cây lúa và hầu hết đều cho rằngcác loài lúa hoang dại có nguồn gốc từ thời tiền sử của Trái Dat Theo công bố củaChang và ctv (1984), Oryza sativa xuất hiện đầu tiên ở dãy Himalaya, Mién Điện, Lào,Việt Nam và Trung Quốc
Ở Việt Nam, theo kết quả khảo sát về nguồn gen ở những năm gần đây thì lúa cónguồn gốc hoang đại là các loài Oryza granulata, Oryza nivara, Oryza ridleyi, Oryzarufipogon mọc nhiều ở vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên va Đồng bằng sôngCửu Long Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là nơi rất thích hợp dé trồng câylúa nước Bên cạnh các cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn thì cây lúa nước đã trởthành cây lương thực hàng đầu ở thị trường Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong nềnkinh tê và xã hội của nước ta.
Lúa trồng hiện nay có nguồn gốc từ lúa hoang dai Việc xác định tổ tiên của câylúa trồng ở Châu A (Oryza sativa) vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Một số tác giả nhưDinh Dĩnh, Bùi Huy Đáp, Dinh Văn Lữ cho rằng: Oryza fatua là loại lúa dại gần nhất
và được coi là tổ tiên của lúa trồng hiện nay
Trang 16Bộ: Cyperales (cỏ)
Họ: Gramineae (hòa thao)
Tộc: Oryzaea
Loài: Oryza sativa
Cùng với ngô (Zea mays L.), lua mi (Triticum sp.), khoai tay (Solanum tuberosumL.), san (Manihot esculenta crantz), lua (Oryza sativa) là một trong năm loại cây lươngthực chính của thé giới Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thé 2n = 24 Oryza
có khoảng 20 loài phụ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới âm của của Châu Phi, Nam vàĐông Nam Châu Á, nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần ở châu Úc(Chang, 1976 và De Datta, 1981) Trong đó, chỉ có hai loài là lúa trồng, còn lại là lúahoang hang niên và đa niên Lúa trồng quan trọng nhất, thích nghỉ rộng rãi và chiếm dai
bộ phận diện tích lúa thé giới là Oryza sativa L
1.1.3 Đặc điểm thực vật học
Cây lúa Việt Nam tùy từng giống mà có đặc điểm sinh thái, di truyền khác nhaunhưng đều có đặc điềm hình thái, thời kì sinh trưởng giống nhau Gồm 5 bộ phận chính:
rễ, thân, lá, bông và hạt lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm, rễ non có màu trăng sữa, rễ trưởng thành có màu
vàng nâu và nâu đậm, ré đã gia có màu den.
Thân lúa gồm nhiều mắt và lóng Trước thời kì lúa tré, thân lúa được bao bọc bởi
be lá Cây lúa có thé đẻ nhánh khi có 4 — 5 lá thật Trên đồng ruộng, sau khi bén rễ hồixanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh Lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh khi vào thời kì làm đòng
Từ cây mẹ đẻ nhánh cấp 1, nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3,những nhánh hình thành ở giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu
Lá lúa gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộnthành hình trụ và bao phần non của thân Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá
Trang 17thứ 2) Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác Lá lúa có một cặp tai lúa hình lưỡi
liêm.
Thời gian hình thành bông ké từ khi cây lúa bắt đầu phân hóa dong cho đến khitrổ Thời kì này nếu được chăm sóc tốt, bông lúa sẽ phát triển đầy đủ và giữ nguyên đặctính của giống Hạt lúa gồm gạo lire và vỏ trâu Gạo lire gồm phôi và phôi nhũ Vỏ traugồm trau trên và trâu đưới Ở âm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12 — 44 mg
1.1.4 Tổng quan về lúa nếp quýt
Lúa nếp quýt có nguồn gốc từ huyện Da Tẻh tinh Lâm Đồng Với khí hậu và thénhưỡng ở đây, lúa nếp quýt sinh trưởng và phát triển rất tốt, ít sâu bệnh, năng suấtkhoảng 5 — 6 tan/ha Lúa nếp quýt có thời gian sinh trưởng từ 95 — 105 ngày, có thétrồng 3 vụ/năm Đặc điểm nỗi trội so với các loại nếp khác như: vỏ mỏng, hạt bầu tròn,nây mập, trắng đục, hạt gạo không chỉ dẻo, hương thơm mạnh mà còn mang vi ngọt đặc
mồ hôi trộm và giải được một vài độc tính, ngoài ra gạo nếp quýt còn giúp âm bụng, cótác dụng tốt với những người bụng yếu, bị viêm loét dạ dày
1.1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 4 yêu tố, đó là: số bông trên đơn vị diệntích, số hạt trên bông, tỉ lệ chắc và trọng lượng hạt Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ vớinhau, 4 yếu tố tăng thì năng suất sẽ tăng theo, đến khi đạt cân bằng tối hảo thì năng suất
sẽ dat tối đa Nếu 1 yếu tô nào đó vượt qua mức tối hảo này thì sẽ ảnh hưởng xấu đếncác yếu tố còn lại làm năng suất giảm Mức cân bang tối hảo giữa các yêu tố dé đạt năngsuất tối đa phụ thuộc vào giống, điều kiện đất dai, kĩ thuật canh tác và thời tiết
1.2 Tình hình sản xuất lúa
1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Trang 18Sản lượng lúa thế giới theo FAOSTAT(2020), đã tăng từ 745,3 triệu tấn năm
2015 đến năm 2020 là 756,7 triệu tấn, trong đó châu Á có sản lượng lúa tăng từ 672,8triệu tan năm 2015 đến 676,6 triệu tan năm 2020, chiếm 90% sản lượng lúa toàn cầu.Diện tích lúa thế giới đã tăng từ 162,37 triệu ha năm 2015 lên 164,19 triệu ha năm 2020,trong đó châu Á có diện tích tăng từ 142,41 triệu ha năm 2015 đến 140,46 triệu ha năm
2020, chiếm 86% diện tích lúa toàn thế giới Năng suất lúa thé giới đã tăng từ 4,59(tắn/ha) năm 2015 đến 4,61 (tắn/ha) năm 2020
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Thế giới và Việt Nam (2015 — 2020)Lúa 2015 2018 2019 2020
Diện tich (1000 ha) 1623769 16575125 1617718 164192/2
Năng suất (tan/ha) 4,59 4,69 4,63 4,61Thé gidi
San lượng (triệu 745.3 759,1 749,2 756,7tan)
Diện tich (1000 ha) 1424164 6072,5 5643,4 5906,7
Chau A Năng suất (tắn/ha) 47 6,42 6,14 6,45
Sản lượng (triệutấn) 672,8 639,0 634,7 676,6Diện tich (1000 ha) 7828,6 7570,7 7451,5 72226,2
Việ Nam Năng suất (tan/ha) 5,75 581 5,83 5,92
San luong (triéu tan) 45,09 44,05 43,50 42,76
1.2.2 Tinh hình sản xuất lúa ở Việt Nam
(Nguồn: FAOSTAT, 2022)
Trang 19So sánh diện tích canh tác và sản lượng giữa lúa và các cây lương thực khác ở
Việt Nam thì lúa gạo vẫn là cây lương thực chủ lực được ưu tiên hàng đầu với diện tíchnhiều nhất hơn hắn ngô và sắn, sản lượng cao hơn khoai lang và sẵn Việt Nam vượt trộitrong khu vực Đông Nam A nhờ hệ thống thủy lợi được đầu tư cải thiện đáng kể cũngnhư việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới
Theo đánh giá của BNN và PTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn),việc sản xuất lúa của các địa phương đã tập trung và có bước đột phá mạnh mẽ trongkhâu tô chức sản xuất, nhất là chú trọng việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn Lợi nhuậnbình quân chung của bà con nông dân vẫn đạt được 30%
Bảng 1.2 Bang thống kê tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam từ năm 2018 — 2020 theoFAOSTAT
2018 2019 SB2020
Dién tich (1000 ha) 7.570,9 7.469,5 7.279
Năng suất (tắn/ha) 5,82 5,82 5,87
Sản lượng (triệu tan) 44,05 43,50 42,76
(Nguồn: FAOSTAT, 2022)
Từ thực tế trên, chiến lược phát triển của ngành hàng lúa gạo là không nên tiếptục đi theo hướng tăng khối lượng gạo xuất khẩu Những năm tới, cần tập trung vào tăngchất lượng dé nâng cao giá bán, đồng thời cơ cau lại chuỗi tiêu thụ lúa gạo dé tăng lợinhuận cho nông dân Có như vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam mới bền vững
và ôn định lâu dai
1.3 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ
1.3.1 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ trên thế giới
Nhu cầu sản xuất và tiêu thụ gạo hữu cơ ở nước ta cũng như trên thế giới ngàycàng tăng Theo thống kê của FIBL (Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu co) và Tổ chứcNông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) cho thay, hiện có hơn 71 triệu ha canh tác hữu
Trang 20cơ, tương đương khoảng 1,5% tổng diện tích canh tác Một số quốc gia như: Mỹ, Úc,
Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, có tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất nhanh
và đến nay trên thế giới có 186 quốc gia phát triển dòng sản phâm nông nghiệp hữu cơ
Theo Doãn Trí Tuệ (2018), ở Mỹ, người tiêu dùng rất ưa chuộng và tiêu thụ hàngchục ngàn tấn gạo hữu cơ hằng năm và con số đó vẫn không ngừng tăng Giống lúa gạohữu cơ được người Mỹ ưa chuộng nhất hiện nay là các giỗng gạo thơm được nhập từcác nước như: gạo của giống lúa Jasmine (Thái Lan), gạo của giống lúa Basmati (Ấn
Độ và Pakistan).
Ở Ấn Độ, giống gạo hữu cơ được ưa chuộng nhất là giống Basmati thơm, ngonnổi tiếng, được trồng nhiều ở nước nay và Pakistan Mỗi năm, người dân An Độ đềugieo trông hang chục ngàn ha giông lúa Basmati dé sử dụng trong nước va đê xuat khâucho các nước trên thế giới theo các đơn đã đặt hàng trước
Ở Nhật Bản, việc sản xuất và sử dụng lúa gạo hữu cơ là khá phô biến Để sảnxuất ra lúa gạo hữu cơ, người nông dân Nhật Bản phải tuân thủ quy trình sản xuất nôngsản phâm hữu cơ rất nghiêm khắc Điều mà người nông dân Nhật Bản quan tâm nhất đó
là thương hiệu, chất lượng của sản phâm Người dân Nhật Bản chủ yếu sử dụng gạo hữu
cơ trong bữa ăn hằng ngày Tat cả sản phẩm lúa gạo hữu cơ ở Nhật Bản đều được kiểm
soát chặt chẽ và các sản phâm trên thị trường déu được truy xuât nguôn gôc rõ ràng.
Ở Thái Lan, loại lúa gạo hữu cơ có gia tri nhất hiện nay là gạo Jasmine hữu cơ(Or-ganic Jasmine Rice) Dé phân biệt với các loại gạo Jasmine khác của nhiều nướccùng sản xuất, người Thái đã đặt tên cho loại gạo Jas-mine được sản xuất trong nướcvới tên gọi mới là Thai Hom Mali Rice Gạo hữu cơ này được các nước trên thế giớinhập khẩu và đánh giá là “ loại gạo ngọt ngào nhất trên thế giới hiện nay”
1.3.2 Tình hình sản xuất lúa hữu cơ ở Việt Nam
Sản xuất lương thực là giá đỡ cho nền kinh tế Việt Nam với diện tích hàng nămkhoảng 9 triệu hecta, trong đó lúa gạo chiếm 85-87% tổng diện tích các loại câytrồng Lúa ở Việt Nam chiếm diện tích gieo trồng và sản lượng lớn nhất so với các cây
Trang 21Theo Doãn Trí Tuệ (2018), tại Việt Nam, sản xuất lúa gạo hữu cơ có cơ hội rấtlớn do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng Với vấn nạn an toàn vệ sinh thựcphẩm thì nguồn gạo sạch, bé dưỡng cho người tiêu dùng chắc chan sẽ mang lại hiệu quảkinh tế cao cho người sản xuất Sản xuất gạo hữu cơ đã và đang trở thành hướng đi đúngdan cho sự phát triên của nên nông nghiệp Việt Nam bên vững, lâu dai.
1.4 Sâu hại chính trên lúa
1.4.1 Ray nâu (Nilaparvata lugens)
Bộ: Hemiptera
Ho: Delphacidae
Ray trưởng thành có màu nâu vàng, có hai dạng cánh: ray cánh dài va ray cánhngắn Rầy cánh dài có cánh che phủ kín bụng, xuất hiện trong thời kì đầu và cuối vụ,hoặc khi điều kiện sống và thức ăn không được đảm bảo, thích nghỉ với việc di chuyên.Ray cánh ngắn có cánh phủ khoảng 2/3 thân, xuất hiện từ giai đoạn lúa làm dong đếntrổ, khi lượng thức ăn đầy du Ray cánh ngắn cái đẻ trứng gap 2 — 3 lần ray cánh dai,chúng đẻ trứng thành từng hàng trong bẹ lá hoặc gân chính lá, một rầy cái trưởng thành
có thê đẻ khoảng 150 — 250 trứng
Trứng: Có màu vàng nhạt và trong Rầy non (ấu trùng) mới nở có màu trắng sửa,sau chuyền thành mau trắng sáng rồi nâu lot hay nâu den, ray tuôi 1 — 2 thường gọi làrầy cám Rầy thường sống tập trung ở phần gốc sát mặt nước Vòng đời rầy nâu dài ngắnphụ thuộc vào môi trường, trong một vụ lúa ray nâu có thé có từ 2 — 8 lứa
1.4.2 Sâu đục thân hai cham (Scirpophaga incertulas)
Trang 22cánh có màu vàng nhạt, giữa cánh có 1 chấm đen lớn, cuối bụng có chùm lông màu vàngnhạt che phủ lộ trứng Con đực có kích thước nhỏ hơn, có màu nâu nhạt, cánh trước cóhình tam giác, giữa cánh có chấm đen nhỏ Trên cánh trước có một vệt đen nhạt từ đỉnhcánh vào giữa mép Sâu non thân dài màu trắng sữa, đầu màu nâu nhạt Sâu non có 5tuổi, pha sâu kéo dai 30 — 46 ngày:
e©_ Tuổi 1: đầu đen có khoang đen trên lưng, thân màu xám
e_ Tuổi 2— 3: Đầu nâu mình trang sửa
e Tuổi 4: Đầu nâu mình vàng xám
e Tuổi 5: Đầu nâu mình vàng nhạt
Trứng có dang hình cầu nhỏ, màu trắng vàng Trứng xếp thành 6 từ 50 — 70 trứng
Ô trứng có hình nửa hạt đậu, phủ lớp lông màu vàng Sâu non khi nở ăn vỏ trứng, sau
đó chui vào be lá, ăn mặt trong be lá Từ tuổi 2 sâu đục thân ăn phá đỉnh sinh trưởng gâyhiện tượng héo nõn và chết dảnh Trưởng thành vũ hóa vào ban đêm, ban ngày ân naptrong tán lá lúa Con trưởng thành thích ánh sáng đèn và vào đèn nhiều nhất vào đêm
trăng tròn.
Giai đoạn lúa trổ, sâu đục thân chui vào thân ăn đứt cuốn đòng làm cho dinh dưỡngkhông di chuyền lên bông được gây hiện tượng bông bạc Nhộng dai 10 — 15 mm, khimới hóa nhộng có màu trắng sau đó chuyên dần thành màu nâu vàng, nâu nhạt Sâu đụcthân hóa nhộng cách mặt đất khoảng 1 — 2 cm
1.4.3 Sâu phao (Nymphula depunctalis)
Bộ: Lepidoptera
Họ: Pyralidae
Bướm có chiêu dài thân từ 6 — 8 mm, cánh trước có nhiêu châm nâu nhỏ va haicham nâu to ở giữa cánh Thành trùng sống từ 4 — 8 ngày
Trang 23Trứng hình tròn, hoi dẹp, đường kính khoảng 0,5 mm, màu vàng nhạt khi mới đẻ
và chuyên thành màu vàng đậm lúc sắp nở Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng hàng
từ 10 — 20 trứng trên bẹ hoặc mặt dưới các lá sát mặt nước Sâu mới nở màu trắng, dàikhoảng 1,2 mm, đầu màu vàng nhạt Từ tuổi 2, minh sâu chuyền thành mà xanh lục,trong suốt Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 15 — 25 ngày Khi lớn đủ sức sâu dai khoảng 20
mm Nhộng phát triển trong thời gian từ 4 — 7 ngày
Bướm thường vũ hóa về ban đêm bằng cách chui qua một lỗ ở đầu trên của phao
và ẩn dưới lá lúa vào ban ngày, đẻ trứng vào ban đêm Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh
đèn và vào đèn nhiêu lúc trăng còn nhỏ.
Sau khi nở, sâu cạp mặt dưới lá để ăn, cắn đứt ngang một đoạn, xong nhả tơ cuốn
lá lại thành ống, sau đó cắn đứt phần cuối dé ống rời khỏi lá và dùng tơ kết bao lá lại.Sâu ở trong ống, khi ăn thì chui ra ngoài, sâu cạp phần xanh lá lúa để ăn, chừa lại nhữngvệt đài màu trắng ở đầu lá Đôi khi sâu buông mình cho phao rơi xuống mặt nước đề lây
nước vào phao hoặc cho phao trôi từ bụi lúa này sang bụi lúa khác.
Ban ngày sâu thường ẩn trong phao và trôi trên mặt nước, ban đêm thường ganông phao trên gôc cây lúa đê cạp ăn Khi lớn đủ sức, sâu bò xuông gôc cây lúa, gân sát
mặt nước, bịt kín 2 đầu phao và dan chặt ống phao vào góc lúa dé làm nhộng
1.4.4 Sâu keo (Spodoptera maurita)
Trang 24Sâu non: Sau khi nở chúng có màu xanh lục, càng lớn chuyền sang màu nâu, phầnbụng có màu nhạt hơn, đầu sâu màu nâu nhạt, trên lưng có hai sọc to màu xanh sậm haynâu tôi dợn sóng, mỗi bên sườn có một sọc xanh và một sọc nhỏ màu vàng nhạt Sâu có
5 tuổi và phát triển từ khi nở đến lớn hoàn toàn từ 15 — 24 ngày Sâu non rất sợ ánh sángmặt trời vì thé ban ngày chúng thường ân lấp dưới gốc lúa, gốc cỏ hay mặt dưới của lálúa Ban đêm hay những lúc trời ram mát, có mưa nhỏ chúng mới bò lên can phá làmcho lá lúa bị khuyết từ hai bên mép lá vào đến gần gân chính Sâu thường phá thời kỳ
ma và lúa đẻ nhánh có thé ăn trụi từ ruộng này đến ruộng khác, sâu non chỉ ăn lá, sâulớn ăn cả cây.
Nhộng: Có màu nâu đỏ, dai 12 — 14 mm, đốt bụng 2 — 7 mm trên lưng có nhiềuchat lõm, cuối bụng có gai móc câu lớn Thời gian nhộng từ 7 — 15 ngày
1.4.5 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis)
Bộ: Lepidoptera
Ho: Pyralidae
Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ khoảng 30 — 35 ngày Bướm sống khoảng 5 — 10ngày, có chiều dài thân 8 — 12mm, sải cánh rộng từ 19 - 23mm, nền cánh màu vàngrom, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dải
và sọc giữa ngắn Một bướm cái có thê đẻ đến 300 trứng Trứng được đẻ rải rác haythành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 — 12 trứng Ở cả hai mặt lá,nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn
Giai đoạn trứng trong khoảng 3 — 5 ngày Trứng có hình bầu dục dài khoảng
0,5mm, màu trăng, chuyên sang màu vàng nhạt khi sắp nở.
Giai đoạn sâu non gây hại trong 15 — 28 ngày Sâu non mới nở màu trắng sữa, cólông nâu phủ khắp mình Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19 — 22mm, màu xanh lá mạ, thânchia đốt rat rõ ràng Sâu non có từ 5 — 6 tuôi Sâu non tuổi 2 — 3 sẽ nha tơ khâu mép lácuốn lại tạo thành bao đề sống gây khó khăn trong việc phòng trừ Sâu cuốn lá nhỏ gâyhại bằng cách ăn mô lá chỉ chừa lại lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác,
Trang 25nhìn từ xa thấy bạc trắng, làm giảm khả năng quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triểnkém, hat bị lép lửng nhiều, ảnh hưởng đến năng suất Vết thương do sâu cuốn lá nhỏgây ra tạo điều kiện cho các vi khuẩn bệnh xâm nhập và gây hại Một con sâu cuốn láthường gây hại từ 3 — 5 lá trong một vòng doi và hóa nhộng ngay trong bao lá.
Giai đoạn nhộng từ 6 — 10 ngày, dai từ 7 — 10mm có mau nâu.
có cánh Thành trùng sống trong khoảng 15 — 30 ngày Bọ trĩ hoạt động vao lúc trời mát,chúng chích hút nhựa lá lúa, lá lúa bi gây hại có sọc trắng bạc chạy dọc theo gân lá, chóp
lá bị cuôn lại.
1.4.7 Muỗi hành (Orseolia oryzae)
Bộ: Diptera
Họ: Cecidomyidae
Sâu non: Có màu trăng sữa, minh det, dài 4 — 5 mm Giai đoạn âu trùng có 3 — 4
tuổi Mỗi chôi chỉ có một sâu non và khi ống hành vươn dai ra thì cùng lúc sâu non hóa
nhộng.
Nhộng: Có màu hồng nhạt, trước khi vũ hóa, có màu đỏ, dài 2 - 4 mm, giai đoạnnhộng dai 3 — 5 ngày, cả sâu non và nhộng sống và gây hai trong ống hành Nhộng cóthé di chuyền lên xuống trong ống hành Khi sắp vũ hóa, nhộng di chuyên lên ngọn ốnghành, dùng gai bụng đục lỗ, chui nửa mình ra, lột vỏ nhộng dé lại trên đầu ống hành
để thành trùng (muỗi) bay thoát ra ngoài
Trang 26Trưởng thành: Giống như muỗi nhà, sai cánh dài 3 — 5 mm, muỗi cái bụng màu
đỏ nhạt, muỗi đực, nhỏ hơn muỗi cái, màu nâu vàng Râu 10 đốt Muỗi hoạt động (giaophối, đẻ trứng) mạnh về đêm, sức bay yếu nên tầm gây hại hạn chế trong khu vực giới
han, bi dẫn dụ bởi ánh sáng Vòng đời sâu nan : 25 — 35 ngày Con cái đẻ 100 — 200
trứng.
Triệu chứng gây hại: làm cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chôi, phần thân cứng vàchiều ngang cây nở to, lá lúa xanh thẩm va dựng đứng và có nhiều cong lúa giống conghành trong bụi lúa Sâu non muỗi hành di chuyền lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâmnhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nướcmiếng làm gốc bẹ lúa phông to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thườngthành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dai 10 — 30 cm, đầu ốnghành được bịt kín do mô lá tạo thành.
1.4.8 Nhén gié (Steneotarsonemus spinki)
Bộ: Hemiptera
Họ: Alydidae
Ở miền Nam, nhện gié gây hại quanh năm, nhưng nặng nhất là lúa vụ hè thu, pháttrién mạnh ở nhiệt độ 28°C - 30°C, am độ cao 96% Nhén gié có thé lan truyền nhờ hạt
giống, gid, nước, côn trùng, chuột, công cụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa chét từ
vụ trước Nhện gié có khả năng lây lan rất mạnh qua vết thương cơ học, sau 10 ngày tạovết thương nhân tạo, tỷ lệ hai là 100% tại các vết thương (Nguyễn Thị Nhâm và CS.,2010).
Trứng nhện gié có màu trắng trong, hình trái xoan, đẻ rải rác từng quả hoặcthường dính lại với nhau thành từng đám 5 - 10 quả Nhện non có màu trắng đục với 3đôi chân Trưởng thành có màu trắng đục hơi vàng, có 4 đôi chân, rất khó quan sát bằngmắt thường
Triệu chứng gây hại: Trên bẹ, các vết hại tập trung thành từng đám màu nâu nhạt,nâu đậm đến thâm đen trông giống như vết "cạo gió” Nếu bị nặng toàn bộ bẹ lá, thân
Trang 27cây có màu nâu den đậm Bông lúa bị nhện gié hại thường thấy hiện tượng không tro,
bông lúa hoặc thân đòng bị cong queo, hạt phía dưới gié bị lép, lửng và có màu nâu.
1.4.9 Bọ xít đen
Bộ: Hemiptera
Họ: Pentatomidae
Bọ xít đen có thê gây hại ở các vụ lúa trong năm, tuy nhiên gây hại nặng nhất vào
vụ hè thu khi có điều kiện thời tiết nóng và ẩm Bọ xít đen thường gây hại nặng ở giaiđoạn lúa đẻ nhánh rộ đến làm đòng và thường tập trung chích hút ở mắt thân lúa
Thành trùng có màu đen, con cái dài 9 - 9,5 mm, con đực dài khoảng 8,5 mm.Chiều rộng khoảng 5 — 6 mm Thân hình bầu dục, phiến mai dai tới cuối bụng nhưng bềngang không che hết bụng Mắt đơn màu đỏ nhạt Bàn chân và râu màu nâu tro
Bọ xít non: mới nở kích thước cơ thể khoảng 1 - 2 mm, màu nâu đỏ, chưa cócánh, di chuyên cham chap Khi lớn có mau nâu Thời gian âu trùng kéo dài khoảng một tháng.
Trứng: mới đẻ màu hông hơi xanh, sau thành màu nâu đỏ hoặc nâu xám.
Thành trùng và ấu trùng đều chích hút thân, bẹ lá và đôi khi cả bông lúa: lúa nhảychỗi, cây phát triển chậm, ít chỗi, sau giai đoạn nảy chôi: gié ngắn, lép lững,lúa trỗ bônglép hay bạc trắng Bọ xít chích hút với mật độ cao cây héo và chết, giống triệu chứnglúa bị cháy ray Khi cam thay bi tan công bọ xít den tiết ra mùi hôi đặc trưng dé xua đuổi
kẻ thu.
1.4.10 Bọ xít hôi
Bộ: Coreidae
Họ: Hemiptera
Trang 28Bọ xít hôi gây hại nặng từ giai đoạn trổ bông, ngậm sữa đến chín Hoạt đọngmạnh vào buôi sáng và chiều mát Con trưởng thành có màu xanh hơi nâu ở trên lưng
và mau nâu ở mặt bụng, cơ thé thon dài từ 13 — 15 mm, thắt eo ở phần bụng, chân vàrâu đầu rất dài, râu đầu có 4 đốt Cánh dài che kín phần bụng von cái ở cuối đốt thứ 7,8chẻ đôi thành 2 phiến, con đực cuối bụng tròn to.
Tuổôi thọ của thành trùng khoảng 2 — 3 tháng Bọ xít đẻ trứng thành nhiều hangtrên phiến lá, be lá và trên 2 mặt lá, mỗi 6 có từ 10 — 30 trứng Khả năng đẻ của con cái
là 250 — 300 trứng trong vòng 8 tuần
Au trùng màu xanh lá lot, râu đầu màu nâu đậm Âu trùng và thành trùng chíchhút hạt lúa đang ngậm sữa làm hat lúa bị lép lửng, dé gãy khi xay Vết chích là một đốmnâu trên hạt rất đễ cho các nắm bệnh tấn công vào Khi thấy bị đe dọa, bọ xít tiết ra mùihôi đặc trưng để xua đuôi kẻ thù
1.5 Đặc điểm của một số loài thiên địch phố biến
Đa số các loài bọ rùa thuộc nhóm có lợi, chúng tấn công chủ yếu: rầy phấn trăng,rầy mềm, rệp sáp, nhện gây hại, một số côn trùng khác có kích thước nhỏ và trứng củachúng Cả ấu trùng và thành trùng đều ăn mồi (Kalshoven, 1981) Có 4 loài bọ rùa phổbiến như: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp.); Bọ rùa vàng (M.Crocea); Bo rùa 6 chấm(Menochilus sexmaculatus); Bọ rùa 8 cham (Hamonia Octomaculata)
1.5.2 Nhén chan dai (Tetragnatha maxillosa)
Bộ: Araneae
Trang 29Nhện chân dài có thân và chân dài thường nắm trên lá lúa Chúng thích hợp với
vùng âm, ân náo vào thân cây lúa lúc giữa trưa và rình môi ở lưới vào buôi sáng Nhện chân dài giăng lưới loại hình tròn nhưng rât yêu Chúng có thê ăn 2 - 3 sâu cuôn lá, sâu
đục thân hoặc ruồi mỗi ngày
1.5.3 Bọ xít mù xanh (Cytorhinus lividipennis reuter)
Bộ: Hemiptera
Họ: Miridae
Kích thước cơ thê nhỏ hoặc trung bình, to khoảng con rầy nâu, con trưởng thành
có màu xanh và đen Bọ xit mù xanh là một loài bắt môi rat quan trọng của ray nâu, raylưng trắng và các loài rầy xanh hại lúa Chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá, dùng vòi hút khôtrứng và ăn cả ray trưởng thành Mỗi thiên địch một ngày ăn hết 7 — 10 trứng hoặc 1 —
5 bọ rầy (B.M Shepard và ctv., 1987) Trên đồng ruộng, quần thé của bọ xít mù xanhtăng dần từ đầu vụ lúa đến cuối vụ lúa Trưởng thành cái đẻ trứng vào mô cây, sau 2 —
3 tuần sẽ trở thành trưởng thành và có thé sinh sản 10 — 20 con non
con có thê ăn từ 3 — 5 con sâu non/ngày.
Con trưởng thành có thé sống trong thời gian vài tháng và sinh sản ra khoảng 2
— 3 thê hệ moi năm.
1.5.5 Bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolineata)
Trang 30Bộ: Hemiptera
Họ: Mesoveliidae
Bọ xít nước sông trên mặt nước, con trưởng thành có màu xanh nhạt, to hơn bọ
xit nước ăn thịt nhưng sô lượng it hơn, có hai dạng: có cánh và không có cánh Chúng
thường săn mỗi theo đàn, ăn những con ray rơi xuống nước, sâu đục thân Mỗi ngày có
thé ăn 4— 7 con/ngày
1.5.6 Ong kí sinh (Telenomus rowani)
Ong kí sinh có cơ thể nhỏ, màu đen Ong đẻ trứng vào trứng của sâu đục thân hạilúa, một con cái có thể đẻ trứng kí sinh cao 20 — 40 trứng sâu đục thân Ong trưởngthành có thé sống từ 2 — 4 ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào lượng thức ăn
1.5.7 Con đuôi kìm (Euborellia annulipes)
Bộ: Dermaptera
Họ: Carcinophoridae
Con trưởng thành có màu đen bóng, dai 10— 25 mm, giữa các đốt bung có khoangtrắng, đặc điểm nổi bật của con đuôi kìm là có một đôi càng sau như hình cái kẹp dùng
dé tự vệ Chúng thường sống trên khô va làm tô dưới đất ở gốc cây lúa Con đuôi kìm
là thiên địch của sâu đục thân và sâu cuốn lá
1.5.8 Nhén lùn (Apypena formosana)
Bo: Araneae
Ho: Linyphiidae
Nhén lùn khi trưởng thành có 3 đôi châm vạch mau xám ở lưng Nhén lùn thích
ở ruộng nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước Nhện lùn di chuyên chậm
và bắt môi chủ yêu là khi chúng mắc vào màng Chúng chủ yêu ăn rây non, khả năng an 4— 5 con/ngay.
1.6 Bệnh hại trên lúa
1.6.1 Bệnh đạo ôn (do nam Pyricularia grisea saccardo)
Trang 31Bệnh có thê gây hại trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng bệnh gây hạinặng nhất là từ giai đoạn làm đòng đến trỗ Bệnh gây hại nhiều vị trí khác nhau như trên
be lá, lá, long thân, cỗ bông, gié và hạt
Trên lá: Vết bệnh trên lá mạ non có hình bầu dục, sau đó lan rộng ra chuyền sanghình thoi có màu nâu nhạt Bệnh thường xuất hiện nhiều sau khi bón thúc dot 2 (20 — 25NSS) Lúc đầu là chấm nhỏ có màu xanh tái, sau đó chuyên sang dạng mắt én, rìa cómàu vàng đậm, ở giữa vết bệnh hình xám tro Khi bệnh nặng có vết bệnh nối liền nhau
thành mảng to làm cho lá bị cháy.
Trên thân: Vết bệnh làm thối đốt thân, gãy ở các đót, làm cây dé đỗ ngã
Trên bông, trên cổ bông: Bệnh tan công ở cổ bông hoặc ở gié phụ có màu nâuxám gây ra hiện tượng bông bạc hoàn toàn, cô bông bị teo lại gây héo, hạt lép lửng vàgãy cô bông
Trên hạt: có màu nâu đen, lép lửng, giòn, dễ vỡ
1.6.2 Bệnh khô van (do nam Rhizoctonia solani)
Nguồn bệnh chủ yếu là do hạch nam trên đất ruộng và SỢI nắm trên gốc ra
Nhiệt độ, âm độ cao, ruộng ngập nước sâu, bón thừa phân đạm và sạ dày là điềukiện thích hợp dé bệnh khô van phát trién mạnh Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn dongtrô đên chín sáp.
Trên bẹ lá: Lúc đâu vêt bệnh có hình bâu dục màu xanh lục tôi hoặc xám, sau đólan rộng ra thành dạng vết vằn da hồ, dạng đám mây làm cho bẹ lá bị chết
Trên lá: Bệnh thường lan rộng rất nhanh, các lá già gần mặt nước thường xuấthiện đầu tiên sau đó lan lên các lá phía trên Vết bệnh chiếm hết cả bề mặt phiến lá tạothành từng mảng vân mây hay dạng vết van da hồ
Trên bông: Thường vết bệnh kéo dài bao quanh cô bông, hai đầu vết bệnh có màu
xám, phan giữa có màu xanh luc sam co tóp lại làm gãy bông
Trang 321.6.3 Bệnh bạc lá lúa (do vi khuẩn Xanthomonas oryzae)
Bệnh xuất hiện trên lá, bệnh phát sinh gây hại tất cả các giai đoạn sinh trưởngcủa cây nhưng nhiễm nặng nhất từ giai đoạn đẻ nhánh đến chín sữa Ruộng trũng, nhiều
mùn, đât màu mỡ, bón nhiêu phân đạm là các nguyên nhân gây nên bệnh bạc lá lúa.
Trên giai đoạn mạ, vết bệnh xuất hiện ở mép lá và đầu mút lá, có màu xanh táisau đó chuyền sang trang xám làm cho dau lá bị khô xác Ở giai đoạn trưởng thành bệnhcũng phát sinh ở đầu mút sau đó lan rộng vào bên trong phiến lá và gân chính của lá,sau đó chiếm toàn bộ lá, vết bệnh có màu trắng xám Bệnh gây hại nặng trên lá đòng sẽlàm đòng trỗ không thoát hoặc bông lúa bị lép lửng gây giảm năng suất nghiêm trọng.1.6.4 Bệnh đốm nâu (do nam Bipolaris oryzae)
Bệnh phát triển trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao, độ âm không khí thấp,cây lúa không được cung cấp kịp thời các yếu tố dinh dưỡng
Vét bệnh là những cham to nhỏ không đều nhau, xuất hiện ở cả hai mặt lá, banđầu vết bệnh có màu nâu nhạt sau chuyên sang đậm hơn, rễ kém phát triển Những đám
có nhiều vết bệnh và bị nặng thì cả phần lá đó sẽ bị cháy vàng, ảnh hưởng đến làm đòng,năng suất và phâm chất gạo
1.6.5 Bệnh đốm sọc vi khuẩn (do vi khuẩn Xanthomonas orizicola)
Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nhưng gây hại nặngnhat là vào giai đoạn lam dong đên tro.
Bệnh phát sinh trong điều kiện nắng ầm, mưa nhiều, gió bão, ruộng bón nhiềuphân đạm cây lúa xanh tốt, thân mềm yếu Bệnh đốm sọc vi khuẩn do vi khuẩnXanthomonasn oryzicola gây ra, xâm nhập vào lá lúa qua lỗ khí không và các vết thương
cơ giới trên lá Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 26 — 30°C, am độ khôngkhí trên 90%.
Vệt bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau gây hại trên lá, chạy dọc giữa các gân
lá, lúc dau có màu xanh tái, sau chuyên thành màu nâu, tạo thành các soc nâu hẹp, xung
Trang 33quanh có quang vàng nhỏ Khi ruộng bi nặng lúa chuyển màu vàng cam sau đó chuyểnthành vàng nâu và cây lúa bị chết, không những gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầmbệnh cho vụ sau.
1.6.6 Bệnh lem lép hạt (do nắm Fusarium moniliforme)
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nhiều nam phối hop gây ra, Nam Fusariummoniliforme theo hạt giống ở giai đoạn mạ, nhện gié cũng là tác nhân gây ra bệnh léphạt ở giai đoạn tré lúc ruộng khô nước Bộ phận bị hại là gié lúa và hạt
Trên vỏ trấu của hạt lúa có màu biến đồi từ nâu đến đen, từ den lốm đốm đến đenhoàn toàn làm cho hạt bị lửng, lép hoàn toàn Bệnh lem lép hạt thường xuất hiện ở các
vụ có thời gian trổ vào mùa mưa, điều kiện không khí thấp, 4m độ cao Bệnh phát sinh,phát triển và gây hại từ khi lúa trổ bông trở về sau, thời ki dé nhiễm bệnh nhất là là giaiđoạn tré đến ngậm sữa Những ruộng có nhiều cỏ đại, đạo ôn cổ bông, bệnh dém van,
bọ xit hôi, vàng lá chin sớm, cũng làm ruộng bi lem lép nặng.
1.6.7 Bệnh lúa von
Bệnh lúa von xuất hiện va gây hại ở giai đoạn mạ đến khi thu hoạch, trong điềukiện thời tiết áp thấp, am độ cao, ánh sáng yếu Bệnh nặng vào vụ mùa hơn vụ ĐôngXuân và lưu tồn trong hạt Rễ và gốc thân dễ bị nhiễm bệnh
Tác nhân gây bệnh: ở giai đoạn vô tinh là nấm Fusarium moniliforme
Triệu chứng: Cây phát triển cao vọt, thân mảnh, cong queo, lá vươn đài có màuxanh nhạt sau đó chuyên sang màu vàng gạch cua và chết nhanh chóng Lóng thân mọcnhiều rễ phụ ở đốt, có lớp phấn trắng bao quanh thân Hạt bị bệnh thường lép, lửng và
có lớp nam trang ở vỏ hạt trong điều kiện âm ướt, dé bị rụng
1.7 Sơ lược về các loài nắm dùng trong thí nghiệm
1.7.1 Nam xanh (Metarhizium anisopliae)
Ngành: Ascomycota Bộ: Hypocreales
Nam xanh (Metarhizium anisopliae) có dang sợ phân nhánh, có vách ngăn ngang.Sợi nắm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu trắng hồng, cuống sinh bào tử ngắn
Trang 34moc toa tròn trên sợi nam dày đặc Nam xanh có bào tử hình trụ, hình hạt đậu, khuẩn
lạc có màu xanh, thỉnh thoảng có màu tôi, loài nâm xanh có dạng bào tử nhỏ và lớn.
Nam xanh thuộc ngành phụ nắm bat toàn có phô ký chủ rộng, kí sinh gây bệnhcho nhiều loại gây bệnh cho cây trồng Nắm được ứng dụng như một loại thuốc sinh họcphòng trừ nhiều loại sâu hại, khắc phục được nhược điểm của thuốc hoá học
Nam sau khi rơi trên bề mặt cơ thé côn trùng trong 24 giờ nắm sẽ mọc sợi đâmxuyên qua vỏ côn trùng, phát triển thành các nhánh chang chit trong co thé, trong quátrình phát triển chúng tiết ra độc tố gây chết cho côn trùng, sau khi chết bề mặt côn trùng
có lớp màu xanh.
1.7.2 Nắm trắng (Beauveria bassiana)
Nam trang (Beauveria bassiana) bao tử hình câu hay hình trứng, sợi nam phat
triên dày đặt trên môi trường, mang nhiêu cuôn sinh bao tu, mặt khuan lac nam dạng
phân trắng Nâm khi mộc trên côn trùng có màu trăng hoặc màu vàng nhạt, bê mặt trên
có nhiều bột, hiếm khi tập trung thành bó sợi
Trong quá trình phát triển nắm trắng tiết ra độc tố, độc tô này gây chết cho côntrùng Khi bao tử nam gặp cơ thé côn trùng chúng sẻ nay mam mọc thành sợi nắm xuyênqua lớp kitin và phát triển trong cơ thể côn trùng làm tiêu hao các tế bào bạch huyết vàgây chết cho côn trùng, sau khi chết cơ thé côn trùng phủ kín lớp phan trang, cơ thé côntrùng cứng lại các bào tử tiếp tục phát tán trong không khí
1.7.3 Nam Lecanicillium sp
Nam Lecanicillium sp là chi nam kí sinh côn trùng thuộc ngành nam túi
Ascomycota, lớp Sordariomycetes, bộ Hypocreales, họ Clavicipitaceae.
Nam Lecanicillium sp có khả nang ki sinh tự nhiên va giét chét nhiêu loại côn
trùng như rệp, bộ cánh cứng, bướm, bộ cánh thang, co chê diệt côn tring dựa trên sự
tiép xúc trực tiêp của bao tử nâm với côn trùng Sau khi bám trên cỏ côn trùng, các bao
tử nam nay mam và tiết ra enzyme (chitinase, proteinase) phân huỷ lớp biểu bì, kết hợp
Trang 35với sự nảy mầm của bao tử nắm các sợi nấm đâm sâu vào các khoang trong cơ thé Saukhi vào cơ thé các sợi nam tiết ra enzyme thuỷ phân các mô, đồng thời tiết ra độc tố tácđộng đến hệ thần kinh gây ton thươngvà gây chết cho côn trùng Sau khi côn trùng chết,nam tiếp tục phát triển và sinh bào tử bên ngoài cơ thé côn trùng, có thé lây truyền bệnhcho côn trùng khác.
1.7.4 Nam Trichoderma spp
Nam Trichoderma spp sinh san vô tinh bang bào tử, bao tử nam nhìn dưới kính
hiên vi có dạng hình trứng, màu xanh lục, đính trên những soi nam.
Tricoderma spp tiệt ra một enzym làm tan vách tê bao của các loài nam khác.
Sau đó tân công vào bên trong loài nam gây hại và phân giải chúng, bảo vệ vùng ré của
cây trông chong lại các loại nam gây thôi rê trên cây trông.
Trichoderma spp là một loại vi nam được phân lập từ đất, thường hiện diện ởvùng xung quanh hệ thống của rễ cây Theo Harman (2001) cho rằng, tùy theo dòngnam Trichoderma, việc sử dụng trong nông nghiệp đã tỏ ra có nhiều thuận lợi nhờ: Tậpđoàn khuẩn lạc nắm sẽ phát triển nhanh và tạo thành cộng đồng vi sinh vật xung quanhvùng rễ cây; Có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúpcải thiện sức khỏe của cây; Kích thích sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòasinh trưởng Tính đối kháng với các nắm hại nay bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, kýsinh với nam hại hoặc tiết kháng sinh, enzyme phân hủy vách tế bao nam gây bệnh câytrồng; sản sinh đa dạng các chất chuyên hóa thứ cấp dé bay hơi và không bay hơi, mộtvài chất loại này ức chế vi sinh vật khác mà không có sự tương tác vật lý Cơ chế tácđộng chính của nam Trichoderma là ký sinh (Harman & Kubicek, 1998) và tiết ra cáckháng sinh (Sivasithamparam & Ghisalberti, 1998) trên các loài nam gây bệnh Ngoàihiệu quả trực tiếp trên các tác nhân gây bệnh cây, nhiều loài Trichoderma còn định cu
ở bề mặt rễ cây giúp thay đổi khả năng biến duỡng của cây, nhiều dòng nam đã kíchthích sự tăng trưởng của cây, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suấtcây và giúp cây kháng được bệnh (Harman và ctv., 2004).
1.7.5 Vi khuẩn Bacillus subtilis
Trang 36Bacillus là một tác nhân sinh học đầy tiềm năng trong việc phòng trừ bệnh hạicây trồng Chúng có khả năng đối kháng các loại vi nam gây bệnh với phổ tác độngrộng, không gây hại cho con người và cây trồng Mặt khác, Bacillus còn tham gia vàoquá trình chuyên hóa các chất hữu cơ khó phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giảncho cây trồng dễ sử dụng, giúp cải tạo đất, khống chế và tiêu diệt một số loại vi sinh vậtgây bệnh cho cây trồng bởi các chức năng sinh học chuyên biệt của chúng Vi khuanBacillus subtilis nam trong nhóm vi khuẩn có khả năng đối kháng với một số nắm gâybệnh cho cây Trong các vi sinh vật đối kháng, vi khuẩn Bacillus được chứng minh cókhả năng đối kháng với nhiều loại nam như: Rhizoctonia, Sclerotinia, Fusarium,Pythium và Phytopthora và một số vi khuẩn khác nhờ vào khả năng sinh ra các chấtkháng sinh (Lê Đức Mạnh và ctv., 2003; Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thu Hoa, 2005;Nguyễn Xuân Thành và ctv., 2003; Võ Thị Thứ, 1996).
Trang 37Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian: vụ Hè Thu năm 2022, thời gian từ tháng 5 — 11/2022.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: ấp 1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Giống: lúa nếp quýt được lay từ huyện Da Téh, tỉnh Lam Đồng
Phân bón cho toàn vụ trên 1000 m:
Mô hình canh tác hóa học: 10 kg phan Ure, 17 kg DAP, 12 kg kali.
Mô hình canh tác sinh học: 150 kg phan gà hữu cơ vi sinh.
Thuốc hóa học và sinh học dùng trong 2 mô hình:
Bảng 2.1 Thuốc hóa học và sinh học dùng trong 2 mô hình
Hóa học Sinh học
Schesyntop 600 WG (hoạt
Sau hai Ray nâu chat Chlorpyrifos Ethyl), Tam sắc (nắm xanh, nắm
Rep play 75 WG (hoạt chất trang, nam tim)
Imidacloprid)
Trang 38Sâu cuôn lá, Takumi 25 WG (hoạt chất
sâu keo Flubendiamide),
Bo tri Rep play 75 WG (hoat chat
Imidacloprid)
B.M Nhật (hoạt chấtTricyclazole),
Amistar Top 325 SC ( hoạt
chất Azoxystrobin +Bệnh Pao on, Difenoconazole), Trichoderma spp va
h Lem lép hạt ‘ ; ii
hai pe" Nativo 750 WG (hoạt chất BRISA SEEMS
Tebuconazole + Trifloxystrobin),
Ridomil Gold 68 WG (hoatchat Mancozeb + Metalaxyl)
Thiết bị va dụng cụ: Khung chỉ tiêu 40 x 50 cm, bình xịt thuốc, cân, bút, sô ghichép, thiết bị chụp ảnh
2.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh hiệu quả kiểm soát sâu bệnh hại trên lúa nếp quýt giữa mô hình canh táctheo tập quán của nông dân và mô hình sinh học tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Điều tra thành phan sâu bệnh hại chính và ghi nhận các loài thiên địch phổ biếnqua các giai đoạn sinh trưởng của lúa nếp quýt canh tác trên 2 mô hình: canh tác hóa
học theo tập quán của người dân địa phương với diện tích 1600 m? và canh tác sinh học
dé kiểm soát sâu bệnh hại với diện tích 1500 m? tại ấp 1, xã Tân Thành, huyện ThủThừa, tỉnh Long An Sau đó, đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa nếp quýt trên hai mô hìnhcanh tác hóa học và sinh học Từ đó bổ sung nguồn giống cho địa phương
Trang 392.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thực hiện
Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên diện rộng không lần lập lại, tổng diện tích thí nghiệm
là 3100 mổ.
Ruộng mô hình 1: Mô hình canh tác sinh học trên lúa nếp quýt, bón phân hữu cơ
vi sinh và phun chế phẩm sinh học trên điện tích khoảng 1500 m? tại ấp 1, xã Tân Thành,huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Ruộng mô hình 2: Mô hình canh tác hóa học trên lúa nếp quýt theo tập quán sửdụng phân hóa học và thuốc BVTV của nông dân, trên diện tích khoảng 1600 m? tại ấp
1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Bảng 2.2 Quy trình canh tác trên hai mô hình hóa học và sinh học
Mô hình hóa học Mô hình sinh học
Chuan bị đất Cày ải phơi đồng Cày ải phơi đồng
Giỗng Nếp quýt được ngâm trong nước Nếp quýt được ngâm trong nước
sạch 24 giờ và ủ 48 giờ sạch 24 giờ và ủ 48 giờ.
Quản lí cỏ dại Phun Sofic 300EC Em nước Phun thêm dich tôm dé
lúa mọc mâm tôt, gây đục nước.
Biện pháp Sa vãi 12 kg giỗng/1000 m2 Sa vãi 12 kg giỗng/1000 m?
gieo sa
Bon phan Bon phan Ure, lân, kali theo tap Bon phân gà hữu cơ vi sinh với
quán của nông dan với liều lượng liều lượng 150 kg/1000 m7’, chia5kg Dam, 2,8 kg Lân, 7,8 kg Kali làm 3 lần bón: lần 1 (7 — 10 NSS)bón vào các thời ki: thúc lần 1 (7 bón 50 kg/1000 m%, lần 2 (18 — 22
Trang 40Quan lí nước Giai đoạn cây con (0 — 7 NSS):
rút nước từ từ sau 1 — 2 NSS, giữkhô đến 7 NSS thì lay nước vào
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (7 — 42 NSS) giữ nước 3 — 5 cm,
từ 5 — 7 ngày thay nước một lần,mỗi lần thay giữ cạn trong 2 - 3ngày.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42 - 65 NSS): giữ nước trong ruộng từ 3 — 5 cm.
Giai đoạn chín (65 — 105 NSS):
giữ nước trong ruộng 2 — 3 cm,
rút cạn nước từ 7 -10 ngày trước khi thu hoạch.
Giai đoạn cây con (0 — 7 NSS):giữ nước trong ruộng 2 — 3 em dé
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42 — 65 NSS): giữ nước trong ruộng từ 3 — 5 cm.
Giai đoạn chin (65 — 105 NSS):
giữ nước trong ruộng 2 — 3 cm,
rút cạn nước từ 7 -10 ngày trước
khi thu hoạch.
Bệnh hại Sử dụng Trichoderma spp va Xử lí theo tap quán nông dân.
Bacillus subtilis để quản lí
Sâu hại Sử dụng Tam sắc (nam xanh,nam Xử lí theo tập quán nông dân