1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiên địch ký sinh sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker và xác định đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh nhộng Brachymeria euploeae và Brachymeri

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra Diễn Biến, Đánh Giá Mức Độ Gây Hại, Thành Phần Thiên Địch Ký Sinh Sâu Đầu Đen Hại Dừa Opisina Arenosella Walker Và Xác Định Đặc Điểm Hình Thái, Sinh Học Của Ong Ký Sinh Nhộng Brachymeria Euploeae Và Brachymeria Kamijoi
Tác giả Nguyễn Thị Thuy Ngân
Người hướng dẫn TS. Trần Thanh Tùng
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP HCM
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 29,42 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài: “Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiênđịch ký sinh sâu đầu đen hại đừa Opisina arenosella Walker và xác định đặcđiểm hình thái, sinh học của ong ký

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

3k >k 3k 2s 3É is 3k ois 2s 2É s 3k ok 3k oi sk

NGUYEN THỊ THUY NGAN

DIEU TRA DIEN BIEN, ĐÁNH GIA MUC ĐỘ GAY HAI, THÀNH

PHAN THIEN DICH KY SINH SAU DAU DEN HAI DUA Opisina arenosella Walker VA XAC DINH DAC DIEM HINH THAI, SINH

HOC CUA ONG KY SINH NHONG Brachymeria euploeae

VA Brachymeria kamijoi (Hymenoptera: Chalcididae)

TAI TINH BEN TRE

LUAN VAN THAC Si KHOA HQC NONG NGHIEP

Thanh pho H6 Chi Minh, Thang 03/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k 3k oie 3k 3k ‡k ole sk ok

NGUYEN THỊ THUY NGÂN

DIEU TRA DIEN BIEN, DANH GIÁ MỨC ĐỘ GAY HAI, THÀNH PHAN THIEN DICH KY SINH SAU DAU DEN HAI DUA Opisina arenosella Walker VA XAC DINH DAC DIEM HINH THAI, VONG

DOI CUA ONG KY SINH NHONG Brachymeria euploeae

VA Brachymeria kamijoi (Hymenoptera: Chalcididae)

TAI TINH BEN TRE

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng

Trang 3

DIEU TRA DIEN BIEN, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GAY HAI, THÀNH

PHAN THIEN DICH KY SINH SAU DAU DEN HAI DUA Opisina

arenosella Walker VA XÁC ĐỊNH DAC DIEM HÌNH THAI, VÒNG DOI CUA ONG KY SINH NHONG Brachymeria euploeae VA

Brachymeria kamijoi (Hymenoptera: Chalcididae)

TAI TINH BEN TRE

NGUYEN THI THUY NGAN

Hội dong cham luận van:

Viện Sinh học Nhiệt đới

TS LÊ THỊ DIỆU TRANG

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

TS VŨ THỊ NGA

Hội Bảo vệ thực vật

Trang 4

Tháng 10 năm 2018 theo học Cao học ngành Khoa học cây trồng tại

trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: 106c, khu phố 3, phường 7, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến

Tre

Điện thoại: 0986569465

Email: nttngan17687@gmail.com

1

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Cac sô liệu, kêt quả nêu trong luận van là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bat kỳ công trình nao khác

11

Trang 6

LOI CAM ON

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực

có gắng không ngừng nghỉ của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự động

viên, giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơnđến:

Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi học tập tại trường

Quy thầy cô Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó HồChí Minh đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức kinhnghiệm quý báu về chuyên ngành trong suốt quá trình học tập tại trường

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn, TS Trần Thanh Tùng, TS Lê KhắcHoàng, Th.S Nguyễn Tuấn Đạt, đã quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài này

Cảm ơn lãnh đạo cùng các anh chị tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thựcvật tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Hon tat cả, con xin gửi lời biệt ơn sâu sắc nhat đên cha me đã đã sinh ra va

nuôi đạy con trưởng thành đến ngày hôm nay

Bến Tre, tháng 06 năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Thuý Ngân

1V

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài: “Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiênđịch ký sinh sâu đầu đen hại đừa Opisina arenosella Walker và xác định đặcđiểm hình thái, sinh học của ong ký sinh nhộng Brachymeria euploeae vàBrachymeria kamijoi” được tién hanh tai 3 huyén Mo Cay Nam, Chau Thanh,Binh Đại va phòng thí nghiệm Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh BếnTre từ tháng 3 đến thang 8 năm 2021 Đề tài nhằm đánh giá mức độ gây hại, xácđịnh thành phần thiên dich ký sinh tiềm năng của sâu ăn 14 đừa O arenosella tạitỉnh Bến Tre, xác định một số đặc điểm hình thái, sinh học của 2 loài ong ký sinh

nhộng tiêm năng trong kiêm soát sâu ăn lá dừa.

Điều tra hiện trạng gây hại thực hiện vào tháng 3/2021 tại ba huyện: MỏCày Nam, Châu Thành và Bình Đại, mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra 10vườn Từ tháng 4/ 2021, định kỳ mỗi tháng điều tra 1 lần tại Bình Đại để đánh

giá diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu den hại đừa ở xã Phú Long, Dinh

Trung và Lộc Thuận, mỗi xã điều tra 2 vườn, mỗi vườn điều tra 50 cây Trongquá trình điều tra diễn biến gây hại kết hợp thu mẫu sâu và nhộng dé định danh,đánh giá tần suất xuất hiện của các loài ký sinh và xác định đặc điểm hình thái,vòng đời một số loài ký sinh có tiềm năng kiểm soát sâu đầu đen hại dừa Đề tàithu được một số kết quả như sau:

Sâu đầu đen O areanosella xuất hiện va gây hại nặng trên các vườn dừa

tại 3 huyện Châu Thành, Bình Đại và Mỏ Cày Nam, tỷ lệ số cây bị hại tại các

vườn điều tra lên đến 71,5% Tại huyện Bình Đại, chỉ số hại và mật độ sâu,nhộng có xu hướng giảm vao thang 5, 6 khi nông dân và các ngành chuyên môn

thực hiện phòng trừ bằng biện pháp canh tác, biện pháp hóa học và biện phápsinh học Tuy nhiên, chỉ số hại và mật độ sâu tăng trở lại vào tháng 7 khi áp lựcthuốc giảm và công tác phòng trừ bị gián đoạn

Trang 8

Thu thập và định danh được 8 loài ong ký sinh sâu đầu đen hại dừa, bao

gồm 6 loài OKS nhộng: Brachymeria euploeae, Brachymeria kamijoi,Trichospilus pupivorus, Antroceplus sp., Xanthopimpla nana và Xanthopimpla

punctata, 2 loài ong ky sinh ấu trùng là Bracon hebetor va Bracon sp Trong đó,

2 loài Brachymeria euploeae và Brachymeria kamijoi là loài rat phố bién, có tỷ lệ

ký sinh cao và có tiêm năng lớn trong kiêm soát sâu đâu đen hại dừa.

Hai loài ong ky sinh B euploeae và B kamijoi có hình thái khá giốngnhau Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa vào kích thước và đốt chày chân sau Kíchthước của B kamijoi thường nhỏ hơn kích thước của B euploeae, đốt chày chânsau B kamijoi toàn bộ có màu đen còn B euploeae có màu vàng chỉ có 1 phầnnhỏ ở mép trong đốt chày chân sau là có màu đen Vòng đời của Ö kamijoi từ 15

— 18 ngày va khả năng đẻ trứng là 98,1 trứng; trong khi đó vòng đời của B.

euploeae là 9 — 12 ngày, con cái có khả năng đẻ 82,9 trứng.

VI

Trang 9

The thesis: "Investigation of fluctuation, damage level and composition of

parasitoids of the coconut Black Head Caterpillar (BHC) Opisina arenosella

Walker and determination of morphological and biological characteristics of pupal parasitoids Brachymeria euploeae and Brachymeria kamijoi” was conducted in 3 districts (Mo Cay Nam, Chau Thanh, and Binh Dai) and the laboratory of the Department of Cultivation and Plant Protection of Ben Tre province from March to August 2021 The study aimed to assess the fluctuation, damage level of BHC, determine the composition of BHC potential parasitoids in Ben Tre province, determine some morphological and biological characteristics

of two pupal parasitoids species The study obtained some results as follows:

The survey on the current state of damage in March 2021 was carried out

in three districts: Mo Cay Nam, Chau Thanh and Binh Dai, 3 communes each, 10 gardens each Periodically survey once a month in Binh Dai to assess the harmful effects of coconut blackheadworm in Phu Long, Dinh Trung and Loc Thuan communes, each commune investigates 2 gardens, each garden investigates 50 trees In the process of investigating the pest development, collecting samples of worms and pupae to collect, identify and evaluate the frequency of occurrence of parasitic species in order to identify a number of parasitic species with potential

to control blackhead worms harm coconut The study obtained some results as follows:

The BHC Ó arenosella appeared and caused severe damage on coconut

farms in 3 districts of Chau Thanh, Binh Dai and Mo Cay Nam, the percentage of

damaged trees in the investigated gardens was up to 71.5% In Binh Dai district, the density of BHC larve and pupae tense to decrease in May and June when farmers and professional sectors implement control by farming methods, chemical methods and biological methods However, the density of BHC

vil

Trang 10

increased again in July when the pesticides pressure decreased and the prevention was interrupted.

Collecting and identifying 8 species of parasitoids including: six pupal parasitoids (Brachymeria euploeae, Brachymeria kamijoi, Trichospilus pupivorus, Antroceplus sp., Xanthopimpla nana and Xanthopimpla punctata), two larva parasitoids (Bracon hebetor and Bracon sp.) In which, 2 species

Brachymeria euploeae and Brachymeria kamijoi are very common species, high

parasitism rate and have great potential in controlling BHC.

The Brachymeria spp species (B euploeae and B kamijoi) have quite

similar morphology However, they can be distinguished by size and hidden tibia

leg The size of B kamijoi is usually smaller than that of B euploeae, the hidden tibia leg of B kamijoi 1s black in color and B euploeae is the yellow mixed with black The life cycle of B kamijoi is from 15 to 18 days and the fecundity is 98.1 eggs; while the life cycle of B euploeae 1s 9-12 days and the fecundity is 82.9

eggs.

vill

Trang 11

AR hci i nent tc Ste emi V

SUMIMANY, serene seep eee aE Gian aE ERED vu

h5 ẺÓẺỦẺốếố 1X

Danh sách các chữ viết tắt - 2-22 52222222222221221221221211221221211221211221 21 cxe2 xiii

Danh:sách: Gái Dang evaccssescosssxesyuecnssanzeancavaysnavanssunmmaneceasrarunmtaana mane manetenentesens XIV Damihsaeh báo HH su so nai coi t0 23408 GH42333508E1989518E1G8081G3648E18140838111/03g383ã884Đ34838488gã XV

THỦY THHÃ Ú saeannsnndiaeiiidanuidtiiSBGH1S0001030:t2400880E0506050616.0400013h000303.0000:4ã1080130808680: âu 1

Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU . -2- 2< <©s<£s<s<e=es<es<ess 4

1.1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố của cây đừa -¿ 2z522z52sz=c+2 4

1.2 Tình hình sâu hại chính trên dừa - ©2222 2 33+ 222112222 Esezzreeeres 5

1.2.1 Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro) 6 1.2.2 Bo vòi voi hại dừa (iocalandra frumenti) - 5-55 5< <+c+sc<+cc+seexs 7

1.3 Sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xylorictidae) 7

1.3.1 0 101 08 7

L5.1,1 Tiện THỂ pTT cee-eseceetrcontnisiroodiogorsnrgirgirrudirdddcerdoifd00008i2ggdctgng1 coi817g0gEtog0 7

125.15) Tal Việt Nai vcs sccasecnasaccsvawassconesrausenenonansatsuaneacaesssssaste caunsoiananauintencanssenn eens 8

1.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và AY Nal ooo — 9

LS Đẹp điểm Tỉnh thể seessasesdieanseiinntiianBgioobisioosSi2/80010.:E00.00:801400:8 91.3.2.2 Đặc điểm sinh học và gây hại -2+552222+22xvSrvrzrvrrrrrrrrree 101.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển và tập quán sinh sống gây hai 11

1.8 As RY GHỦ ss ccsnssconensanneans scaamacesanieanae maaan Ean RAm NER 12

1.3.5 Một số loài thiên địch tiềm năng kiểm soát sâu đầu den hai diva 12

1.3.5.1 Ong ký sinh Bracon brevicornis (Hymenoptera: Braconidae) 13 1.3.5.2 Ong ky sinh Goniozus nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea) 14

1X

Trang 12

1.3.5.3 Đặc điểm sinh học của G 2132112114121 BS Sẽ cố 15

1.3.5.4 Ong ký sinh Habrobracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) 15

1.3.5.5 Tổng quan về Brachymeira spp (Hymenoptera: Chalcididae) 16Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2;] NG) dưng 'TPHIỆH:GỮ se bissbointgissdg6iSbsigS2i9004023nt08358085483585.3036:sgbe6tes 20

2.2 Thời gian vũ địa đim nghiền,cứu « esssesekikkrnaniioonriokrongkecosrasa 20

2:3 Viật TERA CHIC HƯU kuannennitenirioiobskRSSIBVHSSESEESE.GBIESSESSESKGHHHIRSEEEESESDHSGHEIEISEEGSEESM 21 2.4 Phuong phap nghién 0ì T0 212.4.1 Điều tra diễn biến va đánh giá mức độ gây hại của sâu đầu đen hai dừa

(Opisina arenosella Walker) tại tinh J:.- NI; ố.ố 212.4.1.1 Phương pháp điều tra - 2-22 22222E22E22E22E22222222212212222222222222 Xe 21

2151122: CHT HỂUENI/RNGTÌssssaessrsebstsubsboniiiesBiSSES040801088GGẢ05G880546100000/3H/18G.GBIS0HĐ4GH.30000.G18/009 22

2.4.2 Thu mau, định danh và đánh giá tan suất xuất hiện các loại ky sinh trên sâu

đầu den hại dừa tại tỉnh Bến Tre 2 2+2SEE+ESEE2ESESEEEEEEEEEeErrxerrrx 23

BAZ Thụ mu ứng kỹ HN ecseesesernsensrseslosiEeDoi99x60v900802109000060138000100-/08 23

5/1220) TE)|TÌN (AT 1ssssssssssesssesossssgSedtkoa2Sitgsui2/s0ti08108mdi2nS203M20n3Egi240033i08SggS2844012gHE8Egi2Su80b3g 23

P600 000 24

2.4.3 Xác định một số đặc điểm hình thái, vòng đời loài OKS nhộng

Brachymeria euploeae trên sâu đầu đen hại dừa (O arenosella) 242.4.3.1 Nhân nuôi nguồn nhộng sâu đầu đen hai dừa - 242.4.3.2 Xác định một số đặc điểm hình thái và vòng đời OKS nhộng B ewploeae252.5 Thí nghiệm xác định đặc điểm hình thái OKS B CUPIOCAE - 25

2.5 Phone Pháp? ỨC HIỂT,:ös ga cáng go gio ad bà bác giiệg dã tiÖN gã G2 nh ceiealaasaisedapasd casting 25

2,042: CHÍ HEU (e0: đỗ banneaesoainsgEiETEAE4001503594L40S.3.G2354BBSRUVSHHSSSSRSSSHHSSSĐHGRSSHUESGEEH2E00 25

2.6 Thí nghiệm xác định vòng đời và tuôi thọ của OKS Ö ew/ploeae 26

2.6.1 Phương pháp tHỰC HIẾN cs cssessnsssssnsseacenassannsenaes S55 1810015614 8861005453A06486 18546100368X86 26

2.6.2 Chi ti€u theo i0 26

2.7 Thí nghiệm kha năng đẻ trứng va thời gian đẻ trứng của OKS B euploeae

trên nhộng sâu đầu đen hại dừa - -2-2-©222+2222zxerxzrrxrrxerree 27

Trang 13

2.7.1 Phương pHáp thực HIỂH::ccecceceienisiksis BS2s558 001411156 16881835 8850 4310140181588888 37 2.7.2 Chỉ tiêu theo đối: -2-©2¿©222222222EE22E22EE2232221221221221 2112212122 xe Sỹ

2.7.3 Xác định một số đặc điểm hình thái, vòng đời loài OKS nhộng

Brachymeria kamijoi trên sâu đầu đen hai dừa (O arenosella) 272.8 Phương pháp xử lý số liệu -2- 2 2+22222EE2EE22EE2EE22EE2EEEEEcrErrrrrre 27

Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -s<-seccecesecsee 28

3.1 Điều tra thành phần, theo dõi diễn biến và đánh giá mức độ gây hại sâu đầu

đen hại dừa (Opisina arenosella Walker) tại Bến Tre 28

3.1.1 So sánh tỷ lệ gây hại giữa các giống dừa cao và dừa lùn 29

3.1.2 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu đen hai dừa tại huyện Bình Dai 303.1.3 Diễn biến, mức độ gây hại của sâu đầu đen hại đừa O arenosella tại xã Phú

LONG, Huyển Binh Dal eseesseeasssnsenisiiieeirosesiidioiediolGEISESS0105688980720100/04006 32

3.1.4 Diễn biến, mức độ gây hại của sâu dau đen hại dừa O arenosella tại xã

Định: Trung huyện Binh Tá 6 606151545383595383433g55358.0040A8558438:gH02213.1.5 Diễn biến, mức độ gây hại của sâu đầu đen hại dừa O arenosella tai xã

Loe: Thuan, huyện BÌNH Dal occeconescavransssasronantsiessentsennsnwaveninen'vavannssinenevanines 34

3.2 Diéu tra thanh phan và tan suất xuất hiện của OKS nhộng sâu đầu đen hại

diva tai tinh Bém Tre Am 35

3.2.1 Thanh phan thiên địch ky sinh sâu đầu đen hại dừa thu thập được tại Bến

TH eeeeessseoscxrssterscnitsuasEErooirlbdtrrsgziitseiclssiobedlbsslEesaz.esigkesaroeolgizenrdludzbiokztidseljalkgdlsduiisebusdse 35

3.2.2 Tỷ lệ ký sinh của OKS nhộng sâu đầu den hại diva tại tinh Bến Tre 363.3 Đặc điểm hình thái va sinh học 2 2 22S2S2+E££E+EE2Ez£E+£E2EzEzrxzzxzxee 373.3.1 Đặc điểm hình thái OKS B ewploeae occccccccricrcce 373.3.2 Vòng đời và tuổi thọ của OKS Ö ewupÏoeae -:©-¿57255c5csccse2 45

3.3.3 Khả nang đẻ trứng và nhịp điệu đẻ trứng của OKS B euploeae 47

3.4 Đặc điểm hình thái và vòng đời OKS Brachymeria kamijoi - 483.4.1 Đặc điểm hình thái Ö &amijoi . 2-552222222222222222222EE22EzEcrksre 483.4.2 Vòng đời va tôi thọ của ome B EM [0Í e2 2, 55

3.4.3 Thời gian và nhịp điệu để trig secseccscsssesssserisssskiki61116110130530112360519565566 57

XI

Trang 14

KET LUẬN VÀ DE NGHỊ, 2-5-2 ©cs+ce+teeerserxerreerserrerrsrrrerree 59TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 5< 5< ©s++seE+erverreerveerrserrsersee 61

(EO EOE roi orrortre= 67

Xil

Trang 15

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

BVTV Bao vé thuc vat

CABI Centre for Agriculture and Biosciences International (Trung tam

Nông nghiệp và Khoa học sinh hoc quốc tế)

ctv Cong tac vién

FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Liên

Họp quốc)OKS Ong ký sinh

PTNT Phát triển nông thôn

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

XI

Trang 16

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANGBang 2.1 Diễn biến thời tiết từ thang 2/2021 đến tháng 8/2021 tai tỉnh Bến

TC -‹+scszenisossdBnuo2282-901002310838130-Emngi.m3i08016.4egiigt.Z3i0đi.2cfS2oeiEt0ZStztgiteproaBieitdssiozker30221en0.58 20

Bang 3.1 Kết quả điều tra hiện trạng gây hại sâu đầu đen tháng 3 năm 2021 29Bảng 3.2 Kết quả so sánh mức độ gây hại sâu đầu đen trên giống đừa cao và

OU TY bo tên Hồ tt EGGTRDGIEGUHASE.NGGGRIDHGHNDHGEHGBIIRRRUEIBEI-RERGEINISINRIENGENHHSRN 30

Bang 3.3 Thanh phần thiên dich ký sinh sâu đầu den hai dừa O arenosella

thu thập tại tỉnh Bến Tre năm 2021 2+2+E+EE+E£EE£E+EvEE+EvExrxrrerxee 35Bảng 3.4 Kích thước các pha cơ thé OKS B euploeae trên nhộng sâu đầu den

Bảng 3.5 Chiều dài (mm) râu đầu, cánh trước, chân sau của ong B

TA stm est inci ca i i on ci lem 47

Bang 3.9 Kích thước các pha cơ thé ong B kamijoi trên nhộng sâu đầu đen

What Ara 0a 48

Bảng 3.10 Chiều dài (mm) cánh va chân của ong Ö &đwijoi -. -: 5- 52Bảng 3.11 Vòng đời ong B kamijoi trên nhộng sâu đầu den hai đừa 55Bang 3.12 Tuôi tho ong B kamijoi ký sinh nhộng sâu O arenosella - 57

Bảng 3.13 Khả năng đẻ trứng của ong B kamijoi trên nhộng sâu O.

/11/1911-21I12 RRRRRRNNNMỔŸỶỶẲẢ 3

XIV

Trang 17

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 3.1 Hình phân bồ tỷ lệ hại (%) của sâu đầu đen tại Bến Tre năm 2021 28Hình 3.2 Diễn biến sâu đầu den hại diva tại Binh Đại -2- 2-52 Ss2Sz2Ec£xzzzzce2 31Hình 3.3 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu đen hại dừa tại xã Phú

ID 32

Hình 3.4 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu đen hại dừa tại xã Định

Hình 3.5 Diễn biến mức độ gây hại của sâu đầu đen hại dừa tại xã Lộc

THU an oon eee ccc cece ceececesseenseeesecesseesecsseceseecnseessecesseesseceseeenseensesesseeseeseeenees 34

Hình 3.6 Ty lệ ký sinh của các loài OKS nhộng tai Bến Tre 2+cccscsccces 36

Hình 3.7 Trứng OKS B euploeae (độ phóng đại 6.3X) 75-5 5-cS+cS+cceceercee 38

Hình 3.8 Au trùng OKS B euploeae (độ phóng đại 6.3x) 2-©22255255sc5522 38

Hình 3.9 Nhộng OKS B euploeae (độ phóng đại 3.2x) - 5555-5555 39 Hình 3.10 Thanh trùng B euploeae (độ phóng đại 3.2x), (A) Ong đực (B):

Hình 3.19 Vòng đời OKS B euploeae ký sinh trên nhộng sâu đầu đen hại

A Abssesnto enemies em apeseent en eae Er 46 Hình 3.20 Nhịp điệu đẻ trứng của OKS B euploede 5-55-55+5+c+<c<sc++ 47

Trang 18

Hình 3.21 Trứng OKS B Kamijoi (độ phóng đại 6.3X) - 2-5 2c c2 48

Hình 3.22 Au trùng ong B kamijoi (phóng đại 3.2x), (A): Au trùng 1 ngày

TƯ Í 3266100005 23088 000510116: anys wsae oxigs i onslua anal ag pb an io a laa em as eae 49 Hình 3.23 Nhong ong B kamijoi (phóng đại 3.2X) e cece cece cece eeeeeeeeeees 50 Hình 3.24 Thanh trùng ong B kamijoi (phóng đại 3.2X) 2-2-5 2-cSc sec 50

Hình 3.25 Đầu ong B kamijoi (phóng đại 3.2X) -22-5552222222vcvccvsrrrsrrrrrrr 51Hình 3.26 Rau đầu ong B kamijoi (phóng đại 6.3%) c.ccccsescseecsescseessesssesseeeseeeseeees 51

Hình 3.27 Cánh ong B kamijoi (phóng đại 3.2X) c2 St ssreirreerrrre 52 Hình 3.28 Chân trước va chân giữa ong B Kamijoi (độ phóng đại 3.2x) 53

Hình 3.29 Chân sau ong B kamijoi (phóng đại 6.3X) «2.0.0.0 eee 55-555 eeeeeeeeenees 53

Hình 3.30 Phan bụng ong B kamijoi (phóng đại 3.2) cceccccceecseecseesseessessteseseeees 54

Hình 3.31 Bộ phan sinh duc ong B kamijoi (phóng đại 6.3X) - s75 5-55 55

Hình 3.32 Vòng đời ong B kamijoi ký sinh nhộng sâu đầu đen hại dừa 56Hình 3.33 Biểu đồ nhịp điệu đẻ trứng của ong Ö &đ/nijoiï . -5-555-5552 58

XVI

Trang 19

MO DAU

Dat van dé

Dừa (Cocus nucufera L.) là loài cây công nghiệp quan trọng trên thế giới,

được trồng ở hơn 93 quốc gia ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (ICC, 2020).Ngoài lấy dầu, dừa còn đem lại nhiều sản phẩm có giá trị khác như có thé dùng làm

kẹo, mứt, thân dừa có thể dùng làm thành đồ thủ công mỹ nghệ Đây là loại cây

trồng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận xích đạo, nhưng được trồng nhiềunhất ở khu vực Châu A — Thái Bình Dương (Grimwood va Ashman, 1975)

Tại Việt Nam, hiện tượng xâm nhập mặn đang xảy ra ngày càng nghiêmtrong gây anh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp tại các tinh gần biển ở

ĐBSCL Dừa là loại cây được đánh giá cao trong khả năng chịu mặn và có thể trởthành loại cây trồng quan trọng của các tỉnh đồng bằng ven biển ở nước ta trong

tương lai Do đó, việc mở rộng sản xuất đừa ở các tinh ven biến là vô cùng cần thiếthiện nay, cùng với đó việc quản lý sâu hại là việc làm quan trọng trong quá trình

sản xuất Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn đến

năng suất và chất lượng dừa Trên thế giới đã ghi nhận hơn 900 loài côn trùng gây

hại trên các bộ phận khác nhau của cây dừa Trong đó, bo dừa (Brontispa longissim

Gentro), đuông dừa (Rhynchophorus ferruginnenus Olvi) và kiến vương một sừng(Oryctes rhinoceros) là những loài gây hại phố biến tại các vùng trồng đừa ở nước

ta Hiện nay tại tỉnh Bến Tre đang xuất hiện một loải sâu hại mới có tên khoa học làOpisina arenosella Walker (kết quả giám định của Trung tâm giám định kiểm dichthực vật, số 17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020) Sâu đầu đen O.arenosella từng gây hại nặng cho nhiều vùng trồng dừa lớn trên thế giới như SriLanka, Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc (Kurama và ctv, 2015) Tại Thái Lan, Ó.arenosella lần đầu tiên xuất hiện và gây hại từ năm 2008 với 48.000 ha bị nhiễm,

sau đó tăng lên 200 — 320 ha trong năm 2010 (Lu và ctv, 2013) O arenosella đã

Trang 20

được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2013 tại thành phố Wanning, tỉnh Hải NamTrung Quốc (Yan va ctv, 2013) Năm 2014, diện tích dừa bị O arenosella gây hại

đã lan rộng khắp đảo Hải Nam và vào hai tỉnh lân cận Quảng Đông và Quảng Tây

(Yan va ctv, 2015).

Hiện nay, trên thé giới đã có nhiều ứng dụng về sử dụng thiên địch dé kiểm

soát hiệu quả O arenosella như tai Sri Lanka năm 1987 loài ong như OKS

Argyrophlax fumipennis đã được áp dụng dé kiểm soát sâu đầu đen hại dừa (Cock

và ctv, 1987) Tại Thái Lan O arenosella sau khi được ghi nhận tại tỉnh Prachuap

Khiri Khan vào năm 2007, đã bùng phát và gây hại trên nhiều vùng dừa Năm 2012loài ong ký sinh Goniozus nephantidis được nhập khẩu từ Sri Lanka và phóng thích

dé kiểm soát loài sâu đầu đen hại dừa O arenosella và sau đó sử dụng ong ký sinhHabrobracon hebetor (Braconidae), một loài ky sinh ban địa dé kiểm soát dich hai

nay (Chomphukhiao va ctv, 2018).

Tại nước ta, sâu đầu den hại dừa là loài sâu hại mới, các đặc điểm sinh hoccũng như biện pháp quản lý hiệu quả loài dịch hại ngoại lai này vẫn chưa được nghiêncứu đề thực hiện công tác phòng trừ Vì vậy, cần thiết có những nghiên cứu về diễnbiến mức độ gây hại của sâu đầu đen hại dừa, cùng với việc xác định đặc điểm hìnhthái, sinh học loài thiên địch ký sinh tiềm năng nhằm quản lý sâu đầu đen hại dừa hiệuquả Nhằm xác định được mức độ và diễn biến gây hại của sâu đầu đen hại dừa,thành phần ong ký sinh và đặc điểm sinh học của loài của ong ký sinh nhộng tiềmnăng, làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng trừ hiệu quả loài dịch hại này đề tài:

“Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiên địch ký sinh

sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker và xác định đặc điểm hình thái,sinh học của ong ký sinh nhộng Brachymeria euploeae và Brachymeria kamijoi

tại tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện Đề tài này là một phần của đề tài: “Nghiêncứu đánh giá xác định mức độ gây hại của sâu ăn lá dừa và xây dựng mô hình, đềxuất các giải pháp quản lý và phòng trị theo hướng sinh học an toàn trên địa bàntỉnh Bến Tre” là đề tài cấp tỉnh do Bộ môn BVTV - Khoa Nông học, trường Đại họcNông Lâm TP.HCM phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Bến Tre thực hiện

Trang 21

Mục tiêu

Điều tra, đánh giá được mức độ gây hại của sâu đầu den hại dita trên cácgiống dừa tại tỉnh Bến Tre Xác định thành phần thiên địch ký sinh và đặc điểmhình thái, vòng đời ong ký sinh nhộng sâu đầu đen hai dita Brachymeria euploeae

và Brachymeria kamijoi nhằm đưa ra các giải pháp kiểm soát sâu đầu đen hại dừabang loải ong ký sinh này

Yêu cầu

- Điều tra, đánh giá được diễn biến mức độ gây hai tại tỉnh Bến Tre

- Đánh giá được tần xuất xuất hiện của các loài ký sinh sâu đầu đen hại dừatrong tự nhiên tại các vườn dita bị sâu gây hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre, xác định

được loài ong ký sinh tiềm năng áp dụng đưa vào biện pháp sinh học quản lý sâu

đầu đen hại dừa

- Định danh, xác định được một số đặc điểm hình thái và vòng đời của một

số loài ong ký sinh tiềm năng để tiếp tục nhân nuôi, phóng thích nhằm kiểm soát

sâu đâu đen hại dừa tại tỉnh Bên Tre.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 8 năm 2021 trên địabàn tỉnh Bến Tre Đánh giá, diễn biến mức độ gây hại, thu mẫu ong ký sinh ở các

vườn dừa bị sâu gây hại tại huyện Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Nam và xác định

đặc điểm hình thái và vòng đời trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ 28 + 2°C, âm

độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ

Trang 22

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố của cây dừa

Cây dừa lần đầu tiên được trồng như một loại cây trồng vào những năm 1840

có tên khoa học là Cocus nucifera L là một trong những loài thuộc giới Plantae, bộ

Arecales, họ Arecaceae, chi Cocos, loài Cocus nucifera Nguồn gốc cây dừa vẫnđang là vẫn đề gây tranh cãi, một số đọc giả cho rằng nó có nguồn gốc từ khu vựcĐông Nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc từ miềnTây Bắc Nam Mỹ Tại New Zealand các nhà khoa học chỉ ra rằng các loài tô tiên

cây dừa đã từng mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước Ngày nay, cây

dừa đã phổ biến khắp các khu vực nhiệt đới và cận xích đạo Tuy nhiên, cây dừa tậptrung nhiều nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương Đây là loại cây trồng nôngnghiệp truyền thống, có sức sống mãnh liệt, phát triển rộng, phát triển tốt ở khu vựcduyên hải đến đồng bằng, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển (Grimwood

và Ashman, 1975).

Việt Nam có tổng diện tích dia khoảng 172.000 ha (ICC, 2020), riêng BếnTre có 72.482 ha dừa, sản lượng 637.870 tấn (Cục Thống kê Bến Tre, 2019) Dừa làcây trồng truyền thống của Bến Tre và giữ vai trò quan trọng trong phát triển nềnkinh tế của tỉnh Dừa rat dé trồng, có khả năng thích nghỉ rộng trên nhiều vùng sinhthái, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt với tac động của biến đôi khí hậu Dừa và

các ngành nghề có liên quan đến cây dừa như thủ công mỹ nghệ và sản xuất các sản

phẩm thực phẩm, mỹ phẩm đã giúp tạo ra việc làm và mang đến nguồn thu nhập

đáng ké cho lao động nông thôn Dừa cung cấp nguồn thực phẩm chính (chủ yếu là

chất béo) nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời là nguồn nước giải khát

Trang 23

thơm ngon, bô dưỡng được nhiêu người ưa thích Dừa lây dâu và dừa uông nước là

những mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao

Theo tài liệu “Kỹ thuật trồng thâm canh dừa” của Trung tâm Khuyến nôngBến Tre, tại Bến Tre hiện nay có 2 nhóm giống chính: nhóm dừa cao và nhóm dừalùn Ngoài ra, còn có nhóm giống dừa lai được lai giữa dừa cao và đừa lùn (F1) chonăng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Tuynhiên, diện tích trồng nhỏ lẻ không đáng kể Nhóm dừa cao (dừa công nghiệp): gồmcác giống như ta xanh, ta vàng, dâu xanh và dâu vàng Dừa cao có thân to, cao cóthé cao trên 20m, dừa cao nhiều lá hơn đừa lùn (khoảng 40 lá/cây), kích thước trái

từ trung bình đến lớn Đặc tính giống của dừa cao gồm: tốc độ sinh trưởng chậm và

ra trái muộn (6-10 năm sau trồng), thụ phấn chéo với tỉ lệ cao nên dé bị lai, chống

chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường (chịu hạn và ngập gidi), sống lâu

lên đến 80 -120 năm, copra dầu và sợi có chất lượng cao và trái gia sau 12 tháng thụ

phan Nhóm dừa lùn (dừa uống nước) gồm các giống như: dừa xiêm xanh, dita xiêm

lục, dừa o xanh, dừa éo nâu, dừa dứa Cay thấp, có chiều cao từ 7,5 — 9 m và trổ

hoa khi cây chỉ cao khoảng Im, có ưu điểm là cho rất nhiều trái Đặc tính nhóm dừalùn là tốc độ sinh trưởng nhanh và cho trái sớm (4 — 5 năm sau trồng), phần lớn tựthụ phấn, chống chịu kém với điều kiện môi trường đòi hỏi đất tốt và khí hậu thíchhợp mới cho năng suất cao, có đời sống ngắn chỉ khoảng 30 năm và thường đượctrồng để uống nước dừa tươi (Nguyễn Bảo Vệ, 2005)

1.2 Tình hình sâu hại chính trên dừa

Một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất đừa ở các quốc gia

trồng dừa trên thế giới là sâu hại Cây dừa bị một số côn trùng gây hại tấn công

quanh năm (Thampan, 1975) Bộ Coleoptera có số lượng nhiều nhất, và có tổngcộng 323 loài gây hại trên dừa (Child, 1974) Hầu hết các loài bọ cánh cứng đều ăn

lá, rễ, hoặc khoan lỗ trên chéi non Trong đó, Curculionidae, Chrysomelidae va

Scarabaeidae là ho gây hai nghiêm trong, dẫn đến mất lá va hư hại cây dừa

(Howard và ctv, 2001) Aceria guerreronis Keifer, là loài bọ gây hại nghiêm trọng

Trang 24

va phá hoại các quả hạch chưa trưởng thành gây mat năng suất nghiêm trong Bo

dừa (Brontispa longissima Gestro.), đuông dừa (Rhynchophorus ferruginenus O.)

va sâu đầu den hai dừa (Opisina arenosella Walker.) là những loài côn trùng gâythiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thế giới (Kurama và ctv,2015) Việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tương đối khó khăn đối với cây

dừa do thuộc tính thân cây khá cao Những khó khăn trong việc phát hiện đúng thời

điểm dé quản lý dịch hại, môi trường sống an náu của hầu hết các loài sâu hai diva

và su ton tại thường xuyên của các loại ký chủ phụ tạo ra các mối đe dọa sâu hạinghiêm trọng đối với cây dừa (Kumara, 2007)

1.2.1 Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro)

Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro) loài gây hại có nguồngốc từ đảo Aru, Maluku, Indonesia và Papua New Guinea Nó bắt đầu lan sang cáckhu vực khác của Indonesia và ở một số quần đảo Nam Thái Bình Dương vào đầuthế kỷ 20 và trở thành dịch hại cho nhiều loài cây thuộc họ cau Trong vài thập kỷqua, nó lây lan rộng đến các nước Đông Nam A, Trung Quốc và Uc Ở Campuchia,cây bị thiệt hại ước tính khoảng 58% trong số 7,2 triệu cây của họ và kết quả là làmchết 16% số cây đó (Rethinam và Singh, 2005)

Bọ cánh cứng hai dita gây hại trên cây dừa ở tất cả các giai đoạn tuổi, nhữngcây dừa thiếu sự chăm sóc thường thi bị loại côn trùng này tấn công nặng honnhững cây có sự chăm sóc và phát triển bình thường (Maddison, 1983)

Loài sâu hại nguy hiểm và được quan tâm hàng đầu trên cây dừa trong nhiềunăm tại Bến tre cũng như nhiều tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ước tính thiệthại lên đến 30% năng suất dừa hàng năm (Nguyen Thi Loc và ctv, 2004) Sau đó,

bọ dừa được quản lý hiêu quả bằng biện pháp sinh học thông qua chương trình

“Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa tại Việt Nam” bằng cách nhập nội ong ký

sinh Asecodes hispinarun (Hymenoptera: Euliphidae) từ tháng 06/2003 (Tran Tan

Viet và ctv, 2005), hoặc một số chương trình kiểm soát bo dita khác như sử dụng

Trang 25

nam xanh Metarhizium anisopliae (Nguyen Thi Loc va ctv, 2004), bọ đuôi kimChelisoches spp (Nguyễn Thị Thu Cúc va ctv, 2010) Hiện nay, tai Chi cục Trồngtrot và BVTV Bến Tre van dang duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh ấu tring

Asecodes hispinarun, ong ky sinh nhộng Tetrastichus brontisspae và bọ đuôi kìm

để duy trì nguồn thiên địch và phóng thích ngoài đồng nhằm kiểm soát loài sâu hạinày bằng biện pháp sinh học Vì vậy, việc kiểm soát sâu hại trên cây đừa bằng biệnpháp sinh học tại Bến Tre được đánh giá có hiệu quả cao và lâu dài

1.2.2 Bọ vòi voi hại dừa (Diocalandra frumenti)

Bo vòi voi có nguồn gốc từ vùng bờ biển Châu A (Gonzalez và ctv, 2002),

được xem là dịch hại chính trên cây dừa (Cocus nucifera) (Hill, 1983) Tại Việt

Nam, D frumenti hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ,miền Trung Cả thành trùng đực và cái đều có 4 đốm màu vàng trên 2 cặp cánhcứng, mỗi cánh có 2 đốm (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015)

Bọ vòi voi hại dừa phát sinh gây hại tất cả các cây trồng trong họ cau nhưng hạinhiều nhất trên cây diva và cây chà là Bọ vòi voi hại dừa sống trên tất cả các bộ phận

của cây dừa như rễ, thân lá, hoa, quả; dịch cây tiết ra từ các vết thương cơ giới có khả

năng hấp dẫn bọ vòi voi đến rất mạnh Trưởng thành bọ vòi voi hại dừa có cánh nênchúng phát tán chủ động Cả trưởng thành, ấu trùng và nhộng còn lây lan, phát tánthông qua quá trình vận chuyên quả giống, các bộ phận của cây ký chủ, trôi theo dong

nước, bám đính trên các phương tiện vận chuyên sản pham cây dừa bị nhiễm bọ vòiVOI.

1.3 Sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xylorictidae)1.3.1 Nguồn gốc và phân bố

1.3.1.1 Trên thế giới

Sâu đầu đen hại dừa là một trong những loài gây hại nghiêm trọng, nó là loài

gây hại đặc hữu trên đừa ở Ấn Độ và Srilanka và cũng được báo cáo từ Myanmar và

Trang 26

Bangladesh (Cock và Perera, 1987) Sâu hại được ghi nhận lần đầu tiên vào năm

1907 từ Coimbatore và hiện đã được báo cáo ở hầu hết các khu vực trồng dừa Lầnđầu tiên sâu đầu đen được báo cáo gây hại trên cây dừa ở Bapatala, Andhra Pradesh

vào năm 1909 (Rao va ctv, 1948) Tại Thái Lan, O arenosella lần đầu tiên xuấthiện và gây hại từ năm 2008 với 48.000 ha bị nhiễm, sau đó tăng lên 200 — 320 ha

trong năm 2010 (Lu và ctv, 2013) Tại Trung Quốc, O arenosella đã được báo cáo

lần đầu tiên vào năm 2013 tại thành phố Wanning, tỉnh Hải Nam (Yan và ctv,

2013) Năm 2014, O arenosella đã lan rộng khắp đảo Hải Nam và vào hai tỉnh lân

cận Quảng Đông và Quảng Tây (Yan và ctv, 2015) Sự lây lan nhanh chóng của loài

sâu này gây ra lo ngại đáng kể về tác động đối với nền kinh tế và môi trường khikhả năng của chúng lan sang các khu vực khác của Trung Quốc hoặc các quốc gia

khác là rât cao.

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Từ tháng 7 năm 2020 tại xã Phú Long, huyện Bình Đại đã ghi nhận sự xuấthiện gây hại của loài sâu lạ Theo kết quả giám định của Trung tâm giám định kiểmdịch thực vật, số 17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đã xác định mẫuloài sâu đầu đen hại đừa được phát hiện tại Bến Tre là sâu ăn lá đầu đen hại dừa O.arenosella Walker từng gây ra dich hại nguy hiểm tại An Độ, Indonesia, Myanma

và Thái Lan Hiện chưa có bất kỳ tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trongnước công bố về đặc điểm sinh học cũng như biện pháp quản lý hiệu quả loài địchhại mới nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre dựa trên các tài liệuhướng dẫn của Cục Bao vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam dé tiếnhành điều tra, theo dõi tình hình diễn biến sâu hại và đưa ra “Biện pháp quản lý tạmthời” Tuy nhiên, việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao vẫncòn khả năng lây lan và gây hai Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTVtỉnh Bến Tre, đến thời điểm hiện tại cuối tháng 03 năm 2021 Tỉnh Bến Tre đã có

160 ha dừa bị sâu đầu đen hại dừa O arenosella Walker gây hại, trong đó có 51 havườn đừa bị gây hại từ trung bình đến nặng và có khả năng lây lan ra diện rộng

Trang 27

Đây là loài dịch hại mới tại Bến Tre dựa vào kết quả định danh của Cục Bảo

vệ thực vật vì vậy cần thiết có những nghiên cứu về đặc điểm hình thái sâu đầu đen

cũng như các đối tượng thiên địch ký sinh và ăn mỗi nhằm quản lý sâu đầu đen hại

dừa bằng biện pháp đấu tranh sinh học tại tỉnh Bến Tre

1.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại

1.3.2.1 Đặc điểm hình thái

Trứng: Con cái trưởng thành đẻ theo từng nhóm Trứng có mau vàng nhạt

và màu nâu đỏ khi trứng gần nở (Chomphukhiao và ctv., 2011) Trứng thường được

đẻ vùng lân cận, nơi đã có âu trùng gây hại, điêu này dẫn đến sự lây lan chậm của

dịch hại (Perera, 1987).

Au trùng: Âu trùng mới nở có màu đỏ cam và sau đó chuyển sang màu vàng

nhạt và có đầu màu nâu sam Trên thân có ba đường màu nâu chạy dọc theo cơ thé.

Phân ngực có màu nhạt hon ở dau va chan Au trùng thường ăn ở bê mặt dưới của lá

dừa Giai đoạn ấu trùng của O arenosella được nuôi bằng lá dừa có thé hoàn thành

sự phát triển của chúng trong 45,1 ngày ở nhiệt độ 269C (Lu và ctv., 2016) và 34,1

ngày ở nhiệt độ 289C (Chomphukhiao và ctv., 2011).

Nhộng: Nhộng có hình bầu dục và có màu nâu sam (Chomphukhiao và ctv.,

2011) Giai đoạn nhộng của O arenosella trung bình 10,3 ngày ở nhiệt độ 26°C

(Lu và ctv., 2016) và 11,73 ngày ở nhiệt độ 289C (Chomphukhiao và ctv., 201 1).

Trưởng thành: Dau, râu, cánh va bụng của con trưởng thanh có màu xám

nhạt Con cái lớn hơn con đực Con cái giao phối đẻ với số lượng cao nhất lên đến

273,63 trứng (Kumara và ctv., 2015), tiếp theo là 161,80 trứng ở nhiệt độ 26°C (Lu

và ctv, 2016) và 83,40 trứng ở nhiệt độ 28°C (Chomphukhieo và ctv., 2012), khi

nhiệt độ tăng thì con cái có thê đẻ nhiều trứng hơn (Lu và ctv., 2016)

Trang 28

Trưởng thành đẻ trứng và tao ra các lưới tơ ở mặt dưới lá chét, chúng ăn diép

lục bằng cách cạo lớp biểu bì đưới lá, sau đó các lá chét khô và xuất hiện trên lớpbiểu bì ở mặt trên của lá Trong những đợt bùng phát nghiêm trọng, toàn bộ cây gần

như bị cháy do tàu lá và lá chét bị khô Khi cây dừa bị hư hại nặng, những tàu lá

bị tấn công rủ xuống, cong lại và những trái chưa trưởng thành có tỷ lệ rụng trái

cao (Panwar, 1995: David, 2001).

1.3.2.2 Đặc điểm sinh học và gây hại

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thời gian phát triển của O arenosella ởgiai đoạn ấu trùng và giai đoạn hóa nhộng phụ thuộc vào các loại ký chủ khác nhau,tuy nhiên thời gian sống của thành trùng là tương đương nhau (Shameer và ctv,2017) Với thức ăn là lá dừa, thời gian phat triển của O arenosella là nhanh nhất,với giai đoạn ấu trùng (khoảng 36 ngày) va hóa nhộng (khoảng 7 ngày) O

arenosella thường ăn mặt dưới của lá, được bảo vệ bởi một lớp sợi tơ (Kumara và ctv, 2015).

Giai đoạn trứng kéo dài trung bình khoảng là 3 ngày Giai đoạn nhộng kéo

dai là 8 ngày và vòng đời khoảng 46 ngày Tudi tho của thành trùng dao động từ 7 —

9 ngày, trong đó con cái đẻ khoảng 152 trứng (Perera, 1987).

Năng suất hạt của cây dừa bị nhiễm O arenosella có thé bị giảm 45,4% khi

có tỷ lệ sâu hại nghiêm trọng (Mohan va ctv, 2010) Sâu O arenosella tan công cây

dừa từ giai đoạn cây con đến trưởng thành Thành trùng đẻ trứng và tạo các lưới tơ

ở mặt dưới lá, ấu trùng sau khi nở ăn từ mặt dưới, gây khô lá (Lever, 1969) Trongnhững đợt bùng phát nghiêm trọng, tất cả các lá mầm đều bị cháy, chúng ăn diệplục bằng cách cạo lớp biểu bì dưới tạo nơi trú ấn Ngoài ra, O arenosella còn gâyhại trên trái dừa, gây hại phần vỏ trái, các trái dừa bị sâu gây hại bị ảnh hưởng lớn

về giá trị thương mại và năng suất Thành trùng màu trắng xám đài 10 — 15 mm, sảicánh 20 — 25 mm khi dang rộng Trứng nở sau 4 — 5 ngày, âu trùng màu xanh nhạt

với màu đỏ sọc nâu va dau den, ăn các mô ở bê mặt dưới lá Âu trùng tạo một khu

10

Trang 29

trú an từ tơ và chất thải của chúng Các khu vực bi tan công chuyên sang màu nâu

và khô dan Thời gian âu trùng kéo dài khoảng 40 ngày, thành trùng xuất hiện sau

12 — 14 ngày Vòng đời O arenosella dao động từ 45 — 60 ngày (Atanu Seni, 2019).

1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển và tập quán sinh sống gây hại

O arenosella có thói quen sống thành bay và phàm ăn Nó ăn vào các biểu bimặt dưới của lá chét và kết tổ bằng tơ và phân Trong điều kiện thuận lợi, dịch hạisinh sôi nhanh chóng và tàn phá phiến lá Loài sâu bướm này tấn công cây dừa ởmọi giai đoạn từ khi còn nhỏ đến khi cây đã trưởng thành gây ra những thiệt hạinghiêm trọng đối với tán lá, làm mắt đi khu vực quang hợp của dừa và do đó, anhhưởng trực tiếp giảm 50% năng suất (Subaharan, 2008)

Sâu đầu đen hại dừa O arenosella có chu kỳ các thé hệ rời rac với 5 hoặc 6thế hệ mỗi năm là một loại sâu bướm đa chủng nhiệt đới (Muralimohan và

Srinivasa, 2008; Ramkumar va ctv, 2006) Trong bộ Lepidoptera quá trình giao

phối phụ thuộc vào biểu hiện của một loạt các mô hình hành vi (Hou và Sheng,2000) Sự xuất hiện của thanh trùng và hành vi giao phối xảy ra ở một khoảng thờigian xác định trong ngày, cũng như trong một mùa nhất định Ở con cái, hành visinh sản bao gồm sản xuất và phát tán pheromone giới tính thông qua hành vi gọi,thu hút các bạn tình tiềm năng nhằm tăng khả năng tiếp cận va giao phối với conđực (Kingan và ctv, 1993) Xác định mô hình xuất hiện thành trùng, thu hút con cái

và mô hình hành vi của sự rụng trứng rất quan trọng, bước đầu giám sát quản lýdịch hại dựa trên các biện pháp hóa học Tuy nhiên, có rất ít thông tin về hành vigiao phối và đẻ trứng Nghiên cứu của Kumara và ctv (2015) về chu kì xuất hiệnthành trùng, hành vi gọi, giao phối và đẻ trứng của O arenosella cho thay con đựcxuất hiện sau khi con cái xuất hiện ba ngày va thành trùng chi xuất hiện tại một sốthời điểm xác định trong pha tối, khá nhạy cảm với pha sáng Trong pha tối con cáitrở nên tăng động sau 30 — 60 phút, trước khi bắt đầu hành vi gọi bạn tình con cáităng tốc độ gập cánh, sau đó có gắng bay, tìm vị trí thích hợp giải phóng pheromonethu hút ban tình Ty lệ thu hút bạn tình của con cái giảm dan từ ngày 1 đến ngày thứ

11

Trang 30

4 Sau khi giao phối hai ngày con cái bắt đầu đẻ trứng và chết sau 8 — 10 ngày.Hành vi đẻ trứng của con cái chỉ xuất hiện vào pha tối, ghi nhận con cái bắt đầu đẻtrứng sau 3 giờ trong pha tối.

1.3.4 Ký chủ

Nghiên cứu của Shameer và ctv (2017) cho thấy O arenosella có thé gây hạitrên nhiều loài cây trồng khác nhau như chuối, mít, điều và cây cọ Trong đó loaidừa Palmyra, Borassus flabellifer, là cây ký chủ ưa thích của sâu đầu đen hại dừa

(Rao và ctv, 1948) O arenosella còn được ghi nhận một loài gây hại chính cho

vùng canh tác cây dừa, gây thiệt hại và làm giảm đáng ké năng suất dita (Mohan vàctv, 2010) Ngoài ra O arenosella còn gây hại trên thốt nốt (Borassus flabellifer

L.), nhóm cây cọ lớn, chà là (Phoenix dactylifera) và cau (Areca catechu L.) (Rao

và ctv, 1948).

1.3.5 Một số loài thiên địch tiềm năng kiểm soát sâu đầu đen hại dừa

Tại một số vườn dừa ở Sri Lanka, một số nghiên cứu đã được thực hiện vềkiến đặc biệt là các loài kiếm ăn và làm tô trong thân dừa Trứng của loài sâu đầu

đen hại dừa Opisina arenosella đã nhanh chóng được một số loài kiến tìm thấy valoại bỏ, đặc biệt là M floricola (Jerdan) va Crematogaster sp Oecophyla

smaragdina và P longicomis Các cuộc điều tra về kiến ở những khu vực ma sâuđầu den hại dừa phát triển thành quan thé bùng phát cho thấy Monomorium spp đặcbiệt là phổ biến hơn đáng ké ở các khu vực không bùng phát dịch Kết luận rằngmột số loài kiến làm tổ trong thân cây dừa góp phần quan trọng vào tỷ lệ tử vong

của trứng O arenosella (Bolton và ctv, 1989).

Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, Kuruvilla va Jacob (1980) da

cho thấy rang nắm Paecilomyces farinosus có khả nang lây nhiễm trên Au trùng Ó

arenosella Theo nghiên cứu cua Muthukrishnan va Rangarajan (1974) cũng cho

thay nam Aspergillus flavus có khả nang gây tử vong lên đến 90% ở ấu trùng sâu

dau đen hại dừa O arenosella và mang lại hiệu quả kiêm soát tốt trên vườn dừa.

12

Trang 31

Đặc biệt, đã có nhiều ghi nhận về việc sử dung biện pháp kiểm soát sinh học

kiểm soát hiệu quả sâu đầu đen hại dừa trong khu vực và trên thé giới Trong đó,một số loài ong như ong ký sinh Argyrophlax fumipennis được áp dụng tai Sri

Lanka năm 1987 (Cock va ctv, 1987), ong ký sinh Goniozus nephantidis và Bracon

brevicornis sử dung thành công tại An Độ từ năm 1980 - 2000 (Rao va ctv, 2018)

Tại Thái Lan, sau khi được ghi nhận tại tỉnh Prachuap Khiri Khan vào năm 2007 và

bùng phát gây hại trên diện tích rộng lớn, loài ong ký sinh Goniozus nephantidisđược nhập khâu từ Sri Lanka năm 2012 và phóng thích dé kiểm soát loài sâu đầu

den hại dừa O arenosella, sau đó sử dụng ong ky sinh Habrobracon hebetor

(Braconidae), một loài ký sinh bản địa để kiểm soát dịch hại này như một chươngtrình đấu tranh sinh học (Chomphukhiao và ctv, 2018)

1.3.5.1 Ong ký sinh Bracon brevicornis (Hymenoptera: Braconidae)

Trong số các nhóm tác nhân kiểm soát sinh học khác nhau, ong ký sinhBraconid được biết đến nhiều trong việc quản lý các loài côn trùng dịch hại khácnhau Braconidae là OKS quan trọng thứ hai trong kiểm soát sinh học, đã được giới

thiệu trong các chương trình IPM thành công (Greathead, 1986) Ong Braconid đại

diện cho một trong những nhóm ký sinh da dang va phong phú nhất (LaSalle vàGauld, 1993) Vật chủ phổ biến nhất của chúng là au trùng của Lepidoptera,

Coleoptera và Diptera (Wharton và ctv, 1997) Ong Braconid, chi Bracon là một loài

ngoại lai tấn công ấu trùng của một số loài Lepidoptera, chủ yếu là loài bướm đêmpyralid Nó là một tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng quan trọng đối với sâu

bướm đêm (Brower va ctv, 1996).

Loài B brevicornis có chiều dài cánh trước 1,9-— 2,6 mm, thân 1,8 — 2,6 mm.Mau sắc rất thay đổi, cơ thé gần như hoàn toàn màu nâu vàng đến phan lớn màu nâusam hoặc đen (Achterberg và Walker, 1998) Vòng đời của ong ký sinh này khángắn, chỉ khoảng 6 — 7 ngày (Sudheendrakumar và ctv, 1982) Các ong ký sinhtrưởng thành được nuôi cây bằng phương pháp Sandwich được phát triển bởi Jhansi

(1984).

13

Trang 32

1.3.5.2 Ong ký sinh Goniozus nephantidis (Hymenoptera: Chrysidoidea)

Tại An Độ, việc kiểm soát sinh học đối với sâu đầu đen hại dừa bằng cách sử

dụng OKS Goniozus nephantidis và Cardiastethus exiguus đã được phát hiện có

hiệu quả, Trong năm 2005, khoảng 48.023 cây dừa bi ảnh hưởng bởi Ó arenosella

ở huyện Erode của Tamilnadu Gần 90 ngàn G nephantidis đã được sản xuất vàphóng thích hàng loạt và đã đạt được sự kiểm soát ngoạn mục đối với loài gây hạinày Các thử nghiệm thực địa tại Trichur ở Kerala cho thấy hiệu qua của G.nephatitidis và được xác định là tác nhân sinh học tiềm năng của sâu đầu den hại

dừa Hoạt động ký sinh xảy ra quanh năm, hoạt động cao điểm được quan sát thấy

vào tháng hai OKS phát triển thích hợp ở thời tiết ấm và khô Khả năng ký sinhthấp được quan sát thấy trong những tháng 4m ướt OKS làm tê liệt ấu trùng vật chủ

và thậm chí ăn dịch cơ thê vật chủ (Venkatesan và ctv, 2008)

Ong ký sinh G nephantidis là một loại ký sinh hiệu quả giúp ức chế O.arenosella trên đồng ruộng Các ký sinh trùng được nuôi trên Corcyra cephalonicatrong điều kiện phòng thí nghiệm Trong nghiên cứu này, các ong ký sinh đã đượctiếp xúc với mùi của ấu trùng trong phòng thí nghiệm trước khi thả ra đồng ruộng.Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng OKS được tiếp xúc trước với mùi của

au trùng hiệu quả hơn trong việc giảm quan thé sâu đầu đen hại dừa với tỷ lệ phan

trăm ký sinh cao hơn so với ong ký sinh không được tiếp xúc trước Do đó, việc choOKS tiếp xúc ấu trùng có thé được thực hiện trước khi phóng thích OKS dé tăngkha năng tìm kiếm vật chủ và hiệu quả thực địa của OKS (Chandrashekar và ctv,

2019).

G nephantidis ký sinh và làm ấu trùng sâu đầu đen hại dừa bị tê liệt Vòng

đời của loài ky sinh nay khoảng 12 — 16 ngày (Sundaramurthy và Santhana

krishnan, 1978) Phương pháp nuôi tiêu chuẩn của G nephantidis được đề xuất bởiVenkatesan và ctv (2008) để nhân nuôi và phóng thích ngoài thực tế Ngài gạo,Corcyra cephalonica được sử dụng làm ky chủ trong nhân nuôi với chi phí thấp désản xuất đại trà G nephantidis (Gurav và ctv, 2018)

14

Trang 33

1.3.5.3 Đặc điểm sinh học của G nephantidis

Trứng con cái ctiaG nephantidisdé trứng trên cơ thể của Ó.arenosella Trang thường thuôn đài và có màu trắng trong (Chongchitmate va

SInmachan, 2017).

Au trùng có màu trang trong Khi nở ra, âu trùng sẽ bám vào cơ thé vật chủ

dé lay chất dinh dưỡng của nó (Chongchitmate và Sirimachan, 2017)

Giai đoại nhộng ấu trùng kéo màng lưới dé tự bao phủ xung quanh cơ thé

(Chongchitmate và Sirimachan, 2017).

Thành trùng cơ thể chúng có màu đen với chiều dài 1.10 - 1.30 mm con đựcnhỏ hơn con cái Phần cuối của bụng con cái dài và nhọn với một cái ngòi ở cuốibụng Một con cái đẻ 4 - 18 trứng mỗi ngày Mat khoảng 15 - 19 ngày dé phát triển

từ trứng đến trưởng thành (Chongchitmate và Sirimachan, 2017)

1.3.5.4 Ong ký sinh Habrobracon hebefor (Hymenoptera: Braconidae)

Habrobracon hebefor Say (Bộ cánh màng: Braconidae) là một loài ký sinhtoàn cầu tấn công ấu trùng của một số loài bộ cánh vảy Ở Nhật Bản và Hoa Kỳ, nó

đã được báo cáo rằng OKS này thường tấn công sâu hại hạt lưu trữ, bao gồm cả

Corcyra cephalonica Stainton (Lepidoptera: Pyralidae), Plodia interpunctella (Hiibner)(Pyralidae), Ephestia cautella (Walker) (Pyralidae) va Pyralis farinalis (Linnaeus) (họ Pyralidae) (Brower va ctv, 1996; Tamura,1994; Watanabe, 1933).

Tuy nhiên, một loạt các vật chủ của H hebetor, bao gồm các loài bướm họNoctuidae hoặc họ Gelechiidae đã được báo cáo về cây trồng ngoài đồng ở Sahel,

Ý, Israel, Iraq, Azerbaijan va An Độ (Al-Maliky và Al-Izzi, 1986)

Loài ong ky sinh H hebefor là một ứng viên hang dau cho sử dụng trong các

chương trình kiểm soát sinh học loài sâu đầu đen hại đừa và nhiều loài sâu hại khác(Chomphukhiao va ctv, 2018) Ong ký sinh H hebetor có thé ký sinh trên nhiều loài

15

Trang 34

sâu hại, bao gôm: ngài gạo, sâu đục thân ngô, sâu đục quả dau, sâu xanh bông, sâu

cuốn lá bông, sâu xanh bướm trắng cải (Attaran, 1996)

Năm 2010, lần đầu tiên 77 hebetor tan công sâu đầu đen hại dita Opisina

arenosella Walker (Lepidoptera: Oecophoridae) ở Thái Lan, là một trong các loài

ngoại lai gây hại nặng trên diện tích trồng dừa ở miền trung và miền nam Thái Lan

(IPPC 2017) H hebetor đã được phát hiện tấn công O arenosella ở Án Độ (Nasser

và Abdurahi, 2001), và kể từ đó OKS nay đã được sử dung để kiểm soát O

arenosella ở Thái Lan (IPPC 2017).

Tuổi thọ dải, thời kỳ đẻ trứng, khả năng sinh sản cao và khả năng tìm vật chủnhanh chóng là những thuộc tính quan trọng khiến H hebetor trở thành một trongnhững thuộc tính quan trọng nhất các tác nhân kiêm soát tự nhiên của O arenosella.Con cái H hebetor có chiều dài thân là 2,8 mm, màu vàng nâu Vòng đời của OKSchỉ khoảng 14 ngày (Amir-Maafi và ctv, 2006) Trứng có chiều dai 0,52 mm vàchiều rộng 0,12 mm và thường được ký sinh vào vật chủ, H hebefor có thời gianphát triển cực kỳ ngắn, chỉ kéo dai 12 ngày ké từ trứng đến trưởng thành Giai đoạntiền nhộng có chiều dải 2,64 mm và chiều ngang 0,95 mm, giai đoạn này kéo đàikhoảng 4 ngày trước khi kéo sợi kén nhỏ màu trang dé hóa nhộng Giai đoạn nhộngkéo dài khoảng một tuần OKS trưởng thành sống tự do bắt đầu tìm kiếm ấu trùngvật chủ và ký sinh ngay sau khi vật chủ hóa nhộng Số thế hệ con cháu của OKStrưởng thành trung bình của mỗi con cái là 173,7 trong 22 ngày, với tỷ lệ giới tính

con cái là 1: 1 (George N Mbata và Sanower Warsi, 2014).

1.3.5.5 Tống quan về Brachymeira spp (Hymenoptera: Chalcididae)

Ho Chalcididae có khoảng 90 chi và khoảng 1.500 loài được mô tả trên thé giới

Trong đó, 38 chi và 447 loài được biết đến từ khu vực Phương Đông (Noyes, 2011).Con tại Việt Nam có 16 chi và 68 loài Chalcididae được xử lý phân loại, chi 13 loài

mới được mô tả, 55 loài còn lai được khóa, mô tả lại hoặc cung cap chân đoán Trong

16

Trang 35

số họ Chalcididae ở Việt Nam, chi đa dạng nhất được tìm thấy là Brachymeria sp với

25 loài, tiếp theo là Antrocephalus sp với 7 loài (Narendran, 2016)

Chi Brachymeria bao gồm các loài phổ biến chiếm đa số trong họChalcididae Các loài Brachymeria spp phần lớn trông rất giống nhau, nhưngchúng khác nhau rất nhiều về thói quen Do đó, việc phân biệt chính xác các loảiđược các nhà nghiên cứu quan tâm trong bất kỳ nghiên cứu ký sinh vật chủ liên

quan đến chi Brachymeria (Burks, 1890)

Hon 300 loài được biết đến trên toàn thé giới, tất ca chúng đều là ky sinh của

nhộng côn trùng Hầu hết các loài đều có màu đen với một số mảng màu vàng nhỏ

và giống như hau hết các loài ong bắp cày chalcidid, chúng có cặp chân sau to Concái thường đẻ trứng bên trong nhộng của các loài côn trùng gây hại khác Phần lớncác loài kí sinh trên nhiều loài Lepidoptera có tầm quan trọng về mặt sinh thái Một

số ít còn kí sinh trên bộ Hymenoptera và Diptera Các ký sinh trùng trưởng thànhthường xuất hiện từ con nhộng vật chủ Một số loài đã được sử dụng trong kiểmsoát sinh học tại nhiều quốc gia trên thế giới (Joseph, 1973)

Tại Châu Mỹ phía bắc Mexico người ta phát hiện chi Brachymeria đã kí sinh

lên các loài: Alabama argil rena, Hemerocampa leu costigma, Porthetria dispar,

Anticarsia gemmatilis, Grapholitha molesta, Heliothis zea, Hemileuca oliviae, Lambdina fiscellaria somniaria, Megalopyge opercularis, _Thyridopteryx ephemeraeformis, Ancylis comptana fragariae, Carpocapsa pomonella, Argyrotaenia, Psorosina hammondi (Burks, 1890)

Brachymeria spp xuất hiện nhiều trên thé giới, phần lớn ở châu Âu, Chau A,châu Mỹ Một số loài ghi nhận là ký sinh trên nhộng, và một số ít ký sinh trên autrùng ở nhiều loài Lepidoptera Trong số các ký chủ bị ký sinh có các họ sau:

Tinaeidae, Tortricidae, Pyralidae, Psytridae, Drepanidae, Lasiocampidae, Nymphalidae, Lycaenidae, Pieridae, Papilionidae, Heperiidae, Sphingidae, Geometridae, Bombycidae, Syntomidae, Noctuidae, và Lymantriidae Các loài gây

17

Trang 36

hại quan trọng sau đây đã bị ký sinh bởi các loài thuộc chi Brachymeria là loài

bướm đêm (Semiothisa birecta) sâu to bắp cải (Plutella muculipennis Curt.), sâu

đục qua (Helicoverpa armigera) sau tam (Bombyx mori L.)

Brachymeria euploeae thuộc bộ Hymenoptera, ho Chalcididae Theo

Narendran (2016), B euploeae phân bố chủ yếu ở khu vực phương Đông, Uc, My

và mới ghi nhận ở Việt Nam Ong cái có chiều dài thân khoảng 4,4 mm, màu đen

với các bộ phận như sau: mắt màu xám với các đốm vàng phản chiếu, chóp cánh

mảu trắng hơi vàng nhạt với ria day mau nâu sam; đỉnh của tat đùi, trước, sau, va

đốt chày và tất cả các mỏm trên màu vàng nhạt; đốt chày chân sau màu vàng nhạtvới nền đen; đốt chậu có màu đen; cánh có vân màu nâu sam Chiều rộng của đầu

khi nhìn từ phía trước gấp 1,4 lần chiều cao của nó; chiều rộng mặt lưng gap 2,1 lầnchiều dai của nó Cánh, cánh trước dai gấp 2,5 lần rộng Chân có màu sáng bóng,

đốt đùi chân sau đài gấp 1,5 lần chiều rộng và có 12 răng có kích thước khác nhau

B euploeae được tìm thay ky sinh trên Hyperparasitoid trong Lepidoptera

(Arctiidae, Bombycidae, Drepanidae, Gelechiidae, Geometridae, Hesperiidae, Hyblaeidae, lasiocampidae; limacodidae; Lycaenidae, Lymantriidae, Noctuidae, Notodontidae, Nymphalidae, Ocecophoridae, Pieridae, Psychidae, Pyralidae, Tortricidae và Zygaenidae) với Hymenoptera: (Braconidae, Ichneumonidae) hoặc Diptera (Tachinidae).

Ong B kamijoi cái có chiều dai than 5,0 — 5,3 mm Co thé ong B kamijoi

chủ yếu màu den, mắt có mau vàng xám, đốt chày mau đen ở đầu và cuối đốt có haiđốm nhỏ màu vàng Đốt đùi chân sau có một hàng răng với 13 cái có kích thước

không điều nhau Ong đực có cau tao tương tự ong cái, có thể phân biệt dựa vào râuđầu (Narendran, 2016)

Nhiều ong ký sinh thuộc chỉ Brachymeria như B nephantidis, B lasus, B

excarinata, B nosatoi, B euploeae và B hime attevae đã được nghiên cứu va sử

dung dé kiém soat hiéu qua sau dau den hại dừa tai An Độ (Joy va Joseptt, 1972)

18

Trang 37

Hiệu quả ký sinh của ong đặt từ 14,5 đến 29,0 % tại tỉnh Kerala và Kayamkulan

góp phan hạn ché sự lây lan và gây hại của sâu đầu đen hại dừa

19

Trang 38

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung 1: Điều tra, xác định diễn biến và đánh giá mức độ gây hại của

sâu đầu đen hại dừa tại tỉnh Bến Tre

- Nội dung 2: Đánh giá được tần suất xuất hiện và tỷ lệ ký sinh của ong ký sinhnhộng sâu đầu đen hại dừa tại tỉnh Bến Tre

- Nội dung 3: Xác định một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học OKS

nhộng Brachymeria euploeae và Brachymeria kamijoi ky sinh trên sâu dau đen.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2021 đến tháng § năm 2021 tại 3huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Bình Đại tỉnh Bến Tre và phòng thí nghiệmthuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre trong điều kiện nhiệt độ 25 +2°C, âm độ 70 + 5%, thời gian chiếu sáng là 12 giờ

Bảng 2.1 Diễn biến thời tiết từ tháng 2/2021 đến tháng 8/2021 tại tỉnh Bến Tre

Tổng số giờ Nhiệt độ TB Tổng lượng Độ am không

TH nữ uy CC) mua(mm) khíTB (%)02/2021 2182 25,6 3,6 77

Trang 39

2.3 Vật liệu nghiên cứu

Au trùng tuổi lớn và nhộng sâu đầu đen hại dừa làm nguồn ky sinh; OKSnhộng Brachymeria euploeae và Brachymeria kamijoi Mẫu sâu ăn lá và OKS được

thu thập từ các vườn dừa bị sâu ăn lá gây hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Các dụng cụ nghiên cứu:

Kính lúp soi nồi, tube nhựa thé tích 50 mL, tuýp nhựa loại 5 mL, cồn 70%,kẹp gap côn trùng, hộp nhựa tròn (r =5em; h=6,5 em), hộp nhựa có kích thước 17 x11,7 x 5,6 cm, lồng mica 30 x 25 x 28 cm, máy ảnh, cọ quét mẫu, thước đo, túi zip,dung cu cat chuyén dung

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Điêu tra diễn biên và đánh giá mức độ gây hại của sâu dau đen hại dừa

(Opisina arenosella Walker) tại tỉnh Bến Tre

2.4.1.1 Phương pháp điều tra

Điều tra được thực hiện dựa theo hướng dẫn của Trung tâm BVTV phíaNam: Văn bản số 63/CV-BVTV V/v hướng dẫn phương pháp điều tra sâu đầu đen

hại dừa do Trung tâm BVTV phía Nam ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2020.

Tiến hành điều tra tại 3 huyện Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Bình Đại tỉnh Bến

Tre Mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã điều tra 10 vườn ở tháng đầu tiên đề thiết lập bản

đồ phân bồ hiện trạng sâu đầu đen hại dừa

Điều tra diễn biến được thực hiện tại Bình Đại, ở 3 xã Phú Long, Lộc Thuận

và Định Trung, mỗi xã chọn 2 vườn có diện tích trên 0,5 ha để điều tra 1 lần/tháng

nhằm xác định dién biến mức độ gây hại, mật số sâu, mật số nhộng Điều tra trong 5tháng được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2021 (1 lần/tháng)

Mỗi vườn điều tra 5 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều

tra,mỗi vườn điều tra 10 cây Quan sát và đêm số tàu bị gây hại, ghi nhận tong số

lá, sotau bị gây hại và sô lượng cây bị sâu dau den hại dừa gây hại trên vườn.

21

Trang 40

Phương pháp thu mẫu: Tiến hành thu mẫu ngẫu nhiên trên 5 cây dé ghi nhận

diễn biến gây hại của sâu đầu đen hại dừa Trên mỗi cây dừa thu ngẫu nhiên 30 láchét (các lá chét nằm giữa tàu dừa), trên lá chét xác định vị trí bị gây hại thu mẫu vàkiểm tra dưới kính lap soi nổi cầm tay để xác định số lượng từng giai đoạn phát

triên của sâu đâu đen hại dừa (sâu, nhộng) và thiên địch (nêu có).

Các giai đoạn phát triển của sâu đầu đen hại dừa sau đó được thu thập riêngbiệt (sâu non, nhộng) để xác định thành phần và diễn biến thiên địch ký sinh Cácmẫu thu thập được đem về phòng thí nghiệm cho vào từng hộp nhân nuôi riêng chođến khi ong ký sinh vũ hóa Thành trùng ong ký sinh được làm mẫu bằng cồn 70%trong ống nghiệm 5 mL sau đó mẫu được gửi định danh tại Viện Sinh Thái TàiNguyên Sinh Vật dé định danh, xác định loài ký sinh và giai đoạn ký sinh đối với

sâu đâu đen hại dừa.

Kết quả điều tra được thiết lập bản đồ phân bé dich hại sâu đầu đen hại dừacho tỉnh Bến Tre với các thông tin về vị trí GPS các địa điểm điều tra, thông tin vềmức độ gây hại, mật độ ấu trùng và thành trùng sâu đầu đen hại dừa Bản đồ đượcchia sẻ trực tuyến với các bên liên quan để làm cơ sở cho công tác phòng ngừa sâu

đầu den hại đừalây lan, gây hại và quản lý hiệu quả

Sử dụng phần mềm Google Earth Pro để vẽ biểu đồ phân bố và thể hiện

cácmức độ nhiễm bệnh.

2.4.1.2 Chỉ tiêu ghi nhận

- Tỷ lệ số cây bị hại trên vườn (%) = (số lượng cây bị sâu đầu đen hại dừagayhai/ tổng số cây điều tra) x 100

-Ty lệ tau lá bị hại (%) = (số tau lá bị hai/téng số tàu lá điều tra) x 100

Phân cấp mức độ gây hại:

Co: Tau lá không bị hại

22

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN