1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) trồng trên nền đất xám tại Bình Dương

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) trồng trên nền đất xám tại Bình Dương
Tác giả Đặng Hữu Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Xuân
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 39,07 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành rau Glycine max L.. Mục tiêu của đề tài là xác định được mật độ trồng và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỎ CHÍ MINH

3k 2 2k 2K ok

DANG HUU VAN

ANH HUONG CUA KHOANG CÁCH TRONG VA LƯỢNG PHAN

BON VÔ CO DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CAY DAU

NANH RAU (Glycine max (L.) Merrill) TRONG TREN NEN

DAT XÁM TẠI BÌNH DUONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

TP Hồ Chí Minh, tháng 11/2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

33k 3k 3k 2

DANG HỮU VAN

ANH HUONG CUA KHOANG CÁCH TRONG VA LƯỢNG PHAN BON

VÔ CO DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CAY DAU NANH

RAU (Glycine max (L.) Merrill) TRONG TREN NEN

DAT XAM TAI BINH DUONG

Chuyén nganh : KHOA HỌC CAY TRONG

Mã số : 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN DUC XUAN CHƯƠNG

TP H6 Chí Minh, tháng 11/2022

Trang 3

ANH HUONG CUA KHOANG CÁCH TRONG VÀ LƯỢNG PHAN BÓN

VO CO DEN SINH TRUONG VA NANG SUAT CAY DAU NANH

RAU (Glycine max (L.) Merrill) TRONG TREN NEN

DAT XAM TAI BINH DUONG

DANG HUU VAN

Hội đồng cham luận văn:

1 Chủ tịch: PGS TRỊNH XUÂN VŨ

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

2 Thư ký: TS NGUYÊN THỊ QUỲNH THUẬN

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

3 Phản biện 1: TS BÙI MINH TRÍ

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

4 Phản biện 2: TS LÊ CÔNG NÔNG

Viện nghiên cứu dầu và Cây có dầu

Uy viên: TS NGUYÊN DUY NĂNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Nn

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Đặng Hữu Vân

Ngày sinh: 05/10/1986 Nơi sinh: Bình Dương

Quá trình học tập và công tác:

e Tir năm 2002 - 2004: Học sinh Trường THPT Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tinhBình Dương

e Từ năm 2006 - 2010: Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP HCM Tốt nghiệp

Đại học ngành Nông học, hệ vừa học vừa làm tại Trường Đại học Nông Lâm TP HCM năm 2010

e Tt tháng 10/2019, theo học chương trình Cao học chuyên ngành Khoa học Câytrồng tại Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

Địa chỉ: Số 17, ấp Đồng Trâm, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.Điện thoại: 0986 968 142

Email: danghuuvan05101986@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên

cứu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình

nào khác.

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại họcNông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt Thầy Cô Khoa Nông học đã giảng day và tạo điềukiện giúp đỡ em hoàn thành chương trình học và luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Đức Xuân Chương đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ và động viên em trong quá trình học cũng như thực hiện dé tài và hoàn thành

luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến thay Nguyễn Hữu Trúc, thay Nguyễn Châu Niên đãcho em lời khuyên và hướng dẫn em đăng ký theo học chương trình cao học ngành Khoahọc Cây trồng

Cảm ơn các bạn lớp KHCT2019.2, chúng ta đã cùng đồng hành với nhau, cùng

hồ trợ nhau trong suốt thời gian của chương trình học

Sau cùng, con xin cảm ơn mẹ và những người thân đã luôn bên cạnh, động viên,chia sẻ mọi khó khăn và hỗ trợ mọi điều kiện cho con dé đạt kết quả này

Chân thành cảm ơn!

Tác giả

DANG HỮU VAN

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân bón vô cơ đến sinh trưởng

và năng suất cây đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) trong trên nền đất xám tai BinhDương” đã được thực hiện từ thang 11 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 Mục tiêu của đề

tài là xác định được mật độ trồng và lượng phân bón vô cơ (đạm, lân và kali) phù hợp chosinh trưởng của cây đậu nành rau trồng trên nền đất xám tại tỉnh Bình Dương nhằm đạt

năng suât cao và mang lại hiệu quả kinh tê cao.

Đề tài gồm hai thí nghiệm có tính kế thừa Cả hai thí nghiệm đều là thí nghiệm hai

yếu tố, được bố trí kiểu lô phụ (Split Plot Design) với ba lần lặp lại Thí nghiệm thứ nhất

gồm yếu tố chính là bốn liều lượng đạm (15, 30, 45 và 60 kg N/ha) va yếu tố phụ là bakhoảng cách trồng (40 x 8 cm; 40 x 10 cm và 40 x 12 cm) Thí nghiệm thứ hai gồm yếu

tố chính là bốn liều lượng phân kali (60, 90, 120 và 150 kg KaO/ha) và yếu tố phụ là baliều lượng phân lân (40, 60, 80 kg PaOs/ha) Khoảng cach trồng và lượng phân đạm ở thínghiệm 2 được chọn từ kết quả tốt nhất của thí nghiệm một Các chỉ tiêu sinh trưởng, cácyếu tố cầu thành năng suất và năng suất đã được thu thập và phân tích thống kê

Kết quả thí nghiệm cho thấy, với mức bón phân đạm 60 kg N/ha, cây đậu nành rausinh trưởng tốt nhất về chiều cao, chỉ số diệp lục tố, khả năng tích luỹ chất khô và số quảchắc trên cây Về khoảng cách trồng, cây đậu nành rau có chỉ số điệp lục tô, số hoa trêncây cao ở khoảng cách trồng 40 cm x 12 cm Tuy nhiên, với khoảng cách trồng 40 cm x

8 em kết hợp bón 60 kg N/ha, cây đậu nành rau cho năng suất cao nhất là 4,7 tan/ha

Với khoảng cách trồng 40 cm x 8 cm kết hợp bón 60 kg N/ha, các liều lượng phânlân và kali trong thí nghiệm 2 ảnh hưởng không rõ rệt đến các chỉ tiêu về sinh trưởng nhưchiều cao cây, số lá trên cây, chỉ số diệp lục tố, tổng số hoa, tổng số nót san, tỉ lệ đậu trái.Tuy nhiên, liều lượng phan kali lại có ảnh hưởng đáng kế đến chỉ số diện tích lá và sinhkhối khô, cao nhất khi bón 120 kg K2O/ha Về năng suất, khi bón 40 kg P2Os/ha kết hợp

120 kg KaO/ha trên nền 60 kg N/ha với khoảng cách trồng 40 cm x 8 cm cây đậu nànhrau cho năng suất cao nhất, dat 11,3 tan/ha, lợi nhuận đạt 158.490.000 đồng/ha và tỉ suấtlợi nhuận là 2,3 lần

Trang 8

The research titled "Effect of planting spaces and amount of inorganic fertilizer on growth and yield of vegetable soybean (Glycine max (L.) Merrill) grown on acrisols soil in Binh Duong" was carried out from November 2021 to April 2022 The objective of this study

was to determine a suitable planting density and an amount of inorganic fertilizers

(nitrogen, phosphorus and potassium) for the best growth of vegetable soybean grown on acrisols soil in Binh Duong province in order to achieve high yields.

The study consisted of two experiments with inheritance of the best results from experiment 1 applying for the experiment 2 The experiments which have two factors

were arranged in Split Plot Design (SPD) with three replicates The first experiment

consisted of a main factor of four nitrogen doses (15, 30, 45 and 60 kg N/ha) and a sub factor of three sowing spacings (40 cm x 8 cm, 40 cm x 10 cm and 40 cm x 12 cm) The second experiment included a main factor of four doses of potassium fertilizer (60, 90,

120 and 150 kg K2O/ha) and a sub factor of three doses of phosphorus fertilizer (40, 60,

80 kg P2Os/ha) Planting distance and nitrogen fertilizer amount which applied in the second experiment were selected from the best results of the first experiment Growth parameters, yield components and yield were collected and statistically analyzed.

The results of the first experiment showed that at the level of nitrogen fertilizer

application of 60 kg N/ha, vegetable soybean plants grew well in terms of height, SPAD reading, dry weight of plant and number of pods on the plant In terms of sowing distance, these parameters of vegetable soybean including SPAD reading, the number of flowers per plant at the sowing distance of 40 cm x 12 cm were greater than others sowing distance However, in the treatment of planting distance of 40 cm x 8 cm combined with applying 60 kg N/ha, vegetable soybeans gave the highest yield, obtaining 4.7 ton/ha The results of the second experiment showed that the doses of phosphorus and potassium fertilizers did not significantly affect the growth parameters such as plant height, number

of leaves per plant, chlorophyll index, total number of flowers, total number of nodules,

pods setting rate However, the dose of potassium fertilizer had a significant effect on the leaf area index and dry biomass, the greatest height when applying 120 kg K2O/ha In

Trang 9

terms of yield, the doses of phosphorus and potassium fertilizers had an effect on individual yield, potential yield and actual yield When applying 40 kg P2Os/ha combined

with 120 kg K2O/ha on the base of 60 kg N/ha at the planting distance of 40 cm x 8 cm,

vegetable soybean plants archived the highest yield, reaching 11.3 ton/ha, and the profit

reached 158,490,000 VND/ha and the profit margin was 2.3 times.

Trang 10

MỤC LỤC

LY LICH CÁ NHÂN - 2-52 SES2ES2E22EE2E2E1212121111111111111111111111 22221 1g i[CS ivT1 | ea vTÓM 6 en viSUMMARY 22 S22 21 212221221221122122112112111211211111211112111121121111211212121 22c re vii

DANH SÁCH CHỮ VIET TẮTT 2+ ©2252222522121132212112215111211011201 101 Xe xiiTRANH GẤT TRY ii 1.1 | ee xiiiDANH SÁCH CÁC HÌNH 2-52 221221222122121122121121122112112112112112121 21 0 XV

MO ĐẦU -2- 52222 2222122122122121121121121121121121111112112111111111121112112112112121 212 eo |

TC LÍ ca eesreeesesretrEirtrioogtiogtttygtoiogitssavodonggffdtudieyeagsrel 1WINGO Gl CU eco seers eee ere ee eee aerate eieneiee eis 2

PV VIAN UM att xa Serta este ii ec me iT Sc ea rcs 2 Phạm vITEHIEH CU sseeeergbeesibitisie cassaesanessneeanceusiny eo enesunennesstensnesaneneensuemmaseaneeseneveavenuncenees 2

Chương TÙNG DUAN WRT ceescsecasccenseonsnsscsonensccuneonenaorincxesonenscumensemmennaeenente 3

1.1 Giới thiệu về BY Ga TAN TẾ ¿z6 cs6 6s nhiEt Gọi G8502409585534054801Q1461x681043135.12215:GR23%40038355:231.2 Đặc điểm thực vật học SN 41011931101081SSSSS cố ca a acc 41.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây đậu nành rau -2222 52555552 71.3.1 Kini hau thon 177 7

a 7

133 Sâu: bệnh hai Và GỖ dat secs ecseesrnemperararencnanmarcaeranwensnmeennmrncmeres /1.4 Giá trị dinh đưỡng và kinh tế của cây đậu nành rau 2: 52222222+22+z£zzz+sze2 71.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây đậu nảnh - 2 22 ©sz22++zxzs+2 81.6 Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành 10

17 Nimci đình dưỡng cũa cũ rsh nts uasssaanaesuiiioidioskbigtuiaabsida649/0040080140sãag9.0đ 111.8 Ảnh hưởng của phân đạm, lân va kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây

C11 RA rr i rem eee i i i esc cr errr il PT 13

Trang 11

TL 550, ETATT 3T :-:sszsesseecoisudbsoosdiisit-ozui.dangsiktaanatdirkdkidbolriookitioBlaoaeusdEdiagastiusokisngdcoilsfUk3nuig-0giimussli3,rascb 15

6 0 8 16

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 19

2.1 NGI Gung ng ici CU s6szx2xxáxsxcv1655611055615335XEES0G183Đ4S08AESH23g38235584384304X683320608⁄44A3ES.BL43585560 3820038 192.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2-2+©22+22+2E+2EE2EE+2EE22E2E1222222221 2 cv 192.3.1 Điều kiện thời tiẾt - 2-5 SsSSSEE221E21221212121111111111111111111 121cc 19

2.3.2 Điều kiện đất đai khu thí nghiệm -2- 2¿©2222E22EE22EE222122712271222122212222 22.2 20

P A8 0i j0 Cue e 21 2.5 Phuong phap nph†iện CU cesses sccsencnn say nsmnasupsenuenapatiesnaenasessasensneusswencedsacemabmeneuneemees 212.5.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng va lượng phân đạm đến sinhtrưởng và năng suất của đậu nành rau trên nền đất xám tại Binh Dương 212.5.2 Thí nghiệm 2: Anh hưởng của lượng phân lân va kali đến sinh trưởng va năng suất

của đậu nành rau trồng trên nền đất xám tại Bình DVO ccewn une eae ea 282.6 Phương pháp xử lý số liệu -:- 22 22222222+2EE222E22E122211221127112212271211 22122 tre 29Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -5 <s©csces+rereerrerrserrerrsee 30

3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất

CAS 113 HT HT ccs ngưnnggonBhngiaBtitSSGiS8NGESG18S0:05842020000148ã4015Si43ĐNHEMERDR3GEAIGSSiS303088q0828q0Ag s2ss2

Sl Chiên ong thấn chí ety tiene FHnauassasgrstoaodietgvagitddoi0E3EGS4GG.NGE000i6A3i2i06836040 303.1.2 Số lá cây đậu nành rau - 2-2 ©2++22++2E+2EE+2EE1221122112711271127112711211121122 2 re 323.1.3 Số cành cấp 1 trên cây đậu nành rau 2- 22522+2sezszzsrzszrsersresere- 33.1.4 Chi số điệp lục tố và chỉ số điện tích lá cây đậu nành rau -2-2552- 343.1.5 Khả năng tích lũy chất khô của cây đậu nành rau -2©5s55sc5cscs s -3/73.1.6 Số hoa và tỉ lệ đậu trái trên cấy: đấu:nlnnh:T8H;¿sssszssssszszsssosssssl4256066<00580468<40.0388608usÒ2173.1.8 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm đến nốt san trên cây đậuAAR ASA reser gp esa cst SR Tiles ans Tnm eon vs Spe STO rs Fac OR aE 393.1.9 Anh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phan dam đến tỷ lệ sâu, bệnh hại trên

GA YiAUTHDTITTWDSSEDEEGEDEEEEEDEEEEDEOHEROHEDDHEEODHEREEHGONEEDSGEiBtlritrirarrronu 40

3.1.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất cây đậu nảnh rau - 2 22©22222+222EE221221271211221211211221211211 21 2E ee 433.1.10.1 Các yếu tố cau thành năng suất cây đậu nành rau -2222 22552252 433.1.10.2 Năng suất cây đậu nành rau -2- 2 ©2222+22E22E1223221221211221221221 2222 c.e 45

Trang 12

3.1.11 Ước tính hiệu quả kinh tế của cấy CAU Ma AD PAU se ssceesiisebsesdsalrseessasneosf 483.2 Ảnh hưởng của liều lượng phan lân va kali đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nànhï“ 493.2.1 Chiều cao cây đậu nành rau 2 2-5 ©52+2x+2E22EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEeerkerrerrkee 493.2.2 SG 0 1à 8n n ốố ốốố 513.2.3 Số cảnh cấp 1 trên cây đậu nành rau 2: ©22-©2z+2zc2x.cCxecrkerrrerrkerreerree 523.2.4 Chi số điệp lục tố và chỉ số điện tích lá cây đậu nành rau - 2-2252 5522 523.2.5 Sinh khối khô của cây đậu nành rau 2-2 s+2E+ES+EE£EE£EE£EEEEEE2EEEEErkred 553.2.6 Tổng số hoa và tỉ lệ đậu trái cay dau nant T8HLssszsscosezsssssisdtretgigblgiitisgssiit2agcityssge 563.2.7 Ảnh hưởng của liều lượng phan lân va kali đến nét san cây đậu nành 573.2.8 Ảnh hưởng của liều lượng phân lân và kali đến ty lệ sâu hại . a73.2.9 Anh hưởng của liều lượng phân lân va kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và

nang suat cAy n8 01 8 NNN -4 ẢẢ 59

3.2.9.1 Các yếu tố cầu thành năng suất cây đậu nành rau 2-©¿222++2c5zzz+ 593.2.9.2 Năng suất cây đậu nành rau 2 2© 222122E22EE2EE2221221231221271E221221 22 crxe 61

3 3,10 Hiệu guả kinh 16 0 BẪy e2 c1 e1 64KẾT LUẬN VÀ BÉ NGHĨ san randoieidiitotngiigtgo80000003G00600i8800s021.88g88 66TẬIT:IU THES EAU caguaaraensnrsdnnrnoinoinogrttogrEEGISIEREIGRPRIGSSGGSSIRDSDGSSUANGEEEGSE808N/ 67

30080090205 ÔỎ 71

Trang 13

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

BNN&Ằ&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

USDA : United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Ky)

Trang 14

DANH SÁCH CAC BANG

Bảng Trang

Bang 1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành 9Bang 2.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm tại Huyện Phú Giáo 19Bang 2.2 Đặc điểm lý hoá tinh của khu đất thí nghiệm 2525522525522: 20Bang 3.1 Chiều cao cây (cm) đậu nành rau qua các thời điểm theo dõi - oulBang 3.2 Số lá cây (lá/cây) cua đậu nành rau tại các thời điểm theo dõi 33Bảng 3.3 Số cành cấp 1 (cành/cây) đậu nành rau tại thời điểm 50 NSG 34Bảng 3.4 Chỉ số diệp lục tố của cây đậu nành rau tại các thời điểm theo dõi 3 5Bảng 3.5 Chỉ số diện tích lá của cây đậu nành rau tai thời điểm 45 NSG 36Bảng 3.6 Khả năng tích lũy chất khô (g/cây) của đậu nành rau tại thời điểm 45 NSG 37Bảng 3.7 Số hoa trên cây tại thời điểm 40 NSG và tỷ lệ đậu trái của đậu nành rau 38Bang 3.8 Not san và ty lệ nốt san hữu hiệu của đậu nành rau tại thời điểm 45 NSG 39Bảng 3.9 Tỷ lệ sâu hại trên cây đậu nành rau tại các thời điểm theo đõi AlBảng 3.10 Ty lệ bệnh hại trên cây đậu nành rau tại thời điểm 35 NSG 42Bang 3.11 Tổng số qua và số quả chắc trên đậu nành rau tại thời điểm thu hoạch 43Bang 3.12 Tỷ lệ số hạt trong quả trên đậu nành rau -2- 22 2 2222z22z222z+zz+zsz 44Bảng 3.13 Ảnh hưởng của khoảng cách và lượng phân đạm đến năng suất cá thể và năngsuat 6 thi mghiGm NNNngí 46Bang 3.14 Năng suất trên đậu nành rau của các nghiệm thức 2-22 2552 47Bang 3.15 Ước tính hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 2-22 5525525525522 49Bang 3.16 Chiều cao cây (cm) đậu nành rau tại các thời điểm theo dõi 50Bang 3.17 Số lá cây (1lá/cây) của đậu nành rau tại các thời điểm theo đõi 51

Trang 15

Bang 3.18 Số cành cấp 1 trên cây đậu nành rau tại các thời điểm 50 NSG 52

Bang 3.19 Chỉ số diệp lục t6 của lá cây đậu nành rau tại các thời điểm theo đõi 53

Bang 3.20 Chi số điện tích lá của đậu nành rau tai thoi điểm 45 NSG 54

Bang 3.21 Sinh khối khô (g) cua đậu nành rau tại thời điểm 45 NSG 55

Bang 3.22 Tổng số hoa và ty lệ đậu trái của đậu nành rau 2 5z55z255+2 56 Bang 3.23 Nót san của đậu nành rau tại thời điểm 45 NSG -2- 52552552 57 Bảng 3.24 Tỷ lệ (%) sâu hại trên đậu nành rau tại các thời điểm theo dõi 58

Bảng 3.25Tổng số quả (quả/cây) va tổng số quả chắc (quả/cây) trên đậu nanh rau 59

Bảng 3.26 Tỷ lệ số hạt trong quả trên đậu nành rau tại thời điểm thu hoạch 60

Bảng 3.27 Ảnh hưởng lượng phân lân và kali đến năng suất trên đậu nành rau 61

Bảng 3.28 Năng suất thuyết va năng suất thực thu trên đậu nành rau 62

Bang 3.29 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức - 2-22 2222222zz2z+22+z2zz+zzzzxz 64

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2- 22 22 2222EE+2E22EE2EE2EE£EEEEE2Exrzzrzrxeex 35Hình 2.2 Do chiều cao cây đậu nành rau tại thời điểm 50 NSG 24

Hình 2.3 Do chi số điệp lục tố của lá đậu nành rau - 2+ s2s+2E+£E£+E+£Ezzzzzz+zez 24

Hình 2.4 Mẫu lá dùng xác định chỉ SỐ điỆnTĨBH TẾ ssessessesnissensnoaeuroasteusntaegnasksoi 35

Hình 2.5 Hoa trên cây đậu nành £4 ‹s:::-s::cz:zssx2xx6355666606345114555665346365141565161135155 28515166388 38.5E 25

Hình 2.6 Cân trong lượng mẫu khô cây đậu nành rau dé xác định sinh khối khô 26Hinh 2.7 Sơ đỗ bố trí tí ng]Ìiệm 2 can HH2 0 201001010002 28Hình 2.8 Toàn cảnh thí nghiệm 2 tai thời điểm 30 NSG 252 52222222£Ezzzzz2 29Hình 3.1 Chiều cao cây đậu nành rau tại 10, 30 và 50 NSG (trái qua phải) của thí nghiệm

Hình 3.2 Sâu xanh ăn lá hại cây đậu nành rau tại thời điểm 50 NSG ở thí nghiệm 1 41Hình 3.3 Cây đậu nành rau bị nhiễm bệnh khảm mức độ nhẹ tại thời điểm 30 NSG trongPIT A SLCHI Des ssscasscrs execute stem otras ot AO SSB lca Sato 42Hình 3.4 Sâu gây hai lá tại thời điểm 20 NSG của thí nghiệm 2 0.0.00 58Hình 3.5 Quả trên cây đậu nành rau tại thời điểm 60 NSG ở thí nghiệm 2 63

Trang 17

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Đậu nành rau (Glycine max (L.) Merrill) là giống đậu nành được thu hoạch và chếbiến lúc còn tươi như một loại rau, đây nguồn thực phẩm ngày càng phô biến trên thếgiới Tại Việt Nam, những năm gần đây với định hướng chuyên đổi cơ cấu cây trồng đối

với các vùng chuyên canh cây lúa, nông dân đã lựa chọn cây đậu nành rau luân canh với

cây lúa trở nên rat pho biến, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn LộcHiền và ctv., 2010) Việc lựa chọn cây đậu nành rau trong chuyên đổi cây trồng ngoàiviệc mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, còn là một biện pháp tốt để cải tạođất do nhờ có sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn nốt san có khả năng có định nito trongkhông khí làm giàu đạm cho đất Sau mỗi vụ trồng, lượng đạm được cây đậu nành có định

và bô sung vào đất từ 60 - 80 kg N/ha (Ngô Thế Dân và ctv., 1999) Việc nay rất có ýnghĩa đối với những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát nhiều, hàm lượng dinhdưỡng thấp như đất xám Do đó, chọn trồng cây đậu nành rau trong cơ cấu cây trồng chocác vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ là một giải pháp phù hợp nhằm tiết kiệm chi phísản xuất, tăng hiệu quả kinh tế

Huyện Phú Giáo có diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn của tỉnh Bình Dươngvới cơ cau cây trồng rat da dạng từ các loại cây công nghiệp dài ngày đến các loại câyngắn ngày như lương thực va rau màu Phần lớn đất canh tác các loại cây ngắn ngày làđất xám có thành phan cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng nên năng suất cây trồng khá thấp,hiệu quả kinh tế chưa cao Việc lựa chọn cây trồng có khả năng cải tạo đất như cây đậunảnh rau cho những vùng đất này sẽ là một trong những giải pháp phù hợp Vì đậu nànhrau có kha năng có định đạm và sản phẩm quả tươi thu được nhiều dinh dưỡng đáp ứng

nhu cau lựa chọn thực phẩm từ thực vật của người tiêu dùng hiện nay.

Tuy có khả năng cố định đạm, nhưng cây đậu nành cũng cần bón đủ và cân đốidinh dưỡng, đặc biệt là các dinh dưỡng đa lượng cho các giai đoạn phát triển của cây

Trang 18

nhằm mang lại năng suất và chất lượng quả tốt Việc nghiên cứu xác định mức phân bónphù hợp cho sinh trưởng, năng suất của cây đậu nành rau được định hướng lựa chọn trong

cơ cau cây trồng tại vùng đất xám của huyện Phú Giáo là rất cần thiết Ngoài yếu tố đinh

dưỡng, mật độ và khoảng cách trồng cũng có liên quan rất lớn đến sinh trưởng, phát triển,sâu bệnh hại và năng suất của cây đậu nành rau Vì vậy, cùng với việc lựa chọn mức phânbón phù hợp, xác định mật độ, khoảng cách trồng cho cây đậu nành rau là vấn đề cần

được quan tâm.

Xuất phat từ những yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “Anh hưởng của khoảng cách trồng

và lượng phân bón vô cơ đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành rau (Glycine max (L.)Merrill) trồng trên nền đất xám tai Bình Duong” đã được thực hiện

Mục tiêu

Xác định được mật độ trồng và lượng phân bón vô cơ bao gồm dam, lân và kali

phù hợp cho sinh trưởng tốt để đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao trongcanh tác cây đậu nành rau trồng trên nền đất xám tại tỉnh Bình Dương

về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu nành”

- Tổng hợp số liệu xử lý thống kê và đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng

và lượng phân bón tới sinh trưởng và năng suất của cây đậu nành rau

Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài thực hiện trong giai đoạn mùa khô từ tháng 11 năm 2021 đến tháng tháng

4 năm 2022 có lượng mưa thấp

- Chỉ theo dõi các chỉ tiêu bao gồm sinh trưởng và năng suất của đậu nành rau,không theo dõi các chỉ tiêu về hàm lượng dinh dưỡng của quả đậu nành rau

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây đậu nành rau

Đậu nành rau (vegetable soybean) có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill

là một loại đậu nành chuyên dùng làm thực phẩm cho con người ở giai đoạn trái tươi

Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, nó còn mang lại lợi nhuận kinh tế đáng ké Trong suốt

quá trình du nhập đậu nành rau đã trải qua nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau như

ở Châu Âu trong thé ki 17 (Sinclair and Backman, 1989) được gọi với tên Mao dou

(đậu lông), sau đó là Sheng ta tou (đậu nành tươi hoặc đậu nành nguyên) hay là Tau

chang wong (đậu xanh màu vàng) Ở Hàn Quốc người dân gọi là Poot kong hay Sang

kong, còn ở Nhật thì gọi là Edamame.

Đậu nành rau có hạt và quả to hơn so với đậu nành ăn hạt thường Đậu nànhrau có thể được sử dụng cả ở đạng quả non và quả già So với các giống rau thuộc cây

họ đậu khác, đậu nành rau không những có hương vi đặc biệt, gia trị dinh dưỡng cao

mà còn là nguồn thu nhập tốt cho người sản xuất Đậu nành rau là loại đậu nành đượcchế biến làm thực phẩm ăn tươi như một loại rau Cách sử dụng đậu nành rau khônggiống với các loại đậu nành khác, mà được dùng như đậu phộng luộc ăn tươi Quả đậu

nành rau được thu hoạch lúc trái còn xanh vỏ (giai đoạn R6) Ngoài ra, người Nhat

Bản sử dụng đậu nành rau khi uống bia và rượu đã từ lâu (Singleton và ctv., 1983).Chúng có thể được tách bỏ vỏ và được nấu như các loại hạt đậu khác (trộn salad hoặcchiên giòn) hoặc nấu cùng với thịt, nếu được hấp chín thì có giá trị sử dụng với hàmlượng protein thực cao nhất trong số các sản phẩm của đậu nành (Wang và ctv., 1979)

Đậu nành rau là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thé,chúng được xếp vào những loại rau cao cấp (Nguyễn Thị Liên Hương, 2007) Bởi vì trongđậu nanh rau chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protem, chất xơ nhưng hàmlượng tinh bột thấp nên đậu nành rau rất có giá trị cho bệnh nhân tiêu đường Đậu nànhrau là thực phẩm quý cho người ăn chay do giá trị dinh đưỡng cao, cũng giống như đậunành thông thường, đậu nành rau cũng chứa một hàm lượng protein khá lớn có thể được

Trang 20

dùng trong chế biến các sản phẩm chay bổ sung đầy đủ hàm lượng protein nhưng khôngphải sử dụng thịt phù hợp với những người ăn chay và những người bị mắc các bệnh vềtim mach Protein của đậu nành rau chứa đầy đủ các loại acid amin mà con người cần kể

cả các loại acid amin không thay thế Vì vậy chúng còn được dùng dé thay thé cho sữa

bò nếu bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng như canxi được sử dụng cho trẻ em bi diứng với sữa bò hoặc không tiêu thụ được đường lactose.

Đậu nành rau còn là một nguồn được liệu quý với sức khỏe của con người TheoLames W Anderson, dưới tác dụng của các chat amino acid trong đậu nành rau, đặc biệthai chất glycine va arginine có trong khoảng 30 g đậu nành rau mỗi ngày có thé giảm tới12% cholesteron trong cơ thé giảm nguy cơ gây bệnh tim mach và tránh gây tắc nghẽnđộng mạch vành ở những người bị bệnh huyết áp cao Một nghiên cứu khác cho là đậunanh rau làm hạ cholesterol bằng cách làm tăng sự phé thải và làm giảm sự hấp thụ chatbéo này.

Ngoài ra, thân lá đậu nành rau còn có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

hoặc phân xanh bón vào dat dé nâng cao độ phì nhiêu của đất Các nốt san trên rễ cây

đậu nành rau chứa vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với cây đậu nành tổng hợp

đạm từ khí trời, làm giàu đạm cho đất (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1993) Đậu nành cóthé cô định nitơ một cách sinh học trong khoảng 85 - 154 kg N ha Là một cây họ đậu,đậu nành rau là một loại cây đầu vào thấp, làm giàu đất có thé giúp nông dân giảm thiêu

sâu bệnh và dịch bệnh trong trang trại.

1.2 Đặc điểm thực vật học cây đậu nành rau

Đặc điểm thực vật học của cây trồng là những đặc điểm qua quá trình thíchnghi và chọn lọc tự nhiên của cây trồng được biểu hiện ra bên ngoai mắt thường cóthể quan sát hoặc đo đếm được Tìm hiểu rõ các đặc điểm này sẽ đánh giá được sựthay đổi của cây trồng dưới tác động của khí hậu, môi trường thông qua hình thái củathân, lá và rễ Từ đó bước đầu đánh giá được hiệu quả của các phương pháp nghiêncứu tác động lên cây trồng nói chung và cây đậu nành nói riêng Đậu nành rau có đặcđiểm thực vật học giống như cây đậu nành trồng lấy hạt Theo Trần Văn Điền (2007)đặc điêm thực vật học của đậu nành được mô tả như sau:

Trang 21

Rễ gồm rễ chính và rễ phụ Rễ chính có thé ăn sâu 30-50 cm và có thể trên 1

m Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7

- 8 cm rộng 30 - 40 cm Đối với điều kiện thời tiết hạn, mặn các đặc điểm của rễ ảnhhưởng rat lớn đối với sức chống chịu và khả năng phát triển của cây Khi gặp điềukiện bắt lợi rễ cây phát triển tăng sinh khối rễ theo hai hình thức Thứ nhất rễ cây tăngcường phát triển rễ theo chiều ngang, các rễ phụ được tăng cường phát triển theo chiềungang nhằm tăng diện tích tiếp xúc của rễ với đất nhằm tăng khả năng tìm thấy nguồnnước của cây hoặc tìm đến nơi nước có độ mặn thấp hơn, với phát triển như vậy cổ rễphát triển to hơn bình thường Hướng phát triển thứ hai là rễ cây phát triển theo chiềudọc Tầng rễ mặt gần như không phát triển nhằm tránh tiếp xúc với môi trường khônóng phía trên và giảm tổn thương đến rễ, rễ cây sẽ tập trung phát triển di sâu xuống

dưới dat nhằm tìm nguồn nước và chiêu dài rễ có thé lên đến 120 cm.

Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt san Nốt san ở rễ đậu nành thường tậptrung ở tang đất 0-20 cm, từ 20-30 cm nốt san ít dan và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặckhông có Nốt san đóng vai trò chính trong quá trình có định đạm khí trời cung cấpcho cây Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30 - 60 kg/ha (Nguyễn DanhĐông, 1982) Nốt san có đường kính trung bình 3 — 4 mm, có khi đạt 10 mm Mớihình thành có mau trắng ngà, sau đó biến thành màu hồng nhạt, rồi màu nâu đen, khôteo và rụng di Dưới điều kiện bắt lợi, sự phát triển của nốt san biểu hiện cho kha năngtích lũy, tong hợp dinh dưỡng của cây

Thân cây đậu nành thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ Thânkhi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắccủa thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này Thân có trungbình 14 — 15 lóng, các long ở phía dưới thường ngắn, các long ở phía trên thường dài.Thân cây đậu nành thường cao từ 0,3 m — 1 m Thân có lông tơ nhiều ít dai ngắn, daythưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau Canh mọc từ các đốt trên thân,mọc ở đốt đầu tiên của thân chính mang hai lá mầm, đốt thứ hai lại mang hai lá đơn mọc

đối nhau, ké từ đốt thứ ba trở đi thì mỗi đốt mang một lá kép

Trang 22

Lá được chia làm 3 loại gồm lá mam, lá đơn và lá kép Lá mam mới mọc có mauvàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh Lá đơn: xuấthiện sau khi cây mọc từ 2 — 3 ngày và mọc phía trên lá mầm Lá đơn mọc đối xứng nhau,

lá to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt Lá đơn to xanh đậm biểu hiện củamột giống có khả năng chịu rét Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng khôngbình thường Lá kép có 3 lá chét, có khi 4 — 5 lá chét Lá kép mọc so le, thường có mau

xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ Lá có nhiều

hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưngthường cho năng suất thấp Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho

năng suất cao hơn Các lá nằm cạnh chùm hoa nảo giữ vai trò chủ yếu cung cấp dinh

dưỡng cho chùm hoa ấy Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó

thường bị rụng hoặc lép.

Hoa đậu nành nhỏ, thuộc loại cánh bướm Da phần các giống có hoa màu tím

và tím nhạt Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân Hoa mọc thành từng chùm,

mỗi chùm có từ 1 — 10 hoa và thường có 3 — 5 hoa Hoa đậu nành thuộc loại hoa lưỡng

tính đồng chu trong hoa có nhị và nhụy, mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị

và 1 nhụy Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phan xảy

ra vào sáng ngay hôm sau lúc 8 — 9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toan.Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn buổi sáng hoa

nở và buổi chiều hoa tàn Hoa đậu nành thường thụ phan trước khi hoa nở và là cây

tự thụ phan, tỷ lệ giao phan rất thấp chiếm trung bình 0,5 — 1%

Số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thê đạt tới 400 quảtrên một cây Trung bình một quả có từ 2 đến 3 hạt Quả đậu nành thang hoặc hơicong, có chiều đài từ 2 tới 7 em hoặc hơn Quả khi chín có màu sắc biến động từ vàngtrắng tới vàng sam, nâu hoặc đen Lúc quả non có màu xanh nhiều lông (có khả năngquang hợp do có diệp lục) khi chín có màu nâu.

Hạt có nhiều hình dạng khác nhau từ hình tròn, hình bầu dục, tròn đẹt Giốnghạt màu vàng có giá trị thương phâm cao Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống, khốilượng một nghìn hạt thay đổi từ 20 — 400 g trung bình từ 100 — 200 g

Trang 23

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng cây đậu nành rau

1.3.1 Khí hậu thời tiết

- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến chu kỳ sinh trưởng của đậu nành TheoPham Văn Thiéu (2002), cây đậu nành có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịurét, nêu trồng trong điều kiện nhiệt độ thấp thì thời gian sinh trưởng của cây sẽ kéo dảihơn, trong giai đoạn cây tích lũy chất khô mà gặp nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến sựchín của quả, và chất lượng không được tốt (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2003)

- Ánh sáng: Với cây đậu nành thì ánh sáng không chỉ là yếu tố quyết định quanghợp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động có định đạm của các nét san, nên sẽ ảnh hưởng đến

sản lượng chất khô và năng suất thu hoạch (Phạm Văn Thiéu, 2002) Dau nanh rất cần

ánh sáng nhưng không cần ánh sáng gắt, cần nhất ở thời kỳ ra hoa kết trái

- Lượng mưa và 4m độ: Cây đậu nành thích hợp với vùng có nhiệt độ tương đối

cao, nhưng lại là cây chịu hạn kém Tuy vậy, đậu nành cũng không thích nghi được với vùng có lượng mưa quá cao, mùa mưa kéo dài, lượng nước mưa trong năm đòi hỏi chỉ ở

mức độ 700mm và âm độ đất 50% (Việt Chương và Nguyễn Việt Thái, 2003)

1.3.2 Dat trồng

Đậu nành không kén đất, có thé trồng đậu nành trên nhiều loại đất khác nhau: dat

đỏ, đất xám, đất phù sa và đất trồng cát Nhưng phải có một yêu cầu là đất phải có thành

phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và độ pH trung tính

1.3.3 Sầu bệnh hại và cỏ đại

Đậu nành ít có khả năng chông chịu được cỏ dại và sâu bệnh, do đó cân có biệnpháp diệt cỏ dại và chống sâu bệnh tốt đề đậu phát triển tốt, cho năng suất cao

Một sô sâu bệnh hại đậu nành như: sâu cuôn lá, sâu đục trai, sâu xanh, bệnh đôm

lá, bệnh gi sắt và bệnh khám

1.4 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây đậu nành rau

Cây đậu nành rau thuộc họ đậu (Fabacceae), là một trong số những cây trồng cógiá trị định dưỡng cao và được coi là loại thực phẩm rau an toàn, được ưa chuộng ở nhiều

Trang 24

nước trên thế giới Dinh dưỡng trong hạt đậu nành rau rất cao ở cả 2 dạng, hạt non và hạtkhô Trong 100g hạt non có 11,4 g protein; 6,6 g lipid; 7,4 g hydratcarbon; 15,6 g chất

xơ dé tiêu; 70 mg canxi; 140 mg photpho; 140 mg kali; 100 mg vitamin A; 27 g vitamin

C Ngoài ra con có các khoáng chất và vitamin khác như sắt, natri, vitamin B1, B2 và B3(Masuda, 1991) Trong hạt khô có hơn 40% protein, khoảng 20% lipid, 33%carbohydrates, 6% chất xo va 5% tro tính trên một đơn vị khối lượng hạt khô(Shamugasundaram, 1996).

Tại Việt Nam, đậu nành rau là cây trồng tương đối còn mới, cây có thời gian sinhtrưởng ngắn từ 65 — 70 ngày nhưng có giá trị kinh tế cao Năng suất trung bình có thê đạt

8 -12 tấn quả tuoi/ha, mang lại thu nhập khoảng 60 - 90 triệu đồng/ha/vụ Sản xuất đậunảnh rau thương phẩm ở Việt Nam mới phát triển trong một số năm gan đây nên kỹ thuậtthâm canh còn hạn chế Đồng thời với việc xác định được bộ giống đậu nành rau thíchhợp cho các vùng sản xuất cần phải có các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý

Tai Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trongnhững năm gần đây trên đất nền lúa, mía bằng cây đậu nành rau đã góp phần tăng thu

nhập cho người nông dân Với ưu điểm là cây ngắn ngày, dễ trồng và được Công ty cổ

phan thực phâm rau quả An Giang bao tiêu thu mua sản phẩm nên diện tích ngày được

mở rộng ra các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Tiền Giang Tuynhiên với quy mô diện tích trồng còn nhỏ lẻ của các nông hộ Việc tiêu thụ va phát triểncây đậu nành rau còn phụ thuộc vào đơn vị thu mua Ngoài ra, để giảm giá thành trongsản xuất, người trồng cũng mong muốn được hướng dẫn chỉ tiết về kỹ thuật trồng, ápdụng cơ giới hóa vào khâu xuống giống và thu hoạch, vì hiện nay có hộ phải thuê nhâncông thu hoạch nên tốn chỉ phí cao

1.5 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây đậu nành

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng quyết định rất nhiều đến khả năng tích lũy đinh

dưỡng và ra hoa của cây Giai đoạn này nếu chịu ảnh hưởng bat lợi của thời tiết sẽ làm

cho quá trình ra hoa chịu nhiều tác động, dẫn đến giảm năng suất Thiếu nước trong quá

trình sinh trưởng sinh dưỡng làm giảm sự tăng trưởng thân lá, ảnh hưởng quá trình ra hoa

và năng suất hạt (Boyer và ctv., 1980) Giai đoạn quan trọng nhất của cây đậu nành đối

Trang 25

với sự thiếu dinh dưỡng là giai đoạn phát triển thân lá, ra hoa và các giai đoạn sau khi rahoa (Doorenbos và Kassam, 1979) Fouroud và ctv (1993) cho biết, đậu nành man cảmvới sự thiếu dinh dưỡng nhất vào thời kỳ bắt đầu ra hoa R1 đến thời kỳ bắt đầu làm hạtR5 (Bang 1.1).

Bang 1.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phat triển của cây đậu nành

Giai ' Thoi gian

Dac diém hinh thai ; doan (ngay)

VE Moc mam 10

- Được tinh từ khi nảy mầm khi hai lá đơn đầu tiên mở hoàn toan :

Lá mâm có nhiệm vụ cung câp dinh dưỡng cho cây.

Được tính từ khi cây có lá thật đầu tiên (lá kép) xuất hiện và mở

VI 5

hoan toan.

- Khi cây có 2 lá kép Lúc này, bộ rễ đã bắt đầu xuất hiện nét san :

do vi khuân cô định N.

ee Khi cây có 3 — 5 lá kép Trong các giai đoạn từ VE — V5, mỗi giai s

đoạn cách nhau từ 3 — 5 ngày.

RI Được tính từ khi cây có hoa nở ở bat kỳ vi trí nào trên cây 3

Bo fia nở rộ, được tinh khi 1 — 2 đốt trên ngọn (tính từ trên ngọn if

xuong).

BS Giai dam oa trai dai 04 — 0,5 cm Cây bi stress trong R3 sẽ ảnh 6

hưởng đến sô trai/cay, sô hạt/trái và trọng lượng hat.

R4 Ratráirộ 9

RŠ Thời kì làm hạt 15

Be Đạt kích thược hạt tối da Cây tích lũy chat khô vào hạt Cuối giai T

đoạn này hạt đạt trọng lượng tối đa.

(Naeve, 2011) Thời gian sinh trưởng của đậu nành được chia làm hai giai đoạn sinh trưởng riêngbiệt Đầu tiên là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (Vegetative stages, V) bắt đầu từ lúcmọc mam (VE) kết thúc khi cây bắt đầu ra hoa (R1) Giai đoạn thứ hai là sinh trưởng sinhthực (Reproductive stages, R) bắt đầu từ lúc ra hoa (R1) đến khi hat đạt kích thước tối daR6.

Theo Meckel (1984) cho rằng thiếu dinh dưỡng và nước có thể rút ngắn giai đoạnlàm hạt và dẫn đến giảm năng suất Dogan và ctv (2007) thực hiện thí nghiệm đồng ruộngkiểm soát tưới và đinh dưỡng vào các thời kỳ bat đầu ra hoa và ra hoa rộ (R1 - R2), thời

Trang 26

kỳ làm quả (R3), thời kỳ làm hạt (R5) và thời kỳ vào chắc (R6) kết luận rằng điều kiệnbat lợi về thiếu nước và các dinh đưỡng đa lượng ở các giai đoạn sinh thực đều làm giảmnăng suất đáng ké, đặc biệt ở giai đoạn làm hạt (R5) và giai đoạn vào chắc (R6) Dựavào số lá, sự ra hoa, phát triển của quả, hình thành hạt mà thời gian sinh trưởng của câyđậu nành được chia thành nhiều giai đoạn (Bảng 1.1) Mỗi giai đoạn có thời gian sinh

trưởng khác nhau nhưng có thé thay đôi tùy vào giống và tác động của môi trường

1.6 Ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành

Trong sản xuất cây trồng bên cạnh yếu tố giống thì biện pháp canh tác đóng vaitrò rất quan trọng trong tăng năng suất và sản lượng cây trồng Đề xác định mật độ vàkhoảng cách trồng cần tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của các giống đậu nành như thờigian sinh trưởng, hình thái của cây, tùy thuộc vào lượng dinh dưỡng trong đất, phươngthức trồng trọt cũng như mùa vụ Mật độ và khoảng cách trồng là yếu tố ảnh hưởng nhiềunhất đến năng suất Giải quyết tốt vấn đề mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ giữa sinhtrưởng và phát triển của cá thé với quan thé Lam sao cho quan thé cây đậu nành khaithác tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước, dinh

dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích Do đó, cần

phải xác định được mật độ phù hợp với điều kiện sinh thái, thé nhưỡng của từng vùng

Ngoài ra, mật độ trồng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng, phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống Nhìn chung, các giống khác nhau phảnứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăngcòn tăng quá năng suất giảm xuống Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan

hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độquá thì năng suất lại giảm

Sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu nành phụ thuộc vào cả hai yếu

tố giống và môi trường (Edwards and Purcell, 2005; Edwards, 2005), trong đó có khoảngcách trồng Khoảng cách trồng có ảnh hưởng sự đẻ nhánh, dé đạt được số nhánh tối hảodẫn đến cho năng suất hạt đậu nành tối đa (Pedersen, 2008) Tuy nhiên, sự đáp ứng tùythuộc vào nhiều yếu tố khác như mùa vụ và đất đai Mật độ và khoảng cách gieo trồng cóảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng và nước của cây đậu nành Trồng

Trang 27

quá day cây bị che rợp, cây vươn cao dé bị dé ngã, sâu bệnh phát triển Nhung ưu điểm

đối với việc trồng đậu nành ở trồng dày, mật độ cao là năng suất hạt gia tăng, giảm sự x01

mòn của đất, gia tăng hiệu quả thu hoạch và tán cây che rợp sớm giúp kiểm soát cỏ đại.Nghiên cứu cho thấy năng suất đậu nành có thé dat cao ở các hàng hẹp nếu cây không bị

đồ ngã và kiểm soát cỏ đại tốt Theo Gary and Dale (1997), trong thí nghiệm so sánh

hàng 75 cm đối với hang 30 cm và hàng 90 cm đối với hang 30 cm, nhận thấy các hàng

hẹp cho năng suất cao hơn khoảng cách hàng rộng, lần lượt là 28% và 31% Ở miền BắcDakota, khoảng 60% đậu nành được trồng ở khoảng cách hàng hẹp 38 em hoặc hẹp hơnnếu dat đủ 4m và năng suất thường cao, trung bình 3,5 tan/ha (Gary and Dale, 1997).Theo khuyến cáo của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, đậu nành được trồng khoảngcách là 40 cm x 20 em x 2 - 3 cây/hốc hoặc 40 cm x 10 cm x 2 cây/hốc tùy theo đặc tínhdat, nếu đất nghèo dinh dưỡng thì trồng day (40 em x 10 cm) và giàu dinh dưỡng thì trồngthưa (40 em x 20 cm) Trên nền đất phù sa thịt pha cát tại tỉnh Vĩnh Long, các giốngMTD 517-8 va MTD 878-2 được khuyến cáo gieo ở khoảng cách 30 x 15 cm dé đạt năngsuất tối đa (Nguyễn Phước Dang va ctv., 2016) Đối với đậu nành rau khoảng cách trồngđược khuyến cáo là hàng cách hàng 30-40 em, cây cách cây 10-12 em trên vùng đất phù

sa hai vụ lúa và một vụ đậu tai Đồng bằng sông Cửu Long (Sở NN và PTNT tỉnh TiềnGiang, 2016).

Từ các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy đậu nành thường được trồng vớikhoảng cách hàng 40 cm trên nhiều loại đất khác nhau Nhưng khoảng cách giữa cây vớicây trên hàng có nhiều biến động từ 10 — 20 cm tuỳ theo đặc điểm của đất Dat tại nơi dựkiến nghiên cứu có thành phan cơ giới nhẹ, ty lệ cát chiếm phan lớn và rất nghèo dinhdưỡng nên các khoảng cach cây được chọn hẹp hơn từ 8 — 12 cm.

1.7 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu nành

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sinh trưởng, pháttriển, khả năng chống chịu và tạo năng suất của cây nành Trong quá trình sinh trưởng,

phát triển cây đậu nành cần nhiều yếu tố đinh dưỡng cả đa lượng, vi lượng Trong đó

đóng vai trò quyết định là các yêu tố đinh dưỡng đa lượng Các loại dinh dưỡng đa lượng

gồm N, P, K đều cần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây Dam là nguyên tô tham

Trang 28

gia vào thành phan chính của chlorophyll, protein, các axit amin, các enzyme và nhiềuloại vitamin trong cây Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hìnhthành các bộ phận mới của cây, tham gia vào thành phần các enzyme, protein, tham giavào quá trình tổng hợp các axit amin Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyền hoá nănglượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây (Nguyễn Như Hà, 2006).

Bon phân cho cây đậu nành với mục đích bé sung thêm các chất dinh dưỡng ma

đất bị thiếu hụt cho cây cần căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm hút dinh dưỡng của cây đậu

nành Đây là căn cứ quan trọng nhất vì mỗi loại cây trồng có đặc điểm hấp thu chất dinhdưỡng, việc bón phân bổ sung phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây có như vậymới nâng cao hiệu qua phân bón, giảm giá thành sản phẩm và trồng đậu nành đạt năngsuất cao Thứ hai là phải căn cứ vào đặc điểm đất, các loại đất khác nhau có khả năngcung cấp dinh dưỡng khác nhau Cần phải căn cứ các chỉ tiêu hóa tính của đất đề định rachế độ bón phân cụ thể loại phân bón và liều lượng bón Thứ ba là phải căn cứ vào giống

và tình hình thời tiết mùa vụ cụ thể

Cây đậu nành thuộc họ cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khácnhau như đất đỏ, đất xám, đất phù sa, đất giồng cát Nhung dé trồng cây đậu nành có hiệuquả thì đất phải có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, thích hợp trên đất trung tính

pH từ 6,5 —7,2 Đậu nành là cây có thé cố định đạm từ khí trời do đó nhu cầu đạm tươngđối thấp Tuy nhiên cây đậu nành vẫn cần cung cấp đạm từ phân bón và đất

Lân là nguyên tố quan trọng trong thành phan các chất dinh dưỡng của đậu nành.Lân có tác dụng xúc tiến bộ rễ phát triển và hình thành nốt san, các cơ quan sinh san, hoaquả hạt, vì vậy lân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây đậu nành Lân còn ảnh hưởng

rõ rệt đến các yếu tô cầu thành năng suất, làm tăng số quả, số hạt, tỷ lệ hạt chắc và trọnglượng hạt Lân tham gia vào thành phan nucleotit, axit nucleic, nucleoprotit, photpholipit.Lân có mặt trong thành phần hệ thống men có ý nghĩa trong trao đổi gluxit, sự có địnhđạm tổng hợp protit, lipit và chuyền hóa năng lượng trong quá trình quang hợp và hô hap

Đồng thời lân cũng ảnh hưởng tốt tới hàm lượng protein trong hạt, tăng khả năng chống

chịu hạn và sâu bệnh hại cho đậu nành.

Trang 29

Phân tích về lượng dinh dưỡng để tạo năng suất một tấn hạt đậu nành, lượng phânbón đa lượng cần đáp ứng khá cao từ 77 - 92 kg N, 14 - 17 kg P2O5 và 33 - 39 kg K2O(Ngô Thế Dân, 1997) Như vay, nếu năng suất đậu nành dat 3 tan/ha thì riêng lượng phânđạm cây cần đã khoảng 240 kg N/ha Tuy nhiên, trong quy trình bón phân cho đậu nành

ở một số nước lượng phân đạm chưa được quan tâm, trong khi lân và kali được xem nhưcác loại phân chủ lực (Lê Xuân Đính, 2006).

Khi nghiên cứu về phân bón cho đậu nành, Vũ Đình Chính (1998) cho rằng bónkết hợp N và P trên đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40

kg N/ha làm tăng số lượng nốt san, số quả chắc/cây và năng suất hạt Cũng theo tác giảnày, trong điều kiện vụ hè trên đất bạc màu Bắc Giang bón cho giống đậu nành thích hợpnhất là 20 kg N + 90 kg PzOs + 90 kg KạO Theo Trần Danh Thìn (2001) đã chỉ ra rằng

đối với đất đồi chua nghèo dinh dưỡng, bón với lượng phân cao (100 kg N+100 đến150

kg P,O; + 50 kg KạO + 800 kg vôi/ha) sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế của đậu nànhcao Theo Tran Thị Trường và Tran Thanh Binh (2005), tỷ lệ sử dụng phân dam, lân, kalithích hợp cho đậu nành là 1: 2: 2 với liều lượng 30 kg N + 60 kg P,O; + 60 kg KạO trên

một ha.

1.8 Ảnh hưởng của phân đạm, lân và kali đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng

cây đậu nành

1.8.1 Phân đạm

Mặc dù nhu cầu bón đạm cho cây đậu nành thấp nhưng bổ sung thêm đạm cho cây

sẽ làm cho cây phát triển mạnh mẽ, làm tăng tỷ lệ đạm trong hạt và tăng hàm lượng

protein Muốn tăng năng suất cây đậu nành thì việc sử dụng đạm có định từ khí trời là

không đủ nên việc bón thêm đạm ảnh hưởng rat lớn việc tăng năng suất cây đậu nành.Bon đạm thúc day quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành,

ra lá nhiêu, cân cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.

Theo Imasande (1992), cây đậu nành nếu thiếu đạm ở giai đoạn ra hoa thì quả và

lá sẽ bị rụng sớm đo đạm trong lá được di chuyên về cho phát triển hạt Nghiên cứu củaWanatabe va ctv (1986) cho rằng dé đạt được năng suất hat đậu nành 3 tan/ha cần bón

60 kg/ha Theo kết quả nghiên cứu của Svetlana Baleševié-Tubic va ctv (2011), việc tăng

Trang 30

mức bón N đã làm giảm sự cố định đạm của đậu tương, lượng bón đạm tăng 1 kg thìlượng đạm đo có định từ không khí giảm 1,72 kg Theo Nguyễn Văn Bộ (2001), nêu bónriêng rẽ đạm chi tăng thêm 1,4 tạ/ha, trong khi đó cũng bón lượng đạm như vậy trên nền

có bón lân lại cho năng suất tăng 2,3 tạ/ha và 3,1 tạ/ha trên nền có bón kali và 5,4 tạ/ha

trên nên bón cả lân va kali.

Đa số nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đối với sản xuất đậu nành được tiến

hành ở độ sâu đất 15 — 30 cm, đây cũng là vùng rễ có nhiều nốt san nhất Harper vaCooper (1971) công bé phân N ở nồng độ 150 mg/kg dưới 30 cm không có tác dụng kìmhãm sự hình thành nốt san (Ngô Thế Dân, 1999)

Thí nghiệm trên giống đậu nành rau AGS398 kết luận rằng các mức phân bónNPK khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất hạt, khi không bón NPK năng suất cây đạtrất thấp (1,22 - 1,34 tắn/ha) còn ở các công thức bón phân NPK đạt năng suất hạt khá cao(2 tân/ha) (Nguyễn Thị Liên Hương và ctv., 2015)

Theo các tác giả Trần Thị Trường và ctv (2011) tỷ lệ sử dụng phân đạm, lân, kalithích hợp nhất cho đậu nành là 1: 2: 2 Tác giả Vũ Đình Chính (1998) xác định bón kếthợp N, P trên đất bạc màu nghèo đinh đưỡng với mức 90kg P2Os/ha trên nền 40kg N/ha

làm tăng sô lượng not sân, sô quả chăc/cây và năng suât hạt.

Theo Trần Văn Điền (2007), nhiều nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo

có ảnh hưởng xấu tới quá trình có định đạm, số nốt san trên cây đậu tỷ lệ nghịch với tỷ lệphân dam ở lúc gieo, nêu phân đạm bón 56 kg/ha, số nốt san trên cây bị giảm, nhưng nếubón 112 kg/ha ở giai đoạn cây ra hoa số nốt san không bị ảnh hưởng Phản ứng của đậunành đối với phân đạm có liên quan với lượng NO3~ dư thừa trong vùng rễ, khi NOs~ dưthừa trong vùng rễ thấp, phân đạm đã tăng năng suất đậu, đa số những nghiên cứu về ảnhhưởng của phân đạm đối với sản xuất đậu nành được tiến hành ở độ sâu đất 15 — 30 cm,đây cũng là vùng rễ có nhiều nốt san nhất

Đậu nành rau cũng được báo cáo rằng chỉ số diện tích lá (LAI) tăng cùng với việc

gia tăng của liều lượng bón phân đạm Theo Lê Đình Sơn (1988) thì cho rằng lân, đạm

có tác dụng thúc day lẫn nhau trong việc làm tăng số cảnh mang qua và số quả trên cây.Một thí nghiệm thực địa đã được thực hiện ở miền bắc Thái Lan đề đánh giá tác động của

Trang 31

sáu chiến lược quản lý phân bón N khác nhau đối với sự phát triển của cây trồng và năngsuất đậu quả Thử nghiệm đã chứng minh rằng bón phân N với liều lượng thích hợp cóthé cải thiện cả sự phát trién của cây trông và năng suat vỏ quả.

Nghiên cứu trên giống đậu nành DT84, tác giả Ngô Thế Dân (1999) đã nghiên cứu

ảnh hưởng của kỹ thuật gieo không làm đất và lượng phân đạm bón đến năng suất đậu

nành vụ Đông được tiến hành tại Gia Bình, Bắc Ninh Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm,thí nghiệm 1 nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật gieo không làm đất trong trồng đậu nành

vụ Đông và thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hướng của lượng phân đạm bón đến sinh trưởng,phát triển và năng suất của đậu nành vụ Đông trồng theo phương pháp gieo thắng, các thínghiệm được tiến hành trong 2 vụ Đông năm 2013, vụ Đông 2014 Thí nghiệm 2 gồm 5công thức với các mức bón đạm khác nhau lần lượt 20, 40, 60, 80, 100 kg N/ha trên nềnphân chuông, lân, kali như nhau Kết qua theo dõi cho thay năng suất thực thu của giốngDT84 và lượng dam bón có tương quan rất chặt hệ số tương quan r lần lượt là 0,89; 0,86

và 0,92 Lượng đạm bón tăng thì năng suất suất tăng và khi bón qua ngưỡng 64,1 kg N/hathì năng suất có xu hướng giảm dan khi lượng dam bón tiếp tục tăng Ở vụ Đông 2014

và trong vụ Đông 2013 là 64 kg N/ha Nếu tính trung bình cả hai vụ thì năng suất thựcthu tối ưu đạt 1,44 tan/ha khi lượng đạm bón là 72,5 kg N/ha, từ đó Nguyễn Xuân Dũng

và ctv (2016) có kết luận mức phân đạm sử dụng trong sản xuất đậu nành theo công nghệgieo thang của giống đậu nành DT84 vụ Đông là 64 — 70 kg N/ha (Tap chí khoa học Nôngnghiệp Việt Nam, 2016).

1.8.2 Phân lần

Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng,tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đồ ngã, đồng thời tăng khả năng cố định đạmcủa vi khuẩn nót san Nghiên cứu liều lượng bón phân tại vùng Queensland ở Australia(Dikson và ctv., 1987) đã xác định năng suất đậu nành tăng lên đáng kể khi được bón lân,

sự mẫn cảm của đậu nành đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm lượngchất hữu cơ và thành phần cơ giới đất

Sự hấp thu phân lân và phản ứng với phân lân cũng bị ảnh hưởng bởi độ am dat

Ở điều kiện thiếu nước, sự hút lân của cây giảm Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng

Trang 32

của yếu tố này tới sinh trưởng của đậu nành khá rõ ràng Phân lân đóng vai trò quan trọng

đối với phát triển của nốt san ở cây đậu nành (Tran Văn Điền, 2007) Các thí nghiệm

trong chậu cho thấu nót san hình thành tối đa ở mức P2O5 bón 400 — 500 mg/kg, với hoạt

tính tối đa của nốt san, nó yêu cầu lân còn cao hơn Tuy nhiên, bón nhiều lân cũng gây ranhiều van đề Sự hap thu lân và phản ứng đối với phân lân cũng bị anh hưởng bởi độ âm

đất Ở điều kiện thiếu nước, sự hút lân của cây giảm Sau khi tưới cho cây đã bị khô dàihạn, cây sẽ hút lân ở tỷ lệ cao hơn so với cây được tưới nước thích hợp (Trần Văn Điền,

2007) Theo Lê Đình Sơn (1988) cho rằng lân và đạm có tác dụng thúc đây lẫn nhau trongviệc làm tăng sô cảnh mang quả và sô quả/cây của cây đậu nành.

Nghiên cứu của Vũ Đình Chính và Lê Thị Lý (2011) cho thấy, đậu nành trồng trên

dat phù sa trong đê huyện Vĩnh Tường, tinh Vĩnh Phúc theo công thức 8 tan phân chuồng

+30 kgN + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 300 kg vôi bột trên một hecta cho năng suất và

hiệu quả kinh tế cao nhất Nghiên cứu bón kết hợp N, P, Ca có tác dụng rõ rệt trong việckhắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất (Trần Danh Thìn, 2001) đã giúp nângcao năng suất đậu nành Đối với đất chua nghèo dinh dưỡng bon 100 kg N 150 kg P2O5,

800 kg Ca và 50 kg K2O cho hiệu quả kinh tế cao trong canh tác đậu nành

Kết quả nghiên cứu về liều lượng phân lân trên cây đậu nành rau, Phan Văn Hồng

(2010) cho rằng khi bón 90 kg P2O5/ha trên nền 8 tan phân chuồng hoai mục + 30 kg N

+ 60 kg K2O + 300 kg vôi bột/ha cho tổng số quả 2 và 3 hạt trên cây, khối lượng quả 2

và 3 hạt/cây, năng suất quả xanh thương phẩm thực thu cao nhất, với giống AGS 346 đạt6,65 tan/ha

Theo Vũ Đình Chính (1998) cho rằng việc bón kết hợp N, P trên đất bạc màunghèo dinh dưỡng với mức 90 kg P2O5/ha trên nền 40 kg N/ha làm tăng số lượng nốtsan, số quả chắc/cây và năng suất hat Lân và đạm có tác dụng thúc day nhau trong việclàm tăng các cành cho quả, số quả trên cây (Lê Dinh Sơn, 1988)

Trang 33

lượng K trong đất (Wang và ctv., 2017) Đậu nành rau là cây trồng có khả năng đáp ứngdinh dưỡng Kali mạnh Thiếu Kali không chỉ hạn chế sự hình thành năng suất của đậu

nành rau mà còn làm giảm một số thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như đường (Liu vàctv., 2017).

Đậu nành rau khi thu hoạch lay di một khối lượng lớn kali từ đất Hàm lượng kali

trong lá, đỉnh sinh trưởng và hạt tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ phân kali được bón Cũng như

phân lân, kali rất cần cho sự phát triển của nốt san Theo De Mooy và Pesek (1966), từkết quả thí nghiệm trong chau, sự hình thành nốt san tối đa khi bon kali ở lượng 600 —

800 mg/kg.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Anh (2013) cho thay rang liều lượng kali bón khácnhau có ảnh hưởng rõ rệt đến quả trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu nànhDT08 Khi bón 90 kg K20 trên nền phân bón 01 tan phân vi sinh Sông Gianh + 30 kg N

+ 90 kg PzOs cho một hecta, năng suất của giống cao nhất, đạt 10,8 tan/ha.

Kali có vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm, chuyền hoá glucide, cân bằngnước, tổng hợp protein, tăng cường tính chống chịu cho cây Theo Ngô Thế Dân, Trần

Đình Long và ctv (1999) ở đất nghèo kali, đất cát, đất tương phản ứng rõ rệt với phân

kali, nhưng đối với các vùng trồng đậu nành thuộc đồng bằng sông Hồng và sông CửuLong do đặc điểm đất ở đây tương đối giàu kali nên hiệu quả bón phân kali ở vùng nàythấp Trên đất bạc màu, tùy theo liều lượng kali và nền phân bón phối hợp, bón kali làmtăng năng suất đậu nành 45 - 136% so với không bón với hiệu suất từ 5,8 - 15 kg đậu/kgKaO Liều lượng kali bón cho đậu nành đề đạt hiệu quả kinh tế cao là 60 - 90 kg KaO/ha.Kali làm tăng hàm lượng protein trong hạt và tăng sản lượng protein Hàm lượng dầu ít

thay đối do bón kali nhưng sản lượng dau lại tăng do năng suất tăng

Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không có lợi từbên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đỗ ngã,tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét Kali làm tăng phẩm chất hạt và góp phần làmtăng năng suất của cây đậu nành Trung bình có khoảng 20 kg K2O trong 1 tan hat đậu.Như vậy, nếu năng suất 2 tan, thì mỗi năm lượng kali mat đi theo hạt sẽ là 40 kg K2O

(Lê Xuân Đính, 2006).

Trang 34

Từ các nghiên cứu về mức phân bón vô cơ được bón cho cây đậu nanh cho thayvới điều kiện đất trồng nghèo dinh dưỡng, có tính chua thì lượng phân lân va kali có xu

hướng bón tăng thêm Đất đai tại khu thí nghiệm khá nghèo dinh dưỡng và pH khá thấp

Vì vậy các mức phân bón được chọn cho các nghiệm thức trong hai thí nghiệm, đặc biệt lân và kali cao hơn so với đôi chứng.

Trang 35

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm hai thí nghiệm có tính kế thừa Kết quả từ thí nghiệm 1 xác định đượckhoảng cách trồng và lượng phân đạm thích hợp cho sinh trưởng và năng suất của cây

đậu nành rau va sử dụng kết quả nay cho thí nghiệm 2, hai thí nghiệm lần lượt như sau:

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến sinh trưởng và năngsuất cây đậu nành rau trồng trên nền đất xám tại Bình Dương

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng phân lân và kali đến sinh trưởng và năng suất câyđậu nành rau trồng trên nền đất xám tại Bình Dương

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong mùa khô tại xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh BìnhDương Thí nghiệm 1 từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022 và thí nghiệm 2 từtháng 2 đến tháng 4 năm 2022

2.3 Điều kiện thời tiết và đất đai trong khu vực thí nghiệm

2.3.1 Điều kiện thời tiết

Điều kiện thời tiết tại khu vực thí nghiệm tại huyện Phú Giáo được ghi nhận trongthời gian thí nghiệm từ Đài khí tượng Thuỷ văn Nam bộ trình bày ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm tại Huyện Phú Giáo

Thể gian - Nhiệt độ CC) Âm độ Lượng Số giờ nắng

Thấp Cao TB (Ay mao) (gid)11/2021 231 352 274 80,2 93,2 154,5

12/2021 187 340 266 69,9 83,4 177,5

02022 202 353 2648 71,1 11,0 238,0

02202 22,0 357 282 68.2 15,6 197,2

032022 233 367 287 71,0 18,7 218,0 04/2022 23,9 361 286 72.4 28,5 209,4

(Đài khí tượng Thuỷ văn Nam bộ, 2022)

Trang 36

Nhìn chung, thời tiết các tháng mùa khô có nhiệt độ trung bình trong khoảng phùhợp cho cây đậu nành rau sinh trưởng và phát triển, ngoại trừ các tháng từ 3 đến 4 cónhiệt độ tối cao khá cao nên có thé ảnh hưởng đến sinh trưởng va phát triển của cây đậunành rau Âm độ không khí phù hợp cho cây đậu nành Do các tháng thí nghiệm trongmùa khô nên lượng mưa khá thấp, nên trong thí nghiệm đã lắp đặt hệ thống tưới dé cungcấp nước cho cây đậu nành, đảm bảo cây không bị thiếu trong suốt thời gian sinh trưởng.

Về số giờ nang trong các tháng tương đối dồi dao phù hợp cho cây đậu nành rau sinhtrưởng và phát triển

2.3.2 Điều kiện đất đai khu thí nghiệm

Đặc tính lý hoá học của khu đất tại khu thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.2.Bảng 2.2 Đặc điểm lý hoá tính của khu đất thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Phương pháp phân tích

(TT công nghệ va Quan ly môi trường và Tai nguyên, DH Nông Lâm TP HCM 2021)

Theo hướng dẫn đánh giá đất của USDA (1960), đất tại khu vực thí nghiệm có sacấu cát pha thịt, đất chua nhiều (Slavich và Petterson, 1993) nên ruộng thí nghiệm đã

được bón thêm vôi Hàm lượng chất hữu cơ nghèo, các chất tổng của dam, lân và kaliđều ở mức nghèo đến rất nghèo (Rayment và Lyons, 2011) Nhằm đảm bảo cho cây đậu

nành rau sinh trưởng và phát triển trong điều kiện đất đai tại khu thí nghiệm, phân hữu

Trang 37

cơ đã được bón tăng cường từ phân bò ủ hoai (10 tan/ha) tăng hàm lượng mun va tạo kết

cau cho đất Đồng thời, các loại phân vô co đã được bón trong thí nghiệm, tăng khả nănghòa tan các chất đinh dưỡng trong đất, tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, từ

đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón đối với cây đậu nành

2.4 Vật liệu nghiên cứu

- Giống đậu nành rau AGS346 do Công ty Ansteco nhập nội từ Đài Loan, đãđược AVRDC chọn lọc từ tổ hợp lai {Ryokkoh x (Shih SHih x SRF 400)} x Emerald,nhập nội về Việt Nam 1995

- Giống đậu nành rau có hoa trắng, vỏ hạt non màu xanh, hạt khô màu vàng xanh

Khả năng chống đồ ngã cao, chống chịu tốt với một số bệnh hại chính như sâu đục quả,sâu cuốn lá, bệnh gi sắt Thời gian thu hoạch qua tươi khoảng 65-80 ngày Giống có tỷ lệ

quả 2-3 hạt đạt 80%, năng suất quả tươi đạt khoảng 8 - 10 tan/ha

- Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm gồm phân bò ủ hoai, urea Phú Mỹ

(46,3% N), K2SO4 (50% KaO, 17% S), lân Long Thanh (16% P20s, 20% CaO, 18%

MgO), và vôi bột (40% CaO).

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm đến sinhtrưởng và năng suất cây đậu nành rau trên nền đất xám tại Bình Dương

2.5.1.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tố được bé trí kiểu lô phụ (Split Plot Design), ba 1an lặp lại.

Yếu tố chính là bốn mức phân dam, ký hiệu từ Nis, N3o, Nas, Noo tương ứng như sau:

Nis: 15 kg Nha

Nao: 30 kg N/ha (ĐC)

Nas: 45 kg N/ha

Noo: 60 kg N/ha

Yếu tố phy là ba khoảng cách trồng tương ứng với ba mật độ cây, ký hiệu Di, Da,

Ds gôm các khoảng cách trông tương ứng với các mật độ như sau:

Trang 38

Dị: 40 cm x 8 cm, tương ứng mật độ cây 3 12.500 cây/ha

Dạ: 40 cm x 10 cm (ĐC), tương ứng mật độ cây 250.000 cây/ha

D3: 40 cm x 12 cm, tương ứng mật độ cây 208.333 cây/ha

LLUL 1 LLL 2 LLL 3

Da Dị D3 Di D3 D2 Di D2 D3

Noo | Nas | Nis Nis | Noo | Noo No | Nas | Nis

Nis | No | Noo Nas | No | Neo Nas Nis Noo

N30 | Noo | Nas Noo | Nas | Nis Noo | Noo | Nas

Nas | Nis | No No | Nis | Nas Nis | Noo | N3o

>

Chiều biến thiên theo hướng dốcHình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1Quy mô thí nghiệm: Số nghiệm thức gồm 4 mức phân đạm x 3 khoảng cách trồng

= 12 nghiệm thức; tổng số ô cơ sở là 36 (12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại) Mỗi ô cơ sở có

diện tích 16,8 m' (4,8 m x 3,5 m) Khoảng cách giữa các 6 thí nghiệm là 0,5 m, khoảng

cách giữa các lần lặp lại là 0,8 m Tổng diện tích thí nghiệm khoảng 700 m2, chưa tínhdiện tích bảo vệ xung quanh thí nghiệm.

Tất cả các nghiệm thức đều bón một lượng phân nền như nhau với lượng tính chomột ha như sau: 10 tấn phân bò ủ hoai + 60 kg PzOs + 90 kg KzO + 1000 kg vôi

2.5.1.2Phương pháp tiến hành

- Làm đất: cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúcgieo khoảng 75-80% độ âm tối đa đồng ruộng

- Bon lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng dam,1/2 lượng kali Toản

bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân hữu cơ.Sau khi bón lót, lắp một lớp đất nhẹ phủ kín phân trước khi gieo hạt nhằm tránh hạt tiếpxúc với phân làm giảm sức nảy mâm.

Trang 39

- Gieo hat với khoảng cách hàng cách hang và khoảng cach cây theo từng nghiệmthức Gieo 01 hạt cho hốc (sau 5 ngày kiểm tra và gieo dam lai).

- Xới vun gốc lần 1: xới nhẹ vào gốc, kết hợp với bón thúc (1/2 lượng dam,1/2lượng kali) khi cây có từ 2 đến 3 lá thật, khoảng 12- 14 NSG

- Xới vun gốc lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 4 đến 5 lá thật, khoảng 20 NSG

- Giữ độ 4m đất thường xuyên khoảng 70-75% độ âm đồng ruộng

- Phòng trừ sâu bệnh từ bước chuẩn bị đất và sử dụng thuốc Confidor 200SL phòngtrừ bọ phan trắng (Bemisia tabaci) khi ở ngưỡng gây hại nhằm kiểm soát và phòng trừ bệnhkham lá do virus SMV (Soybean mosaic Virus).

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng va phát triển như mục 2.5.1.3

- Thu hoạch: Thu lúc quả đậu nành vừa căng tròn, đầy đặn khoảng 65 - 70 NSG.2.5.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Cac chỉ tiêu và phương pháp theo dõi dựa trên QCVN 01-58: 2011/BNN&PTNT

(Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm gia tri canh tác và gia tri sử dụng của cây

đậu nành).

= Chỉ tiêu về sinh trưởng

Mỗi 6 thí nghiệm chọn 05 cây đánh dấu cố định dé theo đõi các chỉ tiêu sinhtrưởng, tổng cộng 15 cây cho mỗi nghiệm thức

- Chiều cao cây (cm): Do từ đốt lá mầm đến chop lá cao nhất trên thân chính của

5 cây/ô (10 ngày đo 1 lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng), sau đó tính trung bình

Trang 40

Hình 2.2 Do chiều cao cây đậu nành rau tại thời điểm 50 NSG

- Số cành cấp 1 trên cây (cành): đếm tổng số cành cấp 1 của 5 cây/ô (đếm tại thời

điểm 50 NSG), sau đó tính trung bình

- Số lá trên cây (1a): đếm tổng số lá kép trên cây từ vị trí cặp lá đơn của 5 cây chỉtiêu/ô, lá được xác định khi phiến lá phát triển hoàn chỉnh (10 ngày đếm 1 lần), sau đó

tính trung bình.

- Chỉ số diệp lục tố được xác định bằng máy Minolta SPAD-502, đo trên 3 lá thuầnthục của 5 cây chỉ tiêu/ô; đo giữa lá, không đo chỗ có gân, tính từ lá thứ 3 từ trên xuống(Hình 2.3), sau đó tính trung bình.

Hình 2.3 Do chi số điệp lục tố của lá đậu nành rau

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:07

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN