1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng lượng phân đạm và Silic đến năng suất và chất lượng mía (Saccharum officinarum L.) tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Lượng Phân Đạm Và Silic Đến Năng Suất Và Chất Lượng Mía (Saccharum Officinarum L.) Tại Tỉnh Bình Dương Và Tây Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Hà Nhi
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Hiền
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 34,18 MB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic phù hợp cho cây míatrồng tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh đạt năng suất cao, chất lượng tốt và manglại hiệu quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

RRR RRR RRR RRR RRR KR E

NGUYEN THI HA NHI

ANH HUONG LƯỢNG PHAN DAM VA SILIC DEN NĂNG SUAT

VA CHAT LƯỢNG MIA (Saccharum officinarum L.)

TAI TINH BINH DUONG VA TAY NINH

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP

Thành phố Hồ Chí Minh, Thang 02 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

RRR KERR % % % % %%%% % % % %% %ớ%

NGUYÊN THỊ HÀ NHI

ANH HUONG LƯỢNG PHAN DAM VA SILIC DEN NĂNG SUAT

VA CHAT LƯỢNG MIA (Saccharum officinarum L.)

TAI TINH BINH DUONG VA TAY NINH

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Trang 3

ANH HƯỚNG LƯỢNG PHAN DAM VÀ SILIC DEN NĂNG SUÁT VA

CHAT LƯỢNG MÍA (Saccharum officinarum L.)TAI TINH BINH DUONG VA TAY NINH

NGUYEN THI HA NHI

Hội đồng chấm luận văn:

4 Phản biện 2: PGS.TS PHẠM THỊ MINH TÂM

Công ty TNHH Nông nghiệp TN HTP

5 Ủy viên: TS NGUYÊN CHÂU NIÊN

Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Thị Hà Nhi, sinh ngày 20 tháng 02 năm 1989, tại huyệnPhú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tốt nghiệp THPT tại Trường Trung học phô thông Phan Dang Lưu, tinh

Thừa Thiên Huế năm 2007

Năm 2011 tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học đất, hệ chính quy Trường Đạihọc Nông Lâm Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ tháng 9 năm 2012 đến nay công tác tại Viện Nghiên cứu Mia đường — Thị

xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Tháng 12 năm 2021 theo học Cao học ngành Khoa học cây trồng tại Trường

Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Thi Hà Nhi, Viện Nghiên cứu Mia đường, xã Phú

An, thị xã Bến Cát, tinh Bình Dương

Điện thoại: 098.2536256 (DĐ); 0274.3580884 (CQ)

Email: hanhikhd41@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

trong bat kỳ công trình nào khac

Ký tên

Nguyễn Thị Hà Nhi

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành biết on PGS TS.Pham Văn Hiền, người Thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ,hướng dẫn, góp ý về phương pháp nghiên cứu, đánh giá dé tôi hoàn thành luận văntốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành

phó Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm và

Giảng viên Khoa Nông học đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báutrong suốt quá trình học tập ở trường

Xin chân thành cảm ơn TS Cao Anh Đương, TS Lê Quang Tuyền - ViệnNghiên cứu Mia đường đã tạo điều kiện tốt nhất, động viên và giúp đỡ dé tôi đượctham gia khóa học và tiến hành khảo nghiệm

Xin chân thành cảm ơn ThS Phạm Văn Tùng đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng

dẫn, động viên và tạo điều kiện giúp tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt

nghiệp.

Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp thuộc Bộ môn Nông học

đã nhiệt tình giúp đỡ, bồ trí và theo dõi các thí nghiệm, luôn sát cánh, khích lệ tôi

hoàn thành luận văn.

Con cảm ơn Ba Mẹ đã luôn hỗ trợ và động viên con trong quá trình học tập

Cảm ơn chồng, hai con, em Nguyễn Chuyên Thuận và những người thân trong gia

đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng giúp sức, động viên, giúp đỡ đề tôi hoàn

thành khóa học và luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tp Hồ Chí Minh,ngày tháng năm 2024

Nguyễn Thị Hà Nhi

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng lượng phân dam và silic đến năng suất và chất lượng mía

(Saccharum officinarum L.) tại tinh Bình Duong và Tây Ninh” được thực hiện từ

tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023 tại xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình

Dương và xã Hòa Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Mục tiêu của nghiên

cứu nhằm xác định ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic phù hợp cho cây míatrồng tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh đạt năng suất cao, chất lượng tốt và manglại hiệu quả kinh tế cho người trồng mía Đề tài gồm 2 thí nghiệm tiến hành đồngthời, các thí nghiệm được bé tri theo kiểu lô phụ (split plot design), 12 nghiệm thức

và 3 lần lặp lại Trong đó, N là yếu tố chính với 4 mức (Nj: 130 kg N/ha; Nạ: 180 kg

Nha; N3: 230 kg N/ha; Ny: 280 kg N/ha), được bố trí trên lô phụ và Si là yếu tố phụvới 3 mức ( S1: 0 kg SIOz/ha; Sig: 50 kg SIO¿/ha; Si3: 100 kg Si02/ha) được bồ trítrên lô chính Các thí nghiệm được bố trí trên nền phân hữu cơ, phân lân va phânkali là 15 tan bã bùn mia, 90 kg P,Os, 180 kg KạO cho | ha

Kết quả nghiên cứu này cho thấy N là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sinh

trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng mía và năng suất đường Trong khi đó S¡ làyếu tố quyết định đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại, từ đó làm tăng năng suất

và chất lượng mía Giống mía KK3 được bón lượng phân tính cho | ha trên | vụ tơnhư sau 230 kg N (497,8 kg Ure), 50 kg SiO, (94,7 kg Kalisilicate), 15 tan bã bun

mía, 90 kg P.O; (562,5 kg Lan super), 180 kg KạO (244,5 kg KCl) giúp mía sinh

trưởng, phát triển tốt, giảm sâu hại, năng suất cao trên 82 tan/ha, năng suất đường

lý thuyết đạt 9,3 tan/ha, lợi nhuận đạt 35.461 ngàn đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận dat0,49 lần tại tinh Bình Dương và trên 87 tan/ha, năng suất đường lý thuyết đạt 9,7

tan/ha, lợi nhuận đạt 38.659 ngàn đồng, tỷ suất lợi nhuận cao nhất đạt 0,50 lần tạiTây Ninh, chữ đường trên 11 CCS, vừa tăng thu nhập cho người trồng mía, vừa

đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy đường.

Trang 8

The study "The effect of nitrogen and silicon fertilizers dosage on the yield and quality of sugarcane (Saccharum officinarum L.) in Binh Duong and Tay Ninh

Provinces" was conducted from October 2022 to October 2023 in Phu An

commune, Ben Cat district, Binh Duong province, and Hoa Binh commune, Chau Thanh district, Tay Ninh province The objective of the research was to determine the effects of appropriate nitrogen and silicon fertilization on sugarcane cultivation

in Binh Duong and Tay Ninh provinces to achieve high productivity, good quality, and economic efficiency for sugarcane growers The study comprised two simultaneous experiments, designed in a split plot design with 12 treatment combinations and 3 replications The main factor, denoted as N, had four levels (NI: 130 kg N/ha; N2: 180 kg N/ha; N3: 230 kg N/ha; N4: 280 kg N/ha) arranged

in the sub-plots, while the secondary factor, denoted as Si, had 3 levels (Sil: 0 kg

S1O2/ha; S12: 50 kg S1O2/ha; S13: 100 kg S1O2/ha) arranged in the main plots The experiments were conducted on an organic fertilizer base, with sugarcane filter

mud, P,0;, and K,O applied at rates of 15 tons/ha, 90 kg/ha, and 180 kg/ha, respectively.

The results of this study indicated that nitrogen (N) significantly influenced the growth, development, yield, and quality of sugarcane and sugar yield Meanwhile, silicon (Si) played a crucial role in enhancing resistance to pests and diseases, thereby increasing sugarcane productivity and quality The sugarcane variety KK3, fertilized with the following nutrients per hectare per crop: 230 kg N (497.8 kg Urea), 50 kg S102 (94.7 kg Kalisilicate), 15 tons of filter mud, 90 kg

P205 (562.5 kg Superphosphate), and 180 kg K2O (244.8 kg KCl), resulted in

robust sugarcane growth, reduced pest damage, and achieved actual yields exceeding 82 tons/ha, theoretical sugar yields of 9.3 tons/ha, profits of 35,461,000

VND/ha, and profit ratios of 0.49 in Binh Duong province, and yields exceeding 87

Trang 9

the highest profit ratio of 0.50 in Tay Ninh province, with a sugar content (CCS) above 11, this not only increased income for sugarcane growers but also ensured a stable supply of raw materials for sugar mills.

Vii

Trang 10

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

an i

Ly 1Ghi CAT NO iiixcsssesassmeasnruassenanaur eenssainaer ene ERNE EERE 1 LO1 Cam 0AM 11 dUỢI(GOTDOTÏbpsvsuszi66265605620086186ts46itfB2sqst2tcistogulticsoiSsfticgailougidtigshgijbiggtliigoibpissgQgigittofqiogiãogt 1V

BÚ NNHTT zeesssesssaagieassoelogdaeesnogirgssoeRusirdEmissiismsidðinviocnosdsi:diortiEsiaealgctocznirisesedirsöiEriss/zBisEzisaigijrsiösnjsBi-g5iZem VI IVLG TUIŠ Lunnnaarnnndgntiittibdtiid4GT.ASG8ASBIAIBli4Gi8GiS0N1l8009818113ã0 S446403008:0338013850038)08860388080888.H8i41S.88.G040 012303808 Vill

Danh sách các chữ viết tắt - 2-22 2222222222122112711221127112211211211211 211211 cre xi

Danhsach các ban? vss moses: XI

1)anh sách các HÌHTHissscsssssssissss65565360115899335601G05385360802335885000085803034G8S3S35983835/593035 6m80 XIV

TE ret rience a een eee 1Đặt vấn 6 cccccccccccccsescesessssessessssvssesesssssssusasatsusstssssussesiesussesessissesiesusanseesusaeseeeesees |

0/011 ồ -.aaAaAa 2

YOU ĐT 2

a 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIEU cssessssssssssssssssssssssnsssessucsasssscsasssecsacsassescens 31.1 Giới thiệu về cây Mia oe cccccccecsccsecsessessessessessessessessessessessessessttetsseeseseessessessees 31.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây mía -2- 22 s+2s+zszzs+=ss=ss-se-~Ö1.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây mía -2- 2-5252 2E22E22E22E22E22122122323 2221 2e 4

1.1.3 Chu kỳ sinh trưởng của cây Imía - - +2 +x + tren ng re 4 1.2 Dinh duGng cho và 6

1.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía -2¿©2222+2222++22E+t2rErsrrrrzrrrrrrrree 6

1.3 Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây mía - ++++++£+££+s£+e£zeczerxs 11

1.3.1 Tình hình nghiên cứu phan bón cho cây mia trên thé giới - 1]

1.3.2 Tình hình nghiên cứu phan bón cho cây mía trong nước - 14

Trang 11

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 NGi dung nghién UU 18

3-3 Thôi giam xã địx điểm nghiỀu DỮN-«eseseseesistiubutiSiLOLAG0003400560100.0,01000538 8600302000 18 2.2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiẾt -2-¿¿2222++22EEkrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 18 2.2.3.1 Tinh Binh Duong 1177 18

D2 Sie, Lin Tay NIHTlsssnssssssssessssinkiElkii0t5S60060306680488885588462668286848ExG34i.Gã63598800188013064568/8 19 2.2.4 Đặc điểm dat khu vực thí nghiệm 2- 22 222222222++2E+zzx+zrxrzrxree 20 2.2.4.1 Đặc điểm đất tại khu thí nghiệm Bình Dương -2 2 5+ 20

2.2.4.2 Đặc điểm đất tại khu thí nghiệm Tây Ninh - 2- 2-©2222zz22z2zzz>+2 21 2.3 Wat liu nghién 0v 22,

2.3.1 GiỐng Mia eeeeeccsccecsesseseessessessessessessessessessessessessessesiessessessessetsessessesseeseseeseeess By, 0n (01B AT: ĐT Ïlbaxd6x080553080125C04BSDESHDNGESGGRSEBESGSEIENIGSRSOIGSIGDESESSDSSS3S/30330124G08g80t9008 23 2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm - 2-22 ©2222222E£2EE2EE2EE£EE2EEEEEEeEErzrrrres 23 2.4.1 Các biện pháp kỹ thuật canh tác - - +2 2+ 22+ 22x22 re 25 2.4.2 Chỉ tiêu, phương pháp theo dõi và cách tính toán ee eee 27 2.4.2.1 Theo dõi sinh trưởng phát triển của cây mía -22 522 5s+22+2z+2zz>22 27 3.1.5.7, Chỉ tiêu về Mita chống: GHŨÍN se sean gas 489010c41307202148 006 800600L8060m0.gip” 27 2.4.2.3 Các yếu tô cau thành năng suất -22- 2222222222222EE2E222222EEEEezrxcrev 28 2.4.3 Chỉ tiêu về chữ đường -2¿22-©2+2222EE22E22EEE2E2221221221221 2122112 re 28 2.4.4 Hidu qua kimh t6 ái 29

2.5 Phương pháp xử lý số liệu thống k6 oo cececceecesseeseessesseeceeeseeeteeseeseeeneees 29 Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -<-c<ccsecesceseessee 30 3.1 Ảnh hưởng của lượng phan đạm và silic đến khả năng mọc mầm của mia 30

3.2 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến khả năng đẻ nhánh của mía 32

3.3 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến tốc độ vươn cao của mia 35

3.4 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến ty lệ sâu hại mía 37

3.5 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến khả năng trổ cờ và chống đồ

HGã GIÁ THỦ sàn siaesssenniesiabxu 0080000130358 003860880151S00683:L203034004608001700994GS13830SI0G0131010/40208638 41

1X

Trang 12

3.6 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến các yếu tố cấu thành năng suất

CUA 800 41

3.6.1 Chiều cao cây nguyên liệu của mía -2-2¿©22+22E+2E+2E2E£E+zEzxzzxezez 41

°N 9h gói) thane 43

5ñ 15 ETdiT ÍtWfNg ee 44

3:6:4 Mat độ-cấy hữU.hIỆU CUA TH sassssassssnssnneoransearenasevennonsosesnsessepmassnonavoanmonnvonsnsonss 46

3.7 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến năng suất của mía 48

3.8 Anh huong cua luong phan dam va silic dén chat luong mia tai thoi diém

TC TT 61 eee ee eee ee eee Ce sees eee eer ee ee te se ete ee ee 60

TÀI LIEU THAM KHAO -22- <2 ©2Z E22 €CSzEEzzECzezcvzzecvzzcvzeecre 61

):108099002157 5 =- ,ÔỎ 68

Trang 13

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CCS Commercial Cane Sugar (Ham lượng đường thương phẩm)

cs Cộng su

FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Té

chức Lương Nông thé giới)ISO International Organisation for Standardisation (Tổ chức tiêu

chuẩn hóa quốc tế)QCVN Quy chuẩn Việt Nam

SRDC Sugarcane Research and Development Joint Stock Company

Thanh Thanh Cong (Công ty Nghiên cứu, Ứng dung Mia

Đường Thành Thành Công) SRI Sugarcane Research Institute (Viện Nghiên cứu Mia đường)TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

XI

Trang 14

DANH SÁCH CAC BANG

BANG TRANG

Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cây mia hap thu trên 1 tan mia cây 6 Bang 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tinh Bình Dương năm 2022, 2023 19 Bảng 2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết tỉnh Tây Ninh năm 2022, 2023 20 Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong đất ở khu vực thí nghiệm tại tỉnh

Bang 2.4 Thanh phan dinh dưỡng trong đất ở khu vực thí nghiệm tai tinh

Bang 2.5 Lượng phân bon cho mia trên | ha/ vu (kg/ha) - - 24

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến tỉ lệ mọc mầm (%)

của mía tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh eee 30

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng phan dam và silic đến mật độ moc mam

(ngàn cây/ha) của mía tại tỉnh Bình Dương và Tay Ninh 31Bang 3.3 Ảnh hưởng của lượng phân dam va silic đến sức đẻ nhánh

(nhánh/cây mẹ) của mía tai tỉnh Bình Dương và Tay Ninh 33

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến mật độ cây kết thúc

đẻ nhánh (ngàn cây/ha) của mía tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh 34

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến tốc độ vươn cao

(cm/thang) của mia tại tỉnh Bình Duong và Tay Ninh 36

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến tỷ lệ cây bị chết do

sâu hại (%) giai đoạn kết thúc đẻ nhánh của mía tại tỉnh Bình Dương

Vũ TAY TH Hung nnnnsuinnogiddotiiridinid2n04580Dch6001600G0B000960066888156194G854830EE4 38Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến tỷ lệ cây bị chết do

sâu hại (%) giai đoạn trước thu hoạch tại tinh Bình Dương và Tây

Trang 15

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến chiều cao nguyên

liệu (cm) của mía tại tinh Binh Duong và tỉnh Tây Ninh 42

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến đường kính thân

(cm) của mía tại tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh 44

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến khối lượng cây

(kg/cây) của mía tại tinh Bình Dương và tinh Tay Ninh 45

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến mật độ cây hữu

hiệu (ngàn cây/ha) của mía tại tỉnh Bình Dương và Tay Ninh 47

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến năng suất thực thu

(tan/ha) của mía tại tỉnh Bình Dương và Tây Ninh - 22: 49

Bảng 3.13 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến chất lượng mía tại

tình Bich Ditene (OV Tủ] ago ancnamamansmmasemenans 50

Bang 3.14 Ảnh hưởng của N va Si đến chất lượng mia tại tỉnh Tây Ninh

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và silic đến năng suất đường

lý thuyết (tan/ha) của mia tại tinh Bình Dương và tinh Tây Ninh 53 Bảng 3.16 Năng suất tăng thêm/ kg N bón ở 4 lượng đạm trung bình tại

Eiplr-TRÌrfh Tâuung vài Tấn TRẤN HT xu«eeseesannoediionidadssiuiiskdniioiogigingiHS0085366806 55

Bang 3.17 Nang suất tăng thém/kg SiO, bón ở 3 lượng bón silic tại tỉnh

Binh Dương võ Tay THÍ cnc eneurnetanenmen 56Bang 3.18 Anh hưởng của lượng phan đạm và silic đến hiệu quả kinh tế

khi trồng mía tai tinh Bình Dương - 2: 2222222+222222zz22zze af Bang 3.19 Ảnh hưởng của lượng phân dam va silic đến hiệu quả kinh tế

khi trồng mia tại tỉnh Tây Ninh - 22 2222222+2222222zzzzxcee 59

XII

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANGHình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng phân đạm và silic đến năng suất,

chất lượng mía ở tỉnh Bình Dương và Tay Ninh 2- 5255255522 23

Hình 2.2 Bồ trí thí nghiệm ở Bình Dương -. 2- 22 22222+22+++22++2+++zszzex =

Hình 2.3 Bồ trí thí nghiệm ở Tay Ninh -2-©2¿+22+222+22E++2E+zzx+zrxrsrrre 25

Hình 2.4 Bon thúc cho mía trên thí nghiệm tại Bình Dương 26 Hình 2.5 Bon thúc cho mía trên thí nghiệm tại Tây Ninh - - 26

Hình 3.1 Một số loài sâu hai mía: sâu 4 vạch đầu nâu 2 5- 2+s+s+cz+2 38

Trang 17

MỞ DAU

Đặt van đề

Cây mía (Saccharum officinarum L.) là cây lay đường quan trọng nhất trên

thé giới, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến Ngoài sản phẩm chính là đường, những sản phẩm phụ của cây mía còn khánhiều: bã mía, mật gi cũng là các nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp Câymía là loại cây công nghiệp dài ngày có khả năng thích ứng rộng, có năng suất sinhkhối lớn (năng suất trung bình 70-100 tấn mía cây/ha), khả năng tái sinh mạnh

Bình Dương và Tây Ninh là hai tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và theo định

hướng phát triển mía đường, đây là một trong bốn vùng mía trọng điểm của nước ta

Đất đai dành cho cây mía ở đây chủ yếu là đất xám bạc màu, thành phần cơ giới

nhẹ, thành phần dinh dưỡng nghẻo, pH từ 4,0 đến 5,0 Theo báo cáo tổng kết sảnxuất mía đường niên vụ 2022/2023 (2023) Đông Nam Bộ có khoảng 15.400 ha mía,với năng suất bình quân đạt 62,4 tan/ha, chữ đường bình quân đạt 9,3 CCS Nhìnchung năng suất và chất lượng mía ở đây còn thấp, chưa phản ánh đúng với tiềmnăng vốn có của cây mía Vì vậy, cần nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh phùhợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương như chế độ bón phân hợp lýđảm bảo cho cây mía đặt năng suất cao, chất lượng tốt, ôn định sản xuất lâu bên,nâng cao hiệu quả kinh tế của người trồng mía

Trong các nguyên tố dinh dưỡng thiết yêu cho cây trồng nói chung và cây mía

nói riêng, đạm (N) là nguyên tố đa lượng không thẻ thiếu Nó ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng suất, chất lượng của mía Khi thiếu N, sự phát triển của toàn bộ cây mía sẽ bị

ảnh hưởng: thân mía nhỏ và yếu, đẻ nhánh kém và khối lượng rễ cũng giảm (Calcino

và cs, 2000) Bón thừa dam và mất cân đối với các nguyên tố khác cây yếu ớt, dé đồ

ngã và dễ nhiễm bệnh, chất lượng mía kém Theo Đường Hồng Dat (2002) dé đạt

Trang 18

năng suất 80 tấn mia cây trên 1 ha, cây mia lay đi trung bình từ đất 96 kg N, 37 kg

P,Os, 115 kg K;O và một lượng canxi và magie Nếu thiếu đạm va kali năng suất mia

giảm tương ứng là 37% và 35%, trong khi đó thiếu lân năng suất giảm 21%, thiếu

canxi giảm 13% và thiếu magie giảm 14% (Nguyễn Văn Bộ và cs, 2003)

Silic (Si) là nguyên tố có lợi, nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sinh

trưởng và phát triển của cây đặc biệt là đối với các loại cây có hàm lượng Si trong

cây cao như: lúa, ngô và mía Cây mía có nhu cầu Si rất cao, do Si có tác dụng làmcứng cây, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bat lợi và sâu bệnh hại, tao cơ sởcho việc tăng năng suất cao Ngoài ra, Si còn có tác dụng làm giảm kha năng gâyđộc của nồng độ Mn, AI, Fe trên đất chua, điều hòa hệ thống men tong hop, vanchuyền và tích lũy đường trong cây mia nên có ảnh hưởng rõ đến năng suất và chấtlượng mía cây (Nguyễn Như Hà, 2012)

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng lượng phân đạm và silic

đến năng suất và chất lượng mía (Saccharum officinarum L.) tại tinh Bình Dương

và Tây Ninh” được thực hiện.

Theo dõi đúng các chỉ tiêu theo QCVN 01-131:2013/BNNPINT, ban hành

kèm theo thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của BộNông nghiệp và Phát trién Nông thôn

Giới hạn đề tài

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ thực hiện được thí nghiệm

ở vụ tơ trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023 tại xã Phú An, thị xã BếnCát, tỉnh Bình Dương và từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023 xã Thái Bình, huyệnChâu Thành, tỉnh Tây Ninh Giống mía được sử dụng trong thí nghiệm của đề tài làgiống KK3 Các lượng phân đạm và silic cho từng thí nghiệm được thiết kế cụ thể

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu về cây mía

1.1.1 Nguồn gốc, phân bồ và phân loại cây mia

Mia là cây lay đường quan trọng nhất trên thế giới, cung cấp nguồn thực

phẩm quan trọng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Theo Trần Văn Sỏi(2003), cây mía (Saccharum spp.) có tên tiếng Anh là sugarcane được trồng chủ yếu

ở các vùng nhiệt đới va á nhiệt đới, phân bé từ 35° Vĩ Bắc đến 35° Vĩ Nam Câymía xuất hiện trên trái đất từ thời rất xa xưa, khi lục địa châu Á và châu Úc còn dínhliền Một số tác giả cho rằng vùng Tân Guinea là quê hương của cây mía nguyên

thủy và từ đây mía được đưa đến các vùng khác nhau trên thế giới

Theo Nguyễn Viết Hưng và cs (2012), mía thuộc ngành có hạt(Spermatophya), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae), họ hòa thảo (Poaceae), chiSaccharum, tên khoa học là Saccharum officinarum L Trên thế giới hiện nay cókhoảng 30 loài mía, phần lớn phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Trong cácloài mía, có 5 loài mía có tầm quan trọng trong sản xuất và lai tạo giống bao gồm:Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum L), loài Trung Quốc (Saccharum sinenceRoxb Emend Jesw.), loài Ấn Độ (Saccharum barberi Jesw), loài mía dại thân nhỏ

(Saccharum spontaneum L.), loài mia dại thân to (Saccharum robustum Bround and Jesw).

Công nghệ chế biến đường từ cây mía cũng được phát minh và phat triển

cùng với sự xuất hiện và phát triển của cây mía An Độ là nước đầu tiên trên thégiới sử dung mia dé chế biến ra đường từ 3000 năm trước công nguyên Đến thé ky

thứ IV họ đã tạo được đường kết tỉnh từ mía, mở ra một thời kỳ mới trong côngnghệ chế biến đường (Nguyễn Huy Ước, 1994) Quốc gia có lịch sử trồng mía lâu

Trang 20

đời nhất trên thế giới là An Độ và Trung Quốc, sau đó nghề trồng mía mở rộng ra

các nước trên thế giới Ngày nay cây mía được trồng ở hơn 100 nước trên thế giới(Nguyễn Viết Hưng và cs, 2012)

1.1.2 Yêu cầu sinh thái của cây mía

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của cây mia Mia là câytrồng nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện nhiệt độ cao Nhiệt độ bình quân thích hợp cho

sự sinh trưởng phát triển của cây mía là 25 — 26°C Tuy vậy ở moi thời kỳ cây mia

có yêu cầu nhiệt độ khác nhau, thích hợp cho mía mọc mầm nhiệt độ đất 23 - 28°C,nhiệt độ không khí 26 — 33°C, đẻ nhánh 20-30°C, vươn long nhiệt độ đất 23 — 29°C

và nhiệt độ không khí 30 — 33°C (Nguyễn Viết Hưng và cs, 2012)

Mia là cây quang hợp theo chu trình C4, nhạy cảm với ánh sáng Số giờchiếu sáng ít nhất 1.200 giờ/năm và tốt nhất là 2.000 giờ/năm Mia là cây ưa sáng,quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ và độ dài chiếc sáng trong ngày Ánh sáng đầy

đủ lượng sinh trưởng (sinh khối) tăng gấp 3 — 4 lần so với thiếu ánh sáng Thiếu ánh

sáng bộ rễ phát triển yếu làm giảm sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây mía,cũng như sức chống chịu sâu bệnh Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng là

hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đẻ nhánh của cây mía Nếu ánh sáng đầy

đủ cây mía đẻ sớm, đẻ nhiều, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, ngược lại nếu thiếu ảnh sáng

mía đẻ ít hoặc không đẻ, tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp (Nguyễn Viết Hưng và cs,

2012).

Mia là cây trồng cạn nhưng có khối lượng cây lớn, hàm lượng nước trongthân mía lớn đến 70% nên trong quá trình sinh trưởng phát triển cây mía cần rấtnhiều nước Lượng mưa cần trong năm cho mía là 1.500 mm tức là tổng lượng mưaphải đạt được từ 2.000 — 2.500 mm/năm Độ am dat thích hợp cho mía ở thời kỳmọc mam đẻ nhánh là khoảng 60%, ở thời kỳ vươn long 75-80% và thời kỳ chín là

Trang 21

Chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ trồng bằng hom đến thu hoạch (mía tơ)hoặc từ để gốc đến thu hoạch (mía gốc) thường kéo dài 1 năm Nhưng chu kỳ khai

thác của cây mía có thê kéo dai từ 3 — 10 năm Theo Nguyễn Như Hà (2012) chu kỳsinh trưởng của cây mía có thé chia thành 5 thời kỳ:

- Thời kỳ nảy mầm: tính từ lúc đặt hom đến khi kết thúc nảy mầm (3 - 4 láthật) Thời kỳ này cây mía sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong hom do đó nhu cầudinh dưỡng từ bên ngoài là chưa cần thiết

- Thời kỳ cây con: bắt đầu khi cây có 1 — 5 lá thật, lá thật chưa mang đặcđiểm của giống Lúc đầu cây con sống nhờ vào hom sau đó cây bắt đầu hút dinh

dưỡng từ đất nhưng chưa nhiều và chủ yếu là lân

- Thời kỳ đẻ nhánh (nhảy bụi hoặc đâm chồi): Khi cây con có 5 — 6 lá thật thìmía bắt đầu đẻ nhánh đến khi bắt đầu có lóng Thời gian đẻ nhánh thường kéo dài

25 — 30 ngày Thời kỳ này cần rất nhiều chất dinh dưỡng nhất là N, cần cung cấp N

day đủ và sớm dé mía đẻ nhánh sớm tập trung thành cây hữu hiệu Đây là thời kỳ có

ý nghĩa quan trọng đối với năng suất mía vì nó quyết định số cây hữu hiệu khi thuhoạch và việc bón phân N sớm, hợp lý về lượng có ảnh hưởng quyết định

- Thời kỳ vươn lóng: đây là thời kỳ kéo dài nhất và quan trọng nhất, là thời

kỳ quyết định năng suất Giai đoạn vươn lóng được tính từ lúc có hai phần ba số câytrong bụi có một đến hai long hoàn chỉnh ở gốc đến khi mia chín, thời kỳ kéo dai từ

7 — 9 tháng Đây là thời kỳ quyết định đối với trọng lượng và năng suất cây mia.Cây mía cần được cung cấp đầy đủ ánh sáng, nước, dinh dưỡng để quang hợp và

tổng hợp mạnh nhằm vừa tạo ra trọng lượng thân lớn vừa thực hiện giai đoạn 1 củaviệc hình thành và tích lũy đường đơn gluocse nên rất cần nhiều đinh dưỡng và việc

cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Thời kỳ chín (chín công nghiệp và chín sinh lý): tính từ lúc trong ruộng có khoảng 50% cây ngừng tăng trưởng và chín.

Giai đoạn mía chín công nghiệp: Thân mía tăng trưởng chậm, khoảng cách

giữa các lá ngắn dan lai, lá từ màu xanh đặc trưng của giống chuyên sang màu xanhhơi vàng Đây là giai đoạn mía tích lũy đường mạnh cho đến khi hàm lượng đường

Trang 22

thương phẩm trong cây mía đạt mức thích hợp dé ép đường Thời kỳ này cây mia

thực hiện giai đoạn 2 của việc hình thành và tích lũy đường trong cây - chuyên hóađường đơn (đã có trong cây) thành đường sacarose nên cần nhiệt độ thấp và khôhạn, bón N muộn có thê ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ đường và thời gian thu hoạch mía

Giai đoạn chín sinh lý (trổ cờ): đây là giai đoạn sinh trưởng sinh thực có ýnghĩa lớn trong van đề lai tao, di truyền và tiến hóa Lá ở ngọn ngắn và đứng, lá trên

cùng xoáy và cuốn, cờ mía tung ra ngoài Giai đoạn này cây mía cũng ảnh hưởng

không tốt đến tỷ lệ đường trong thân nên cần hạn chế Trong đó tình trạng dinhdưỡng của cây mía có tác dụng lớn đến việc trổ cờ của cây

1.2 Dinh dưỡng cho cây mía

1.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía

Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cây mía hap thu trên 1 tan mía cây

Loại chất dinh dưỡng Sô lượng

N (kg) 0,45-1,58PO: (kg) 0,35-0,50K,0 (kg) 0,80-2,92CaO (kg) 0,15-0,56

(Nguôn: Nguyễn Văn Bộ, 2003)

Cây mía đòi hỏi 16 khoáng chất sinh trưởng và phát triển Carbon, hydro vàoxy được cung cấp từ nước và không khí, các thành phần còn lại được cung cấp từ

đất và phân bón Đạm (N), lân (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg) và lưu huỳnh

Trang 23

(S) được gọi là chất dinh dưỡng đa lượng và được cây mía hấp thu với số lượng lớn.

Silic (Si) cũng được cây mía hấp thu với số lượng lớn, và được coi là một yếu tố cólợi Các khoáng chất cần với một lượng nhỏ hơn, gọi là chất dinh dưỡng vi lượng,

bao gồm đồng (Cu), kẽm (Zn), sắt (Fe), mangan (Mn), molypden (Mo), Bo (B) và

Clo (Cl) Sự hòa tan của khoáng chat trong đất phụ thuộc rất lớn vào pH dat

Đối với thực vật bậc cao, vai trò chung của các chất dinh dưỡng thiết yếutrong sinh trưởng là tương tự nhau Nhưng với cây mía, vai trò đó còn có một số

khác biệt, đặc biệt là hiệu quả của sự tích lũy đường trong quá trình sinh trưởng và

thu hồi đường trong quá trình chế biến

Mia là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, thời gian sinhtrưởng kéo đài từ 10 — 15 tháng, nên nhu cầu về dinh dưỡng là rất là cao Cáckhoáng chất thường chiếm 3 — 5% tổng lượng chất khô của cây mía Cây mía cónăng suất chất khô trung bình đạt từ 25 — 40 tan/ha, trong đó 60 — 70% là phần thân

cây được thu hoạch Do vậy, có một lượng dang kể các chất dinh dưỡng đã bị lấy đi

cùng các bộ phận của cây mía (chủ yếu là thân cây) sau mỗi vụ thu hoạch và cầnphải được trả lại thông qua phân bón dé đảm bảo sự cân bằng dinh đưỡng (Cao Anh

Đương, 2018) Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây mía hấp thu kali nhiều nhất thứ

đến là N và sau là lân, rồi đến các chất trung vi lượng như: Ca, S, Mg, Si, Cl, Fe,

Trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau, giữa các thời kỳ sinh trưởng mía cóyêu cầu về chất dinh dưỡng khác nhau Trong thời kỳ cây con (1 — 5 lá thật) miayêu cầu nhiều nhất là N rồi đến kali và lân Trong thời kỳ đẻ nhánh va dau thời kỳ

vươn cao, mía yêu câu nhiêu nhat là kali rôi mới đên lân sau cùng là N Trong thời

Trang 24

kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự KzO—N -P;Os (Cao Anh

Đương, 2018).

1.2.1 Đạm và ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng, năng suất và

chất lượng của cây mía

N là một trong những thành phần chính của protein trong cây, là chất dinh

dưỡng chính ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây mía Năng suất mía tăng

theo bổ sung thêm đạm là do tăng số chéi và thành phần năng suất như là chiều caothân, đường kính lóng và số thân mía ép (Abayomi, 1987) Khi thiếu N, sự pháttriển của toàn bộ cây mía sẽ bị ảnh hưởng; thân mía nhỏ và còi cọc, đẻ nhánh kém

và khối lượng rễ cũng giảm (Calcino và cs, 2000)

N là yếu quyết định năng suất mía, vì canh tác mía thâm canh cần lượng lớn

phân N dé hình thành sinh khối (Thornburn và cs, 2005) Khi bón thiếu N không chi

làm giảm sinh trưởng, diện tích lá mà còn dẫn đến giảm quang hợp, điều này dẫn đếngiảm năng suất và chất lượng mía (Taiz và Zeiger, 2002; Sreewarome và cs, 2007)

trong khi bón thừa N hay lượng hút thu N thấp làm chậm sự phát triển của cây và khả

năng quang hợp của lá dẫn đến long ngắn hơn, bởi vì N đóng vai trò quan trong trongtrao đôi chất, đâm chồi và vươn lóng trong khi bón thừa N không chi gây lãng phí màcòn gây ra phát thải khí nhà kính như N;O (Keating và cs, 1997) Ở nhiều nơi sự cạn

kiệt nguồn đạm hữu dụng trong đất bởi sự hấp thu của cây trồng chứng minh sự cần

thiết phải bón N ở tỷ lệ phù hợp với thời gian hợp lý (Wiedenfeld, 1997) Do đó, N cóvai trò quan trọng trong thúc đây sinh trưởng mía (Nguyễn Quốc Khương và cs, 2014a,

b).

Trong khi sản lượng đường có thé gia tăng khi cung cấp N cho cây mia,nghiên cứu ở một số nước cho thấy, nếu cung cấp N quá mức có thé gây ra sự suy

giảm hàm lượng đường trong mia (Chapman, 1971, Chapman, 1994) và tinh độ

nước mía Điều không mong muốn này xảy ra khi dư thừa N sẽ trì hoãn quá trình

chín của cây mía bằng cách kéo dài thời gian sinh trưởng (Salter và Bonnett, 2000)

và biểu hiện trên mia tơ rõ ràng hơn trên mía gốc

Nếu bón phân với tỷ lệ N cao sẽ làm tăng nồng độ axit amin trong thân cây

Trang 25

mía (Chapman và cs, 1996), đặc biệt là asparagine Axit amin phản ứng làm việc

giảm đường trong quá trình chế biến, tạo ra chất màu phân tử lượng cao trong

đường thô (Paton, 1992).

Cung cấp lượng N cao cũng dẫn đến khả năng mía bị đốm nâu

Helminthosporium sacchari, nhiễm bệnh thối nhũn do nắm Fusarium moniliforme(Malavolta, 1994) cũng như dé bị sâu đục thân mình trắng Sciropghaga auriflua và

sâu đục thân Eldana saccharena tan công

N là yếu tố dinh dưỡng mà cây mía có nhu cầu cao, có tác động rất mạnh đến

sinh trưởng phát triển và sinh khối cây mía Nếu được cung cấp đủ N và kịp thời sẽgiúp cây mía mọc khỏe, đẻ nhánh mạnh và sớm, tạo được nhiều thân to và dải, tích

lũy được nhiều đường đơn nên cho năng suất cao, phẩm chất tốt Nhu cầu N của cây

mía tăng dần từ khi cây nảy mầm, đạt cực đại vào thời kỳ vươn cao, giảm mạnh khimía chín công nghiệp và trỗ cờ Lượng N hap thu trung bình trên 100 tan mia là 98

kgN - 120 kgN (Rakkiyappan và cs, 2004; Rakkiyappan và cs, 2005; Chiranjivi Rao

va cs, 2004; Rakkiyappan va cs, 2007) nhung theo Prasad va cs, (1981), nhu cau N

cho 1 tan mia cao hơn (1,71 kg N) Tổng lượng N hap thu trên mỗi giống mía khácnhau, với lượng N hấp thu thay đôi từ 88,55 kgN/ha đến 148,52 kg N/ha và trung

bình 117,56 kg N/ha (Rakkiyappan va cs, 2007) Theo Singh và cs, (2013) với

những phương pháp trồng khác nhau lượng N hấp thu từ 122,17 — 168,60 kgN/ha.1.2.2 Silic và anh hưởng của liều lượng silic đến sinh trưởng, năng suất va chất

lượng của cây mía

Silic (Si) là nguyên tổ phổ biến thứ hai trong lớp vỏ Trái đất và thành phanchính của đất, nhưng nồng độ Si hòa tan thấp được tìm thấy trong các loại đất có

hàm lượng sét thấp, cũng dễ bị thiếu nước Mặc dù nguyên tố này không được coi là

chất dinh dưỡng (Epstein, 2009), một số loại cây được coi là tích lũy Si như mia và

sự hap thu của nó có thé lên tới 200-500 kg/ha Si trong một vụ thu hoạch (Camargo

và cs, 2010).

Theo Epstein (2009), Si là nguyên tố dinh dưỡng hữu ích cho hau hết các

loài thực vật Tuy nhiên, ở cây một lá mâm, trong đó cây lúa và mía là những cây có

Trang 26

hàm lượng Si trong tế bào đạt 5% trở lên (Epstein, 2009) Hơn nữa, lượng Si có

trong tế bào phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng Sỉ hòa tan sẵn có trong môi trườngsống của cây

Sau khi Si được rễ hấp thụ dưới dạng axit monosilicic (HS1O¿), phần lớn Sĩ

được polyme hóa, tạo thành lớp kép biểu bi-Si trong tế bào biểu bì và dưới 1% vanhòa tan (Epstein, 2009) Đối với Si, mía là cây trồng có khả năng hap thụ Si rất tốt.Qua nghiên cứu thấy rằng ở cây mía được trồng trong thời gian 12 tháng sẽ có

lượng silicon tích tụ là 60,8 kg / 1.600m”

Ở cây mía, sự hấp thu S¡ làm tăng khả năng quang hợp (Epstein, 2009),thân và năng suất đường (Mc Cray và Ji, 2012; Keeping và cs, 2013; Camargo va

cs, 2014) và giảm thiệt hại do bệnh tat (Camargo va cs, 2013), côn tring (Keeping

va Meyer, 2013; Camargo va cs, 2014), va độ man (Ashraf va cs, 2010).

Theo Bùi Huy Hiền va cs (2019) Si là một nguyên tổ khá linh động, nó có

khả năng thay đổi cấu trúc khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nhờ khả năng

này nó có thé kiểm soát và điều hòa nhiệt độ và các thay đổi với axit silic (hìnhthành liên kết este) sẽ dẫn đến tích tụ một lượng lớn vào cấu trúc thành tế bào

trưởng thành Như vậy, Si tang khả năng chịu han của cây.

Khi cây được bón đầy đủ S¡ sẽ tăng tính kháng sâu đục thân, kháng bệnh donam và các yếu tố môi trường bất lợi khác như nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim

loại Các nhà nghiên cứu Nam Phi và chuyên gia CIRAD nghiên cứu thành công

việc ứng dụng phân bón Si dé làm tăng tính chống chịu sâu đục thân mía E/dana

saccharina Walker (Kvedaras, 2007).

Trong cây mia Si sẽ tập trung tại khu vực lá ở dang tinh thé của silic dioxidetrong phần rỗng của cellulose, bề mặt lá có các gai lông giúp cho lá mía chống lại

sự phá hoại của vi khuẩn gây bệnh và ngăn không cho nam sinh trưởng hấp thụ các

chất dinh dưỡng của cây Hợp chất nitrogen amino acid rất cần thiết để chống lại sự

phát triển của nam, làm cho nam không thé sinh trưởng gây hại cho lá mía

Các nghiên cứu còn cho thấy, nêu dùng Si kết hợp với phân N sẽ giúp giảm

tác hại của sâu nhiều hơn nếu chỉ dùng phân N Cây mía hấp thu một lượng lớn các

Trang 27

nguyên tố như: manganese, nếu tỷ lệ mangan đối với silic dioxide thấp hơn 0,7 sẽ

giúp ngăn ngừa mía không bị bệnh.

Si sẽ giúp ngăn chặn việc tích tụ một lượng lớn mangan ở lá, là nguyên nhân

làm xuất hiện các dém nâu ở lá, giảm hiệu quả của quá trình quang hợp Việc tích tụ

Sĩ ở lá làm cho thành tế bào lá dày lên sẽ giảm sự bốc hơi nước ở lá, điều này rất tốtcho cây mía được trồng ở khu vực không có hệ thống tưới nước, giải quyết việc

cung cấp nước cho mía được thuận lợi hơn

Si giúp cứng cây làm giảm tình trạng cây mia bị đồ ngã Cây mía tích tụ mộtlượng lớn Si ở mô cơ sẽ giúp cho cấu tạo thân cây được khỏe mạnh, giúp cho lá

đứng nên tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn, tăng hiệu quả quá trình quang hợp, làm

tăng sản lượng mía và sản lượng đường trong mía tăng cao hơn.

Si làm kéo dai thời gian chuyên đổi đường saccarose trong nước mía thànhđường đơn Nước mía có thành phần Si cao sẽ thay đổi câu trúc của đườngsaccarose chậm hơn nước mía có thành phần S¡ thấp Khi kiểm tra cấu trúc củađường saccarose thấy rằng saccarose sẽ kết hợp với silicon tạo thành thành phầnhỗn hợp Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa đường fructose với silicon làm cho vi

khuẩn không thé dùng đường fructose để phục vụ cho quá trình phát triển của

chúng Khi đốt nước mía cháy khô, tro than thu được chứa lượng khoáng K và Si ởmức cao Vi thế cung cấp Si sẽ giúp tăng lượng chat rắn trong nước mía làm cho

lượng đường saccarose tăng thêm (Kingston và Kirby, 1979).

Đối với Si, mía là cây trồng có khả năng hap thụ Si rất tốt Qua nghiên cứuthấy rằng ở cây mía được trồng trong thời gian 12 tháng sẽ có lượng silicon tích tụ

là 60,8 kg / 1.600m”

1.3 Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây mía

1.3.1 Tình hình nghiên cứu phân bón cho cây mía trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu sử dụng phân bón được các nước rất coi trọng Tỷ

lệ bón N:P:K và lượng bón cho mía giữa các nước cũng rất khác nhau Ở Sao Paulo

Brazil lượng phân NPK được khuyến cáo bón là 45 90 N, 160 120 P;Os, 60

-120 KạO đối với mía tơ và 45 - 90 N, 30 - 60 PzOs, 30 - 60 KạO đối với mía gốc Ở

11

Trang 28

Philipine lượng bón phân cho mía là 125N: 120 PO; : 180 K, O Ngoài ra việc sử

dụng phân tích lá để bón phân cho mía cũng được các nước áp dụng

Cây mía là cây C4 nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao Dé đạt được 100 tanmía/ha/vụ mía cần một lượng dinh đưỡng tương ứng là 208 kg N, 53 kg P, 280 kg K(Yadav và Yaduvanshi, 1993) Ở An Độ dé cho 1 tan mia thì cây mía cần một lượng

dinh dưỡng là 1,2 kg N; 0,46 kg P và 1,44 kg K (Srivastava và Malavolta, 1992),

còn ở Hawaii thì lượng dinh dưỡng đó là 0,48 kg N; 0,09 - 0,33 kg P và 0,75 kg K

(Clements, 1980) Ở Sao Paulo - Brazil lượng phân NPK được khuyến cáo bón là

45 - 90N, 160 - 120 PzOs, 60 - 120 KạO đối với mía tơ và 45 - 90 N, 30 - 60 PzOs,

30 - 60 KạO đối với mía gốc Ngoài ra việc sử dụng phân hữu cơ là rất cần thiếtgiúp giữ vững độ phì nhiêu đất đai, làm giàu thêm lượng mùn trong đất, giúp chocây sinh trưởng phát triển tốt Năng suất mía tăng lên theo chiều tỷ lệ thuận vớilượng phân bã bùn bón cho mía ở mức 0, 10, 20, 30 tan bùn ép/ha

Trong cây, N chiếm tỉ lệ khoảng 1% tổng trọng lượng chất khô, song nó có

vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, năng suất, chất lượng mía Đồng

thời N là mũi nhọn của chương trình bón phân cho mía (Mohan Naidu, 1987).

Ngoài ra, N ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của mía Thiếu

N mia phát triển kém, thân nhỏ và ngắn dẫn đến năng suất thấp Bon thừa N và matcân đối với các nguyên tố khác cây mía yếu ớt, dé bị đồ ngã và dé bị nhiễm sâu

bệnh, chất lượng mía kém Sự thiếu hụt N có ảnh hưởng đến sinh trưởng của câymía Cây mía thiếu N lá chuyên xanh sáng đến vàng đồng nhất Chop và lá già bị

chết hoại trước khi trưởng thành (Gascho và Taha, 1972; Anderson và Bowen,1990) Thiếu N làm giảm sự mỡ của lá, khoảng xuất hiện lá tăng và sự lão hóa cũng

tăng Vì vậy, những chdi mía thiếu N có thé chi có 4 — 6 lá thay vì 12 - 14 lá xanh

trên cây bình thường (Clement, 1980) Tỷ lệ vươn lóng của mía tăng liên tục ở các

mức bón N khác nhau đến khi lượng bón đạt tối thích Tốc độ vươn cao của mía rấtcao khi bón N ở lượng thấp và giảm dần khi tăng lượng N bón (Van Dellewijin,

1952).

Trang 29

Năng suất mía tăng cùng với việc tăng lượng N bón Khi bón lượng thấp,

hiệu suất tăng năng suất cao và sau đó giảm dần khi tăng lượng N bón Bón N cóảnh hưởng lớn đến tỉ lệ đường trong cây, bao gồm cả đường khử và đườngsaccarose Tỉ lệ đường khử so với tông số chất khô tăng theo lượng N bón Thời ky

mía thành thục, sự chênh lệch tỉ lệ đường khử giữa các mức N bón khác nhau có xu

hướng giảm dần, thậm chí bằng nhau khi mía chín Ngược lại, tỉ lệ đường saccarosegiảm dần khi lượng N bón tăng dần và sự khác biệt này ít thay đổi đáng kể cả khimía chín Ảnh hưởng của việc bón N đến năng suất và đường phụ thuộc rất nhiềuvào sự có mặt của các nguyên tố dinh dưỡng khác Cả hai nguyên tô P và K đều có

tác dụng thúc đây quá trình hút N của mía Ảnh hưởng xấu của việc bón lượng Ncao đến chất lượng mía được giảm nhẹ khi bón tăng lượng K cho mía Năng suất và

đường đạt cao nhất khi bón phối hợp lượng N cao với lượng K cao và thấp nhất khiphối hợp lượng N cao K thấp Chất lượng nước mía cao nhất khi bón phối hợp N

thấp K cao (Van Dellewijin, 1952) Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận cây mía

cần rất nhiều N và K (Roger, 1968)

Phân N được nhiều tác giả nghiên cứu và khuyến cáo rằng nó phải được bónvào thời kỳ đầu sinh trưởng, tức là trong vòng 3 tháng sau khi trồng Dot bón N đầutiên có thé tiến hành ngay khi hệ thống rễ phát triển hoặc bón lót cùng P và K lúctrồng, nhưng không nên bón lót toàn bộ Có thé bón N lần đầu cho mía gốc ngay

sau khi thu hoạch, hoặc trong vòng 1 tháng sau khi thu hoạch (De geus, 1973;

Srivastava và Malavolta, 1992) Kết thúc bón phân N ít nhất là 5 tháng trước khi thu

hoạch (Mohan Naidu và Arulraj, 1987) Tại Viện Nghiên cứu Mia An Độ (IISR),bón 150 N/ha ngay lúc trồng đạt năng suất mía tối đa trong điều kiện có tưới(Srivastava, 1968) Hiệu qua của phân N tăng đáng ké do bón đơn trên 150 kg N/havào rãnh cũng lúc trồng Trường hợp mức bón cao hơn chia làm 2 lần vào 45 — 90ngày Các kết quả nghiên cứu về đinh dưỡng khoáng của cây mía ở An Độ cho thấykhoảng 51% tổng lượng N yêu cầu được cây hút trong thời kỳ đẻ nhánh, 32% trongthời kỳ vươn long mạnh Vi vậy, N phải được bón trong vòng 12 tuần đầu ké từ khi

13

Trang 30

trồng, cách bón N tốt nhất là bón 30 ngày sau trồng để tránh hiện tượng rửa trôi

dinh dưỡng (Mohan Naidu và cs, 1987).

Si thấp là nguyên nhân làm giảm hàm lượng lignin của thành tế bao, gây nên

sự giảm hợp chat phenol Si ảnh hưởng đến hàm lượng va sự biến dưỡngpolyphenol và tương tác với các thành phần khác của thành tế bao qua liên kếtpectin và polyphenol Polyphenol là thành phần của con đường phòng thủ đầu tiên

của cây chống xâm nhiễm của nắm bệnh

Đối với Si, trong 1 vụ mía cây lay đi khoảng 380 kg Ayres (1966); Clements

và cs (1965) Trên đất nghèo Si, khi bón Si năng suất mia và năng suất đường tăng

10 — 50% Theo Raid và cs (1992) khi bón Si năng suất mía 2 vụ tơ và gốc tăng

20% với mức bón calcium silicate là 3 tắn/ha Đối với đất thiếu hụt Si, thường cần

bon calcium silicate với liều lượng 3-4 tan/ha hoặc xi măng với liều lượng 3 tân/ha.Việc bón tro lò và bã bùn cũng cho năng suất mía cao đối với các ruộng đất thiếu

hụt Si.

Theo De Camargo và es (2014), khi bón silicate với tỷ lệ < 200 kg/ha Si

trong rãnh lúc trồng được coi là một phương pháp quản lý dinh dưỡng cho mía trên

đất cát pha và đất cát với lợi ích bổ sung Si hòa tan trong đất, hấp thụ Si và năng

suất mia tăng, có thé giúp giảm bớt sự phá hại của sâu đục thân D.saccharlis

1.3.2 Tình hình nghiên cứu phan bón cho cây mía trong nước

Ở nước ta việc nghiên cứu sử dụng phân bón nói chung tiến hành rải rác trên

các vùng trồng mía trong cả nước Ở miền Đông Nam bộ lượng phân bón thường là

15-20 tấn phân hữu cơ, 100-250 N Tỷ lệ N:P:K là 2:1:2 hay 2:1: 1,5 Để có năngsuất 70-80 tan mía cây/ha phải bón 15-20 tan phân chuông, 140 kg N, 70 kg POs,

140 kg K;O va 2000 kg véi/ha (Duong Văn Xây và cs, 1995).

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Mia đường Bến Cát cho biết lượngphân cần bón như sau: 15-20 tan phân hữu cơ, 180 kg N, 90 kg P,Os, 180 kg K,O

và 1000 kg vôi/ha cho vùng đất xám miền Đông Nam bộ (Viện Nghiên cứu mía

đường Bến Cát, 1999) Trên vùng đất đồi nghèo dinh dưỡng theo khuyến cáo tỷ lệ

Trang 31

các loại N:P:K là 2:1:2 tương ứng 200 kg N, 100 kg P,O; và 200 kg KạO (Trần

Công Hạnh, 1999).

Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Quang Chơn (2001), mức bón NPKthích hợp cho cây mía trên chân đất xám là (kg/ha) 150 N + 200 P,O; + 100 KạO.Còn kết quả nghiên cứu của Cao Anh Đương và cs (2015) trên chân đất thấp tỉnhTây Ninh cho thay mức bón (kg/ha) 200 N + 40 P,O; + 250 K30 cho năng suất caotrong vụ mía tơ; mức bón (kg/ha) 150 N + 80 P;Os + 250 K;O cho năng suất caotrong vụ mía gốc; các mức bón (kg/ha) 150 N + 80 PO; + 300 K;O và 200 N + 40

P;Os + 250 K;O cho hiệu quả kinh tế cao trên nền đất thấp Đối với chân đất caovùng Đông Nam bộ, mức bón (kg/ha) 250 N + 60 PO; + 200 K;O cho hiệu qua

kinh tế cao nhất (Cao Anh Đương, 2017) Trong khi đó, kết quả nghiên cứu củaCông ty Cô phần Nghiên cứu ứng dung Mia đường Thanh Thành Công (2017) chothấy mức bón (kg/ha): 173 N + 73 PzOs + 240 KO cho năng suất đường cao nhất

trên chân đất thịt pha sét có cát, tăng 15,8% so với đối chứng bón (kg/ha) 184 N +

80 P;O; + 180 KạO Còn trên chất đất cát pha thịt, mức bón (kg/ha) 200 N + 80PO; + 150 K3O cho năng suất đường cao nhất, tăng 69,3% so với đối chứng bón

(kg/ha) 202 N + 120 PzOs + 201 KạO.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo kết quả nghiên cứu của Dương Minh

Viễn và cs (2006), ở trên chân đất phèn, việc bón phân bã bùn trở lại cho cây mía

ngoài việc nâng cao độ phì nhiêu đất, còn giúp cải thiện đặc tính lý, hóa học, sinh

học của đất và giúp tiết kiệm một lượng đáng ké phân vô cơ cần bón cho cây mía Ởvùng Hậu Giang, Nguyễn Kim Quyên và cs (201 1) cho rằng dinh dưỡng N cung cấp

từ đất ở các vùng trồng mía Hậu Giang không đủ đáp ứng cho cây mía đạt năng suấtcao Khi bón N ở mức 300 kg/ha làm tăng năng suất mía có ý nghĩa thống kê so vớikhông bón N Trong khi sự tăng năng suất của mía đường đạt thấp và chưa thấykhác biệt thống kê khi bón PzO; ở mức 125 kg P;Os/ha và K;ạO ở mức 200 kgK;O/ha Tuy nhiên, kali được xác định là có vai trò của quyết định đến chất lượng

mía khi thu hoạch vì nó làm tăng độ Brix nước ép.

lỗ

Trang 32

Theo Tran Thị Bé Hong và cs (2013), trên ruộng mía trồng với khoảng cách

hang 1,2 m, kiểu trồng nanh sấu, công thức phân bón 280 kg N/ha + 167 kg P;Oz/ha+ 180 kg K;O/ha + 2.333 kg phân hữu cơ HAC/ha giúp tiết kiệm giống, giảm chiphí sản xuất mía, tăng chiều cao cây, mật độ cây và năng suất mía Ngoài ra việc bồ

sung phân hữu cơ cho đất còn mang lại lợi ích về đặc tính lý, hoá học của đất.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn (2016) trên 4 vùng trồng mía chính

trên cả nước cho thấy dé đạt năng suất mia từ 80 — 90 tan/ha ở vùng Bắc Trung bộ

và Nam Trung bộ, 90 — 100 tan/ha ở vùng Đông Nam bộ, 100 — 120 tan/ha ở vùngĐồng bằng sông Cửu Long, thì cần bón phân NPK thích hợp nhất ở mức (kg/ha)

275 — 300 N, 135 — 150 POs, 275 — 300 K;O cho vùng Bắc Trung bộ và Nam

Trung bộ; 150 — 350 N, 80 — 175 P;Os; 250 — 350 K;O (kg/ha) cho vùng Đông Nam

bộ; và 375 — 400 N, 185 — 200 P;Os, 375 — 400 KạO (kg/ha) cho vùng Đồng bangsông Cửu Long Ngoài ra, cũng theo tac giả Pham Ngoc Tuan (2016), dé đạt được

hiệu quả sử dụng các công thức NPK nêu trên cao hơn, cần kết hợp chúng với việc

bón phân hữu cơ sinh học và vùi ngọn lá mía qua xử lý vi sinh, để vừa giúp tăngnăng suất, chất lượng mía nguyên liệu, lại vừa giúp nâng cao được độ phì nhiêu đấtnhư tăng hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng dễ tiêu, cải thiện mật độ VSV

có ích trong đất

Ít nhất phải có 1% Si trong lá mía (trọng lượng khô của lá) và khi lá mía chỉ

đạt 0,25% Si thi nang suat mia sé bi giam di 50% Theo Pham Ngoc Tuấn (2016),

bon NPK kết hợp phân hữu cơ, phế phụ phẩm và Si trên đất xám bạc màu cho năngsuất và chất lượng cao với năng suất quy 10 CCS bình quân 2 vụ đạt 119,18 tan/ha.Theo Viện Nghiên cứu Mia đường (2017), Si là nguyên tô ảnh hưởng đến kha năng

chống chịu sâu bệnh hại Lượng bón 210 N : 40 SiO, có nhiều ưu thế về chỉ tiêu

sinh trưởng, năng suất cao trên 75 tắn/ha và chữ đường trên 10 CCS

Theo Bùi Huy Hiền va cs (2019) đối với mía nếu bón xi lò nhiệt điện với

lượng 6,2 tan/ha thì năng suất mía tang 47 tan/ha (17,6%); nếu bón silicat canxi 1,7tan/ha thì năng suất tăng 35 tan/ha (26,7%); nếu bón xi silicat canxi 6,7 tan/ha thi

năng suất mía tăng 30 tan/ha (23,8%)

Trang 33

Nhìn chung, các tác giả đều nhấn mạnh việc cần thiết phải bón N cho cây

mía, một số tác giả khuyến cáo nên kết hợp bón Si giúp tăng năng suất mia Lượng

N thay đổi trong phạm vi khá rộng tùy thuộc vào đặc điểm từng vùng, phô biến là

150 — 350 kg N/ha, 0 — 40 kg SiOz/ha đối với vùng Đông Nam Bộ

17

Trang 34

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm tiến hành đồng thời:

- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng lượng phân đạm và silic đến năng suất và chat

lượng mía tỉnh Bình Dương.

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng lượng phân đạm và silic đến năng suất và chất

lượng mía tỉnh Tây Ninh.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10/2022 và thu hoạch vào tháng 9/2023

tại Viện Nghiên cứu Mia đường, xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Và

từ tháng 11/2022 và thu hoạch vào tháng 10/2023 tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

2.2.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết

2.2.3.1 Tỉnh Bình Dương

Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy điều kiện thời tiết Bình Dương tương đốithuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía Nhiệt độ không khítrung bình từ 26,5 — 27,9°C ở năm 2022, chênh lệch không nhiều giữa các thángtrong năm Nhiệt độ trung bình năm 2023 biến động từ 27,0 — 28,6°C Độ âm trungbình ở năm 2022 và 2023 đều trên 80% Lượng mưa trung bình năm 2023 dao động

từ 14,0 mm/tháng (tháng 2) đến 262,2 mm/thang (tháng 7), nam 2022 lượng mưa

trung bình ba tháng 10,11,12 là 153,6 mm/tháng.

Số giờ nắng 3 tháng cuối năm 2022 cao dao động từ 200,5 — 211,2 giờ/tháng.Năm 2023 có số giờ nắng từ tháng 1 đến tháng 9 là 178,3 — 277,0 giờ/tháng

Trang 35

Bang 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tinh Bình Dương năm 2022, 2023

Tháng Nhiệt độ trung Số giờ nắng Tổng lượng Độ âm trung

các nghiệm thức cân được tưới nước đủ âm đê cây mía sinh trưởng và phát triên tôt.

19

Trang 36

Bang 2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết tinh Tây Ninh năm 2022, 2023

(Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Tây Ninh, 2022,2023)

Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết của các điểm nghiên cứu tương đối

thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển

Ở thời kỳ sinh trưởng khác nhau của mía, nhu cầu nước cũng khác nhau Cụthé là thời kỳ mọc mam cần 4m độ đất khoảng 65%, đưới 5% có thé làm hom thốikhô, mầm và cây con chết, tỷ lệ mọc mầm giảm khi hàm lượng nước trong homdưới 50% và mat khả năng mọc mam khi hàm lượng nước trong hom đưới40%.Thời kỳ đẻ nhánh cần 4m độ đất từ 55-70% Thời kỳ lam long vươn cao cần

âm độ đất từ 70-80% Thời ky chin cần âm độ dat từ 50-60%, nếu âm độ đất quácao sẽ cản trở sự tích lũy đường làm hàm lượng đường thấp và mía chậm chín

2.2.4 Đặc điểm dat khu vực thí nghiệm

2.2.4.1 Đặc điểm đất tại khu thí nghiệm Bình Dương

Kết quả phân tích Bảng 2.3 cho thấy khu đất khảo nghiệm có thành phần cơgiới nhẹ, kết cầu kém, dễ thoát hơi nước Đất chua, hàm lượng mùn tầng đất mặtnghèo, các chất tổng số nghèo, đặc biệt rất nghèo lân Si tổng số trong đất nhiều

Trang 37

nhưng ở dạng cây khó hút được (thạch anh,) phải nhờ quá trình phòng hóa một phần

Si được giải phóng ra có thé chuyên thành axit silic (H„S¡O¿) trong dung dịch, mộtphan lại có thé bién thành keo silic

Nhìn chung, đất tại nơi tiến hành thí nghiệm tại Bình Dương, có thé trong mia

và các cây công nghiệp Tuy nhiên, do độc canh mia lâu năm nên đất mat nhiều chatdinh dưỡng dẫn đến đất còn nghèo dinh dưỡng, dinh dưỡng dé bị rửa trôi, cần bổ

sung phân chuồng, vôi, đạm, lân và kali, silic cho đất trồng.

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong đất ở khu vực thí nghiệm tại tỉnh Bình

SiO, tổng số % Ref số tay Viện NHTN 78,14

(Nguôn: Viện Nghiên cứu Mía đường, 2022)

2.2.4.2 Đặc điểm đất tại khu thí nghiệm Tây Ninh

Kết quả phân tích ở Bảng 2.4 cho thấy đất vùng khảo nghiệm là loại đất cátpha thịt, thành phan cát chiếm tỷ lệ cao với 83,10 % pH trung tính nên không cần

bón vôi bô sung.

21

Trang 38

Đất ở khu khảo nghiệm chất hữu cơ tổng số rất nghèo, đạm tông số nghèo,

lân tổng số nghèo, kali tổng số rất nghèo Si có nhiều trong đất nhưng chủ yếu làdạng tổng số cây khó hút được Bên cạnh đó đất nhiều cát, khả năng hấp thu chấtdinh dưỡng kém, kết hợp với lượng mưa hang năm lớn, mưa tập trung nên các chấtdinh dưỡng bị rửa trôi Vì vậy, cần bón phân hữu co, đạm, lân, kali, silic cho đấttrồng mía

Bảng 2.4 Thanh phần dinh dưỡng trong đất ở khu vực thí nghiệm tại tinh Tây Ninh

Chỉ tiêu Đơn vị KG cửa Kết quả

SiO, tổng số % Ref số tay Viện NHTN 73,44

(Nguôn: Viện Nghiên cứu Mia đường, 2022)

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Giống mía

Giống được sử dụng trong nghiên cứu là giống KK3 Giống KK3 là con lai của

85-2-352 x K84-200 và là giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan được nhập nội vào năm

2009 Giống mía có khả năng mọc mầm và đẻ nhánh sớm, tập trung Tỉ lệ mọc mầm và

sức đẻ nhánh khá, tốc độ làm long vươn cao kha nhanh, khả năng tái sinh khỏe Mật độ

cây hữu hiệu cao, đường kính thân trung bình, tốc độ tăng trưởng khá

Trang 39

Đây là giống không hoặc ít ra hoa, trong điều kiện thâm canh năng suất trên 100

tan/ha Giống mía KK3 là giống chín trung bình sớm, tỉ lệ đường trên mia cao trên10CCS KK3 có thể bố trí vào cơ cấu các giống mía thu hoạch đầu và giữa vụ chế

biên.

2.3.2 Phân bón

- Dam Urea Phú Mỹ 46,3% N

- Lan super Long Thành 16% POs, 10% S, 15% CaO, 12ppm Cd, độ âm 12%

- Kali clorua Ca Mau 61% K;O

- Kalisilicate An Độ 32,4% K¿O, 52,8% SiO,

2.4 Phương pháp bố tri thí nghiệm

Trong đó, N là yếu tố chính với 4 mức, được bồ trí trên lô phụ và Si là yếu tố phụ

với 3 mức được bô trí trên lô chính như sau:

23

Trang 40

Yếu tố lô chính - Si Yếu tổ lô phụ - N

Si; = 0 kg Si0,/ha N, = 130 kg N/ha

S1; = 50 kg SiO,/ha N¿ = 180 kg N/ha (đối chứng)

Sis = 100 kg SiOz/ha N3 = 230 kg N/ha

Ny = 280 kg N/ha Quy m6 thi nghiém:

Diện tích mỗi 6 cơ sở là 50m” (7,8 m x 1,6 m) được trồng 4 hàng kép

Tổng ô cơ sở: 12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 36 ô

Tổng diện tích thí nghiệm: 36 6 x 50 m” = 1.800 m’ (chưa kể bảo vệ và

đường lô).

Mật độ trồng 4 hom, 3 mắt mầm/m dai, hàng kép tương ứng 64.500 hom 3mắt mam/ha tương đương 10 tan mía giống/ha

Bảng 2.5 Luong phân bón cho mía trên 1 ha/ vu (kg/ha)

Lượng nguyên chât Loại phân STT Lan

N SiO, K,0 P20; Ure Kalisilicate KCl

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w