1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của thỏ oryctolagus cuniculus ở vùng đô thị mới tỉnh bình dương tại trường đh mở tp hcm cơ sở iii bình dương

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

So sánh số lượng bạch cầu giữa thỏ đực và thỏ cái lúc trưởng thành.. ❖ Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu ở thỏ đực và cái trưởng thành.. Trường hợp muốn ghép thỏ con sơ sinh vào thỏ mẹ

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GVHD:PGS.TS TRỊNH HỮU PHƯỚC SVTH: LÊ PHI ANH

MSSV: 30400012

NIÊN KHÓA: 2004 – 2008

Tp.Hồ Chí Minh, năm 2008

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

ĐẶT VẤN ĐỀ 9

Phần 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11

1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Dương 12

1.4.2 Các loại cây họ đậu và phụ phẩm trồng trọt 20

1.4.3 Thức ăn tinh bột 20

1.4.4 Thức ăn bổ sung đạm 21

1.5 Hiệu quả kinh tế 21

1.5.1 Hiệu quả nuôi thỏ sinh sản 21

1.5.2 Lợi ích của thịt thỏ 21

Trang 3

1.6 Tác dụng sinh lý của hormon 22

1.6.1 Hormon tăng trưởng GH (Growth Hormone) 22

1.6.2 Hormon tuyến giáp 23

1.7 Sinh lý máu 24

1.7.1 Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu 24

1.7.2 Hồng cầu 25

1.7.3 Bạch cầu 27

Phần 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 32

2.5.2 Quan sát đặc điểm và sự phát triển của thỏ 36

2.5.3 Phương pháp đo kích thước thỏ 37

2.5.4 Đếm số lượng hồng cầu ở thỏ trưởng thành 38

2.5.5 Đếm số lượng bạch cầu ở thỏ trưởng thành 40

2.5.6 Xác định công thức bạch cầu 41

2.5.7 Phương pháp xử lý số liệu 42

Phần 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

3.1 Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái của thỏ 44

Trang 4

3.2 Kết quả theo dõi sự tăng trưởng của thỏ 45

3.3 Kết quả đếm số lượng hồng cầu ở thỏ trưởng thành 49

3.4 Kết quả đếm số lượng bạch cầu ở thỏ trưởng thành 51

3.5 Công thức bạch cầu ở thỏ trưởng thành 52

3.6 Kết quả đo kích thước thỏ 54

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Xin tri ân cha mẹ

Em xin cảm ơn quý thầy cô trong ban giám hiệu trường ĐH Mở tp HCM Cảm ơn quý thầy cô ở khoa CNSH đã tận tình truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm sống và làm việc quý báu để em tiếp cận với nền tảng khoa học, để em có được hành trang tri thức bước vào đời

Em xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS.TS Trịnh Hữu Phước, người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em thực hiện đề tài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thanh đã tạo điều kiện cơ sở vật chất và động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Thúy Anh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em rất nhiều điều

Em xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Kim Đông đã chỉ bảo và động viên em trong việc thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Giống thỏ New Zealand White 17

Hình 1.2 Giống thỏ California 18

Hình 1.3 Giống thỏ Chinchilla 18

Hình 1.4 Giống thỏ đen Việt Nam 20

Hình 1.5 Giống thỏ xám Việt Nam 20

Hình 2.1 Chuồng nuôi thỏ tại Bình Dương 33

Hình 2.2.Cách phân biệt thỏ đực và thỏ cái 34

Hình 2.3 Hồng cầu nhìn dưới kính hiển vi 40

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phương pháp đo kích thước thỏ 37

Bảng 3.1 Đặc điểm của thỏ từ khi mới sinh đến 30 ngày tuổi .44

Bảng 3.2 Kết quả theo dõi trọng lượng của thỏ đực và cái từ 1 – 150 ngày tuổi 45

Bảng 3.3 Tốc độ tăng trọng theo ngày tuổi của thỏ (gam) 47

Bảng 3.4 Số lượng hồng cầu trung bình ở thỏ trưởng thành .49

Bảng 3.5 Số lượng bạch cầu trung bình ở thỏ trưởng thành 51

Bảng 3.6 Công thức bạch cầu trung bình của thỏ cái lúc trưởng thành 52

Bảng 3.7 Công thức bạch cầu trung bình của thỏ đực lúc trưởng thành 52

Bảng 3.8 Chiều dài bàn chân phải, vành tai phải, đuôi của thỏ theo ngày tuổi .54

Bảng 3.9 Chiều dài thân, đầu và tỉ lệ thân đầu của thỏ từ 1 đến 150 ngày tuổi .56

Bảng 4.1 Kết quả theo dõi trọng lượng của thỏ đực và cái từ 1 – 150 ngày tuổi .66

Bảng 4.2 Thể trọng và tốc độ tăng trọng của thỏ Ta 68

Bảng 4.3 Chiều dài bàn chân phải, vành tai phải, đuôi của thỏ từ 1 – 150 ngày tuổi

69

Bảng 4.4 Chiều dài thân, đầu và tỉ lệ thân đầu của thỏ từ 1 – 150 ngày tuổi 72

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Đồ thị 3.1 Sự tăng trưởng của thỏ đực và thỏ cái từ 1 ngày tuổi cho đến 150 ngày tuổi 46 Đồ thị 3.2 Tốc độ tăng trọng theo ngày của thỏ nuôi tại Bình Dương so với thỏ Ta 48 Đồ thị 3.3 Chiều dài bàn chân phải, vành tai phải, đuôi của thỏ từ 1 đến 150 ngày tuổi 55 Đồ thị 3.4 Chiều dài thân, đầu và tỉ lệ thân đầu của thỏ từ 0 đến 150 ngày tuổi .57 Biểu đồ 3.1 So sánh số lượng hồng cầu giữa thỏ đực và thỏ cái lúc trưởng thành 50 Biểu đồ 3.2 So sánh số lượng bạch cầu giữa thỏ đực và thỏ cái lúc trưởng thành 51 Biểu đồ 3.3 So sánh công thức bạch cầu giữa thỏ đực và thỏ cái lúc trưởng thành 53

Trang 9

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHOÁ LUẬN

GH: Human growth hormone STH: Somatotropin hormone TSH: Thyroid stimulating hormone

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thỏ (Oryctolagus cuniculus) là loài vật được con người thuần hóa từ lâu để trở

thành con vật nuôi, cung cấp thực phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế

Thỏ là vật nuôi trong gia đình nông thôn rất phù hợp với nhiều hộ nông dân ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và cần được khuyến khích phát triển Khác với nuôi lợn, gà, vịt… sử dụng 90-95% thức ăn tinh, thỏ là con vật có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh như là các loại cỏ, lá cây… và chuyển hóa một cách có hiệu quả từ rau cỏ sang thực phẩm cho con người Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi ngành chăn nuôi gia cầm đang ngừng trệ do đại dịch cúm H5N1 đe dọa, thì nghề nuôi thỏ có lẽ là một hướng chọn lựa kịp thời và đúng đắn cho nhiều hộ chăn nuôi hoặc muốn chuyển nghề

Như vậy, trong những nước hay vùng không có nguồn ngũ cốc dư thừa thì chăn nuôi thỏ là môt trong những phương án tốt nhất để sản xuất ra nguồn protein động vật cần thiết cho dinh dưỡng con người một cách kinh tế

Chăn nuôi thỏ đem lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho người chăn nuôi vì thỏ sinh sản rất nhanh do độ tuổi sinh sản chỉ khoảng 6-7 tháng và thời gian mang thai rất ngắn chỉ khoảng 1 tháng Bên cạnh đó, thức ăn của thỏ rẻ tiền và ít cạnh tranh với các loại gia súc khác Mặt khác nuôi thỏ đầu tư ít vốn, từ khâu chọn giống đến thức ăn, lao động chuồng trại không nhiều mà cũng đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao

Nghề nuôi thỏ không cần lao động nặng nhọc, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình như phụ nữ, trẻ em hay người cao tuổi Đặc biệt đây là ngành chăn nuôi khá phù hợp cho người lớn tuổi cần lao động nhẹ nhàng chăm sóc tỉ mỉ và chu đáo

Nuôi thỏ cung cấp thịt nhanh, khoảng 3 tháng là có thể xuất chuồng được Ngoài ra thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng tốt, thịt ngon, ít mỡ và nhiều đạm dễ tiêu hóa

Trang 11

Trong tương lai gần với dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu thực phẩm cho người dân ngày càng lớn, nhu cầu nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng tăng lên

Nhưng ở Việt Nam, nguồn giống thỏ tốt để cung cấp cho thị trường không đủ Giống thương phẩm chuẩn cũng rất khó khăn Có nơi mua về mới phát hiện hoặc tự nó bộc lộ các khuyết điểm, khuyết tật của con giống (về sinh sản, về ngoại hình, về bệnh tật… )

Yêu cầu của các nhà chăn nuôi là đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất với năng suất cao và chi phí tối thiểu

Với mong muốn tìm hiểu đời sống của loài thỏ, chúng tôi thực hiện đề tài : “

Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của thỏ (Oryctolarus cuniculus)

trong điều kiện khí hậu vùng đô thị mới tỉnh Bình Dương (Tại trường ĐH Mở tp.HCM - Cơ sở III Bình Dương)

Mục tiêu :

Xác định tốc độ sinh trưởng của thỏ từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành

Qua đó góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng đàn giống nuôi phục vụ cho thị trường địa phương, tạo thêm nguồn đạm động vật trong khẩu phần dinh dưỡng

Giới hạn đề tài:

❖ Quan sát đặc điểm hình thái, biểu hiện của thỏ từ khi còn nhỏ

❖ Đo chiều dài đầu, thân, đuôi, vành tai, bàn chân sau…qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

❖ Khảo sát sự thay đổi thể trọng của thỏ qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

❖ Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu ở thỏ đực và cái trưởng thành ❖ Xác định công thức bạch cầu ở thỏ đực và cái trưởng thành

❖ Trong điều kiện nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ có thể thực hiện nghiên cứu từ tháng 02/2008 đến tháng 07/2008

Trang 13

1.1 GIỚ I THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG [22]

1.1.1.Vị trí địa lý

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của quốc gia như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện với 89 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn Bình dương hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa mạnh, do vậy tỉ lệ các vùng đô thị hóa cũng khá mạnh

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1) Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9500 - 100000C, số giờ nắng trung bình 2400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ

Chế độ gió tương đối ổn định, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa

Trang 14

Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến động

Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

1.1.3 Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150 Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m

Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:

Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m

Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m

Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp

1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦ A THỎ [10,12]

Trang 15

Tùy theo giống mà thỏ có kích cỡ khác nhau Song trung bình, một con thỏ trưởng thành có thể dài 40cm và nặng từ 1,2 đến 2kg trở lên Cả con đực và con cái đều có kích thước tương đương nhau

Thỏ nhà là loài gia súc tương đối yếu, khá nhạy cảm và dễ có phản ứng cơ thể với những điều kiện thay đổi của môi trường bên ngoài như nắng, mưa, ẩm độ, nhiệt độ, thức ăn, nước uống, tiếng ồn và các ô nhiễm môi trường khác Vì vậy, người nuôi thỏ cần phải hiểu rõ về các đặc tính sinh học nhằm bảo đảm tạo cho thỏ đầy đủ các yêu cầu tối ưu nhất cho thỏ sinh sống, khi môi trường sống có sự thay đổi thì biết cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi

1.2.1 Cơ thể [10]

❖ Mắt

Có tầm nhìn rộng gần 1800, quan sát tốt ở hai bên, trên và dưới

Thỏ nhìn tốt hơn chúng ta trong ánh sáng lờ mờ Do vậy, trong đêm tối thỏ vẫn có thể ăn uống ban đêm cũng như ban ngày

❖ Đặc điểm về khứu giác :

Thỏ có 100 triệu thụ quan giúp chúng nhận ra mùi, thỏ có thể nhận ra bạn từ mùi trên thân thể bạn Thỏ con có thể ngửi biết một động vật lạ hay một người đến gần chúng Thỏ giật giật cái mũi từ 20 đến 120 lần/phút để đánh hơi nhận ra mùi

Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, nó có thể ngửi mùi mà phân biệt được con của nó hay của con khác Trường hợp muốn ghép thỏ con sơ sinh vào thỏ mẹ khác để nuôi ta nên sử dụng một số chất có mùi thoa trên cả thỏ con của thỏ mẹ và thỏ con ghép vào để thỏ mẹ không phân biệt được, để sau một giờ nhốt chung mà thỏ mẹ không phân biệt được thì coi như là ghép thành công

Trang 16

Thính giác của thỏ rất tốt, thỏ có đôi tai lớn và dài, dễ bị tổn thương và có thể xoay mọi hướng Đôi tai giúp thỏ nhận ra âm thanh từ bất kì vị trí nào Tai thỏ tỏa nhiệt từ cơ thể để giữ cho cơ thể được mát mẻ Thỏ nghe được những âm thanh có âm vực thấp hơn so với con người Thỏ rất nhạy cảm với tiếng động dù là rất nhẹ và chúng cũng rất nhát dễ sợ hãi, do vậy trong chăn nuôi tránh tiếng động ồn ào cho thỏ

❖ Chân :

Thỏ có đôi chân sau dài,thỏ chạy thành đường zích zắc để thoát khỏi những động vật ăn thịt Muốn nhấc con thỏ lên ngang ngực, chúng ta nên đặt một bàn tay trước ngực và một bàn tay dưới mông thỏ để nâng nó lên

❖ Thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở :

Nhiệt độ cơ thể của thỏ phụ thuộc và tăng theo nhiệt độ môi trường không khí từ 38 - 410C thì thỏ có thân nhiệt khoảng 39,50C

Dưới dây là những dấu hiệu về sự sống của thỏ nhà : - Nhịp thở : 30 đến 60 nhịp thở/phút

- Thân nhiệt : 38,5 đến 400C - Mạch : 140 đến 150

- Nhịp tim : 180 đến 300 nhịp đập/phút

1.2.2 Những vấn đề khác [10]

❖ Tuổi thọ của thỏ :

Thay đổi tùy theo giống và môi trường nuôi, song nhìn chung tuổi thọ của thỏ trong phạm vi từ 5 đến 15 năm

❖ Tập tính và nhu cầu của thỏ :

Trang 17

Thỏ cần có sự chăm sóc phù hợp và thỏa đáng

Thỏ cần nhai gặm Do đó, chúng ta nên cung cấp nhiều đồ vật có thể gặm cho chúng

Thỏ là loài khá yếu nên chúng ta cần thận trọng khi nhấc chúng lên

Nước tiểu của thỏ nặng mùi Do đó ta cần thay ổ của chúng thường xuyên

1.3 CÁC GIỐNG THỎ [12]

Các giống thỏ nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ thỏ rừng (

Orytolagus cuniculus ) thuộc họ thỏ nhà và thỏ rừng ( Leporidae ) , trong bộ Gậm nhấm riêng biệt có răng cửa kép ( Lagomorpha ), của lớp động vật có vú (

Mammalia )

Nói chung sự thuần hóa thỏ rừng thành thỏ nhà chỉ khoảng vài trăm năm gần đây Thỏ rừng ở Châu Âu được phát hiện bởi những nhà ngữ âm học khi họ đến bờ biển Tây Ban Nha ở thời kì La Mã Cuối thế kỉ 19 và nhất là đầu thế kỉ 20 cùng với phương pháp nuôi nhốt đã được chọn lọc và thay đổi dần về ngoại hình ,sinh lí thích nghi với hoàn cảnh cụ thể và khả năng sản xuất phù hợp với yêu cầu chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp

1.3.1 Một số giống thỏ hướng thịt chủ yếu và phổ biến ở Việt Nam

- Thỏ NewZealand

Giống thỏ này được nuôi nhiều và phổ biến nhiều nơi trên thế giới do khả năng thích nghi cao với các điều kiện sống Giống thỏ này có toàn than màu trắng, lông dày, mắt đỏ như hòn ngọc, có tầm vóc trung bình, thỏ trưởng thành nặng khoảng 4,5-5 kg Mỗi năm thỏ đẻ trung bình 5-6 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình 6 -7 con, như vậy đối với giống thỏ này môt thỏ cái trung bình cho 20-30 con mỗi năm Thỏ cai sữa thường được nuôi vỗ béo đến 90 ngày tuổi thì giết thịt, như vậy nuôi thỏ mẹ một năm có thể sản xuất từ 30-45 kg trọng lượng sống, nếu nuôi tốt có thể đạt 60-90 kg và thêm từ 20-30 tấm lông da

Trang 18

Hình 1.1 Giống thỏ New Zealand White

- Thỏ California

Giống thỏ này được tạo ra và phát triển từ Mỹ (khoảng 1920) từ 2 giống NewZealand White với Himalayan và sau đó có sự tham gia của giống Chinchilla với mục tiêu tạo ra giống thỏ có thịt và len có chất lượng cao Chúng được nhập vào nước Anh lần đầu tiên vào 1958, tuy nhiên đến 1960 mới được công bố nhập chính thức với số lượng 400 con Đây là giống thỏ tạo ra được lợi tức cao cho những ngưới nuôi thỏ thương phẩm Đặc điểm của giống thỏ này là có bộ lông màu trắng tuyết, trừ hai tai thỏ có màu đen, mũi, đuôi và 4 chân có màu tro hoặc màu đen Thỏ trưởng thành có trọng lượng 4 - 4,5 kg, con đực nặng từ 3,6 - 4,5 kg, con cái nặng 3,8 - 4,7 kg Mỗi năm thỏ đẻ khoảng 5 lứa,mỗi lứa khoảng 5 - 6 con Thỏ này đã nhập vào nước ta ở Sơn Tây (1977) và đã thích nghi với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng chăm sóc.Thỏ California có tầm vóc trung bình, tỉ lệ xẻ thịt cao từ 55-58%, chúng được nuôi phổ biến trên thế giới và trở thành giống thỏ thịt đứng hàng thứ 2 trên thế giới (SandFord,1996)

Trang 19

Hình 1.2 Giống thỏ California

- Thỏ Chinchilla

Thỏ Chinchilla được tạo ra từ thỏ rừng và 2 giống thỏ Blue Beverens và Hymalayans Chinchilla được xem như là giống thỏ cho len.Giống thỏ này có 2 dòng ,1 dòng có trọng lượng 4,5-5 kg (Chinchilla giganta) và dòng kia 2-2,5 kg lúc trưởng thành , giống thỏ này đẻ trung bình mỗi lứa từ 6-8 con, có khả năng thích nghi với các điều kiện chăn nuôi khác nhau.Thỏ có lông màu xanh,lông đuôi trắng pha lẫn xanh đen;bụng màu trắng xám đen

Hình 1.3 Giống thỏ Chinchilla

Trang 20

- Thỏ Việt Nam :

Nhóm giống thỏ ở Việt Nam được du nhập từ nước Pháp vào khoảng từ 70-80 năm trước đây Chúng đã được lai tạo giữa nhiều giống khác nhau, nên đã có nhiều hình dạng về ngoại hình, thể vóc, phần lớn có lông ngắn, màu vàng trắng mốc, ánh bạc, khoang trắng đen, trắng vàng, trắng xám có thể trọng nhỏ không quá 2 kg, người ta thường gọi tên theo màu sắc như : thỏ Đẻ thì nhỏ con, nhẹ trọng lượng 2,2-2,5 kg chúng có màu lông khoang, loang lỗ trắng, vàng đen, xám, chân thô, tai dài Thỏ này tăng trọng chậm, cho năng suất thịt thấp; thỏ Xám có lông ngắn màu xám, riêng màu lông ở vùng dưới bụng, ngực, đuôi có màu xám nhạt hơn, hoặc có màu xám trắng Màu mắt đen, đầu nhỏ, lưng khum, trọng lượng trưởng thành 2,5-3kg ; và thỏ Đen có lông ngắn, có màu đen tuyền, màu mắt đen, đầu to vừa, miệng nhỏ, bụng thon, 4 chân dài thô, xương thô Trọng lượng trưởng thành 2,6-3,2 kg Một vài nơi còn có các giống thỏ lông xù màu trắng do có màu của giống Angora

Đặc điểm sinh sản của 2 giống thỏ Xám và Đen của Việt Nam có khác so với thỏ mới nhập nội và thỏ lai thương phẩm khác Chúng vẫn còn bảo tồn tính năng sản xuất của thỏ rừng xa xưa như động dục sớm 4,5 – 5 tháng tuổi , mắn đẻ -sau khi đẻ từ 1- 3 ngày đã chịu đực phối giống lại, thỏ vừa tiếp sữa vừa nuôi con và có chữa nên nếu gia đình có điều kiện tốt thì thỏ sẽ đẻ liên tục ,mỗi năm từ 7-8 lứa và dao động từ 1-11 con /lứa

Một trong những tập tính của thỏ là nhổ lông làm ổ đẻ, đối với tập tính này, thỏ Đen và thỏ Xám của Việt Nam thể hiện rõ hơn so với thỏ nhập nội Các thỏ trước khi đẻ thường tự cắp rác, rơm, cỏ vào trong ổ và tự nhổ nhiều lông bụng, ngực để trộn thành tổ ấm mềm, dễ đẻ con Trong đó ít có trường hợp đẻ con ngoài ổ

Ngoài ra còn có 1 số giống thỏ khác có tiếng trong những khu vực hay những châu lục khác như nhóm thỏ cho lông len Angora, American Sable, Britannia Petite…

Trang 21

Hình 1.4 Giống thỏ đen Việt Nam Hình 1.5 Giống thỏ xám Việt Nam1.4 THỨC ĂN CHO THỎ [12]

1.4.1 Rau cỏ

Thỏ có thể ăn nhiều loại cỏ, các loại rau cỏ thỏ có thể ăn như: Rau lang, rau

muống, rau trai… và các loại cỏ như cỏ lông tây (Brachiaria mutica), cỏ lá tre

(Paspalum compresum), cỏ chỉ (Cynodon daetylon), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ ống (Panicum repens), cỏ voi (Penisetum purpureum)…

Cỏ nên cắt trước khi ra hoa Vì đã ra hoa thì chất lượng sẽ giảm đi do dẫn xuất trong đạm giảm, trong lúc hàm lượng xơ và các chất khó tiêu hoá tăng lên như lignin, cutin, silica… Do đó cho thỏ ăn cỏ tươi có nhiều nước ta có thể không cần cho thỏ uống nước

Số lượng cỏ cho thỏ ăn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khẩu phần của thỏ có cho ăn thêm thức ăn tinh hay không, thông thường thỏ cái ăn khoảng 1 – 1,5 kg/ngày

1.4.2 Các loại cây họ đậu và phụ phẩm trồng trọt

Một số các loại có họ đậu như stylo, clover, bình linh (Leuceana lecocephata), so đũa (Sesbania grandiflora)…Các loại cỏ khô vàm lá đậu khô và các phụ phẩm ở

chợ như lá cải, xu hào, rau má, củ cải, cà rốt, vỏ trái cây cũng có thể cho thỏ ăn, ngay cả các loại rau có mùi thơm như sả, tía tô, rau húng thỏ cũng ăn được

1.4.3 Thức ăn tinh bột

Gồm có lúa, ngô, khoai, sắn,… dùng để bổ sung thêm cho thỏ Bắp và lúa thường được ngâm nước cho mềm trước khi cho ăn Lúa mọc mầm cho ăn rất tốt, thường lúa ngâm từ chiều ngày hôm trước đến chiều hôm sau, rồi trải ra trên mặt

Trang 22

nền bóng mát và sáng hôm kế thì lấy lúa nẩy mầm cho thỏ ăn, chỗ nào chưa dùng tới thì cứ ủ bao và tưới nước mỗi ngày một lần

1.4.4 Thức ăn bổ sung đạm

Bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu (đậu nành, dừa, bông vải, phọng) cũng được dùng để trộn vào hỗn hợp thức ăn cho thỏ tuỳ theo yêu cầu chất lượng của hỗn hợp thức ăn

1.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ

1.5.1 Hiệu quả nuôi thỏ sinh sản [19]

Chăn nuôi thỏ đầu tư thấp, phù hợp với mọi nông hộ trên mọi miền của đất nước Con giống chỉ cần bỏ tiền mua lần đầu là có thể nuôi liên tục được Chuồng trại có thể tận dụng vật liệu rẻ tiền để tự làm Thức ăn cho thỏ chủ yếu là thức ăn thô xanh (65-80%), dễ kiếm và tận dụng như lá su hào, bắp cải, lá sắn, lá sung, lá đu đủ, lá sắn dây, dây lá khoai lang, lá râm bụt, lá lạc, rau muống, rau sam, sắn, bí đỏ, củ dong, ngọn mía, bã chè, vỏ chuối Với quy mô gia đình nuôi từ 6 -10 con đẻ 6 -7 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con nuôi sống đến cai sữa 90%, đến xuất chuồng là 85% sẽ cho sản phẩm trung bình là 40 thỏ cai sữa bán giống 1,2 - 1,5 kg/con (40 con x 1,5 x 55.000 - 60.000đ/kg giống = 3,6 triệu đồng) hoặc 35 thỏ thịt (2,8 - 3 kg/con) thu được 3,67 triệu đồng (35 con x 3 x 35.000 - 40.000đ/kg thịt) Như vậy, với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế khá lớn Vì vậy, hiện nay nhiều vùng, miền địa phương đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ canh tác kém hiệu quả hoặc chăn nuôi lớn không đủ mức đầu tư sang chăn nuôi thỏ

Chăn nuôi thỏ đầu tư thấp nhưng lãi suất cao, không lây bệnh sang người, thịt thỏ có dinh dưỡng cao, ít mỡ, ít cholesteron, thơm ngon nên thị trường ưa chuộng

Trang 23

Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng, chữa đầu váng, háo khát dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống Dùng ngoài, xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu, mắt mờ, có màng mộng, đau mắt Tiết thỏ (thỏ huyết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ trẻ em, trúng độc, sang lở

1.6 TÁC DỤNG SINH LÝ CỦ A HORMON [3]

Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể Về tác dụng này phải kể đến hormon kích thích sự phát triển (STH), hormon kích thích tuyến giáp (TSH) của tuyến yên và hormon thyroxin của tuyến giáp Sự phát triển bình thường, nhất là về mặt hình dạng, kích thước của cơ thể phụ thuộc vào các hormon này

Hormon tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất và năng lượng Quá trình chuyển hóa, dự trữ, huy động và biến đổi của vật chất và năng lượng trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào các hormon như hormon kích thích sự phát triển (STH) của tuyến yên, thyroxin của tuyến giáp, glucorticoid của phần vỏ tuyến thượng thận, isulin và glucagon của tuyến tụy, parathormon của tuyến cận giáp Chúng tạo ra sự cân bằng hài hòa của hai quá trình đồng hóa và dị hóa.

1.6.1 Hormon tăng trưởng GH (Growth hormone ) [9]

Hormon tăng trưởng GH do thuỳ trước tuyến yên tiết ra Là một protein, trọng lượng phân tử thay đổi theo loài, ở người là 21500, lợn là 42250 Gồm 191 acid amin, cấu trúc phân tử có hai cầu nối disulfua

Trang 24

Chức năng của GH là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể động vật.GH tác dụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về chiều dài của hệ thống xương GH có tác dụng phối hợp với thyroxin của tuyến giáp

Khi ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ, ưu năng sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón, còn nhược năng trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn, nhưng cơ thể cân đối Nhược năng sau tuổi dậy thì gây bệnh rối loạn sinh dục

Tham gia vào các quá trình : chuyển hóa protein làm tăng tổng hợp protein ở cơ, chuyển hóa lipid làm thoái biến lipid và kìm hãm quá trình chuyển glucid thành lipid ; chuyển hóa glucid làm ức chế enzym hexokinase làm cho glucose không chuyển hóa gây ra bệnh đái đường do tuyến yên Nó cũng tham gia chuyển hóa phospho (P), cắt bỏ tuyến làm giảm phospho huyết, làm huy động phospho và calci

1.6.2 Hormon tuyến giáp

Hormon tuyến giáp bao gồm hai loại thyroxin (T3,T4) do tế bào nang tuyến tiết ra và calcitonin do tế bào C tiết ra

Phát triển cơ thể: tham gia sự tăng trưởng và thành thục các chức năng cơ thể: hệ xương, da lông, sinh dục…tham gia chuyển hóa năng lượng; điều hòa thân nhiệt; chuyển hóa glucid, protein, lipid, nước

Tham gia điều hòa thần kinh thực vật, tăng khả năng hưng phấn của hệ thần kinh

❖ Calcitonin

Calcitonin là một hormon polypeptid được tạo bởi tế bào cận nang hoặc tế bào

Trang 25

Vì tác dụng quan trọng nhất của nó là giảm lượng calci trong máu, nên calcitonin là một hormon đối kháng trực tiếp với hormon tuyến cận giáp được tạo bởi tuyến cận giáp

Calcitonin nhắm đến xương nơi mà nó:

- Ức chế hoạt động của tế bào tủy xương và do đó sẽ ức chế sự hấp thu lại và phóng thích những ion calci ra khỏi chất xương

- Kích thích sự tiếp nhận và đồng hóa calci vào cơ chất xương Vì vậy, calcitonin có tác dụng dự trữ xương

Calcitonin có ý nghĩa quan trọng đối với con người khi còn nhỏ, lúc này cơ thể tăng trưởng nhanh và các xương thay đổi nhanh chóng cả về hình dạng và kích thước

Ở người lớn calcitonin chỉ còn là một tác nhân hypocalcemie (làm giảm hàm lượng calci trong máu) yếu kém

1.7 SINH LÍ MÁU

1.7.1 Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu [5]

Máu là một chất lỏng lưu thông khắp cơ thể để đảm bảo những chức năng quan trọng :

Chức năng hô hấp: máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào và cacbonic từ

các mô đến phổi

Chức năng dinh dưỡng: Các chất như acid amin, glucose, acid béo , các

vitamin và muối khoáng được hấp thu vào máu và được máu vận chuyển đến các mô để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào

Chức năng đào thải: Máu mang các chất cặn bã , các sản phẩm chuyển hóa

của tế bào đến thận , phổi , tuyến mồ hôi … để bài xuất ra ngoài

Chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ khả năng thực bào của bạch cầu và nhờ các

kháng thể

Chức năng điều hòa hoạt động của cơ thể và điều nhiệt: Máu mang các

hormon, enzim để điều hòa hoạt động của các nhóm tế bào, mô, các cơ quan trong cơ thể Máu còn có nhiệm vụ vận chuyển nhiệt, giữ cho nhiệt độ cơ thể của động vật đồng nhiệt và người chỉ thay đổi trong 1 phạm vi hẹp

Trang 26

Máu là 1 mô liên kết đặc biệt gồm phần lỏng gọi là huyết tương ( khoảng 55-60%) và phần đặc (hữu hình) gọi là huyết cầu (khoảng 40-45 %) gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

Các yếu tố thành phần của máu và mạch máu được hình thành rất sớm ở giai đoạn phôi Đầu tiên tại thành bên của túi hoàng thể có 1 tập hợp các tế bào trung mô kết lại thành từng đám dày Các tế bào bên ngoài của các đám này biến đổi thành 1 lớp nội mô mạch Các tế bào bên trong thì phân hóa thành các cấu tạo của mạch máu Ở giai đoạn bào thai ,mạch hình thành từ các khe nhỏ giữa đám trung mô và sau đó xuất hiện những tế bào nội mô mạch và máu

Máu cùng với các dịch thể khác là môi trường sống của các tế bào trong cơ thể được gọi là nội mô Sự ổn định và cân bằng của các chỉ số trong nội mô đảm bảo cho các quá trình sống được thực hiện bình thường, và do đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển

Do đặc điểm cấu tạo và chức năng của nó, mô máu luôn luôn được đổi mới trong cơ thể Tuy vậy, nó vẫn duy trì 1 tỉ lệ tương đối cố định của các thành phần cấu tạo

Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng 90-95 µm3 Hồng cầu có khả

Trang 27

hẹp Đó là nhờ màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong (ví như một chiếc bao đựng còn nhiều khoảng trống )

❖ Thành phần của hồng cầu

Ở người và thú, hồng cầu là tế bào không nhân nên tương đối đồng nhất Màng hồng cầu là màng bán thấm, có thành phần chủ yếu là protein và lipid Trong dịch nội bào, hồng cầu có ít cơ quan tử mà chủ yếu là hemoglobin Thành phần chung của hồng cầu gồm :

- Nước từ 63-67 %

- Chất khô từ 33-37%, trong đó : + Protein (Hemoglobin) : 28%

+ Các chất có nitơ : 0,2 % + Ure : 0,02 %

1.7.2.3 Đời sống của hồng cầu

❖ Thời gian sống

Trong cơ thể, hồng cầu luôn được thay đổi, hồng cầu già bị tiêu hủy, các hồng cầu mới được sinh ra Hồng cầu sống trung bình khoảng 120 ngày Có thể dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu phóng xạ để theo dõi vòng đời để theo dõi vòng đời của hồng cầu từ khi sinh ra ở tủy xương đến lúc bị phá hủy

Các hồng cầu già bị phá hủy chủ yếu ở lách và gan Do vậy, có thể hồng cầu còn bị phá hủy ở nhiều nơi trong hệ tuần hoàn Khi bị phá hủy, lượng globin và sắt được tái thu hồi cho tủy xương để sản xuất hồng cầu mới Một phần hemoglobin tạo thành sắc tố mật

❖ Sự sản sinh ra hồng cầu

Trang 28

Hồng cầu được sinh sản ngay từ trong bào thai Tháng đầu hồng cầu được sinh ra ở trung phôi bì Từ tháng thứ hai đến tháng thứ năm, gan và lách là nơi sinh hồng cầu chủ yếu Những tháng cuối của thời kì có thai và sau khi sinh, tủy xương là nơi duy nhất sinh hồng cầu

Hồng cầu non là những tế bào có nhân Qua các giai đoạn của quá trình sinh hồng cầu, nhân sẽ teo dần Đến giai đoạn nguyên hồng cầu ưa acid, nhân bị đẩy ra ngoài, tế bào trở thành hồng cầu lưới xuyên qua mạch vào máu tuần hoàn và 24 giờ sau mạng lưới biến mất, hồng cầu lưới trở thành hồng cầu trưởng thành Sự tổng hợp hemoglobin bắt đầu từ giai đoạn nguyên hồng cầu ưa base và ngày càng tăng dần Đến giai đoạn hồng cầu ưa acid, hàm lượng hemoglobin đạt mức bão hòa (34%)

1.7.3 Bạch cầu ( leucocytes ) [2]

1.7.3.1 Cấu tạo và hình dạng của bạch cầu

Bạch cầu là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, trung bình vào khoảng 5-25 µm đường kính, nhưng số lượng thì ít hơn nhiều lần so với hồng cầu Hình dáng của bạch cầu không cố định, chúng có khả năng di động theo kiểu amip và có khả năng chui ra khỏi thành mạch Bạch cầu không chỉ tồn tại trong máu mà còn có mặt trong dịch bạch huyết và tổ chức liên kết…

Bạch cầu là những tế bào có nhân và chia làm hai nhóm :

-Một nhóm nhân tròn lớn, trong bào tương có các bào quan và không có các hạt bắt màu đặc trưng

-Một nhóm nhân thường chia thành nhiều thùy và có các hạt bắt màu đặc trưng trong bào tương

Trong thành phần cấu tạo ngoài nước, bạch cầu có nhiều lipid như cholesterol, leucithin, mỡ trung tính và acid béo Sự giàu lipid có liên quan với chức năng chống nhiễm trùng của bạch cầu Bạch cầu còn có acid ascorbic (vitamin C), các hạt glycogen và các enzym như oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amilase,

Trang 29

• Bạch cầu đa nhân trung tính ( neutrophil) • Bạch cầu đa nhân ưa acid (eosinophil) • Bạch cầu đa nhân ưa base ( basophil)

❖ Bạch cầu không hạt

Nhóm bạch cầu này chiếm khoảng 1/3 tổng số bạch cầu Trong bào tương

không có hạt và nhân không phân thùy Được chia làm 2 loại :

• Bạch cầu mono (monocyte) • Bạch cầu lympho (lymphocyte)

1.7.3.3 Chức năng của bạch cầu

❖ Bạch cầu neutrophil

Chức năng chính của bạch cầu trung tính là thực bào Một neutrophil có thể thực bào khoảng 5-20 vi khuẩn sau đó tế bào bạch cầu bị chết do chất độc của các vật lạ bị thực bào giải phóng ra hoặc do các enzym thủy phân của lysosom của chính bản thân tế bào

❖ Bạch cầu eosinophil

Có nhân phân đoạn như bạch cầu trung tính, nhưng hạt bắt màu hồng đỏ khi nhuộm giemsa Số lượng ít hơn bạch cầu trung tính, chiếm khoảng 9% tổng số bạch cầu Kích thước trung bình khoảng 10-15 µm

Chức năng của bạch cầu ưa acid còn được biết ít Nhưng chức năng rõ nhất đã biết là khử độc protein, do đó số lượng bạch cầu ưa acid tăng trong trường hợp dị ứng và tập trung ở nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể Niêm mạc ruột và phổi cũng có nhiều bạch cầu loại này, vì đó là các địa điểm mà protein lạ xâm nhập cơ thể Bạch cầu ưa acid tăng trong bệnh nhiễm kí sinh trùng đường ruột

Trang 30

❖ Bạch cầu basophil

Số lượng loại bạch cầu này rất ít, khoảng 0-1% tổng số Nhân phân 2-3 thùy, hạt bắt màu xanh tím khi nhuộm giemsa Kích thước trung bình khoảng 10-15 µm Bạch cầu ưa kiềm tăng trong bệnh viêm mạn tính và giai đoạn phục hồi sau viêm Basophil là nơi sản xuất histamin trong trường hợp bị tổn thương mô, đáp ứng dị ứng Basophil còn phóng thích heparin vào máu để ngăn chặn sự đông máu

❖ Bạch cầu lymphocyte

Chiếm khoảng 25% tổng số bạch cầu Kích thước trung bình khoảng 5-15 µm Nhân tròn hình hạt đậu, khối lượng lớn chiếm gần hết phần nội bào, bắt màu đậm Bào tương ít, tạo thành lớp mỏng xung quanh giữa nhân và màng Người ta phân biệt lympho T do tuyến ức sinh sản và lympho B do bạch huyết sản sinh ra Chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch Lympho bào tăng có thể tới vài ngàn hoặc vài trăm ngàn trong một số bệnh, ví dụ nhiễm trùng, nhiễm độc

Lympho bào có khả năng chuyển thành bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) Cũng còn có khả năng trở lại tủy xương biến thành tế bào không biệt hóa, để rồi biến thành hồng cầu và bạch cầu có hạt

❖ Bạch cầu monocyte

Loại này kích thước lớn nhất, đường kính 15-25 µm Số lượng khoảng

2-2,5% tổng số bạch cầu Bạch cầu này có nhân lớn chiếm hầu hết khoang nội bào Bào tương không có hạt

Chức năng chính của bạch cầu đơn nhân lớn là thực bào (cùng với bạch cầu trung tính) Khi chuyển từ máu sang tổ chức để làm nhiệm vụ thực bào, bạch cầu đơn nhân lớn dần lên và được gọi là đại thực bào (macrophage) Nếu bạch cầu trung tính có khả năng thực bào nhanh, thì bạch cầu đơn nhân lớn và đại thực bào có khả năng thực bào mạnh và kéo dài, nhất lá trong trường hợp hoại tử do viêm mạn tính kéo dài

Trong sinh lí, tỷ lệ phần trăm của năm loại bạch cầu nói trên được gọi là công thức bạch cầu Công thức bạch cầu là một chỉ số sinh lí, nó luôn được ổn định trong

Trang 31

1.7.3.4 Đời sống bạch cầu

Trong giai đoạn bào thai, bạch cầu được sinh ra từ lá trung phôi Ở tủy xương, tế bào bạch cầu được hình thành từ một tế bào của tổ chức lưới, rồi trở thành promyeloblast và myeloblast Lúc này nó phân thành 3 loại bạch cầu non (myelocyte) là trung tính, ưa acid và ưa base Sau khi trải qua một vài dạng trung gian, ví dụ : metamyelocyt, 3 loại bạch cầu trưởng thành và vào máu

Lympho bào sinh ra từ tổ chức lưới của lách và ống tiêu hóa Từ tế bào lưới phân hóa thành tế bào lymphoblast, rồi trưởng thành thành lympho bào

Bạch cầu đơn nhân (hay bạch cầu mono) lớn chưa có nguồn gốc rõ ràng Người ta cho rằng chúng được sinh ra từ hệ võng mạc nội mô Tuy nhiên, khi bị cắt lách, tủy xương cũng có thể sản xuất bạch cầu đơn nhân

Sự sinh sản bạch cầu đòi hỏi một số chất như vitamin, acid amin Thiếu acid folic, vitamin nhóm B, sự trưởng thành của bạch cầu bị cản trở

Trang 33

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM : 2.1.1 Thời gian

Từ tháng 02/2008 đến tháng 07/2008

2.1.2 Địa điểm

Tại trường Đại học Mở tp tp HCM, cơ sở Bình Dương

2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU :

Nguồn Thỏ được cung cấp bởi Khoa Chăn nuôi trường Đại học Cần Thơ (giống thỏ New Zealand lai với giống địa phương lâu đời)

Chuồng được chia thành 4 ngăn, mỗi ngăn có kích thước 80 x 80 x 50 (cm) Các ngăn đều có vĩ lưới đựng thức ăn thô xanh, máng đựng thức ăn tinh, máng đựng nước uống cho thỏ có kích thước vừa phải, bảo đảm vệ sinh và không bị hư

Trang 34

Hình 2.1 Chung nuôi th ti Bình Dương2.2.2 Cách bắt th

Một tay nắm chắc phần da gáy thỏ nhấc lên, tay còn lại đỡ dưới phần sau của lưng thỏ để giảm áp lực do trọng lượng thỏ trì kéo xuống Không cầm tai thỏ nhấc lên vì dễ làm cho các mạch máu, dây chằng, thần kinh bị đứt, tụ máu Cũng không được ôm ngang bụng thỏ, nhất là ở thỏ trưởng thành dễ làm thỏ bị đứt ruột, sẩy thai

2.2.3 Cách phân biệt thỏ đực, cái

❖ Thỏ con

Thỏ đực khi còn non tinh hoàn nằm trong ổ bụng Thỏ cái có âm hộ là một khe dọc, dài, bao quanh bởi mép môi lớn, trong khe có âm vật, tương đương với dương vật, khá phát triển, chỉ nhỏ hơn dương vật, do vậy khi thỏ còn nhỏ khó mà phân biệt được cá thể đực và cái

Việc xác định sớm giới tính của thỏ từ 21 ngày tuổi có lợi về chọn giống và định hình đàn thỏ theo yêu cầu chăn nuôi

Trang 35

Một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục và vuốt ngược lên phía bụng:

Con đực: lỗ sinh dục tròn, cách xa hậu môn hơn, có trụ thẳng nổi lên Con cái: Lỗ sinh dục là một rãnh dài và gần lỗ hậu môn hơn

❖ Thỏ thành thục giới tính (90 ngày tuổi)

Con đực: Có 2 tinh hoàn hình bầu dục nằm hai bên lỗ sinh dục Lỗ sinh dục

tròn, dùng tay ấn vào, có trụ thẳng nổi lên

Con cái: Lỗ sinh dục gần hậu môn, dùng tay ấn vào lỗ sinh dục, thấy có rãnh dài, đôi khi thấy nhiều dịch nhờn ở âm đạo

Hình 2.2.Cách phân biệt thỏ đực và thỏ cái

( Nguồn:http://www.fao.org/docrep/x5082e/X5082E07.htm )

2.2.4 Cách nuôi dưỡng

2.2.4.1 Thức ăn

❖ Thức ăn của thỏ gồm có 2 loại:

- Thức ăn thô xanh: Cải bắp, cải ngọt, rau muống được lấy từ các gian hàng rau quả ngoài chợ (Các loại rau, cải dạt ra, không đủ tiêu chuẩn bán cho người tiêu dùng)

- Thức ăn tinh: lúa (thóc) để bổ sung thêm nguồn đạm cho thỏ Rau, cải được cho vào khay lưới và lúa thì cho vào máng đựng thức ăn bằng nhựa

❖ Cách cho ăn:

Thỏ được cho ăn 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và vào buổi chiều tối

Trang 36

Buổi sáng cho ăn thức ăn xanh và buổi chiều tối cho ăn thêm thức ăn tinh (lúa)

2.2.4.2 Nước uống

Thỏ cần uống nước tự do Nước được đựng vào khay chứa bằng nhựa và khay được buột vào các mắc lưới để thỏ không làm đổ nước Nước cho thỏ uống phải sạch và thay mỗi ngày

2.2.6 Vệ sinh và phòng bệnh

2.2.6.1 Vệ sinh chuồng trại

Thỏ là giống ở sạch nhưng chuồng nuôi lại bẩn, do số cỏ lá ăn hư, do phân và nước tiểu đọng lại trên nền chuồng Nếu môi trường xung quanh bẩn sẽ làm cho mắc bệnh Vì vậy chuồng thỏ được làm vệ sinh hằng ngày bằng cách quét dọn phân, rác động ở đáy chuồng, góc chuồng Khoảng một tháng thì chuồng trại được tổng vệ sinh bằng cách xịt nước và rửa chuồng trại

2.2.6.2 Phòng và trị bệnh

Bệnh cầu trùng là bệnh phổ biến nhất ở thỏ và gây tử vong cao dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn so với các bệnh khác

Thỏ được 2 tháng tuổi được cho uống thuốc ngừa cầu trùng Sử dụng Sulfamethoxine (75mg/kg trọng lượng thức ăn)

2.3 THIẾT BỊ - DỤNG CỤ

Kính hiển vi Olympus, Model: CHIOMOF

Phòng đếm Neubauer: Có 25 ô lớn, mỗi ô lớn chia làm 16 ô con Tổng số ô con là : 25x 16 = 400 ô con Thể tích mỗi ô con là : 1/4000

Trang 37

Ống trộn hồng cầu Ống trộn bạch cầu Lam và lamelle kính

Thanh thuỷ tinh hình chữ U Dao lam

Bông thấm Giấy thấm Becher Ống nhỏ giọt

2.4 HÓA CHẤT

Nước cất Cồn 960 Cồn 90%

Acid Hydrochloric N/10 Dầu soi kính (dầu cèdre) Xanh methylen 0,6% Acid acetic 0,5% Thuốc nhuộm Giemsa

2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.5.1 Bố trí thí nghiệm

• Thỏ con trong giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến một tháng tuổi thì được nuôi chung chuồng với thỏ mẹ Sau một tháng thì tách bầy thỏ con sang chuồng khác và nuôi từng bầy đực – cái riêng lẽ, mỗi bầy từ 4-6 con

• Thỏ trưởng thành được nuôi từng bầy đực- cái riêng lẽ Mỗi bầy 5 con • Thỏ cái khi bước vào thời kỳ thai nghén thì được tách bầy nuôi riêng (Mỗi

chuồng từ một đến 2 con)

• Dùng picric acid để đánh dấu từng con

2.5.2 Quan sát đặc điểm và sự phát triển của thỏ

Trang 38

2.5.2.1 Chỉ tiêu về tăng trưởng :

Bầy thỏ được đánh dấu và theo dõi trọng lượng từng con một 3 ngày một lần, từ lúc sơ sinh cho đến khi trưởng thành

2.5.2.2 Chỉ tiêu về phát triển :

Quan sát và ghi nhận sự phát triển và hình thành các cơ quan (có thể quan sát bằng mắt thường) trên cơ thể của thỏ con 3 ngày một lần, từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành

2.5.3 Phương pháp đo kích thước thỏ

Thỏ được giữ cố định trên bàn Tiến hành đo các bộ phận của thỏ Phương pháp đo được trình bày như trong bảng sau:

Bảng 2.1 Phương pháp đo kích thước thỏ

Tiến hành đo 3 lần và lấy trị số trung bình

Vành tai phải Gập đôi tai phải theo chiều dọc, dùng thước đo chiều dài phần mép vừa gập được

Tiến hành đo 3 lần và lấy trị số trung bình

Bàn chân phải Đo từ gót chân đến đầu mút ngón chân cái (không tính phần móng chân thỏ)

Trang 39

2.5.4 Đếm số lượng hồng cầu ở thỏ trưởng thành[5,8]

Trong thành phần của máu, số lượng các tế bào máu thay đổi rất ít ở những điều kiện bình thường Vì vậy, sự thay đổi số lượng hồng cầu sẽ là những dấu hiệu cho ta biết được trạng thái sinh lí của cơ thể cũng như biết được tầm quan trọng của những biến đổi ấy ở động vật và người

Đếm hồng cầu là một việc làm nhằm xác định số lượng hồng cầu của một cơ thể mang một ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tình trạng bình thường hay không bình thường của cơ thể

❖ Chuẩn bị

Do số lượng hồng cầu trong máu rất nhiều nên muốn đếm được ta phải pha loãng, sau đó đếm trên một thể tích nhỏ, từ đó tính số lượng hồng cầu trên thể tích lớn

Dung dịch đếm hồng cầu là dung dịch đẳng trương với máu, làm cho hồng cầu giữ nguyên thể tích : 5g NaCl và Na2SO4 trong 1 lít

❖ Cách tiến hành

- Phương pháp lấy máu :

Chuẩn bị: Tráng ống trộn hồng cầu bằng dung dịch nước cất, vẩy sạch dung dịch bên trong

Dùng dao lam cạo sạch lông ở vùng động mạch ngay tai thỏ Sau đó dùng bông gòn đã tẩm cồn sát trùng lên vùng da ngay động mạch của tai thỏ, sát trùng dao lam dùng để lấy máu

Thí nghiệm: Cố định thỏ thật chặt, một tay cầm tai thỏ, một tay dùng dao lam rạch nhẹ một đường vuông góc với động mạch ở tai thỏ

Nặn bỏ giọt đầu, dùng bông khô vô trùng lau sạch, sau đó nặn giọt sau để làm thí nghiệm

Dùng miệng ngậm vào ống hút bằng cao su nối với ống trộn, đặt ống mao quản dài và nghiêng 450 so với bề mặt tai thỏ ngập vào giọt máu rồi hút nhẹ (tránh hút phải bọt khí) ta được một cột máu liên tục đến vạch 0,5

Nếu lượng máu vượt quá vạch 0,5 thì dùng bông vuốt nhẹ đầu ống để rút máu ra cho đến vạch 0,5 Toàn bộ công đoạn này cần làm nhanh, chính xác để tránh

Trang 40

Đợi từ 1-2 phút cho hồng cầu lắng xuống, ta có tiêu bản đếm máu - Trên phòng đếm Neubauer:

Đếm 5 ô lớn (mỗi ô lớn có 16 ô nhỏ): đếm 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa

Cách đếm 1 ô lớn trên phòng đếm: Đếm số lượng hồng cầu trong 1 ô nhỏ, các hồng cầu nằm ở cạnh trên và cạnh bên phải Đếm hồng cầu ở các ô nhỏ (trong 1 ô lớn), di chuyển theo mũi tên của hình vẽ

Cách tính:

Sau khi đếm 80 ô nhỏ (5 ô lớn), được A1 hồng cầu Vậy 1 ô nhỏ, số hồng cầu là: A1/80

Thể tích 1 ô nhỏ là: 1/20mm x 1/20mm x 1/10mm = 1/4000mm3, máu được pha loãng 200 lần Đếm số lượng hồng cầu 2 lần ở 2 phòng đếm khác nhau nên: A= (A1 + A2)/2

Như vậy, số lượng hồng cầu trong một mm3 máu là:

N = (A : 80) x 4000 x 200 = A x 10000 tế bào hồng cầu/mm3 máu

Ngày đăng: 15/08/2024, 06:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w