1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Giáo dục địa phương 6 tỉnh Bình Dương Chủ Đề 2: Địa lí tự nhiên tỉnh bình dương

12 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa lí tự nhiên tỉnh Bình Dương
Người hướng dẫn GV: Nguyễn Kim Ngân
Trường học Trường THCS Thái Hoà
Chuyên ngành Giáo dục địa phương
Thể loại Giáo án
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 57,9 KB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy đầy đủ chủ đề 2. Địa lí tự nhiên tỉnh Bình Dương. Theo Tài liệu GDĐP 6 Tỉnh Bình Dương mới 2024

Trang 1

CHỦ ĐỀ 2

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

(Thời lượng: 07 tiết)

I MỤC TIÊU BÀI DẠY

1 Kiến thức

- HS biết được thông tin cơ bản về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của tỉnh Bình Dương

- Biết được các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bình Dương

2 Năng lực

- Nhận thức khoa học địa lí: nhận thức được đặc điểm, sự phân bố, mối quan hệ của các yếu tố, hiện tượng tự nhiên; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong tỉnh

- Tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng được các thông tin, lược đồ, biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu,… về địa lí tự nhiên tỉnh Bình Dương

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,… về tự nhiên tỉnh Bình Dương; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức; có khả năng thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; biết giới thiệu được tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên của tỉnh

3 Phẩm chất

- Nhân ái: Yêu quê hương, có ý thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở địa phương

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh về vị trí và phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Dương

- Hình ảnh về địa hình và khoáng sản tỉnh Bình Dương, hình ảnh về giá trị của các khoáng sản, hình ảnh về các địa hình

- Hình ảnh về biểu đồ nhiệt ẩm của Bình Đương, lược đồ sông ngòi Bình Dương

- Hình ảnh về mạng lưới sông hồ, các hồ lớn, sông lớn phân bố trong và đi qua tỉnh Bình Dương

- Hình ảnh về các loại đất và nơi phân bố, ý nghĩa trong nông nghiệp của các loại đất

- Hình ảnh về vị sinh vật tỉnh Bình Dương trước đây và hiện nay

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tuần Tiết

7 7 Vị trí địa lí và lãnh thổ

………

………

8 8 Địa hình và khoáng sản

………

Trang 2

………

9 9 Đánh giá giữa học kì I

………

………

10 10 Khí hậu và thuỷ văn

………

………

11 11 Đất đai và sinh vật

………

………

12 12

Thực hành: Tìm hiểu một loại tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu ở địa phương nơi

em sinh sống

………

………

13 13 Luyện tập và Vận dụng

………

………

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a Mục đích: Giới thiệu cho HS biết khái quả về tỉnh Bình Dương thông qua vị trí địa lí và giới

hạn lãnh thổ

b: Nội dung: Địa lí tự nhiên tỉnh Bình Dương

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Quan sát 1 vài hình ảnh đặc trưng về

phạm vi tỉnh Bình Dương Khoáng sản,

địa hình tỉnh Bình Dương Biểu đồ nhiệt

độ và lượng mưa tỉnh Bình Dương Các

con sông, hồ ở tỉnh Bình Dương Các loại

đất và cây trồng chủ yếu ở tỉnh Bình

Dương Các loài sinh vật ở tỉnh Bình

Dương

Trang 3

HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện

nhiệm vụ

HS: Suy nghĩ, trả lời

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ

sung

HS: Trình bày kết quả

B4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới:

Tỉnh Bình Dương là một trong 63 đơn vị

hành chính của nước ta Trong tiết học

này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những

nét cơ bản về vị trí địa lí và phạm vi lãnh

thổ của tỉnh Bình Dương Đố các em Bình

Dương có những dạng địa hình nào?

Những dạng địa hình đó có ý nghĩa như

thế nào đối với kinh tế và đời sống dân

cư? Khoáng sản Bình Dương có gì đặc

biệt? Khí hậu là một trong những yếu tố

tiên quyết anh hưởng đến đời sống của

dân cư Bình Dương có khí hậu gì? Đực

điểm biểu hiện ra sau? Sông, hồ là vốn

quý của bất cứ quốc gia nào khu vực nào

Nó có giá trị to lớn trong sản xuất và đời

sống Bình Dương cũng không ngoại lệ

Sông hồ Bình Dương phân bố ra sao? Có

giá trị gì? Lưu lượng, trữ lượng như thế

nào? Hiện trạng ra sao? Đất được xem là

tư liệu sản xuất không thể thiếu của nông

nghiệp là tiền đề cho các cơ sở hạ tầng từ

dân sinh cho đến phuc jvuj hoạt động kinh

tế Bình Dương được biết đến là tỉnh

mạnh về công nghiệp và cả nông nghiệp

Vậy đất ở Bình Dương có những loại

nào? Ý nghĩa của từng loại đất và nơi

phân bố ra sao? Sinh vật là một tài

nguyên vô cùng quan trọng Sinh vật tham

gia vào việc đảm bảo chất lượng không

khí, cung cấp lương thực, thực phẩm Đặc

biệt đối với rừng chúng còn là lá phổi xanh

cảu chúng ta Trong rừng có nhiều loài

Trang 4

cây có giá trị về mặc y học Vậy các em

có tò mò về đặc điểm sinh vật tỉnh Bình

Dương thời kì trước và hiện này ra sao

không?

HS: Lắng nghe, vào bài mới

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a Mục đích: Giúp HS hiểu được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ cùng các đơn vị hành chính

của tình Bỉnh Dương

b Nội dung: Vị trí địa lí – lãnh thổ

c Sản phẩm: Trình bày của HS

d Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1 Tìm hiểu vị trí địa lí – lãnh thổ Bình Dương

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời

các câu hỏi sau:

1 Cho biết Bình Dương nằm ở phía nào

và thuộc vùng nào ở nước ta?

2 Bình Dương tiếp giáp với các tỉnh

thành nào và ở phía nào?

3 Cho biết diện tích Bình Dương là bao

nhiêu và xếp thứ mấy trong cả nước?

4 Bình Dương có tổng cộng mấy đơn vị

hành chính?

5 Có bao nhiêu đơn vị ở cấp thành phố?

6 Kể tên các đơn vị cấp thành phố?

7 Có bao nhiêu đơn vị ở cấp thị xã?

8 Kể tên các đơn vị cấp thị xã?

9 Có bao nhiêu đơn vị ở cấp huyện?

10 Kể tên các đơn vị cấp huyện?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc sách giáo khoa và tư liệu thu

thập trả lời các các hỏi gv đã gợi ý để giải

quyết vấn đề

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lựa chọn ngẫu nhiên 4 bạn trình bày

kết quả hoạt động của mình

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần trả lời của học sinh, và

cho điểm trên phiếu học tập của học sinh

- Chốt kiến thức chuẩn và chuyển sang

nội dung khác của bài

I Vị trí địa lí – lãnh thổ

1 Vị trí địa lí

- Nằm ở trung tâm miền Đông Nam Bộ, đồng thời thuộc vùng kinh tế trong điểm phía Nam

- Tiếp giáp

+ Bắc và Đông Bắc: giáp tỉnh Bình Phước + Nam: giáp TP Hồ Chí Minh

+ Đông và Đông Nam: giáp tỉnh Đồng Nai + Tây : giáp tỉnh Tây Ninh

2/ Lãnh thổ a/ Phạm vi lãnh thổ

- Diện tích: rộng khoảng 2.694,43 km2, xếp thứ 44/63 tỉnh thành về diện tích tự nhiên

b/ Sự phân chia hành chính

Bình Dương có 9 đơn vị hành chính:

+ 3 đơn vị cấp thành phố

+ 2 đơn vị cấp thị xã

+ 4 đơn vị cấp huyện

Trang 5

Hoạt động 2 Tìm hiểu địa hình và khoáng sản Bình Dương

a Mục đích: Giới thiệu cho HS biết khái quát về địa hình và khoáng sản của tỉnh Bình Dương

b Nội dung: Địa hình và khoáng sản

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời

các câu hỏi sau:

1 Trình bày sự thay đổi độ cao địa hình

khi đi từ Bắc xuống Nam của tình Bình

Dương?

2 Nêu các thang bậc độ cao của địa hình

tỉnh Bình Dương?

3 Dựa vào phân bậc độ cao ta có thể chia

địa hình Bình Dương thành mấy dạng?

4 Bình Dương có những khoáng sản

nào?

5 Em có nhận xét gì về khoáng sản của

Bình Dương?

6 Những loại khoáng sản của Bình

Dương có trữ lượng là bao nhiêu? Các

loại khoáng sản đó dùng với mục đích gì?

7 Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa cho

sự phát triển ngành công nghiệp khai thác

khoáng sản, ngành công nghiệp gốm sứ,

sản xuất vật liệu xây dựng

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc sách giáo khoa và tư liệu thu

thập trả lời các các hỏi GV đã gợi ý để giải

quyết vấn đề

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lựa chọn ngẫu nhiên 4 bạn trình bày

kết quả hoạt động của mình

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần trả lời của học sinh, và

cho điểm trên phiếu học tập của học sinh

- Chốt kiến thức chuẩn và chuyển sang

nội dung khác của bài: Tài nguyên khoáng

sản không phải vô tận chính vì vậy con

người cần có ý thức trong việc khai thác,

sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng

sản

II Địa hình và khoáng sản 1/ Địa hình

- Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng song Cửu Long nên địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam

- Có thể chia diện tích tỉnh Bình Dương ra thành ba dạng địa hình chính:

+ Đồi núi thấp và núi sót chiếm 40% diện tích + Đồng bằng chiếm 55% diện tích

+ Thung lũng, bãi bồi chiếm 5% diện tích

2/ Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản của Bình Dương không nhiều

+ Cao lanh (30 triệu tấn): nguyên liệu làm gốm, chất phụ gia công nghiệp

+ Sét gạch ngói (227,6 triệu m3): dùng để sản xuất gạch ngói

+ Đá xây dựng (1 tỉ m3): dùng để xây dựng + Cát xây dựng (3.5 triệu m3): dùng để xây dựng

+ Than bùn có quy mô nhỏ

Trang 6

Hoạt động 3: Ôn tập đánh giá giữa học kì I

a Mục đích:

- Hệ thống được kiến thức đã học về Chủ đề 1 - Cội nguồn lịch sử vùng đất Bình Dương

- Thực hành một số câu hỏi vận dụng liên quan đến Chủ đề 2 - Địa lí tự nhiên tỉnh Bình Dương

b Nội dung: HS đọc SGK và bài đã ghi chép để hoàn thành phiếu học tập

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời

các câu hỏi sau:

Câu 1: Em hãy kể tên các lớp cư dân ở

Bình Dương đã có công chinh phục và

làm chủ vùng đất Bình Dương trước thế kỉ

X?

Câu 2: Em hãy kể tên 3 bảo vật quốc gia

phản ánh đời sống tinh thần của cư dân

cổ Bình Dương?

Câu 3: Em hãy kể tên một nghể thủ công

nổi tiếng hiện nay ở địa phương nơi em

sinh sống hoặc của tỉnh Bình Dương đã

xuất hiện từ thời sơ sử?

Câu 4: Tỉnh Bình Dương nằm ở phía nào

và thuộc vùng nào của nước ta? Tỉnh

Bình Dương có mấy đơn vị hành chính?

Câu 5 Tỉnh Bình Dương có mấy dạng địa

hình chính? Tỉnh Bình Dương có mấy con

sông lớn chảy qua? Em hãy kể tên các

con sông đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc sách giáo khoa và tư liệu thu

thập trả lời các các hỏi GV đã gợi ý để

giải quyết vấn đề

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lựa chọn ngẫu nhiên 4 bạn trình bày

kết quả hoạt động của mình

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần trả lời của học sinh, và

cho điểm trên phiếu học tập của học sinh

Câu 1: Em hãy kể tên các lớp cư dân ở Bình Dương đã có công chinh phục và làm chủ vùng đất Bình Dương trước thế kỉ X?

- Cư dân Vườn Dũ

- Cư dân Cù Lao Rùa

- Cư dân Dốc Chùa

- Cư dân Phú Chánh

Câu 2: Em hãy kể tên 3 bảo vật quốc gia phản ánh đời sống tinh thần của cư dân cổ Bình Dương?

- Tượng động vật ở di tích Dốc Chùa

- Mộ Chum gỗ nắp trống đồng ở di tích Phú Chánh

- Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh

Câu 3: Em hãy kể tên 1 nghể thủ công nổi tiếng hiện nay ở địa phương nơi

em sinh sống hoặc của tỉnh Bình Dương đã xuất hiện từ thời sơ sử?

-Nghề gốm

Câu 4: Tỉnh Bình Dương nằm ở phía nào và thuộc vùng nào của nước ta?

Tỉnh Bình Dương nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Câu 5: Tỉnh Bình Dương có mấy đơn vị hành chính?

Tỉnh Bình Dương Có 9 đơn vị hành chính:

- 4 thành phố: (thành phố Thủ Dầu Một,

thành phố Thuận An, Thành phố Dĩ An,

Trang 7

Thành Phố Tân Uyên)

+ 1 thị xã (thị xã Bến Cát)

+ 4 huyện (Huyện Dầu Tiếng, Huyện Bàu

Bàng, huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên)

Câu 6 : Tỉnh Bình Dương có mấy dạng địa hình chính?

Tỉnh Bình Dương có 3 dạng địa hình chính:

+ Địa hình bằng phẳng + Địa hình núi thấp và núi sót + Địa hình thung lũng, bãi bồi

Câu 7: Tỉnh Bình Dương có những loại khoáng sản gì?

Tỉnh Bình Dương không có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là: cao lanh, sét gạch ngói, các loại đá, cát xây dựng, than bùn

Câu 8: Tỉnh Bình Dương có kiểu khí hậu gì?

Tỉnh Bình Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa

Câu 9: Tỉnh Bình Dương có mấy mùa?

Bình Dương có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và

mùa khô

Câu 10: Tỉnh Bình Dương có mấy con sông lớn chảy qua? Em hãy kể tên các con sông đó?

Tỉnh Bình Dương có 4 con sông lớn: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính, sông Bé

  

-Tuần 09

Tiết theo PPCT: 09

ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I

Thời gian: 45 phút

Hình thức: Báo cáo dự án học tập

Yêu cầu: Sưu tầm thông tin, giới thiệu với các bạn về đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ, sự phân

chia hành chính của địa phương (phường, xã, huyện, thị) nơi em sống

Hướng dẫn nộp sản phẩm:

Trang 8

- Nội dung báo cáo trình bày trên giấy a4/A3.

- Trình bày sản phẩm: Họ tên, lớp, báo cáo môn Hoạt động giáo dục địa phương 6, đề bài, hình ảnh kèm thuyết minh

- Thời gian làm bài: từ ngày 01/11/2023 đến 8h00 ngày 03/11/2023

  

-Hoạt động 4 Tìm hiểu khí hậu và sông, hồ

a Mục đích: Giới thiệu cho HS biết về đặc điểm khí hậu, các biểu hiện về khí hậu của tỉnh

Bình Dương Kể tên được các con sông chảy trong địa phận tỉnh Bình Dương, kể tên được các

hồ lớn ở Bình Dương

b Nội dung: Khí hậu và sông, hồ

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời các

câu hỏi sau:

1 BD thuộc kiểu khí hậu nào?

2 Quan sát hình 6, hãy cho biết tháng có nhiệt

độ cao nhất là tháng nào? Nhiệt độ là bao

nhiêu?

3 Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào?

Nhiệt độ là bao nhiêu?

4 Đọc tài liệu SGK, nhiệt độ TB năm của

Bình Dương là bao nhiêu độ?

5 Quan sát hình 6, hãy cho biết tháng có

lượng mưa cao nhất là tháng nào? Lượng mưa

là bao nhiêu?

6 Quan sát hình 6, hãy cho biết tháng có

lượng mưa ít nhất là tháng nào? Lượng mưa là

bao nhiêu?

7 Lượng mưa TB năm của Bình Dương là bao

nhiêu mm?

8 Một năm ở Bình Dương có mấy mùa? Đó là

mùa gì?

9 Tổng chiều dài các con sông chảy trong địa

phận tỉnh Bình Dương là bao nhiêu km?

10 Chế độ nước của các sông trong tỉnh Bình

Dương phụ thuộc vào yếu tố nào?

11 Kể tên các con sông chảy trong địa phận

tỉnh Bình Dương?

12 Em có nhận xét gì về hồ ở Bình Dương?

13 Kể tên 1 vài hồ ở Bình Dương mà em biết?

14 Sông và hồ có vai trò, ý nghĩa như thế nào

III Khí hậu và sông, hồ 1/ Khí hậu

- Bình Dương thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa

- Nhiệt độ trung bình năm dao động 26 – 270C

- Lượng mưa trung bình năm 1800 – 2000mm

- Có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô

2/ Sông, hồ a/ Sông

Trang 9

với Bình Dương?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: Đọc sách giáo khoa và tư liệu thu thập trả

lời các các hỏi gv đã gợi ý để giải quyết vấn đề

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Lựa chọn ngẫu nhiên 4 bạn trình bày kết

quả hoạt động của mình

B4: Kết luận, nhận định

GV: Nhận xét phần trả lời của học sinh, và cho

điểm trên phiếu học tập của học sinh

GV: Chốt kiến thức chuẩn và chuyển sang nội

dung khác của bài

- Câu 15: Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế

độ mưa; sông, hồ có vai trò cung cấp nước cho

các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người

dân, điều hoà khí hậu, góp phần ổn định môi

trường tự nhiên,…

- Câu 11:

+ Sông Đồng Nai chảy qua địa phận TX Tân

Uyên và huyện Bắc Tân Uyên (85km)  cung

cấp nước cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy

sản

+ Sông Sài Gòn chảy qua tỉnh Bình Dương

(143km)  cung cấp nước nông nghiệp và

thuận lợi cho GTVT

+ Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn

 Bồi đắp phù sa tạo ra những vườn cây ăn

trái

+ Sông Bé chảy qua tỉnh Bình Dương (80km)

có giá trị về thủy lợi, thủy điện  Không thích

hợp cho GTVT vì sông dốc, nhiều thác ghềnh

và đá ngầm

- Sông ngòi chảy qua Bình Dương có tổng

chiều dài 402,13 km

- Chế độ thuỷ văn của các con sông chảy qua tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa

- Bình Dương có bốn con sông lớn chảy qua: + Sông Đồng Nai

+ Sông Sài Gòn + Sông Thị Tính + Sông Bé

b/ Hồ

- Tỉnh Bình Dương có nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo  mạng lưới thủy văn phong phú

- Sông và hồ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội

Hoạt động 5 Tìm hiểu đất và sinh vật Bình Dương

a Mục đích: Giúp HS biết được đặc điểm nhận dạng, nơi phân bố và giá trị của các loại đất.

Giới thiệu vài nét cơ bản về sinh vật thời kỳ trước và hiện nay tại tỉnh Bình Dương cho HS

b Nội dung: Đất và sinh vật

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Quan sát bảng 2, em có nhận xét gì về thổ

nhưỡng của Bình Dương?

- Quan sát bảng 2, em hãy cho biết thổ

IV Đất và sinh vật 1/ Đất

- Tài nguyên đất khá phong phú về chủng

Trang 10

nhưỡng của Bình Dương gồm những loại

nào? Kể tên?

- Nhóm đất xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Và có

công dụng gì?

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Và

có công dụng gì?

- Nhóm đất dốc tụ chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Và

có công dụng gì?

- Nhóm đất phù sa chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Và

có công dụng gì?

- Nhóm đất phèn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Và có

công dụng gì?

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm tỉ lệ bao

nhiêu? Và có công dụng gì?

- Quan sát hình ảnh, em có nhận xét gì về diện

tích rừng ở Bình Dương?

- Ngày nay giới sinh vật ở Bình Dương có sự

thay đổi không? Và sự thay đổi này diễn ra

theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực?

- Theo em vì sao diện tích rừng lại bị thu hẹp?

- Em sẽ làm gì để bảo vệ diện tích rừng ở tỉnh

Bình Dương?

B2- Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sách giáo khoa và tư liệu thu thập trả

lời các các hỏi gv đã gợi ý để giải quyết vấn

đề

B3: Báo cáo, thảo luận

Lựa chọn ngẫu nhiên 4 bạn trình bày kết quả

hoạt động của mình

B4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần trả lời của học sinh, và cho

điểm trên phiếu học tập của học sinh

- Chốt kiến thức chuẩn và chuyển sang nội

dung khác của bài:

- Rừng cung cấp gỗ và lâm sản, điều hoà khí

hậu, nguồn nước, là nơi cư trú của động vật,

chống xói mòn đất,… Để khôi phục diện tích

rừng cần bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng

thêm rừng mới,…

- Tài nguyên đất đa dạng tạo cho cơ cấu cây

trồng đa dạng Cơ cấu sử dụng đất tỉnh có

thay đổi do sự phát triển của công nghiệp

loại, có thể chia ra thành các nhóm sau:

+ Đất xám: thích hợp trồng cây công nghiệp

và cây ăn quả

+ Đất đỏ vàng: thích hợp trồng cây cao su, cà phê, tiêu, rau màu

+ Đất dốc tụ: thích hợp trồng nhiều loại cây

+ Đất phù sa: thích hợp trồng cây lúa, rau, cây

ăn quả cho năng suất cao

+ Đất phèn: sau khi cải tạo trồng được các loại cây lúa, rau, cây ăn quả

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: cung cấp vật liệu xây dựng

2/ Sinh vật

- Trước đây sinh vật của Bình Dương phong phú và đa dạng về chủng loại

- Hiện nay diện tích rừng bị thu hẹp, chỉ còn rừng non tái sinh

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ngày đăng: 23/08/2024, 21:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w