Trải qua gần 25 năm xây dựng và pháttriển, báo chí Bình Dương và Bình Phước đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụcủa mình trong thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, Nghị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
TRAN QUANG THÁI
VA TINH BÌNH PHƯỚC)
LUẬN VAN THAC Si BAO CHÍ HỌC
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN
TRẢN QUANG THÁI
QUAN LÍ BAO CHÍ DIA PHƯƠNG TRONG
BOI CANH TRUYEN THONG HOI TU
(NGHIEN CUU TRUONG HOP TINH BINH DUONG
VA TINH BINH PHUOC)
Luan van Thac si chuyén nganh: Bao chi hoc
Mã số: 8320101-01-UD Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
TS Đặng Đức Long PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu Các số liệutrong luận văn rõ ràng và trung thực, các kết luận của luận văn này chưa từngđược công bố trong các công trình khác
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021
TÁC GIÁ
Trần Quang Thái
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS Đặng Đức Long, Vụtrưởng, Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế - Ban Kinh tế
Trung ương, giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tập thê các thầy cô giáo Viện Đào tạo Báochi-Truyén thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các
thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp
tôi có được kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tôi đang làm việc(Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương), Sở Thông tin và Truyền thông tỉnhBình Dương, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện cho tôi
về thời gian học tập và thu thập đữ liệu, các cơ quan báo chí ở tỉnh Bình Dương vàtỉnh Bình Phước đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, các anh, chị và các bạn đồngnghiệp cũng như độc giả đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2021
TÁC GIÁ
Trần Quang Thái
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦUU - 5c S1 2E 2 1271211211111 21111211 T1 11.11 T1 T1 11.111 1e 7
1 Lido chon dé tai 8 ".®".5^®"”-.-.”°” 7
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tai eesees ees eeseesessessessessessessessesseseseseaesesees 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU 6 22 E1 211931 91 911911 11H vn ng ng nh nàn ưy 11
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 E+SE£+EE£EE£EEE2EEEEEEEEEEEEEE1221121211 11x, 12
6 Ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn của đề tài - 2-55 ©Et2ExcEEE E221 E11 14
7 Kết cấu của luận văn -¿- 2-5 St+SE9E2E121121121121121111111111111111.11.11111111 1111111111111 14 Chương 1 MỘT SO VAN DE LÍ LUẬN VE QUAN LÍ BAO CHÍ TRONG BOI CANH
TRUYEN THONG HOI TỤ 2-52 %2 E+EE+EE2EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELEEkerkrei 15 1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý báo chí trong bối cảnh TTHT - 2-5552 15
1.1.2 Quản lí nhà nước về báo Chi .oeeeeceeccccssecsessessessessessessssuessesscsscsscsussssvssessessessessessessesseaee 16
1.1.3 Truyền thong o.cceccecccccccscesscsssessesssessessecssessessusssessecssessessssssessessuessessesssessesssessessesssessesseees 18
1.1.4 Truyền thông hội tu cecceccecccsccecsesseessessesssessesssssessesssessessecssessessusssessesssessessesssessesseseseeseess 18 1.2 Đặc điểm của quan lí Nhà nước trong bối cảnh truyền thông hội tụ - 21 1.2.1 Quan điểm của Dang, Nhà nước về quản li báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tu 21 1.2.2 Tác động của bối cảnh truyền thông hội tụ đối với công tác quản lí nhà nước trong lĩnh
WUC DAO CHI PT 4+4 23
1.3 Nội dung và phương thức quan lí nha nước đối với bảo chí địa phương 25 1.3.1 Nội dung công tác quản lí báo chí địa phương - + + s + *+stxseerrsrererrrrre 25
1.3.2 Phương thức quan lí Nhà nước đối với báo chí địa phương - 2 2s sz+sz 27 Tiểu kết chương ] -:++++++°°292EEEEEEEEEEEEEEEEEE1111111111212222111 2.2217.7.1.1.101111111111111111111 eeece.29
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BÓI CẢNH
TRUYEN THONG HỘI TU TREN DIA BAN TINH BÌNH DUONG VA BÌNH PHƯỚC 30
2.1 Báo chi địa phương ở Binh [Dương - - - c2 1123111 91 2112 11v ng ng HH nh ry 30 2.1.1 Bao Binh Duong 1n 30 2.1.2 Cc tap chi trén 0n 32
2.1.3 Dai Phát thanh — truyền hình Bình Duong c.ccccsessessesseesseesesssecsesssecsessessessesssesseesess 32
2.2 Bao chi dia phtrong 6 Binh 803i 000 36
2.2.1 Đài Phát thanh - Truyền hình va Báo Bình Phước 2-2-2 s+£xe+xz+£xerxeez 37
2.2.2 Tạp chí Văn nghệ của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Phước - 44
Trang 62.3 Thực trạng quản lí báo chí địa phương trong giai đoạn hiện nay - ‹ - 44
2.3.1 Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí của hai tinh Bình Dương va Bình Phước 44
Bảng 2.1 Trình độ của cán bộ, phóng viên một số cơ quan Báo in địa phương trong diện
KHAO Sat oe eee eee ccc 49
Đối với công tác bồi dưỡng trong giai đoạn 1/2019 — 12/2020: ¿2¿©s+2++zxz+csz 49 2.3.2 Phương thức quan lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí địa phương 52 2.4 Đánh giá kết quả quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí địa phương trong bối
cảnh truyền thông hội tỤ - - 22 2 5£ E£©E£2SE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEXE2E12717112112171121171 21 11L 55
2.4.1 Kết quả khảo sát ý kiến đối tượng dang công tác tại co quan báo chi trên địa bàn
Bình Dương và Binh PhƯỚc - - 5 211 11931911 91 1191 HH ni nh nh ng nh nh nrưy 55
2.4.2 Những kết quả đạt được - ¿5+ ScSt E2 21121121121111121111111111 1111111111111 62 2.4.3 Những tồn tại và hạn chế c5: tt St S111 E32E51111211111111111111111111111111111111111115115E E0 63
2.5 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lí nhà nước về báo chí của tỉnh Bình Dương
va tinh Binh PHU 11115 64 2.5.1 Những nguyên nhân chủ Quan oc eeeeceescesseeseeeseeeseeeseeceeeceeeceeeceseceseceaeeeaeeeseeeeeereees 64 2.5.2 Những nguyên nhân khách quan - - + 2+2 * +2 EE*EE*EE+EEEESEEsrEsrkrkkrrkerrkrrkrrerre 67
Tiéu két ChUONG 2 h5ũỤẶŨỤŨỤẶỤẶẰAẰAẰA 69 CHUONG 3 GIẢI PHAP QUAN LÍ NHÀ NƯỚC DOI VỚI BAO CHÍ DIA PHƯƠNG
TRONG BOI CANH TRUYEN THONG HỘI TỤ :-22¿255+c2Sxvsvxxersrrrerrrrer 70
3.1 Dự báo xu thé phát triển của báo chí địa phương trong bối cảnh truyền thông hội tu 70
3.1.1 Nhu cầu thông tin của công chúng và khả năng đáp ứng của báo chí địa phuong 70
3.1.2 Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của báo chí địa phương - +: 70
3.1.3 Yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí và sự phát triển nhanh chóng
của báo chí trong môi trường truyền thông hiện đặại 2 2-52 2 +££E£+£++£E£zE++£xrszee 71
3.1.4 Yêu cầu của phương thức chuyền tải thông của báo chí hiện đại theo hướng truyền
0190:158:/100: 00117 72
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực QLBC và phát triển báo chí địa phương trong bối cảnh
truyén thong hOi ty Ni 73
3.2.1 Tăng cường sự lãnh dao của Đảng đối với báo chí và nâng cao chất lượng công tac
quản lí Nhà nước đối với báo chí -¿- + 2 5£ + £+E+E£+E££E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrk 73 3.2.2 Nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ những người làm báo chí địa phương
trong xu thế truyền thông hội tụ 2-2 22 5£++£+EE+2EE+2EE+SEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrerkrcree 76
3.2.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại theo hướng truyền thông hội tụ - ‹ -++ 77
Trang 73.2.5.T6 chức lại mô hình hoạt động của các cơ quan báo chí địa phương . 79
Tiểu kết chương 3 ¿- 2-52 E2 19 11211571121121121121111.111111E11 11.1111 111 g1 1g 84
00990277 Š -›©ÖL11 D 85
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 22 2 5£+S£+EE£EEE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEErEerrkerrree 87
PHU LUC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIET TAT
PT-TH: Phát thanh — truyên hình
QLBC Quản lí nhà nước đối với báo chí
QLNN Quản lí nhà nước
TTHT Truyền thông hội tụ
TTTT Thông tin và Truyền thông
UBND Uy ban Nhân dân
Trang 9DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Trình độ của cán bộ, phóng viên một số cơ quan Báo in địa phương trong diện
DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1: Đánh giá công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và phát triển báo chí địa phương ¿s2 s+£E+£x+£++£xzrszrxerxee 56 Biểu đồ 2.2: Hiệu quả công tác quản lí, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ,
nghiệp vụ đối với cán BO DAO CHI oo eee — iiA 57 Biểu đồ 2.3 Đánh giá hiệu quả của nội dung công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho
Biểu đồ 2.4 Đánh giá hoạt động cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và
thẻ nhà báo - c1 2112111211121 11311131 1111110111011 0111011101 1H HH ng Hư Hưến 59
Biểu đồ 2.5 Công tác kiểm tra báo chí lưu chiêu và quan lí báo chí lưu chiều 59
Biểu đồ 2.6: Hiệu quả công tác quản lí báo chí theo phương thức dân chủ và trên cơ
Biểu đồ 2.7 Quản lí báo chi địa phương thông qua phương thức tuyên truyền, thuyết phục 61 Biểu đồ 2.8 Quản lí báo chi địa phương thông qua phương thức giám sát, thanh tra, kiểm tra 61
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình khái niệm báo chí (Nguồn: Nguyễn Văn Dững 2-52- 5+ 15 Hình 1.2 Mô hình truyền thông hội tụ theo Nicholas Negroponte -:-zs+ 19 Hình 1.3 Mô hình truyền thông hội tụ theo Kevin L MeCrudden - 2 s2 s2 s2 20
Hình 3.2 Quy trình sản xuất tin bài của VnEXpess 2¿- +: ©25¿22+22+v£EEccxeerxrerxerree 81
DANH MỤC SO DO
Sơ đồ 2.1 Tổ chức, bộ máy quản lí Báo Bình Dương . 2- 2 5+2++++++zx+zxz+rxez 31
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cau tô chức bộ máy quan li của Dai PT-TH Bình Dương - 36
Sơ đồ 2.3 Quy trình sản xuất thời sự, chuyên đề truyền hình, phát thanh 39
Sơ đồ 2.4 Quy trình sản xuất tin, bài báo in -¿- ¿- 2 2+Sz+E+E2£EEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkerkres 40
Sơ đồ 2.5 Quy trình sản xuất tin, bài báo điện tử ¿ - c 2c Sz St Erxrrrrrsrey 41
Sơ đồ 3.1 Đề xuất quy trình xuất bản với mô hình tòa soạn hội tụ tại cơ quan báo chí
Gia PhUONg 111777 ĂĂ.Ă 82
Trang 11cách bị động, bây giờ họ đã trở thành người chủ động tham gia sản xuất, cung cấp
thông tin Mặt khác, sự kết hợp giữa truyền hình và viễn thông trên giao thức
internet ngoài khả năng hội tụ còn có đặc tính tương tac va cá thé hóa Việc tích
hợp các loại hình viễn thông, báo chí khác nhau trên cùng một thiết bị tạo cơ sở
cho sự ra đời của những dịch vụ mới ngày càng tiện ích hơn Sự phân chia các loại
hình báo chí trong thời đại ngày nay, kỷ nguyên kết nối vạn vật cũng trở nên mờnhạt Thông tin được chủ động phân phối theo cách mà công chúng cần tiếp nhận
nó nhanh nhất, chất lượng nhất và đầy đủ nhất
Truyền thông hội tụ không chỉ là thay đôi về mặt công nghệ truyền thông màcòn là ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế, cơ cấu xã hội và hình thái văn hóa trêntoàn thé giới Mỗi khu vực, mỗi quốc gia có sự khác nhau về thé chế chính tri cũngnhư trình độ dân trí và sự phát triển của nền kinh tế Trong bối cảnh đó, nền báo chí
Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng hội tụ Do đó, quản lí báo chí của
nước ta cũng cần phải có những giải pháp phù hợp dé thích ứng với xu thé pháttriển tất yêu này
Đại hội Đảng đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII
đã xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới
(2021-2025) có đoạn: “Phat triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, in, phátthanh, truyền hình, đặc biệt là mang nội dung số đáp ứng yêu câu xây dung, bảo vệ
đất nước và nhu câu của người dân Chủ động, kip thời cung cấp thông tin thiết yếu
và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong đấu tranh phòng, chống suy
Trang 12thoái đạo đức, lối song, các thông tin về tham những, lang phi, quan liêu, tệ nạn xã
hội; biếu dương nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tot, viéc tot Som
hình thành thị trường san phẩm dịch vụ văn hoá, thông tin lành mạnh ” [15]
Đề thực hiện tốt nhiệm vụ trên của báo chí, hoạt động quản lí báo chí của đất
nước và tại các địa phương cần được tăng cường và đổi mới về nhiều mặt mới đápứng được yêu cầu đặt ra Thang 1 năm 1997, tỉnh Sông Bé được chia thành 2 tỉnh
Bình Dương và Bình Phước Vì vậy, hai tinh có nhiều điểm tương đồng về kinh té,
xã hội, chính tri nói chung và báo chí nói riêng, có vi trí chiến lược như “then cài”khi vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh Không phải
ngau nhiên từ tháng 4 năm 1972 trụ sở Quân ủy - Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ
trang quân giải phóng miền Nam Việt Nam được đặt tại ấp Tà Thiết Krom — xã LộcThành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước và Bộ chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ
Chí Minh — Giải phóng Sai Gòn năm 1975 được đặt tại rừng Cam Xe, ấp 1, xã Minh
Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương Trải qua gần 25 năm xây dựng và pháttriển, báo chí Bình Dương và Bình Phước đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụcủa mình trong thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, Nghị quyết củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thông tin của công
chúng; góp phần tích cực cho sự vươn lên mạnh mẽ của hai địa phương này trong
tiễn trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, điểm sáng của cả nước trong phát triểnkinh tế xã hội Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung, báo chí và quản lí báo chí ởhai địa phương này cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức cần được nhìn
nhận dé có giải pháp thúc day phát triển đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tìnhhình mới.
Với lí do đó, tac giả chọn đề tài: "Quản lí báo chi địa phương trong bồicảnh truyền thông hội tụ (Nghiên cứu trường hop tỉnh Bình Dương và tinh BinhPhước) " làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Báo chí học định hướng ứng dụng
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài đưới nhiều góc độ khácnhau của hoạt động quản lí nhà nước về báo chí Điển hình có những công trìnhnghiên cứu đã được xuất bản thành sách như:
Trang 13- “Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí”, Nxb Văn hóa Thông tin, HàNội của Lê Thanh Bình và cộng sự (2009) Các tác giả cho rằng nghiên cứu vấn đềquản lí nhà nước (QLNN) và pháp luật về báo chí mọi giai đoạn, trong thời kỳhiện nay hoạt động QLNN thì hoạt động quản lí bằng pháp luật luôn là một công
việc quan trọng.
- “Lãnh đạo và quản lí hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay ”, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội của Hoàng Quốc Bảo (2010) Cuốn sách đã đề cập, phântích những van đề còn tồn tại trong hoạt động báo chí, đặc biệt là trong hoạt độngQLNN về báo chí, thé hiện qua sự yếu kém, thiếu sâu sát, thiếu đồng bộ, chồngchéo, và buông lỏng trong hoạt động QLNN về báo chí
- _ “Công tác lãnh đạo và quản lí bdo chi trong 25 năm tiễn hành sự nghiệp đổimoi”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội của Nguyễn Thế Ky (2012) Cuốn sách tậptrung dé cập đến nội dung, phương thức, sự đôi mới tư duy, phong cách lãnh đạo,quản lí của Đảng, Nhà nước về báo chí; chỉ ra những ưu điểm, thành tựu, cũng nhưnhững ton tại, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo, quản lí báo chí
- “Quản lí và phát triển thông tin bao chi ở Việt Nam”, Nxb Thông tin vàTruyền thông, Hà Nội của Đỗ Quý Doãn (2015) Nội dung các bài viết tập trunglàm rõ thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lí, chỉ đạo vàphát triển báo chí; đồng thời cũng đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện đểthông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn bảo đảm quản lí tốt
Đây là những công trình nghiên cứu công phu, vừa có tính lí luận, vừa thực
tiễn về những vấn đề trong lãnh đạo, quản lí báo chí ớ Việt Nam
Luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ:
- “Xu thế phát triển của báo chí địa phương trong bói cảnh truyền thông da
phương tiện ”, Luận án tiễn sĩ báo chí học, Học viện báo chí và tuyên truyền của
Nguyễn Tiến Vụ (2017) Luận án đã khảo sát và nghiên cứu, bước đầu xác định
được xu hướng phát triển của báo chí địa phương hiện nay và từng loại hình báochí: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử cũng như sự báo rang từ
cạnh tranh báo chí sẽ hợp tac dé phát triển
Trang 14- “Quản lí nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Luận an tiến sĩLuật học, Học viện khoa học xã hội của Nguyễn Minh Thắng (2019) Nghiên cứu
đã làm sáng tỏ một số khái niệm, đặc điểm của báo chí điện tử; cũng như các yếu tốảnh hưởng đến quản lí nhà nước đối với báo chí điện tử; đồng thời nghiên cứu đãphân tích đánh giá thực trạng và đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước về báo chí điện tử ở nước ta trong tình hình
moi.
- “Quản lí Nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Luận vănthạc sĩ quản lí công, Học viện hành chính quốc gia của Trần Thị Thủy (2017) Căn
cứ vào thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiêu
quả QLNN về báo chí trên địa bản Kiên Giang
- “Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bồi cảnh truyềnthông hội tụ: Nghiên cứu trường hop Trung tâm truyền thông tinh Quang Ninh”
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học, Trường đại học khoa học xã hội và
nhân văn của Đỗ Ngọc Hà (2019) Đó là nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyềnthông tỉnh Quảng Ninh - một mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chítrong bối cảnh truyền thông hội tụ
Tạp chi nghiên cứu khoa học:
- “Tăng cường quản lí nhà nước về pháp luật đối với báo chỉ”, Tạp chí cộng
sản điện tử, (ngày 25/10/2012) của Hoàng Anh (2012) Bài báo đã đánh giá thực
trạng hệ thống văn bản pháp luật về công tác QLNN đối với báo chí của nước ta cónhiều tiến bộ, đã đóng góp quan trọng chấn chỉnh, hạn chế các tác động của cơ chếthị trường đối với hoạt động báo chí
- “Hội tụ truyền thông nhìn từ góc độ văn hóa truyền thông”, Tạp chí người
làm báo điện tử http://nguoilambao.vn ngày 10/7/2016 Nguyễn Thanh Lợi (2016).
Nghiên cúu đã đánh giá hội tụ truyền thông không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt
động kinh tế của nhân loại, mà còn tác động mạnh mẽ đến kết cấu xã hội và hìnhthái văn hóa Trong môi trường hội tụ truyền thông, hình thành nên văn hóa hội tụ,
điều quan trọng hơn, làm thé nào dé nhận biết và đánh giá được văn hóa trong hội tụtruyền thông, đây là câu hỏi đang cần lời giải
10
Trang 15- Nguyễn Thành Lợi (2020), “Xây dựng tòa soạn hội tụ trong bối cảnh kỉ
nguyên 4.0”, Báo Quân đội nhân dân điện tử https://www.qdnd.vn ngày 20/6/2020.
Bài viết nhận định rằng internet ra đời và phát triển khiến “môi trường sinh thái”của các phương tiện báo chí truyền thông thay đổi mạnh mẽ
Nội dung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới nhiều góc độ khácnhau về lí luận báo chí, nghiệp vụ báo chí, lãnh đạo, quản lí báo chí Phân tích,nghiên cứu, đánh giá thực trạng của hoạt động QLNN về báo chí, trên cơ sở đó, cáctác giả đã đưa ra những giải pháp, cùng những kiến nghị cho hoạt động QLNN
trong lĩnh vực báo chí.
Các kết quả của các công trình nghiên cứu trên có giá trị lí luận, thực tiễn và giátrị tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận văn Tuy nhiên, hiện nay những nội
dung liên quan đến công tác khảo cứu, nghiên cứu chuyên sâu QLNN đối với báo chí
(QLBC) địa phương trên địa bàn hai tinh Bình Dương và Bình Phước còn khá khiêm
tốn, chưa được đề cập đến nhiều, chưa có những nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng,
chưa nêu lên được những vấn đề cần đặt ra trong công tác QLBC địa phương của haitinh này, đặc biệt là chưa đặt QLBC trong bối cảnh truyền thông hội tụ từ xu hướng đã
trở thành hiện thực.
Đây là động lực, là nền tảng khoa học để tác giả thực hiện đề tài Đề tài có
hướng nghiên cứu độc lập, tuy không trùng lặp với các các nội dung đã nghiên cứu
nhưng có kế thừa các nghiên cứu nêu trên đã được tác giả lược khảo
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phan làm sáng tỏ những van đề lí luận cơ bản và thực tiễn về
hoạt động báo chí địa phương và QLNN đối với báo chí (QLBC) địa phương tạihai tỉnh Bình Dương và Bình Phước Thông qua khảo sát thực trạng của hoạt động
báo chí và QLBC ở hai tỉnh này trong thời gian qua, đề xuất, khuyến nghị nhữnggiải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí địa phương phát triển
và nâng cao hiệu quả công tác QLBC của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước
trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
11
Trang 16Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Hệ thống hóa những vần đề lí luận và thực tiễn về hoạt động báo chí vàQLBC trong bối cảnh truyền thông hội tụ
- Phân tích những yếu tổ liên quan đến nội dung QLBC, phương thức QLBC
- Khái quát tình hình hoạt động báo chí địa phương tại hai tỉnh Bình Dương
và Bình Phước; thực trạng hoạt động QLBC địa phương tại hai tỉnh này, cụ thể:
Đánh giá những kết quả đạt được, cùng những tôn tại, hạn chế; tìm ra nguyên nhân
của những mặt còn ton tại, những vẫn đề đang đặt ra đối với hoạt động báo chí vàQLBC địa phương của hai tỉnh này trong bối cảnh hiện nay
- Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cải tiến, đổi mới hoạt động QLBC nhằmtháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí địa
phương Khuyến nghị giải pháp QLBC địa phương cho tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình
Phước trong thời gian tới (nếu có).
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề QLNN trong lĩnh vực báo chí
4.2 Pham vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu “Quản lí báo chi dia phương trong bồi
cảnh truyền thông hội tu” trong luận văn này sẽ tập trung vào những van đề QLNNđối với báo chí địa phương trong phạm vi địa bàn hai tỉnh Bình Dương và BìnhPhước Luận văn không đề cập đến các nội dung liên quan đến vấn đề nghiệp vụ
báo chí.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lí luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
hoạt động báo chí và QLNN về báo chí
Luận văn được xây dựng dựa trên khung lí thuyết về báo chí học; khoa họcquản lí; lí thuyết sắp đặt chương trình nghị sự để phân tích thực tiễn vấn đề
12
Trang 17QLNN về báo chí của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước Bên cạnh đó luận văncũng kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng, kết hợp các phương pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng khi nghiên cứu tìm kiếm
cơ sở lí luận và nhận dạng bối cảnh, điều kiện, yêu cầu thực tế của hai tỉnh BìnhDương và Binh Phước liên quan đến hoạt động QLBC Cu thé:
+ Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến quản lí báo chí như:QLNN; Báo chí; QLNN về báo chí
+ Nghiên cứu cơ chế, quy định liên quan đến QLNN và báo chí ở hai tỉnh BìnhDương và Bình Phước.
+ Tham khảo tài liệu báo cáo, tong hợp của các cơ quan QLNN về báo chi
của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
+ Tham khảo kêt quả nghiên cứu của một sô công trình, đê tài có liên quan.
Phương pháp khảo sát: Cụ thê:
+ Khảo sát các đối tượng chịu quản lí: Các cơ quan báo chí của hai tỉnh Bình
Dương và Bình Phước; các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú; hoạt động
báo chí trên địa bàn hai tỉnh này.
+ Khảo sát các cơ quan quản lí hoạt động báo chí của hai tỉnh Bình Dương và
Bình Phước (Sở Thông tin Truyền thông; Ban Tuyên giáo; Hội nhà báo)
+ Khảo sát phân tích các văn bản pháp luật, quy định có liên quan của Trung
ương và địa phương trong giai đoạn 2018- 2020 theo các tiêu chí liên quan đến tính
hợp lí, hiệu quả, khả thi của QLNN về báo chí.
Các kết quả khảo sát là co sở để đánh giá thực trạng van đề QLNN về báo
chí của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ở Chương 2 và đưa ra các giải pháp,
khuyến nghị tại Chương 3 của luận văn
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn đề cập đến thực trạng của van déQLNN về báo chí của hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước Tác giả xác định rõ nội
13
Trang 18dung, mục đích, đối tượng phỏng vấn; xây dựng bộ câu hỏi, địa điểm, thời gian,
thực hiện 05 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm các đối tượng là: Cán bộ quản lí báo chí;quản lí cơ quan báo chí, chuyên gia nghiên cứu về báo chí, để đánh giá tổng hợp từcác góc nhìn khác nhau nhằm đánh giá thực trạng vấn đề QLNN về báo chí của haitỉnh Bình Dương và Bình Phước trong bối cảnh truyền thông hội tụ, và những kiến
nghị của cơ quan quản lí địa phương.
6 Ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lí luậnLuận văn có giá trị tham khảo về mặt lí luận liên quan đến công tác quản línhà nước về báo chí đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về báo chí truyền thôngnói chung, về công tác QLNN về báo chí nói riêng
6.2 Giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn cho các cơ quan quản lí báo
chí của Đảng và nhà nước như: Ban Tuyên giáo Trung ương; Cục Báo chí, Cục phát
thanh, truyền hành và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông); Ban Tuyên
Giáo (các Tỉnh ủy, Thành ủy); Phòng Báo chí và Xuất bản (Sở Thông tin và Truyền
thông ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và các cơ quan báo chí truyền
thông khác.
7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van đề lí luận về quản lí báo chí trong bối cảnh truyềnthông hội tụ
Chương 2: Thực trạng quản lí báo chí địa phương trong bối cảnh truyền
thông hội tụ tại Bình Dương và Bình Phước
Chương 3: Giải pháp quản lí nhà nước và phát triển báo chí địa phương trong
bối cảnh truyền thông hội tụ
14
Trang 19Chương 1
MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE QUAN LÍ BAO CHÍ
TRONG BOI CANH TRUYEN THONG HOI TU
1.1 Các khái niệm cơ ban về quan lý báo chí trong bối cảnh TTHT
1.1.1 Báo chí
Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information cónghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúpcho sự hiểu biết của con người về thé giới xung quanh ton tại bằng việc lấy hiệnthực khách quan đề phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ
giữa nhà báo — tác phẩm —công chúng” [33, tr.6]
Theo Nguyễn Văn Dững: “Báo chí là môt bộ phận cua truyền thông đại chúng,nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nên tảng và có khả năng quyết
định tính chất, khuynh ướng, chỉ phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền
thông đại chúng Do đó, trong nhiễu trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền
thông đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng - trước hết phải nóiđến báo chi” [21, tr.5] Cụ thé như sau:
Hình 1.1 Mô hình khái niệm báo chí (Nguồn: Nguyễn Van Dững [11, tr.62]
15
Trang 20Dưới góc nhìn pháp luật, khoản 1 điều 3 Luật báo chí số 103/2016/QH13ngày 05 tháng 04 năm 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đềtrong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo,
xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dan tới đông đảo công chúng thông qua các
loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” [35] Như vậy Luật báo chi đã chỉ
rõ những loại hình báo chí trong xã hội như sau:
- “Báo in là loại hình báo chi sử dụng chữ viết, tranh ảnh, thực hiện bằng
phương tiện in dé phát hành đến ban đọc, gồm báo in, tap chí in” (Khoản 3 điều 3)
- “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dân,phát sóng trên các hạ tang kĩ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau ” (Khoản 4 điều 3)
- “Báo hình là loại báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm
thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tang kĩ thuật ứng dụng côngnghệ khác nhau ” (khoản 5 điều 3)
- “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,
được truyền dan trên nên tang internet, bao gom báo điện tử và tạp chí điện tử”(khoản 6, điều 3)
1.1.2 Quản lí nhà nước về báo chí
Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đưa ra quan niệm: “gudn ly là tổ chức,điều khiển hoạt động của một don vị, cơ quan” [34, tr.953]
Hà Sỹ Hồ thì lại chỉ ra rằng: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủđích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chứcvận hành đạt được mục tiêu đã dé ra” Hay nói một cách khác: “Quản lý là quátrình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện các chức năng quản lý, lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [23 tr.17]
+ Quản lí nhà nước: Quản lí nhà nước là một phạm trù gắn liền với sự xuất
hiện của Nhà nước, quản lí nhà nước (viết tắt là QLNN) ra đời với tính chất là một
loại hoạt động quản lí xã hội Quản lí nhà nước là một hoạt động mang tính chấtquyền lực nhà nước, được sử dụng dé điều chỉnh các quan hệ xã hội và có thể xem
là mộ hoạt động chức năng đặc biệt.
16
Trang 21Theo nghĩa rộng: Quản lí Nhà nước là hoạt động của bộ máy Nhà nước, từ
hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thê thống nhất
Theo nghĩa hẹp: Quản lí Nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hànhđược đặc trưng bởi các yếu tố có tính tô chức; được thực hiện trên cơ sở và dé thihành pháp luật; được bảo đảm thực hiện bởi hệ thong các cơ quan quan lí hànhchính Nhà nước Quản lí Nhà nước là một sản phẩm của phân công lao động nhằmliên kết và phối hợp với các đối tượng bị quản lí
Ban chất của QLNN là quyền lực Nhà nước Quyền lực Nha nước được ghinhận, củng cô băng pháp luật và được thực hiện bởi bộ máy Nhà nước với cơ sở vậtchất — tài chính to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chế Quản lí nhànước trong luận văn được đề cập theo nghĩa hẹp
+ Quản lí nhà nước về báo chí: là sự tác động có tô chức được điều chỉnh
băng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với hoạt động báo chí do cơ quan
có thâm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành đề thựchiện hóa chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tự do báo
chí của công dân Ngày nay trong bối cảnh cách mạng 4.0, công tác QLNN về báo
chí ngày càng quan trọng dé định hướng, bảo đảm hoạt động báo chí phát huy vai trò
chiến đấu trên mặt trận tư tưởng với việc định hướng dư luận, phản biện xã hội, đấu
tranh chống lại những quan điểm sai lệch, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúnglàm tốt dé biéu dương nhân rộng, theo dõi và kiểm tra phát hiện những nơi làm sailệch dé uốn nắn dau tranh bảo đảm cho đường lối, chính sách của Dang và pháp luật
của Nhà nước thực thi trong thực tế
Theo Nguyễn Văn Dững: “Quản li báo chí có thé phân chia thành hai cấpđộ: quản lí vi mô và quản lí vĩ mô Quản lí vi mô là quản lí tòa soạn báo chí Ở cấp
độ này, có thể gọi là quản trị tòa soạn báo chí Quản lí vĩ mô là quản lí nhà nước về
báo chí” [19, tr.39].
Như vậy, quản lí Nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ dạng
quản lí công vụ của bộ máy hành pháp, mang tính quyền lực, tính tô chức cao, đượcđiều chỉnh bang pháp luật, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù của quan
lí ngành.
17
Trang 221.1.3 Truyền thôngKhái niệm truyền thông được hình thành từ tiếng La tinh là “communicare”
mang ý nghĩa truyền tải, giao tiếp Truyền thông được hiểu là sản phẩm của con
người, là việc truyền đạt thông tin, suy nghĩ, ý kiến, tri thức từ một hoặc nhiều ngườisang những người khác thông qua ngôn ngữ, lời nói, hình vẽ, chữ viết hoặc một hànhđộng giao tiếp nào đó
Theo quan niệm của một nhà nghiên cứu truyền thông người Anh - Dean C.Barnlund cho rằng: “7ruyên thông là quá trình liên tục làm giảm độ không rõ rang
để có thể có hành vi hiệu quả hơn”
Giáo sư về truyền thông học người Mỹ - Frank Dance lại quan niệm:
“Truyền thông là quá trình trước đây là độc quyên của một hoặc vài người trở thành
cái chung của hai hoặc nhiều người ” Theo quan niệm này truyền thông có thể làm
gia tăng tính độc quyền.
Dương Xuân Sơn đã chỉ ra răng: “7ruyên thông là một quá trình liên tục traođổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tao sự liên kết lẫn nhau dé dẫn
tới sự thay đổi trong hành động và nhận thức ” [38, tr7- tr9]
Nguyễn Văn Dững và cộng sự thì cho rằng: “Zruyén thông là quá trình liên
tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cam chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai
hoặc nhiễu người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiễn tớidiéu chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cau phát triển của cá nhân/ nhóm/cộng dong/ xã hội” [LI, tr.14- tr15]
Do đó, có thé hiểu: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi, chia sẻ thông
tin giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiễn tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/ nhóm/ cộng đồng/ xã hội.
1.1.4 Truyền thông hội tụ
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tụ là khi các chủ thể đến từ các hướng khácnhau gặp nhau tại một điểm hoặc một nơi [34, tr.514]
Từ năm 1978, Nicholas Negroponte - giáo sư công nghệ truyền thông nổitiếng người Mỹ đã đưa ra khái niệm hội tụ Điều đó cho thấy răng, quá trình hội tụ
18
Trang 23trên thế giới đã diễn ra từ vài thập kỷ nay Tuy nhiên, đến năm 1983, Ithiel de Sola
Pool - giáo sư của Học viện Công nghệ Hoa Ky (MIT) mới chính thức đưa ra khái
niệm TTHT và dự doan rằng, với sự phát triển của kĩ thuật số sẽ khiến các loại hình
truyền thông vốn được phân chia rạch roi, nay hội tụ với nhau [dẫn theo 3] Và khái
niệm TTHT (media covergence) chính thức ra đời từ đó Hiểu theo cách đơn giản,
một xu hướng mới không có ngăn cách giữa các loại hình báo chí (như báo In với
truyền hình) chính là một trong những hình thức biểu hiện của TTHT ngày nay
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ “hội tụ” nơi đến sự kết hợpcủa hai hoặc nhiều công việc khác nhau trong cùng một thiết bị, ví dụ: sự hội tụ củamáy tính và viễn thông trong điện thoại di động, điện thoại thông minh Một thiết bị
di động có thé tích hợp nhiều tiện ích như: nghe, goi, nhắn tin DPT, nghe nhac, chơi
game, quay phim, chụp ảnh, định vi GPS, nhận mail, lướt web, đọc báo, nghe dai, xem truyên hình, lưu giữ thông tin
và đang hình thành một xu hướng truyền thông, trở thành một lĩnh vực nghiên cứuquan trong của truyền thông trên toàn cầu [dan theo 41]
19
Trang 24Trong cuốn Báo chí hội tụ Janet Kolodzy cho răng, viết và đưa tin thông qua
phương tiện truyền thông mới (Convergence, writing and reporting across the newmedia): “7¡ ruyên thông hội tụ là một quá trình diễn ra liên tục, phát triển dựa trên sựkết hợp cua bon yếu to: Nên công nghiệp truyền thông, đối tượng của truyền thông,nội dung truyền thông và công nghệ truyén thong” [55]
Kevin L.McCrudden đã chỉ ra trong cuốn Mô hình truyền thông hội tụ(Media Convergence Models) : “TTHT là sự giao thoa giữa mô hình truyền thông
mới và truyền thông truyền thống” [56] Ông đưa ra mô hình TTHT lấy mangInternet làm hạt nhân và Internet là phương tiện truyền thông mạnh mẽ nhất từng
được tạo ra, bởi vì nó có thé bắt chước tất cả phương tiện truyền thông khác, còn
các phương tiện khác không thể bắt chước Internet
Bach khoa toan thu Britannica nêu rõ, TTHT là một hiện tượng trong đó bao
gồm sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các công ty điện toán và CNTT, các mạngviễn thông cùng với các nhà cung cấp thông tin từ các ngành công nghiệp xuất bảnbáo chí, tạp chí, âm nhạc, radio, truyền hình và các phần mềm giải trí
Đinh Thị Thúy Hằng đã chỉ ra trong cuốn Báo chí thế giới và xu hướng pháttriển (2008), cho răng TTHT được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất: Công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại phương tiện
báo chí khác nhau vào trong một phương thức hoạt động Sự hội tụ này đã mở ra một
20
Trang 25kỷ nguyên mới của đa truyền thông Hội tụ của các loại hình báo chí: Báo in, truyềnhình, phát thanh, phim ảnh được kết hợp vụ tới dé đưa các dịch người sử dụng.
Thứ hai: Sự tập trung sở hữu truyền thông đại chúng Các tập đoàn báo chí,một công ty sở hữu nhiều loại hình kinh doanh báo chí khác nhau Điều này dẫn đến
sự hội tụ về kinh tế Các hãng TTHT qua việc liên kết, sáp nhập hoặc mua cô phần
của nhau.
Nguyễn Thành Lợi định nghĩa TTHT rang: “Vé nghĩa hẹp, hội tụ truyềnthông là sự tích hop các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành mộtloạt phương tiện truyền thông mới như sách điện tử, blog, mang xã hội Về nghĩarộng, hội tụ truyền thông có phạm vi rộng hơn, bao gôm sự kết hợp tat cả cácphương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thong mà còn là sự hội tụ cả
về chức năng, dua tin, quyên sở hữu, cơ cấu tổ chức của các cơ quan báo chí, truyềnthông ” [24, tr 82].
Vi vậy, khái nệm TTHT ở nghĩa hẹp là sự tích hợp các loại hình báo chí, tao
ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện truyền thông mới như sáchđiện tử, facebook, mạng xã hội vé nghĩa rộng, TTHT là sự kết hợp tất cả cácphương tiện truyền thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ
cả về chức năng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức của cơ quan
báo chí, truyền thông Nói theo cách đơn giản, TTHT là quá trình phát triển tiệmtiễn từ thấp đến cao
1.2 Đặc điểm của quản lí Nhà nước trong bối cảnh truyền thông hội tụ
1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lí báo chí trong boi cảnhtruyền thông hội tụ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan báo chí, truyền thông nước ta đã
trở thành một binh chủng hùng mạnh của công tác tư tưởng, văn hóa, hoạt động
hiệu quả trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, như chính trị, kinh tế, quốcphòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và hoạt động thông tin
quốc tế Tính đến tháng 12/2020, sau gần 4 năm thi hành Luật Báo chí 2016 và 1
năm thực hiện Quy hoạch phát triển, quản lí báo chí đến năm 2025 theo hướng giảm
trùng lặp tôn chỉ, mục đích, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiện đại hóa, trong cả
21
Trang 26nước có 779 cơ quan báo chí, với bốn loại hình là báo in, báo nói, báo hình và báo
điện tử [18] Nhân lực làm báo đông đảo với hơn 40 nghìn người, trong đó có hơn
20 nghìn người được cấp thẻ nhà báo Sự phát triển mạnh mẽ này là kết quả của sự
phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo toàn diện của Dang; tác động tích cực của thờiđại, nhất là quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển khoa học - công nghệ trên thế
gidi.
Ngày 8/4/2020, Ban Bi thư Trung ương Đảng đã ban hành Chi thị số
43-CT/TW “Vẻ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báoViệt Nam trong tình hình moi”, Chi thị nêu Tõ: “Van còn tình trạng hoạt động baochí xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tính định hướng Báo chí có nguy cơ bị truyễn
thông xã hội chỉ phối, lan Gt, gây ra nhiễu tác hại Các thé luc thù dich khôngngừng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta” [4]
Đảng lãnh đạo báo chí, truyền thông là tất yếu Bên cạnh đó Đảng, Nhà nướcViệt Nam vẫn tôn trọng và bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, bao gồmquyền tự do hoạt động nghề nghiệp của người làm báo, truyền thông; quyền tự dotiếp cận và nhận thông tin; quyền tự do cá nhân và tô chức được bảo vệ trước báo chí
và truyền thông Báo chí là người bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, đấutranh vì hạnh phúc, 4m no của nhân nhân Quan điểm đó của Đảng được thé chếhóa trong điều 25 Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí:
“Công dân có quyên tự do ngôn luận, tự do báo chi Việc thực hiện quyên này do
pháp luật quy định”.
Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ
nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội ” Đại hội XII (2016) và Đại hội XIII
(2021) của Đảng đều nêu rõ: “Các cơ quan báo chí, truyền thông phải thực hiệndung tôn chỉ, mục dich, đối tượng phục vụ, nâng cao tinh tư tưởng, nhân văn vàkhoa học, dé cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, góp phan xây dựng văn hóa
và con người Việt Nam” [13] [14].
Trên cơ sở những văn kiện của Đảng ta, có thê thấy rằng những quan điểm
sau cần được nhận thức, quán triệt và thực hiện trong quá trình quản lí nhà nước vềbáo chi cũng như họat động báo chí Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/04/2019
22
Trang 27của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lí báo chí toànquốc đến năm 2025 là văn bản mới nhất thé hiện một cách hệ thống các quan điểm,chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quy hoạch phát triển và quản lí báochí Quy hoạch này xác định quan điểm với 4 nội dung cụ thể sau:
1 “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởngquan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật
2 Phát triển báo chí đi đôi với quản lí tốt, theo hướng cách mạng, chuyênnghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu câu thông tin của nhân dân,tuyên truyền đường loi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập
hợp quân chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp
phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam
3 Nhà nước có cơ chế, chính sách tài chính, đào tao, tao diéu kién can thiétcho báo chí phục vụ nhiệm vu chính trị, tuyên truyền đồng thời khuyến khích các cơ
quan báo chí tăng cường huy động nguôn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng
tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuân túy, không dé tư nhân sở hữu
báo chí, không dé nhóm lợi ích chỉ phối báo chi
4 Phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ vàthông tin, truyền thông thế giới Kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí đồng thờiphát huy lợi thé của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung
cấp thông tin chính thong, có định hướng, tăng diện bao phủ trong nước và quốc tế,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mang”
1.2.2 Tác động của bối cảnh truyền thông hội tụ đối với công tác quản lí
nhà nước trong lĩnh vực báo chí
Truyền thông hội tụ - khác với truyền thông truyền thống là chịu sự tác động
mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng 4.0 Trong lĩnh
vực truyền thông, bối cảnh truyền thông hội tụ tác động đến công tác quản lí và thực
thi các hoạt động truyén thông ở cả chiêu rộng lân chiêu sâu, từ các cơ quan quản lí,
23
Trang 28cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước tới các doanh nghiệp, tổ chức, từ cấp lãnhđạo, quản lí đến các cấp thực thi trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Công nghệ và thiết bị tiên tiến trong bối cảnh truyền thông hội tụ sẽ ngàycàng cho phép người dân tiếp cận gần hơn với Chính phủ và các cơ quan chức năng
dé nêu ý kiến va cùng phối hợp hoạt động Chính phủ và các cơ quan chức năng phải
đối mặt với trách nhiệm giải trình trước công chúng trong việc ra quyết sách, cũng
như dam bảo luồng thông tin chính thống có thé đến đúng lúc và tao ra những ảnh
hưởng tích cực, hạn chế các xung đột, mâu thuẫn, góp phần dam bảo an ninh xã hội.Bối cảnh truyền thông hội tụ gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến báo chí trong bối cảnhhiện nay đặt ra những yêu cầu cũng thách thức đến công tác QLNN về báo chí cụ thể
như sau:
Thứ nhát, hội tụ về công nghệ - truyền thông — viễn thông được coi là xu
hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới Đó là hệ quả của sự phát triển ngành công
nghệ thông tin - truyền thông Khi hạ tầng, kĩ thuật, mạng lưới trở nên gần gũi vàthân thiện, người dùng dễ dàng đạt được các tiện ích mà không cần phải đầu tư nhiều
về tài chính, tri thức cũng như thời gian Vì vậy, các cơ quan báo chí cần nhanh
chóng tiếp cận với những tri thức, kĩ thuật mới nhất của báo chí hiện đại Điều này
đặt ta cho các cơ quan QLNN phải quản lí báo chí về mặt nội dung, những thông tin
mà bảo chí cung cấp có đảm bảo nhu cầu của công chúng hay không
Thứ hai, truyền hình qua dịch vụ Internet bùng nổ, sự phát triển của công
nghệ thông tin, khiến hoạt động sản xuất truyền hình phi tuyến tính trở nên nhanh,tiện và giảm thiêu chi phí hơn Thực tế, một cá nhân cũng có thé làm truyền hình qua
mạng Internet, chỉ cần máy quay Dvcam, Internet và máy tính có cài phần mềm
dựng băng hình phi tuyến tính, kết hợp với một giải băng thông rộng của nhà cungcấp Internet, có thé tự sản xuất và phát sóng được chương trình truyền hình Van déđang đặt ra đối với các cơ quan báo chí của Việt Nam làm thế nào dé tìm cách “hội
nhập” với xu hướng phát triển mới của báo chí hiện đại do những tiện ích mà côngnghệ truyền thông mang lại Do đó, các cơ quan QLNN về báo chí phải quản lí
những hình thức phân phối của báo chí đến công chúng
24
Trang 29Thứ ba, hiện nay sự phát triển của tòa soạn hội tụ mang tính tất yếu Trongmôi trường hội tụ truyền thông đã tạo cho cơ quan báo chí những thuận lợi và tháchthức mới trong tương lai gần, không một co quan báo chí, truyền thông nào có théđứng ngoài sự tác động mang tính quy luật này Chính vì vậy, các cơ quan QLNN vềbáo chí vần phải thay đổi, tư duy cách nhìn nhận dé báo chí hòa nhập với xu thé này,
1.3 Nội dung và phương thức quản lí nhà nước đối với bảo chí địaphương
1.3.1 Nội dung công tac quan lí bao chi địa phương
Điều 6 Luật báo chí năm 2016 quy định 10 nội dung QLNN đối với báo chí
đó là: “1 Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển báo chí 2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí 3 Tổ chức thông tin cho
báo chí; quản lí thông tin của báo chí 4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độchính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơquan báo chí và cán bộ quản lí báo chi 5 Tổ chức quản lí hoạt động khoa học, công
nghệ trong lĩnh vực báo chí 6 Cap, thu hồi các loại giấy pháp trong hoạt động báo
chí và thẻ nhà báo 7 Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí, quản lí hoạt động của co
quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước
ngoài tại Việt Nam 8 Kiểm tra báo chí lưu chiéu; quản lí hệ thong lưu chiéu báochí quốc gia 9 Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công táckhen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí 10 Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi
phạm pháp luật về báo chi” [35]
Nội dung và phương thức quản lí báo chí địa phương chủ yếu tập trung thông
qua:
Thứ nhất, xây dựng, chỉ đạo và tô chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển báo chí Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí là một
công cụ dé quản lí hoạt động báo chi theo những mục tiêu, định hướng cụ thé đạt
được trong một thời gian nhất định ở địa phương Tùy từng địa phương hay tổ chức
mà có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển về báo chí khác nhau
25
Trang 30Thứ hai, ban hành và tô chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vềbáo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí Hiện nay Nhà nước quy định thẩmquyền cho từng cơ quan trong việc xây dựng và ban hành các bản quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực liên quan đến QLNN vềbáo chí địa phương đặc biệt là trong bối cảnh TTHT hiện nay Dé xây dựng, banhành các văn bản QLNN đối với báo chí địa phương được tốt và phù hợp hơn thì các
cơ quan có thâm quyền phải có một bộ máy, tổ chức, cá nhân QLNN đủ mạnh và am
hiểu chuyên sâu về lĩnh vực này
Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác QLNN đối với báochí nhằm đưa các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về lĩnh vực này đượctiến hành trên hai bình diện chủ yếu là triển khai thực hiện và áp dụng các văn banpháp luật về báo chí địa phương
Thứ ba, t6 chức thông tin cho báo chí; quản lí thông tin của báo chí Thựchiện quan điểm chỉ đạo của Dang, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm đảo bamthông tin của báo chí định hướng đúng dư luận xã hội Trong môi trường truyềnthông hiện nay, việc hình thành một cơ chế quản lí mới, phù hợp đối với hoạt động
báo chí là một hoạt động mang tính quyết định đối với hoạt động báo chí.
Thứ tư, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức
nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lí
báo chí Trong bối cảnh truyền thông hội tụ hiện nay, để hoạt động báo chí có thể
bám sát được những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước cần phải chú trọng tới việc bồi dưỡng chính tri, tư tưởng, đạo đức, nghề
nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ Bởi nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng tronggiai đoạn hiện nay rất cao đòi hỏi phải có đội ngũ nhà báo năng động, đổi mới thích
ứng với xu thế này.
Thứ năm, thực hiện quy trình, thủ tục về cấp, thu hồi các loại giấy phép tronghoạt động báo chí và thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo
Luật báo chí năm 2016.
Thứ sáu, kiểm tra báo chí lưu chiêu; quản lí hệ thống lưu chiêu báo chí quốcgia Điều 52 Luật báo chí năm 2016 (được sửa đổi, bé sung bởi Luật sửa đổi, bố
sung một sô điêu cua 37 Luật có liên quan đên luật quy hoạch vê chê độ lưu chiêu
26
Trang 31báo chí, nộp ấn pham báo chí như sau: “Đối với bdo chi in tại địa phương cơ quan
báo chí phải nộp hai bản cho cơ quan QLNN về báo chí ở địa phương chậm nhất là
08 giờ sáng cua ngày phát hành, dong thời nộp năm ban cho cơ quan QLNN về báo
chi ở trung ương qua hệ thong bưu chính” Lưu chiều là một khâu quan trọng củaQLNN về báo chí nhằm thực hiện chức năng kiểm tra khi cho lưu hành dé bao damcho hoạt động lưu chiều được thực hiện đúng quy định của phap luật
1.3.2 Phương thức quản lí Nhà nước đối với báo chí địa phương
Phương thức QLNN đối với báo chí địa phương là tổng thé những cách thứctác động có hướng đích của chủ thé là các cơ quan quản lí nhà nước đối với báo chiđịa phương trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thựchiện mục tiêu của tô chức Những phương thức QLNN đó là:
Thứ nhất, nhà nước quản lí báo chí băng phương thức dân chủ và trên cơ sở
pháp luật
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp năm
2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chỉ tiếp cận thông tin, hội
họp, lâp hội Việc thực hiện các quyên này do pháp luật quy định” và nhiều đạo luật
quan trọng như Luật báo chí, Luật an ninh mạng Tuy nhiên, cũng như các quyềnkhác của công dân, việc thực hiện các quyền tự do báo chí phải trong khuôn khổ dopháp luật quy định nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước và không ảnhhưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Báo chí là loại hình truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng đối với đời
sông xã hội Dé cơ quan báo chí có thé phát huy được tiếng nói của nhân dân thìphải quản lí báo chí bằng phương thức dân chủ đề thực hiện nhiều chức năng xã hội
như chức năng thông tin — giao tiếp; chức năng tư tưởng; chức năng giám sát, phản
biện; chức năng văn hóa, giáo dục và giải trí; chức năng kinh tế - địch vụ xã hội
Chính vì thông tin của báo chí có tác động vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng
nhân dân từ đó làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng Báo chíđược xem là vũ khí tư tưởng có sức công phá nhất trong xã hội Chính vì thế, hoạt
động báo chí phải tuân thủ quy định pháp luật.
Thứ hai, nhà nước quản lí báo chí thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục,thuyết phục Phé biến pháp luật là quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục va lâu
dai của các cơ quan QLNN đôi với báo chí, là câu nôi đê đưa pháp luật vào tô chức
27
Trang 32và hoạt động được xác định là biện pháp trọng tậm và thường xuyên Có thể thấyrằng pháp luật là công cụ dé Nhà nước thực hiện chức năng quản lí của mình Công
tác, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục giúp các cơ quan báo chí có thể hoạt động
đúng đắn theo đường lối, chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước Đồng thời
thông qua hoạt động này này nhà báo sẽ hiểu sâu sắc hơn đạo đức nhà báo, các cơ
quan báo chí sẽ hiểu sâu sắc hơn về đạo đức nhà báo, các cơ quan báo chí cũng sẽquản lí phòng viên, hội viên cả mình tốt hơn, góp phần quan trọng trong công tácgiữ gìn, bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và giữ uy tin của người làm báo Việt Nam vatạo ra những chuyền biến tích cực trong hoạt động báo chí
Thứ ba, Nhà nước quản lí báo chí thông qua phương thức thanh tra, kiểm tra
và xử lí vi phạm pháp luật về báo chí Day là một phương thức dé cơ quan quản líNhà nước xác định việc chấp hành quy định pháp luật báo chí của cá nhân, cơ quan,
tổ chức, qua đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn
Thông qua việc thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực báo chí sẽ phát hiện những
hành vi vi phạm trên lĩnh vực báo chí Xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực báochí được hiểu là hoạt động của các chủ thể có tâm quyền căn cứ vào những quy
định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng biện pháp xử lí hành chính hay
hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trên lĩnh vực báo chí.
28
Trang 33Tiểu kết chương 1
Chương I của luận văn là hệ thống những van dé lí luận về QLNN trong bối
cảnh truyền thông hội tụ Tác giả đã làm sáng tỏ những khái niệm như sau: báo chí,quản lí Nhà nước về báo chí, truyền thông, truyền thông hội tụ Trong chương này
cũng đã khái quát những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnhvực báo chí, nhất là báo chí địa phương và tác động của bối cảnh truyền thông hội
tụ tới công tác quản lí nhà nước trong lĩnh vực báo chí Nội dung và phương thứcQLNN đối với báo chí địa phương trong giai đoạn hiện nay phải tuân thủ những nội
dung trong hoạt động quản lí báo chí và có những phương thức linh hoạt, phù hợp
với tình hình địa phương Những vấn đề lí luận ở chương 1 là cơ sở dé tác giảnghiên cứu những nội dung cụ thể ở chương 2 trên cơ sở hai tỉnh Bình Dương và
Bình Phước.
29
Trang 34Chương 2THỰC TRANG QUAN LI BAO CHÍ DIA PHƯƠNGTRONG BOI CANH TRUYEN THONG HOI TU TREN DIA BAN
TINH BINH DUONG VA BINH PHUOC
2.1 Bao chi dia phương ở Binh Duong
2.1.1 Báo Binh Dương
Báo Bình Dương là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và nhândân dân tỉnh Bình Dương, chịu sự quản lí trực tiếp của Tỉnh ủy Bình Dương Báo
Bình Dương có 2 loại hình báo in và báo mạng điện tử Nội dung phản ánh nhanh,
kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, xã hội, quốc phòng, đối ngoại của tỉnh; làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Dang và Nhà nước; pho biến các Chỉ thị, Nghị quyết và nhiệm vụ
chính trị của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Tích cực tham gia có hiệu quả
trong định hướng chính tri, thực hiện vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh;
đồng thời phản bác kịp thời những luận điệu phản tuyên truyền, xuyên tạc các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời Báo Bình Dương đã khăngđịnh vị trí là điễn đàn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, luôn
đề cao trách nhiệm xã hội của mình, là kênh thông tin phản biện xã hội có hiệu quả
Nhiều vấn đề Báo Bình Dương đưa ra đã được các cấp, các ngành có trách nhiệmnghiêm túc tiếp thu và xem xét giải quyết như: phòng chống tham nhũng, chống lãng
phí, thực hành tiết kiệm, phòng chống tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc mà dư
luận xã hội quan tâm.
Báo đã từng bước tăng cường nội dung thông tin, mở thêm nhiều chuyênmục mới liên quan đến các vấn dé: chính trị, quốc tế, xã hội, phân tích, y tế, 6 tÔ,
xe máy, thư giãn, môi trường, giáo dục, truyền hình, kinh tế, thé thao, ban đọc,văn hóa — nghệ thuật, pháp luật, doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ tư liệu, khoa học
công nghệ, lao động, rađio được đông đảo bạn đọc đón nhận Ngày nay, Báo
mạng điện tử Bình Dương đã và đang chủ động mở rộng một số chuyên mục, cảitiến giao diện đề thu hút bạn đọc
Trung bình Báo mạng điện tử Bình Dương cập nhập 36 tác pham/ngay trong
đó đó 30% tác pham đề cập đến địa phương Tỷ lệ tin bài về Thời sự - Chính tri
30
Trang 35chiếm 61%, Kinh tế - Xã hội 22%, An ninh - Quốc phòng 11%, Thể thao 1%, nội
dung khác 5% Ty lệ tin 75%, phóng sự 5%, bài 18%, chuyên mục khác 2% Báo
mạng điện tử Bình Dương với 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung
Ngoài ra, còn cung cấp nội dung báo in (đọc trên môi trường điện tử) dé hỗ trợ
người dân ngoại tỉnh, nước ngoài có thê tiếp cận các nội dung của ấn phẩm Báo
[36].
Mô hình tô chức của Báo Bình Dương bao gồm 7 phòng và 2 tô: Phòng Hành
chính - Tri sự, phòng Thư ký toàn soạn, phòng Xây dựng Dang - Nội chính, phòng
Kinh tế, phòng Văn hóa - Xã hội, phòng điện tử, phòng Ban đọc - Tư liệu, tô Cuối
tuần và tô Kế hoạch - Tài chính - Quảng Cáo Cơ cau tô chức của Báo hiện tuân thủ
quy định 338/QD - TW ngày 26/11/2010 quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [36]
Trong giai đoạn 2016 — 2020, Báo Bình Dương rat chú trọng việc nâng cao
số lượng và chất lượng nguồn nhân lực Tốc độ tăng trưởng về nguồn nhân lực báo
chí giai đoạn 2016 — 2020 đạt bình quân 6,04% năm Tỷ lệ lao động trình độ đại học
năm 2016 là 78,47% và năm 2020 là 85,36% [36].
Ngoài việc chú trọng đến nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Báo còn
quan tâm đến công tác nâng cao trình độ lí luận chính trị, hiện tại ở báo có 12,64%
lao động có trình độ cao cấp lí luận chính trị; 1,15% lao động có trình độ cử nhân và
55,17% lao động là đảng viên Báo Bình Dương hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn
ngân sách tỉnh cap và hoạt động xuât bản Bên cạnh đó, Báo còn có các nguôn thu
CAC PHO TBT
Ỷ Ề Ỷ = i i Ỷ
Phòng Phòng Phòng XD Phòng Phòng Phòng Phòng kế
Hành chính Thư ký Đảng - Kinh Văn Điện tử, hoạch, Tài
Nhân sự toa soạn Nội chính tê hóa — Tư liêu chính, quảng
xã hôi cáo
Sơ đồ 2.1 Tổ chức, bộ máy quản lí Báo Bình Dương
31
Trang 36(Nguôn: Báo Bình Dương năm 2020)
2.1.2 Các tạp chí trên địa bàn Cùng với Báo Bình Dương, Tạp chí Văn nghệ Bình Dương của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Binh Dương thuộc loại hình báo in Tap chí Văn nghệ Bình Duong
là diễn đàn của giới văn, nghệ sĩ tỉnh nhà; giới thiệu những sáng tác văn học nghệ
thuật, các nghiên cứu, lí luận phê bình văn học nghệ thuật của tỉnh góp phần xây
dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tạp chí phát
hành thường kỳ mỗi tháng một số, mỗi kỳ 600 bản Từ tháng 3 năm 2017 đến nay,
Tạp chí Văn nghệ Bình Dương điện tử được phát hành song hành với Tạp chí Văn nghệ Bình Dương in tai địa chỉ http://vannghebinhduong.org.vn Nhìn chung, Tạp
chí Văn nghệ Bình Dương phát huy được vai trò là diễn đàn của giới văn, nghệ sĩ
tỉnh nhà, tích cực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đápứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
Tạp chí Lao động Bình Dương, cơ quan báo chí của Liên đoàn Lao động tỉnh
Bình Dương phát hành hai tuần/kỳ với số lượng từ 2.320 - 3.020 bản Được BộThông tin Truyền thông cấp Giấy phép số 351/GP-BTTTT ngày 20/7/2017, ngày18/10/2017, Tạp chí Lao động Bình Dương ra mắt Tạp chí Lao động Bình Dương
điện tử có tên miền: www.laodongbinhduong.org.vn Tạp chí Lao động Bình
Dương điện tử có nhiều chuyên mục: Thời sự, Chính trị - Công đoàn, Quan hệ laođộng, Văn hóa - Xã hội, Giáo dục - Sức khỏe, Kinh tế - Thị trường, Pháp luật - Bạnđọc, Câu chuyện cuộc sống, Đồng hành cùng doanh nghiệp
Ngoài ra còn có tạp chí của các trường đại học trên địa bàn tỉnh như: Tạp chí
TDMU của Trường Đại học Thủ Dầu Một phát hành 02 tháng/kỳ, mỗi kỳ 400 bản,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ của Đại học Bình Dương phát hành 03 tháng/kỳ,
mỗi kỳ 500 bản, Tạp chí Kinh tế - Kĩ thuật của Trường Đại học Kinh tế — Kĩ thuậtBình Dương phát hành 03 tháng/kỳ, mỗi kỳ 2.000 bản cũng góp phần không nhỏvào quá trình phát triển của báo chí địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương
2.1.3 Đài Phát thanh — truyền hình Bình DươngĐài Phát thanh — Truyền hình Bình Dương là một đài địa phương nằm trongkhu vực miền Đông Nam Bộ, hội tụ các loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình,
32
Trang 37báo mạng điện tử Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương là cơ quan báo chí,
ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân
tỉnh Bình Dương Ngày 02/10/1977, Đài Phát thanh Sông Bé (Tiền thân của BTV)
chính thức phát sóng, bắt đầu những bước đi đầu tiên với rất nhiều gian nan, thửthách và bỡ ngỡ trên lĩnh vực phát thanh, truyền hình
Ngày 02/9/1994 đã trở thành mốc son mới khi Đài khánh thành tháp Antencao 108m, chính thức phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình từ Thị xã
Thủ Dau Một Ngày 01/01/1997, tỉnh Sông Bé được chia tách thành 2 tinh BìnhDương và Bình Phước, theo đó Đài Phát thanh -Truyền hình Bình Dương ra đời, kếthừa và phát huy thé mạnh sẵn có khang định vị trí và vai trò của minh trong lĩnhvực phát thanh- truyền hình
Hiện nay Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương có 2 trụ sở, 1 xe truyền
hình lưu động tiêu chuan HD 7 Camera, 1 xe truyền hình lưu động 4K 6 Camera, 30
Camera lưu động công nghệ kĩ thuật số ghi hình thẻ nhớ, ghi được cả SD và HDcho phóng viên truyền hình Tất cả các trang thiết bị đều đáp ứng sản xuất chươngtrình theo chuân HDTV và sẵn sàng cho UHDTV (4K)
- Các kênh và thời lượng phát sóng
Đài phát thanh — Truyền hình Bình Dương đang duy tri phát sóng 11 kênhtrong đó phát thanh 92,5 MHz: Kênh phát thanh Bình Dương phát từ 04h00 đến
1h00 hôm sau (21/24h hàng ngày).
Truyền hình:
+ BTVI: Thời sự - Chính trị - Khoa giáo — Tổng hợp Phát từ 05h00 đến
khoảng 00h00 hoặc 01h00 sáng hôm sau (19,20/24h hằng ngày) Bắt đầu phát sóng
từ năm 1997 với logo ban đầu là BTV Thời lượng phát sóng trên BTVI: 24/24hhăng ngày: 01/01/2001 đến 2018 19,20/24h hăng ngày: 2018 - nay
+ BTV2: Thể thao — Giải trí hát từ 05h00 đến khoảng 00h00 hoặc 01h00
sáng hôm sau (19,20/24h hằng ngày) Bắt đầu phát sóng ké từ năm 2001 Thờilượng phát sóng trên BTV2: 24/24h hằng ngày: 01/01/2001 đến 2018 19,20/24hhăng ngày: 2018 - nay
33
Trang 38+ BTV3: Kênh Thông tin kinh tế - Giải trí Phát từ 05h30 đến khoảng 24h00
tối ngày hôm sau (19/24h) Bắt đầu phát sóng từ năm 2003, tiền thân của kênh BTVDigital phát sóng trên tan số CH.50 DVB-T1 của Đài PT-TH Binh Duong, phátsóng 24/24h hăng ngày Thời lượng phát sóng trên BTV3: 24/24h hằng ngày: 2002đến 30/09/2018 19h30/24h hằng ngày: 01/10/2018 - nay
+ BTV4: Kênh Phim truyện tổng hợp chọn lọc Phát từ 06h00 đến 24h00hằng ngày (thời lượng 18/24h hằng ngày) Trước 05/08/2020, liên kết với Công ty
Cé phan Tập đoàn Dai sứ trẻ (Yeah1) với thương hiệu iMovie TV Hiện iMovie TV
chính thức ngừng phát sóng, thay vào đó, kênh phát sóng các bộ phim cũ và thời sự của dai tỉnh, phat lai của kênh BTV1.
+ BTV5 - SSport3: Kênh thé thao Phát 24/24h hằng ngày Liên kết với Công
ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)
+ BTV6: Kênh Văn Hoá Tổng Hop Phát 24/24h hăng ngày Trước đây do
AVG quản lí với tên khác là "VietTeen 2Idol" nay đã bi trả lại.
+ BTV9 - An Viên TV (Bchannel): Kênh Văn hóa phương Dong Phát từ06h00 đến 24h00 hăng ngày (18/24h hằng ngày); nay là 24/24h hằng ngày
Liên kết với Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG), VTVCab và Giáo hộiPhật giáo Việt Nam Nhằm phong phú hơn nội dung kênh truyền hình An Viên, từ
31/12/2019, kênh phát thử nghiệm phiên bản mới với tên gọi An Viên TV - B
Channel Từ 10h17 ngày 08/08/2020, kênh phát sóng chính thức với nội dung
phong phú và sự hợp tác đa nên tảng
+ BTVI0: Kênh Thể thao - Giải trí Phát từ 06h00 đến 24h00 hằng ngày
(18/24h hằng ngày) Liên kết với Công ty Cổ phan Nghe nhìn Toàn cầu (AVG).
+ BTV11 — Top Home Shopping: Kênh mua sắm Ban đầu, kênh phát vớithời lượng 06h00 - 24h00 hăng ngày (18/24h hăng ngày); sau là 24/24h hằng ngày
Trước đây, do AVG - MobiTV quản lí với tên khác là SAM, nay đã bị trả lại Hiện
tại kênh được liên kết hợp tác giữa Đài PT-TH Bình Dương và Công ty TNHHTruyền thông - Thuong mại HD Thời lượng phát sóng kênh BTVII: 18/24h:01/01/2011 đến 31/01/2020 24/24h: 01/02/2020 — nay [36]
* Sản xuất chương trình ở Đài PT TH Binh Dương
34
Trang 39Hiện đài có 133 đầu chương trình truyền hình và 87 đầu chương trình phátthanh với chất lượng cao:
- Phát thanh: Với 2 phòng thu lời, 2 máy phát thanh FM, tần số 92,5MHz.
Bên cạnh đó, Đài còn được trang bị hệ thống thiết bị thực hiện các chương trìnhphát thanh trực tiếp tại hiện trường, đảm bảo phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan
trọng của tỉnh.
`- Truyền hình: Với 65 bàn dựng hình công nghệ phi tuyến, 2 xe truyền hình
lưu động và hệ thống các trang thiết bị khác, đáp ứng đầy đủ cho tổ chức sản xuất,khai thác và phát sóng trên hai kênh truyền hình BTV1 và BTV2
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương hiện có 251 cán bộ, công nhânviên chức, với 9 Phong Ban gồm: Ban Giám đốc (1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc);
Van Phòng Đài (1 Chánh văn phòng và 2 Phó Chánh Văn Phong, 30 công nhân viên); Phòng Thời Sự (1 Trưởng phòng, 3 phó phòng, 30 nhân viên); Phòng Chuyên
Đề (1 Trưởng phòng, 3 phó phòng, 36 nhân viên); Phòng Giải Trí (1 Trưởng phòng,
3 phó phòng, 41 nhân viên); Phòng Biên Tập Phát Thanh (1 Trưởng phòng, 2 phó phòng, 14 nhân viên); Phòng Thư Ký Biên Tập Chương Trình — Thông Tin Điện Tử (1 Trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 12 nhân viên); Phòng Ki Thuật (Phó Giám
đốc kiêm Trưởng phòng, 2 phó phòng, 79 nhân viên); Phòng Quảng Cáo (Phó Giámđốc kiêm Trưởng phòng, 2 phó phòng, 10 nhân viên) thực hiện đầy đủ các loại hìnhbáo chí: Báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo điện tử (website BTV) và
làm dịch vụ.
Đài PT-TH Bình Dương phân công lao động theo mô hình hình tháp ngược,
làm việc theo chế độ thủ trưởng, phân cấp quản lí hoạt động cơ quan báo chí rất rõràng theo các chức danh Giám đốc là người đứng đầu, quản lí chung Dưới quyềngiám đốc là các phó giám đốc phụ trách từng mảng công việc Bên dưới là cáctrưởng phòng, dưới các trưởng phòng là các phó phòng, cuối cùng là các nhân
viên chuyên môn.
35
Trang 40TA." thanh pm Phòng thời sự *' Phòng TCHC - HC
Phòng thư kí biên › Phòng Kế toán tài
> tập chương trình Phong chuyên đề vụ
thông tin — điện tử
> Phòng giải trí R Phòng dịch vụ và
Phòng kĩ thuật Quảng cáo
So dé 2.2 Sơ đô cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Đài PT-TH Bình Dương
Nguồn: Đài Phát thanh và truyền hình Bình Dương năm 2020
2.2 Báo chí địa phương ở Bình Phước
Thực hiện Quyết định 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt "Quy hoạch phát triển báo chí toàn quốc đến năm 2025”, tinh Binh
Phước có Đề án số 05-DA/TU ngày 23/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về hợp
nhất Báo Bình Phước và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước Vào ngày
28/10/2019, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước chính thức đi vào
hoạt động theo theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 10/9/2019 của Thủ tướng
Chính phủ.
Trước thời điểm hợp nhất Báo Bình Phước và Đài Phát thanh và Truyền hìnhBình Phước, trên dia bàn tỉnh Bình Phước có 4 cơ quan bao chí do Bộ Thông tin -
Truyền thông cấp phép, gồm: Báo Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình, Tạp
chí Khoa học thời đại, Tạp chí Văn nghệ Như vậy, kề từ sau ngày 28/10/2019 đến
nay, tại Bình Phước vẫn có 4 loại hình báo chí nhưng tập trung vào 2 cơ quan báo
36