- Nắm bắt được các biện pháp kiểm soát, đảm bảo an toàn lao động và môi trường, cụ thể dự án Thủy lợi Phước hòa - Đề xuất một số giải pháp về nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn lao
Trang 1HOÀNG THỊ HƯƠNG
N GHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA THUỘC HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC HUYỆN PHÚ GIÁO, BẾN CÁT, DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢIHOÀNG THỊ HƯƠNG
N GHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA THUỘC HUYỆN CHƠN THÀNH TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC HUYỆN PHÚ GIÁO, BẾN CÁT, DẦU TIẾNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60.58.03.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS BÙI QUANG NHUNG
Tp Hồ Chí Minh – 2015
Trang 3cứu và đề xuất quản lý an toàn lao động và Môi trường dự án thuỷ lợi Phước Hoà thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước và các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương” Để hoàn thành chương trình cao học và
luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trường Đại học Thủy lợi, thầy hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp và các Anh Chị công ty Cấp nước Đồng Nai
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Thủy lợi
đã cho tôi những kiến thức chuyên ngành cũng như phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian học tập tại trường
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Quang Nhung đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, đã luôn động viên và chia sẽ với tôi trong những lúc khó khăn nhất
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý quý báu của thầy cô
TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
Học viên
Hoàng Thị Hương
Trang 4cá nhân tôi Các số liệu và kết quả trong Luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế
và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc
TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hương
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
6 Nội dung của luận văn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về An toàn lao động và Môi trường 5
1.1.1.1 An toàn lao động – Vệ sinh lao động 5
1.1.1.2 Bảo hộ lao động 5
1.1.1.3 Điều kiện lao động 6
1.1.1.4 Các yếu tố nguy hiểm và có hại 6
1.1.1.5 Tai nạn lao động 7
1.1.1.6 Bệnh nghề nghiệp 7
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của công tác ATLĐ-VSLĐ 8 1.1.2.1 Mục đích, ý nghĩa 8
1.1.2.2 Tính chất 8
1.1.2.3 Nội dung khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động 8
Trang 6TRƯỜNG Ở TRONG NƯỚC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 9
1.2.1 Tầm quan trọng công tác An toàn lao động và môi trường ở trong nước 9
1.2.2 Tầm quan trọng công tác ATLĐ và Môi trường ở nước ngoài 11
1.3 CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG 16
1.4 NHẬN XÉT CHUNG 20
CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 22
2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG: 22
2.2 NH ỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ & MT DỰ ÁN THỦY LỢI 27
2.2.1 Những thuận lợi trong công tác quản lý ATLĐ & MT 27
2.2.2 Những bất cập trong công tác quản lý ATLĐ & MT và một vài ví dụ về sự cố công trình xây dựng gây mất an toàn 30
2.2.3 Những bài học từ các sự cố công trình xây dựng 41
2.3 ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG 43
2.3.1 Các biện pháp quản lý an toàn lao động 43
2.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường lao động 43
2.4 HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG 45
2.4.1 Bộ Luật, Luật, văn bản dưới Luật 45
Trang 7CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ở DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA
50
3.1 MỘT VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA 50
3.1.1 Giới thiệu chung về dự án 50
3.1.2 Phương án kỹ thuật trên đường dẫn 54
3.1.2.1 Kết cấu công trình 54
3.1.2.2 Biện pháp xử lý nền 54
3.1.2.3 Biện pháp xử lý chống ăn mòn 55
3.1.3 Biện pháp xây dựng công trình 55
3.1.3.1 Biện pháp thi công 55
3.1.3.2 Thi công Si phông Thầy Cai 56
3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ATLĐ & MT Ở DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA 60
3.2.1 Những yêu cầu chung 60
3.2.2 Kế hoạch quản lý ATLĐ & MT xây dựng của dự án 61
3.2.2.1 Các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án 61
3.2.2.2 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng 62
3.2.2.3 Quản lý môi trường xây dựng 63
3.2.3 Biện pháp cho một số lĩnh vực cụ thể của dự án 64
3.2.3.1 An toàn công tác đào đất và làm việc dưới sâu 64
3.2.3.2 An toàn sử dụng máy và thiết bị thi công 65
Trang 83.2.3.4 An toàn giao thông và vận chuyển trên công trường 66
3.2.3.5 An toàn sử dụng điện trên công trường 66
3.2.3.6 An toàn thi công trong thiết kế TĐTC 69
3.2.3.7 An toàn thi công trong thiết kế mặt bằng thi công 69
3.2.3.8 An toàn cho thiết bị hoặc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động 69
3.2.4 Một vài sự cố chính xảy ra trong quá trình xây dựng công trình 70
3.2.4.1 Thi công cống qua đường Quốc lộ 22 70
3.2.4.2 Thi công Xi phông qua kênh Thầy Cai 73
3.2.5 Nhận xét chung 76
3.3 NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ & MT DỰ ÁN THỦY LỢI PHƯỚC HÒA 76 3.3.1 Một số biện pháp với các đơn vị quản lý 77
3.3.2 Biện pháp tăng cường Quản lý ATLĐ & MT khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai 79
3.3.2.1 Những rủi ro có thể xảy ra khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai 79
3.3.2.2 Những biện pháp Tăng cường ATLĐ & MT khi thi công Si Phông qua kênh Thầy Cai 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
I KẾT LUẬN 83
1 Những kết quả đạt được 83
2 Hạn chế của đề tài 83
Trang 92 Nhà thầu thi công dự án: 84
3 Đơn vị tư vấn giám sát dự án 85
4 Các cơ quan quản lý nhà nước 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 10- TNLĐ: Tai nạn lao động
- BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- ATLĐ&MT An toàn vệ sinh lao động và Môi trường
Trang 11Hình 1 1: Các quy định An toàn lao động trên công trường đang được
siết chặt 10
Hình 2 1: Một số hình ảnh hiện trường vụ sập công trình ở Formosa 33
Hình 2 2: Sập sàn BTCT đang thi công do hệ dàn giáo vi phạm tiêu chuẩn 34
Hình 2 3: Sập nhà do đang sử lý móng để nâng tầng 34
Hình 2 4: Tai nạn xảy ra ngày 15/5/2014, đơn vị thi công hệ thống cống mở rộng Quốc lộ 1, trong lúc nhổ trụ hạ thế bằng xe Kobe đã để đầu trụ hạ thế vi phạm khoảng cách đối với đường dây 22Kv, gây sự cố lưới điện 35
Hình 2 5: Hiện trường vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ 36
Hình 2 6: Sự cố đang thi công tại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông 36 Hình 2 7: Sự cố tại hiện trường vụ tai nạn 37
Hình 2 9: Một góc của dự án công trình Thủy lợi Ngàn Trươi 38
Hình 2 10: Mất an toàn trong thi công xây dựng dự án hồ chứa nước Ngàn Trươi 38
Hình 2 11: Cầu Ngàn Trươi bị bụi phủ dày đặc 39
Hình 2 12: Bụi bịt lối vào thị trấn Vũ Quang 40
Hình 2 13: Người tham gia giao thông đứng chờ bụi tan hết 40
Hình 2 14: Nhà dân bao trùm bụi bẩn 40
Hình 3 1: Dây và tủ điện được treo trên cao, thuận tiện và đảm bảo an toàn 68
Trang 12Hình 3 4: Nền đường không gia cố đúng thiết kế 71 Hình 3 5: Không gia cố lại nền đường 71
Hình 3 6: Nền đường không được gia cố lại gây ảnh hưởng đến môi trường và giao thông 72
Hình 3 7: Trời mưa xuống mặt đường trở nên lầy lội, nhơ nhuốc 72
Hình 3 8: Sạt lở mái dốc khi thi công xi phông qua kênh Thầy Cai 75
Bảng 2 1: Những yếu tố, nguy cơ chính gây ra tai nạn trong ngành xây dựng 31
Bảng 3 1: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình
52
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư phải
lập kế hoạch thực hiện dự án Có ba bản kế hoạch tiến độ phải lập để có căn
cứ ra lệnh khởi công xây dựng dự án đó là: Bản tổng sơ đồ thi công (master schedule) là sơ đồ phân công công trình thành các hạng mục, phân chia lao động hạng mục thành các công tác thi công nhưng không quá chi tiết về lịch thi công Trong bản sơ đồ tổng thể này cần phải thể hiện sự phối hợp giữa nhiều đơn vị tham gia thi công và nêu lên sự phối hợp giữa các đơn vị này sao cho tổng tiến độ được khớp, không bị chờ đợi nhau hoặc chồng chéo công việc Bản kế hoạch tiến độ thi công (calenda schedule) cho từng hạng mục, cho từng công trình lập trên căn cứ bản tổng tiến độ đã được thông qua Bản
kế hoạch cấp sử dụng cụ thể nhất là bản kế hoạch công tác cho từng tháng,
từng tuần của đội thi công
Kế hoạch bảo vệ An toàn lao động hay kế hoạch bảo vệ môi trường thường căn cứ vào bản kế hoạch tiến độ thi công cho công trình hoặc hạng
mục công trình để lập
Ngành xây dựng nói chung là một trong những ngành kinh tế tác động đến việc khai thác, sử dụng rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên không thể tái tạo được như: đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi…; tài nguyên
có thể tái tạo được như: thực vật (vật dụng bằng gỗ…), tài nguyên nước và năng lượng điện Theo các định luật bảo toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường Do đó trách nhiệm bảo vệ môi trường của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của quốc gia càng
lớn
Trang 14Công tác An toàn lao động và môi trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án Thủy lợi Phước Hòa thuộc huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước và các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nắm bắt được các kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực liên quan đến môi trường và an toàn lao động
- Nắm bắt được các biện pháp kiểm soát, đảm bảo an toàn lao động và môi trường, cụ thể dự án Thủy lợi Phước hòa
- Đề xuất một số giải pháp về nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn lao động và môi trường dự án đầu tư xây dựng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về công tác An toàn lao động và Môi trường các
dự án đầu tư xây dựng nói chung và công trình thủy lợi Phước Hòa nói riêng
b) Ph ạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường gói thầu kênh chính Đức Hòa thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa giai đoạn 2
4 Phương pháp nghiên cứu
- Công tác điều tra tổng hợp về thực tế quản lý dự án đặc biệt là công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường, từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn
Trang 15- Phương pháp khảo sát hiện trường: khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác xác định hiện trạng dự án, làm cơ sở cho việc đánh giá thực tế và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và An toàn lao động Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quy trình nhận dạng các vấn đề cũng như đề xuất các biện pháp An toàn vệ sinh lao động càng chính xác, thực tế và khả thi
- Nghiên cứu cụ thể, trực tiếp công tác tổ chức quản lý Môi trường và
An toàn lao động dự án Thủy lợi Phước Hòa
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Để kiểm soát và đảm bảo An toàn lao động và Môi trường trong xây dựng phải dựa vào bản kế hoạch xây dựng Chủ đầu tư phải căn cứ vào bản kế
hoạch để đảm bảo An toàn lao động và Môi trường xây dựng đồng thời phân công cho các đơn vị chuyên trách, đơn vị phối hợp và các cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể theo dõi, giám sát quá trình thi công, đôn đốc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lao động và môi trường Quá trình theo dõi, đôn đốc, giám sát trong thời gian thi công về mặt an toàn lao động và môi trường là
một quá trình tổ chức khoa học và thực tế
Đề tài luận văn mà học viên nghiên cứu được vận dụng cụ thể vào công tác quản lý An toàn lao động và môi trường gói thầu Kênh chính Đức hòa thuộc dự án Thủy lợi Phước Hòa giai đoạn 2, qua đó nhằm đề xuất một số vấn
đề tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và môi trường cho các dự án đầu tư xây dựng Vì vậy, nôi dụng luận văn của học viên vừa mang ý nghĩa khoa học vừa mang ý nghĩa thực tế
6 Nội dung của luận văn
Chương 1: Tổng quan về công tác An toàn lao động và Môi trường trong các dự án Đầu tư xây dựng
Trang 161.1 Tổng quan về công tác An toàn lao động và Môi trường
1.2 Tầm quan trọng công tác An toàn lao động và Môi trường ở trong nước và một số nước trên thế giới
1.3 Công tác An toàn trong xây dựng
1.4 Nhận xét chung
Chương 2: Những bất cập trong công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường và đề xuất các giải pháp khắc phục
2.1 Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động:
2.2 Những thuận lợi và bất cập trong công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án Thủy lợi
2.3 Đề xuất các giải pháp Quản lý An toàn lao động và Môi trường 2.4 Hệ thống văn bản pháp quy về công tác quản lý An toàn lao động
và Môi trường
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án thủy lợi Phước Hòa
3.1 Một vài nét tổng quan về dự án thủy lợi Phước Hòa
3.2 Các biện pháp quản lý An toàn lao động và Môi trường ở dự án
thủy lợi Phước Hòa
3.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý An toàn lao động và Môi trường dự án thủy lợi Phước Hòa
Trang 17CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về An toàn lao động và Môi trường
1.1.1.1 An toàn lao động – Vệ sinh lao động
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố lao động xảy ra trong quá trình Lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy định pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp
Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định những biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động
1.1.1.2 Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục
Trang 18đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
Bảo hộ lao động là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động,
an toàn phòng chống cháy nổ (tức các mặt về an toàn vệ sinh môi trường lao động) Cụ thể, bảo hộ lao động nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảm bảo sức
khỏe và an toàn tính mạng cho người lao động
1.1.1.3 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội,
kỹ thuật, tổ chức thực hiện quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại
giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động con người trong quá trình
sản xuất Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu
tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động
1.1.1.4 Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm có hại là: trong một điều kiện cụ thể bao giờ cũng
xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể là các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi… các yếu tố hóa
học như hóa chất độc hại, các loại hơi, khí, các chất phóng xạ…Các yếu tố
Trang 19sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, côn trùng… Các yếu
tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, … Các yếu tố tâm lý không thuận lợi,…
1.1.1.5 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây ra cho bất cứ bộ phận, chức năng nào trong cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động Nhiễm độc đột
ngột cũng là tai nạn lao động
Tai nạn lao động được phân ra: chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp Chấn thương là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thương hay hủy hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm
thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong Chấn thương có tác dụng đột ngột
1.1.1.6 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiêp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với người lao động
Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến
khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động một cách dần dần và lâu dài
Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất Đây là
hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp
Trang 201.1.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất và nội dung của công tác ATLĐ-VSLĐ
1.1.2.3 Nội dung khoa học kỹ thuật An toàn vệ sinh lao động
Bao gồm 5 ngành cơ bản như sau:
- Khoa học về y học lao động: để đánh giá các tác động ảnh hưởng của môi trường, điều kiện làm việc tới sức khỏe người lao động và đề xuất các biện pháp phòng tránh
- Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh: là khoa học nghiên cứu các
biện pháp kỹ thuật nhằm loại bỏ, phòng tránh và hạn chế các tác hại của môi trường và điều kiện lao động tới người lao động và dân cư xung quanh
Trang 21- Kỹ thật an toàn: là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp phòng tránh, hạn chế các nguy cơ rủi ro tác động tới người lao động do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, do máy móc thiết bị, công nghệ và phương
thức sản xuất không hợp lý gây ra
- Khoa học về các phương tiện bảo vệ: Nghiên cứu, đề xuất phương thức và chế tạo các phương thức bảo vệ công nhân như: quần áo, mũ, khẩu trang, mặt nạ, kính, găng tay, giày, ủng,… nhằm bảo vệ người lao động và nâng cao năng suất lao động
1.2 TẦM QUAN TRỌNG CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TRONG NƯỚC VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.2 1 Tầm quan trọng công tác An toàn lao động và môi trường ở trong nước
Theo thông tin của báo giáo dục Việt Nam trong năm 2014 nhiều kết
quả khả quan trong công tác An toàn vệ sinh lao động, các số liệu cập nhập chưa đầy đủ của 50 địa phương, ngành, chỉ riêng tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN) đã có 1.461 cuộc thanh kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ với 3.034 doanh nghiệp được kiểm tra Tổ chức thanh, kiểm tra từng ngành về ATVSLĐ được 754 cuộc với 2.085 doanh nghiệp, tổ thanh tra, kiểm tra phòng cháy chữa cháy được 1.624 cuộc với hơn 2.558 doanh nghiệp được kiểm tra Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tiến hành tự kiểm tra tại đơn vị với 1.167 cuộc
Trang 22Hình 1 1: Các quy định An toàn lao động trên công trường đang được
siết chặt
Năm qua, các cấp công đoàn trong cả nước cả nước đã có nhiều biện pháp và giải pháp để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, trong đó chủ yếu tập trung vào việc tham gia xây dựng, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của công nhân, viên chức, lao động trong lĩnh vực An toàn lao động, vệ sinh lao động, Bảo vệ môi trường, tích cực tham gia thực
hiện chương trình quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011 – 2015; Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ làm Bảo hiểm lao động của công đoàn các cấp, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, Bảo hộ lao động, đào tạo tại chức cho cán bộ công đoàn; Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác Bảo hộ lao động ở những ngành nghề, địa phương có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp
Cùng với đó, công đoàn các cấp đã trực tiếp xử lý và hướng dẫn nhiều đơn thư khiếu nại, thắc mắc của người lao động, các cơ quan về những vấn đề
Trang 23liên quan đến việc giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như việc công nhận tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động; Vấn đề làm thêm giờ, thời gian trực của một số ngành đặc thù…để bảo vệ quyền lợi, chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Thực hiện Chương trình quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động, nâng cao hiệu quả các hoạt động phong trào quần chúng làm công tác bảo hiểm lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã hướng dẫn xây dựng, đưa vào hoạt động 4 góc
Bảo hiểm lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của Ninh Bình, Tiền Giang và mở 2 lớp tập huấn cho giảng viên nguồn với 60 học viên của 20 tỉnh, thành có nhiều cơ sở sản xuất và đông người lao động Từ lớp giảng viên nguồn này đã tổ chức được 10 lớp tập huấn cho các giảng viên nguồn của địa phương với trên 300 người, đồng thời hỗ trợ 1 hội thi An toàn vệ sinh viên
giỏi cấp tỉnh
Từ những kết quả trên, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đang tiếp tục phối hợp cùng Liên đoàn Lao động các tỉnh, các ngành, tiếp tục đẩy mạnh phong trào phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hỗ trợ người lao động hiểu rõ và giữ được quyền lợi của mình trong mọi trường hợp
1.2 2 Tầm quan trọng công tác ATLĐ và Môi trường ở nước ngoài
1) T ại Mỹ
Cũng như ở Việt Nam, vấn đề An toàn lao động và môi trường luôn được đặt lên hàng đầu Các công ty xây dựng có một hệ thống quản lý An toàn với khẩu hiệu: “ An toàn là trên hết”
Các nguyên tố cơ bản về an toàn luôn được quán triệt, nhắc nhở và được áp dụng ở mọi nơi Ngoài các nguyên tắc về sơ tán khi cháy nổ, tất cả các nhân viên đều được huấn luyện về phương pháp làm việc an toàn
Trang 24Mọi khu vực phòng thí nghiệm và sản xuất hóa chất đều cấm lửa, cấm
ăn uống, cấm chạy nhảy Tất cả mọi người khi vào khu vực này phải mang kính an toàn
Khi làm việc thì mọi thao tác đều có yêu cầu về đồ dùng an toàn, như
áo choàng chống lửa, giày mũi sắt, gang tay, mặt nạ Có thao tác lại yêu cầu phải đeo mặt nạ chống độc và đồ trùm kín Mùa hè, nhiệt độ lên tới 40oC vẫn phải đeo đủ đồ và đeo thêm một khăn choàng làm lạnh trên cổ để tránh sốc nhiệt
Cứ ba tháng một lần, ở một số công ty lại tập huấn sơ tán khẩn cấp Ủy ban an toàn viết kịch bản nhưng giữ kín và họ thường yêu cầu một nhân viên giả vờ gây ra tai nạn để mọi người tập huấn Một lần tập huấn, chuông báo động reo vang mọi người cùng đồng nghiệp sơ tán ra ngoài sân Tất cả chỉ là
một phần của vở kịch để giúp nhân viên cư xử đúng đắn khi tai nạn xảy ra Sau đấy, một cuộc họp bao gồm các nạn nhân trực tiếp, bộ phận quản lý khu vực mà có sự cố, toàn thể các cấp lãnh đạo trực tiếp của khu vực và nạn nhân Cuộc họp đưa một ủy viên điều tra đến để tìm nguyên nhân, sau đó đưa ra
biện pháp ngăn chặn, áp dụng các phương pháp ngăn chặn đấy
2) T ại Singapore
Năm 2005, Chính phủ Singapore đã khởi sướng một cuộc cải cách lớn liên quan tới các quy định về An toàn và sức khỏe nhằm nâng cao trình độ của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và các vấn đề liên quan đến công tác ATVSLĐ Một trong những mục tiêu chính của họ là giảm tỷ lệ tử vong do Tai nạn lao động xuống còn gần 1,8/100.000 người vào năm 2018 vượt xa con số 4,9/100.000 người năm 2004 Năm 2013 con số này đã đạt mức 2,1/100.000 người, trong đó có 407 vụ/100.000 công nhân bị tai nạn tại nơi làm việc Hầu hết trong số họ bị trượt chân, vấp ngã hoặc rơi từ trên cao
Trang 25xuống Bệnh kém thính do tiếp xúc với tiếng ồn chiếm 88% trong các bệnh nghề nghiệp Trong một số ngành như xây dựng, sản xuất và hàng hải, tỷ lệ TNLĐ rất cao
Luật an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc được thông qua năm 2006 là công cụ pháp lý chính tác động đến công tác ATVSLĐ Luật này được áp dụng cho tất cả các vị trí làm việc và gắn trách nhiệm cụ thể cho tất cả các bên liên quan nhằm giảm thiểu rủi ro tận nguồn (đánh giá rủi ro, xác định trách nhiệm về phía công ty,vv…) Luật này ra đời không chỉ đơn giản là yêu
cầu các bên tuân thủ các yêu cầu pháp lý mà còn khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư một cách tích cực trọng việc xây dựng các tiêu chuẩn về
an toàn trong lao động Mặt khác, luật cũng yêu cầu tất cả các bên liên quan
có biện pháp “ Thực tiễn hợp lý” để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho
những người làm việc trong ngành có nguy cơ rủi ro cao Ngoài ra, những điều khoản của luật cũng quy định rõ ràng về sự an toàn của một số máy hoặc thiết bị làm việc (ví dụ như giàn giáo, xe nâng, máy ép thủy lực, thiết bị áp lực) Đảm bảo an toàn của máy móc là nghĩa vụ không chỉ đối với các nhà sản
xuất mà cả những nhà phân phối và khai thác
Ở Singapore, người lao động được bảo vệ bằng những quy định bồi thường tai nạn bắt buộc tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chi trả, NSDLĐ phải trợ cấp cho thương tật vĩnh viễn, chi phí y tế (giới hạn ở mức 30.0000 đô la Singapore ≈ 18.500 USD) và chi trả tiền lương đầy đủ trong 14 ngày trong trường hợp nghỉ ốm hoặc 60 ngày trong trường hợp nhập viện Qua thời gian đó, người lao động sẽ nhận được hai phần ba số lương tối thiểu của họ trong vòng 1 năm
Từ nay đến năm 2018, Singapore đặt ra chiến lược ATVSLĐ với các
mục tiêu như:
Trang 26- Xây dựng năng lực mạnh để quản lý tốt hơn an toàn và sức khỏe của người lao động tại nơi làm việc;
- Phát huy lợi ích ATVSLĐ;
- Ghi nhận những việc thực hiện tốt nhất;
- Phát triển quan hệ chặt chẽ với các đối tác địa phương và quốc tế;
- Thực hiện các quy định một cách hiệu quả, trong đó việc thi hành và kiểm tra được thực hiện chủ yếu bởi 155 thanh tra ATVSLĐ Trung bình có 6.500 cuộc thanh tra được thực hiện mỗi năm và một loạt các công cụ được sử
dụng để bảo đảm việc tuân thủ quy định về ATVSLĐ Người sử dụng lao động và người không thực hiện đúng có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hoặc truy cứu đối với các hành vi vi phạm ATLĐ
3) T ại Hàn Quốc
Theo chia sẻ của chuyên gia thuộc cơ quan an toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc (KOSHA) chia sẻ trong chuyến làm việc mới đây tại Việt Nam Đến năm 2010 có tổng cộng hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo bộ kế hoạch và đầu tư) Tuy nhiên, nếu sự phát triển này sử dụng các công nghệ lạc hậu, không quan tâm đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường như hiện nay thì tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng đáng kể, tạo sức ép lên thanh tra lao động trong việc thanh kiểm tra an toàn vệ sinh lao động, các bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường vệ sinh lao động
Xu thế phát triển mạnh trong các ngành công nghiệp xây dựng, khai thác đá, khai mỏ và sự gia tăng sử dụng điện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang làm gia tăng sự ô nhiễm của môi trường và các rủi
ro đối với an toàn và sức khỏe của người lao động Đồng thời, sự gia tăng
Trang 27mạnh mẽ của lực lượng lao động cùng với sự chuyển tiếp của đa số lao động phổ thông từ ngành nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp làm gia tăng hơn các rủi ro này Bên cạnh đó, các cơ chế quản lý đã được đa dạng hóa và không ổn định… cũng gây khó khăn trong việc quản lý và triển khai thực hiện
an toàn lao động, đặc biệt trong việc quản lý và triển khai các chính sách và pháp chế
“Ngay cả việc nhập khẩu và vận hành các máy móc, công nghệ và nguyên liệu mới ồ ạt mà không có sự tính toán kỹ từ trước cũng sẽ đem đến các rủi ro tiềm tàng về an tòan và vệ sinh lao động, bởi vì kích cỡ và sự phức tạp của nhiều loại máy móc không phù hợp với các phép nhân trắc học của người Việt Nam”, ông Lee nhấn mạnh
Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế nếu so sánh với các nước ASEAN khác Các nhà Đầu
tư nước ngoài đã dần dần đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam Hầu hết các tập đoàn xây dựng của Hàn Quốc và các doanh nghiệp nổi tiếng đã có các cơ sở tại đây để đầu tư và xây dựng các nhà máy Rất nhiều loại hình kinh doanh cũng như doanh nghiệp sẽ xuất hiện trong toàn bộ xã hội Do vậy, luật cũng nên chuẩn bị để đối phó với hiện tượng xã hội này “ Nhiều lao động sẽ tham gia làm việc tại các nhà máy và công trình xây dựng Điều này có nghĩa, nhiều lao động trong các cơ sở sản
xuất có thể bị tai nạn lao động Thêm nữa, tỷ lệ tai nạn lao động tại Việt Nam
có thể đột nhiên hoặc từ từ tăng lên Vì vậy, chúng ta cần sắp sếp và chuẩn bị quy định chi tiết đào tạo cho các loại hình doanh nghiệp đa dạng trong xã hội tương lai”, ông Lee giải thích
Việt Nam nên điều chỉnh các cơ quan đào tạo hiện tại về an toàn và vệ sinh lao động Trình độ năng lực của các giảng viên an toàn hiện còn yếu kém
Trang 28cả nhận thức và kỹ năng Yêu cầu đặt ra cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là phải xác định trực tiếp và rõ ràng về cơ quan đào tạo, các phương pháp,
đề tài, nội dung chi tiết của chương trình đào tạo trong tương lai gần
Ví dụ, tại Hàn Quốc, các đối tượng được chỉ định như một cơ quan
quản lý dịch vụ an toàn theo quy định phải là một công ty có ý muốn thực thi công việc quản lý an toàn và có lực lượng lao động, cơ sở vật chất, trang thiết
bị như được quy định rõ ràng trong sắc lệnh của Bộ lao động Việc quản lý
sức khỏe người lao động của Hàn Quốc được thực hiện rất chặt chẽ thông qua
việc đưa số chứng minh thư vào sổ theo dõi sức khỏe người lao động Do vậy, khi người lao động tiếp xúc vơi các yếu tố nguy hiểm, có hại và nhiều năm mới phát bệnh thì dựa vào số chứng minh thư này vẫn theo dõi và truy tìm được nguyên nhân gây bệnh
1.3 CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG
* Tại thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010, quy định cụ thể
về công tác An toàn trong xây dựng như sau:
1 An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình: là hệ thống các
biện pháp về tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
2 Chủ đầu tư xây dựng công trình: là người sở hữa vốn hoặc người được giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình
3 Nhà thầu xây dựng là tổ chức cá nhân hoạt động tư vấn xây dựng, thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Trang 294 Tổng thầu xây dựng là Nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với Chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu tòan bộ một loại công việc hoặc toàn
bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình
5 Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với Chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình
6 Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là Nhà thầu ký kết hợp đồng
với Nhà thầu chính hoặc Tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công
việc của Nhà thầu chính hoặc Tổng thầu xây dựng
7 Công trường xây dựng là mặt bằng thi công xây dựng, trên đó có công trình xây dựng, các công trình phụ trợ và công trình hạ tầng kỹ thuật
Mặc dù các Luật, Bộ Luật, Thông tư, Nghị định, QCVN… đã ban hành
và quy định rõ về an toàn lao động và môi trường trong quá trình thi công xây
dựng công trình và thực hiện dự án Tuy nhiên tình trạng gây mất An toàn trong lao động và môi trường vẫn thường xuyên xảy ra
* Đánh giá tình trạng thực hiện công tác ATVSLĐ tại các công trường chúng ta căn cứ vào các nội dung chủ yếu sau:
- Bố trí mặt bằng công trường xây dựng, việc trang bị các tiện ích đảm
bảo sức khỏe cho người lao động
- Xây dựng nội quy ATVSLĐ; tổ chức huấn luyện ATLĐ, trang bị và
sử dụng phương tiện bảo hộ lao động của công nhân và việc mua bảo hiểm cho người lao động
- Sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro, ứng phó với những nguy cơ gây mất
an toàn trên công trường
Trang 30* Từ các tiêu chí đánh giá trên ta có kết quả thực hiện công tác an toàn
vệ sinh lao động trên công trường của các dự án Đầu tư xây dựng như sau:
Công tác ATVSLĐ tại các công trình xây dựng: còn nhiều thiếu sót và
- Về tổ chức mặt bằng thi công xây dựng thì hầu hết công trình có thiết
kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết tại cổng chính
của công trường theo quy định
- An toàn sử dụng điện và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực
ở các công trường xây dựng: không nối đất với các tủ điện, dây dẫn điện không treo mà dải dưới đất (kể cả trên mặt sàn đọng nước), không sử dụng ổ
cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng; không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn,… nhiều vị trí chỉ giăng dây cáp hoặc dây nhựa, thiếu bảng
cảnh báo khu vực nguy hiểm
- Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án PCCC, cứu nạn cho công nhân, công trình Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xẩy ra cháy (thi công hàn, cắt, lắp đặt các hệ thống lạnh…) vẫn
Trang 31chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại các vị trí này
- Các công trình xây dựng không trang bị BHLĐ cho cônng nhân, phổ
biến thiếu quần, giầy BHLĐ (thường chỉ trang bị áo và nón) Một và công trình chỉ cấp phát BHLĐ cho các đội trưởng mà không cấp cho công nhân lao động Công nhân không sử dụng đủ trang bị BHLĐ được cấp, nhiều trường hợp không mang giày bảo hộ, không đội nón bảo hộ, không đeo đai an toàn khi làm việc trên cao…
- Quản lý, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn: chấp hành tốt về điều kiện sử dụng nhưng quản lý sử dụng thực tế lại xẩy ra vấn đề
- Về thủ tục, điều kiện sử dụng, hầu hết các công trường có sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn đều tuân thủ quy định về kiểm định
an toàn thiết bị, có hồ sơ kiểm định và có dán tem kiểm định phù hợp Tuy nhiên, việc bố trí sử dụng thực tế thiết bị còn nhiều thiếu sót và nhiều vấn đề xảy ra
- Các đơn vị tham gia xây dựng có tuân thủ những quy định về ATLĐ, nhưng việc tuân thủ chưa triệt để vẫn còn một số thiếu sót, chủ yếu là các nội dung liên quan đến người lao động (huấn luyện, trang bị BHLĐ, sử dụng BHLĐ được trang bị) và bố trí công trường (ngăn ngã cao, vật rơi, sử dụng điện,…) Còn việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn được chấp hành tương đối tốt, nhất là cần trục tháp đều có kiểm định đúng quy định
- Từ thực tế này có thể nhận định công tác ATLĐ được chấp hành tốt đối với những đối tượng dễ kiểm tra, kiểm soát như máy móc thiết bị (cần trục, vận thăng, bình khí nén, ) do số lượng ít, có quy trình chặt chẽ, còn
những đối tượng công tác kiểm soát khó khăn hơn như công nhân lao động thì
Trang 32vẫn còn hạn chế, thể hiện sự chưa đáp ứng yêu cầu đối với công tác ATVSLĐ được các đơn vị thực thi, cũng có nguyên nhân là ý thức tự bảo vệ của người lao động chưa cao
- Có sự khác biệt với thông tin kê khai và trình độ chuyên môn của cán
bộ phụ trách ATVSLĐ tại các đơn vị Theo két quả điều tra thì hầu hết cán bộ chuyên trách tại các đơn vị có chuyên môn về ATVSLĐ, nhưng trên nhiều công trường được kiểm tra cán bộ phụ trách ATVSLĐ không được đào tạo về chuyên môn ATLĐ, không nắm vững những quy định cả về pháp luật lẫn nghiệp vụ về an toàn, sử dụng thiết bị, nguyên nhân tình trạng này ngoài việc
bố trí cán bộ không chính xác còn vì những cán bộ phụ trách ATVSLĐ cũng thiếu cập nhập những quy định, kiến thức mới về ATVSLĐ trên công trường
1.4 NHẬN XÉT CHUNG
Trở lại công tác An toàn lao động ở Việt Nam, an toàn không phải là
vấn đề ưu tiên hàng đầu ở các công ty Ngay cả người lao động cũng thiếu thông tin về những biện pháp an toàn tối thiểu cho mình Theo kết quả điều tra thì hầu hết cán bộ chuyên trách tại các đơn vị có chuyên môn về an toàn vệ sinh lao động, nhưng trên nhiều công trường được kiểm tra, cán bộ phụ trách ATLĐ không được đào tạo chuyên môn về An toàn lao động, không nắm
vững những quy định cả về pháp luật lẫn nghiệp vụ về An toàn, sử dụng thiết
bị Nguyên nhân tình trạng này ngoài việc bố trí cán bộ không chính xác còn
vì những cán bộ phụ trách ATVSLĐ cũng thiếu cập nhập những quy định,
kiến thức mới về ATVSLĐ trên công trường
Những biện pháp an toàn thật sự sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, thế nhưng những cái chết và tai nạn còn tốn kém hơn Các cấp quản lý nhà nước cũng như trong doanh nghiệp hãy nghĩ về các biện pháp cơ bản cho nhân viên Nếu chúng ta là nhân viên, hãy trang bị cho mình những kiến thức tối
Trang 33thiểu để bảo đảm an toàn Kinh tế càng phát triển thì con người cần phải trang
bị cho mình thêm kiến thức để có thể làm việc hiệu quả mà an toàn Mong chúng ta nghĩ tới an toàn lao động như là một điều cần thiết hàng ngày chứ không phải là những khẩu hiệu: “Nhiệt liệt hưởng ứng”
Kết luận chương 1:
Chương 1 là tổng quan về công tác An toàn lao động và Môi trường trong xây dựng, các khái niệm về An toàn lao động và Môi trường cũng như
tầm quan trọng công tác ATLĐ và Môi trường trong và ngoài nước được thể
hiện rõ trong chương này Vậy Quản lý An toàn lao động và Môi trường sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì Đó cũng là nội dung của chương hai sau đây
Trang 34CHƯƠNG 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC 2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG:
a) Các nguyên nhân tai n ạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây d ựng:
Xây dựng là một ngành sản xuất công nghiệp, trong quá trình thi công, lao động ở trên các công trường cũng như trong xí nghiệp công nghiệp xây dựng có nhiều yếu tố bất lợi tác động lên cơ thể con người có thể gây ra các tai nạn lao động
- Để nghiên cứu, thực hiện được các biện pháp BHLĐ, ngăn ngừa và
loại trừ các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, việc tìm ra các nguyên nhân giữa chúng là điều hết sức quan trọng Những nguyên nhân đó có thể phát sinh ra do điều kiện lao động, điều kiện sản xuất và quá trình công nghệ Khi máy móc thiết bị hư hỏng, sử dụng chúng không đúng đắn, vi phạm quy trình kỹ thuật, các bộ phận quản lý sản xuất không đáp ứng được các điều
kiện bình thường, thiếu sót, sai lầm trong tổ chức lao động, giao nhận công việc không rõ ràng… đều có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất
- Vì điều kiện lao động trong các công trường và các cơ sở sản xuất không giống nhau, nên các nguyên nhân tai nạn lao động có thể phân thành các nhóm: Nguyên nhân kỹ thuật; Nguyên nhân tổ chức: Nguyên nhân vệ sinh
môi trường và Nguyên nhân bản thân người lao động
* Những nguyên nhân kỹ thuật là những nguyên nhân thiếu sót về mặt
kỹ thuật, có thể là các nguyên nhân sau:
Trang 35- Sự hư hỏng của các thiết bị, máy móc chính gây ra sự cố tai nạn lao động như: đứt cáp, tuột phanh, gãy vỡ,…
- Sự hư hỏng của các vật dụng và phụ tùng
- Sự hư hỏng của các đường ống dẫn hơi; dẫn khí; dẫn nhiên liệu
- Các kết cấu thiết bị, phụ tùng, dụng cụ không hoàn chỉnh
- Khoảng cách cần thiết giữa các thiết bị bố trí không đúng quy định
- Thiếu thiết bị an toàn như thiếu thiết bị khống chế quá tải, thiếu các thiết bị rào chắn, bao che, ngăn cách…
- Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn như: trình tự tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo; Làm việc nơi chênh vênh nguy hiểm, làm việc trên cao không đeo dây an toàn; sử dụng phương tiện vận chuyển để chở người; sử
dụng thiết bị điện không đúng điện áp
- Thao tác khi thực hiện công việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn): hãm phanh đột ngột của máy, vừa nâng hạ vật, vừa quay tay cần khi cẩu chuyển; lấy tay làm cữ khi sử dụng máy cưa…
* Những nguyên nhân tổ chức là nguyên nhân liên quan đến thiếu sót
về mặt tổ chức sản xuất, có thể là những nguyên nhân sau đây:
- Vi phạm quy tắc, quy trình kỹ thuật
- Bố trí mặt bằng không gian xây dựng không hợp lý: Bố trí thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu sai nguyên tắc; Bố trí hệ thống giao thông và công tác vận chuyển trên công trường không hợp lý
- Tổ chức lao động cũng như chỗ làm việc không đáp ứng yêu cầu
- Thiếu kiểm tra hoặc giám sát kỹ thuật không đầy đủ
Trang 36- Vi phạm chế độ lao động về BHLĐ (giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, chế
độ trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân, chế độ bồi dưỡng…)
- Lực lượng công nhân không đáp ứng nhu cầu: Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề và trình độ chuyên môn, sức khỏe, tuổi đời, tuổi nghề; Để công nhân làm việc khi họ chưa được huấn luyện, hướng dẫn, chưa nắm được điều lệ quy tắc kỹ thuật an toàn
* Những nguyên nhân vệ sinh môi trường đó là:
- Môi trường không khí bị ô nhiễm, làm việc trong điều kiện môi trường vi khí hậu không tiện nghi: quá nóng, quá lạnh, sự thông thoáng không khí kém
- Làm việc trong điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, gió mưa, sương mù,…
- Làm việc trong môi trường, điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn áp
suất khí quyển bình thường, tư thế lao động gò bó, công việc lao động đơn điệu, nhịp độ lao động quá khẩn trương, có các tia phóng xạ trong môi trường.…
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc chất lượng các phương
tiện không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật
- Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong quá trình lao động
- Chiếu sáng và thông gió không đầy đủ, tiếng ồn và chấn động mạnh,
vi phạm điều lệ vệ sinh cá nhân, tình trạng vệ sinh trong phục vụ sinh hoạt kém
- Thiếu sự kiểm tra vệ sinh của y tế,
* Những nguyên nhân về bản thân người lao động:
Trang 37- Do tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với loại hình công việc, trạng thái tâm lý không bình thường…
- Do vi phạm các quy định, kỷ luật và nội quy an toàn, vệ sinh lao động, về quy trình công nghệ: không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các
dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân; sử dụng máy móc thiết bị không đúng trách nhiệm và nhiệm vụ của mình…
Tóm lại, khi phân tích những nguyên nhân tai nạn lao động có thể căn
cứ vào sự phân loại các nguyên nhân trên Trong thực tế, một vụ tai nạn xảy
ra có thể do nhiều nguyên nhân, do đó cần đi sâu phân tích để xác định nguyên nhân nào là chủ yếu, là trực tiếp gây ra tai nạn, để từ đó mới đưa ra được các biện pháp cụ thể, chính xác nhằm ngăn chặn, loại trừ và hạn chế tai
nạn
b) Phương pháp phân tích nguyên nhân gây tai nạn lao động
Để nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng cá phương pháp phòng ngừa tai nạn lao động có hiệu quả, phải nghiên cứu, phân tích nguyên nhân phát sinh của chúng, nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, trên cơ sở
đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng Nguyên nhân tai nạn có
thể tiến hành phân tích theo các phương pháp như sau: Thống kê, địa hình, chuyên khảo
* Phương pháp thống kê:
Dựa vào sự nghiên cứu những số liệu thống kê và những biên bản tai
nạn lao động, tiến hành thống kê và phân nhóm tai nạn theo những quy ước
nhất định như: theo nghề nghiệp, theo loại công việc tiến hành trong thời gian xảy ra tai nạn; theo tuổi nghề, tuổi đời; theo đặc tính chấn thương; theo nguyên nhân; theo giới tính; theo trường hợp xảy ra tai nạn trong ngày (giờ đầu ca, giữa ca, cuối ca) theo tháng, năm
Trang 38Qua phân tích những số liệu thống kê như vậy, sẽ cho phép xác định được những nguyên nhân và hình thức chấn thương nào gây ra nhiều trường
hợp tai nạn nhất Nó cũng cho phép xác định được nghề nào, công việc nào,
lứa tuổi nào… thường xảy ra nhiều tai nạn Trên cơ sở đó, nghiên cứu các
biện pháp cụ thể để cải tiến tình trạng kỹ thuật an toàn và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tai nạn
Ví dụ: theo số liệu thống kê số tai nạn nhiều nhất với công nhân trẻ,
tuổi nghề thấp, chứng tỏ phải tăng cường luyện tay nghề cho họ và hướng dẫn
biện pháp làm việc an toàn cho họ Ngược lại tai nạn xảy ra nhiều với thợ bậc cao, lâu năm, chứng tỏ họ coi thường an toàn lao động, nội quy kỹ luật lao động, do đó phải tăng cường kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở ý thức chấp hành cho công nhân Khuyết điểm của phương pháp này là cần nhiều thời gian để thu thập số liệu
có thời gian, nhiều khi cũng tạo tâm lý cho người lao động nếu việc đánh dấu quá cụ thể
* Phương pháp chuyên khảo
Là phương pháp nghiên cứu tổng hợp tất cả những nguyên nhân và điều kiện xây dựng có thể gây ra tai nạn, bao gồm điều tra tỉ mỉ toàn bộ tình
Trang 39hình và nghiên cứu các nguyên nhân của các trường hợp tai nạn xảy ra trong công trường Phương pháp này cho phép nghiên cứu đầy đủ nhất các biện pháp phòng ngừa các trường hợp tai nạn và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra
Cần tiến hành điều tra các quá trình sản xuất và lao động, quá trình vận chuyển, tình hình nhiên liệu, năng lượng và vật liệu phụ, tình trạng máy móc, dụng cụ, phụ tùng, điều kiện trang bị dụng cụ phòng hộ cá nhân…
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định đầy đủ các nguyên nhân phát sinh ra tai nạn, đây và vấn đề quan trọng để quyết định các biện pháp loại trừ các nguyên nhân đó
Nghiên cứu nguyên nhân tai nạn lao động theo phương pháp chuyên khảo được tiến hành như sau:
- Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số
liệu thống kê
- Phân tích sự phụ thuộc của các nguyên nhân đó vào các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công xây dựng và xác định đầy đủ các biện pháp
an toàn đã thực hiện
- Nêu ra kết luận trên cơ sở phân tích
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu luận văn của học viên có hạn, vì
vậy học viên lựu chọn phương pháp thống kê để thực hiện phân tích nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
2.2 NH ỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ATLĐ & MT DỰ ÁN THỦY LỢI
2.2.1 Những thuận lợi trong công tác quản lý ATLĐ & MT
- Công tác tổ chức quản lý các dự án xây dựng thủy lợi đã được quan tâm của lãnh đạo Bộ và các cấp được phân công, hạn chế thấp nhất rủi ro
Trang 40trong quá trình xây dựng dự án: các cơ quan chức năng từ quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu xây lắp đã có nhiều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Trong hoàn
cảnh thiếu kinh phí nhưng nhiều dự án thủy lợi đã sớm được được đưa vào sử
dụng, phục vụ sản xuất đem lại những hiệu quả kinh tế xã hội
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, huấn luyện cho Công nhân viên chức lao động, đoàn viên Công đoàn thực hiện các quy định, chế độ chính sách về BHLĐ:
+ Các cấp Công đoàn đã tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền tuyên truyền sâu rộng đến các đơn vị, cơ sở, cán bộ công nhân viên về Bảo hộ lao động, nghị quyết của Tổng liên đoàn và các văn bản
có liên quan đến công tác ATVSLĐ, nhằm nâng cao nhận thức của mọi cấp,
mọi ngành, mọi người về công tác ATVSLĐ
+ Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ được các cấp công đoàn thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là trong tuần lễ quốc gia ATVSLĐ và PCCN: phối hợp với các cơ quan báo, đài đưa tin, phóng sự tuyên truyền; tổ chức hội nghị, tập huấn, tọa đàm; tuyên truyền miệng trong các cuộc họp, bằng tài liệu bướm… đem lại hiệu quả cao trong công tác Tuyên truyền ATVSLLĐ và Môi trường
+ Mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ công tác ATVSLĐ, cung cấp tài liệu và hướng dẫn các đơn vị tự mở lớp huấn luyện cho CNLĐ Các cấp công đoàn còn tổ chức các cuộc thao diễn, hội thi: An toàn vệ sinh viên giỏi, tìm
hiểu về Bộ luật Lao động thu hút đông đảo công nhân viên chức lao động tham gia