1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020

125 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Dự báo lượng CTRCN – CTNH phát sinh đến năm 2020---81 CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục các từ ngữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề -1

1.2 Mục tiêu đề tài -2

1.3 Phạm vi đề tài -2

1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước -2

1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước -2

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước -3

1.5 Phương pháp nghiên cứu -4

1.6 Nội dung nghiên cứu -5

1.7 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn và tính mới của đề tài -6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương-7 2.1.1 Điều kiện tự nhiên -7

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội -11

2.1.3 Quy hoạch, định hướng phát triển trong tương lai -15

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương -18

2.2 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương -19

2.2.1 Vị trí các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương -19

2.2.2 Phân cấp quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp -20

Trang 2

2.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp -22

2.3.1.Ô nhiễm do nước thải công nghiệp -23

2.3.2.Ô nhiễm khí thải công nghiệp -23

2.3.3.Vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp -23

2.4 Quy hoạch xây dựng KCN trong tương lai -24

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT & HỆ THỐNG BỀN VỮNG 3.1.Tổng quan về mô hình quản lý môi trường trong khu công nghiệp -26

3.1.1.Các mô hình quản lý chung -26

3.1.2.Một số mô hình quản lý môi trường KCN điển hình trên thế giới -29

3.1.3.Các mô hình quản lý môi trường KCN ở Việt Nam -34

3.1.4.Đánh giá các mô hình quản lý -38

3.2.Tổng quan về mô hình quản lý KCN thân thiện môi trường (KCN TTMT) -39

3.2.1.Định nghĩa KCN TTMT -39

3.2.2.Các đặc điểm của KCN TTMT -40

3.2.3.Các mục tiêu của KCN TTMT -41

3.2.4.Các cơ sở pháp lý xây dựng KCN TTMT -41

3.2.5.Các cơ hội phát triển KCN TTMT -42

3.2.6.Các lợi ích và khó khăn gặp phải khi phát triển KCN TTMT -44

3.2.7.Kinh nghiệm mô hình quản lý KCN TTMT trên thế giới -48

3.2.8.Giả thuyết áp dụng mô hình quản lý KCN TTMT ở Việt Nam -50

3.3.Tổng quan về các giải pháp kỹ thuật & hệ thống bền vững -51

3.3.1 Sản xuất sạch hơn – CP (Cleaner Production) -52

Trang 3

3.3.2 Hệ thống quản lý môi trường – EMS (Environmental Management

Systems), ISO 14001 -53

3.3.3 Đánh giá vòng đời sản phẩm – LCA (Life Cycle Assessment) -55

3.3.4 Tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo -57

3.3.5 Tái chế, tái sử dụng và xây dựng thị trường trao đổi chất thải -58

3.3.6 Cộng sinh công nghiệp (Industrial Symbiosis) -61

3.3.7 Thiết kế sinh thái (Ecodesign) -62

3.3.8 Hóa học xanh (Green Chemistry) -64

CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 4.1 Giới thiệu KCN Mỹ Phước -67

4.1.1 Lịch sử hình thành -67

4.1.2 Địa điểm -68

4.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý -70

4.1.4 Cơ sở hạ tầng -70

4.2 Hoạt động công nghịêp của KCN Mỹ Phước -72

4.2.1 Tình hình đầu tư và họat động sản xuất -72

4.2.2 Các lọai hình công nghiệp sản xuất -72

4.2.3 Lợi thế thu hút đầu tư -73

4.2.4 Các mâu thuẫn, bất cập trong quy họach, phát triển công nghiệp -73

4.2.5 Tình hình và định hướng phát triển đến năm 2020 -74

4.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Mỹ Phước -75

4.3.1 Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường -75

4.3.2 Các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp -76

Trang 4

4.4 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN Mỹ Phước -77

4.4.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước -77

4.4.2 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí -78

4.4.3 Hiện trạng phát sinh CTRCN – CTNH -78

4.4.4 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN Mỹ Phước -79

4.5 Dự báo diễn biến chất lượng môi trường KCN Mỹ Phước đến năm 2020 -79

4.5.1 Cơ sở và phương pháp dự báo -79

4.5.2 Dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước đến năm 2020 -80

4.5.3 Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí đến năm 2020 -81

4.5.4 Dự báo lượng CTRCN – CTNH phát sinh đến năm 2020 -81

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 5.1 Đánh giá khả năng chuyển đổi KCN Mỹ Phước theo hướng TTMT- -82 5.1.1.Các tính chất đặc trưng của mô hình KCN TTMT -82

5.1.2.Các tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCN TTMT -83

5.1.3 Khả năng chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT -85

5.2 Đề xuất mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước -87

5.2.1 Mô hình quản lý TTMT về khía cạnh quản lý Nhà nước -87

5.2.2 Mô hình quản lý TTMT về khía cạnh kỹ thuật -92

5.2.3.Đề xuất mô hình trao đổi chất thải cho KCN Mỹ Phước – ứng dụng lý thuyết cộng sinh công nghiệp -100

5.2.4 Các giải pháp bổ trợ nhằm hướng đến quản lý KCN TTMT -104

Trang 5

5.3.Đánh giá tính khả thi của mơ hình đề xuất -108

5.3.1 Tính khả thi về mặt kỹ thuật -108

5.3.2 Tính khả thi về mặt kinh tế -108

5.3.3 Tính khả thi về mặt mơi trường -108

5.4 Đề xuất lộ trình tiến hành mơ hình quản lý TTMT đến năm 2020 -110

5.4.1.Giai đọan I(2006–2010): kiểm sĩat-bước đầu ngăn ngừa ơ nhiễm- - -110

5.4.2.Giai đọan II(2010–2015): áp dụng SXSH-trao đổi chất thải cục bộ- -110 5.4.3.Giai đọan III(2015–2020): duy trì SXSH tịan phần – trao đổi chất thải mở rộng -110

5.4.4.Giai đọan IV(sau 2020): thực hiện hệ thống trao đổi chất thải theo mơ hình khép kín tịan phần -111

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vê môi trường

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CTNH Chất thải nguy hại

CTRCN Chất thải rắn công nghiệp

EMS Environmental Management Systems

Hệ thống quản lý môi trường

HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải

ISO International Standard Organization

Tổ chức tiêu chuẩn thế giới

KCN ST Khu công nghiệp sinh thái

KH&CN Khoa học và công nghệ

KH&ĐT Kế họach và đầu tư

KHCN&M

T Khoa học công nghệ và môi trường

Trang 7

LCA Life Cycle Assessment

Đánh giá vòng đời sản phẩm NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

PTBV Phát triển bền vững

QLMT Quản lý môi trường

STCN Sinh thái công nghiệp

STMT Sinh thái môi trường

SXSH Sản xuất sạch hơn

TCMT Tiêu chuẩn môi trường

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TTMT Thân thiện môi trường

TTNT Tài nguyên thiên nhiên

UBND Ủy ban nhân dân

VSIP Vietnam-Singapore Industrial Park

Khu công nghiệp Viêt Nam – Singapore

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-Các dạng tài nguyên khoáng sản và địa bàn phân bố -10

Bảng 2-Diện tích và dân số phân theo đơn vị hành chính -12

Bảng 3-Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2004 -12

Bảng 4-Các chỉ tiêu KTXH đến năm 2010 của tỉnh Bình Dương -16

Bảng 5-Diện tích các KCN phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Dương -19

Bảng 6-Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN Burnside -31

Bảng 7-Các giai đọan của dự án thiết kế sản phẩm và quá trình -63

Bảng 8-Các tiện ích xây dựng trong KCN Mỹ Phước -70

Bảng 9-Tình hình thu hút đầu tư của KCN Mỹ Phước -71

Bảng 10-Thông tin quy họach KCN Mỹ Phước I,II,III đến năm 2020 -74

Bảng 11-Chỉ tiêu ô nhiễm nước trong quý II năm 2006, tại KCN Mỹ Phước -76

Bảng 12-Lượng khí thải phát sinh tại KCN Mỹ Phước năm 2006 -77

Bảng 13-Lượng CTRCN - CTNH phát sinh tại KCN Mỹ Phước năm 2006 -78

Bảng 14-Diện tích đất công nghiệp sử dụng tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020-79 Bảng 15-Tải lượng ô nhiễm môi trường nước ở KCN Mỹ Phước đến năm 2020-80 Bảng 16-Tải lượng ô nhiễm môi trường không khí ở KCN Mỹ Phước đến năm 2020 -80

Bảng 17-Lượng CTRCN-CTNH phát sinh ở KCN Mỹ Phước đến năm 2020 81

Bảng 18-Phân loại cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT -94

Bảng 19-Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế -95

Bảng 20-Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn -96

Bảng 21-Bảng nguyên liệu và chất thải công nghiệp tại KCN Mỹ Phước -102

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương -11

Hình 2-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương -17

Hình 3-Vị trí các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương -18

Hình 4-Sơ đồ hệ thồng quản lý KCN về khía cạnh quản lý Nhà nước -20

Hình 5-Bản đồ quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Nam Bình Dương -24

Hình 6-Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord -29

Hình 7-Mô hình tái sử dụng chất thải của tập đoàn Guitang -33

Hình 8-Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án không phát sinh ô nhiễm -34

Hình 9-Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án có phát sinh ô nhiễm -34

Hình 10-Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về ảnh hưởng môi trường -35

Hình 11-Lợi ích khi phát triển KCN TTMT -46

Hình 12-Sơ đồ quy trình xử lý cuối đường ống trong sản xuất công nghiệp -51

Hình 13-Các bước thực hiện SXSH -53

Hình 14-Bản đồ quy họach KCN Mỹ Phước -67

Hình 15-Bản đồ huyện Bến Cát -68

Hình 16-Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý KCN Mỹ Phước -69

Hình 17-Sơ đồ mô hình quản lý TTMT cho KCN Mỹ Phước -89

Hình 18-Sơ đồ mô hình kỹ thuật TTMT áp dụng cho KCN Mỹ Phước -97

Hình 19-Sơ đồ chuyển đổi của chất thải trong các KCN hiện nay -98

Hình 20-Sơ đồ mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phước 104

Trang 10

Trong những năm qua, các KCN tại Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa rấtnhanh, điển hình là KCN Mỹ Phước (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương), hiệnđang là KCN có tốc độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hútnhà đầu tư lấp đầy diện tích nhanh nhất trong các KCN của tỉnh Bình Dương Chỉ trong 06 tháng triển khai (từ tháng 6 đến tháng 12/2002), KCN Mỹ Phước đãthu hút 06 dự án đầu tư nước ngoài với 32,4 triệu USD và 1 dự án trong nước 30

tỉ đồng với diện tích đất cho thuê 47,56 ha, chiếm 17,8% diện tích của KCN Đây

là kỷ lục về thu hút dự án vào KCN ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động.Tuy vậy song song với những thành tựu to lớn đã đạt được, Đảng và Chính quyềnđịa phương Bình Dương cũng đã thấy được các bất cập trong quá trình phát triểnKCN, và trong số những bất cập đó, vấn đề BVMT phục vụ PTBV các KCN làmột trong các vấn đề nổi cộm Do đó, đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lýkhu công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững khu côngnghiệp Mỹ Phước - tỉnh Bình Dương đến năm 2020” đã được hình thành nhằmgóp phần giải quyết vấn đề trên

1 được chỉnh sửa, bổ sung vào năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Trang 11

2 Mục tiêu đề tài

Đề tài nhằm hướng đến mục tiêu: Đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thânthiện môi trường hướng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước trênđịa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Thời gian nghiên cứu

12 tuần (ngày 04/10/2006 – ngày 27/12/2006)

4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các hệ thống và kỹ thuật BVMT phục vụ PTBV đã được ứng dụng rất hữu hiệutrong việc thiết kế và quản lý KCN tại các nước phát triển trong vòng hơn mộtnửa thế kỉ vừa qua Tại các quốc gia này đã hình thành nên các KCN ST tiêu biểu.Sau đây là một số ví dụ cụ thể:

Khu công nghiệp sinh thái (KCN ST) Fairfield, Baltimore, Mariland, USA

KCN Fairfield nằm ở phía Đông - Nam thành phố Baltimore Các ngành côngnghiệp chủ yếu phát triển trên 880 ha của KCN Fairfield là dầu khí, hóa chất hữu

cơ (ví dụ sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ

sở sản xuất nhỏ hơn hỗ trợ cho các công ty lớn (ví dụ lắp ráp lốp xe, sản xuấtthùng chứa,…) Fairfield được xem là một hệ kinh tế “carbon” (CornellUniversity Work and Environment Initiative, 1995), nơi tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động tái sinh, tái che các hợp chất hữu cơ Đó là một trong những lý dokhiến cho KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy rằng Baltimore đang trởthành mô hình phát triển công nghiệp lý tưởng trong tương lai

Trang 12

KCN ST Fairfield được phát triển khong chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu mởrộng hơn nữa, mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với hệ sinhthái công nghiệp theo những hướng chính như sau:

- Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại (ví dụsản xuất hóa chất, film, photo,…);

- Phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng;

- Đóng vai trò của cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải

Bằng cách này, KCN ST Fairfield đạt được mục đích phát triển nhưng không gây

ra các tác động tiêu cực mới đối với môi trường Phát triển kinh tế bền vững vàbảo đảm công ăn việc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lượcphát triển KCN này

Thành phố Tirupur – Ấn Độ

Titupur là một trung tâm sản xuất vải sợi ở phía Nam Ấn Độ, một vùng đất khanhiếm nước và nước nguồn lại không sử dụng được do ô nhiễm từ ngành dệtnhuộm Để khắc phục tình trạng khan hiếm nước và giảm tiêu hao nhiên liệu, cácnhà máy dệt nhuộm phát triển hệ thống tái sử dụng

Thứ nhất, tái sinh nước từ công đọan nhuộm, do đó giảm được lượng nước cần sửdụng Thứ hai, tái sử dụng lại phế liệu từ nguyên liệu (bông, đay, gai,… ) và giấythải để đốt thay vì phải đốt 500.000 tấn củi vốn đã khan hiếm Bằng cách nàycách doanh nghiệp đã giảm bớt rất nhiều chi phí mua nước và củi đốt

1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trước tình hình xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của công tácBVMT phục vụ PTBV các KCN (nhất là các khu vực mới), trong những năm vừaqua đã có hàng loạt các đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp (Nhà nước, Bộngành, địa phương,…) triển khai xung quanh từ chủ đề này Chỉ tính riêng khuvực Đông Nam Bộ và lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai đã có hàng chục đề tài dự

án với chủ đề tập trung xung quanh vấn đề này Các công trình này nhìn chung đãđóng góp đáng kể cho việc đưa ra một bức tranh hiện trạng khá đa dạng về tình

Trang 13

trạng môi trường và tài nguyên trong khu vực nghiên cứu, và cũng phần nào đềxuất được một số các giải pháp mang tính định hướng cho công tác BVMT phục

vụ PTBV của khu vực nghiên cứu Tuy vậy có thể nói rằng hạn chế chung của cáccông trình này là do địa bàn nghiên cứu khá rộng nên không tập trung đưa ra đượccác giải pháp đặc thù về BVMT và PTBV thích hợp cho từng địa phương cụ thể,hơn nữa do hạn chế của thời gian và kinh phí nghiên cứu nên các đề tài, dự án nàychưa cập nhật được số liệu cụ thể, đa dạng và đầy đủ; các số liệu trình bày đôi khicũng chưa thích hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu

Nhằm hướng đến mục tiêu PTBV các KCN, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã

có hai nghiên cứu hướng KCN truyền thống đến một hình thức mới hơn đó làKCN sinh thái (KCN ST), cụ thể như sau:

Ngày 26/07/2006 vừa qua, Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM phối hợp vớiTrường ĐH Văn Lang tổ chức hội thảo: “Xây dựng mô hình KCN sinh thái (KCNST): Nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh Trung 1”, hơn 60 đại biểu đến

từ các KCN - KCX, các nhà khoa học về môi trường và kinh tế của Tp.HCM đềuđồng ý với việc xây dựng KCX Linh Trung thành KCN ST

Trường ĐH Văn Lang, Tp.HCM đã có bài viết “Khu công nghiệp Biên Hòa 1 vàtiềm năng xây dựng trung tâm trao đổi chất thải công nghiệp” của các tác giả:Trần Thị Mỹ Diệu, Hứa Quyết Thắng và Nguyễn Trung Việt Bài viết đã đánh giátiềm năng thực hiện chương trình trao đổi chất thải công nghiệp, từ đó đề xuất môhình trao đổi chất thải làm tiền đề cho việc phát triển KCN Biên Hòa 1 thànhKCN ST trong tương lai

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích hệ thống, đặc biệt là phân tích hệ thống quản lýmôi trường (Environmental Management Systems – EMS);

Trang 14

- Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (Ecodesign) và phương phápnghiên cứu về sinh thái công nghiệp (Industrial ecology);

- Phương pháp sử dụng các kỹ thuật và hệ thống bền vững (SustainableTechniques and Systems) trong bảo vệ môi trường sản xuất công nghiệp,bao gồm các nhóm nội dung như sau: sản xuất sạch hơn (Cleanerproduction), cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis), hóa học xanh(Green chemistry), tái chế và tái sử dụng (upsingzing – recycling), sử dụngnguồn tài nguyên có thể tái tạo (Renewable resources),…

Phương pháp cụ thể

- Thu thập tài liệu;

- Khảo sát thực địa;

- Phân tích, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu;

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

6 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:

Chương 1 Mở đầu

Chương 2 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Chương 3 Tổng quan về các mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi

trường và các giải pháp, kỹ thuật & hệ thống phát triển bền vững Chương 4 Tổng quan về hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi trường

khu công nghiệp Mỹ Phước – tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Chương 5 Đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường

hướng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước - tỉnhBình Dương đến năm 2020

Chương 6 Kết luận – Kiến nghị

Trang 15

7 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn và tính mới của đề tài

Đề tài là một nghiên cứu cơ bản mang tính lý luận được thực hiẹn chủ yếu dựatrên cơ sở những nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngòai nước Từ đó pháttriển định hướng áp dụng hiệu quả KCN Mỹ Phước Đây là một tài liệu tổng hợpđưa ra các luận cứ khoa học cho việc áp dụng mô hình quản lý KCN TTMT cũngnhư các kỹ thuật và hệ thống PTBV nhằm BVMT cho KCN Mỹ Phước - tỉnhBình Dương

Đề tài lần đầu tiên đưa ra việc nghiên cứu khả năng áp dụng các kỹ thuật và hệthống bền vững vào điều kiện phát triển của KCN Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương.Các phương pháp mới mà đề tài dự định áp dụng là các phương pháp mang tínhthực tế cao, sát với các đặc điểm đặc thù trong phát triển công nghiệp ở BìnhDương Hơn nữa, một số phương pháp đã trở nên không còn xa lạ với chúng ta,chúng đã được áp dụng rất thành công tại các nước phát triển từ nhiều thập niêntrước Đây sẽ là các cơ sở nền tảng và bài học tốt để áp dụng chúng tại BìnhDương vì các đặc trưng trong quá trình phát triển công nghiệp của Bình Dương cónhiều nét tương đồng với các quốc gia khác ở khu vực

Những vấn đề nghiên cứu của đề tài này chỉ mới dành áp dụng cho các KCN MỹPhước - tỉnh Bình Dương Còn những KCN ở các địa phương khác với những đặctrưng khác cũng cần phải được nghiên cứu để áp dụng các kỹ thuật, hệ thốngPTBV nhằm góp phần BVMT, do đó cần có các nghiên cứu bổ sung, nhằm ápdụng các mô hình quản lý phù hợp cho các KCN trên tòan quốc, đưa Việt Namtiến đến con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) nhanh chóng

Đó cũng là hướng phát triển của đề tài

Trang 16

2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước;

- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai;

- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Địa hình

Bình Dương có địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc,

phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc từ 3 - 150 bao gồm

03 dạng địa hình chính sau đây:

Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và

sông Bé Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trungbình 6 – 10 m

Vùng địa hình bằng phẳng: nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình

tương đối bằng phẳng, có độ dốc 3 - 1200, cao trung bình từ 10 – 30m

Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là

các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 1200, độ cao phổbiến từ 30 – 60 m

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 17

Mặc dù Bình Dương được bao quanh bởi các con sông lớn nhưng do địa hình cócao độ trung bình từ 6-60m nên đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt và ngập úngngoại trừ một vài vùng trũng dọc theo sông Sài Gòn và Đồng Nai Tuy nhiêntrong những năm gần đây, sự hình thành các khu đô thị, các KCN, cụm sản xuấtcùng với quá trình khai thác khoáng sản với quy mô lớn (chủ yếu tập trung tạiphía Đông của huyện Dĩ An, phía Nam của huyện Tân Uyên và thị trấn MỹPhước của huyện Bến Cát) đã làm biến đổi bề mặt địa hình của khu vực, làm mất

đi những đường nét tự nhiên, gây nhiều tác động tiêu cực như thúc đẩy quá trìnhrửa trôi bề mặt và xâm thực bào mòn các bề mặt sườn

Khí hậu

Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với 02 mùa rõ rệt: mùa mưa

từ tháng V- XI và mùa khô từ khoảng tháng XII năm trước đến tháng IV năm sau.Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000mm với số ngày có mưa là 120ngày Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.50C

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấpnhiệt đới Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắcđược là 12m/s Bình Dương có 02 hướng gió chủ đạo trong năm là gió Tây, TâyNam và gió Đông, Đông Bắc Gió Tây, Tây Nam là hướng gió thịnh hành trongmùa mưa và gió Đông, Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong mùa khô

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% là biến đổi theo mùa, độ

ẩm trong năm ít biến động

Tài nguyên đất

Bình Dương có 6 nhóm đất chính:

- Đất phèn: 3.304 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên

- Đất phù sa: 15.725 ha, chiếm 5,79% diện tích đất tự nhiên

- Đất xám: 142.445 ha, chiếm 52,41% diện tích đất tự nhiên

- Đất đỏ vàng: 65.243 ha, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên

Trang 18

- Đất dốc tụ: 32.848 ha, chiếm 12,09% diện tích đất tự nhiên

- Đất xói mịn trơ sỏi đá và sông hồ: 103.135 ha, chiếm 4,49% diện tích đất

tự nhiên

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt

Bình Dương có 03 con sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảyqua địa phận tỉnh là sông Sài Gòn, Đồng Nai và Sông Bé Trong đó, sông Sài Gòn

là sông có chiều dài lớn nhất chảy qua địa bàn tỉnh Ngoài ba sông chính này còn

có sông Thị Tính, rạch Bình Lợi, Bình Hiệp, Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ Mật độkênh rạch trong tỉnh từ 0,4-0,8 km/km2, lưu lượng không lớn, dòng chảy nướcmặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn Ngoài hệ thống sông rạch, Bình Dương còn

có hệ thống hồ chứa nước rất quan trọng cho việc tưới tiêu và chống lũ, bao gồmcác hồ: Dầu Tiếng, Cần Nôm, Từ Vân I & II, Đá Bàn, Cua Paris và hồ Phước Hòađang trong giai đoạn xây dựng

Tài nguyên nước ngầm

Nguồn nước ngầm của tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, tồn tại dưới 2 dạng

là lỗ hổng và khe nứt Theo đánh giá thì tổng trữ lượng khai thác tiềm năng trêntoàn tỉnh là 1.627.317m3/ngày Về đặc điểm phân bố tỉnh Bình Dương có 03 khuvực nước ngầm như sau:

- Khu vực giàu nước ngầm: phân bố ở phía Tây huyện Bến Cát đến sông Sài

Gòn, có những điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250 l/s, khảnăng tàng trữ và vận động nước tốt, tầng chứa nước dày từ 15-20 m;

- Khu giàu nước trung bình: phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng

phèn), các giếng đào có lưu lượng 0,05 - 0,6l/s, bề dày tầng chứa nước 12m;

10 Khu nghèo nước: phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc

rải rác các thung lũng ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ,lưu lượng giếng đào Q = 0,05 - 0,40 l/s thường gặp Q = 0,1 - 0,2 l/s

Trang 19

Tài nguyên khoáng sản

Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoángsản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hóa đặc thù Đây lànguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thếmạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng và khai khoáng Bình Dương có 82vùng mỏ lớn nhỏ với 9 loại khoáng sản: là cao lanh, sét và cac loại đá xây dựnggồm đá phun trào andezit, tuf daxit, đá granit - đá cát kết, cuội sỏi, laterit, cát xâydựng, than bùn Trong 9 loại khóang sản trên thì cao lanh, sét, đá phun tràoandezit, tuf daxit, đá granit - đá cát kết và cát xây dựng là các loại có qui mô trữlượng lớn và có giá trị hơn cả; các loại khác như laterit, cuội sỏi và than bùn dùkhá phổ biến nhưng qui mô trữ lượng nhỏ nên giá trị không cao Bảng sau thểhiện sự phân bố các loại khoáng sản trên địa bàn Tỉnh

Bảng 1- Các dạng tài nguyên khoáng sản và địa bàn phân bố

STT Loại khoáng sản Địa bàn phân bố Trữ lượng tiềm năng (m 3 )

2 Mỏ đá Huyện Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo 281 triệu

3 Công ty xây dựng Sông Sài Gòn, Thị Tính và Đồng Nai 25 triệu

4 Sỏi cuội Huyện Bến Cát (xã Thới Hòa) 466 ngàn

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)

Tài nguyên rừng

Hiện còn 18.527ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu với3.905 ha Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ởphia Bắc tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cungcấp lâm sản

Trang 20

Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân tántrong nhân dân, phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây côngnghiệp dài ngày, độ che phủ của tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44,5% diện tích.

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế – xã hội

7.1 Tổ chức hành chính của Tỉnh

Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 70 xã Tỉnh lỵ là thị

xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương

Hình 1-Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương

Trang 21

Diện tích, dân số, số xã, phường, thị trấn năm 2003 của các huyện thị như sau:

Bảng 2-Diện tích và dân số phân theo đơn vị hành chính Huyện, Thị Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Xã, Phường, Thị trấn

Trong giai đoạn 2000 - 2004, Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao

và tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bình Dương Tổng sản phẩm trên địa bàn(GDP) theo giá hiện hành năm 2004 đạt trên 12.135 tỷ đồng Năm 2003 bìnhquân thu nhập GDP/đầu người của Tỉnh là 11,6 triệu đồng, năm 2004 là 14,212triệu đồng, tăng 22,5% so với năm 2003 và năm 2005 tăng lên 15,4triệu đồng,tăng 17,5% so với năm 2004 chỉ số tăng trưởng trong giai đoạn 2000 - 2004 đượcthống kê trong bảng sau:

Bảng 3- Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2004

Năm Chỉ số phát triển so với năm trước (% )

Chun g

Nông, lâm, ngư nghiệp

Cộng nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Trang 22

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004)

Công nghiệp

Ước giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.854 tỷ 200 triệu đồng, tăng 16,7% so vớicùng kỳ và đạt 17,6% kế hoạch năm; trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm11,4%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 16,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tăng 18,9% Riêng trong tháng 3/2006, giá trị sản xuất công nghiệpđạt 3.404,3 tỷ đồng, tăng 10,1% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ.Trong quí I/2006, các khu công nghiệp đã thu hút thêm 180 triệu 834 ngàn đô la

Mỹ (gồm: 34 dự án có vốn đầu tư nước ngoài mới (150 triệu 179 ngàn đô la Mỹ)

và 19 dự án đầu tư nước ngoài bổ sung vốn (30 triệu 655 ngàn đô la Mỹ) Nhưvậy, tính đến cuối tháng 3/2006, có 710 doanh nghiệp trong khu công nghiệp,gồm 524 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (vốn 2 tỷ 701 triệu đô la Mỹ) và

186 doanh nghiệp trong nước (vốn đăng ký là 2.100 tỷ đồng)

Nông - Lâm nghiệp

Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân đạt 11.803 ha, bằng 93,1% sovới cùng kỳ (do chuyển sang đất công nghiệp, khu dân cư và bỏ hoang); chủ yếu

là giảm diện tích cây lương thực 8,8%) và cây công nghiệp hàng năm 12,6%) Do thời tiết nắng nóng nên một số loại sâu, bệnh gây hại xuất hiện trêncây trồng; tuy nhiên, diện tích bị nhiễm không lớn, mức độ gây hại nhẹ, khôngảnh hưởng đến năng suất cây trồng

(-Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ nên tình hình chănnuôi ổn định và phát triển thuận lợi Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch “Thánghành động vệ sinh - tiêu độc - khử trùng phòng, chống dịch cúm gia cầm” và kếhoạch tiêm vắc-xin phòng dịch cúm gia cầm năm 2006

Công tác khuyến nông: Tiếp tục chăm sóc và theo dõi các điểm trình diễn khảo

nghiệm sản xuất các giống mới, năng suất cao; nhìn chung, các loại cây trồng vàvật nuôi tại các điểm trình diễn đều sinh trưởng và phát triển tốt Đã tổ chức 18lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và biện pháp phòng trừ dịch hại trêncây trồng với 904 lượt người tham dự

Trang 23

Thuỷ lợi: Ước giá trị thực hiện các công trình thuỷ lợi đạt 8 tỷ 300 triệu đồng (đạt

17% kế hoạch năm), chủ yếu là tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các côngtrình: nạo vét sông Thị Tính, hệ thống kênh tưới hồ Cần Nôm (Dầu Tiếng), hệthống tiêu nước Sóng Thần - Đồng An, An Sơn - Lái Thiêu,… Tổng diện tích câytrồng vụ Đông xuân được tưới khoảng 9.500 ha Tập trung theo dõi tình hìnhnhiễm mặn trên các sông để có kế hoạch đối phó, kịp thời bảo vệ sản xuất

Lâm nghiệp: Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển rừng và trồng cây nhân

dân năm 2006; khảo sát hiện trạng, lập kế hoạch tổ chức lễ phát động “Tết trồngcây” và trồng cây phân tán Chỉ đạo các địa phương và các ngành chức năng tăngcường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng Tổ chức kiểmtra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661 của Thủ tướng Chính phủ

Thương mại dịch vụ

Tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đạt 2.848 tỷ

300 triệu đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ và đạt 21% kế hoạch năm

Các hoạt động dịch vụ phát triển khá, nhất là dịch vụ vận tải; so với cùng kỳ,doanh thu vận tải hàng hóa tăng 20,1%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng37,9%

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,56% so với cùng kỳ; trong đó, giá hàng hóa tăng3,19%, giá dịch vụ tăng 5,93% Giá đô la Mỹ biến động không nhiều (giảm0,05%), giá vàng tăng 12,59% so với cùng kỳ

2.1.3 Quy hoạch, định hướng phát triển trong tương lai

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, mở rộng và phát triển các đô thị

- Thị xã Thủ Dầu Một giữ vai trò trung tâm, tập trung các cơ sở kinh tế kỹthuật chủ yếu tạo ra động lực phát triển của toàn tỉnh

Trang 24

- Phát triển các đô thị độc lập hoặc vệ tinh lân cận là các thị trấn côngnghiệp, hình thành chùm đô thị Nam Bình Dương

- Động lực chủ yếu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương làphát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

- Trước hết là phát triển các khu công nghiệp tập trung dựa vào lợi thế củavùng kinh tế trọng điểm, thu hút được nhiều dự án phát triển công nghiệpđồng thời đảm bảo cho việc đáp ứng nhanh cơ sở hạ tầng và bảo vệ môitrường với mục tiêu phát triển ổn định, bền vững

- Dự kiến hình thành 13 khu công nghiệp tập trung của tỉnh Các khu côngnghiệp này đều nằm trên hành lang công nghiệp của Tỉnh2 Hành lang nàynằm trên vùng đất đồi cao (trên 20m so với mặt biển) là vùng đất ít thuậnlợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng rất thuận lợi cho xây dựng, dễ giải tỏa,đền bù thấp Hơn nữa nằm cạnh các tuyến giao thông quan trọng trong tỉnhnhư QL 13, tỉnh lộ 741, 742, 743, ga đường sắt Sóng Thần, sân bay, bếncảng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam - cách trung tâm thành phố HồChí Minh 40 km; gần các nguồn cấp điện, cấp nước, các trung tâm đô thị

và khu dan cư, lao động trẻ có trình độ văn hóa, tay nghề khá

Trên cơ sở qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh cần vốn đầu tư rất lớn vào cơ sở

hạ tầng, phát triển công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường và các công trình phúclợi xã hội khác Do vậy, ngoài chính sách chung của Chính phủ, tỉnh sẽ tạo điềukiện cho các nhà đầu tư khảo sát thị trường và khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạtầng, công nghệ cao, các công trình phúc lợi xã hội Với mong muốn các nhà đầu

tư tìm thấy không những cơ hội đầu tư mà còn có thiện chí trên cơ sở hợp tác đôibên cùng có lợi, tỉnh đang triển khai cải tiến và từng bước hoàn thiện thủ tục cóliên quan đến hồ sơ đầu tư trên cơ sở pháp luật để các dự án sớm được tiến hành

và đi vào hoạt động

Các giải pháp được thực hiện quy hoạch

2 xuất phát từ ga Sóng Thần - Tỉnh lộ 743 - An Phú - vành đai ngoài của thị xã Thủ Dầu Một

Trang 25

Tất cả các dự án khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thực hiện theo cơchế một cửa một cách nhanh chóng, thuận lợi Hiện tỉnh có hai Ban quản lý KCN

là Ban quản lý các KCN Bình Dương và Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore(VSIP) được Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư uỷ quyền cấp phép đầu tư (từ 40triệu USD trở xuống)

Với cơ chế thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét, cấp phép đầu tư đượcnhanh chóng, đúng luật các nhà đầu tư khi có nhu cầu đầu tư tại Bình Dương chỉcần đến liên hệ tại một cơ quan đầu mối để được hướng dẫn và giải quyết các thủtục đầu tư

Các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh hỗ trợ và phục vụ thiết thực cho các nhàđầu tư triển khai dự án sau khi được cấp phép đầu tư

Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trường dạy nghề để đào tạo và cung ứng laođộng cho các đơn vị và đặc biệt là các KCN, đảm bảo cả về số lượng lẫn chấtlượng lao động Hình thành và phát triển các khu dân cư (KDC), đô thị gắn liềnvới các KCN tập trung, hình thành mạng lưới dịch vụ cho quá trình xây dựng vàhoạt động của các KCN tập trung

Đối với các dự án đầu tư trong các KCN tập trung các nhà đầu tư nhất là trên lĩnhvực điện tử, chế biến nông sản phẩm xuất khẩu với công nghệ kỹ thuật tiên tiến sẽđược khuyến khích với giá cho thuê đất giảm hơn giá bình quân

Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông, qui hoạch phát triển vùng rauxanh sạch để cung cấp cho khu đô thị, chế biến nông sản, chăn nuôi, đầu tư pháttriển cây công nghiệp dài ngày như cao su ở phía Bắc của tỉnh sẽ được đặc biệtkhuyến khích như: giá cho thuê đất giảm, nhà nước đầu tư hỗ trợ hệ thống kỹthuật hạ tầng

Bảng 4-Các chỉ tiêu KTXH đến năm 2010 của tỉnh Bình Dương

Trang 26

và có hiệu quả

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương

Hình sau thể hiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh:

Phòng QLMT

Thanh tra

Trung tâm BVMT

Trang 27

Hình 2-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương

Quan hệ trực tiếp

Quan hệ gián tiếp

Quan hệ phối hợp

2.2 Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

2.2.1 Vị trí các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 25 KCN bao gồm cả các KCNhiện hữu và các KCN vẫn đang trong tình trạng quy họach Các KCN phần lớntập trung ở phía Nam Bình Dương như: huyện Dĩ An, huyện Thuận An và thị xãThủ Dầu Một Và rải rác một số ít các KCN nằm ở phía Bắc Bình Dương như:huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát và huyện Phú Giáo

Vị trí của các KCN được thể hiện ở sơ đồ sau:

Trang 28

Hình 3- Vị trí các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Diện tích của các KCN như sau:

Bảng 5- Diện tích các KCN phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 29

6 Tân Đông Hiệp 47,6

Các KCN tỉnh Bình Dương cũng như các KCN trong cả nước chịu sự quản lý củaNhà nước theo mô hình dưới đây

Trang 30

Hình 4-Sơ đồ hệ thồng quản lý KCN về khía cạnh quản lý Nhà nước

Công ty kinh doanh hạ tầng KCN

Dự án phát triển KCN

Trang 31

Theo đó thì sự thay đổi rõ nét nhất so với hình thức quản lý trước đây ở Việt Nam

là mô hình về công ty phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN, cơ quan quản lý KCNTrung Ương và Ban quản lý (BQL) KCN địa phương

Công ty phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN thực chất là “doanh nghiệp dịch vụKCN” hay công ty kinh doanh bất động sản Các doanh nghiệp này được Nhànước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng và kinh doanh công trìnhkết cấu hạ tầng KCN trong thời hạn 50 - 70 năm Sau đó, công ty phát triển hạtầng kỹ thuật KCN cho các doanh nghiệp sản xuất KCN thuê đất có gắn liền vớikết cấu hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng hoặc cho thuê các nhà xưởng do công ty xâydựng Ngòai ra còn có trách nhiệm về việc bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường trong KCN Khi hết thời hạn thuê đất thìphải giao lại đất kèm theo cơ sở hạ tầng không bồi hoàn cho Nhà nước

Các cơ quan quản lý KCN Trung Ương và BQL KCN địa phương là cơ quan Nhànước trực tiếp quản lý KCN, có trách nhiệm kiểm tra công ty phát triển hạ tầng kỹthuật KCN và doanh nghiệp theo các Điều lệ quản lý KCN, là đầu mối để làmdịch vụ thủ tục hành chính ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hành công nghiệp hoạtđộng trong KCN, gồm doanh nghiệp ngoài nước và doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và họat động trongKCN, thực hiện dịch vụ công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất côngnghiệp

2.3 Các vấn đề môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp

Tốc độ phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Dương trong những năm gần đâytăng nhanh, các khu công nghiệp đã hoạt động có tỷ lệ diện tích lấp đầy cao, đồngthời các KCN mới hình thành cũng đang thu hút được nhiều nhà đầu tư Hoạtđộng công nghiệp đã và đang thải ra môi trường một lượng chất thải lớn và giatăng theo thời gian Do đó nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp

là rất lớn Các vấn đề ô nhiễm bao gồm cả nước thải công nghiệp, khí thải côngnghiệp và chất thải rắn nguy hại Một số vấn đề cần quan tâm hiện nay bao gồm:

Trang 32

2.3.1.Ô nhiễm do nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp có thể làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt của Tỉnh,trong đó nguy cơ lớn nhất là tình trạng sông Sài Gòn đang là nguồn tiếp nhậnphần lớn lượng nước thải của các khu/cụm công nghiep và các doanh nghiệp nằmngoài KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tải lượng ô nhiễm vào sông Sài Gòn sẽtiếp tục gia tăng nếu không có các giải pháp tăng cường kiểm soát các nguồnnước thải công nghiệp Hậu quả có thể là khả năng khai thác nước sông Sài Gòn

phục vụ cấp nước sẽ bị hạn chế trong tương lai gần Ô nhiễm nước thải do hoạt động của các cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp là vấn đề cấp bách nhất Theo ước tính có khoảng 30.000 m3 nước thải từcác cơ sở này thải ra môi trường Các vấn đề chính đối với nhóm nguồn thải nàygồm: (i)thành phần nước thải có hàm lượng các chất ô nhiễm và các chất độc hạicao do phát sinh từ các ngành đặc thù: giấy, bột giấy, chế biến mủ cao su, dệtnhuộm, chế biến thực phẩm; (ii)nguồn thải phân tán rộng trên địa bàn toàn Tỉnhnên công tác quản lý giám sát rất khó khăn và (iii)việc tuân thu các quy định môitrường nếu không được thực hiện tốt sẽ gây khó khăn thêm cho các cơ quan quản

lý môi trường

2.3.2.Ô nhiễm khí thải công nghiệp

Khí thải do hoạt động của một số ngành đặc thù (gỗ, gốm sứ, gạch ngói, khai thác

chế biến đất đá…) ở Bình Dương là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay Các vấn

đề ô nhiễm chính là bụi, ồn, hơi dung môi hữu cơ và khí thải của quá trình đốtnhiên liệu

2.3.3.Vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp

Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại hiệnnay còn rất hạn chế Hệ thống quản lý đồng bộ chưa được thiết lập, cơ sở xử lýchất thải nguy hại tập trung chưa có Hiện nay một xí nghiệp xử lý chất thải tậptrung đã được thiết lập tuy nhiên đang ở giai đoạn đầu của dự án và mới chỉ quản

lý được một phần chất thải rắn đô thị Khu vực Nam Bình Dương hiện nay cónguy cơ tồn lưu nhiều loại chất thải nguy hại chưa được xử lý

Trang 33

2.4 Quy hoạch xây dựng KCN trong tương lai

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định về việc bố trí các ngành nghềsản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm phát triển ngành chủ lực này bền vững

theo định hướng của Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2020

Theo đó, Tỉnh quy định chỉ bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp đầu tưmới như sản xuất giấy, bột giấy, thuộc da, hóa chất vào các KCN, cụm côngnghiệp đáp ứng được hạ tầng kỹ thuật và xử lý chất thải theo qui định bảo vệ môitrường

Đến năm 2020, tỉnh sẽ có 31 KCN rộng 9.220,5ha (trong đó có 6 KCN trong Khuliên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương rộng 4.196ha) và 23 cụmcông nghiệp với 2.704 ha được xây dựng theo hướng tập trung, hòan thiện đồng

bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; trong đó, riêng hai huyện phía Bắc tỉnh là Bến Cát vàTân Uyên có 14 KCN rộng 5.658 ha đất và 14 cụm công nghiệp rộng 1.943 hađất

Bình Dương hiện đang có chủ trương xây dựng Khu liên hợp công nghiệp – dịch

vu – đô thị Điển hình là Khu liên hợp ở phía Nam Bình Dương có quy hoạchnhư sau:

Trang 34

Hình 5-Bản đồ quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Nam Bình Dương

3.1.Tổng quan về mô hình quản lý môi trường trong khu công nghiệp

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT & HỆ THỐNG BỀN VỮNG

Trang 35

3.1.1.Các mô hình quản lý chung

Mô hình loại I-Mô hình quản lý công nghiệp theo hướng xử lý chất thải

Tại mỗi KCN tập trung có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tập trung Các nhàmáy nằm trong KCN phải xử lý sơ bộ đến một mức độ nào đó trước khi đổ vào hệthống xử lý tập trung nếu chất thải có chứa chất độc hại có ảnh hưởng đến quátrình xử lý chung

Ở mô hình này, có sự áp dụng kết hợp hai công cụ ra lệnh và kiểm soát và công

cụ kinh tế trong việc QLMT KCN Chất thải của từng nhà máy phải đạt tiêuchuẩn nhất định trước khi xả vào hệ thống xử lý chung, tiêu chuẩn này được địnhbởi cơ quan quản lý hệ thống chung, thông thường là cơ quan QLMT KCN Chất thải sau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn thải quy địnhbởi cơ quan quản lý nhà nước về BVMT Nhà máy phải trả chi phí xử dụng hệthống xử lý chất thải tập trung tỷ lệ với thể tính chất thải hay nồng độ chất thảicần xử lý Về phương diện không khí, giữa các nhà máy trong cụm KCN có thểtiến hành buôn bán giấy phép ô nhiễm không khí Qua đó nhà máy nào có khảnăng giảm thiểu ô nhiễm dưới mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần tiêu chuẩncòn lại cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm Như vậyđôi bên đều có lợi và BQLMT KCN cũng có lợi trong việc bảo đảm chất lượngmôi trường không khí chung của KCN ở mức cho phép

Mô hình lọai II-Mô hình quản lý công nghiệp theo hệ sinh thái tự nhiên

Mô hình quản lý KCN theo hướng xử lý chất thải tập trung một mặt giúp cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ thống xử

lý cục bộ có thể đạt được tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môitrường, mặt khác giúp cải thiện chất lượng môi trường chung của KCN Tuynhiên, đây chỉ là mô hình quản lý có tính chất đối phó với quy định và luật lệ môitrường Khi giá nguyên liệu, năng lượng gia tăng, khi tiêu chuẩn môi trường ngàycàng khắc khe nghiêm ngặt, mô hình quản lý môi trường theo hướng xử lý chấtthải không còn thích hợp Giải pháp cho vấn đề này sẽ là mô hình quản lý KCN

mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên

Trang 36

Theo mô hình này, KCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ sẽgiảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến mức tối thiểu.

Để thực hiện được việc giảm chất thải trong KCN, bản thân mỗi nhà máy phải ápdụng quy trình giảm thiểu chất thải cho từng công đoạn sản xuất, tiết kiệm và tiêuthụ nước, năng lượng, nguyên liệu một cách hộp lý và hiệu quả hơn Công cụkinh tế như phí ô nhiễm sẽ giúp nhà máy phải thay đổi thái độ hành vi ứng xử,mục tiêu của nhà máy không còn là vấn đề xử lý chất thải mà phải thay đổi quytrình công nghệ hay cách quản lý để có thể giảm thiểu chất thải càng nhiều càngtốt, để phí ô nhiễm phải trả ở mức thấp nhất BQL KCN có thể hổ trợ các nhà máybằng cách thu thập và truyền bá thông tin về công nghệ sạch

Ngoài ra, để giảm thiểu đồng thời nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ và chất thải, chấtthải của nhà máy này có thể sẽ được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho nhà máykhác cùng nằm trong một KCN Đã có những công trình nghiên cứu cho biếtnước thải của nhà máy chế biến thực phẩm có thể làm nguyên liệu cho nhà máychế biến thức ăn gia súc; tương tự đối với chất thải rắn và khí,… Nếu các nhàmáy có tiềm năng trao đổi chất thải cùng nằm trong địa bàn KCN và có thể thựchiện được việc trao đổi chất thải như vậy, hoạt động sản xuất của KCN sẽ đi theomột chu trình gần như kín và môi trường KCN được cải thiện rất nhiều KCNKalundborg ở Đan Mạch là một trong những ví dụ nổi tiếng về cách tiếp cận cáckhái niệm đã nêu Hiện nay ngoài Kalundborg, một số KCN ở Pháp, Thụy Điển,Canađa, cũng được xem là những ví dụ quản lý theo mô hình này

Công cụ giao tiếp hai hay nhiều chiều với hình thức thỏa hiệp tự nguyện sẽ tạođiều kiện để các nhà máy trong KCN thảo luận phương pháp trao đổi chất thải, vàBQLMT KCN sẽ đóng vai trò khởi xướng và là chiếc cầu nối trong các cuộc thảoluận BQLMT KCN phải lập chương trình kiểm toán chất thải, hỗ trợ các nghiêncứu ứng dụng tiềm năng trao đổi chất thải giữa các nhà máy, liên lạc và thông tincho các nhà máy để thực hiện chương trình kiểm toán và tổ chức ứng dụng traođổi chất thải

Mô hình loại III-Mô hình quản lý công nghiệp theo chuỗi sản xuất

Trang 37

Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất chỉ thực sự cần thiết khi có yêu cầutiêu chuẩn sinh thái của thị trường thế giới hay nội địa, nhu cầu của người tiêudùng về sản phẩm sạch với nhãn hiệu sinh thái Một sản phẩm sạch là một sànphẩm được sản xuất theo một quy trình không gây tác hại cho môi trường trongsuốt vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn đầu cho đến khi thải bỏ, từ quá trìnhkhai thác nguyên liệu, chuyên chở nguyên liệu để tạo sản phẩm, quá trình sảnxuất sản phẩm, quá trình bảo quản, sử dụng và cho đến khi thải bỏ Toàn bộ cácquá trình này phải hạn chế đến mức tối hiểu những tác hại cho môi trường Đểthực hiện được điều này cần có sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các thành viêntorng chuỗi sản xuất BQLMT KCN sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin về yêu cầutiêu chuẩn sinh thái, tổ chức phối hợp với nguồn cung cấp nguyên liệu, tìm thịtrường hay đăng ký thị trường sản phẩm sạch Nếu các nhà máy có liện hệ vớinhau trong chuỗi sản xuất cùng nằm trong một KCN thì đó là cơ hội tốt nhất để tổchức KCN theo mô hình này

Công cụ giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin và thảo luận cácphương pháp cải tiến công nghệ; thay đổi công nghệ cho phù hợp với dây chuyềnsản xuất sạch; mối liên hệ giữa công ty cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuấtsản phẩm, và người tiêu dùng Tuy nhiên, thực hiện tổ chức mô hình này khôngphải dễ dàng và cho đến nay rất ít ví dụ minh hoạ triển khai mô hình này trên thựctế

Trong ba mô hình nêu trên, mô hình thứ hai và mô hình thứ ba chưa được áp dụngrộng rãi trong thực tế vì mô hình theo hệ sinh thái tự nhiên và theo chuỗi sản xuấtvẫn còn mới đối với nhiều nước trên thế giới Mô hình xử lý theo hướng xử lýchất thải được áp dụng phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển Tuynhiên, mô hình theo hệ sinh thái tự nhiên đang được khuyến khích áp dụng

3.1.2.Một số mô hình quản lý môi trường KCN điển hình trên thế giới

KCN Kalundborg - Đan Mạch

Trang 38

KCN Kalundborg có thành phần chính là nhà máy điện Asnaes đốt than chuyểnthành năng lượng điện, hiệu suất của nhà máy là 40%, 60% còn lại thải ra môitrường.

Để mang lại lợi ích kinh tế, năng lượng thải ra được cấp cho nhà máy lọc dầuStatoil, nhà máy sản xuất dược phẩm và enzyme Novo Nordisk, nông trại nuôi cáAsnaes và khu dân cư thành phố Kalundborg

Các chất thải từ nhà máy diện Asnaes như thạch cao được chuyển cho công tylàm ván trát tường Gyproc, tro và xỉ chuyển cho công ty sản xuất xi măng và vậtliệu trát tường Aalborg Ngòai ra, chất thải sulfur từ nhà máy lọc dầu Statoil lạiđược sản xuất thành acid sulfuric sau khi được chuyển đến công ty Kemira, bùnthải và nông trại nuôi cá chuyển làm phân bón cho nông trại,… Quá trình trênđược thể hiện sau hình sau:

Trang 39

Hình 6-Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord

Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hìnhthành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm:

- Sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện “trao đổi chấtthải” (waste exchange);

- Khoảng cách (về vị trí địa lí) giữa các nhà máy không quá lớn;

- Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy kháctrong KCN;

Nhà máy lọc dầu Statoil

Kemira (sx acid sulfuric)

Khu dân cư thành

phố Kalundborg

Nhà máy điện Asnaes

Aalborg (sx xi măng và vật liệu lát tường)

Gyproc (sx ván trát tường)

Nono Nordisk (sx dược phẩm và enzyme)

Methane và Ethane

Trang 40

- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCN ST là sự phát triển kinh

- Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên

 Nitơ trong bùn: 800.000 tấn/năm

Khu công nghiệp sinh thái Burnside, Nova Scotia, Canada

KCN Burnside nằm ở Dartmouth, Nova Scotia (Côté và Hall, 1995), chiếm diệntích khoảng 760ha (Lambert và Boons, 2002) KCN này bắt đầu được gọi là KCNsinh thái vào năm 1992 Đây là một trong năm KCN lớn nhất Canada với khoảng1.300 nhà máy và 17.000 công nhân (Côt, 2001) Các loại hình công nghiệp đặctrưng của KCN Burnside được trình bày tóm tắt trong bảng sau:

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương (Trang 22)
Bảng 2-Diện tích và dân số phân theo đơn vị hành chính - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 2 Diện tích và dân số phân theo đơn vị hành chính (Trang 23)
Bảng 3- Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2004 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 3 Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2004 (Trang 23)
Bảng trên cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH toàn  vùng. Bên cạnh đó hoàn thiện và hiện đại dần hệ thống cơ sở hạ tầng một cách  đồng bộ - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng tr ên cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH toàn vùng. Bên cạnh đó hoàn thiện và hiện đại dần hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ (Trang 28)
Hình 3- Vị trí các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 3 Vị trí các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương (Trang 30)
Bảng 5- Diện tích các KCN phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 5 Diện tích các KCN phân bố trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 30)
Hình 4-Sơ đồ hệ thồng quản lý KCN về khía cạnh quản lý Nhà nướcQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 4 Sơ đồ hệ thồng quản lý KCN về khía cạnh quản lý Nhà nướcQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (Trang 32)
Hình 5-Bản đồ quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Nam Bình Dương - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 5 Bản đồ quy hoạch khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Nam Bình Dương (Trang 36)
Hình 6-Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 6 Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord (Trang 41)
Hình 7-Mô hình tái sử dụng chất thải của tập đoàn Guitang - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 7 Mô hình tái sử dụng chất thải của tập đoàn Guitang (Trang 45)
Hình 8-Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án không phát sinh ô nhiễm - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 8 Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án không phát sinh ô nhiễm (Trang 46)
Hình 9-Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án có  phát sinh ô nhiễm - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 9 Quy trình chứng nhận đăng kí đạt TCMT áp dụng cho dự án có phát sinh ô nhiễm (Trang 47)
Hình 10-Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về ảnh hưởng môi trường - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 10 Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về ảnh hưởng môi trường (Trang 48)
Hình 12-Sơ đồ quy trình xử lý cuối đường ống trong sản xuất công nghiệp - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 12 Sơ đồ quy trình xử lý cuối đường ống trong sản xuất công nghiệp (Trang 64)
Hình 13-Các bước thực hiện SXSH - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 13 Các bước thực hiện SXSH (Trang 66)
Hình 14-Bản đồ quy họach KCN Mỹ Phước - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 14 Bản đồ quy họach KCN Mỹ Phước (Trang 80)
Hình 15-Bản đồ huyện Bến Cát - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 15 Bản đồ huyện Bến Cát (Trang 81)
Hình 16-Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý KCN Mỹ Phước - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 16 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý KCN Mỹ Phước (Trang 82)
Bảng 8- Các tiện ích xây dựng trong KCN Mỹ Phước - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 8 Các tiện ích xây dựng trong KCN Mỹ Phước (Trang 83)
Bảng 10- Thông tin quy họach KCN Mỹ Phước I,II,III đến năm 2020 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 10 Thông tin quy họach KCN Mỹ Phước I,II,III đến năm 2020 (Trang 87)
Bảng 12- Lượng khí thải phát sinh tại KCN Mỹ Phước năm 2006 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 12 Lượng khí thải phát sinh tại KCN Mỹ Phước năm 2006 (Trang 90)
Bảng 14- Diện tích đất công nghiệp sử dụng tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 14 Diện tích đất công nghiệp sử dụng tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 (Trang 92)
Bảng 15-Tải lượng ô nhiễm môi trường nước tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 15 Tải lượng ô nhiễm môi trường nước tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 (Trang 93)
Bảng 16-Tải lượng ô nhiễm môi trường không khí tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 16 Tải lượng ô nhiễm môi trường không khí tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 (Trang 93)
Bảng 17- Lượng CTRCN - CTNH phát sinh tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 17 Lượng CTRCN - CTNH phát sinh tại KCN Mỹ Phước đến năm 2020 (Trang 94)
Bảng 18- Phân loại cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 18 Phân loại cấp bậc trong xây dựng KCN TTMT (Trang 108)
Bảng 19- Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế Mức   độ   áp   dụng   các   giải   pháp - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 19 Phân loại KCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế Mức độ áp dụng các giải pháp (Trang 109)
Bảng 20- Phân loại KCN TTMT  mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn Mức   độ   áp   dụng   các   giải   pháp - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 20 Phân loại KCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn Mức độ áp dụng các giải pháp (Trang 110)
Hình 18-Sơ đồ mô hình kỹ thuật  TTMT  áp dụng cho KCN Mỹ Phước - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 18 Sơ đồ mô hình kỹ thuật TTMT áp dụng cho KCN Mỹ Phước (Trang 112)
Hình 20- Sơ đồ mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phước - Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý khu công nghiệp thân thiện môi trường hứơng đến phát triển bền vững khu công nghiệp Mỹ Phước tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 20 Sơ đồ mô hình trao đổi chất thải công nghiệp cho KCN Mỹ Phước (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w