1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020

135 977 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 916 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-Bảng danh mục các CCN được quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đếnnăm 2020---7Bảng 2-Bảng so sánh cụm công nghiệp và khu công nghiệp---16Bảng 3-Đặc điểm quá trìn

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 -MỞ ĐẦU -1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ -1

1.2 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI -2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU -2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -2

1.6 NỘI DUNG CHÍNH -3

1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI -4

CHƯƠNG 2 _ TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG -5

2.1 CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CỤM CÔNG NGHIỆP -5

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 -6

2.2.1 Tình hình phát triển -6

2.2.2 Định hướng quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 -8

2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG -9

2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường -9

2.3.2 Hoạt động nhà nước về bảo vệ môi trường -10

2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường -11

2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường -11

Trang 2

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIệP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN

NĂM 2020 -12

2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh -12

2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý -12

2.4.3 Tác động đến môi trường văn hóa xã hội -14

2.5 NHẬN ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH -14

2.5.1 Nước thải -14

2.5.2 Chất thải rắn -15

2.5.3 Khí thải -15

2.5.4 Mảng xanh -15

2.6 SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CÔNG NGHIỆP -16

CHƯƠNG 3 _TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC KỸ THUẬT & HỆ THỐNG BỀN VỮNG -17

3.1 MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP -17

3.1.1 Mô hình quản lý công nghiệp theo hướng xử lý chất thải -17

3.1.2 Mô hình quản lý công nghiệp theo hệ sinh thái tự nhiên -18

3.1.3 Mô hình quản lý công nghiệp theo chuỗi sản xuất -20

3.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP -20

3.2.1 Các công cụ phân tích -21

3.2.2 Các công cụ hành động -23

3.2.3 Các công cụ thông tin -26

3.2.4 Công cụ quản lý môi trường cụm công nghiệp -27

3.3 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG BỀN VỮNG -28

Trang 3

3.3.1 Sản xuất sạch hơn -28

3.3.2 Hệ thống quản lý môi trường – EMS, ISO 14001 -32

3.3.3 Đánh giá vòng đời sản phẩm -33

3.3.4 Tối đa việc sử dụng tài nguyên có thể tái tạo -34

3.3.5 Tái chế, tái sử dụng và xây dựng thị trường trao đổi chất thải -34

3.3.6 Hóa học xanh -36

3.3.7 Thiết kế sinh thái -38

CHƯƠNG 4 _ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN ĐẾN NĂM 2020 -43

4.1 TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN -43

4.1.1 Hiện trạng cụm công nghiệp Bình Chuẩn -43

4.1.2 Hiện trạng các ngành nghề sản xuất -50

4.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN -50

4.2.1 Chất lượng không khí -50

4.2.2 Chất lượng nước ngầm tại cụm công nghiệp -51

4.2.3 Tình hình quản lý chất thải tại cụm công nghiệp -51

4.3 DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN ĐẾN NĂM 2020 -52

4.3.1 Dự báo diễn biến chất lượng không khí -52

4.3.2 Dự báo diển biến chất lượng nước -53

4.3.3 Dự báo diễn biến chất thải rắn và chất thải nguy hại -54

CHƯƠNG 5 _ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN – TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 -55

Trang 4

5.1 TỔNG QUAN VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

-55

5.1.1 Những lợi ích và thách thức trong phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường -55

5.1.2 Những thách thức khi phát triển CCN TTMT -58

5.1.3 Cơ hội phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường -59

5.1.4 Các mục tiêu của cụm công nghiệp thân thiện môi trường -61

5.1.5 Đặc điểm của cụm công nghiệp thân thiện môi trường -61

5.1.6 Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng cụm công nghiệp thân thiện môi trường -63

5.1.7 Phương pháp luận xây dựng công nghiệp thân thiện môi trường -64

5.1.8 Phương pháp luận xây dựng CCC TTMT ở Việt Nam -66

5.1.9 Một số nguyên tắc cơ bản xây dựng cụm công nghiệp hiện hữu thành cụm công nghiệp thân thiện môi trường -71

5.1.10 Áp dụng hệ thống tiêu chí xây dựng cụm công nghiệp thân thiện môi trường để đánh giá mức độ thân thiên môi trường của các cụm công nghiệp hiện hữu -73

5.1.11 Phát triển cụm công nghiệp thân thiện môi trường từ cụm công nghiệp hiện hữu -77

5.1.12 Hệ thống quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường -90

5.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG -97

5.2.1 Trong nội bộ nhà máy -98

5.2.2 Trong cụm công nghiệp -100

5.2.3 Đề xuất mô hình công nghệ và quản lý môi trường cụm công nghiệp thân thiên môi trường Bình Chuẩn -102

Trang 5

5.2.4 Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống sinh thái công nghiệp trong cụm côngnghiệp Bình Chuẩn -1145.2.5 Đề xuất lộ trình áp dụng -1145.2.6 Hiệu quả kỹ thuật – kinh tế – xã hội – môi trường khi xây dựng cụmcông nghiệp thân thiện môi trường Bình Chuẩn -1165.3 ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG CHO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNGCỤM CÔNG NGHIỆP -1175.3.1 Đề xuất bổ sung những cơ chế chính sách mang tính pháp lý về bảo vệmôi trường cụm công nghiệp -1195.3.2 Đề xuất những cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển cáccụm công nghiệp thân thiện môi trường -121CHƯƠNG 6 _ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ -124

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA

CLMT Chất lượng môi trường

EMS Hệ thống quản lý môi trường

(Environmental Managerment System)

FCA Hoạch toán chi phí đầy đủ

(Full Cost According)

KT - VH - XH Kinh tế - văn hóa - xã hội

MTST Môi trường sinh thái

(Total Cycle Assesment) LCA Đánh giá vòng đời sản phẩm

(Life – Cycle Assesment)

Trang 7

NT Nước thải

PTBV Phát triển bền vững

RTSH Rác thải sinh hoạt

STCN Sinh thái công nghiệp

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

TN & MT Tài nguyên và môi trường

TS-TC-TSD Tái sinh - tái chế - tái sử dụng

TTMT Thân thiện môi trường

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

(International Standardizartion Organization) TĐCT Trao đổi chất thải

TĐTT Trao đổi thông tin

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-Bảng danh mục các CCN được quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đếnnăm 2020 -7Bảng 2-Bảng so sánh cụm công nghiệp và khu công nghiệp -16Bảng 3-Đặc điểm quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ côngnghiệp hiện đại -39Bảng 4-Hiện trạng ngành nghề sản xuất trong CCN Bình Chuẩn -44Bảng 5-Bảng kê khai số lượng chất thải rắn của các cơ sở công nghiệp trong CCN -45Bảng 6-Bảng kê lượng nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong CCNBình Chuẩn -48Bảng 7-Chất lượng không khí môi trường xung quanh trong các cụm công nghiệp -50Bảng 8-Chất lượng nước ngầm trong CCN -51Bảng 9-Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm2020 -53Bảng 10-Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp sinh ra từ CCN BìnhChuẩn đến năm 2020 -53Bảng 11-Phân loại CCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung STMT và STCN 74Bảng 12-Phân loại CCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp côngnghệ và QLMT CCN khác nhau (phân cấp 2) -75Bảng 13-Phân loại CCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNHnền kinh tế trong thời kỳ quá độ (phân cấp 3) -76Bảng 14-Hệ thống bậc thang xây dựng CCN TTMT -77Bảng 15- Hệ thống bậc thang phân loại mô hình CCN TTMT theo phương phápEMA -109

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương -9

Hình 2-Các bước thực hiện SXSH -28

Hình 3-Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH -31

Hình 4-Hình thức chuyển hóa dòng vật chất thứ nhất của hệ công nghiệp -40

Hình 5-Hình thức chuyển hóa dòng vật chất thứ hai của hệ công nghiệp -40

Hình 6-Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp -42

Hình 7-Lợi ích phát triển CCN TTMT -57

Hình 8-Thứ tự ưu tiên trong chiến lược quản lý chất thải -65

Hình 9-Các bước cơ bản trong phương pháp xây dựng mô hình kỹ thuật KCN/CCN TTMT tại Việt Nam -68

Hình 10-Mạng lưới trao đổi dầu thải tại KCN Burrnside -83

Hình 11-Mạng lưới trao đổi giấy carton tại KCN Burnside -83

Hình 12-Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord -84

Hình 13- Ban Chỉ Đạo và Điều Hành CCN TTMT -86

Hình 14-Mạng lưới trao đổi vật liệu tại KCN Choctaw (car, 1998) -89

Hình 15- Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường theo chu trình phản hồi -94

Hình 16-Mô hình quản lý môi trường trong Công ty/nhà máy -99

Hình 17-Mô hình quản lý môi trường cho một CCN -101

Hình 18-Mô hình kỹ thuật tổng quát của CCN Bình Chuẩn -114

Hình 19-Mô hình tổ chức hệ thống sinh thái công nghiệp trong CCN TTMT Bình Chuẩn -114

Trang 11

CHƯƠNG 1 -MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH HĐH) đất nước Hàng loạt các cụm công nghiệp (CCN) tập trung đã được xâydựng và đi vào hoạt động Sự hình thành và phát triển các CCN ở Việt Nam nóichung và ở Bình Dương nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiếtthực cho nền kinh tế nước nhà

-Cùng với sự phát triển công nghiệp và CCN thì vấn đề ô nhiễm, suy thoái môitrường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đang ngày càng gia tăng.Cho đến nay, mặc dù có nhiều nổ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môitrường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằngchúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khíthải… sau khi chúng được thải ra môi trường xung quanh…) thay vì giải quyết các

“căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải) Thêm vào đó, cácCCN hiện nay vẫn là hệ thống mở Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ cácnguồn TNTN để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại cho môitrường dưới dạng chất thải Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tựnhiên theo đà phát triển công nghiệp Theo các nhà sinh thái công nghiệp (STCN)

có thể khắc phục các điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệthống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên Trong đó “chất thải” từ khâu này của

hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác đó là sự “cộng sinh côngnghiệp” Hay nói cách khác, cụm công nghiệp thân thiện môi trường (CCN TTMT)

và cụm công nghiệp sinh thái (CCN ST) được xem là hứa hẹn cho sự phát triểncông nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai

Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực

do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến phát triển CCN ST & TTMT thì đềtài “Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý (MHQL) CCN TTMT hướng đến pháttriển bền vững (PTBV) CCN Bình Chuẩn Tỉnh Bình Dương đến năm 2020” là hếtsức cần thiết

Trang 12

1.2 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Cùng với quá trình CNH & ĐTH, Bình Dương hình thành nhiều KCN, CCN tậptrung Điều đó làm cho Bình Dương đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trườngnghiêm trọng bên trong lẫn bên ngoài các CCN như: môi trường không khí, môitrường đất và nước đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi Đồng thời việc khai thácquá mức các nguồn TNTN có tác động xấu đến xã hội và cộng đồng dân cư

Ngoài ra, hoạt động công nghiệp là nguyên nhân gây ra những sự cố về môi trườngnhư ô nhiễm nguồn nước mặt, mực nước ngầm thấm xuống, áp lực nguồn cung cấpnước bị ảnh hưởng và suy thoái các nguồn tài nguyên

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất MHQL CCN TTMT hướngđến PTBV CCN Bình Chuẩn Tỉnh Bình Dương đến năm 2020" là hết sức cần thiết.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Tìm hiểu cơ sở, lợi ích, tính khả thi kinh tế, kỹ thuật kết hợp với các tài liệu sẵn cócủa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đề tài tập trung giải quyết mục tiêuchính là: “Đề xuất MHQL CCN TTMT hướng đến PTBV CCN Bình Chuẩn TỉnhBình Dương đến năm 2020”

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Vì thời gian và kiến thức có giới hạn do dó phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thựchiện ở CCN Bình Chuẩn huyện Thuận An tỉnh Bình Dương

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các khái niệm cơ bản: Hệ thống quản lý môi trường (EMS); quá trình trao đổi chấtcông nghiệp; khái niệm PTBV, hệ STCN; CCNTTMT chuyển đổi

CCN Bình Chuẩn – huyện Thuận An tỉnh Bình Dương

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Sưu tầm kế thừa thông tin và số liệu từ các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoàinước thông qua: sách, báo, tài liệu hội thảo, các dự án, truy cập Internet…

Trang 13

Thu thập số liệu từ các cơ quan ban ngành như: Sỡ Tài Nguyên & Môi TrườngTỉnh Bình Dương, Viện Tài Nguyên & Môi Trường, Trung tâm Nghiên Cứu &Ứng Dụng Công Nghệ & Quản Lý Môi Trường – CENTEMA….

Phương pháp ma trận

ÁP dụng phương pháp phân tích tổng hợp về MHQL, PTBV, các biện pháp QLMT

và thực trạng cũng như định hướng phát triển các MHQL trên cơ sở lý luận và thựctiễn

Phương pháp đánh giá nhanh

Đánh giá diễn biến của thị trường trao đổi, tái sử dụng chất thải hiện tại

Đánh giá khả năng tồn tại của thị trường trong tương lai và những hiệu quả cơ bản

mà thị trường mang lại

Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)

Phân tích và kiểm kê đầu vào dựa trên số liệu thống kê, định lượng và nhận dạngcác loại chất thải đầu ra của quá trình sản xuất

Đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất

Tổng hợp, phân tích và thống kê số liệu đã thu thập được để trình bày kết quả xúctích và đầy đủ nhất

1.6 NỘI DUNG CHÍNH

Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung của nghiên cứu này phải bao gồm các vấn đềsau:

Chương một – Mở đầu

Chương hai – Tổng quan về các CCN tỉnh Bình Dương

Chương ba – Tổng quan về các công cụ quản lý môi trường, các giải pháp kỹ thuật

và hệ thống bền vững trong công nghiệp

Chương bốn – Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường cụm côngnghiệp Bình Chuẩn đến năm 2020

Trang 14

Chương năm – Đề xuất mô hình cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đếnphát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn – tỉnh Bình Dương đến năm2020

1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đây là một đề tài được tổng hợp từ nhiều kiến thức đã học và dựa trên cơ sở nhữngnghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước Những môn học có ý nghĩa thực

tế cho đề tài như: Môn Quản lý môi trường KCN – KCX, Môn Hệ thống quản lýchất lượng môi trường (EMS), Môn Phân tích hệ thống môi trường, Môn Sản xuấtsạch hơn, Môn Quản lý chất thải rắn, Môn quản lý chất thải nguy hại, Môn Phươngpháp nghiên cứu khoa học, Môn Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững…

Đề tài thực hiện nhằm áp dụng các giải pháp cải tiến phù hợp có thể là tiềm năngtốt để giảm thiểu lượng chất thải sinh ra, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng,giảm thiểu chi phí “xử lý cuối đường ống“ và một vấn đề quan trọng là hiệu quả vềcải thiện môi trường

Tính thực tế của đề tài này là dựa trên cơ sở các vấn đề nóng bỏng mà các CCN ởViệt Nam nói chung và CCN Bình Chuẩn nói riêng đang phải đối mặt

Với hiện trạng chất thải ngày một gia tăng như hiện nay và việc sử dụng tài nguyênthiên nhiên một cách quá mức mà công tác BVMT chưa thật sự hiệu quả, thì đề tàinày có thể góp một phần ý kiến để hoàn thiện hơn công tác BVMT và đáp ứngđược thực tế bức xúc như hiện nay

Lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về nghiên cứu đề xuất các MHQL phù hợp phục vụcông tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững CCN

Trang 15

CHƯƠNG 2 _ TỔNG QUAN VỀ CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG HÌNH THÀNH CỤM CÔNG NGHIỆP

Loại hình CCN hình thành theo hai hình thức: (i)CCN mang tính tự phát và(ii)CCN có chủ đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng CCN là loại hình công nghiệp khámới mẻ đối với trên phạm vi cả nước Nhưng đối với địa phương tỉnh Bình Dương

là loại hình công nghiệp phát triển rất mạnh, loại hình công nghiệp được chấp nhận

và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bình Dương

Nguyên nhân hình thành loại hình CCN được cụ thể hóa trên các nguyên nhânkhách quan và chủ quan sau:

- Do chính sách khuyến khích, thủ tục giấy tờ đầu tư được đáp ứng nhanh và

có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư khi đầu tư trên địa bàn tỉnh;

- Vị trí tỉnh Bình Dương gần với TP.HCM, nằm ở cửa ngõ ra vào thành phố

Có mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi và phát triển, mạng lưới giaothông nối kết với các vùng kinh tế trong điểm của cả nước;

- Diện tích đất đai rộng, giá đất còn thấp phù hợp cho các doanh nghiệp vừa

và nhỏ sở hữu một diện tích để đầu tư xây dựng nhà máy;

- Do TP.HCM có chính sách di dời các nhà máy ra khỏi khu vực nội thành,khu dân cư Vì vậy, nhiều nhà máy chọn Bình Dương để đầu tư di dời nhàmáy về khu này

Với nhu cầu đầu tư vào tỉnh Bình Dương ngày càng lớn, các KCN không thể đápứng nổi Vì lý do đó, đã hình thành một khu vực có một số nhà máy tập trung nằmxen kẽ trong khu dân cư Đứng trước tình hình đó để giải quyết các vấn đề đầu tưtràng lan trên diện tích rộng, UBND tỉnh Bình Dương đưa ra mô hình CCN kêu gọicác nhà đầu tư đầu tư vào các CCN này Từ đó, loại hình CCN mới được xuất hiện

và tồn tại trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bình Dương và thống nhất gọi tên làCCN vào năm 2004

Trang 16

Loại hình CCN được chấp nhận là mô hình công nghiệp mới ngoài KCN, khu chếxuất và khu công nghệ cao Mô hình CCN đang được xây dựng ngày càng nhiềutrên tỉnh Bình Dương Tuy nhiên, loại CCN mới này chưa có một quy chế hoạtđộng riêng, thiếu quy định và quản lý của Nhà nước kể cả Trung ương lẫn địaphương.

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010

VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

2.2.1 Tình hình phát triển

Một số CCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy hoạch đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020 được thể hiện trong bảng sau:

Trang 17

Bảng 1-Bảng danh mục các CCN được quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

01 CCN Bình Chuẩn Xã Bình Chuẩn - Thuận An 54,0

02 CCN An Thạnh Thị trấn An Thạnh - Dĩ An 45,0

03 CCN Tân Đông Hiệp Xã Tân Đông Hiệp – Dĩ An 60,0

04 CCN Thái Hòa Xã Thái Hòa – Hưng Uyên 68,0

05 CCN Tân Định An Xã Tân Định – Bến Cát 47,0

06 CCN Phú Hòa Phường Phú Hòa – TX TDM 179,0

B Các CCN được bổ sung vào quy hoạch

09 CCN Bến Tương Xã Lai Hưng – Bến Cát 70,0

10 CCN Uyên Hưng Thị Trấn Uyên Hưng – Tân Uyên 20,0

11 CCN Khánh Bình Xã Tân Bình – Tân Uyên 200,0

12 CCN Tân Thành Xã Tân Thành – Tân Uyên 559,0

13 CCN Thanh An Xã Thanh An – Dầu Tiếng 50,0

14 CCN Dốc Bà Nghĩa Uyên Hưng – Tân Uyên 687,0

15 CCN Thạnh Phước Khánh Bình – Tân Uyên 331,0

16 CCN Thạch Bàn Khánh Bình – Tân Uyên 242,0

18 CCN Suối Máng Xã Tân Định – Bến Cát 120,0

20 CCN Cây Trường Xã Cây Trường – Bến Cát 200,0

21 CCN Vĩnh Hòa Xã Vĩnh Hòa – Phú Giáo 50,0

22 CCN Thanh Tuyền Xã Thanh Tuyền – Dầu Tiếng 50,0

(Nguồn: www.binhduong.gov.vn )

Trang 18

2.2.2 Định hướng quy hoạch các cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020

2.2.2.1 Về thực hiện quy hoạch

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 nhìn chung việcphát triển các KCN, CCN của tỉnh Bình Dương nói chung nói chung đến nay cơbản đã hoàn thành đúng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đến năm2010

2.2.2.2 Về đầu tư cơ sở hạ tầng

Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trongcác CCN Ngoài nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế đầu tư kỹ thuật hạtầng trong các CCN, tỉnh đã huy động nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước đầu tư

cơ sở hạ tầng và xã hội ngoài CCN để tạo động lực phát triển công nghiệp tỉnh1

2.2.2.3 Về giải quyết việc làm cho người lao động

Các CCN đã giải quyết khoảng 7,980 lao động chiếm 12% tổng số lao động côngnghiệp của tỉnh làm gia tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm lao độngnông nghiệp Việc làm và thu nhập của người dân trong CCN tương đối ổn định,đội ngủ công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trong CCN có trình độ kỹ thuật,chuyên môn, có ý thức tổ chức kỹ luật cao

2.2.2.4 Về dự báo các xu hướng điều chỉnh quy hoạch

Theo chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương đến năm 2010, riêng phía Nam BìnhDương không quy hoạch thêm các KCN, CCN Dành quỹ đất để phát triển hạ tầng

xã hội và dịch vụ ngoài KCN, CCN để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp vàquy hoạch phát triển đô thị của vùng

Những CCN còn diện tích chưa cho thuê phấn đấu lấp đầy hoặc điều chỉnh quyhoạch chi tiết chuyển sang đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, dịch vụ hỗ trợtrong CCN Chỉnh trang và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong CCN hiện có, mà hạtầng kỹ thuật còn thấp kém hoặc chưa được đầu tư

1 Sở Công Nghiệp Bình Dương, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch công nghiệp đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020.

Trang 19

2.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường

Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Tỉnh được thể hiện qua sơ đồ bên dưới

Hình 1-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương

2.3.2 Hoạt động nhà nước về bảo vệ môi trường

Công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) của tỉnh Bình Dương cónhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây và thu được những kết quảnhư sau:

BỘ TÀI NGUYÊN &

MÔI TRƯỜNG

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ TN & MT TỈNH

BÌNH DƯƠNG

Các Sở, Ban, Ngành liên quan:

Quan hệ gián tiếp

Trang 20

- Văn bản pháp quy: UBND tỉnh Bình Dương đã xây dựng và ban hành quychế BVMT trong các KCN nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Hợp tác với Liên hiệp ESSA/SNC – LAVALIN VCEP giữa tỉnh BìnhDương và Nhà nước Canada – Các vấn đề quan tâm trong quy hoạch vàquản lý môi trường (QLMT) trong các phía công nghiệp

- Chương trình quan trắc của tỉnh thực hiện hằng năm, có kết hợp với mạnglưới quan trắc quốc gia tại Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

- Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được duy trì ở haicấp: Bộ TN & MT, Sở TN & MT tỉnh Bình Dương Công tác thẩm định vẫncòn một số khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các ngành có liên quan, cơchế tài chính chưa được hoàn thiện

- Triển khai hoạt động kiễm soát ô nhiễm công nghiệp thông qua các hoạtđộng giám sát, kiểm tra cơ sở đang hoạt động Tuy nhiên, hoạt động này cònnhiều hạn chế về nguồn kinh phí và nhân lực

- Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm được xây dựng trên cơ sở các sốliệu quan trắc và và các chỉ thị môi trường

- Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường đượctriễn khai hàng năm, với nội dung, hình thức ngày càng phong phú hơn, gópphần thiết thực vào việc chuyển biến rõ rệt trong ý thức BVMT của cộngđồng

- Tổ chức tốt công tác thanh tra và khiếu nại về môi trường

- Phối hợp với liên hiệp hội các hội khoa học kỹ thuật thành lập hội BVMT

2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường

Trong công tác quản lý Nhà nước môi trường (MT) của tỉnh nổi cộm một số vấn đềnhư sau:

- Thiếu thông tin quan trọng phục vụ công tác hoạch và BVMT Đó là dữ liệuchi tiết về địa hình, địa mạo; tài nguyên khoáng sản; trữ lượng nước ngầm,chất lượng nước ngầm; chất lượng đất; đa dạng sinh học và sinh cảnh;

Trang 21

- Chương trình quan trắc môi trường còn nhiều hạn chế Số điểm quan trắccòn ít, tần suất quan trắc thấp do kinh phí quan trắc hàng năm còn khá hạnhẹp Ngoài ra, quan trắc MT đất chưa được quan tâm đến Công tác quản lý

số liệu chưa được coi đúng mức Thiếu sự phối hợp giữa chương trình quantrắc Quốc gia với quan trắc môi trường địa phương;

- Các đề tài/dự án nghiên cứu phục vụ công tác BVMT còn hạn chế Nhậnthức cộng đồng về BVMT còn kém, thiếu các hoạt động tuyên truyềnBVMT Chưa huy động được sự tham gia tích cực các đối tượng liên quanđến BVMT;

- Năng lực quản lý cơ quan chuyên ngành còn nhiều hạn chế

2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường

Các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm hoặc quan tâm chưađúng mức về BVMT Nhiều cơ sở công nghiệp (CN) có đầu tư các hệ thống xử lýchất thải (XL CT) nhưng hoạt động vận hành mang tính đối phó hơn là ý thức tựgiác BVMT

Trong hệ thống pháp luật BVMT chưa chặt chẽ, biện pháp chế tài chưa đủ mạnhđối với các đơn vị vi phạm, XL không đến nơi đến chốn

2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIệP ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh

Hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế – văn hóa –

xã hội (KT – VH - XH) của tỉnh nói riêng và tại các vùng gần CCN nói chung Bêncạnh đó, tồn tại những vướng mắc, khó khăn phát sinh mới nhất là trong lĩnh vựcmôi trường1, 2 như:

1 Sở Khoa Học & Công nghiệp TP.HCM– Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới & BVMT Nghiên cứu xây dựng mô hình phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, năm 2004.

2 Phạm Ngọc Đăng QLMT đô thị và KCN nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội, 2000.

Trang 22

- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất, làm thay đổi hệ sinh thái động thực vật trongkhu vực;

- Làm gia tăng các chất thải đưa vào MT, ảnh hưởng khả năng chịu tảicủa ,MT;

- Làm suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) trong khu vực;

- Diên tích các thảm thực vật biến mất, lãng phí sử dụng các nguồn tài nguyên(diện tích đất bỏ hoang tăng qua nhiều năm);

- Hạ tầng kỹ thuật trong khu vực bị quá tải, đường xá xuống cấp

2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý

2.4.2.1 Tác động đến môi trường không khí

- Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng là bụi Bụi phátsinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng, đào xới và vận chuyển đất đá,nguyên liệu xây dựng… Ngoài ra còn có các khí độc hại như SOX, NOX,

CO, các hợp chất hữu cơ bay hơi từ quá trình đốt nhiên liệu vận hành máymóc phục vụ cho công tác thi công, xây dựng

- Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải, với nhiên liệu tiêu thụ là dầudiezel và xăng sẽ thải vào môi trường một lượng khí khá lớn chứa các chất ônhiễm như: SOX, NOX, CO…

- Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu (DO, FO) phục vụ cho nhu cầu sản xuất(SX), thành phần các chất thải (SOX, NOX, CO,…) có tác động xấu MTkhông khí Do lượng khí thải chưa XL đạt tiêu chuẩn mà cho phát tán vào

MT không khí xung quanh Tác hại của các loại khí thải không chỉ dừng lạigây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác hại đến hạ tầng kỹ thuật;

hệ sinh thái thực động vật trên cạn và dưới nước;

- Bụi, khí thải từ các công đoạn sản xuất, thí dụ ngành sản xuất gỗ đều được

xử lý tại nguồn

Trang 23

2.4.2.2 Tác động đến môi trường nước

- Hệ thống thoát nước mưa chung với hệ thống nước thải do đó dẫn đến tìnhtrạng ngập úng cục bộ trong những ngày mưa lớn hoặc dòng nước mưa lôicuốn các chất thải của nhà máy ra khu vực tạo nên những mùi hôi khó chịu

- Trạm XL NT chung cho toàn bộ CCN chưa được xây dựng và nước thải từcác nhà máy chỉ xử lý sơ bộ, đa số chưa đạt tiêu chuẩn rồi thải ra các kênhrạch của khu vực, do đó làm ảnh hưởng đến MT sống của người dân trongvùng và đặt biệt là làm sạt lở các công trình

- Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp trong các CCN sử dụng nguồn nước ngầmphục vụ cho hoạt động SX, điều này cũng góp phần làm tăng nguy cơ cácnước thải có khả năng xâm nhập vào mạch nước ngầm nhanh hơn, gây ônhiễm nguồn nước ngầm

2.4.2.3 Tác động do lượng chất thải rắn

- Ước tổng lượng CTR phát sinh trong CCN đến năm 2020 là 17,280tấn/ha/năm, trong đó CTNH 3,456 tấn/ha/năm Chất thải công nghiệp(CTCN), đặc biệt là chất thải nguy hại (CTNH) là nguồn tiềm tàng gây ônhiễm đất, nước ngầm, nước mặt và sức khỏe cộng đồng

- Tăng lượng rác chung cho cả khu vực, tăng lượng xe thu gom vận chuyển.Tuy nhiên, còn một lượng chất thải chưa được thu gom hết đổ bừa bãi ra khuvực gây mất về mỹ quan, mất vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngkhu dân cư

- Tác động đến môi trường không khí tạo ra các mùi hôi do phân hủy mộtlượng chất hữu cơ có trong rác thải

- Các loại phương tiện thu gom và vận chuyển chưa đúng các loại xe chuyêndụng, gây mất vệ sinh và cảm quan khi lưu thông trên đường

2.4.2.4 Sự cố môi trường

- Sự rò rỉ các chất độc hại từ các cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp ra cáckhu dân cư;

Trang 24

- Gia tăng ô nhiễm môi trường khu dân cư do các cơ sở công nghiệp;

- Gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, suy kiệt nguồn nước ngầm,…

2.4.3 Tác động đến môi trường văn hóa xã hội

- Làm thay đổi cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp sẽ giảm, trong khi laođộng công nghiệp và dịch vụ tăng cao Nhu cầu cuộc sống được cải thiện cả

- Gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận nguồn nước thải

- Gia tăng nguy cơ suy kiệt nguồn nước ngầm, tăng nguy cơ gây ảnh hưởngchất lượng nước ngầm

- Tác động xấu đến công trình thủy lợi của khu vực, gia tăng lưu lượng cũngnhư tốc độ dòng chảy trong suối, kênh rạch

- Ngập nước, gây nên hiện tượng ngập úng cục bộ vào mùa mưa

- Lôi cuốn các chất thải vào môi trường đất gây nên ô nhiễm đất

Trang 25

- Một số nhà máy tự ý mang chất thải của nhà máy đổ tùy tiện ra bên ngoàigây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trrường xung quanh.

2.5.3 Khí thải

Khí thải từ các hoạt động của phương tiện giao thông vận tải; khí thải từ các hoạtđộng sản xuất công nghiệp của các cơ sở sản xuất, và lượng khí thải từ các hoạtđộng của khu dân cư thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường không khí

2.5.4 Mảng xanh

- Cây xanh trong CCN mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trước hết là gópphần cải thiện điều kiện vi khí hậu và làm đẹp cảnh quan trong CCN

- Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch hệ thống cây xanh trong CCN là đảm bảo

cơ cấu chiếm đất của diện tích cây xanh, lựa chọn loại cây và bố trí chúng

- Hệ thống cây xanh trong CCN được hình thành bởi hệ thống cây xanh CCN

và hệ thống cây xanh bên trong các lô đất xây dựng

- Diện tích cây xanh trong CCN phải đảm bảo chiếm 10 – 20% diện tíchCCN

- Hệ thống cây xanh bên ngoài lô đất xây dựng gồm ba thành phần cơ bản:cây xanh dọc theo tuyến đường, khoảng mở công cộng và cây xanh dải cáchly

- Diện tích cây xanh không đủ, thiếu quy hoạch nên trồng những loại cây chophù hợp

2.6 SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

Bảng 2-Bảng so sánh cụm công nghiệp và khu công nghiệp

Cụm công nghiệp 1 Khu công nghiệp 2

CCN được hình thành một cách tự phát; KCN được phát triển trên một diện tích đất

1 Nghị định 36/CP của thủ tướng chính phủ ngày 24/4/1997 về việc ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC.

2 UNEP (1997), The environment management of industrial estates, UNEP – DTIE, Technical Report No.

39, 1997.

Trang 26

Chưa có quy chế quản lý nhà nước về loại hình

CCN;

CCN do UBND tỉnh phê duyệt;

CCN hiện đang chịu sự lãnh đạo trực tiếp của

UBND các quận – huyện;

Không thực hiện ĐTM;

Chưa có ban chuyên trách quản lý hoạt động

loại hình CCN;

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong CCN chưa hoàn

thiện, thiếu công trình xử lý nước thải tập trung;

Không có hàng rào, dãy cây xanh cách ly giữa

CCN và khu dân cư;

Có khu dân cư xen kẻ trong CCN;

Ngành nghề mang tính chuyên biệt cao hơn.

rộng, thường lớn hơn 40 ha;

Một KCN sẽ bao gồm các cơ sở sản xuất và các dịch vụ khác như các tiện ích, đường xá, thông tin liên lạc, cảnh quan, mạng lưới giao thông (bao gồm vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không) và đôi khi cò cả khu giải trí và nhà trẻ;

Có giới hạn bắt buộc về những vấn đề như diện tích đất tối thiểu, tỷ lệ sử dụng đất, và dạng công trình xây dựng;

Quy hoạch tổng thể chi tiết có mô tả tiêu chuẩn vận hành và đặc tính của tất cả các yếu tố của môi trường được tạo ra; và

Quản lý ràng buộc về mặt pháp lý các thỏa ước

và giới hạn để phê duyệt và bố trí các cơ sở sản xuất mới vào KCN, cung cấp các chính sách và thực hiện quy hoạch khuyến khích sự phát triển lâu dìa của KCN nhằm bảo vệ sự đầu tư của các nhà đầu tư trong KCN.

CHƯƠNG 3 _TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC KỸ THUẬT & HỆ THỐNG BỀN VỮNG

3.1 MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

3.1.1 Mô hình quản lý công nghiệp theo hướng xử lý chất thải

Tại mỗi CCN tập trung (KCN) có ít nhất một hệ thống xử lý chất thải tập trung.Các nhà máy nằm trong CCN (KCN) phải xử lý sơ bộ đến một mức độ nào đótrước khi đổ vào hệ thống xử lý tập trung nếu chất thải có chứa chất độc hại có ảnhhưởng đến quá trình xử lý chung Ở mô hình này, có sự áp dụng kết hợp hai công

cụ ra lệnh và kiểm soát và công cụ kinh tế trong việc QLMT CCN (KCN) Chấtthải của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn nhất định trước khi xả vào hệ thống xử lýchung, tiêu chuẩn này được định bởi cơ quan quản lý hệ thống chung, thông thường

là cơ quan QLMT CCN (KCN) Chất thải sau khi xử lý ở hệ thống xử lý chung phải

Trang 27

đạt tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan quản lý nhà nước về BVMT Nhà máyphải trả chi phí xử dụng hệ thống XL CT tập trung tỷ lệ với thể tích chất thải haynồng độ chất thải cần xử lý Về phương diện không khí, giữa các nhà máy trongCCN có thể tiến hành buôn bán giấy phép ô nhiễm không khí Qua đó nhà máy nào

có khả năng giảm thiểu ô nhiễm dưới mức chấp nhận sẽ có quyền bán phần tiêuchuẩn còn lại cho các nhà máy gặp khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm Nhưvậy đôi bên đều có lợi và Ban quản lý (BQL) CCN cũng có lợi trong việc bảo đảmchất lượng môi trường không khí chung của CCN ở mức cho phép

Có thể lấy KCN Thái Lan làm ví dụ điển hình Các KCN ở Thái Lan được đặt dưới

sự quản lý của Ban quản lý KCN Thái Lan BQL được thành lập vào năm 1992 trựcthuộc Bộ công nghiệp BQL chịu trách nhiệm chung về quản lý và phát triển KCN,kiểm soát ô nhiễm, QLMT kể cả quan trắc chất lượng môi trường KCN Tất cả cácKCN Thái Lan đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các nhà máy đổ nước thảivào hệ thống xử lý chung phải đạt tiêu chuẩn quy định bởi BQL, nếu không các nhàmáy phải xử lý sơ bộ trước khi vào hệ thống chung Các nhà máy xử dụng hệ thống

xử lý chung phải trả chi phí tỷ lệ với thể tích và nồng độ chất thải Nước thải saukhi xử lý phải đạt tiêu chuẩn quốc gia Việc theo dõi kiểm tra chất lượng nước thải,khí thải và tiếng ồn trong KCN được thực hiện bởi các Công ty ký hợp đồng với

BQL KCN BQL KCN Thái Lan ký hợp đồng với công ty B.J.T Water Co.Ltd để

phân tích chất lượng nước thải ở từng nhà máy trước khi đổ vào hệ thống xử lýchung Để thực hiện kiểm chứng, các nhà máy có phòng thí nghiệm riêng có thểphân tích nước thải của chính nhà máy mình, những nhà máy không có phòng thínghiệm riêng có thể gởi mẫu đến các trung tâm dịch vụ môi trường để kiểm chứng.Việc kiểm tra CLMT không khí và tiếng ồn KCN do Công ty S.G.S (Thái Lan) đảmnhiệm BQL KCN Thái Lan có phòng thí nghiệm di động có thể lấy mẫu và phântích tại chỗ chất lượng không khí trong trường hợp khẩn cấp hay có khiếu nại BQLKCN Thái Lan dự định thiết lập hệ thống quan trắc tự động để theo dõi chất lượngkhông khí và chất lượng nước thải từ hệ thống xử lý (HTXL) chung

Trang 28

3.1.2 Mô hình quản lý công nghiệp theo hệ sinh thái tự nhiên

Mô hình quản lý CCN (KCN) theo hướng XLCT tập trung một mặt giúp các doanhnghiệp nhỏ và vừa không có đủ vốn và nhân lực để đầu tư vào hệ thồng xử lý cục

bộ có thể đạt được tiêu chuẩn thải quy định bởi cơ quan chuyên trách môi trường,mặt khác giúp cải thiện CLMT chung của CCN (KCN) Tuy nhiên, đây chỉ là môhình quản lý có tính chất đối phó với quy định và luật lệ môi trường Khi giánguyên liệu, năng lượng gia tăng, khi tiêu chuẩn môi trường (TCMT) ngày càngkhắc khe nghiêm ngặt, MHQL môi trường theo hướng XLCT không còn thích hợp.Giải pháp cho vấn đề này sẽ là MHQL CCN (KCN) mô phỏng theo hệ sinh thái tựnhiên

Theo mô hình này, CCN sẽ được tổ chức sao cho nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ sẽgiảm tối đa đồng thời lượng chất thải cần được xử lý sẽ giảm đến mức tối thiểu Đểthực hiện được việc giảm chất thải trong CCN, bản thân mỗi nhà máy phải áp dụngquy trình giảm thiểu chất thải cho từng công đoạn sản xuất, tiết kiệm và tiêu thụnước, năng lượng, nguyên liệu một cách hộp lý và hiệu quả hơn Công cụ kinh tếnhư phí ô nhiễm sẽ giúp nhà máy phải thay đổi thái độ hành vi ứng xử, mục tiêucủa nhà máy không còn là vấn đề XLCT mà phải thay đổi quy trình công nghệ haycách quản lý để có thể giảm thiểu chất thải càng nhiều càng tốt, để phí ô nhiễm phảitrả ở mức thấp nhất BQL CCN (KCN) có thể hổ trợ các nhà máy bằng cách thuthập và truyền bá thông tin về công nghệ sạch, thí dụ BQL KCN Thái Lan dự định

sẽ thành lập một trung tâm môi trường cho KCN, cung cấp các thông tin cần thiết

về biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho từng loại công nghệ, công nghệ sạch, hệ thốngQLMT theo ISO14000, các biện pháp an toàn lao động… BQL KCN Jebel Ali ởDubai đã tổ chức cung cấp thông tin về công nghệ sạch, các phương pháp tái sửdụng chất thải cho các nhà máy trong KCN Nếu như các KCN có thể thành lậpđược quỹ môi trường dựa trên số tiền thu phí ô nhiễm, phí sản phẩm…, BQL KCN

có thể sử dụng quỹ này phân phối cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ đầu tưvào công nghệ sạch bằng hình thức tài trợ hay cho vay lãi với lãi suất thấp

Ngoài ra, để giảm thiểu đồng thời nhu cầu nguyên liệu tiêu thụ và chất thải, chấtthải của nhà máy này có thể sẽ được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho nhà máy

Trang 29

khác cùng nằm trong một CCN Đã có những công trình nghiên cứu cho biết nướcthải của nhà máy chế biến thực phẩm có thể làm nguyên liệu cho nhà máy chế biếnthức ăn gia súc; tương tự đối với chất thải rắn và khí,… Nếu các nhà máy có tiềmnăng trao đổi chất thải (TĐCT) cùng nằm trong địa bàn CCN và có thể thực hiệnđược việc TĐCT Như vậy, hoạt động sản xuất của CCN sẽ đi theo một chu trìnhgần như kín và môi trường CCN được cải thiện rất nhiều KCN Kalundborg ở ĐanMạch là một trong những ví dụ nổi tiếng về cách tiếp cận các khái niệm đã nêu.Hiện nay ngoài Kalundborg, một số KCN ở Pháp, Thụy Điển, Canađa, cũng đượcxem là những ví dụ quản lý theo mô hình này Ở Hoa Kỳ đang có những nghiêncứu thành lập các KCN mô phỏng theo hệ sinh thái tự nhiên; Hà Lan đang cóchương trình nghiên cứu TĐCT giữa các nhà máy trong KCN cảng Rotterdam(Lâm Minh Triết, 1999).

Công cụ giao tiếp hai hay nhiều chiều với hình thức thỏa hiệp tự nguyện sẽ tạo điềukiện để các nhà máy trong CCN, KCN thảo luận phương pháp TĐCT, và BQLCCN, KCN sẽ đóng vai trò khởi xướng và là chiếc cầu nối trong các cuộc thảoluận BQL CCN phải lập chương trình kiểm toán chất thải, hỗ trợ các nghiên cứuứng dụng tiềm năng TĐCT giữa các nhà máy, liên lạc và thông tin cho các nhà máy

để thực hiện chương trình kiểm toán và tổ chức ứng dụng TĐCT

3.1.3 Mô hình quản lý công nghiệp theo chuỗi sản xuất

Mô hình quản lý KCN theo chuỗi sản xuất chỉ thực sự cần thiết khi có yêu cầu tiêuchuẩn sinh thái của thị trường thế giới hay nội địa, nhu cầu của người tiêu dùng vềsản phẩm sạch với nhãn hiệu sinh thái Một sản phẩm sạch là một sản phẩm đượcsản xuất theo một quy trình không gây tác hại cho môi trường trong suốt vòng đờicủa sản phẩm, từ giai đoạn đầu cho đến khi thải bỏ, từ quá trình khai thác nguyênliệu, chuyên chở nguyên liệu để tạo sản phẩm, quá trình sản xuất sản phẩm, quátrình bảo quản, sử dụng và cho đến khi thải bỏ Toàn bộ các quá trình này phải hạnchế đến mức tối hiểu những tác hại cho môi trường Để thực hiện được điều nàycần có sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên trong chuỗi sản xuất.BQL CCN sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin về yêu cầu tiêu chuẩn sinh thái, tổchức phối hợp với nguồn cung cấp nguyên liệu, tìm thị trường hay đăng ký thị

Trang 30

trường sản phẩm sạch Nếu các nhà máy có liện hệ với nhau trong chuỗi sản xuấtcùng nằm trong một CCN thì đó là cơ hội tốt nhất để tổ chức CCN theo mô hìnhnày Công cụ giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin và thảo luận cácphương pháp cải tiến công nghệ; thay đổi công nghệ cho phù hợp với dây chuyềnsản xuất sạch; mối liên hệ giữa công ty cung cấp nguyên liệu, nhà máy sản xuất sảnphẩm, và người tiêu dùng Tuy nhiên, thực hiện tổ chức mô hình này không phải dễdàng và cho đến nay rất ít ví dụ minh họa triển khai mô hình này trên thực tế.

Trong ba mô hình nêu trên, mô hình thứ hai và mô hình thứ ba chưa được áp dụngrộng rãi trong thực tế vì mô hình theo hệ sinh thái tự nhiên và theo chuỗi sản xuấtvẫn còn mới đối với nhiều nước trên thế giới Mô hình xử lý theo hướng XLCTđược áp dụng phổ biến hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, môhình theo hệ sinh thái tự nhiên đang được khuyến khích áp dụng

3.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP

Theo UNEP (1995), các công cụ quản lý môi trường (QLMT) là các phương pháp

và kỹ thuật dùng để nâng cao chất lượng của việc ra quyết định, quản lý thông tinhay tác động đến những thay đổi trong hành vi của đối tượng nhằm mục đích chung

là nâng cao hiệu quả thực hiện công tác BVMT trong công nghiệp Do đó, các công

cụ quản lý môi trường có thể được các CSSX sử dụng để theo dõi, quản lý tốt hơnhay nâng cao kết quả thực hiện các yêu cầu môi trường của họ và bởi các cơ quanquản lý nhà nước để gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các yêu cầu môi trường đốivới các CSSX

Có thể phân chia các công cụ QLMT theo các nhóm sau đây:

Trang 31

Các quyết định về công nghệ và MT thường là kết quả tổ hợp giữa mục tiêu MT,

XH và KT Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích xã hội giúp so sánh các phương

án khác nhau và góp phần vào việc ra quyết định lựa chọn phương án thực thi Kếthợp đánh giá rủi ro, xem xét quá trình công nghiệp và sinh thái trong phân tích chiphí – lợi ích sẽ nâng cao hiệu quả ứng dụng của công cụ phân tích này

Kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý thể hiện sự đánh giá có hệ thống, có

tư liệu, định kỳ và khách quan về việc tổ chức, trang bị và hiệu quả thực hiện côngtác BVMT tại cơ sở Công cụ này không những tạo điều kiện thuận lợi cho việcđánh giá mức độ tuân thủ các chính sách, quy định, tiêu chuẩn về môi trường củaKCN, CCN

Đánh giá tác động môi trường

ĐTM là quá quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường củacác dự án đầu tư vào CCN cũng như của bản thân CCN đến chất lượng môi trường

và sức khoẻ cộng đồng, đồng thời đề xuất các giải pháp thích hợp để BVMT

Hoạch toán chi phí đầy đủ/đánh giá chi phí toàn phần

Theo Đặng Mộng Lân (2001), “hoạch toán chi phí đầy đủ (FCA) là một công cụdùng để phát hiện, lượng hóa và phân bổ các chi phí môi trường trực tiếp và giántiếp của các hoạt động đang tiến hành FCA giúp phát hiện và lượng hóa bốn loạichi phí sau đây đối với sản phẩm, quá trình hay dự án: chi phí trực tiếp (ví dụ: vốn,nguyên liệu); chi phí ẩn (ví dụ: theo dõi, báo cáo thực hiện); trách nhiệm đột xuất(ví dụ: trách nhiệm sửa chữa) và các chi phí khác Ở giai đoạn đầu, FCA bao gồm

cả phần đánh giá sơ bộ về các chi phí môi trường” “Đánh giá chi phí toàn phần(TCA) là một phương pháp toàn diện phân tích các chi phí và lợi ích của hoạt độngphòng ngừa ô nhiễm hay dự án thiết kế”

Đánh giá môi trường ban đầu

Đánh giá môi trường ban đầu thiết lập các dữ liệu căn cứ về tình trạng và hậu quảmôi trường của xí nghiệp Đánh giá môi trường ban đầu thường được tiến hànhngay trước khi phát triển một hệ thống quản lý môi trường (EMS),.… Kết quả của

Trang 32

chương trình đánh giá này sẽ là cơ sở để xây dựng thứ tự ưu tiên đối với chính sáchmôi trường hay kế hoạch hành động của xí nghiệp và cũng là tư liệu về thực tế thựchiện các yêu cầu môi trường của xí nghiệp Đánh giá môi trường ban đầu phải baoquát bốn lĩnh vực sau đây:

- Phát hiện và đánh giá các vấn đề môi trường tiềm năng và các mối quan tâmxuất hiện từ các hoạt động của cơ sở (ví dụ phát sinh chất thải và ảnh hưởngđến sức khỏe con người hay môi trường);

- Hiện trạng quản lý, cách thức thực hiện và thủ tục vận hành (ví dụ: ai làngười chịu trách nhiệm về xử lý CTNH, chất thải này được lưu trữ ở đâu,các vấn đề về môi trường có liên quan đến các hoạt động của xí nghiệp);

- Các tai nạn, sự cố, phạt về môi trường trước đây và các biện pháp khắcphục/phòng ngừa đã áp dụng;

- Các yêu cầu pháp lý, quy chế và hiện trạng thực hiện các yêu cầu này

Đánh giá vòng đời sản phẩm

Đánh giá vòng đời sản phẩm là quá trình khách quan để đánh giá các tác động đếnmôi trường gắn liền với một sản phẩm, quá trình hay hoạt động bằng cách phát hiện

và lượng hóa những năng lượng và vật liệu đã sử dụng cũng như chất thải phát sinh

và phát tán vào môi trường Trên cơ sở đó đánh giá các tác động tiêu cực và đề xuấtbiện pháp nâng cao chất lượng môi trường Việc đánh giá phải được thực hiện đốivới toàn bộ chu trình sản phẩm, quá trình hoạt động, từ khâu chiết tách và chế biếnnguyên liệu, chế tạo, vận chuyển và phân phối, sử dụng, sử dụng lại, bảo dưỡng, táichế và thải bỏ cuối cùng

Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định về công nghệ và chínhsách Khi đánh giá các công nghệ mới hay các công nghệ cũ bị nghi vấn, các rủi rođối với môi trường và sức khỏe công đồng được ước tính và so sánh nhằm xác địnhcác hậu quả môi trường do hoạt động cụ thể nào đó gây ra Đánh giá rủi ro được sửdụng để giảm đến mức thấp nhất các sự cố môi trường có thể xảy ra Các yếu tốđánh giá rủi ro bao gồm:

Trang 33

(1) Mô tả các hậu quả có hại cho sức khỏe dựa trên sự đánh giá các kết quảnghiên cứu dịch tễ học, lâm sàng, độc tố học và môi trường;

(2) Ngoại suy các kết quả này để tiên đoán loại và ước tính phạm vi của hậu quả

về sức khỏe ở người trong các điều kiện bị tác động;

(3) Dự đoán số lượng và đặc tính của các tác động theo cường độ và thời gian;(4) Phán đoán tổng hợp về sự tồn tại và mức độ tác động

Đánh giá công nghệ

Đánh giá công nghệ nhằm xem xét nguyên nhân gây phát sinh chất ô nhiễm trongquá trình vận hành dây chuyền sản xuất của cơ sở Đây là cơ sở để loại trừ và hạnchế ngay từ đầu các tác động tiêu cực có thể xảy ra khi nhà máy đi vào hoạt động.Đối với các cơ sở sản xuất đã hoạt động, đánh giá công nghệ sẽ giúp nhà máy cảithiện một hoặc một số khâu trong dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế đến mức thấpnhất lượng chất thải phát sinh cũng như các tác động khác đến sức khỏe người laođộng và môi trường

3.2.2 Các công cụ hành động

Hệ thống quản lý môi trường

Nhiều Công ty thực hiện các biện pháp môi trường bởi vì họ chịu áp lực của chínhphủ; một số Công ty thực hiện biện pháp môi trường một cách tự nguyện Nhưng

dù bắt buộc hay tự nguỵên thì lý do chính để phát hiện một EMS và kết hợp cácnguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm trong một nhà máy là nhằm cải thiện các vấn đề cơbản tức là giảm phí tổn và/hoặc tăng lợi nhuận cho nhà máy

EMS là bộ phận của hệ thống quản lý tổng thể bao gồm cơ cấu tổ chức, trách nhiệmcủa cơ quan chức năng, các phương thức thực hiện, các thủ tục, các quá trình vànguồn lực dùng để thực hiện và duy trì việc QLMT

Với một EMS, chúng ta muốn thiết lập một chu trình của việc cải thiện liên tục.Chu trình này bao gồm bốn giai đoạn:

- Plan: Giai đoạn kế hoạch – những mục tiêu tổng quát của Công ty được thiếtlập và những biện pháp để đoạt được chúng phải được soạn thảo

Trang 34

- Do: Giai đoạn hành động – kế hoạch và biện pháp được thực hiện.

- Check: Giai đoạn đánh giá – kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả và kết quả củanhững hành động đã thực hiện được sau đó so sánh với kế hoạch ban đầu

- Act: Giai đoạn điều chỉnh – những thiếu sót đã được xác định trong giaiđoạn đánh giá, được sửa chữa và những thủ tục được củng cố hoặc viết lạinếu cần thiết Những thiếu sót cơ bản có lẽ cần xét lại chính sách trong mộtgiai đoạn kế hoạch mới Và do đó, đây là chu trình khép kín

Các yếu tố của một EMS có thể được sắp xếp trong chu trình plan-do-check-act:

Kế hoạch

- Tuyên bố chính sách môi trường

- Chương trình môi trường

- Kiểm tra nội bộ

- Báo cáo môi trường

- Kiểm toán toàn bộ EMS

Bởi vì nhiều yếu tố phù hợp trong chu trình quản lý, chúng không chỉ là những yếu

tố tách rời, mà chúng cùng tạo nên một hệ thống động của các hành động và thíchnghi liên tục Để hiểu tốt hơn những yếu tố liện hệ với nhau chúng ta xem xétnhững mức độ của hướng phát triển trong một Công ty

Ba mức độ của hướng phát triển trong việc quản lý của một công ty

Mức độ chiến lược (Strategy level) Mức độ chiến lược liên quan đến những quyếtđịnh chính sách dài hạn của Công ty Ví dụ những quyết định về sản phẩm mà

Trang 35

Công ty sẽ sản xuất, về những đầu tư mới, những quyết định về danh sách vốn đầu

tư Những kết quả của loại quyết định này bao gồm một khoảng thời gian vài năm

Do đó, chu trình quản lý chiến lược của việc hoạch định, thực hiện và đánh giá thìthường là một chu trình của một vài năm (ba năm hoặc hơn) Quản lý chiến lược làtrách nhiệm của nhà quản lý cao nhất (trưởng phòng hành chính, giám đốc hoặcban giám đốc)

Mức độ chiến thuật (Tactical level) Mức độ chiến thuật là trung tâm giữa mức độchiến lược và mức độ hoạt động Mức độ chiến thuật gắn với toàn bộ quản lý củasản xuất, tiếp thị Khoảng thời gian của chu trình quản lý chiến thuật thì thường daođộng từ vài tháng đến một năm Quản lý chiến thuật là trách nhiệm của nhà quản lýcấp trung (lãnh đạo phòng ban) và hầu hết cán bộ (quản lý chất lượng, điều phốimôi trường)

Mức độ hoạt động (Operational level) Mức độ hoạt động của hướng phát triển liênquan đến những quyết định sản xuất trực tiếp và kiểm soát hàng ngày khoảng thờigian của chu trình quản lý hoạt động thường được đo đạc trong nhiều ngày hoặcnhiều tuần Quản lý hoạt động là trách nhiệm của công nhân và quản đốc

Các công cụ kinh tế

Nguyên lý hiệu quả đòi hỏi các nguồn lực của xã hội phải được phân bố tối ưunhằm đám ứng các mục tiêu môi trường với chi phí thấp nhất cho xã hội Nhữngcông cụ kinh tế áp dụng trong QLMT có thể bao gồm:

- Lệ phí xử lý ô nhiễm (áp dụng nguyên tắc Người Gây Ô Nhiễm Phải TrảTiền);

- Các khoản trợ cấp đối với các cơ sở thực hiện tốt công tác BVMT, xử lýchất thải (XLCT);

- Các hình thức phạt đối với cơ sở vi phạm các quy định về môi trường

Các công cụ khác

Trang 36

Bên cạnh đó, trong nhóm công cụ hành động này còn có công các cụ như: chínhsách môi trường của các cơ sở sản xuất (CSSX), quản lý chất lượng toàn phần, cấpdấu sinh thái, các thỏa thuận tình nguyện và sự cộng tác.

3.2.3 Các công cụ thông tin

Báo cáo môi trường

Báo cáo hiện trạng môi trường là loại hình báo cáo thông tin môi trường toàn diệnnhất và là công cụ giao lưu hàng đầu trong QLMT Báo cáo hiện trạng môi trường

có ý nghĩa quan trọng đối với một số chức năng chủ yếu như sau:

- Cung cấp thông tin về môi trường;

- Là cơ sở so sánh và là phương tiện để phát hiện, theo dõi và dự đoán trướcnhững thay đổi của môi trường;

- Giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình và phương thứcthực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;

- Đo lường sự tiến bộ của cơ sở trong tiến trình phát triển và hướng đến pháttriển bền vững (PTBV);

- Kiến nghị những chính sách và chương trình mới hay cải tiến chính sách vàchương trình đã có;

- Giúp nâng cao chất lượng ra quyết định

Báo cáo hiện trạng môi trường không đơn giản chỉ là một bản liệt kê các vấn đềmôi trường mà còn thể hiện một cách tổng thể các vấn đề môi trường được đặt ra

và hướng dẫn việc QLMT

3.2.4 Công cụ quản lý môi trường cụm công nghiệp

Để quản lý môi trường CCN, các loại công cụ chính được đề xuất áp dụng theotừng giai đoạn phát triển của CCN như sau:

- Trong giai đoạn xét duyệt dự án đầu tư, các công cụ phân tích đóng vai tròquan trọng trong việc đánh giá công nghệ sản xuất, dự đoán các tác độngtích cực cũng như tiêu cực, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và lựa chọn cácgiải pháp khắc phục có hiệu quả về mặt môi trường và kinh tế

Trang 37

- Trong quá trình vận hành CCN, xây dựng EMS đối vối từng cơ sở sản xuất

là nền tảng cho việc thực hiện công tác quản lý chất lượng môi trường(CLMT) của nhà máy một cách hiệu quả Bên cạnh các chức năng quantrọng như đã phân tích ở trên, kiểm toán môi trường và báo cáo hiện trạngmôi trường định kỳ của các nhà máy còn là cơ sở dữ liệu để xem xét thựchiện chương trình giảm thiểu chất thải tại nguồn “sản xuất sạch hơn”(SXSH), trao đổi chất thải (TĐCT) (tái sử dụng phế phẩm giữa các nhàmáy) Công cụ kinh tế như thuế ưu đãi cho các dự án triển khai các giải phápSXSH, (TĐCT), đầu tư công trình tái chế và XLCT sẽ là động lực thúc đẩycác cơ sở sản xuất tự nguỵên thực hiện các giải pháp công nghệ hiệu quảnày Bên cạnh đó, lệ phí môi trường và phạt tài chính cũng sẽ giúp các cơ sởsản xuất (CSSX) hạn chế mức độ phát sinh chất thải

Trong một chuẩn mực nào đó, một số công cụ nói trên đã được áp dụng trong thực

tế QLMT các KCN, CCN nước ta Tuy nhiên, để có sự tự nguyện tham gia của cácnhà máy trong công cuộc BVMT, các công cụ kinh tế theo hướng khuyến khích cácCSSX định hướng phát triển công nghiệp bền vững cần được triển khai và thựchiện Công tác QLMT nói chung và QLMT KCN, CCN nói riêng chỉ có thể thựchiện một cách hiệu quả khi ba nhóm công cụ: phân tích - hành động - thông tinđược phối hợp sử dụng một cách hài hòa

3.3 CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG BỀN VỮNG

3.3.1 Sản xuất sạch hơn

Một trong những đặc tính quan trọng của CCN TTMT là hướng đến đạt mức chấtthải bằng không Để đạt được mục tiêu này, thực hiện các biện pháp kỹ thuật SXSHtrong các nhà máy đóng vai trò rất quan trọng

Theo UNEP (1995) SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp

về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệusuất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường

Các bước thực hiện SXSH

Trang 38

Hình 2-Các bước thực hiện SXSH

- Đối với quá trình sản xuất: thì SXSH thực hiện các công tác bảo toànnguyên liệu và năng lượng, loại bỏ nguyên liệu thô độc hại, giảm lượng vàtính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải;

- Đối với sản phẩm: thì những sản phẩm được sản xuất sao cho giảm tác độngtiêu cực trong toàn bộ chu trình sống của một sản phẩm, từ khâu thiết kế đếnkhâu thải bỏ cuối cùng;

- Đối với dịch vụ: thì thực hiện sự kết hợp những lợi ích về môi trường vàothiết kế và cung cấp dịch vụ

Những biện pháp SXSH

- Giảm chất thải tại nơi phát sinh

Các biện pháp về giảm chất thải tại nơi phát sinh bao gồm: quản lý nội vi tốt và giảipháp thay đổi quá trình sản xuất Quản lý nội vi tốt là thay đổi cách vận hành hiệntại và ứng dụng các biện pháp mới trong vận hành cũng như bảo dưỡng thiết bị.Các giải pháp ngăn ngừa rò rỉ/rơi vãi và khuyến khích thái độ làm việc tích cực làmột trong những giải pháp SXSH thuộc loại này Các giải pháp quản lý nội vithường không phải đầu tư ban đầu cao và có thời gian thu hồi vốn ngắn

- Tái sinh

Tái sinh là thu hồi và tái sử dụng tại nhà máy nguyên liệu và năng lượng đã thải ra.Những nguyên liệu được thu hồi hoặc có thể được tái sử dụng cho chính công đoạn

Trang 39

hoặc được sử dụng cho những mục đích khác, ví dụ để sản xuất những SPP có ích,như là: sản xuất sunfat lignin từ dịch đen hoặc thu hồi lignin từ dịch đen để sử dụnglàm chất cải tạo đất.

- Thay đổi sản phẩm

 Thay đổi quá trình sản xuất bao gồm bốn loại biện pháp: thay đổi nguyênliệu thô, kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn, cải tiến thiết bị và thay đổicông nghệ

 Thay đổi nguyên liệu thô ban đầu bao gồm sử dụng các nguyên liệu thaythế ít nguy hại hơn hoặc những nguyên liệu thô có chất lượng tốt hơn, cảhai loại này đều có thể làm giảm việc phát sinh chất thải trong quá trìnhsản xuất Những nguyên liệu thô hiện sử dụng có thể được thay thế bằngnhững nguyên liệu ít gây ô nhiễm hơn

 Kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn nhằm mục đích vận hành các côngđoạn sản xuất với mức hiệu quả hơn và lượng chất thải và phát thải íthơn Điều này có thể thực hiện bằng nhiều cách, ví dụ như đào tạo côngnhân vận hành hoặc bổ sung các thiết bị giám sát và kiểm soát quá trình

 Cải tiến thiết bị là những thay đổi nhỏ trong những thiết bị hiện có, nhưlắp đặt các chảo hứng và tấm chắn để thu gom nước thất thoát trong quátrình sản xuất cũng như những đầu tư đáng kể hơn Ví dụ như thay thếmột bộ phận của thiết bị

 Thay đổi công nghệ bao gồm thay thế công nghệ Trình tự quá trìnhvà/hoặc so sánh tổng hợp nhằm mục đích giảm thiểu việc phát sinh rachất thải và phát thải trong quá trình sản xuất

Những lợi ích của SXSH

- Nâng cao hiệu quả SXSH dẫn đến hiệu quả sản xuất tốt hơn, có nghĩa là cónhiều sản phẩm hơn được sản xuất ra trên đơn vị đầu vào nguyên liệu thô.Điều này mang ý nghĩa kinh tế cho cơ sở sản xuất đó

Trang 40

- Giảm chi phí Mục tiêu quan trọng của SXSH là giảm thiểu phát thải và chấtthải, do đó lượng chất thải và phát thải cần phải xử lý, cũng như chi phí liênquan cũng sẽ giảm đi.

- Bảo toàn nguyên liệu thô và năng lượng Do chi phí nguyên liệu thô tăng vàngày thiếu chất lượng tốt nên không có cơ sở công nghiệp nào đủ tiền để sửdụng những tài nguyên đó không hiệu quả Các biện pháp SXSH giúp khắcphục những hạn chế do khan hiếm, hoặc chi phí tăng lên của nguyên liệuthô, hóa chất, nước và năng lượng

- Yêu cầu của thị trường Nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng vềvấn đề môi trường đã yêu cầu các công ty phải chứng minh tính thân thiệnvới môi trường của sản phẩm và quá trình sản xuất của họ, đặc biệt là trênthị trường quốc tế Tiêu chuẩn ISO 14000 đang nổi lên ngày càng tập trungvào sự cần thiết này Bằng cách chấp nhận giải pháp SXSH nhiều yêu cấucủa thị trường đã được đáp ứng và khả năng của Công ty trong cạnh tranh vàtiếp cận với “Thị Trường Xanh” tăng lên

- Môi trường được cải tiến SXSH làm giảm thiểu lượng mức độ độc hại củachất thải, lượng phát thải và làm cho sản xuất trở nên dễ chấp nhận hơn xéttrên quan điểm môi trường Ảnh hưởng trực tiếp là tải lượng ô nhiễm thảivào môi trường giảm đi và CLMT được cải thiện

Các kỹ thuật SXSH được tóm tắt trong hình 3

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-Bảng danh mục các CCN được quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 1 Bảng danh mục các CCN được quy hoạch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Trang 14)
Hình 1-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương (Trang 16)
Hình 2-Các bước thực hiện SXSH - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 2 Các bước thực hiện SXSH (Trang 35)
Hình 3-Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 3 Sơ đồ tổng quát về các biện pháp SXSH (Trang 38)
Bảng 3-Đặc điểm quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện đại - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 3 Đặc điểm quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện đại (Trang 46)
Hình 4-Hình thức chuyển hóa dòng vật chất thứ nhất của hệ công  nghiệp - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 4 Hình thức chuyển hóa dòng vật chất thứ nhất của hệ công nghiệp (Trang 47)
Hình 6-Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 6 Các thành phần chính của hệ sinh thái công nghiệp (Trang 49)
Bảng 5-Bảng kê khai số lượng chất thải rắn của các cơ sở công nghiệp trong CCN - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 5 Bảng kê khai số lượng chất thải rắn của các cơ sở công nghiệp trong CCN (Trang 52)
Bảng 6-Bảng kê lượng nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong CCN Bình Chuẩn - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 6 Bảng kê lượng nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trong CCN Bình Chuẩn (Trang 55)
Bảng 7- Chất lượng không khí môi trường xung quanh trong các cụm công nghiệp ST - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 7 Chất lượng không khí môi trường xung quanh trong các cụm công nghiệp ST (Trang 57)
Bảng 8-Chất lượng nước ngầm trong CCN - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 8 Chất lượng nước ngầm trong CCN (Trang 58)
Bảng 10- Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp  sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến  năm 2020 - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 10 Nồng độ các chất ô nhiễm nước thải công nghiệp sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 (Trang 60)
Bảng 9-Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 9 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ CCN Bình Chuẩn đến năm 2020 (Trang 60)
Hình 7- Lợi ích phát triển CCN TTMT - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 7 Lợi ích phát triển CCN TTMT (Trang 64)
Hình 9- Các bước cơ bản trong phương pháp xây dựng mô hình kỹ thuật KCN/CCN TTMT  tại Việt Nam - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 9 Các bước cơ bản trong phương pháp xây dựng mô hình kỹ thuật KCN/CCN TTMT tại Việt Nam (Trang 75)
Bảng 11-Phân loại CCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung STMT và STCN - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 11 Phân loại CCN TTMT theo các yêu cầu BVMT chung STMT và STCN (Trang 81)
Bảng 12-Phân loại CCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT CCN  khác nhau (phân cấp 2) - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 12 Phân loại CCN TTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và QLMT CCN khác nhau (phân cấp 2) (Trang 82)
Bảng 13-Phân loại CCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH  nền kinh tế trong  thời kỳ quá độ (phân cấp 3) - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 13 Phân loại CCN TTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (phân cấp 3) (Trang 83)
Bảng 14- Hệ thống bậc thang xây dựng CCN TTMT - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 14 Hệ thống bậc thang xây dựng CCN TTMT (Trang 84)
Hình 10-Mạng lưới trao đổi dầu thải tại KCN Burrnside - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 10 Mạng lưới trao đổi dầu thải tại KCN Burrnside (Trang 90)
Hình 11- Mạng lưới trao đổi giấy carton tại KCN Burnside - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 11 Mạng lưới trao đổi giấy carton tại KCN Burnside (Trang 90)
Hình 12- Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 12 Quá trình trao đổi chất thải trong KCN Kalundbord (Trang 91)
Hình 13- Ban Chỉ Đạo và Điều Hành CCN TTMT - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 13 Ban Chỉ Đạo và Điều Hành CCN TTMT (Trang 93)
Hình 14- Mạng lưới trao đổi vật liệu tại KCN Choctaw (car, 1998) - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 14 Mạng lưới trao đổi vật liệu tại KCN Choctaw (car, 1998) (Trang 96)
Hình 15- Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường theo chu trình phản hồi - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 15 Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường theo chu trình phản hồi (Trang 101)
Hình 16- Mô hình quản lý môi trường trong Công ty/nhà máy - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 16 Mô hình quản lý môi trường trong Công ty/nhà máy (Trang 106)
Hình 17-Mô hình quản lý môi trường cho một CCN - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 17 Mô hình quản lý môi trường cho một CCN (Trang 108)
Bảng 15-  Hệ thống bậc thang phân loại mô hình CCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi CCN TTMT Tổng điểm phân - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Bảng 15 Hệ thống bậc thang phân loại mô hình CCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi CCN TTMT Tổng điểm phân (Trang 116)
Hình 18- Mô hình kỹ thuật tổng quát của CCN Bình Chuẩn - Nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp Bình Chuẩn tỉnh Bình Dương đến năm 2020
Hình 18 Mô hình kỹ thuật tổng quát của CCN Bình Chuẩn (Trang 121)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w