1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps

64 545 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 305,01 KB

Nội dung

Những đánh giá chung về tình hình lao động và mức thu nhập của công nhân viên tại Công ty...49 1.Tình hình lao động...49 2.Mức thu nhập của công nhân viên...50 3.Công tác tổ chức quản lý

Trang 1

Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động và tiền lương 3

I Quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp 3

1 Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động 3

2 Cơ sở lý luận chung về tiền lương 6

II Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong doanh nghiệp 19 1 Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương 19

2 Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động và tiền lương 20

Phần II: Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty Dệt – May Hà Nội 23

A Vài nét khái quát về Công ty 23

I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 23

II Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 25

1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty 25

2 Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm 25

III Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy của Công ty 26

1 Đặc điểm về bộ máy quản lý 26

2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 28

IV Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây 29

B Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công ty 30

I Công tác tổ chức quản lý, sử dụng lao động 30

1.Đặc điểm về lao động 30

2 Tổ chức và quản lý sử dụng lao động trong Công ty 35

3 Tình hình quản lý và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong Công ty 37

Trang 3

II Công tác tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại

Công ty 39

1.Công tác quản lý tiền lương 39

2 Xác định quỹ tiền lương của đơn vị theo mức lương cấp bậc công việc bình quân và lao động định biên 39

3 Phương pháp trả lương của Công ty 42

4.Những chi phí tính theo lương cán bộ công nhân viên 47

III Những đánh giá chung về tình hình lao động và mức thu nhập của công nhân viên tại Công ty 49

1.Tình hình lao động 49

2.Mức thu nhập của công nhân viên 50

3.Công tác tổ chức quản lý sử dụng lao động và tiền lương đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 51

Phần III:Một số kiến nghị liên quan đến tình hình lao động và chế độ tiền lương hiện nay của Công ty 52

I Một số kiến nghị về tình hình lao động 52

1 Tăng cường công tác tạo động lực trong lao động 52

2 Tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực 54

II Một số kiến nghị về chế độ tiền lương của Công ty 55

1 Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc 55

2.Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học 57

Kết luận 60

Tài liệu tham khảo 61

LỜI MỞ ĐẦU.

Trong nền sản xuất xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, tiền lương luôn luôn là một vấn đề “ thời sự nóng bỏng” Nó hàm chứa trong đó nhiều mối quan

Trang 4

hệ giữa sản xuất và phân phối trao đổi, giữa tích luỹ và tiêudùng, giữa thu nhập

và nâng cao mức sống của các thành phần dân cư

Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quanliêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanhnghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi phí mà trong đóchi phí tiền lương chiếm phần không nhỏ, thì tiền lương càng trở thành vấn đềquan trọng trong các doanh nghiệp đó

Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và pháttriển thì họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Muốn vậythì công tác lý lao động và tiền lương phải được chú ý đúng mức Những việclàm khác sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí không có hiệu quả nếucông tác này không được quan tâm đúng mức và không thường xuyên đượccủng cố

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức quản lý lao động và tiềnlương là nội dung quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của doanhnghiệp, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số lượng, chấtlượng sản phẩm hàng hoá Tổ chức công tác, sử dụng tiền lương giúp cho việcquản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nền nếp, thúc đẩy người lao độnghăng say làm việc, chấp hành tốt kỷ luật lao động nhằm tăng năng suất và hiệuquả công việc, đồng thời cũng tạo cơ sở tính lương đúng với nguyên tắc phânphối theo lao động Nếu tổ chức tốt công tác lao động - tiền lương, quản lý tốtqũy lương và đảm bảo trả lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội theo đúng chế độchính sách thì sẽ tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thànhđược chính xác, đặc biệt đối với doanh nghiệp có quy mô và số lượng cán bộcông nhân viên lớn Công ty Dệt-May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nướcthuộc Bộ Công nghiệp Hoạt động chính của Công ty là sản xuất những mặthàng phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và nước ngoài Do đó yêu cầu đặt

ra với Công ty là phải có một đội ngũ công nhân viên đông đảo, trình độ chuyênmôn cao và năng lực làm việc tốt để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhkhông bị ngưng trệ nhằm tạo cho Công ty chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tếthị trường cạnh tranh nóng bỏng hiện nay Chính vì lẽ đó mà công tác quản lýlao động tiền lương ở Công ty rất được coi trọng

Trang 5

Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty Dệt- May Hà Nội, bằngnhững kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường cùng sự chỉbảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ công nhân viên phòng Tổchức, phòng Kế toán của Công ty tôi đã chọn vấn đề:

“Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty May Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp

Dệt-Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản luận vănđược kết cấu thành 3 phần:

Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp.

Phần II: Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong Công

Trang 6

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

VÀ TIỀN LƯƠNG.

I QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1 Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động.

1.1 Quản lý lao động là gì ?

Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổchức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằmmục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức Trong nền kinh tế thị trường cácdoanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt Vì vậy để tồn tại và pháttriển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Trong đó các công việc phải quan tâm hàng đầu là quản trị lao động.Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công tác quản lý lao động khôngđược chú ý đúng mức không được thường xuyên củng cố Thậm chí không cóhiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ chiến lược nào nếu từng hoạt động không

đi đôi với việc hoàn thiện và cải tiến công tác quản lý lao động Một doanhnghiệp dù có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất

kĩ thuật để kinh doanh có lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoahọc quản lý không được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũngkhông tồn tại và phát triển được Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ

sa sút, yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bốtrí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu kém, thayđổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp phù hợp với khả năng làm việc của từng người

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ nềnkinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm cho cácmối quan hệ giữa con người càng trở nên phức tạp Nhiệm vụ của quản lý laođộng là điều hành chính xác trọn vẹn các mối quan hệ ấy để cho sản xuất đượctiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả cao Vì vậy vai trò của quản

lý lao động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng Bởi lẽ quản lý lao động là bộphận không thể thiếu được của quản trị sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố

Trang 7

và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng người làm việc cần thiết cho tổ chức đểđạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phươngpháp tốt nhất để con người có thể đóng nhiều sức lực cho các mục tiêu của tổchức đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân conngười Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của con người là mục tiêu của quản lý laođộng.

1.2 Các quan điểm về quản lý lao động trong doanh nghiệp.

Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghiã với chính sách “đổimới” hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Yếu tố conngười, yếu tố trí tuệ được đề cao hơn yếu tố vốn và kỹ thuật, trở thành nhân tốquyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Do vậy yêu cầu về trình độ vànăng lực của con người, của mỗi doanh nghiệp cũng khác trước tạo nên sự đòihỏi về hai phía:

Mọi doanh nghiệp ở mức tối thiểu đều yêu cầu đội ngũ công nhân viêncủa mình hoàn thành nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn định mức đặt ra, chấp hành nhữngchính sách, những quy định của công ty

Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu cầudội ngũ nguồn nhân lực của mình nhiều hơn mức tối thiểu Doanh nghiệp khôngchỉ yêu cầu nhân viên hoàn thành công việc mà phải biết sáng tạo, cải tiến tìm ranhững giải pháp, phương pháp mới, không chỉ chấp hành quy chế mà còn phảinhiệt huyết, gắn bó với doanh nghiệp, có trách nhiệm với kết quả chung củadoanh nghiệp Không phải chỉ có những đòi hỏi từ phía doanh nghiệp đối vớingười lao động mà ngược lại đội ngũ người lao động cũng có những đòi hỏi nhấtđịnh đối với doanh nghiệp mà họ đang làm việc Ở một mức tối thiểu, công nhânyêu cầu doanh nghiệp phải trả lương đầy đủ, đúng hạn, hợp lý và các điều kiệnlao động an toàn Người lao động yêu cầu tham gia vào quá trình xây dựngchiến lược, chính sách của doanh nghiệp Người lao động muốn phát triển nănglực cá nhân bằng cách nâng cao và tiếp thu những kiến thức, những kỹ năngmới Họ muốn cống hiến, muốn vận động đi lên trong hệ thống các vị trí, chức

vụ công tác của doanh nghiệp, được chủ động tham gia đóng góp quan trọng vàokết quả hoạt động của doanh nghiệp Với một nền kinh tế đang trên đà phát triển

Trang 8

mạnh tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các doanh nghiệp ngàycàng cao Người lao động do đó cần phải trang bị cho mình những kiến thức vàrèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Ngược lại doanh nghiệpcần phải có chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người laođộng, tạo nên một môi trường làm việc có hiệu quả để doanh nghiệp đạt đượcmục đích lợi nhuận tối đa.

Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất củalực lượng sản xuất đó là nhân tố con người Trong cơ chế thị trường cạnh tranhhiện nay, các cơ sở doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được đều rất cầnđược trang bị máy móc thiết bị hiện đại, có sự nhảy vọt thay đổi về chất Tuynhiên nếu thiếu nhân tố con người, thiếu một đội ngũ lao động có trình độ, có tổchức thì cũng không thể phát huy hết được tác dụng của các nhân tố kia

Tóm lại, để quản lý lao động tốt thì phải giải quyết những mục tiêu sau:Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch phù hợp vớiđiều kiện tố chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không ngừng tăngnăng suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố khác của quá trìnhsản xuất nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của sản xuất kinhdoanh

Thứ hai là bồi dưỡng sức lao động về trình độ văn hoá, chính trị, tư tưởng,chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao mức sống vật chất, tinh thầnnhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển toàn diện con người

Quản lý lao động nhằm sử dụng và bồi dưỡng lao động là hai mặt khácnhau nhưng nó lại liên quan mật thiết với nhau Nếu tách rời hoặc đối lập giữahai công việc này là sai lầm nghiêm trọng, không chỉ nói đến sử dụng lao động

mà quên bồi dưỡng sức lao động và ngược lại

2 Cơ sở lý luận chung về tiền lương.

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sửdụng lao động thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà

họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Như vậy tiền lương được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức laođộng Ở nước ta hiện nay có sự phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố trong tổng thu

Trang 9

nhập từ lao động sản xuất kinh doanh của người lao động: tiền lương (lương cơbản) phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội Theo quan điểm của Chính phủtrong chính sách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, đượchình thành thông qua thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao độngphù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường Tiềnlương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động vàđược trả theo năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả công việc.

2.1 Bản chất của tiền lương.

Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ bản:lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Trong đó lao động là yếu tốchính có tính chất quyết định Lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động

là hoạt động tạo ra giá trị Cái mà người ta mua bán không phải là lao động mà

là sức lao động Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đobằng lao động kết tinh trong một sản phẩm Người lao động bán sức lao động vànhận được giá trị của sức lao động dưới hình thái tiền lương

Theo quan điểm tiền lương là số lượng tièn tệ mà người sử dụng lao độngtrả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ quyđịnh thì bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động được hình thànhthông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động đồngthời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung cầu.Tiền lương người lao động nhận được phải đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồnsống của bản thân người lao động và gia đình, là điều kiện để người lao độnghoà nhập với xã hội

Cũng như các loại giá cả hàng hoá khác trên thị trường, tiền lương và tiềncông của người lao động ở khu vực sản xuất kinh doanh do thị trường quyếtđịnh Nguồn tiền lương và thu nhập của người lao động bắt nguồn từ kết quả củahoạt động sản xuất kinh doanh Sự quản lý vĩ mô của Nhà nướcvề lĩnh vực nàybắt buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động có mức thu nhậpthấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tốmang tính quyết định Do đó có thể nói tiền lương là phạm trù của sản xuất, yêucầu phải tính đúng, tính đủ trước khi trả hoặc cấp phát cho người lao động

Trang 10

Cũng chính vì sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất cầnphải được bù đắp sau khi đã hao phí, nên tiền lương cũng phải được thông quaquá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí, hiệuquả lao động Và ở đây tiền lương lại thể hiện là một phạm trù phân phối Sứclao động là hàng hoá cũng như các loại hàng hoá khác nên tiền lương cũng làphạm trù trao đổi Nó đòi hỏi phải ngang giá với giá cả của các tư liệu tiêu dùng,sinh hoạt cần thiết nhằm tái sản xuất sức lao động sức lao động cần phải đượctái sản xuất thông qua quỹ tiêu dùng cá nhân và do đó tiền lương lại là phạm trùthuộc lĩnh vực tiêu dùng

Như vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền lao động, tiền tệ vànền sản xuất hàng hoá Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoásức lao động mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động đã bỏ ratrong quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác, về hình thức, trong điều kiện tồntại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thànhnên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương

có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giáthành sản phẩm hay là một bộ phận của thu nhập

2.2 Chức năng của tiền lương.

Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý nóichung và quản lý lao động tiền lương nói riêng Có thể kể ra một số chức năng

cơ bản của tiền lương như sau:

- Kích thích lao động (tạo động lực): Chức năng này nhằm duy trìnăng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bùđắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất Về mặt nguyên tắc,tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởitrong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độnghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mứclương nhận được thoả đáng nhất

- Giám sát lao động: giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo dõi,giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được nhữngmục tiêu mong đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu quả cao Hiệu quả

Trang 11

của việc chi trả lương không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theotừng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các bộ phận khác nhau.

- Điều hoà lao động: đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý,người lao động sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn Vớimức lương thoả đáng, họ sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao

- Tích luỹ: với mức tiền lương nhận được, người lao động khôngnhững duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau nàykhi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ

2.3 Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng:

2.3.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động Nguồnnày bao gồm:

- Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà nước

- Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ khácngoài đơn giá tiền lương được giao

- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang

Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương

Như vậy cán bộ công nhân viên sẽ được nhận tiền lương phụ cấp từ quỹtiền lương của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp việc quản lý quỹ lương đòihỏi phải hết sức chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả và việc cấp phát lương phải đảm bảonguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tăng năng suất lao động và hạ giáthành sản phẩm Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quỹ lương ở các doanhnghiệp phải do cơ quan chủ quản của doanh nghiệp tiến hành trên cơ sở đốichiếu, so sánh thường xuyên quỹ lương thực hiện với quỹ lương kế hoạch củadoanh nghiệp trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Mặt khác thực hiện việc quản lý tiền lương là xác địnhmối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động với Nhà nước vềphân chia lợi ích sau một thời kỳ, hay khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nhất

Trang 12

định cùng với một số chỉ tiêu tài chính khác Việc xác định giá trị hao phí sứclao động cho một đơn vị sản phẩm, cho 1000 đ doanh thu hay lợi nhuận là hếtsức quan trọng và cần thiết Đó là chi phí hợp lệ trong giá thành, là căn cứ đểxác định lợi tức chịu thuế , là công cụ để Nhà nước quản lý tiền lương và thunhập trong các doanh nghiệp Cụ thể, Nhà nước quyết định đơn giá tiền lươngcủa các sản phẩm trọng yếu, đặc thù, các sản phẩm còn lại thì doanh nghiệp tựtính giá tiền lương theo hướng dẫn chung (Thông tư số 13/LĐTBXH-TT banhành ngày 10/4/1997) Doanh nghiệp sẽ tự quyết định đơn giá tiền lương nhưngphải đăng ký với cơ quan chủ quản Việc xác định đơn giá tiền lương có thể dựatrên các chỉ tiêu sau:

- Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật

Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi

so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuốinăm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, có thể quy địnhphân chia tổng quỹ tiền lương theo các quỹ sau:

- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán,lương sản phẩm, lương thời gian: ít nhất bằng 76% tổng quỹ lương

- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng suấtchất lượng cao, có thành tích tốt trong công tác tối đa không quá 10% tổng quỹtiền lương

- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuậtcao, tay nghề giỏi: tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương

- Quỹ dự phòng cho các năm sau: tối đa không quá 12% tổng quỹlương

Trang 13

2.3.2 Các hình thức trả lương.

Hiện nay tại các doanh nghiệp người ta thường áp dụng hai hình thức trảlương chủ yếu sau:

 Trả lương theo thời gian

Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà số tiền trảcho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương của một đơn vịthời gian ( giờ hoặc ngày) Như vậy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2yếu tố:

- Mức tiền lương trong một đợn vị sản phẩm

- Thời gian đã làm việc

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làmcông tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộphận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tínhchất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượngsản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản

lý việc tính và trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách:

a Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng )

Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiềnlương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp

và thời gian làm việc thực tế ít hay nhiều quyết định

Tiền lương trả cho người lao động được tính theo công thức:

Trang 14

Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao động,khó đánh giá công việc một cách chính xác Có 3 loại tiền lương theo thời gianđơn giản:

Lương giờ: tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm việc

Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực tế.Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng

Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán Hơn nữa người côngnhân có thể tự tính được tiền công mà mình được lĩnh Bên cạnh đó, hình thứctrả lương này cũng có những nhược điểm là nó mang tính chất bình quân nênkhông khuyến khích việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyênvật liệu, không tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất laođộng

b.Trả lương theo thời gian có thưởng:

Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiềnlương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu

về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Hình thức này chủ yếu áp dụng đối vói công nhân phụ, làm việc phục vụnhư công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra còn áp dụng cho côngnhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự độnghoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng

Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác thông qua cácchỉ tiêu xét thưởng đã đạt được Do vậy nó khuyến khích người lao động quantâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình Do đó cùng với ảnh hưởngcủa tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộnghơn

 Trả lương theo sản phẩm

Do có sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các doanhnghiệp đã áp dụng rộng rãi các hình thức tiền lương theo sản phẩm với nhiềuchế độ linh hoạt Đây là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận

Trang 15

được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành và được tínhtheo công thức:

Lsp= ∑

i=1

n

( Qi x ĐGi) Trong đó: Lsp: lương theo sản phẩm

Qi: khối lượng sản phẩm i sản xuất ra

ĐGi: đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i

i: số loại sản phẩm i

Tiền lương tính theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sảnxuất của mỗi người Nếu họ làm được nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm làm ra cóchất lượng cao thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại Chính vì vậy nó cótác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động sản xuấtcủa mình, tích cực cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng tối đa khảnăng làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao động Hơn nữa trả lươngtheo sản phẩm còn có tác dụng khuyến khích người lao động học tập nâng caotrình độ văn hoá kỹ thuật, tích cực sáng tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật vàoquá trình sản xuất Điều này tạo điều kiện cho họ tiến hành lao động sản xuấtvới mức độ nhanh hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn Trảlương theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nhất định như: định mức laođộng, xây dựng đơn giá tiền lương cho một sản phẩm, thống kê, nghiệm thu sảnphẩm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được cân đối hợp lý

Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả công, hình thức trả lươngtheo sản phẩm có 5 loại sau:

Loại 1: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:

Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuấttrong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối, công việc

có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách

cụ thể và riêng biệt

Đơn giá tiền lương có tính chất cố định được tính theo công thức:

Trang 16

Trong đó: ĐG: đơn giá sản phẩm

L: lương theo cấp bậc công việc hoặc mức lương giờ Ds: định mức sản lượng

Tiền công của công nhân được tính theo công thức:

Lcn =ĐG x Q

Trong đó: Lcn: tiền lương của công nhân

Q: khối lượng sản phẩm sản xuất được

Ưu điểm nổi bật của chế độ này là mối quan hệ giữa tiền công và kết quảlao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm củangười lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng caotrình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động Đồng thời hình thức nàycũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thànhnhiệm vụ sản xuất

Tuy nhiên chế độ lương này còn có nhược điểm là người lao động dễ chạytheo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc sử dụng tốtmáy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tậpthể

Loại 2: Trả lương theo sản phẩm tập thể:

Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công việc đòi hỏi tậpthể công nhân cùng thực hiện, có định mức thời gian dài, khó xác định kết quảcủa từng cá nhân Do vậy khi thực hiện hình thức lương này thì trước tiên phảixác định đơn giá và tiền lương mà cả nhóm được lĩnh Công thức tính đơn giá:

L x Đt

Hoặc ĐG =

i=1 n

Trang 17

Trong đó: ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm tập thể

LNCN = ĐG x Q

Trong đó: LNCN : tiền lương của nhóm công nhân

ĐG: đơn giá tính theo sản phẩmQ: khối lượng sản phẩm sản xuất đượcSau khi xác định được tiền lương cả đơn vị thì tiến hành chia lương chotừng công nhân Tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể lựa chọnmột trong hai phương pháp chia lương sau:

a Chia lương theo giờ – hệ số: Tiến hành qua 3 bước:

- Tính tổng số giờ hệ số của đơn vị – là số giờ qui đổi của các côngnhân ở những bậc thợ khác nhau về giờ của công nhân bậc 1 Tổng số giờ hệ sốđược tính bằng cách lấy giờ làm việc của công nhân nhân với hệ số cấp bậc củangười đó sau đó tổng hợp cho cả tổ

- Tính tiền lương 1 giờ theo hệ số bằng cách lấy tiền lương cả tổchia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ đã tính đổi

- Tính tiền lương cho từng công nhân bằng cách lấy tiền lương thực

tế của một giờ nhân với số giờ làm việc

b Chia lương theo hệ số điều chỉnh: làm 3 bước:

Trang 18

- Tính tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của mỗi côngnhân sau đó tổng hợp cho cả nhóm

- Xác định hệ số điều chỉnh cho cả tổ bằng cách lấy tổng tiền lươngthực lĩnh chia cho số tiền lương vừa tính trên

- Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh vàtiền lương đã lĩnh lần đầu của mỗi người

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn áp dụng việc chia lương theo phân loạilao động ra A, B, C

Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng caotrách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời quan tâm đếnnhau hơn để giúp nhau cùng hoàn thành công việc

Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết địnhtiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân

Loại 3: Trả lương theo sản phẩm gián tiếp

Thực chất của hình thức này là dựa vào công nhân chính để tính lươngcho công nhân phụ Hình thức này được áp dụng trong trường hợp công việc củacông nhân chính và công nhân phụ gắn liền với nhau nên không trực tiếp tínhđược lương sản phẩm cho các cán bộ và công nhân khác

Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của côngnhân chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm gián tiếpcủa công nhân phụ Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp dược tính theo hai bước:

Bước 1: tính đơn giá:

ĐG = ∑

i=1

n

L Ds

Trong đó: ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp

L: lương cấp bậc tháng công nhân phụ, phục vụ và quản lý.Ds: định mức sản lượng của công nhân chính trong tháng

Trang 19

Bước 2: tính lương sản phẩm gián tiếp:

LGT = ĐG x Q TH

Trong đó: Q TH: sản lượng thực hiện trong tháng

Ưu điểm cơ bản của hình thức này là làm cho mọi cán bộ công nhân viênđều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinhdoanh

Loại 4: Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến

Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất hoặckhi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn tại ở khâunày có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phầnhoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp

Ưu điểm của hình thức tiền lương này là khuyến khích công nhân tăngnhanh số lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nên phạm vi

áp dụng chỉ đối với khâu chủ yếu của dây chuyền hoặc vào những thời điểm nhucầu thị trường về loại sản phẩm đó rất lớn hoặc vào thời điểm có nguy cơ khônghoàn thành hợp đồng kinh tế

Để hình thức tiền lương này có hiệu quả cần chú ý điều kiện cơ bản là:Mức tăng đơn giá tiền lương phải nhỏ hơn hoặc bằng mức tiết kiệm chi phí cốđịnh nghĩa là:

Trang 20

C x H1

L x H

Kđ =

Trong đó:Kđ: hệ số tăng đơn giá sản phẩm luỹ tiến

L: hệ số tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm

H: hệ số tăng sản lượng đạt được

C: hệ số chi phí cố định trong giá thành

Loại 5: Trả lương khoán

Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được chitiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác hoặc nhữngcông việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn

bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhấtđịnh

Hình thức này khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thờihạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán Tuy nhiênvới hình thức lương này thì khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ đểxây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân nhận khoán

Ngoài những hình thức tiền lương chủ yếu nói trên theo Nghị định 317/ C

T – HĐBT ngày 01/09/1990 các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trảlương theo định mức biên chế (khoán quỹ lương) Doanh nghiệp áp dụng địnhmức biên chế thì quỹ lương chế độ bằng tổng lao động định mức lao động hợp

lý (sau khi đã sắp xếp lại lao động, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý xác định rõchức năng nhiệm vụ và biên chế các phòng ban) Công ty tính toán và khoánquỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạchcông tác Nếu chi phí bộ máy gián tiếp ít thì thu nhập cao, ngược lại không hoànthành kế hoạch chi phí nhiều, biên chế lớn thì thu nhập ít

Chế độ tiền lương khoán khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụtrước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoánchặt chẽ Tuy nhiên chế độ trả lương này khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt

Trang 21

chẽ, tỉ mỉ để tránh gây thiệt thòi cho người nhận khoán cũng như người giaokhoán.

2.3.3 Các loại tiền thưởng.

Tiền thưởng là một biện pháp kích thích vật chất có tác dụng rất tích cựcđối với việc thúc đẩy người lao động phấn đấu thực hiện công việc ngày càng tốthơn Thưởng có rất nhiều loại, trong thực tế doanh nghiệp có thể áp dụng một sốhay tất cả các loại tiền thưởng sau:

- Thưởng năng suất, thưởng chất lượng: áp dụng khi người lao động thựchiện tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ

- Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loạivật tư, nguyên vật liệu có tác dụng giảm giá thành sản phẩm dịch vụ mà vẫnđảm bảo chất lượng theo yêu cầu

- Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có sáng kiến cải tiến kỹthuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới có tác dụng nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ

- Thưởng lợi nhuận: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi trong trườnghợp này người lao động sẽ được chia một phần tiền dưới dạng tiền thưởng Hìnhthức này áp dụng cho công nhân viên vào cuối quý, sau nửa năm hoặc cuối nămtuỳ theo hình thức tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất: áp dụng khi ngườilao động làm việc với số sản phẩm vượt mức quy định của doanh nghiệp

2.3.4 Các loại phúc lợi

Các loại phúc lợi mà người lao động được hưởng rất đa dạng và phong phú,

nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy định của Chính phủ, tập quántrong nhân dân, mức độ phát triển kinh tế, khả năng tài chính hoặc hoàn cảnh cụthể của doanh nghiệp Phúc lợi thể hiện sự quan tâm củadoanh nghiệp gồm có:

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

- Hưu trí

- Nghỉ phép, nghỉ lễ

- Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ

Trang 22

- Trợ cấp của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên đông con hoặc cóhoàn cảnh khó khăn.

- Quà tặng của doanh nghiệp cho cán bộ công nhân viên vào các ngày lễ,tết hoặc các dịp sinh nhật, cưới hỏi

- Tổ chức thăm quan, du lịch cho cán bộ công nhân viên bằng kinh phí tàitrợ của cơ quan, công đoàn cơ quan

II TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

1 Mối quan hệ giữa lao động và tiền lương.

Trong hoạt động của mình, con người luôn có mục đích cụ thể Người laođộng khi làm việc họ thường quan tâm đến việc nhận được bao nhiêu tiền công,mức tiền công đó có thoả mãn với mức hao phí lao động mà mình đã bỏ ra haykhông, có đủ bù đắp và tích luỹ để đảm bảo mức sống cho bản thân và gia đìnhhay không Do đó, việc quan tâm tới lợi ích của người lao động có tầm quantrọng đặc biệt đối với các nhà quản lý, đó là yếu tố đầu tiên và cũng là cuối cùnggắn bó người lao động với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải đảm bảo thunhập ổn định cho người công nhân, tiền công trả cho người lao động phải xứngđáng với khả năng, hiệu suất làm việc của họ Đối với người lao động nếu họlàm việc với năng suất cao, chất lượng sản phẩm làm ra tốt thì họ sẽ nhận đượcmức lương tương ứng và ngược lại

- Có thể nói tiền lương là một trong những hình thức kích thích lợi ích vậtchất đối với người lao động Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảmbảo cho sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ người lao động có trình độ kỹthuật cao với ý thức kỷ luật tốt thì công tác tổ chức tiền lương trong doanhnghiệp phải đặc biệt được coi trọng Tổ chức phân phối tiền lương trong doanhnghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra tâm lý thoải mái giữa người lao động,hình thành khối đoàn kết thống nhất, một lòng vì sự nghiệp phát triển doanhnghiệp và lợi ích của bản thân họ Chính vì vậy mà người lao động tích cực làmviệc bằng cả lòng nhiệt tình, hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương họđạt được Ngược lại khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếutính công bằng và hợp lý thì không những nó đẻ ra những mâu thuẫn nội bộ

Trang 23

thậm chí khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa người lao độngvới các cấp quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn có thể gây nên

sự phá hoại ngầm dẫn đến sự lãng phí to lớn trong sản xuất Vậy đối với nhàquản trị, một trong những công việc được quan tâm hàng đầu là phải theo dõiđầy đủ công tác tổ chức tiền lương, thường xuyên lắng nghe và phát hiện kịpthời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có thể xảy ra trong phân phốitiền lương và tiền thưởng cho người lao động, để rồi qua đó có sự điều chỉnhthoả đáng và hợp lý Người ta đã chứng minh rằng: nếu tiền lương đảm bảo táisản xuất được sức lao động theo đúng nghĩa của nó thì năng suất lao động sẽ đạtđược tương đối cao và nếu quản lý lao động tốt thì năng suất sẽ cao hơn nhiều.Ngược lại nếu tiền lương chỉ đảm bảo được 70% nhu cầu tái sản xuất sức laođộng thì năng suất lao động sẽ giảm đi 50%

Như vậy để khuyến khích người lao động làm việc thì doanh nghiệp cầnphải có chính sách, chế độ tiền lương xứng đáng, phù hợp Đó cũng là nghệthuật quản lý của các nhà quản trị

2 Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động và tiền lương.

2.1 Các nguyên tắc quản lý, sử dụng lao động

- Phải hình thành cơ cấu lao động tối ưu: Một cơ cấu lao động đượccoi là tối ưu khi nó đảm bảo được về số lượng ngành nghề và chất lượng laođộng thật phù hợp Ngoài ra phải phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của các bộ phận hoặc các cá nhân với nhau, đồng thời phải tạo được sự đồng

bộ, ăn khớp giữa các cá nhân, bộ phận trong cơ cấu Làm được như vậy thì năngsuất và hiệu quả công việc sẽ đạt được mức cao nhất

- Phải đảm bảo cả yếu tố vật chất và tinh thần cho người lao động: Để quản

lý tốt người lao động thì nhà quản lý phải biết kết hợp khéo léo giữa lợi ích vậtchất và lợi ích tinh thần Thông thường có thể dùng lợi ích vật chất để khuyếnkhích người lao động nhưng cũng có trường hợp áp dụng hình thức này không

có hiệu quả hoặc chỉ mang tính chất phụ, nhất thời Lúc này nhà quản trị phảibiết kết hợp với lợi ích tinh thần như bày tỏ sự quan tâm, thăm hỏi, động viên

để tạo dược ấn tượng trong tâm trí người lao động

Trang 24

- Phải đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người laođộng như: trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu Những yếu tốnày phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

- Phải tăng cường định mức lao động: Định mức lao động là xác định lượnghao phí lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khốilượng công việc) theo tiêu chuẩn và chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức

kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế xã hội nhất định, lượng lao động phải được lượnghoá bằng những thông số có độ chính xác và đảm bảo đô tin cậy Xác định đượcđịnh mức lao động sẽ xác định được những trách nhiệm và kết quả lao động củamỗi người, là cơ sở để xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng phương án tốithiểu hoá chi phí

Ngoài ra phải không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị tư tưởng,chuyên môn nghiệp vụ đồng thời tăng cường kỷ luật lao động đảm bảo điều kiện

an toàn cho người lao động

2.2 Các nguyên tắc của việc quản lý, sử dụng tiền lương.

- Phải xây dựng được một quy chế trả lương đầy đủ, rõ ràng và thống nhất

Để đảm bảo được tính dân chủ, công khai, bản quy chế trả lương phải được sựtham gia đóng góp của Ban chấp hành công đoàn và phổ biến công khai đếntừng người lao động, đồng thời phải đăng ký với cơ quan giao đơn giá tiềnlương của doanh nghiệp

- Công tác xây dựng đơn giá tiền lương và xác định quỹ tiền lươngphải đảm bảo chặt chẽ và có độ chính xác cao để không gây thiệt thòi cho gườilao động cũng như người trả lương Quỹ tiền lương phải được phân phối trựctiếp cho người lao động trong doanh nghiệp, không được sử dụng vào mục đíchkhác

 Việc trả lương phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động Điều này bắt nguồn từ bảnchất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động tiền lương lànguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó tiền lương không những phảiđảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn phải đảm bảo nuôi sống gia đình họ

Trang 25

Không những thế, tiền lương còn phải đủ tích luỹ, tiền lương ngày mai phải caohơn hôm nay.

- Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên cơ sở sự thoảthuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua bản hợp đồnglao động Chí ít thì mức lương nhận được của người lao động cũng phải bằngmức lương tối thiểu do Nhà nước quy định

- Việc trả lương cho từng bộ phận, cá nhân người lao động theo quychế chủ yếu phụ thuộc vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, giá trị cốnghiến của từng bộ phận cá nhân người lao động, không phân phối bình quân.Đốivới người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi, giữ vai trò quantrọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị thì mứctiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng

Trang 26

PHẦN 2

TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG

TRONG CÔNG TY DỆT – MAY HÀ NỘI.

A VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

Công ty Dệt – May Hà Nội ( tiền thân là Nhà máy Sợi Hà Nội – Xí nghiệpliên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội - Công ty Dệt kim Hà Nội ) có trụ sở đặt tại số 1Mai Động – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, có tổng diện tích 24 ha, là một doanhnghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp Trang thiết bị của Công ty đều là từ Italia,Cộng hoà Liên bang Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản Công ty chuyên sản xuấtkinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm sợi, dệt kim có chất lượng cao

Ngày 7/4/1978 Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãngUnionmatex (CHLB Đức) ký hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi Hà Nội Ngày21/11/1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý Nhà máy vừahoạt động sản xuất vừa đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất

Tháng 6/1990, Bộ Kinh tế đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh xuấtnhập khẩu trực tiếp, tên giao dịch là HANOSIMEX

Tháng 4/1991 Bộ Công nghiệp quyết định tổ chức hoạt động Nhà máy sợi

Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội Trong gần 5 năm, Nhàmáy không ngừng phát triển với quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh Nhà máy

đã sát nhập Nhà máy sợi Vinh, Nhà máy dệt Hà Đông, Nhà máy thêu Đông Mỹthành các xí nghiệp thành viên

Tháng 6/1995, Nhà máy được đổi tên thành Công ty dệt Hà Nội và đếntháng 3/2000, Công ty đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội Trải qua hơn

20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã khẳng định được vị trí của mìnhtrong ngành sản xuất dệt sợi trong và ngoài nước Sản phẩm của Công ty đã cómặt trên thị trường nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Úc,TháiLan Hiện nay, Công ty Dệt May Hà Nội có 9 đơn vị thành viên:

- Tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội gồm:

Nhà máy sợi; Nhà máy May 1, 2; Nhà máy dệt nhuộm; Nhà máy cơ điện;Nhà máy dệt vải DeNim

Trang 27

Tháng 7 năm 2001 có thêm nhà máy may 3 Ngoài ra còn có một số xínghiệp sản xuất ống giấy, bao bì, nhựa đóng gói tự hạch toán kinh doanh

- Tại huyện Thanh Trì, Hà Nội có Nhà máy may Đông Mỹ

- Tại thị xã Hà Đông – Hà Tây có Nhà máy dệt Hà Đông

- Tại thành phố Vinh – Nghệ An: Nhà máy Sợi Vinh

Ngoài ra còn có nhiều cửa hàng thương mại dịch vụ, cửa hàng giới thiệusản phẩm

Năng lực sản xuất của Công ty

- Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150.000 cọc sợi với sản lượng 10.000 tấn/năm

- Năng lực dệt kim:

Sản phẩm vải các loại là 4.000 tấn / năm

Sản phẩm may là 8 triệu/năm (trong đó 7 triệu là sản phẩm xuất khẩu )Sản phẩm khăn bông 1.000 tấn /năm

- Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 30 triệu USD/năm

- Là một doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Công nghiệp, trong cơ chế thịtrường để đứng vững và ngày một phát triển trong nước cũng như trên thị trườngquốc tế thì sản phẩm của Công ty phải ngày càng phong phú về chủng loại vàmẫu mã

Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm như:+ Các loại vải đơn và sợi xe có chất lượng cao như: sợi Cotton, Sợi peco,Sợi Pe với chỉ số trung bình (NE ) là: 36/I

+ Các loại dệt kim thành phẩm: Rb, Interlob, single, các sản phẩm maymặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim

+ Các loại khăn bông, lều du lịch

Công ty chuyên nhập các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất: bôngPolyeste, phụ tùng thiết bị chuyên ngành hoá chất, thuốc nhuộm

Trang 28

II CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.

1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Nhà máy sợi, sợi Vinh: chuyên sản xuất sợi cho dệt vải

- Nhà máy dệt nhuộm : sản xuất vải dệt kim (gồm vải mộc và vải thànhphẩm đã qua nhuộm)

- Nhà máy dệt Hà Đông sản xuất khăn mặt bông, lều, bạt xuất khẩu, maymũ

- Các Nhà máy may: may các sản phẩm may, dệt kim, dệt thoi

- Nhà máy cơ điện: gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa hỏng hóc cho

cả các dây chuyền sản xuất của Công ty, sản xuất ống giấy túi PE, vành chốngbẹp cho sợi, bao bì Cung cấp điện, nước, khí nén cho các đơn vị

2 Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.

Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độsản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và thị trường trongnước cả về chủng loại chất lượng sản phẩm, hình thức mẫu mã Hơn 2/3 chủngloại sản phẩm kiểu cũ đã được chuyển sang loại mới cải tiến như: sợi PeCo, Ne83/17, sợi Cotton Ne30, Ne 32 Cotton dệt kim, quần áo, khăn Các sản phẩmđược cải tiến đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, tiết kiệm về vật tư cũng như thờigian

Ngày nay cùng với sự tăng trưởng và phát triển về kinh tế của đất nướckéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu về may mặc Do đótiềm năng phát triển về ngành dệt may Việt Nam là rất lớn Đó chính là tiền đềthuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Tuynhiên, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm dệt may lại có xu hướng thay đổi Tỉ lệ sảnphẩm có chất lượng cao sẽ tăng lên và ngược lại tỉ lệ tiêu dùng các sản phẩm cóchất lượng thấp sẽ giảm xuống Do vậy đã đặt cho công ty những thách thức mớiđòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để dần chiếm lĩnh thị trường,cạnh tranh với những sản phẩm dệt may của các công ty khác trong và ngoàinước

Trang 29

Công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng đượcnhu cầu đa dạng của thị trường và từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Công ty, đồng thời tránh được rủi ro trong kinhdoanh Song, để có thể mở rộng được thị phần của mình trong nước cũng nhưtrên thế giới thì đòi hỏi Công ty phải có chính sách, chiến lược đúng đắn, phùhợp với từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn phát triển.

III MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU BỘ MÁY CỦA CÔNG TY.

1 Đặc điểm về bộ máy quản lý.

Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng trên cơ sở quyền làmchủ của tập thể lao động Tổng Giám đốc công ty do Chính phủ bổ nhiệm, làngười đại diện pháp nhân cho Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty vàchịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúngpháp luật nhà nước Giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty có 4 Phó Tổng giámđốc điều hành do Tổng giám đốc chọn và đề nghị Tổng Công ty dệt may ViệtNam bổ nhiệm Các bộ phận quản lý cấp giám đốc, phó giám đốc các Nhà máythành viên, trưởng phó các phòng ban, trưởng phó các đơn vị trung tâm kiểm trachất lượng sản phẩm, y tế, dịch vụ do Tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi đã lấy ýkiến Thường vụ Đảng uỷ, phiếu thăm do tín nhiệm của tập thể cán bộ quản lý

Các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, do Tổng giám đốcquy định và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc lập – thực hiện kếhoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty

Mỗi Nhà máy thuộc Công ty là một đơn vị tổ chức sản xuất Giám đốc cácNhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Công ty về toàn bộhoạt động sản xuất, theo phân cấp quản lý của Công ty

Trang 30

Ban CBSX

MN may 3

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó tổng giám đốc kiêm đại diện lãnh đạo (QMR)Phó tổng giám đốc II Phòng

Ktoán-Tchính Phó tổng giám đốc III Phó tổng giám đốc IV

Phòng Kthuật- Đtư Nhà máy sợi

Nhà máy dệt DENIM

Các Nhà máy dệt sợi khác

Phòng Ktoán-Tchính

Phòng Xuất nhập khẩu

Trung tâm

y tế

Phòng Đời sống

Phòng Tchức-Hchính

Trang 31

Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ta thấy đặc trưng quản lý củaCông ty Dệt- May Hà Nội là quản lý trực tuyến chức năng Cơ cấu này chỉ đạo sảnxuất kinh doanh một cách nhạy bén, kịp thời, đảm bảo phát huy những ưu điểm củachế độ một thủ trưởngvà thế mạnh của các bộ phận chức năng.

2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước chuyển nền kinh tế từbao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa thì ngoài việc kinh doanh để duy trì hoạt động và tạo thêm công ăn việclàm, thu nhập cho người lao động Công ty còn mở rộng thị trường với các nước khác.Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất của Công ty được trang bị lànhập từ Italia, sản xuất vào những năm 1978-1979, chất lượng máy móc thiết bị chỉđạt ở mức tương đối

Do vậy sản phẩm của Công ty mặc dù rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích

cỡ với những chỉ số kỹ thuật khác nhau nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng được nhucầu của người tiêu dùng Chính vì vậy mà sản xuất được hàng có chất lượng cao phục

vụ cho xuất khẩu là rất khó khăn Hiện nay hàng may mặc của Công ty sản xuất đểxuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước EU, Mỹ => Tỷ lệ xuấtkhẩu chiếm trên 80% sản phẩm sản xuất ra Công ty Dệt -May Hà Nội là một doanhnghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ hànghoá Mặt hàng chính của Công ty là sản phẩm sợi và dệt kim, đây là những sản phẩm

mà trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Sợi là sản phẩm truyền thống vàhiện nay vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty Loại sản phẩm này rất quan trọng vì

nó là nguyên vật liệu đầu vào cho công nghệ dệt vải mà nhu cầu sử dụng vải thườngtăng theo mức tăng trưởng của nền kinh tế nên nó đòi hỏi ngày càng có những sảnphẩm chất lượng cao Xác định được nhiệm vụ của mình, Công ty đã quán triệtphương châm sản xuất:

- Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch sản xuất mặt hàng đã được ký hợpđồng hoặc chắc chắn được tiêu thụ trên thị trường

- Sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình sẵn có Do đósau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thường căn cứ kết quả tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường để làm tiền đề cho kỳ sau

Trang 32

Mỗi sản phẩm có một đặc điểm riêng biệt và chiếm vị trí khác nhau trong quátrình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như trên thị trường Do vậy việc hiểu rõđặc điểm sản phẩm và vị trí của nó sẽ giúp cho quá trình quản lý và hoạch định chiếnlược kinh doanh hợp lý.

Song song với sự phát triển sản xuất, thiết bị máy móc hiện nay của Công tychủ yếu nhập từ Nhật, Đức,Ý, Bỉ, nguồn vốn của Công ty cũng không ngừng đượccủng cố và gia tăng nhanh chóng Tổng số vốn đầu tư năm 1996 là 7,8 tỷ đồng vànăm 2000 đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt vải DENIM, đầu tư năm 2000 là 166 tỷđồng Với nguồn vốn lớn Công ty có điều kiện để mở rộng và phát triển sản xuất kinhdoanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh khả năng mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

IV KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

Công ty Dệt - May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn với nhiều chủng loại, sảnphẩm phong phú, đa dạng Doanh thu hàng năm của Công ty trên 450 tỷ đồng, đónggóp không nhỏ vào nguồn ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hơn 5.000cán bộ công nhân viên đồng thời cung cấp các sản phẩm may mặc, dệt kim, các sảnphẩm khăn bông, sản phẩm sợi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Sảnphẩm của Công ty hiện nay đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoàinước

Sau đây là biểu 2 phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những nămgần đây:

hệ số

đ /ng đ 1000 USD 1000 USD

400.246 379.306 8.696 812.000 2.45 71.288.797 47.480.702.933

13.479 11.531 1.500.000.000

428.000 434.500 5.548 950.325 2,49 78.125.000 49.473.869.808

13.667 11.901 2.113.697.726

462.000 470.000 4.500 1.213.155 2,55 103.143.033 56.638.159.802

14.900 20.700 2.056.000.000

Ngày đăng: 28/07/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BIỂU 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI - Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps
1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 28)
Bảng 10: MẪU ĐIỂM ÁP DỤNG XÂY DỰNG CẤP BẬC CÔNG VIỆC. - Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps
Bảng 10 MẪU ĐIỂM ÁP DỤNG XÂY DỰNG CẤP BẬC CÔNG VIỆC (Trang 58)
Bảng 11:PHƯƠNG PHÁP BẢNG ĐIỂM - ĐỒ THỊ. - Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps
Bảng 11 PHƯƠNG PHÁP BẢNG ĐIỂM - ĐỒ THỊ (Trang 59)
Bảng 12  BẢNG CHẤM CÔNG THI ĐUA  Họ tên: - Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps
Bảng 12 BẢNG CHẤM CÔNG THI ĐUA Họ tên: (Trang 60)
Bảng 13: SO SÁNH VỀ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG - Đề tài " “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội” pps
Bảng 13 SO SÁNH VỀ HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w