TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIBÀI TẬP NHÓMMÔN: LUẬT HÀNH CHÍNHĐỀ BÀIQua vụ việc Sở Y tế Bình Dương có văn bản số 560/SYT-VP đề nghị các cơsở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ BÀI Qua vụ việc Sở Y tế Bình Dương có văn bản số 560/SYT-VP đề nghị các cơ
sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương; bằng kiến thức môn Luật hành chính đã học, hãy trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
ĐỀ BÀI
Trang 2Ngày 2/3/2023, Sở Y tế Bình Dương đã có văn bản số 560/SYT-VP đề nghị các
sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Trong số 6 bác sĩ, có người được cử đi đào tạo, được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí hàng tháng và cam kết về địa phương phục vụ gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, khi làm việc chưa đủ thời gian cam kết, các bác sĩ đã tự ý nghỉ việc Những bác sĩ khác nhận
400 - 420 triệu đồng tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và cam kết phục
vụ nhưng tự ý nghỉ việc khi chưa đủ thời gian cam kết, chưa hoàn trả số tiền đã nhận
1 Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương có phải là quyết định hành chính không? Tại sao?
2 Hành vi của các bác sĩ trong vụ việc trên có phải vi phạm kỷ luật không? Tại sao?
3 Việc Sở Y tế Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo thì có phải truy cứu trách nhiệm vật chất hay không? Tại sao?
4 Phân tích nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo đối với các bác sĩ trong trường hợp này?
5 Căn cứ vào quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế, đánh giá việc ban hành văn bản số 560/SYT-VP của sở Y tế Bình Dương
Trang 3BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 06 Lớp: 4721
Tổng số sinh viên của nhóm: 8
Có mặt: Đủ Vắng mặt: 0
Môn học: Luật Hành chính
Kế hoạch làm việc của nhóm
- Tìm hiểu chủ đề, phân công nhiệm vụ cụ thể
- Tổng hợp nội dung, nhiệm vụ đã giao
- Họp nhóm thống nhất ý kiến
- Đánh giá hoạt động nhóm và tổng kết, in văn bản
STT Họ và tên
Mã số sinh viên
Tiến độ thực hiện (đúng hạn)
Mức độ hoàn thành Họp nhóm
Kết luận Xếp loại
Có Khôn g Không tốt Trung bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
1 Lê Trần Quỳnh Anh
2 Lê Trần Quân
3 Triệu Thị Xuân Mai
4 Trần Thị Vân Giang
5 Nguyễn Duy Bắc
6 Quách Thị Ngọc
7 Bùi Thu Hà
8 Đinh Thị Luận
Kết quả điểm bài tập:
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
Câu 1 1
Câu 2 3
Câu 3 4
Câu 4 7
Câu 5 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 5MỞ ĐẦU
Nhiều năm trở lại đây Việt Nam rất chú trọng đầu tư, đào tạo nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trong quá trình đó đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như bồi dưỡng được nhiều nhân tài, tạo cơ hội cho họ phát huy được năng lực của mình để cống hiến cho đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân tiêu biểu đó, còn không ít trường hợp sai phạm, thiếu trách nhiệm Từ đó, Nhà nước cần xem xét, đưa ra các biện pháp kỷ luật, xử lý vi phạm một cách nghiêm minh Nhận thấy vẫn còn nhiều điều chưa thỏa đáng từ
vụ việc của Sở Y tế Bình Dương có văn bản đề nghị các sở y tế trong và ngoài công lập không tiếp nhận hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với 6 bác vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Bằng kiến thức môn Luật Hành chính, nhóm nhận thấy văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương về xử lý vụ việc này có phần không hợp lý, từ đó soi chiếu vào pháp luật, đưa ra những hướng đi phù hợp hơn
NỘI DUNG Câu 1:
Văn bản số 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương không phải là quyết định hành chính
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015
- Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015 : “Quyết định hành
chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.”
Có thể thấy quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó
là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan
1
Trang 6hành chính nhà nước, tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt
ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước
Đặc điểm của quyết định hành chính: Đầu tiên, quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước Ngoài ra thì quyết định hành chính còn mang tính chất pháp lý cao Đồng thời, quyết định hành chính có thể làm xuất hiện quy phạm pháp luật mới, thay đổi hoặc hủy bỏ những quy phạm pháp luật đã tồn tại trước
đó Việc ban hành quyết định hành chính có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt một mối quan hệ pháp luật Quyết định hành chính có giá trị pháp lý thấp hơn Luật, là những văn bản dưới Luật Tức là một quyết định hành chính được ban hành phải đảm bảo về hình thức, nội dung phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước đó Có nhiều căn cứ để phân loại quyết định hành chính trong đó có căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định Đối với các quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân (gồm các
sở, phòng, ban) với tư cách là cơ quan giúp việc về chuyên môn cho ủy ban nhân dân được quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị
Phân tích:
Thứ nhất, về mặt hình thức văn bản số 560/SYT-VP là công văn do Sở Y tế
Bình Dương ban hành Như đã đề cập ở trên các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân bao gồm các sở, phòng, ban chỉ có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính dưới hình thức quyết định và chỉ thị Đây là một cơ sở để chứng minh về mặt hình thức văn bản số 560/SYT-VP không phải là quyết định hành chính
Thứ hai, về mặt nội dung văn bản có nêu rõ về việc Sở Y tế tỉnh Bình
Dương chỉ đề nghị đối với các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trên toàn quốc Trước hết đề nghị là đưa ra những ý kiến nào đó để thảo luận, xem xét hoặc đưa
ra những yêu cầu nào đó mà mong muốn được chấp nhận, giải quyết Do đó
2
Trang 7công văn này không có tính bắt buộc và tính cưỡng chế thi hành như một quyết định hành chính Về nguyên tắc, mọi quyết định hành chính khi được ban hành đều phải được thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định hành chính sẽ được đảm bảo thi hành bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và
để thi hành luật, quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao Còn văn bản trên là đề nghị sẽ không hàm chứa những đặc điểm đó
Thứ ba, trên thực tế mục đích của văn bản là đề nghị các đơn vị trực thuộc
Sở Y tế không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với các bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương Điều này là trái với Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân
Như vậy, nội dung của văn bản là trái với Hiến pháp 2013 Trong khi đó, như đã phân tích ở trên một quyết định hành chính mang tính dưới Luật nội dung văn bản phải phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có hiệu lực trước
đó Đây là một cơ sở để nhận diện văn bản 560/SYT-VP của Sở Y tế Bình Dương không phải là quyết định hành chính
Câu 2:
Cơ sở pháp lý:
- Luật viên chức số 58/2010/QH12:
- Khoản 1 Điều 17: Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Khoản 1 Điều 19: Những việc viên chức không được làm
- Nghị định số 112/2020/NĐ-CP Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó
Phân tích:
Các bác sĩ trong công văn 560-SYT/VP của Sở Y tế tỉnh Bình Dương đều là người được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo chế độ hợp đồng, có chức danh nghề nghiệp nên họ là viên chức theo quy định tại Điều 2
3
Trang 8Luật Viên chức năm 2010 Vì thế, họ thuộc nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên
Trước tiên, xem xét hành vi của các bác sĩ trong vụ việc này, đó là hành vi
có lỗi, bởi vì:
Theo Khoản 1 Điều 17 Luật viên chức 2010, viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao phải đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng Tuy nhiên trong trường hợp này, các bác sĩ sau khi được cử đi đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ nghề nghiệp phải có nghĩa vụ trở về địa phương phục vụ với thời gian gấp đôi thời gian đào tạo Nhưng họ đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao Sau khi được đào tạo và bồi dưỡng, các bác sĩ này chưa thực hiện đúng và đủ thời gian thực hiện công việc theo quy định, đồng nghĩa với việc họ
đã không đảm bảo yêu cầu của công việc được giao cả về mặt thời gian lẫn chất lượng
Theo Khoản 1 Điều 19 Luật viên chức 2010 quy định những việc viên chức không được làm, trong đó có tự ý bỏ việc Trong vụ việc này các bác sĩ tự ý nghỉ việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết Các bác sĩ này là viên chức và
đã vi phạm vào các điều cấm viên chức không được làm Vì vậy họ đã vi phạm
kỷ luật và sẽ bị xử lý kỷ luật theo Nghị định số 112/2020/NĐ - CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Với vai trò là viên chức được cử đi đào tạo và được hỗ trợ sinh hoạt phí, nhưng các bác sĩ này chưa thực hiện đúng theo cam kết là sau khi đào tạo xong
sẽ về làm việc phục vụ tỉnh Họ cũng chưa thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng làm việc theo luật, mà họ chỉ đang đơn phương chấm dứt hợp đồng mà chưa có sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Dương cũng như Sở Y tế của tỉnh Vậy nên việc tự ý nghỉ việc khi chưa hoàn thành công việc đúng thời hạn và chưa bồi hoàn chi phí cho tỉnh Bình Dương là hành vi vi phạm cam kết cũng như vi phạm
kỷ luật
Mặt khác, nếu xét về đạo đức nghề nghiệp, đây vẫn là một yếu tố có liên hệ
và ảnh hưởng tới việc xem xét một hành vi có phải vi phạm kỷ luật hay không Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc
4
Trang 9thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định Nếu là một người tận tâm tận huyết với nghề thì các bác sĩ này sẽ không tự ý bỏ việc khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ là tận tâm tận lực, cống hiến sức mình để xứng đáng với những
ưu tiên, hỗ trợ của nhà nước cũng như của sở y tế Như vậy qua những lý giải trên đây, có thể thấy hành vi của 6 bác sĩ trên là vi phạm kỷ luật
Câu 3:
Việc sở y tế Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo không được coi là truy cứu trách nhiệm vật chất bởi trách nhiệm các bác sĩ này phải chịu không phải là trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm được thực hiện bằng tiền của người vi phạm Đối với viên chức trách nhiệm vật chất được quy định trong Điều 55,
Luật viên chức 2010 : “1 Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có
hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2 Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì
có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập” Từ đó căn cứ để xác định
trách nhiệm vật chất đối với viên chức phải có đủ bốn yếu tố sau, đó là : “có hành vi gây thiệt hại tới tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập, có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại, vi phạm kỷ luật”
Hành vi tự ý nghỉ việc của sáu bác sĩ trên là vi phạm kỷ luật như đã được phân tích ở câu hai Bên cạnh đó, đây còn là hành vi có lỗi bởi sáu bác sĩ này đã
vi phạm những điều mà viên chức không được làm theo khoản 1, Điều 19, Luật
viên chức 2010 : “1 Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm
vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.”
Có thể thấy rằng hành vi của sáu bác sĩ kể trên có gây thiệt hại tới tài sản
căn cứ theo Điểm b), khoản 2, Điều 6, Nghị định 101/ 2017/ NĐ -CP :“Có cam
kết thực hiện nhiệm vụ, cơ quan đơn vị sự nghiệp sau khi hoàn thành đào tạo trong thời gian ít nhất gấp hai lần thời gian nhận trợ cấp” Bởi việc tự ý nghỉ
5
Trang 10việc này đã vi phạm nghiêm trọng về thời gian đào tạo mà sáu bác sĩ kể trên đã cam kết với tỉnh Bình Dương Nếu xét rộng ra có thể thấy mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với sáu vị bác sĩ này là mối quan hệ hai chiều, các bác sĩ này có quyền nhận tiền trợ cấp, tiền thu hút nhân lực đồng thời có nghĩa vụ phải tuân thủ thời gian làm việc như đã cam kết; còn với tỉnh Bình Dương, là nghĩa vụ chu cấp chi phí đào tạo và có quyền yêu cầu các bác sĩ này làm việc trong thời gian
đã cam kết Tuy nhiên, hành vi của sáu bác sĩ này vẫn không được coi là trách nhiệm vật chất, bởi viên chức phải gây ra thiệt hại với tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập chiếu theo Điều 55, Luật viên chức 2010 Từ công văn 560/SYT-VP có thể thấy trong sáu bác sĩ, có bốn người nhận được tiền thu hút nhân lực của tỉnh Bình Dương và hai người được cử đi đào tạo và trong thời gian được cử đi đào tạo đó được UBND tỉnh Bình Dương trợ cấp Từ đó, hành
vi tự ý nghỉ việc của sáu bác sĩ kể không làm thiệt hại đến tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập họ trực thuộc, mà gây ra thiệt hại tài sản đối với UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Dương không nhận lại được những gì tương xứng so với
số tiền đã bỏ ra cho sáu bác sĩ nêu trên, đó là thời gian làm việc đúng theo thỏa thuận Với việc không có thiệt hại tài sản với đơn vị sự nghiệp công lập thì rõ ràng rằng không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả hay nói cách khác là hành vi tự ý nghỉ việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thất thoát tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập mà họ trực thuộc
Hơn thế nữa viên chức phải gây thiệt hại tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công mới được coi là có trách nhiệm vật chất Tuy nhiên trong trường hợp này, căn cứ vào
khoản 11 điều 55 Luật viên chức: “Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị
hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại”, chúng ta cần phải đặt viên chức vào trong hoàn cảnh
xảy ra vi phạm Nếu các bác sĩ đã gây ra thiệt hại trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ, ví dụ như làm hỏng hóc các trang thiết bị của cơ sở công lập khi khám chữa bệnh, trong quá trình học tập làm hư hại các đồ dùng phục vụ cho việc học, đào tạo, thì hoàn toàn đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm vật
6
Trang 11chất Tuy nhiên, việc các bác sĩ gây ra hậu quả thiệt hại không phải trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ, mà do các bác sĩ đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo như bản cam kết, không làm trong trách nhiệm của mình nên mới gây ra hậu quả thiệt hại Vì thiệt hại các bác sĩ gây ra không phải trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nên không thể nói việc Sở y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo là truy cứu trách nhiệm vật chất Nhận thấy rằng, việc Sở y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các bác sĩ bồi hoàn chi phí đào tạo chỉ là việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, căn
cứ theo điều 360 Bộ Luật dân sự 2015: “Trường hợp có thiệt hại do bên vi phạm
nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác” Chính bởi vì việc
vi phạm cam kết của một bên chủ thể là các bác sĩ đã dẫn tới thiệt hại vật chất cho bên còn lại chính là UBND tỉnh Bình Dương
Câu 4:
Cơ sở pháp lý :
- Khoản 3, Điều 35 Luật viên chức 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019
- Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ
- Điều 13, 14 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương
Căn cứ vào đó, cả 06 bác sĩ đều phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo:
Thứ nhất, theo Khoản 3, Điều 35 Luật viên chức 2010, sửa đổi, bổ sung
2019 và Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2021/NĐ-CP; viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo Trong số các bác sĩ, có những người được cử đi đào tạo và có cam kết trở về phục vụ ở địa phương gấp đôi thời gian đào tạo Tuy nhiên, họ đã tự ý
7