1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của một số kỹ thuật ươm đến tỷ lệ sống và chất lượng cây giống sản xuất từ hom mía một mắt mầm tại tỉnh Tây Ninh

123 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của một số kỹ thuật ươm đến tỷ lệ sống và chất lượng cây giống sản xuất từ hom mía một mắt mầm tại tỉnh Tây Ninh
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Liên
Người hướng dẫn TS. Bùi Minh Trí, TS. Trần Tấn Việt
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 37,73 MB

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định thời gianlưu trữ hom, phương pháp xử ly hom, phương pháp u, thời gian ủ hom mía, loại giathể và quy cách đặt hom mía phù hợp, để nâng cao tỷ lệ sống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

NGUYEN THỊ KIEU LIEN

ANH HUONG CUA MOT SO KY THUAT UOM DEN TY LE SONG VA CHAT LUONG CAY GIONG SAN XUAT TU HOM MIA MOT MAT MAM TAI TINH TÂY NINH

DE AN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

NGUYEN THỊ KIEU LIEN

ANH HUONG CUA MOT SO KY THUAT UOM DEN TY LE SÓNG VA CHAT LƯỢNG CAY GIONG SAN XUẤT TỪ HOM MIA MOT MAT MAM TAI TINH TAY NINH

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng

Trang 3

ANH HƯỚNG CUA MOT SO KỸ THUAT UOM DEN TỶ LỆ SÓNG VA

CHAT LƯỢNG CÂY GIONG SAN XUAT TU HOM MÍA

MOT MAT MAM TAI TỈNH TÂY NINH

NGUYEN THI KIEU LIEN

Hội đông cham dé an:

1 Chủ tịch: TS VÕ THÁI DÂN

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS LÊ CÔNG NÔNG

Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu

3 Ủy viên: TS NGUYÊN THỊ QUỲNH THUẬN

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên: Nguyễn Thị Kiều Liên, sinh ngày 22 tháng 01 năm 1993 tại huyện

Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

Tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Nghĩa Hanh,huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi năm 2011.

Tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Sinh học, hệ chính quy tại Trường Đại

học Đà Lạt năm 2015.

Tháng 9 năm 2022, theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng, khóa

2022-2024 tại Trường Dai học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện đang công tác tại Công ty TNHH Nghiên cứu Ứng dụng Mía đường

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2024

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Kiều Liên

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành chương trình học và luận văn này, em chân thành gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến:

TS Bùi Minh Trí và TS Trần Tan Việt đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp

đỡ, tạo cơ hội, điều kiện dé em học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tai

Công ty TNHH Nghiên cứu Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công đã tạođiều kiện và giúp đỡ cho em về cơ sở vật chất và hóa chất, dụng cụ trong suốt thờigian làm đề tài

Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Ban

chủ nhiệm Khoa Nông học đã tạo điều kiện cho em được học tập và trau dồi kiến

thức.

Quý Thầy Cô khoa Nông học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em vốn

kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập

Các anh chị em, bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên và hỗ trợ tôitrong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Với sự tôn kính và yêu quý vô hạn, con xin cám ơn Ba Mẹ và các thành viêntrong Gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, ca vật chất lẫn tinh than dé con có đượcngày hôm nay.

Xin chân thành cảm on

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2024

Nguyễn Thị Kiều Liên

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài: “ Ảnh hưởng của một số kỹ thuật ươm đến tỷ lệ sống và chất lượngcây giống sản xuất từ hom mía một mắt mam tại tỉnh Tây Ninh” đã được tiếnhành tại Công ty TNHH Nghiên cứu Ung dụng Mia đường Thành Thành Công từtháng 11/2023 đến tháng 02/2024 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định thời gianlưu trữ hom, phương pháp xử ly hom, phương pháp u, thời gian ủ hom mía, loại giathể và quy cách đặt hom mía phù hợp, để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng của câygiống sản xuất từ hom một mắt mầm

Đề tài gồm ba thí nghiệm, trong đó thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 thực hiện

song song, thí nghiệm 3 thừa kế kết qua từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 Tất cả ba

thí nghiệm đều là thí nghiệm hai yếu tố được bó trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

(CRD), với ba lần lặp lai; Thí nghiệm 1 gồm yếu tố T với ba thời gian lưu trữ hom

(72 gid, 48 giờ [DC], 24 giờ), yếu tổ P gồm ba phương pháp xử lý hom (sử dụngnhiệt, thuốc Anvil 5SC , thuốc Ridomil Gold 68WG [DC]); Thí nghiệm 2 gồm: yếu

tố P là ba phương pháp ủ (Ủ thành đống, dùng bạt phủ kín; Ủ trong bao nilong kín;

U trong bao tải dứa [DC]) và yếu tố T là thời gian ủ (24 giờ, 48 giờ [DC], 72 giờ, 96giờ); Hai yếu tố của Thí nghiệm 3 gồm: yếu tố G là 4 loại giá thé (Mun xơ dừa 100%;Mun xơ dừa 70% + phân hữu cơ 30%; Vỏ trau 40% + tro trâu 40% + phân hữu co20%; Mụn xơ đừa 50% +tro trâu 40% + phân hữu cơ 10% [DC]) và yếu tố D là quycách đặt hom theo ba cách (Đặt đứng, mầm hướng lên; Đặt ngang, mầm hướng lên[DC]; Đặt ngẫu nhiên (sử dụng máy sản xuất mía 1 mắt mam)

Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hommía có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng cây giống sản xuất từ hom mía một

mắt mầm Hom mía được lưu trữ trong 24 giờ và được xử lý bằng thuốc Anvil 5SC

1 mL/L nước dat tỷ lệ xuất vườn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất, lần lượt

là 86,7%; 10.375.920 đồng/ha; 0,66

Trang 8

được ủ trong bao tải đứa ủ trong thời gian 24 giờ là nghiệm thức tốt nhất, với tỷ lệ

xuất vườn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận đạt cao nhất lần lượt là 86,3%; 9.876.765

đồng/ha; 0,61.

Kết qua Thi nghiệm 3 cho thay gia thé và quy cách đặt hom mia trong khay cóảnh hưởng đến tỷ lệ sống cây giống sản xuất từ hom mia một mắt mầm Nghiệm thứchom mía được ươm trong nên giá thê Mụn xơ dừa 70% + Phân hữu cơ 30% kết hợpvới đặt hom ngẫu nhiên trong khay (sử dụng máy sản xuất mía một mắt mầm) vanghiệm thức hom mía được ươm trên nền giá thé Vỏ trau 40% +Tro trau 40% + Phânhữu cơ 20% và được đặt hom ngẫu nhiên là hai nghiệm thức có khả năng áp dụng tốtnhất với tỷ lệ xuất vườn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cao nhất lần lượt là §6,3%;8.458.709 đồng/ha; 0,48 và 82,5%; 8.814.311 đồng; 0,51

Từ kết quả trên, đề tài đã xác định thời gian lưu trữ hom 24 giờ; phương pháp

xử ly hom bằng thuốc Anvil 5SC liều 1 mL/L; phương pháp ủ hom mía trong bao tảidứa trong 24 gid; loại giá thể Mun xơ dừa 70% + Phân hữu co 30% hoặc Vỏ trau40% + Tro trau 40% + Phân hữu cơ 20%; đặt ngẫu nhiên hom mia trong khay là những

kỹ thuật và vật liệu ươm hom giúp đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất cây mía giốngLK92-11 từ hom một mắt mầm

Trang 9

The study, titled "Effects of Selected Techniques on Survival Rate and Quality

of Sugarcane Plantlets from Single - bud sugarcane Seedlings in Tay Ninh Province,"

was conducted at the Thanh Thanh Cong Sugarcane Research and Development

Company Limited from November 2023 to February 2024 The objectives were determine the optimal preservation duration for Single - bud sugarcanes, the most effective single -bud sugarcane treatment methods, the appropriate incubation period, the best growth substrate, and the ideal placement of Single - bud sugarcanes in trays during plantlet production.

The first and second experiments were conducted in parallel, and the third experiment was carried out based on the results of both The research comprised three parallel experiments conducted at a greenhouse Each experiment was a two-factor experimments, arranged in a Completely Randomized Design (CRD) with three

replications In the first experiment, the treatments involved three levels of single bud sugarcanestorage duration (T, the first factor): 72 hours, 48 hours (control), and

-24 hours The second factor (P) included three methods of single -bud

sugarcanetreatment: hot water treatment, Anvil 5SC, and Ridomil Gold 68WG

(control) The second experiment, the first factor (P) involved three incubation methods: incubating in piles covered by tarpaulin, incubating in closed plastic bags,

or incubating in air-holed plastic bags (control) The second factor (T) included four incubation periods: 24, 48 (control), 72, and 96 hours The third experiment, Single - bud sugarcanes were planted in four types of growth substrate (G, the first factor): 100% coir peat; 70% coir peat + 30% organic fertilizer; 40% rice husk + 40% rice

husk ash + 20% organic fertilizer; or 50% coir peat + 40% rice husk ash + 10%

organic fertilizer (control) The second factor included three methods of single -bud sugarcaneplacement: single - bud sugarcanefacing up, single - bud sugarcane facing

Trang 10

Results from the first experiment showed that the preservation duration and treatment method of the single - bud sugarcane had a significant impact on the survival rate and quality of the plantlets Single -bud sugarcanes stored for 24 hours and treated with Anvil 5SC ImL/L produced the best outcomes, with a commercial rate of 86,7%, a profit of 10.375.920 VND per ha, and a profit margin of 0,66.

Results from the second experiment indicated that both the incubation period

and method significantly affected the survival rate of Single - bud sugarcanes Single -bud sugarcane incubated in air-holed plastic bags for 24 hours yielded the best results, with the highest commercial rate of 86,3%, a profit of 9.876.765 VND per ha,

and a profit margin of 0,61.

Results from the third experiment demonstrated that both the growth media and the method of single -bud sugarcane placement in trays had a significant impact

on the survival rate of the plantlets Single -bud sugarcanes randomly placed using a specialized machine and planted in a growth medium composed of 70% coir peat + 30% organic fertilizer and 40% rice husk + 40% rice husk ash + 20% organic fertilizer had the highest potential for application with the highest garden yield rate, profit, and profit margin, which are 86,3%; 8.458.709 VND per ha; 0,48 and 82,5%; 8.814.311 VND; 0,51, respectively.

In conclusion, the optimal method for producing LK92-11 sugarcane plantlets using single -bud sugarcanetechniques involved storing the bud chips for less than 24 hours, treating them with Anvil 5SC, incubating them in air-holed plastic bags for 24 hours, and randomly placing them in trays filled with a substrate mixture of 70% coir peat + 30% organic fertilizer or 40% rice husk + 40% rice husk ash + 20% organic

fertilizer.

Trang 11

1.1 Giới thiệu chung về cây mía - 2: 22©2222222+22+stszrxersezrssrsersesrxerec.Ổ1.1.1 Nguồn gốc cây mia và lịch sử phát triển sản xuất mía đường 31.1.2, So lược thoi kĩ này miãm ea cây THÍN:ssaeuaesmerasbisgaeioighioribegvioagaeinoull1.1.3 Sơ lược giống mía LK92-]1 2-2522 522E22E22E22E22E2E22E22E2E222ezrxzer 4L.5 Giới thiện chưng về mila giống 2+5 ex.czmt.zcxrrrrrzrree 51.2.1 Hiện trạng và nhu cầu mía giống trong sản xuất mía - - 51.2.2 Một số phương pháp nhân giống mía -22-2- 2252+22zz2z++z+zc5+2 51.3 Nhân giống mia bằng phương pháp ươm hom một mắt mầm 7

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về nhân giống mía một mắt mam trên thé gidi a

1.3.2 Tình hình nghiên cứu về nhân giống mía một mắt mam ở Việt Nam 81.3.3 Ung dung mía giống một mắt mầm trong sản xuắt 2-2 10Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

Zl NGI dung NEMIEN CWUsnsssesecwe mmr 12

Trang 12

2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm - 22 2¿22222EE+2EE22EE22EE222E2222222222222e2 16

2.4.1 Thi nghiệm 1: Anh hưởng của thời gian lưu trữ va phương pháp xử lý hom

mía một mắt đến tỉ lệ sống của cây mía giống LK92-11 162.4.1.1 Bố trí thí nghiệm l 2©222222222E2221221211211211211211211211 21121 xe 162.4.1.2 Cách thức tiến hành thí nghi6m .0 00.cccccccccesseessesseessesseesseeseeseeseenes 17241.13 GHI: tiểu va pHương Phap thEO Hồi sccsissscncssxssnsnevsacsmnencessunaanrercasavsamensicans 19

2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương pháp và thời gian ủ hom mía một

mắt mam đến tỉ lệ sống của cây mía giống LK92-11 - 212.4.2.1 B6 tri thi nghidm vn n6 21

2.4.2.2 Cách thức tiến hành thí nghiệm 22 22©7Z22z+2zxrzzrrrrreer 23

21.01, Chi KIỂU Vũ BHƯƠNE pHÁp Theo Di sesseesseinndinniinidoiddisiiissEidukAlg40000l100xg,30 23

2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của giá thể và quy cách đặt hom mía một mắt

mam trong khay ươm đến tỷ lệ sống của cây mía giống LK92-11 232.4.3.1 Bố trí thí nghiệm 3 -2¿©22©22222222232252231211211211211211211212E2 xe 232.4.3.2 Cách thức tiến hành thí nghiệm 2-2222 222E+z2+z2xzzzzzse2 24

24.3.3 Chỉ tiêu và phường phap theo đồi caeceiiokikigE di ko 1 E006 11008 25

3.4.5 Phương phắp xử lý số liệu thông Kễ cesss cesSSSieiieLienakevdosdlogoree 25Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN . -<©csecseceeersecse 26

3.1 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt đến

tỉ lệ sống của cây mía giống LK92-l 1 -2 2¿©2z+22++22zz2zz+zzzzex 263.1.1 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến tỷ lệ mọc mầm của cây giống LK92-11 -2- 22-25-5522 26

3.1.2 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến chiều cao, số lá cây giống LK92-] 1 2- 22 ©5222+22z+2z+zzxzcsz 293.1.3 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sâu hại của cây giống sau 6 tuần ươm

ha

3.1.4 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử ly hom mia một mắt

mam đến tỷ lệ xuất vườn (%) trên cây giống LK92-11 38

Trang 13

3.1.5 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

mam đến hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất cây mía giống từ hommột mắt MAM -2- 2 2+ 2+E22EE2E2E12E1211211211211211211211211211211211 21.2 c0 383.2 Ảnh hưởng của thời gian và phương pháp ủ hom một mắt mầm đến tỷ lệ sống

3.2.1 Ảnh hưởng của thời gian và phương pháp ủ hom mía một mắt mầm đến thời

gian mọc mam và tỷ lệ mọc mam của cây giống LK92-11 - 40

3.2.2 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến chiều

cao, số lá cây giống LK92-11 - 2 2¿222222222Z2EE22EE22E2EEzErerrrrer 433.2.3 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt mầm đến

các chỉ tiêu sinh trưởng va ty lệ sâu hại của cây giông sau 6 tuân ươm trông

3.2.4 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến tỷ lệ

xuất vườn của cây giỐng -2- 2+ 2+22++22222E22EE221221 22122 crrrree 503.2.5 Ảnh hưởng của phương pháp và thời gian ủ hom mía một mắt mầm đến

hiệu quả kinh tế phương thức của phương thức sản xuất cây mía

LK92-3.3 Ảnh hưởng của giá thể và quy quy cách đặt hom mía một mắt mầm trong

khay ươm đến tỷ lệ sống của cây giống LK92-11 -:5- 52

3.3.1 Ảnh hưởng của loại giá thể và quy quy cách đặt hom mía một mắt mầm

trong khay ươm đến tỷ lệ mọc mam của cây giống LK92-11 52

3.3.2 Anh hưởng của giá thé và quy cách đặt hom mía một mắt mam trong khay

ươm đến chiều cao cây, số lá của cây giống - 2z: 55

3.3.3 Anh hưởng của loại giá thé và quy cách dat hom mía một mắt mam trong

khay ươm đến các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sâu hại cây giống sau 6 tuần

3.3.4 Ảnh hưởng của giá thé và quy cách đặt hom mía một mắt mam trong khay

Trang 14

3.2.5 Anh hưởng của giá thé và quy cách đặt hom mía một mắt mam trong khay

ươm đến hiệu quả kinh tế của cây mía giống LK92-11 - 64

BET TUẦN VÀ HỆ NGH]sudnsrddsnaoronanttoriiiiiosgingetitisasuipthdaYSEGiA0g08I6 66TÀI LIEU THAM KHAO - 2-5-2 ©s£©s©s<£Es£Excrserserrerrserserree 67

Be oe RE 71

Trang 15

DANH SÁCH CHU VIET TAT

BNN&PTNT : Bộ Nông nghiệp va phát triển Nông thôn

CRD : Completely randomized design - Bồ trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

DAP : Diamonimum Phosphate

DỌI : Hệ số chất lượng Dickson

ĐC : Đối chứng

Ha : Hecta

NSU : Ngay sau ươm

QCNN : Quy chuẩn nông nghiêp

SRDC ‘Thanh Thanh Cong Sugarcane Research and Development

Company Limited - Công ty TNHH Nghiên cứu Ung dung Mia

duong Thanh Thanh Cong.

TTC : Thanh Thanh Cong

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 16

đến tỷ lệ mọc mầm (%) của cây giống tại các thời điểm theo dõi 27Bảng 3.2 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến chiều cao cây giống LK92-11 (cm) tại các thời điểm theo dõi 30

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến số lá (lá) của cây giống tại các thời điểm theo dõi . - 31Bảng 3.4 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

mam đến đường kính thân (mm) của cây giống sau 6 tuần ươm trong 32Bảng 3.5 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến số rễ (rễ) và chiều dài rễ (cm) của cây giống sau 6 tuần ươm trồng 34

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến tỷ lệ sinh khối rễ tươi (%), tỷ lệ sinh khối thân lá tươi (%) của cây giốngPGCE 1, | ee 35Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ va phương pháp xử ly hom mia một mắt

đến tỷ lệ sinh khối rễ khô (%), tỷ lệ sinh khối thân lá khô (%) của cây giốngSaul 6 CUM WOM 00 007 a.4 36Bang 3.8 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mia một mắt

mam đến hệ số chat lượng DQI của cây giống -2- 22225252: 37Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

mam đến ty lệ sâu hại (%) trên cây giống +2 cccccrrc.rrcee 37Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến tỷ lệ xuất vườn (%) của cây giống sau 6 tuần ươm trồng 38

Trang 17

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom mía một mắt

đến hiệu quả kinh tế của phương thức sản xuất cây mía giống (20.000 cây

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thời gian và phương pháp ủ đến thời gian và tỷ lệ mọc

mam (%) của cây giống tại các thời điểm theo dõi 2225225522 42Bảng 3.13 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến chiều

cao cây (cm) tại các thời điểm theo dõi 2-22 ©2222++2z22z+2zzzzzzxe2 44

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến số lá

cây (lá) của cây mía giống tại các thời điểm theo dõi - 45Bảng 3.15 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến đường

kính thân (mm) của cây giống sau 6 tuần ươm trồng - 46Bang 3.16 Anh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mia một mắt đến số rễ

(rễ), chiều dài rễ (cm) của cây giống sau 6 tuần ươm trồng - 47Bảng 3.17 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến tỷ lệ

sinh khối rễ tươi (%), tỷ lệ sinh khối thân lá tươi (%) của cây gidng 48Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt mầm đến

tỷ lệ sinh khối rễ khô (%), tỷ lệ sinh khối thân lá khô (%) của cây giống 48Bảng 3.19 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt mầm đến

hệ số chất lượng DQI của cây giống sau 6 tuần ươm trồng - 49Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến tỷ lệ

sâu hại (%) trên cây giỐng - 2-22 222222222EE22E22E1221221122122112212212222 xe 49Bảng 3.21 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía một mắt đến tỷ lệ

xuất vườn (%) của cây giống sau 6 tuần ươm trỒng -2-2z 50

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của phương pháp ủ và thời gian ủ hom mía đến hiệu quả kinh

tế của phương thức sản xuất cây mía giống (20.000 cây gidng/ha) 51Bang 3.23 Ảnh hưởng của loại giá thé và quy cách đặt hom mía một mắt mam trong

khay ươm đến và tỷ lệ mọc mầm (%) của cây giống tại các thời điểm theo dõi

Trang 18

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của giá thể và quy cách đặt hom mía một mắt mầm trong khay

ươm đến chiều cao cây (cm) tại các thời điểm theo dõi - - 55

Bang 3.25 Ảnh hưởng của các loại giá thé và quy cách đặt hom mia trong khay ươm

đến số lá cây (lá) tại các thời điểm theo dõi 2- 2 2222z22zz>zzzzxe2 57

Bảng 3.26 Ảnh hưởng của loại giá thể và quy cách đặt hom mía trong khay ươm

hom mía một mắt đến đường kính thân (mm) của cây giống sau 6 tuần ươm

Bảng 3.27 Ảnh hưởng của loại giá thể và quy cách đặt hom mía trong khay ươm

hom mía một mắt đến sé rễ (rễ) và chiều đài rễ (cm) của cây giống sau 6 tuần

ươm trồng lốc cố 7n can S0 ca sac 59

Bang 3.28 Ảnh hưởng của loại giá thé va quy cách đặt hom mía một mat mam trong

khay ươm đến tỷ lệ sinh khối rễ tươi (%), tỷ lệ sinh khối thân lá tươi (%) củacây giống sau 6 tuần ươm trỒng - 2-2 2+222+2z+EE+2E+2EE+£E++EE+zxzzrerxee 60Bảng 3.29 Ảnh hưởng của loại giá thể và quy cách đặt hom mía trong khay ươm

hom mía một mắt mầm đến tỷ lệ sinh khối rễ khô (%), sinh khối thân lá khô(%) của cây giống sau 6 tuần ươm trỒng - 22 2222222222z22z+2zzzzxe2 61Bang 3.30 Anh hưởng của loại giá thé và quy cách đặt hom mía trong khay ươm

hom mía một mắt mầm đến hệ số chất lượng DQI của cây giống sau 6 tuần

0080 62Bảng 3.31 Ảnh hưởng của giá thể và quy cách đặt hom mía trong khay ươm hom

mía một mắt đến tỷ lệ sâu hại trên cây giống - -2=2+ 62Bảng 3.32 Ảnh hưởng của loại giá thể và quy cách đặt hom mía một mắt mầm trong

khay ươm đến tỷ lệ xuất vườn (%) của cây giông sau 6 tuần ươm trồng 63Bảng 3.33 Ảnh hưởng của giá thể và quy cách đặt hom mía trong khay ươm hom

mía một mắt đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây mía giống (20.000 cây giống/ha)

Trang 19

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Vườn ươm tại khu thí nghiệm 2 5-5 52 S25 22122 22c 14

Hình 2.2 Lưu trữ hom mia (a); Xử lý hom bằng nhiệt trong bê 6n nhiệt (b); Cách

xử lý hom bằng thuốc bệnh Ridomil Gold 68WG (e) - l6

Hình 2.3 Hom một mắt mầm dài 4 — 6 em 22+ +2++E+E+E+E+EE+E+EzEzEzrxze+ 17Hình 2.4 Do đường chiều cao cây, đường kính thân -2- 25555522 19Hình 2.5 Ủ hom mía trong bao tải đứa, đặt dưới mái che (a); Ủ hom mía trong

bao nilong kin, đặt ngoài trời (b); U hom mía thành đồng, đặt dưới mái che

Hình 2.6 Đặt hom nằm ngang, mầm hướng lên (a); Đặt hom nằm đứng, mầm

hướng lên (b); Đặt ngẫu nhiên (sử dụng máy sản xuất cây giống từ hom

tffnmỘT trí BỘ ÍWÏsessangitonnidingatGtictioiSDioigiopiiCgtSinidtgiìng0g0n4g08n00/300088 5 24Hình 3.1 Toàn cảnh thí nghiệm 1 tại thời điểm 28 NÑSU 2-52: 28Hình 3.2 Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ và phương pháp xử lý hom đến chiều

cao cây mía giống LK92-11 tại 42 NSU 2-©22222222222222zczzzce 32

Hình 3.3 Toàn cảnh thí nghiệm 2 tại thời điểm 28 NSU - 2 52- 43Hình 3.4 Toàn cảnh thí nghiệm 3 tại thời điểm 42 NSU -5- 54Hình 3.5 Ảnh hưởng của các loại giá thé và quy cách đặt hom mia trong khay

ươm đến sinh trưởng của cây giống tại 42 NSU 2-2-2: 56

Trang 20

MỞ DAU

Đặt vấn đề

Cây mia (Saccharum officinarum L.) là một trong số nhiều loại cây trồng được

nhân giống vô tính từ các đoạn thân, ở mía phần này thường được gọi là hom mía.Mia giống là một trong những vật liệu đầu vào có tính quyết định chính trong sảnxuất mía Thông thường, nông dân chặt thân mía thành các đoạn hom có 2 - 3 mắtmam (20 — 40 cm) dé làm giống cho ruộng trồng mới Với phương pháp này, với mỗihecta trồng mới, lượng hom mía cần thiết phải sử dụng lên đến khoảng 6 - 10 tan, tùy

vào tỉ lệ nảy mầm của từng giống mía Năng suất cây mía trồng theo hình thức nàythường đạt vào khoảng 80 tan/ha (Tran Van Soi, 2003)

Một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, với phương pháp nhân giống míađược ươm từ hom chỉ với duy nhất một mắt mầm, khối lượng hom mía giống cần sửdụng cho trồng mới có thể giảm hàng trăm lần, trong khi năng suất mía vẫn có thể

dat 100 tan/ha, giúp giảm được khối lượng giống ban dau và giúp người trồng mía

gia tăng thu nhập đáng ké (Tiryak, 2017) Khi dùng hom một mat mam, mỗi cây cóthé chặt được nhiều hom, trồng được nhiều khóm, nâng cao được hệ số nhân giống.Ngoài ra việc sử dụng hom từ một mắt mầm giúp dễ dàng hơn việc cơ giới hoá trong

công tác trồng mới Trong môi trường tốt, ấm áp và đủ âm, hom càng ngắn tỷ lệ nảy

mam càng cao, không xuất hiện hiện tượng các mam mọc trước gây ức chế các mamsau, làm giảm tỉ lệ nảy mầm Tuy nhiên hom càng ngắn, nhất là hom một mắt, càng

dé bị vi sinh vật xâm nhập từ vết cắt, có thé làm chết hom trước khi nay mam Vì vậyhom một mắt mầm sau khi chặt xong cần một số biện pháp xử lý phù hợp Ngoài ra,việc ủ hom một mắt nhằm tạo ấm và âm là cần thiết, sẽ giúp mầm phát triển nhanh,thời kì nảy mam có thé rút ngắn hơn (Tran Văn Soi, 2003)

Phương pháp nhân giống mía một mắt mầm không phải là kỹ thuật hoàn toànmới, tuy nhiên đến nay phương pháp này chưa xác định được một số thông số kỹ

Trang 21

thuật như: thời gian lưu trữ hom, phương pháp xử lý hom, phương pháp và thời gian

ủ, cũng như thành phần giá thê và quy cách đặt hom mía phù hợp cho từng loại giống.Day là những thông số hết sức cần thiết dé có thê phố biến rộng rãi kỹ thuật trồnghom một mắt mầm đến bà con nông dân Nhằm góp phần giải quyết một số vấn đềnhư nêu trên, đề tài “Ánh hưởng của một số kỹ thuật ươm đến tỷ lệ sống và chấtlượng cây giống sản xuất từ hom mía một mắt mầm tai tỉnh Tây Ninh”? đã được

thực hiện.

Mục tiêu

Xác định được thời gian lưu trữ hom, phương pháp xử lý hom, phương pháp

ủ, thời gian ủ hom mía phù hợp, thành phần giá thê và quy cách đặt hom mía phù hợp

nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng của cây giống sản xuất từ hom mía một mắt

Yêu cầu

Hom giống được sử dụng làm thí nghiệm và cây giống sản xuất từ hom míamột mắt mầm khi xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 12369:2018 Câycon khỏe mạnh, không sâu bệnh, tuổi mía 45 ngày sau khi giâm hom vào bau trong

vườn ươm, chiều cao từ 30 cm trở lên (đo từ vị trí sát mặt giá thể đến đỉnh vuốt lá cao

Số liệu được theo dõi và ghi nhận chỉ trong 45 ngày sau ươm Không thực hiện

theo dõi âm độ không khí, ầm độ giá thê của các thí nghiệm tại vườn ươm; nhiệt độ,

âm độ của hom mía trong quá trình ủ hom.

Trang 22

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về cây mía

1.1.1 Nguồn gốc cây mía và lịch sử phát triển sản xuất mía đường

Theo Trần Văn Sỏi (2003), phân loại thực vật cây mía thuộc ngành có hạt

(Spermatophyta), lớp 1 lá mầm (Monocotyledneae), họ hòa thảo (Gramimeae), chi

Saccharum Trong chi Saccharum có 6 loài: Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum

L.), loài Trung Quốc (Saccharum sinense Roxb Emend Jesw), loài An D6(Saccharum barberi Jesw), loài hoang dai (Saccharum spontaneum L.), loài hoang dai (Saccharum robustum Bround and Jesw), loài mia hoang dai (Saccharum edule).Các giống mia trồng là sản phẩm lai tự nhiên, lai nhân tạo giữa các loài kế trên hoặctuyển chọn từ ba loài Saccharum officinarum, Saccharum sinense va Saccharum

barberi.

Cây mía có khả năng tái sinh mạnh nên trồng 1 năm có thé dé gốc thu hoạchnhiều năm Mia có khả năng thích ứng mạnh, có thé trồng trên nhiều loại đất, môitrường sinh thái cũng như trình độ thâm canh và chế biến khác nhau Sản phẩm chínhcủa cây mia là đường được lay từ thân Ngoài sản pham chính của cây mía là đường,người ta còn thu được các sản pham phu sau ché bién đường như bã mía, mật ri, bùnlọc (Nguyễn Viết Hưng và cs, 2012)

1.1.2 Sơ lược thời kì nảy mầm của cây mía

Chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ trồng đến thu hoạch (mía tơ) hoặc từ đểgốc đến thu hoạch (mía gốc) thường kéo dai 1 năm đối với mía nguyên liệu và 6 - 8tháng đối với mía giống Nhưng chu kỳ khai thác của cây mía có thể kéo dài từ 3 đến

10 năm Chu kỳ sinh trưởng của cây mía có thể chia thành 5 thời kỳ: nảy mầm, cây

con, đẻ nhánh, vươn lóng, chín công nghiệp và chín sinh lý (Nguyễn Huy Ước, 2001)

Trang 23

Trong các thời kỳ sinh trưởng của cây mía thời kỳ nảy mầm, cây con là các

thời kỳ rat quan trọng và cần quan tâm dé tác động (trồng dam, bón phân, làm cỏ, xới

xáo) đảm bảo mật độ trồng, tạo năng suất, chất lượng cao Thời kỳ nảy mầm được

tính từ lúc trồng đến khi kết thúc nảy mầm (3 - 4 lá thật) Thời gian của giai đoạn nảymầm thường 30 - 35 ngày Thời kỳ nảy mầm dài hay ngắn, tỉ lệ nảy mầm cao haythấp, mầm mọc khoẻ hay yếu phụ thuộc rất nhiều yếu tố, bao gồm cả nội tại và ngoạicảnh Các yếu tố chính chi phối sự nảy mầm gồm có chất lượng của hom mia, vị trí

của mam trên thân mia, cách chặt hom dài hay ngắn, nhiệt độ và độ âm của đất (Trần

Văn Soi, 2003).

1.1.3 Sơ lược giống mía LK92-11

Theo Hoàng Thi Hạnh (2017), giống LK92-11 được lại tạo từ giống bố me

K84-200 x Eheaw tại tinh Lampang Kanchanaburi, Thai Lan năm 1992 Hiện nay,

giống LK92-11 đang chiếm gan 30% tổng diện tích trồng mía và đứng thứ hai trong

số các giống trồng phô biến nhất ở Thái Lan Viện Nghiên cứu Mia đường đã nhập

nội giống LK92-11 từ năm 2005, giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận cho sảnxuất thử tại vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên từ năm 2011 Từ 2013 - 2016, ViệnNghiên cứu Mia đường tiếp tục khảo nghiệm LK92-11 tại vùng mía Tây Nam bộ nhưLong An, Bến Tre, Hậu Giang

Giống mía LK92-11 có đặc điểm thân mía to trung bình, mắt mam det nhỏ,phiến lá đứng rộng trung bình màu xanh, be lá dé bong ra, khả năng lưu gốc tốt, đẻnhánh nhiều, thích hợp đất sét pha cát, thuộc loại đất nhẹ Chống chịu tốt với sâu đục

ngọn, sâu đục thân, bị sâu mình tím ở mức nhẹ Không bị nhiễm bệnh than, bệnh thối

ngọn, bệnh trắng lá Ngoài ra giống LK92-11 có tiềm năng cho năng suất 100 - 120tan/ha và chữ đường khá cao 12-13 CCS Là giống mia chín trung bình sớm (11 tháng

tuổi), không trỗ cờ hoặc ít trổ cờ, thích hợp cho chế biến đầu vụ ép (Lê Thị Thường

và cs, 2019).

Theo kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tính đến

vụ mía 2014 - 2015, cả nước đã có trên 22.000 ha trồng giống mía LK92-11, tập trung

Trang 24

1.2 Giới thiệu chung về mía giống

1.2.1 Hiện trạng và nhu cầu mía giống trong sản xuất mía

Cây mia (Saccharum officinarum L.) là một trong những cây chuyền déi năng

lượng mặt trời hiệu quả nhất thành đường và các nguồn năng lượng tái tạo khác nhờcon đường quang hợp C4 Hiện nay, đường đang là một nhu cầu rất cần thiết trong

đời sống con người Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ đường trung bình tính theo đầu

người là 35kg/ người/ năm, và dự kiến nhu cầu về đường sẽ còn tăng nữa Mặt khác,ngày nay thế giới có xu hướng sử dung mía đường để tạo ra ethanol — là nguồn nguyênliệu sinh học thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt (Phan ThịThu Hiền và cs, 2009)

Theo Công ty Cổ phần Mia đường Thanh Thanh Công Tây Ninh (2020) diệntích mía các công ty thuộc tập đoàn niên vụ 2019 - 2020 là 12.659 ha Trong đó, trongtỉnh Tây Ninh là 7.097 ha, diện tích ngoài tỉnh khác là 5.562 ha (chủ yếu làCampuchia), diện tích trồng mới 3.221 ha Với diện tích trồng mới lớn dẫn nhu cầucần lượng mía giống dé đáp ứng nhu cầu trồng mía là rất nhiều Vì vậy van đề sanxuất mía giống là rất cần thiết cho sản xuất cây mía hiện nay

Ngoài ra, điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng hạn nhiều dẫn đến diện tích

mía giống nhiều vùng bị chết khô, dan đến tình trạng thiếu mía giống trầm trọng

Nhiều công ty, nông dân trồng mía không đủ giống trồng, dẫn đến thiếu hụt giống

trầm trọng Nhằm đảm bảo có đủ giống để kịp thời vụ trồng thì việc sản xuất míagiống là vấn đề rất quan trọng đảm bảo được sự phát triển bền vững của cây mía.1.2.2 Một số phương pháp nhân giống mía

Sau khi tuyển chọn giống mía tốt, việc nhân giống nhanh hay chậm quyết địnhtốc độ đưa giống mía tốt ra phục vụ sản xuất Cách lấy giống từ phần ngọn lúc thuhoạch như hiện nay hệ số nhân giống mía chỉ đạt từ 1 — 1,5, như thé là rất chậm Dékhắc phục nhược điểm trên nên áp dụng phương pháp nhân giống bằng hom mía mộtmắt mầm hoặc nuôi cây mô, hệ số nhân giống mía sẽ tăng lên 10 lần, 50 lần Khi cần

thiết có thê đến hàng nghìn lần (Trần Văn Soi, 2003)

Trang 25

Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của các phương pháp nhân giống mía

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm

+ Hệ số nhân giống thấp+ Khó khăn trong việc bảo quản

a ` ent alt wi Ề giống trên đồng ruộng

Nhân giông bang + Chi phí dau tư giông thâp ‹ „

: + Cân một lượng giông mía 8 -10

hom ngọn + Không yêu câu kỹ thuậtcao „ „ „

tân/ha, sô lượng giông lớn gây

khó khăn trong việc vận chuyển

+ Giữ va bảo quản giống cho

vụ trồng mới trong điều kiện

ở những nơi khó khăn không

bảo quản được giống trên

đồng ruộng

không bị tốn thương và mọc tốt.+ Việc ươm hom | mắt mam taivườn ươm làm phát sinh thêm chiphí trong quá trình chuân bị giống

cho trồng mới

Nhân giống bằng

nuôi cay mô

+ Hệ số nhân gidng cao

+ Có khả năng nhân nhanh

các giống mía mới đáp ứng

yêu cầu của sản xuất

+ Sử dụng phương pháp này

dé phục tráng các giống cũ vàlàm sạch mầm bệnh ở nhữnggidng mia bị nhiễm

+ Cần đầu tư phòng thí nghiệm,

trang thiết bị chuyên dùng và độingũ cán bộ nhân viên kỹ thuật

cao.

+ Giá thành cây con giống lấy từống nghiệm thường cao hơn rất

nhiều so với nhân giống bằng

hom thông thường.

Trang 26

1.3 Nhân giống mía bằng phương pháp ươm hom một mắt mầm

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về nhân giống mía một mắt mầm trên thế giới

Cây mía thường được trồng đại trà bằng cách sử dụng các đoạn thân mía, đượcgọi là hom mía với chiều dài khoảng 25 — 30 em có 2 - 3 mắt mầm Phương pháptrồng này hiện nay đã giảm hiệu quả về mặt kinh tế do chi phí mía giống quá cao,

chiếm hơn 20% tổng chi phi sản xuất Tai Ai Cập, thông thường dé trồng mới 1 ha

mía phải cần lượng mía giống khoảng 11,9 — 14,3 tắn Lượng mía giống quá lớn còngây khó khăn cho các khâu vận chuyền, xử lý và lưu trữ Bên cạnh đó, mía giống

cũng có thé bị hư hỏng, làm giảm sức sống của mắt mầm và giảm tỉ lệ nảy mầm trên

đồng ruộng (Galal, 2016)

Tại Án Độ, phương pháp trồng mới sử dụng hom mía chỉ có một mắt mầm đãgiúp giảm lượng vật liệu làm giống từ 8 -10 tan/ha xuống còn khoảng 90 - 100kg /ha.Trong phương pháp này, các mắt mầm mia được cắt ra từ thân cây mía, chỉ lay phần

mắt mía có thé nay mầm và bỏ lại phần long mía, phan long mía này có thé được đưa

về nhà máy dé ép và sản xuất ra sản phẩm đường, do đó đã giảm được lượng vật liệulàm giống xuống hàng trăm lần Bên cạnh đó, hom mía được cắt ra rất thuận tiện choviệc xử lý qua các dung dịch thuốc trừ nam bệnh, giúp giảm tỉ lệ nhiễm bệnh từ môitrường vào vật liệu làm giống Các hom mía một mắt mầm này nếu được ươm tạivườn ươm trong khoảng thời gian 45 - 60 ngày sẽ tạo ra các cây giống để phục vụcho trồng mới (Jasvir va Gurpreet, 2015)

Hom một mắt mam được cắt ra từ các vị trí khác nhau của than cây mía có sự

khác biệt về khả năng nảy mầm và sức sống của cây con Các hom cắt ra từ vị trí

ngọn có mắt mầm trẻ hơn và chứa nhiều auxin hơn các hom cắt ra từ phần gốc câymía, và đo đó có tỉ lệ nảy mầm cao hơn, thời gian nảy mầm sớm hơn, cây con tạo ra

có sức sống tốt hơn (Musa và ctv, 2020) Xử lý các hom mía một mắt mầm bằng cáchóa chất như Ethephon (0,1g/L) và Calcium chloride (1g/L) có thé giúp tăng tỉ lệ naymầm của mắt mầm, giúp cây con tăng chiều cao và số lượng rễ, tăng sức sống của

cây con khi xuất vườn (Jain va cs, 201 1)

Trang 27

Tại Ai Cập, trong thử nghiệm của Galal (2015) sử dụng hom mía một mắtmam, tỉ lệ nảy mầm thành công của mắt mầm sau 35 ngày ươm đạt 92,66 — 93,66%,

và tỉ lệ sông của cây ươm sau khi nảy mầm từ hom một mắt mam đạt 82,5 — 95,0%

Tai An Độ nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm so sánh các dạng vậtliệu làm giống mía khác nhau cho mục đích trồng mới, bao gồm hom một mắt mầm,cây ươm từ hom một mắt mam, hom có | - 3 mắt mầm, các tiêu chí đánh giá bao gồm

khả năng sinh trưởng và năng suất mía thu hoạch, kết qua cho thay sử dụng cây ươm

từ hom một mắt mầm có hiệu quả lợi nhuận cao nhất (Jain và cs, 2009)

Việc ươm hom một mắt mầm tại vườn ươm làm phát sinh thêm chỉ phí trong

quá trình chuẩn bị giống cho trồng mới, tuy nhiên việc trồng mới bằng cây con lại

phù hợp được với tat cả thời vụ trong năm va rút ngắn được thời gian phát triển củacây mía trên đồng ruộng do giai đoạn nảy mầm khoảng 45 - 60 ngày đã được thực

hiện tại vườn ươm (Jasvir và Gurpreet, 2015).

1.3.2 Tình hình nghiên cứu về nhân giống mía một mắt mầm ở Việt Nam

Năm 2010, Công ty CP Đường Bình Định đã sử dụng dung dịch thuốc sáttrùng, chống nam (Carbenzim 50WP, Daconil hoặc Viben C pha nong độ 3 - 5/1000)

và thuốc kích thích ra rễ, nảy mầm (NAA pha nồng độ 100 ppm hoặc Atomik pha

nồng độ 3/1000) Bầu Nilon (kích thước 10 x 15 cm) có 2 lỗ thủng ở đáy dé dé thoátnước được đóng day giá thé bao gồm 70 - 80% đất phù sa, đất mặt tơi xốp + 20 - 30%

phân chuồng hoai mục và khoảng 1% phân lân supe dé nhân giống mía một mắt mam

Phạm Ngọc Liễn và Lê Bá Khương cho rằng thành công của phương pháp ươm giốngmía bằng hom một mắt mam tại Cty CP Đường Bình Dinh cho thấy kết quả hơn hanmía trồng bằng hom bình thường 2 - 3 mắt mầm, cây sinh trưởng khỏe, phát triểnnhanh (kịp hoặc vượt so với trồng hom trực tiếp) nên vẫn đảm bảo tính thời vụ hiệnđang được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh áp dụng rộng rãi (trích dẫn bởi Cận,

2010).

Công ty TNHH Mia đường Nghệ An (NASU) nghiên cứu ảnh hưởng của các

Trang 28

giờ) có ty lệ mọc mầm cao hon xử lý don (50°C trong 3 gid) từ 6,1 — 72,7% Khi xử

lý kép hom mía giống bằng nước nóng, hom 2 mắt mầm có tỷ lệ mọc mầm cao hơn

hom 1 mắt và 3 mắt mầm Còn khi xử lý đơn, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ

lệ mọc mầm giữa các loại hom 1 mắt, 2 mắt và 3 mắt mầm Sau khi xử lý kép bằngnước nóng, nếu xử lý tiếp bằng thuốc trừ nắm sẽ làm tăng tỷ lệ mọc mầm từ 13,9 -39,4% Hom mía giống chỉ xử lý bằng thuốc trừ nam Benlat C 50 WP trước khi trồng

có tỷ lệ mọc mầm cao hơn so với hom không xử lý (Cao Anh Đương và cs, 2016)

Phương pháp sản xuất cây mía giống bằng hom mía một mắt mầm khắc phụcđược đặc điểm ưu thế ngọn ở cây mía, tất cả các mắt mầm còn nguyên vẹn đều có thénảy mầm trở thành cây con, từ đó gia tăng số lượng cây con có được từ một cây míagiống ban đầu Lượng mía giống cần thiết dé trồng mới cho 1 ha đã giảm từ 10 tấnxuống còn khoảng 2,0 — 2,5 tan, đồng nghĩa tốc độ nhân giống đã tăng lên 4 - 5 lần.Việc áp dụng ngâm hom mía một mắt mầm vào các dung dịch thuốc phòng trừ bệnh

và việc kiêm tra thường xuyên trên vườn ươm giúp dam bảo cây con được kiểm soátsạch các loại bệnh quan trọng trên cây mía khi trồng mới (SRDC (a), 2021)

Chi phí cây giống cần thiết dé trồng mới 1 ha bang cây giống một mắt mam

cao hơn 1,8 lần so với phương pháp thông thường trồng bang hom Tuy nhiên, đôi

lại, tốc độ nhân giống tăng lên 4 - 5 lần giúp rút ngắn thời gian phát triển điện tíchgiống mới, từ đó gia tăng lợi nhuận cho người trồng mía (SRDC (b), 2021)

Ngoài những nghiên cứu trước đó, nhằm mục đích sản xuất cây giống tập trung

với quy mô lớn việc lưu trữ hom mía một mắt mam sau khi chat hom là việc làm rấtcần thiết Đồng thời để đây nhanh quá trình nảy mầm khoẻ và đồng đều của homgiống việc ủ hom mía cũng rất quan trọng Hom giống nảy mầm khoẻ và đồng đều là

một điều kiện rất quan trọng để tạo điều kiện cho các quá trình phát triển sau này của

cây mía giống Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mam sẽ kéo dài, nếu dé lâu

sẽ giảm khả năng nảy mầm Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm,

thậm chí còn làm chết cả hom mía (Ali và Pratiw, 2022)

Với tính chất hút và giữ 4m tốt, trọng lượng nhẹ hơn so với dat, việc sử dunggia thé dé ươm trông hom mía một mat mâm là một việc làm cân thiệt Xo dừa, tro

Trang 29

trau thường được nhiều nơi sử dụng trong hỗn hợp giá thé trồng cây Qua nhiều thínghiệm sản xuất, xơ dừa được chứng minh có khả năng trao đôi các cation và giữnước cao, rất thích hợp trong việc trồng cây không cần đất (Lester và Eischen, 1996).Việc bổ sung thêm phân hữu cơ trong giá thé ngoài cung cấp thêm dinh đưỡng còntạo độ xốp có thê giúp cây con sinh trưởng tốt (Nguyễn Trọng Chung, 2022).

Đặt hom mía mầm ngang hướng lên, đứng hướng lên hay mầm hướng xuống

trong giá thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời gian, khả năng mọc mầm của hom

mía ? Việc tìm hiểu về quy cách đặt hom mía là việc làm cần thiết để áp dụng cơ giớihoá trong sản xuất cây con bằng hom một mắt mầm

Chính vì những lý đo trên cần xác định được một số thông số kỹ thuật như thờigian lưu trữ, phương pháp xử lý hom, phương pháp và thời gian ủ, thành phần giá thê

và quy cách đặt hom mía phù hợp cho từng loại giống

1.3.3 Ứng dụng mía giống một mắt mầm trong sản xuất

Tại Philippines, so với ruộng mía trồng bằng hom theo phương pháp truyềnthống, ruộng mía trồng mới sử dụng cây ươm một mắt mầm 40 ngày tuôi đã cho năngsuất mia cao hơn 11%, mặc du số lượng cây thu hoạch được thấp hơn 17%, nhưng

khối lượng cây trung bình khi thu hoạch lại cao hơn 34% (Tianco, 1995).

Jain (2011) đã báo cáo gia tăng được năng suất mía trồng mới bằng phươngpháp một mắt mầm, bình quân số lượng cây mía đạt 9 - 10 cây/bụi, cao hơn so với số

lượng 4 - 5 cây/bụi nếu trồng mía bằng hom 2 - 3 mắt theo phương pháp truyền thống

Phương pháp trồng mới bằng cây ươm một mắt mầm phù hợp với nhiều mùa

vụ trong năm, giúp tận dụng được các diện tích đất thấp vốn phải bỏ trống vào một

số thời điểm trong năm (Jasvir và cs, 2015)

Trồng mới bằng cây ươm từ hom một mắt mầm là một tiến bộ kỹ thuật giúpcung cấp cây giống sạch bệnh, thuận tiện cho khâu trồng mới và gia tăng được năngsuất mía Trồng mới vào tháng 4 dương lịch là thời điểm thích hợp đối với cây ươmmột mắt mầm, giúp đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất (Khaliq và cs, 2020)

Trang 30

nhiên, cây mía giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cay mô có giá thành cao nên

chưa phù hợp với sản xuất điện tích lớn Việc kết hợp phương pháp nuôi cay mô và

phương pháp nhân giống bằng hom một mắt mam là một giải pháp khả thi dé sản xuấtđược cây mía giống sạch bệnh với giá thành phù hợp Nguồn giống sạch bệnh ban

đầu sẽ được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau đó áp dụng nhân giống bằnghom mía một mắt mam dé gia tăng hệ số nhân giống trên đồng ruộng (SRDC b, 2021)

Trang 31

Chương 2NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu.

Thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 được tiến hành song song Thí nghiệm 3 được

kế thừa kết quả của thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2

2.2 Thời gian thực hiện, địa điểm và các điều kiện nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11/2023 — 02/2024 tại Công ty TNHHNghiên cứu, Ứng dụng mía đường Thành Thành Công, thuộc xã Thái Bình, huyệnChâu Thanh, tỉnh Tây Ninh Trong đó Thí nghiệm 1 và 2 được thực hiện trong tháng

11/2024 - 12/2024, Thí nghiệm 3 được thực hiện từ tháng 01/2024 — 02/2024.

2.2.1 Điều kiện thí nghiệm

2.2.1.1 Điều kiện thời tiết

Thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sinhtrưởng, phát triển và năng suất của cây trồng Cả ba thí nghiệm đều đã được bồ tri

ngoài vườn ươm, có nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 27,4 đến 28,2°C, lượng

mưa trung bình 24 giờ lớn nhất dao động từ 0 — 83,1 mm tại TP Tây Ninh (Bang 2.1)

Trang 32

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết từ tháng 11/2023 đến tháng 02/2024 tại khu thí nghiệm

Thắng/năm Nhiệt độ (°C) Luong mua 24 gid lon

Trung binh Cao nhat Thap nhat nhat (mm)

11/2023 27,4 35,5 21,1 83,1

12/2023 28,1 36,0 21,0 12,8

01/2024 27,7 35,5 21,4 0

02/2024 28,2 36,7 21,5 0

Nguồn: Nhiệt độ và lượng mưa được lay từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh, 11/2023 - 02/2014

2.2.1.2 Đặc tính hóa lý của giá thể

Công thức giá thé được sử dụng cho thí nghiệm được phối trộn theo ty lệ thểtích như yêu cầu của thí nghiệm, sau đó được phân tích các chỉ tiêu lý hóa học trướckhi thí nghiệm Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hóa học bao gồm: pH (TCVN

5979 — 2007); EC (TCVN 6650 — 2000); N tổng (TCVN 8557 — 2010); P2Os hữu hiệu(TCVN 8559 — 2010); K2O hữu hiệu (TCVN 8560 — 2010) Các tính chất vật lý củagiá thé: Độ xốp, độ thoáng khí va khả năng giữ nước của giá thé được xác định theophương pháp Gessert (1976).

Bang 2.2 Đặc tinh ly, hóa học giá thé thí nghiệm trước khi ươm trồng

Nguồn: Phong phân tích dat — Công ty TNHH NC UD MB Thành Thanh công

Qua kết quả phân tích Bảng 2.2, giá trị pH của các mẫu giá thé từ 5,2 — 8,3,

giá tri EC 5,5 — 7,2 mS/cm, độ xốp 60 - 79,5%, độ thoáng khí 39,7 - 59,2%, khả năng

giữ nước 13,5 - 28,6%, N tổng 0,3 — 0,9%, P2Os hữu hiệu 0,8 - 1,5, KaO hữu hiệu

1,2 - 1,7%.

Trang 33

Theo Raul va cs (2014), giá thể lý tưởng có sẽ có độ xốp từ 60 đến 75%, độ thoáng

khí 40 — 60%, khả năng giữ nước 20 — 30%, dựa vào số liệu Bang 2.2 cho thay cùng

một chế độ nước tưới, giá thé mụn dita 100% khả năng giữ nước cao nhất là 28,6%,hai loại giá thé là Mụn xơ dừa 70% + Phân hữu cơ 30% va Vỏ trau 40% +Tro trau40% + Phân hữu cơ 20%, khả năng giữ nước lần lượt 20,3 và 21,6%, giá thể Mụn xơ

Vườn ươm không có mái che được thiết kế trên khu vực đất bằng phẳng và được lót

bạt phủ cỏ nhằm hạn chế cỏ Nước tưới được sử dụng từ nguồn nước giếng có pH từ

Trang 34

Thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:

+ Hệ thống dây chuyền bán tự động sản xuất cây giống mía từ hom một mắtmầm được gia công, chế tạo bởi Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Thanh Trị

+ Bề điều nhiệt (Lab Unstrried water bath) Hãng sản xuất/ Thương hiệu:

Digisystem Laboratory Instrument.

+ Tu say (Lab Hot air oven) Hang san xuat/Thuong hiéu: DigisystemLaboratory Instrument.

+ Cân phân tích 2 số lẻ: Model: PA2102- Nhà san xuất: Ohaus

+ Dao sắc nhọn, không gỉ sắt dé chặt hom mía một mắt mam

+ Thước đo đường kính, chiều cao cây mía 1 mắt mầm (thước kẹp cơ 150 mm,thước dây 2 m).

Vật tư, giá thể được sử dụng trong thí nghiệm bao gồm:

+Khay nhựa ươm cây 40 lỗ, kích thước khay: 60 cm (dai) x 38 cm (rộng) x 8

cm (cao), đường kính 16 7 em, có lỗ nhỏ thoát nước ở đáy

+Bao PP dệt 50 kg 70 x 100 em (bao tải dứa), bạt nhựa đen HDPE, bao tải

lưới kích thước 60 x 90 em được cung cấp từ Công ty TNHH MTV cây xanh Phú Đạt

tại tỉnh Tây Ninh.

+Vỏ trâu: vỏ trâu sống được cung cấp từ Công ty TNHH MTV cây xanh Phú Đạt tại tỉnh Tây Ninh.

+Trấu hun: vỏ trâu được hun không hoàn toàn được cung cấp từ Công tyTMHH MTV cây xanh Phú Dat tại tỉnh Tây Ninh.

+ Mụn xơ dừa: không cần qua xử lý tanin được cung cấp từ Cơ sở cung cấp

xơ dừa Lê Minh Hiếu — Số 16/9, Tổ NDTQ số 13, ấp Hội An, xã Đa Phước Hội,

huyện Mõ Cày Nam, tỉnh Bến tre

Phân bón, thuốc BVTV

+ Phân hữu cơ: sử dụng phân hữu co vi sinh Mixa (OM=22%, tỷ lệ C/N:12,pHio: 6) - Công ty cô phan phát triển nông nghiệp Thanh Thành Công sản xuất

+ Phân bón vô cơ được sử dụng trong thí nghiệm gồm: phân Urea (46,3% N)

có nguồn gốc từ Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí; phân bón DAP (18% N,46% PzOs) được cung cấp bởi Công ty TNHH Nguyên Liệu Nông Nghiệp Mekong

Trang 35

+ Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong thí nghiệm gồm: thuốc bệnh Anvil

5SC thành phần gồm 50 g/L Hexaconazole và thuốc bệnh RidomilGold 68WG thành

phần gồm Mancozeb 640 g/kg + Metalaxyl-M 40 g/kg có nguồn gốc từ Công Ty

TNHH Syngenta Việt Nam.

Yếu tố thời gian lưu trữ hom:

T1: Lưu trữ hom mía trong vòng 72 giờ.

T2: Lưu trữ hom mía trong vòng 48 giờ (ĐC)

13: Lưu trữ hom mía trong vòng 24 giờ.

Yếu tố phương pháp xử lý nắm bệnh:

P1: Phương pháp xử lý nhiệt.

P2: Phương pháp xử lý với thuốc Anvil 5SC

P3: Phương pháp xử lý với thuốc Ridomil Gold 68WG (ĐC)

Hình 2.2 Lưu trữ hom mia (a); Xử lý hom bằng nhiệt trong bé ồn nhiệt (b); Cách

xử ly hom bằng thuốc bệnh Ridomil Gold 6§WG (c)

Trang 36

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

T3P2 T2P2 T1P3 T2P2 |TIPI | T1P2 | T2P1 T3P3 T3P1

T2P3 T2P3 T2P1 TIPI T3P1 T3P3 |TIP3 | T3P2 TIP2

(ĐC) (ĐC)

153 TIP2 T3P1 T3P3 T2P3 TIPI (ĐQ TIP3 T2P2 T2PI

Mỗi ô cơ sở thực hiện trên 3 khay, mỗi khay 40 hom, tương ứng 120 hom/ô

CƠ SỞ.

Tổng số lượng hom mia một mắt mam = 40(hom)*3(khay)*9(NT)*3(LLL) =

3.240 (hom).

2.4.1.2 Cách thức tiến hành thí nghiệm

Chọn giống mia từ ruộng mia vụ gốc 8 thang, chọn các cây đúng giống, không

bị nhiém sâu bệnh, loại bỏ các cây giông lân.

Dùng dao sắt nhọn chặt mía sát gốc, phát ngọn đến lá +1, bóc sạch lá mía, bóc

lá những chỗ mam còn ân dưới be lá Chat hom mía có một mat mam, hom dài 4 — 6

cm VỊ trí mat mâm năm giữa 2 vi trí cat của hom; Mat mâm sang, không bị dập.

Hình 2.3 Hom một mắt mam dài 4 - 6 emHom 1 mắt mầm được lưu trữ trong bao tải đứa lần lượt với mốc thời gian 24giờ, 48 giờ (ĐC), 72 giờ, sau đó tiến hành xử lý hom mía theo 3 cách sau:

Trang 37

Cách 1: Phương pháp xử lý nhiệt, hom được ngâm trong nước nóng có

sử dụng bề 6n nhiệt (waterbath):

+ Hom 1 mắt mầm được cho vào bao tải lưới, đưa vào bé ôn nhiệt Hom được

xử lý nước nóng lần 1 ở nhiệt độ 52°C trong 30 phút, sau đó vớt ra, để trong bóng

mắt trong 12 giờ.

+ Tiếp tục đưa hom vào bé 6n nhiệt xử lý nước nóng lần 2 ở nhiệt độ 50°C

trong 2 giờ.

+ Sau khi xử lý nước nóng lần 2, hom được vớt ra và xả qua nước giếng cho

đến khi hom nguội han sẽ bat đầu được mang đi ủ

Cách 2: Xử lý hom bằng thuốc trừ nắm Anvil 5SC

Ngâm hom (ngập hoàn toàn) vào bé chứa dung dịch thuốc trừ nam phô rộng,

nông độ pha thuốc trừ nắm 1 mL/L lít nước (theo khuyến cáo của nhà sản xuất), ngâm

trong trong 10 phút, sau đó vớt ra và mang đi ủ.

Cách 3: Xử ly hom bằng thuốc Ridomil Gold 68WG (Đối chứng)

Ngâm hom (ngập hoàn toàn) vào bề chứa dung dịch thuốc trừ nam phổ rộng,

nồng độ pha thuốc trừ nắm 3 g/L lít nước (theo khuyến cáo của nhà sản xuất), ngâm

trong trong 10 phút, sau đó vớt ra và mang dit.

Hom sau khi xử lý được ủ trong bao tải dứa trong 48 giờ, sau đó đặt hom mía

nằm ngang cho mắt mầm hướng lên trên vào trong khay nhựa với giá thể (tỉ lệ 50%

xơ dừa + 40% tro trâu +10% phân hữu co)

Sau khi giâm hom mía trong khay ươm, tiên hành xếp các khay ngay ngắn,thang hàng trong vườn ươm dé tiện chăm sóc Hàng ngày tiễn hành tưới nhẹ 1 — 2 lầnnhằm đảm bảo âm độ giá thể của khay mía đạt từ 70 - 80% Thời điểm 20 và 40 NSU,hòa DAP tưới đều (liều lượng 0,4kg/ 20 lít nước/1.280 hom mía) Theo dõi thườngxuyên các triệu chứng sâu bệnh phá hại và kịp thời xử lý các biểu hiện bị phá hại

Tiêu chuẩn cây con xuất vườn TCVN 12369:2018: cây con khỏe mạnh, khôngsâu bệnh, chiều cao từ 30 em trở lên (từ mặt giá thể vuốt lá đến đỉnh cao nhất), cây

Trang 38

2.4.1.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng:

Tỷ lệ mọc mầm, tỷ lệ sống

Quan sát và đếm toàn bộ số cây có bao lá mam mọc lên khỏi bề mặt giá thể,trong 6 tuần, bắt đầu từ tuần đầu tiên sau ươm và định kỳ theo dõi 1 tuần/ lần Tỷ lệmọc mầm (%) = (số cây mọc/ số hom mía ươm) x 100%

Tỷ lệ sống (%)= ( số cây sống/số hom mía ươm) x 100%

Số lá

Số lá (lá): Chọn 10 cây ngẫu nhiên trong mỗi ô thí nghiệm, bắt đầu theo dõi 2tuần sau ươm và định kỳ 14 ngày đếm số lá 1 lần Số lá được tính khi thấy rõ cô

lá Thực hiện dùng sơn đánh dau dé nhận biết lá đã đếm

Chiều cao cây

Chiều cao (cm): Chọn 10 cây ngẫu nhiên trong mỗi 6 thí nghiệm bat đầu theo

dõi 2 tuần sau ươm và định kỳ 14 ngày đo chiều cao cây | lần Chiều cao được

đo từ mặt tiếp giáp giá thê đến chóp lá cao nhất (vuốt lá)

Hình 2.4 Do đường chiều cao cây, đường kính thân

Đường kính thân, số rễ, chiều dài rễ trung bình sau 6 tuần ươm trồng

- Đường kính thân trung bình (mm): Chọn 10 cây ngẫu nhiên trong mỗi ô thí

nghiệm Đường kính thân được đo cách cổ rễ 4 cm

Trang 39

- Số rễ trung bình (rễ): Chọn 5 cây ngẫu nhiên trong mỗi ô thí nghiệm đếm sốlượng rễ Chi theo dõi 1 lần khi kết thúc thí nghiệm.

- Chiều đài rễ trung bình (cm): Chọn 5 cây ngẫu nhiên trong mỗi ô thí nghiệm

đo chiều dai rễ dài nhất Chỉ theo dõi 1 lần khi kết thúc thí nghiệm

Tỷ lệ sinh khối rễ tươi, tỷ lệ sinh khối thân lá tươi, tỷ lệ sinh khối rễ khô,

tỷ lệ sinh khối thân lá khô, tỷ lệ xuất vườn sau 6 tuần ươm trồng

- Tỷ lệ sinh khối rễ tươi (%) = (Khối lượng sinh khối rễ tươi)/ khối lượng sinhkhối toàn bộ cây) x 100%

- Tỷ lệ sinh khối thân lá tươi (%) = ((Khối lượng sinh khối thân lá tươi)/ khốilượng sinh khối toàn bộ cây) x 100%

Sinh khối rễ, thân lá tươi được cân sau khi đã dé bay hơi tự nhiên, không cònđọng nước hoặc sương.

- Tỷ lệ sinh khối rễ khô (%) = (Khối lượng sinh khói rễ khô)/ Khối lượng sinhkhối toàn cây khô) x 100%

- Tỷ lệ sinh khối thân lá khô (%) = ((Kh6i lượng sinh khối thân lá khô)/ Khốilượng sinh khối toàn cây khô) x 100%

(Lay mẫu sinh khối tươi dem đi say 6 105°C đến khi đạt đến khối lượng không

đổi ghi nhận số liệu)

- Tỷ lệ xuất vườn (TLXV) (%) = (số cây đạt tiêu chuẩn cây xuất vườn/ số hom

mía ươm) x 100%.

- Hệ số chất lượng Dickson: DQI = {TDM/[(PH/SD) + (DMAP/DMRS)]}

Trong đó:

DQI: Hệ số chất lượng Dickson

TDM: Tổng khối lượng chất khô của cây giống (g/cây)

PH: Chiều cao cây (em)

SD: Đường kính thân (mm)

DMAP: Khối lượng chất khô trên mặt đất (thân, lá) (g/cây)

Trang 40

Tinh hình sâu bệnh hai

- Tỷ lệ sâu hại: Theo dõi cả ô, ghi nhận các loài sâu gây hại và đánh giá tỷ lệ

(%) cây bị hại Theo dõi liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm

Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) = (Số cây bị sâu hại / tổng số cây theo đối) x 100

- Tỷ lệ bệnh: Quan sát tổng quát trên đồng ruộng các bệnh đốm lá, thối đỏ,trắng lá mía Theo dõi liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm

Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bénh/téng số cây theo dõi) x 100

Phân cấp bệnh với các bệnh đốm lá, cháy lá (Nguyễn Huy Ước, 1987)

- Đánh giá hiệu quả kinh tế

So sánh giá thành và hiệu quả kinh tế sản xuất cây con giữa các nghiệm thức:+ Giá thành cây con tại vườn ươm = Tổng chỉ phí/ số lượng cây con xuất vườn

Trong đó tông chi phí bao gồm chi phí vật tư, công lao động, chi phí khấu

hao

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế

Lãi thuần = Tổng thu — tổng chi

Trong đó: Tổng thu tinh theo giá bán cây con tai thời điểm thu hoạch

Tổng chi = Chi phí khả biến (giá thé, giống, phân bón ) + chi phí lao động+Chi phí khấu hao

Tỷ suất lợi nhuận = Lãi thuần/ Tổng chi

2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phương pháp và thời gian ủ hom mía mộtmắt mầm đến tỉ lệ sống của cây mía giống LK92-11

2.4.2.1 Bồ trí thí nghiệm 2

Thí nghiệm hai yếu tố, được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD),

gồm 12 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại.

Ngày đăng: 09/02/2025, 00:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN