1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh, mật độ trồng và lượng phân đạm đến giống bắp ngọt tại Khánh Hòa

140 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh, Mật Độ Trồng Và Lượng Phân Đạm Đến Giống Bắp Ngọt Tại Khánh Hòa
Tác giả Nguyễn Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Võ Thái Dân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 43,38 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh, mật độ trồng và lượng phânđạm đến giống bắp ngọt tại Khánh Hòa” đã được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 7năm 2022 tại Trại Thực nghi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

xé kt%t%&%&%%&%&

NGUYEN NGỌC ANH

ANH HUONG CUA PHAN BÓN HỮU CƠ VI SINH,

MAT ĐỘ TRONGVA LƯỢNG PHAN DAM DEN

GIONG BAP NGOT TAI KHANH HOA

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh, tháng 5/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

kxwxxkxw%*%*%%w%*%

NGUYÊN NGỌC ÁNH

ANH HUONG CUA PHAN BÓN HỮU CƠ VI SINH, MAT ĐỘ TRONG VÀ LƯỢNG PHAN DAM DEN

GIONG BAP NGOT TAI KHANH HOA

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Trang 3

ẢNH HƯỚNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH,MAT ĐỘ TRÒNG VÀ LƯỢNG PHAN DAM DEN

GIÓNG BAP NGỌT TẠI KHÁNH HÒA

NGUYÉN NGỌC ÁNH

Hội đông cham luận văn:

1 Chủ tịch: PGS TRỊNH XUÂN VŨ

Công ty TNHH HB 101 Flora

2 Thư ký: TS NGUYÊN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

3 Phản biện 1: TS BUI MINH TRÍ

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phản biện2: TS LE CÔNG NONG

Viện Nghiên cứu Dâu và Cây có dâu

Nn Ủy viên: TS TRAN VĂN LOT

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Nguyễn Ngọc Ánh, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1995

Nơi thường trú: Thôn Lập Định 1, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh

Hòa.

Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Huệ, huyện Cam Lâm, tỉnhKhánh Hòa năm 2013 Tốt nghiệp ngành Nông học, hệ chính quy, tại Trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017

Từ tháng 01 năm 2018 đến nay làm việc tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệthực vật tỉnh Khánh Hòa.

Từ tháng 10 năm 2020 theo học Cao học Khoa học Cây trồng tại Trường Đạihọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Ninh Thuận

Địa chỉ liên lạc: Số 625 đường 23/10, xã Vĩnh Thạnh, Tp Nha Trang, tỉnh

Khánh Hòa.

Số điện thoại: 0382.954.709

Email: Nguyenngocanhbvtv@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, két qua

nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được ai công bô trong bat kỳ công trình nào khác Nêu có gi sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cắm

ơn và các thông tin trích dan đã được chi rõ nguôn gôc./.

Khánh Hòa, ngày tháng 5 nam 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ánh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đề có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắngcủa bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự độngviên ủng hộ của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè trong suốt thờigian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh dao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vậttỉnh Khánh Hòa đã đồng ý và tạo nhiều điều kiện đề tôi hoàn thành chương trình đào

tạo nảy.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh, cùng các Thầy, Cô Khoa Nông học đã tận tình truyền đạt những kiếnthức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình

học tập nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến TS Võ Thái Dân,người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề

tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình là chỗ dựa, là nguồn an

ủi, động viên lớn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận

văn.

Xin tran trọng cam on!

Khánh Hoa, ngày tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Ánh

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh, mật độ trồng và lượng phânđạm đến giống bắp ngọt tại Khánh Hòa” đã được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 7năm 2022 tại Trại Thực nghiệm Giống cây trồng Suối Dầu (Trung tâm Khuyếnnông tỉnh Khánh Hòa) Mục tiêu của đề tài là xác định được loại và lượng phân hữu

cơ vi sinh, mật độ trồng và liều lượng phân đạm thích hợp cho sinh trưởng và năngsuất của giống bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ tại Khánh Hòa

Đề tài gồm hai thí nghiệm được thực hiện kế thừa nhau Thí nghiệm 1 đánhgiá ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suấtgiống bắp ngọt Thí nghiệm hai yếu tố được bố tri theo kiểu lô phụ, với 20 nghiệmthức, 03 lần lặp lại Lô chính gồm bốn loại phân bón: Phân bón hữu cơ vi sinh Sông

Gianh HC-15 (đ/c); Phân bón hữu cơ vi sinh Ekmat; Phan bón hữu cơ vi sinh Panda

Trichoderma và Phân bón hữu cơ vi sinh Cò Bay Lô phụ gồm năm lượng phân bónhữu cơ vi sinh (50%; 75%; 100% (d/c); 125%; 150%) Kết quả cho thay, trong điều

kiện thí nghiệm, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Panda Trichoderma với lượng

125% so với khuyến cáo khi trồng bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ cho năng suất 7,9 tan/ha

va đạt lợi nhuận 86,5 triệu đồng/ha (cao nhất), tỷ suất lợi nhuận gần 1,5 lần

Thí nghiệm 2 đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đếnsinh trưởng và năng suất giống bắp ngọt Thí nghiệm hai yếu tố bố tri theo kiểu lôphụ, với 20 nghiệm thức, 03 lần lặp lại Lô chính gồm bốn lượng phân bón đạm(100; 140 (đ/c); 180 và 220 kg/ha); Lô phụ gồm năm mật độ trồng (44.444; 53.333;66.667; 80.000 và 88.889 cây/ha) Kết quả cho thấy trong điều kiện thí nghiệm, sửdụng 100 kg phân N/ha khi trồng bắp ngọt ở mật độ 88.889 cây/ha (75 x 30 cm, 02cây/hốc) có năng suất đạt 18,1 tan/ha, lợi nhuận 135,4 triệu đồng/ha (cao nhất) va tỷsuất lợi nhuận gần 2,0 lần, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 8

The study of "Effects of microbial organic fertilizers, planting density and

nitrogen fertilizer dosages on sweet corn varieties in Khanh Hoa" was carried out

from January to July 2022 at the Suoi Dau Crop Seed Experimental Farm (Agricultural Extension Center of Khanh Hoa Province) The objectives of study were to identify the appropriate type and amount of microbial organic fertilizer, planting density and dosage of nitrogen fertilizer for the growth and yield of Red Queen sweet corn variety at Khanh Hoa.

Two consecutive experiments were involved in the study The first experiment to identify the appropriate type and dosage of microbial organic fertilizer for the growth and yield of Red Queen sweet corn variety was a two-factor experiment be arranged in a Split Plot Design (SPD) with 20 treatments, 03 replications The main plots were four different types of microbial organic fertilizers: Song Gianh HC-15 microbiological organic fertilizer (control); Ekmat microbial organic fertilizer, Panda Trichoderma microbial organic fertilizer and Co Bay microbial organic fertilizer The subplots were five different amounts of microbial organic fertilizers used (50%; 75%; 100% (control); 125%; 150% of

recommended dosage) The results showed that under the study conditions, Red

Queen sweet corn be applied Panda Trichoderma microbial organic fertilizer at 125% of recommended dosage produced the yield of 7.9 tons.ha-1 with the highest

profit of of 86.5 million VND.ha-1, the BCR nearly 1.5.

The second experiment to regconize the fitable planting density and amount

of nitrogen fertilizer for the growth and yield of Red Queen sweet corn was the factor experiment arranged in a Split Plot Design (SPD) with 20 treatments, 03 replications The main plots were four different amounts of nitrogen fertilizer used (100; 140 (control); 180 and 220 kg/ha); the subplots were five different planting densities (44,444; 53,333; 66,667; 80,000 and 88,889 plants.ha-1) The results showed that under the study conditions, Red Queen sweet corn be cultivated at

Trang 9

two-88.889 plants.ha-1 (75 x 30 cm, 02 plants.hole-1) and be fertilized at 100 kg N/ha produced the yield of 18.1 tons.ha-l and the highest profit of 135.4 million

VND.ha-1 with the BCR nearly 2.0, contributing to economic efficiency.

Trang 10

MỤC LỤC

Trang

10/909 92 — 1DANH SÁCH CHỮ VIET TẮTT -++2++++£E+++2E+++tEE+xttrrxrrrrrrrrrrrrrrrrrree ivDANH SÁCH CAC BANG sssssssssesssssesssssesseesssseesessessseeesssessneeessneesseeessneeseneess V

DANH SACH CAC HINA 0 — vil

Val Wiel N A101 suaebsesbiiestingEt60ES01443145815G00033I0G1880018388iE1433/G308503.9EESR GDGGGESUGESSIIGGDLSEBHHEIRI0882Gi80668 61.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón hữu co, hữu cơ vi sinh đối với bắp

NOt tiên the GIỚI ceseeeseessssirississsiggiELgE1611483855830803356154359559844S5155555359680079093330900319552558 38536 6

1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về phân đạm và mật độ trồng bắp ngọt

trên thế GIỚI cezsieisixs21116126516166161161335913852195038548535016355901S5595295054EAS.11295EISEETSEEESST.GSSEIESĐ8 8

1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón va mật độ trồng bap ngọt tai Việt Nam 14Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

Dol ING! (6LBSHGHIGNCGỨU, ece ceaseeseenb.aseensieeeadasdkoinnirianroneuSklagailEuokiasuiluiooroesdDbbsierckge 17

2.2 Dia điểm và thời gian thí nghiGn 0 0 c.ccccccceceecseeseesessessessesseeseesessessessesseeneees 1?2.2.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm - 172.2.2 Đặc điểm dat thí nghiệm -2- 22 22222222EE22E2221223221271 221221222 re 18

2.3 Vật liệu nghiên cứu của thí nghiỆm cece cece * 2E net 19 2A PIONS PHAp MS MICH CU se issn se s25 06601224156 1661618084286 d0580084363008033903868,28i366.380-30i43ã.560EE 21 2.4.1 Thi nghiém 1: Anh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh

đến sinh trưởng và năng suất giống bắp ngọt -2- -¿22++22++2x++zxzsrzcee 212.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến sinh

trường và ñấnẽ siilt:ö16n6 Pap NE Ob oeseenaoeesiseoiaiidsoeiattsslisG1dlspgdtDigE112g8i20.100684006804048/38 28

Trang 11

2.5 Quy trình kỹ thuật trồng bắp ngọt -. -22-©22222222+2222EEeEEerrrerrrerrree 292.6 Phương pháp xử lý số liệu - 2 2-©2222222E22E222122E22212212221221212221 2122 xe 30Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2222222222222222222Ec2zzzrxee 31

3.1 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và

năng suất giông bắp ¡n0 318.1.1 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến thời gian sinh trưởng

CUA STORE DA MEO seeosseeeobsisbsieaobigdsdoleizsietzgBckiodsgticglcsaaciessiadkrkieissrjbsiosli2auilsidbaironlgpisl-laa 31

3.12 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao cây của

LON, Dap GÌLiesabinniesoiotiinnitdiitoisggigegsigcpgiidiatBoggtiS24Gi610:G058G:85.GĐBMiG8Ea0SALGEESM3i0:3i1910:104.00500368 34

3.1.3 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến chiều cao đóng bắp

của giông bap ngọt Nữ Hoàng dO sceccneceiiineiiiesiiiidikiosEtsis5116051363021610160555503/48256 36

3,1,4 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến đường kính thân của

S10NG DAP NGO sssssesxessessereeeere neem en EEE 383,15 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến số lá xanh của

PIONE Dap TỈBDĂosseseseoseoaioeiii00450546565541810369614 0183 neem ee oe 403.1.6 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến diện tích lá của

BLOTS DAO TCO bxcgsoc in Hoá cose ere creer ne iee een ars remaruais SE0038G032103i8:48338gE4qg48106g0ãg3gggu2ageadi 42

ch Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích củalONg DAP NOC ee eee 433.1.8 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến chi số SPAD của

I0 LAP NOL eee 45

31) Anh hưởng của loại và lượng phan hữu co vi sinh đến tình hình sâu bệnh và

by roi N3 10is8 010011 46

31.10) Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến đặc điểm trái của

BLOTS DAIDffTEO DxussuesestruisgiisiiinbiiotinigiirgaodrriodtngiuuuSksirteSocigdpmrrfnifiidoptierggarugidis.droutojosiiZpdoanugucgtiugpỖ 473.1.11 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cầu thành

NANG -10121719191275219)1150012397191940)77Ẹ27252T" ốốẽố ốc 50

3.1.12 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến năng suất của giống[D000] ene eee ee ee ee 513.1.13 Ảnh hưởng của loại và lượng phan hữu cơ vi sinh đến độ Brix của giống

DI) TĐGusriegigicecieshcg0tạt01020008G1GGS000B956-G815SgEGUERDGISERISEERGSEDSSEESGHSSSGGERHGNIGEEHGINGEEHGBbE 34

3.1.14 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến hiệu quả kinh tế của

IONE DI [Ï14i51684/21510800608656559694649.8E51E204385107403581318803L|A2:880)58103014G044l5ÿx4BlC42ãnggsDNH3LSqudSRgkLSsgid 55

3.2 Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến sinh trưởng va năng suất

BION DAP Ol, tnongá 860 011162101A6ã65010165605058kL55SE-16G18355803038GGbjSaiESaSGGASSGESEXGERGfSS3Gi0.384380383g5E 56

Bred Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phan đạm đến thời gian sinh trưởng của

CIOS DAP TOG lcs wsccnsaosccnsaannaxcm Gatidgdi0050G81G110810:G8EEGE2SNGiGA0I00G3010:GGG18800.GG.4G1RGGIGCSGI.GGISG1/00g88 56

Trang 12

3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến chiều cao cây của

giống Bến (| a 583.2.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến chiều cao đóng bắp

Glái.B10HĐBBD HH Seen ere ee eee 60

3.2.4 Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến đường kính than của

Iging Tb4D:TDObbcesassossasapiiycSSpikacgthd)tckEsig06:0l80/34056i95800A0:403/4:30AMGgi.209 ee 62

Sas Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến số lá xanh của giống

bat HP GÌ gttöeD0GEIDIDTEHER0S0SGIESE0EGHHSGGEELDESHHG-SBRSEĐJGIEEBGIGSIGNGDISGSESESSIRSAS.0S8i-084ggmả8 643.2.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến diện tích lá của giống

DDHiiTDDILusptsoroiyEtSGIEEEVEEEGGIEEGEEELSEEEEEEHEEGEETEEEEEEEEEDTGDIEGEM-EEEEEEELðEEiSSEECitidftciEi-j2JE-EGEL62DEE 66

3.2.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến chỉ số diện tích lá của

giông bap ngọt Nữ Hoàng đỏ - - S21 1n n HH ng ng 67

3.2.8 Anh hưởng của mat độ trồng và lượng phân đạm đến diệp lục tố của giống

3.2.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến tình hình sâu hại và

đỗ TSA CUa Ø10Hữi Bap MEO sa cas sense g1 ái asses gi25601650686436306i61800136.0653,86gẸu88u56385.80,398Gã4884E 70

3.2.10 Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến đặc điểm trái của giốngBẤP TỊB GŨ ee ee 723.2.11 Anh hưởng cua mật độ trồng và lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thànhtiếng suất CUA SIONS LAP NLO Ẳ‹cisoessinisdseoindiinl1145531611458855161163614508001195E0013363084835 743.2.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến năng suất của giốngDap 118 6 bee s86 61n01120-UB335980080/ 038.3016.401 ĐENSSGSIESI.RUIHSSSHGINGERSSHDESHEAGESSEBSSENEHEE4LBMGĐ43.0091 75

3.2.13 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến độ Brix của giống bắpTHỂ GD ee SNIGGSSSS3S85020880850538012 79

3.2.14 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến hiệu quả kinh tế của

PIONS DAP TTI bsvscseaioeelsebssikdssssstiotbolbbÐ[SSSgSiiigihtgtdiidBNbstasEilg3iasgtspibitdhdiixiBiaessaosesit 80

CS EE Oh oo ng iEn to nroonnteeorsueei 82

DS TỊE HÌ¿:szg:ssx2056512100015 11600816 ian oT oo oe eee EE eR ROE 82

1800906979847 00.7 83PITUT.UC THỐNG NỀ c.«cokeinenneokendOnokuialtoeghanboakdostioeieadkusiaittueeksd 89PHU LUC KET QUA PHAN TÍCH MAU ĐÁTT 22 22+222z+2z+2zz2zzzze2 121PHU LUC HOẠCH TOÁN KINH TẺ 2 222S£2E22E22EE22E222E2222222zzxe2 123

Trang 13

DANH SÁCH CHU VIET TAT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV Bảo vệ thực vật

Cs Cộng sự

HCVS Hữu co vi sinh

NSG Ngày sau gieo

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực tế

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TB Trung binh

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bảng 1.1 Phân nhóm bắp theo gen quy định tính ngọt -2222 225555522 3Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết khu vực huyện Cam Lâm năm 2022 17Bảng 2.2 Tính chat lý, hoá của khu đất khu vực huyện Cam Lâm năm 2022 18

Bang 2.3 Loại và lượng phân bón hữu cơ vi sinh sử dụng trong thí nghiệm 21

Bang 3.1 Anh hưởng của loại và lượng phan hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh

Bang 3.2 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến chiều cao cây của

HT COT ea IT at i cla in ca a i clan cil Su nin cise 34

Bang 3.3 Anh hưởng của loại và lượng phan hữu cơ vi sinh đến chiều cao đóng bắp(cm) của giông bap ngọt ở thời ky chin sữa (60 NSG) - -c re 37Bảng 3.4 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến đường kính thân

(cm) của giông bắp ngọt ở thời điêm chín sữa (60 NSG) -cc-cse- 38

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến số lá xanh (lá

xanh/cay) cla ging bap NOt 0 01008 41Bảng 3.6 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến diện tích lá

(dm”/cây) của giông bắp ngọt ở thời điểm chin sữa (60 NSG) - - 43

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số diện tích lá

(m2 lá/m2 đất) của giỗng bắp ngọt ở thời điểm phun râu (45 NSG) 44

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến chỉ số SPAD của

giống bắp ngọt ở thời điểm phun râu (45 NSG) -22©-2222+22z22+z2zzzzzzzez 45Bang 3.9 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến tỷ lệ sâu hại đối với

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến đặc điểm trái của

S108 010 a5“ 48

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến các yếu tố cấuthành năng suât của giông bap nBỌ( - - - - 5 2 2< 2322122 22 231 ni, 50Bang 3.12 Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến năng suất của

G10 HE ĐẠD HD Ô ee 02g n14161453359336835851503350/80B1GSIGSSBBCSEEREDIEWSSUOWENSEI0SM995430S015801537980803388.0 53 Bang 3.13 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu co vi sinh đến độ Brix (%) của giống bắp ngỌt -2-52- 2221 212212212212212212712212712112212212121111121212121212 re 54 Bang 3.14 Anh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến hiệu quả kinh tế

tiền ee bon Bì A rancor iinet nro Sản

Trang 15

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến thời gian sinh

trưởng của giống bắp ngọỌt -2-222222222222122122212712211221221211211111211 11c Sự, Bảng 3.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến chiều cao cây (cm) của giống bắp ngỌQt 2¿-2¿22c 222 2212221222122121121121121121111111121112111 2112 ca 59

Bang 3.17 Anh hưởng cua mat độ trồng và lượng phân dam đến chiều cao đóng bap

(cm) của giông bắp ngọt ở thời điêm 60 NSG 2222222222 22 cssrrrrrrees 61

Bang 3.18 Anh hưởng của mat độ trồng và lượng phân đạm đến đường kính thân

(cm) của giông bắp ngọt ở thời diém 60 NSG .- 2Ặ 22c 22.22 62

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến số lá xanh (láxanh/cây) trên cây của giông bap ngọỌt - 5-2-1221 221222121 HH rời 65Bảng 3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến diện tích lá(dm?)của giống bắp ngọt ở thời diém 60 NSG 2-©22-©222252222z2czzsrzcc 67Bang 3.21 Anh hưởng cua mật độ trồng và HƯƠNG phân đạm đến chỉ số diện tích lá

(LAI) của giống bắp ngọt Nữ Hoang đỏ (mŸ 14/m? đất) ở thời điểm 60 NSG 68

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến diệp lục tố (SPAD)

của giống bắp ngọt Nữ Hoang đỏ ở thời điểm 60 NSG 2-522552 : 69Bang 3.23 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến tỷ lệ sâu hại (%)

dOi VOi gidng bap NOt eee 71

Bang 3.24 Anh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến đặc điểm trái củagiông bắp 118 Ôn 96g94 seers 462)S19903559E805595Đ1SH.SSSSSSSVSMSEESG4SLISSEREVSSSS1TĐXEENEESESSEEEDSSEEE- 72Bảng 3.25 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến các yếu tố cấuthành năng suất của giống bắp ngọt -2-©22-2222222222222222221222222112212221222 xe 75Bảng 3.26 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến năng suất của

LOIS BẠD NG ee-ceseenoeeseetnsecudgoaseirntuaecddkotjtgadiiaglšcodxeaobrriessostdiiisazeiliglbdisgrdidanilbôgidlb cgrgh gdshiSagrie Tủ

Bảng 3.27 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến độ Brix (%) của

5001171111277 7 1 79 Bảng 3.28 Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến hiệu quả kinh tế

Tơ TẾ eT nên NÀNG TAU No IợNG ea S0

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2- 22 ©222222EE22E22EE22E22EE22E22212222222-ze 35

Hình 2:2 Toán cảnh bỗ trí ruộng thỉ nghiệm Ï siccacesnnssainesnasnsennninasensetcatessensnaenaceniesie 23

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 -22- 22 ©2222222EE22EE22EEE2EEzSEEeExrerrrrrer 28Hình 2.4 Toàn cảnh bố trí ruộng thí nghiệm 2 2- 22 ©22222222222z22222zz>+2 29Hình 3.1 Giai đoạn ngọt bắp Nữ Hoàng đỏ phun râu 2- 2255255225522 34Hình 3.2 Do chiều cao cây thời điểm 20NSG 2-522©222222222222c22zzzczev 35Hình 3.3 Do chiều cao đóng bắp -2-©222222222222222222221272222212212221 2E re 38Hình 3.4 Do đường kính thân bắp ngọt - 22 2¿222222222222E2EEzzxrrrrrrrev 39Hình 3.5 Do chỉ số SPAD - 2: 22©2222222E22212251221221122122112112212211221 21c ee 46Hình 3.6 Ruộng thí nghiệm 1 ở thời điểm 60 NSG -. 2 22-55+255z5552 54

Hình 3.7 Ruộng thí nghiệm 2 ở thời điểm 65 NSG : 2¿-55+25c+s>+2 58

Hình 3.8 Do đường kính thân bắp 2 2¿©2222122E222122122212212211221222222 z0, 63Hình 3,9 Đo điệu lực 16 sisccssescarisveosssnssnseseneeecnernrreremnareonnerrenanenemumeumnmuenue 70Hình 3.10 Do chiều dài bắp 2-©22- 2222222 222222222232223222122212221E221 2E crrcrrev 74Hình 3.11 Thu hoạch bắp Nữ Hoàng đỏ 2 ©22222222222Z22E22E2EEcEEzrrcrev 79

Trang 17

(Patrick, 2001) Tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng

của biến đổi khí hậu, tác động đến nông nghiệp của tỉnh Trong giai đoạn 2021

-2025 tỉnh Khánh Hòa xây dung đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm chuyênđổi cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả, sang cây trồng cạn, sử dụng ít nướctưới và mang lại hiệu quả kinh tế cao Cây bắp có khả năng chịu han tốt, thích nghỉrộng, năng suất cao và thị trường tiêu thụ ồn định nên có lợi thế trong việc bồ trí

mùa vụ cũng như vùng trông đê nâng cao hiệu quả sản xuât cho nông dân.

Tuy nhiên, theo Cục thông kê Khánh Hòa, năm 2019 diện tích bắp các loạicủa tỉnh Khánh Hòa là 5,9 nghìn ha, được trồng ở mật độ khoảng 44.000 - 57.000cây/ha, năng suất trung bình đạt 2,2 tắn/ha, thấp so với trung bình cả nước và thé giới.Bên cạnh đó giá phân bón hóa học tăng cao làm tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận Từthực trạng đó, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất bắp ngọt

Trang 18

phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại Khánh Hòa là vấn đề cấp thiết.Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, đề tài: “Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ visinh, mật độ trồng và lượng phân đạm đến giống bắp ngọt (Zea mays var.

saccharata) tại Khánh Hòa” đã được thực hiện.

— 07/2022.

Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, đánh giá mức độ nhiễm sâubệnh hại chính, các yếu tố cau thành năng suất và năng suất, phẩm chat và hiệu quảkinh tế

Trang 19

và sau đó được thu thập bởi người Châu Âu (Schultheis, 1998).

Bảng 1.1 Phân nhóm bắp theo gen quy định tính ngọt

Tên loại bắp Hàm lượng đường Cặp gen Trên NST

Đập ngợi Thưởng faonnal 6- 11% gen lặn susu NST số 4

sugary)

Bap ngot dam (enhanced sugary) 12 - 20% gen lan sese NST số 4

Bap RIẦU ingot (nipetenins 21 - 30% gen lặn sh2sh2 NST số 3

- Bắp ngọt thường - normal sugary (su), có độ brix dao động từ 6 - 11%, đây

là bắp tiêu chuẩn cho tiêu dùng ăn tươi

Trang 20

- Bắp ngọt đậm - sugary enhanced (se) độ đường cao hơn (độ brix dao động

từ 12 - 20%) và thời gian chuyền đường thành tinh bột chậm hơn sau thu hoạch, nội

nhũ rât mêm.

- Bap siêu ngọt - supersweet or shrunken-2 (sh2) bắp có hàm lượng đườngcao gấp 2 - 3 lan Bap đường ngọt thường (độ brix dao động từ 21 - 30%) Hạt củaloại Bắp đường này trường nhăn nheo, nhỏ và nhẹ hơn hai loại trên

Giống bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ thuộc nhóm bắp ngọt đậm, có độ Brix daođộng từ 12 - 18% Bắp ngọt không chỉ có giá trị kinh tế mà còn có giá trị dinhdưỡng cao vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ, bắp ngọt đã được dùngrất nhiều trong thành phần thức ăn b6 sung Bap ngọt vừa là món ăn bổ dưỡng, vừagiúp tái tạo và tăng cường năng lượng, mặc khác trong bắp ngọt có chứa rất nhiềuvitamin E và tốt cho tiêu hóa (Schultheis, 1998)

1.2 Vai trò của phân bón đối với cây bắp

Dé cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt được năng suất cao và 6n định, cây bắpngọt ngoai được đáp ứng đủ các yếu tố như nhiệt độ, nước, ánh sáng, đất đai, cầnphải có chế độ bón phân hợp lý Trong đó, chú ý cung cấp đủ và cân đối các yếu tốdinh dưỡng, đặc biệt là các yếu tố đa lượng N, P, K

Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của câybắp ngọt, từ giai đoạn cây con cho đến lúc thu hoạch Đối với cây bắp, trong cácbiện pháp canh tác nhằm tăng năng suất, phân bón giữ vai trò quan trọng nhất; phânbón ảnh hưởng tới 30,7% năng suất bắp nếp còn các yếu tố khác như mật độ cây, cỏdai, đất canh tác có ảnh hưởng ít hơn (Berzenyi, 1996) Bap ngọt là loại cây trồng

có khả năng tạo ra một khối lượng lớn chất khô trong một vụ trồng do đó cần mộtlượng chất dinh dưỡng, trong đó đạm là yếu tố được cây bắp sử dụng nhiều nhất.Các giống bắp ngọt khác nhau có nhu cầu sử dụng phân đạm ở mức độ khác nhau

(Debreczeni, 2000).

Trang 21

1.2.1 Vai trò phân bón hữu cơ vi sinh đối với cây bắp

Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng, cho hiệu quả kinh tế cao và

ồn định Ngoài ra phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón, nếubón 10 tấn phân chuồng/ha có thé giảm bớt được 40 - 50% lượng phan kali cần bón.Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ (phan chuồng) làm tăng đáng kể hiệu suất sử dungphân đạm của cây bắp, nếu chỉ bón phân chuồng, hiệu qua đạt 30 kg bắp hạt/tấnphân chuồng, nếu kết hợp với phân đạm khoáng, hiệu suất tăng lên 126 kg bắphạt/tấn phân chuồng Bon phân hữu cơ còn làm giảm hiệu lực của phân kali khoáng,nhất là với loại phân có khả năng giải phóng kali dé dàng như phân chuồng Điềunày có nghĩa nêu bón phân chuồng có thể giảm liều lượng phân kali khoáng (BùiHuy Hiền, 2002)

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được hình thành bằng cách pha trộn sau

đó được xử lý các nguyên liệu hữu cơ cho lên men với các chủng vi sinh vật vẫn

còn song va sẽ hoạt động khi được bón vào đất Phân hữu cơ vi sinh có tác động rấttốt đến môi trường sống của hệ sinh vật Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh có ýnghĩa lớn đến việc giảm sử dụng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu từ đó tăngchất lượng nông sản, bảo vệ môi trường hướng tới một nền sản xuất nông nghiệphữu cơ phát triển bền vững Thành phan của phân hữu cơ vi sinh bao gồm: chất hữu

cơ trên 15%, các nguyên tố đa lượng, trung vi lượng và có chứa vi sinh vật hữu íchnhư: vi sinh vat phân giải lân, vi sinh vật cô định đạm, phân giải xenlulo với mật độ

từ > 1x10 CFU/mg mỗi loại (tùy vào loại phân hữu cơ vi sinh)

Theo Palanivell và cs (2013), khi sử dung phân hữu co dé bón cho cây bapcác chỉ tiêu như chiều cao thân chính, đường kính cây, vật chất khô tích lũy tăng lênđáng kê Đồng thời làm tăng tỷ lệ hap thu N và P Vì vậy phân bón hữu co làm giảmlượng phân bón hóa học lên đến 90% Do đó hỗn hợp phân hữu cơ, hữu cơ vi sinhđược tăng cường sử dụng nhằm hạn chế bón các loại phân bón hóa học trong canhtác cây bắp

Trang 22

1.2.2 Vai trò phân đạm đối với cây bắp

Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein và là thành phầncau tạo của diép lục, là tác nhân chính hap thu năng lượng ánh sáng cần thiết choquang hợp Vì vậy nếu đạm được cung cấp đầy đủ, hoạt động quang hợp sẽ tăng,cây sinh trưởng mạnh và lá có màu xanh đậm Tuy nhiên khi thừa N, trong mốiquan hệ với các chất dinh dưỡng khác như P, K và S có thể làm chậm sự chín củacây trồng Thiếu N lá biến vàng do mat protein trong luc lap, thé hiện đầu tiên ở lágià Các vết ta vàng này bắt đầu ở chop lá và tiễn triển dài theo phan thịt lá cho đếnkhi toàn bộ lá bị chết (Đường Hồng Dật, 2003)

1.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón và mật độ trồng bắp ngọt trên thếgiới và Việt Nam

1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh đối vớibắp ngọt trên thế giới

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và quản lý tổng hợpdinh đưỡng đến năng suất và chất lượng bắp ngọt (Zea mays var saccharata) đượcthực hiện năm 2006 và 2007 trên đất cát pha mùn Thí nghiệm bao gồm hai mật độtrồng (45 x 20 cm và 60 x 20 cm); Hai mức phân chuồng (0 tan/ha va 10 tắn/ha):Năm công thức phân bón (100% phân vô cơ (theo khuyến cáo); 75% phân vô cơ +

Azotobacter; 75% phân vô cơ + Azotobacter + Phosphobacteria; 50% phân vô cơ +

Azotobacter và 50% phân vô cơ + Azotobacter + Phosphobacteria) Kết qua chothấy việc trồng bắp ngọt với mật độ trồng 45 x 20 cm và áp dụng 10 tan/ha phânchuồng kết hợp với 100% phân vô cơ có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất bắpngọt, năng suất thức ăn thô xanh và thu được lợi nhuận tối đa (Patel và cs, 2015)

Theo Wagh (2002), khi sử dụng phân chuồng (5 tắn/ha) + 220 kg N + 50 kgPzOs + 50 kg K2O (kg/ha) + Azotobacter trên giống bắp ngọt cho thấy chỉ số diệntích lá và tốc độ tăng trưởng cây trồng (chiều cao cây, số lá, khối lượng chất khô,năng suất) tăng đáng kẻ

Trang 23

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm, lân và phân hữu cơ sinh học đến năngsuất và các yêu tô cau thành năng suất của bắp ngọt (Zea mays var saccharata) đãđược thực hiện vào năm 2010 - 2011 trên giống bắp ngọt Pashen Kết quả cho thấy

ở nghiệm thức bón 150 kg N + 75 kg P2Os (kg/ha) + phân bón Barvar 2 (chứa 2

chủng vi khuân Bacteria 5p và 13p) + phân bón hữu co sinh học Nitroxin (có chứaAzospirillum sp., Azetobacter sp.) đã làm tăng năng suất và các yếu tô cấu thànhnăng suất (Maleki Narg Mousa và cs, 2012)

Tại Brazil, sử dụng vi sinh vật Azospirillum brasilense kết hợp với phân đạmnhằm tăng năng suất giống bắp ngọt RB 6324 đã được đánh giá vào mùa hè cácnăm 2012/2013, 2013/2014 và 2014/2015 Kết quả cho thấy chiều cao cây (daođộng từ 2,11 - 2,26 m), chỉ số diện tích lá (3,33 - 4,32 m? la/m? đất), năng suất (7,21

- 10,43 tan/ha ) ở nghiệm thức sử dụng liều lượng chế phẩm 100 mL/ha kết hợp vớiviệc bón N khi gieo hạt hoặc bón thúc (Alberto Yuji Numoto và cs, 2019).

Năm 2016 tại huyện Tapin, tinh Nam Kalimantan, thí nghiệm xác định ảnhhưởng của phân bón sinh học đến sinh trưởng và năng suất bắp ngọt đã được thựchiện Thành phần phân bón sinh học có chứa một số vi sinh vật như: Azotobacter

sp.; Azospirillium sp.; Bacillus sp va Trichoderma sp trong äó Azotobacter sp vàAzospirillium sp có chức năng cố định đạm Kết quả cho thấy việc bón phân sinh

học có ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng của bắp, chiều dài bắp và đường kính bắpnhưng không ảnh hưởng đến chiều cao cây (172,0 — 174,0 em) khi thu hoạch, khốilượng bắp dao động từ 320,75 - 348,25 g/bap và năng suất 9,43 - 10,00 tan/ha sovới nghiệm thức không sử dụng phân sinh học 290,0 g/bap va năng suất 8,08 tan/ha.Việc sử dụng liên tục phân bón vô cơ có thé làm giảm độ phì nhiêu của đất Phânbón sinh học là một giải pháp thay thé dé cải thiện độ phi của dat và nâng cao năng

suất, chất lượng của cây trồng (A Sabur và cs, 2019)

Việc sử dụng liên tục phân bón vô co làm tăng chi phi sản xuất, làm suygiảm độ phì của đất và gây ô nhiễm môi trường Cần tăng cường sử dụng phân bónhữu cơ như: phân chuồng, phân trùn quế và phân bón sinh học nhằm cung cấp các

Trang 24

chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và cải thiện các đặc tính vật lý, hóa học vàsinh học của đất và hướng đến nền nông nghiệp bền vững Từ thảo luận trên, có thểkết luận rằng cân bằng bón phân cho bắp ngọt từ cả hữu cơ và vô cơ là cần thiết để

có năng suất tốt hơn Tích hợp bón phân tổng hợp, phân hữu cơ và sinh học, cảithiện cả sự tăng trưởng và năng suất của bắp ngọt và mang lại hiệu quả kinh tế

ở nghiệm thức bón 200 kg N + 80 kg P20s (kg/ha) so với các nghiệm thức còn lại

(DeGrazia va cộng sự, 2003) Trong một thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu Nông

nghiệp An Độ, New Delhi, đã quan sát thay chiều cao cây cao hơn và trọng lượngkhô/cây của bắp ngọt được tăng lên với công thức bón 187,5 kg N + 26,2 kg P2Os +

62,5 kg KaO (kg/ha) (Shobana va cs , 2008).

Kết quả thí nghiệm được thực hiện tại Trường Đại học Bengkulu Indonesiavào năm 2017 như sau: Vật liệu nghiên cứu gồm giống bắp ngọt, phân trộn (thành

phần: pH: 7,5; C: 3,17%; N: 0,23%; P20s: 0,43%; K2O: 0,33%; C/N: 13,78), liều

lượng phân đạm khuến cáo 138 kg/ha Các nghiệm thức bao gồm: (1) 100% phân

đạm + 0% phân trộn; (2) 75% đạm + 25% phân trộn: (3) 50% đạm + 50% phân trộn; (4) 25% đạm + 75% phân trộn; (5) 0% đạm + 100% phân trộn và (6) 0% đạm

+ 0% phân trộn Kết quả nghiệm thức bón 50% đạm + 50% phân trộn và 25% đạm+ 75% phân trộn có khối lượng bắp cao nhất lần lượt là 10,74 - 10,84 kg/ô, cao hơn16% đến 19% so với nghiệm thức 100% đạm + 0% phân trộn (Marwanto Marwanto

và cs, 2019).

Theo Priyanka Kumawat và cộng sự (2014), ở nghiệm thức bón 90 kg N +

40 kg P2Os (kg/ha), giống bắp ngọt Sugar 75 có năng suất bắp xanh đạt 9,85 tan/ha

và năng suất sinh khối đạt 19,94 tan/ha cao hơn so với giống bắp ngọt Priya

Trang 25

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đạm khác nhau

đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hai giống bắp ngọt ở vùngYasouj trong mùa hè năm 2011 như sau: Thí nghiệm được bố trí kiểu lô phụ vớibốn mức đạm (0; 50; 100; 150 kg/ha) và hai giống bắp ngọt có thời gian chín sớm

và trung bình Kết quả cho thấy sự tương tác giữa đạm và giống cây trồng có ýnghĩa đối với năng suất bắp tươi khi bón 150 kg N (kg/ha) ở giống có thời gian chintrung bình cho năng suất bắp tươi 1.892 g/m2, khối lượng 1.000 hạt (141,99 g), năngsuất thức ăn thô xanh (2.436,8 g/m?) cao nhất so với các nghiệm thức còn lại

(Afshar va cs, 2011).

Năng suất bap của Mỹ trong hơn 20 năm qua tăng thêm 58% nhờ đóng gópcủa giống bắp lai đơn, 21% là nhờ tăng mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cáchhàng (Chang và cs, 2005) Mật độ trồng và khoảng cách giữa các hàng bắp là nhữngvân đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp canh tác cây bắp Từcác két quả nghiên cứu trên thé giới thì việc đưa mật độ bắp lên cao khoảng 100.000cây/ha ở nước ngoài không phải là điều khác thường, mà là một trong các biện phápcanh tác dé nâng cao năng suất cây trồng này Tuy nhiên, nên trồng cây bắp ở mật

độ cao hay thấp còn tùy thuộc vào mùa vụ, vùng khí hậu, lượng phân, cách bón (Lê

Xuân Đính, 2005).

Theo Bharud và cộng sự (2014), thí nghiệm trồng bắp ngọt theo hàng đôi vớikhoảng cách 45 - 75 x 20 em cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất bắpngọt, năng suất sinh khối và khả năng hấp thụ phân bón NPK tăng Hàm lượngprotein trong hat cao hơn đáng kể (8,09%), hàm lượng sucrose (8,11%) và hàmlượng đường tông số (11,98%) so với các nghiệm thức còn lại (Bharud và cs, 2104)

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trên đất pha sét của Junagadh(Gujarat) đối với giống bắp ngọt rabi (Zea mays L var saccharata Sturt) ở ba mật

độ trồng (60 x 15 em; 45 x 20 em và 30 x 30 cm) và bốn công thức phân bón (đối

chứng; 90 kg N - 45 kg P20s; 120 kg N - 60 kg P20s va 150 kg N - 75 kg P20s

(kg/ha) Kết quả cho thay mật độ trồng 45 x 20 em với mức phân bón 120 kg N - 60

Trang 26

kg PzOs (kg/ha) mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Mathukia và cs, 2014) Thínghiệm ảnh hưởng của mật độ, phương pháp trồng và quản lý dinh dưỡng đến năngsuất bắp ngọt Nirmal 120 đã được thực hiện tại Parbhani (Maharashtra) từ năm

2008 đến 2009 Các nghiệm thức bao gồm bốn mật độ trồng (45 x 15 em; 45 x 20cm; 60 x 15 cm; 60 x 20 cm), hai phương pháp trồng (trồng ở địa hình bằng phẳng

và trồng theo sườn đồi) và bốn mức phân bón [đối chứng; 90 kg/ha; 120 kg/ha và

150 kg/ha] Kết qua cho thấy mật độ trồng 45 x 15 cm va 45 x 20 cm với mức dam

120 và 150 kg N (kg/ha) có chiều cao cây và năng suất bắp xanh, sản lượng cao hơnđáng kể so với các mức đạm còn lại (Gaikwad va cs, 2015)

Theo Wang Hui va cs (2015), năng suất bắp ngọt tăng khi mật độ trồng tăng

và sau đó giảm khi mật độ trồng vượt quá một mức độ nhất định Chiều dài, đườngkính bắp, hạt/hàng và khối lượng bắp giảm dần khi mật độ trồng ngày càng cao Xét

về đặc điểm nông học, mật độ gieo hạt vụ xuân thích hợp cho giống bắp ngọtXiawang trồng ở khu vực Thượng Hải là 45.000 - 49.500 cây/ha và xét về hiệu quảkinh tế mật độ gieo 45.000 cây/ha mang lại hiệu quả cao nhất

Theo Ozata và cs (2016) đã thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ

trồng và liều lượng phân đạm đến sinh trưởng của bắp ngọt (Zea mays var.saccharata Sturt.) Các nghiệm thức gồm: sáu mật độ trồng (50 x 15 cm; 50 x 20cm; 50 x 25 cm; 70 x 10 cm; 70 x 15 cm; 70 x 20 cm) và năm liều lượng dam (5;10; 15; 20; 25 kg/1.600 m2) Kết quả cho thấy sự khác biệt giữa mật độ gieo và liềulượng đạm ảnh hưởng đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp và năng suất có ýnghĩa với mật độ 70 x 10 cm kết hợp mức dam 25 kg/1.600 m? năng suất bắp ngọtđạt gia tri cao nhất

Ảnh hưởng của ngày gieo hạt và mật độ trồng đến năng suất, khả năng hấpthụ dinh đưỡng của bắp ngọt trồng trên đất trên đất thịt pha cát của vùng ven biểnphía nam Konkan của Maharashtra đã được đánh giá Thí nghiệm đã được thực hiệntrên giống bắp ngọt Rabi vào các năm 2007 - 2008 và 2008 - 2009 Kết quả chothấy bắp ngọt được gieo với mật độ 60 x 20 em (83.333 cây/ha) cho năng suất bắp

Trang 27

trung bình tối đa là 19,9 tan/ha mang lại lợi nhuận cao nhất so với mật độ trồng 60x

40 cm (41.666 cây/ha) và 60 x 20 cm (27.777 cây/ha) (Chavan va cs, 2016).

Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm đến năng suất và chấtlượng của bắp ngọt (Zea mays var saccharata Sturt.) thực hiện tai làng Hocalar ởUsak Central vào mùa vụ sản xuất năm 2013 trên giống bắp ngọt hoa lai, với 04 liềulượng phân dam (0; 7; 14 và 21 kg/1.600 m?) Theo kết quả nghiên cứu, ánh hưởngcủa liều lượng phân đạm có ý nghĩa thống kê đối với các chỉ tiêu về chiều cao cây,chiều cao đóng bắp, năng suất bắp tươi và tích lũy nitrat, đường kính gốc, đườngkính bắp, chiều dài bắp, khối lượng bắp, số hàng trong bắp, số hạt trong bắp, hàmlượng protein thô trên hạt bắp tươi và hàm lượng đường không bị ảnh hưởng bởiliều lượng đạm Năng suất bắp tươi cao nhất thu được từ liều lượng đạm 14kg/1.600 m2 (Can và cs, 2014).

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm và mật độ cây trồng đến khả năng cạnhtranh của bắp ngọt đối với cỏ dại được thực hiện dé đánh giá ảnh hưởng của cácmức phân đạm và mật độ trồng khác nhau đến sinh trưởng và năng suất bắp ngọtcũng như sinh khối và quần thể cỏ dại Các nghiệm thức gồm: lượng phân đạm (75;150; 225 và 300 kg/ha) và mật độ trồng (40.000; 50.000 và 62.500 cây/ha) Kết quảcủa nghiên cứu này cho thấy rằng việc áp dụng các biện pháp xử lý phân bón đã làmtăng đáng ké số lượng hạt trên mỗi bắp, khối lượng hạt trên cây và năng suất hạt.Trọng lượng bắp lớn nhất (cao hơn 45% so với đối chứng) được ghi nhận khi câybap trồng với khoảng cách 25 cm với mức phân đạm 300 kg/ha Năng suất cao nhất(398 g/m? với mức bón đạm 150 kg/ha) cao hơn đối chứng 123%, năng suất hạt ởkhoảng cách 15 và 20 cm lần lượt là 19,1% và 26,3% so với khoảng cách 25 cm

(Farshbaf và cs, 2014).

Thí nghiệm ảnh hưởng của quản lý dinh dưỡng và mật độ cây trồng đến sinhtrưởng và năng suất của bắp ngọt (Zea mays var saccharata) được tiễn hành trongnăm 2012 Kết quả cho thấy mật độ trồng 83.333 cây/ha cho thấy năng suất bắpxanh cao nhất (81,3 tan/ha), chiều cao cây (161,6 cm) và chỉ số diện tích lá (5,34)

Trang 28

Số lá xanh/cây (11,6 lá/cây), diện tích lá/cây (5.807 cm?) và tổng tích lũy chất khô(197,4 g/cây) được ghi nhận cao nhất đối với 55.555 cây/ha (Shintri và cs, 2014).Giống bắp ngọt Sugar 75 được gieo vào ngày 7/7/2009 với ba mật độ trồng (Lôchính): 60 x 25 em; 60 x 20 cm; 60 x 15 em và năm mức phân đạm (Lô phụ): đốichứng (0); 40; 80; 120; 150 kg/ha Kết quả cho thấy rằng mật độ trồng 60 x 25 cm

kết hợp với 120 kg/ha đạt năng suất bap ngot cao nhat 11,06 tan/ha (Aarti Verma va

cs, 2014).

Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng (60 x 15 cm; 60 x 20 cm; 60 x 25 cm;

60 x 30 cm) và các mức phân đạm (0; 30; 60; 90; 120 và 150 kg/ha) đến sinh trưởng

va năng suất bắp ngọt (Zea mays var saccharata Sturt) Kết qua cho thay ở nghiệmthức trồng với mật độ 60 x 20 cm với mức phân đạm 120 kg/ha năng suất bắp ngọt

và lợi nhuận cao nhất (Ummed va cs, 2012)

Trong năm 2005 và 2006 trên giống bắp ngọt Rabi tại Trang trại Trường Daihọc Nông nghiệp, Tirupati nghiên cứu ảnh hưởng của bốn mức phân NPK và cácthời điểm bón phân đạm đến năng suất và chất lượng của bắp ngọt Kết quả chothấy năng suất và chất lượng của bắp ngọt thu được khi bón 150 kg N + 70 kg PzOs

+ 50 kg KaO (kg/ha) bằng với nghiệm thức bón 180 kg N + 80 kg PzOs + 55 kg KaO

(kg/ha) Bon phân đạm theo ba thời điểm 1/4 bón lót + 1/2 ở cao đầu gối (bón thúc)+ 1/4 phun râu đã làm tang đáng kế trọng lượng bắp, số hạt/bắp Thời điểm bón đạmkhông ảnh hưởng đáng kê đến chất lượng bắp ngọt (Sunitha và cs, 2012)

Thí nghiệm xác định mật độ trồng và thời điểm trồng đối với giống bắp ngọtKSC403 được thực hiện tại Viện Giống cây trồng ở Karaj vào nam 2006 Cácnghiệm thức gồm: ba thời điểm trồng (lô chính) (22 tháng 5; 5 tháng 6 và 22 tháng6) và ba mật độ (16 phụ) (65.000; 75.000 và 85.000 cây/ha) Kết qua cho thấy thờigian gieo trồng chậm hơn từ 22/5 đến 22/6 làm năng suất bắp ngọt giảm từ 14,45xuống 9,78 tan/ha ở ba mật độ trồng.Từ kết qua của thí nghiệm này có thé đưa rakết quả là thời điểm gieo trồng thích hợp dé cho năng suất hạt cao nhất là từ ngày

Trang 29

22 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6 đối với giống bắp ngọt KSC403 đạt năng suất hạt caonhất (14,2 tan/ha) với mật độ 65.000 cây/ha (Azizi va cs, 2013).

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cây trồng và các mức bón đạm

đến năng suất bắp ngọt (Zea mays var saccharata) được thực hiện tại Đại hoc

Tarbiat Modares mùa hè năm 2005 Thí nghiệm gồm ba mật độ trồng (60.000;80.000 và 100.000 cây/ha) và bốn mức phân đạm (120; 180; 240 và 300 kg/ha) Kếtquả cho thấy giống bắp ngọt KSC403 được trồng với mật độ 60.000 cây/ha và ởmức bón đạm 120 kg/ha có chiều dài bắp 17,9 cm; số hàng/bắp là 16,6 hàng: sốhat/hang 34,4 hạt và năng suất bắp tươi 9,33 tan/ha cao nhất so với các nghiệm thức

còn lại (Khazaei và cs, 201 1) Tại nông trại của Takestan, Iran năm 2009, thí nghiệmảnh hưởng của mật độ và phân gia súc đến một số tính trạng nông học của giốngbắp ngọt đã được thực hiện Thí nghiệm gồm ba mức phân gia súc (0, 25 và 50tân/ha) với hai mật độ gieo trồng (75.000 và 85.000 cây/ha) Kết quả thu được chothấy việc bón phân gia súc có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây, đường kính gốc,đường kính bắp và năng suất bắp ngọt (p <0,01) Ở các nghiệm thức bón 50 tan/havới ba mật mật độ trồng năng suất bắp ngọt trung bình 22,13 tan/ha (Haghighat và

cs, 2011).

Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón đến năng

suất bắp ngọt vụ mùa năm 2008 tại An Độ Kết quả nghiên cứu cho thấy ở mật độ

trồng 45 x 20 cm và liều lượng phân bón 90 kg N + 45 kg PzOs + 45 kg KaO(kg/ha); 120 kg N + 60 kg P›Os + 45 kg K2O (kg/ha) và 150 kg N + 75 kg P205+ 45

kg K20 (kg/ha) các chỉ tiêu về chiều dai bắp, sé hat/bap, tỷ lệ vỏ, trọng lượng 100hạt và năng suất hạt cao hơn so với 2 mật độ còn lại (45 x 15 cm; 60 x 20 cm)

(Shanti và cs, 2012).

Thí nghiệm được thực hiện trong mùa mưa năm 2009 tại Viện Nghiên cứu

Nông nghiệp, Rajendranagar, Hyderabad trên đất thịt pha sét có độ phì nhiêu trungbình với 12 tổ hợp bao gồm: Ba mật độ trồng (66.666; 80.000; 100.000 cây/ha) vàbốn mức phân dam (120; 160; 200; 240 kg/ha) Kết qua cho thấy năng suất chất khô

Trang 30

và tốc độ tăng trưởng của cây trồng được tăng lên khi mật độ cây trồng tăng từ66.666 lên 80.000 cây/ha và sau đó cho thấy xu hướng giảm với mật độ cây trồngcao hơn 100.000 cây/ha Sự kết hợp mật độ trồng 80.000 cây/ha với mức bón đạm

240 kg/ha cho năng suất bắp cao nhất 18,09 tắn/ha (Spandana Bhatt và cs, 2011)

Tại Trung Quốc, thí nghiệm ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng

và năng suất của giống bắp ngọt Yuetian 13 được thực hiện tại trang trại Zhong Luotan

của Học viện Khoa học Nông nghiệp Quảng Đông vào tháng 9 năm 2010, với khoảng

cách hàng cách hàng gồm: 100 cm; 83 cm; 67 cm; 65 cm và 50 cm với mật độ 51.000cây/ha và 66.000 cây/ha Kết quả cho thấy rằng cả khoảng cách hàng và mật độ đều cóảnh hưởng quan trọng đến năng suất và các tính trạng nông học Ở cùng mật độ, năngsuất cao nhất khi hàng cách hàng 65 cm, năng suất lần lượt là 20,88 tan/ha ở mật độ51.000 cây/ha và 21,93 tan/ha ở mật độ 66.000 cây/ha (Wen Tian-xiang va cs, 2013)

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh của ngày gieo và mật độ trồng đến năng suấtgiống bắp ngọt SC403 được thực hiện tại Trung tâm Tài nguyên và Nghiên cứuNông nghiệp Khorasan Razavi, Mashhad, Iran trong năm 2008 Thí nghiệm gồm:ngày gieo (14 tháng 6; 3 tháng 7 và 24 tháng 7) và mật độ trồng (66.600; 83.300 và111.000 cây/ha) Kết quả cho thấy ở nghiệm thức ngày gieo 14 tháng 6 với mật độ

111.000 cây/ha có năng suất đạt 8,86 tan/ha được khuyến cáo trồng vào mùa hè ở

Mashhad dé sản lượng hạt có thé đạt tối đa và tốt hơn (Rahmani Atena và cs, 2016)

Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ tưới và mật độ trồng đến sinh trưởng vànăng suất của giống bắp ngọt KSC404 được thực hiện tại Trang trại Nghiên cứuLavark của Đại học Công nghệ Isfahan Kết quả cho thấy ở nghiệm thức với mật độtrồng 75.000 cây/ha có diện tích lá lớn nhất 4,57 dm”, hàm lượng nước tương đối trên

lá 78,3%, số hạt/bắp 469 hạt, năng suất bắp cao nhất đạt 16,76 tan/ha (Eshgizadeh và

Trang 31

hiện trên các giống bắp lai, bắp nếp, bắp sinh khối, các công trình nghiên cứu trêngiống bắp ngọt còn hạn chế, đặc biệt nghiên cứu xác định liều lượng phân hữu cơ,hữu cơ vi sinh, phân bón đạm Cây bắp có thể trồng trên các loại đất khác nhau.Tuy nhiên, bắp trồng thích hợp nhất là trên đất nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước,bắp cần ẩm nhưng không chịu được ngập úng Đất trồng bắp cần cày sâu, sạch cỏdai và thoát nước tốt (Phạm Thị Tài và cs, 2005) Theo khuyến cáo của Cục Trồngtrọt (2006) với các giống dài ngày nên trồng với mật độ 55.000 - 57.000 cây/ha, cácgiống trung ngày và ngắn ngày nên trồng với mật độ 60.000 - 70.000 cây/ha với

khoảng cách giữa các hang là 60 - 70 cm.

Theo Nguyễn Kim Như Vân (2017), các giống bắp ngọt được trồng ở mật độkhác nhau đã ảnh hưởng đến khối lượng bắp và năng suất thực thu của các nghiệmthức thí nghiệm Giống bắp ngọt C246 cho năng suất thực thu cao nhất là 22,3tan/ha khi trồng ở khoảng cách 70 x 30 cm, cao hơn giống bắp ngọt R1 (19,3tan/ha) và giống bắp ngọt đối chứng Sugar 75 (17,5 tan/ha) khi trồng ở cùng khoảng

cách.

Mỗi vùng, mỗi loại giống bắp cần áp dụng khoảng cách gieo hợp lý dé tậndụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng cũng như cường độ ánh sángnhằm đạt số bắp/đơn vị diện tích và năng suất cao nhất Nguyên lý chung là đất xấu,thời gian chiếu sáng ít và nhiệt độ thấp cần gieo thưa; các giống ngắn ngày, thấp câytrồng dày hơn các giống dài ngày và cao cây Đối với những vùng và những vụ thờitiết âm u nên giảm bớt mật độ gieo so với bình thường Nên gieo thành hàng, thành

băng: hàng cách hàng 70 cm sẽ thuận lợi cho chăm sóc va thu hoạch (Phạm Thi Tai

và cs, 2005).

Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài vềmật độ trồng và phân bón đối với giống bắp ngọt cho thấy, năng suất bắp có thétăng khi tăng mật độ trồng đến một giới hạn nhất định Mỗi vùng, mỗi loại giốngbắp cần áp dụng mật độ trồng hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng trong đất vàthời gian chiếu sáng cũng như cường độ ánh sáng nhằm đạt số bắp/đơn vị diện tích

Trang 32

và năng suất cao nhất Trong thực tiễn sản xuất bắp hiện nay ở Khánh Hòa nói riêng

và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung, người dân thường trồng phốbiến với mật độ 44.000 - 57.000 cây/ha so với kết quả nghiên cứu trong và ngoàinước, khoảng cách giữa các hàng là khá rộng và mật độ trồng còn thấp Điều nàylàm giảm đáng kể năng suất bắp nên ảnh hưởng đến sản lượng bắp ngọt trong vùng.Bên cạnh đó, tập quán sử dụng phân bón vô cơ mat cân đối, nên năng suất bapkhông cao và chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của giống Đây là một trongnhững hạn chế trong thực tiễn canh tác bắp hiện nay tại Khánh Hòa

Mặc khác, việc sử dụng phan bón hữu cơ vi sinh giúp cây bắp hap thụ tối đa cácchất dinh dưỡng nhằm hạn chế sử dụng phân bón hóa học và qua các kết quả nghiêncứu cũng cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nao về các van đề nêu trên tại địabàn tỉnh Khánh Hòa Đặc biệt là xác định loại và liều lượng phân hữu cơ vi sinh,mật độ trồng và lượng phân đạm thích hợp cho cây bắp ngọt trên đất lúa chuyền đổitại tỉnh Khánh Hòa Vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nàynhằm giải quyết những tồn tại nêu trên dé góp phan tăng năng suất, sản lượng bapngọt mang lại hiệu quả kinh tế

Trang 33

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm hai thí nghiệm được thực hiện kế thừa, thí nghiệm 2 được dựatrên kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1

- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinhtrưởng và năng suất giống bắp ngọt

- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đến sinhtrưởng và năng suất giống bắp ngọt

2.2 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

Các thí nghiệm được thực hiện tại Trại Thực nghiệm Giống cây trồng SuốiDau (Trung tâm Khuyến Nông tinh Khánh Hòa) từ tháng 01 — 7/2022

2.2.1 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết khu vực huyện Cam Lâm năm 2022

Thang Nhiệt độ trung Tổng lượng mưa Âm độ trung bình

Trang 34

Dựa vào Bảng 2.1, điều kiện thời tiết huyện Cam Lâm trong các thời điểmnăm 2022 có nhiệt độ, âm độ không khí và số giờ nắng tương đối thuận lợi cho sựsinh trưởng và phát triển của cây bắp Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của loại vàlượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và năng suất giống bắp ngọt được thựchiện từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2022, từ Bảng 2.1 cho thấy trong thời gian sinhtrưởng, phát triển của cây bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ có điều kiện thời tiết thuận lợi, đốivới giai đoạn cây con, độ 4m tương đối cao dao động từ 74,0 — 78,0% thích hợp cho

sự sinh trưởng của cây bắp Nhiệt độ tăng dần từ 24,7 - 27,1°C, lượng mưa trungbình giảm từ 63,6 — 15,2 mm thuận lợi cho giai đoạn trỗổ cờ, tung phan và phun râugiúp tăng tỷ lệ thụ phan cho cây bắp

Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân đạm đếnsinh trưởng và năng suất giống bắp ngọt được thực hiện từ tháng 04 -7/2022, từ kết

quả Bảng 2.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình 28,5 — 29,1°C, lượng mưa lớn nhất vào

tháng 6/2022 là 148,8 mm/tháng, âm độ từ 75,0 — 78,0% với điều kiện thời tiết nhưtrên cây bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ sinh trưởng, phát triển tốt và không ảnh hưởng đếnnăng suất cây trồng Trong điều kiện thời tiết có lượng mưa cao cần dao rảnh thoátnước, tránh ngập ung ảnh hưởng đến năng suất và cần lưu ý giai đoạn mọc mầm, trổ

cờ, phun râu vì giai đoạn này cây cần rất nhiều nước cho quá trình sinh trưởng sinhthực, trong điều kiện thời tiết bất lợi cần chủ động nước tưới

Trang 35

Dựa vào Bảng 2.2 nhận thấy về thành phần cơ giới, đất tiến hành thí nghiệm

là đất cát pha thịt, pH: đất chua, nhưng vẫn nằm trong khoảng sinh trưởng tốt củacây Hàm lượng chất hữu cơ cũng như đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu và CEC trong đấtthấp nhưng lại giàu kali dé tiêu

Với điều kiện đất đai ở khu vực thí nghiệm cây bắp có khả năng sinh trưởng

và phát triển bình thường, nhưng dé cho cây bap sinh trưởng và đạt năng suất cao,cần bón thêm vôi, phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh để nâng hàm lượng hữu cơ và

vi sinh vật trong đất tăng khả năng giữ nước va phân bón, tăng khả năng trao đổication trong đất và cải thiện cấu trúc đất, bón thêm đạm, lân và một lượng ít kali détăng hàm lượng dam, lân va kali tổng số cũng như dé tăng hàm lượng NPK dễ tiêutrong đất Ngoài ra, bón phân đa lượng NPK cân đối, bố sung trung vi lượng, phânhữu cơ vi sinh giúp cung cấp đưỡng chất cho cây, giúp cho đất tơi xốp, cung cấp visinh vật có ích trong đất, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tăng sức đềkháng cho cây hạn chế các loại sâu bệnh

2.3 Vật liệu nghiên cứu của thí nghiệm

- Giống bắp ngọt Nữ Hoàng đỏ do Công ty TNHH hạt giống Nova phân phối

có đặc điểm toàn bộ hạt có màu đỏ tím, giàu chất chống oxy hóa anthocyanin (chấtmàu tím đỏ) Sinh trưởng mạnh, thích hợp trồng trên nhiều loại đất chịu hạn và chịulạnh tốt Bắp ăn tươi ngon, mềm, dẻo, ngọt vị thơm đặc trưng, năng suất cao và 6nđịnh, nếu canh tác tốt có thé đạt tới 18 - 19 tan/ha Thời gian từ trồng đến khi thuhoạch từ 65 - 70 ngày (tùy vụ), trồng quanh năm trên đất chủ động được nguồnnước (Xuân Hè, Hè Thu, Thu Đông và vụ Đông Xuân) Lượng hạt giống: 8 - 9 kghat/ha.

- Phan bón hữu cơ vi sinh: Dé tai sử dung bon loại phan hữu cơ vi sinh có

thanh phan nhu sau:

+ Phan bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15 (đối chứng): 15% hữu co;2,5% acid humic; 1,0% trung lượng (Ca) và các chủng vi sinh vật hữu ich Bacillus

Trang 36

sp.: 1 x 10° CFU/g; Azotobacter sp.: 1x10° CFU/g; Aspergillus sp.: 1x10° CFU/g.

Lượng phân bón khuyến cáo sử dụng trên cây lương thực 1.000 — 2.500 kg/ha

+ Phân bón hữu cơ vinh sinh Ekmat: 15% hữu cơ; 2,5% acid humic; 1% N;0,5% PaOsm; 0,5% K20; 500 ppm Zn; 200 ppm B và vi sinh vat cố định đạm, phângiải lân: 1 x 10° CFU/g (Bao tử) Các nguyên tố trung, vi lượng: Mg, Ca, Cu, Fe,

Ni, Mo và các chủng nam Trichoderma sp Lượng phân bón khuyến cáo sử dụng

1.000 — 1.500 kg/ha.

+ Phân bón hữu cơ vinh sinh Panda Trichoderma: 20% hữu co; 1% N; 1%

PzO:; 1% KaO; Nam Trichoderma spp.: 1 x 10° CFU/g; Vi sinh vật cé định dam: 1

x 10° CFU/g; Vi sinh vat phân giải lân: 1 x 10° CFU/g và b6 sung một số trung vilượng cần thiết cho cây trồng Lượng phân bón khuyến cáo sử dung 400 — 800

- Phân bón vô cơ

+ Phân Urê 46,3% N và Kali clorua chứa 61% KzO do Tổng Công ty phânbón và Hóa chât Dâu khí Việt Nam sản xuât.

+ Phân Super lân có chứa 16% PzOs của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóachất Lâm Thao

- Vôi bột: 500 kg/ha

- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Radiant 60SC; Sheba 50EW;

Karuba 3.6EC; Trobin Top 325SC; Antracol 70WP.

Trang 37

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của loại và lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinhtrưởng và năng suất giỗng bắp ngọt

Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ, 20 nghiệm thức, 03 lầnlặp lại Lô chính (A): Loại phân bón (gồm 4 loại phân bón hữu cơ vi sinh); Lô phụ(B): Lượng phân bón (gồm 05 mức liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh: 50, 75, 100(d/c), 125 và 150% so với khuyến cáo của sản phẩm) Tổng số 6 thí nghiệm: 60 6

- Lô chính (A): Loại phân bón: AI: Phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh HC-15 (đ/c); A2: Phân bón hữu co vi sinh Ekmat; A3: Phân bón hữu cơ vi sinh Panda Trichoderma và A4: Phân bón hữu cơ vi sinh Cò Bay.

- Lô phụ (B): Lượng phân bón được mô tả trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Loại và lượng phân bón hữu cơ vi sinh sử dung trong thí nghiệm

Lượng phân bón HCVS (B) Loại phân HCVS : TT h a

aR uon an bon su dụng tron 1

saad Ky biểu °F nghiém (ka/hay °

BI (50%) 875,0

PhânbónHCVS P23) Ti

Sine tHanh Besa, 2 (8072) tae) Ti Duài,

B4 (125%) 2.187,5 B5 (150%) 2.625,0

BI (50%) 1.750,0

B2 (75%) 2.625,0

Phân bón HCVS Co Bay B3 (100%) (d/c) 3.500,0

B4 (125%) 4.375,0 B5 (150%) 5.250,0

Luong phân khuyến cáo sử dung theo hướng dan trên bao bì sản phẩm

Trang 38

- Lượng phân bón cho 1 ha:

+ Vôi bột: 500 kg/ha, phân chuồng (phân bò): 10 tan/ha

+ Phân vô co (kg/ha): 140 kg N + 90 kg PaOs + 90 kg K20

+ Cách bón phân: Rạch hai bên hàng bắp, sâu 5 - 7 cm, cách gốc 10 - 25 cm

rãi đều phân sau đó lấp đất lại, kết hợp làm cỏ xới xáo vun gốc cho cây bắp

- Bón lót: Trộn 100% vôi bột, phân bò và phân lân, bón phân theo hàng sau khilàm đất xong, rạch hàng, bón phân đều xuống rãnh lấp nhẹ một lớp đất, rồi g1eo hạt

- Bon thúc (lần 1): Lúc cây có 3 - 4 lá thật (khoảng 10 NSG), bón 1/3 N + 1/3

KzO +1/2 phân hữu cơ vi sinh theo nghiệm thức thí nghiệm.

+ Lần 2: Lúc cây có 7 - 9 lá thật (khoảng 20 NSG), bón 1/3 N + 1⁄3 KzO

+1/2 phân hữu cơ vi sinh theo nghiệm thức thí nghiệm.

+ Lần 3: Lúc cây xoắn nõn chuẩn bị tré cờ, phun râu, bón bón 1/3 N + 1/3

Trang 39

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất bắp được ghi nhận theo phươngpháp lay số liệu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-56:2011/BNNPTNT

về khảo nghiệm giá trị canh tác cây bắp

Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

Cây theo dõi được xác định khi bắp có từ 3 - 4 lá (khoảng 10 NSG) và quansát toàn bộ ô thí nghiệm đối với các tiêu sinh trưởng

- Ngày tré cờ (NSG): Ghi nhận khi có trên 50% số cây trổ lên khỏi bao lá

- Ngày tung phan (NSG): Ghi nhận khi có trên 50% số cây có hoa nở được1/3 trục chính.

- Ngày phun râu (NSG): Ghi nhận khi có trên 50% số cây có râu nhú dai từ 2

đến 3 cm

- Chênh lệch giữa ngày tung phan - phun râu (ngày)

- Ngày thu hoạch (NSG): Thu hoạch tươi, tính từ ngày gieo đến giai đoạncuối chín sữa - đầu chín sáp (sau phun râu 18 - 20 ngày)

Chỉ tiêu về hình thái

Các chỉ tiêu hình thái được ghi nhận trên 10 cây ở hai hàng giữa của mỗi ô

Trang 40

- Chiều cao cây (cm): Do từ gốc sát mặt đất đến hết bông cờ ở giai đoạn câytré cờ, phun râu và chiều cao cây cuối cùng.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Do từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp hữu hiệutrên cùng (bắp thứ nhất) ở giai đoạn bắp chín sữa (60 NSG)

- Đường kính thân (cm): Do cách gốc 20 em khi cây chín sữa (60 NSG)

- Số lá xanh/cây: Đếm số lá trên cây theo phương pháp đánh dấu lá (đánhdấu lá thứ 3, 6, 9, 12) Đếm số lá định kỳ khoảng cách các lần đếm là 10 ngày, lấysơn đánh dấu đến khi cây đạt số lá tối đa

- Diện tích lá: Do chiều dai và chiều rộng của lá đóng bap thứ nhất, chiềurộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều đài lá đo phần phiến lá ở thời điểm 45 NSG

+ Diện tích lá được tính theo công thức: S (dm?) = Dip x Riv x 0,70 x 5s 4

Trong đó: Du là chiều dài của các lá trên cây (dm)

Rw là chiều rộng của các lá trên cây (dm)

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính

- Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda), sâu đục than (Ostrinia

nubilalis), sâu đục trái bap (Helicoverpa armigera): Đánh giá toàn bộ số cây ở 2hàng giữa của ô trên 03 lần lặp lại, cham điểm theo thang điểm từ 1 đến 5 Theo dõithời điểm bắp chín sữa, riêng sâu keo mùa thu theo dõi ở thời điểm 30 NSG, quan

sat toàn bộ 6 thí nghiệm, tinh tỷ lệ sâu hai.

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN