TÓM TATĐề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của khoảng cách trồng, lượng phân đạm vàkali đến năng suất và chat lượng của giống tỏi Phan Rang Allium sativum L.. Ảnh hưởng của lượng phân đạm va ka
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
LÂM BÍCH VIÊN
ANH HUONG CUA KHOẢNG CÁCH TRONG, LƯỢNG PHAN DAM VA KALI DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA
NANG SUAT GIONG TOI (Allium sativum L.)
TAI BAC BINH, BINH THUAN
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP
Thanh pho H6 Chi Minh, Thang 10/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
LÂM BÍCH VIÊN
ANH HUONG CUA KHOẢNG CÁCH TRÒNG, LƯỢNG PHAN DAM VA KALI DEN SINH TRƯỞNG, PHAT TRIEN VA
NANG SUAT GIÓNG TOI (Allium sativum L.)
TAI BAC BINH, BINH THUAN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Trang 3ANH HUONG CUA KHOANG CÁCH TRÒNG, LƯỢNG PHAN DAM VAKALI DEN SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT CUAGIONG TOI (Allium sativum L.) TẠI BAC BÌNH, BÌNH THUAN
Công ty TNHH Nông nghiệp TN HTP
TS BUI MINH TRÍTrường Dai hoc Nông Lâm Thanh phố Hồ Chi Minh
TS NGUYEN THI QUYNH THUANViện KHKT nông nghiệp Miền Nam
Trang 4Tháng 6 năm 2018 đến nay làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ
Nông nghiệp huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Tháng 10 năm 2020 theo học Cao học ngành Khoa học cây trồng tại TrườngĐại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bồ trong bất kỳ công trình nào khác
Học viên
Lâm Bích Viên
1H
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các Thay, tap thé, cá nhân, gia đình va bạn bè.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Trần Văn Thịnh và TS.Phan Công Kiên là những người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này Tôi xin bày tỏ lờicảm ơn đến:
- Ban Giám hiệu nhà trường, quý Thầy Cô phòng Sau Đại học đã nhiệt tìnhgiảng dạy và tạo điều kiện tốt trong suốt khoá học
- Ban Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp huyện TuyPhong đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các bạn đãđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Xin trân trọng và chân thành cảm on!
Bình Thuận, ngày 20 thang 10 nam 2023
Học viên
Lâm Bích Viên
1V
Trang 7TÓM TAT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của khoảng cách trồng, lượng phân đạm vàkali đến năng suất và chat lượng của giống tỏi Phan Rang (Allium sativum L.) tạiBắc Bình, Bình Thuận” đã được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận từ tháng 12 năm
2021 đến tháng 6 năm 2022 Mục tiêu của đề tài là xác định được khoảng cáchtrồng, lượng phân đạm và kali thích hợp cho giống tỏi Phan Rang đạt năng suất,chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế
Đề tài gồm hai thí nghiệm có tính kế thừa nhau, từ kết quả khảo nghiệmkhoảng cách trồng của thí nghiệm 1 chọn khoảng cách trồng thích hợp nhất dé tiếnhành thí nghiệm 2 Thí nghiệm 1 là thí nghiệm đơn yếu tô được bó trí kiểu khối đầy
đủ ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với bốn nghiệm thức được bố trí tương ứng với cáckhoảng cách trồng 15 x 10 cm (đối chứng), 10 x 10 cm, 15 x 5 cm, 10 x 5 cm Thi
nghiệm hai là thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu lô phụ, 12 nghiệm thức, balần lặp lại Yếu tố lô chính là ba lượng phân đạm 140 (đối chứng), 160 và 180 kgN/ha; Yếu tố lô phụ là bốn lượng phân kali 90, 120 (đối chứng), 150 và 180 kgK;O/ha và giống tỏi được trồng ở khoảng cách 10 x 10 em
Kết quả thí nghiệm cho thấy khoảng cách trồng khác nhau tác động có ýnghĩa đến chiều cao cây, khối lượng chất khô, khối lượng củ, số tép/củ, đường kính
củ và năng suất tỏi Giống tỏi Phan Rang được trồng ở khoảng cách 10 em x 10 emcho năng suất thực thu cao nhất là 86,0 tạ/ha, lợi nhuận đạt 274,38 triệu đồng/ha) va
tỷ suất lợi nhuận là 1,13 lần
Bon phân đạm và kali ở các liều lượng khác nhau tác động đáng ké đến chiềucao cây, số lá cuối vụ, khối lượng củ, số tép/củ, đường kính củ và năng suất tỏi Tạikhoảng cách trồng 10 cm x 10 cm, giống tỏi Phan Rang được bón 160 kg N/ha kếthop 150 kg K;O/ha trên nền phân bò hoai 20 tan/ha + 80 kg PzOs/ha cho năng suấtthực thu cao là 83,2 tạ/ha, lợi nhuận đạt 244,536 triệu đồng/ha, và tỷ suất lợi nhuận
là 0,96 lần
Trang 8The study on “Effects of planting distances, doses of nitrogen and potassium
fertilizers on yield and quality of Phan Rang garlic (A//ium sativum L.) planted at
Bac Binh, Binh Thuan” was carried out in Binh Thuan province from December
2021 to June 2022 The objectives of the study were to determine the appropriate
planting distances, and the optimum doses of nitrogen and potassium fertilizers for
the high yield and quality, and economic efficiency of Phan Rang garlic.
This thesis consists of two experiments that are inherited Treatment with the
best planting distance from the first experiment was used in the second experiment.
The first experiment was laid out as a single-factor randomized complete block
design with four types of planting distances including 15 x 10 cm (control), 10 x 10
em, 15 x 5 cm, 10 x 5 cm, and three replications The second experiment was
arranged in a split-plot design with three replications The main plots included three
doses of nitrogen fertilizer 140 (control), 160, and 180 kg N ha”; the sub plots
included four doses of potassium fertilizer 90, 120 (control), 150 and 180 kg K;ạO
ha” and planted at a distance of 10 x 10 em
The results showed that the different planting distances of garlic had
signicantly effects on plant height, dry biomass weight, dry bulb weight, number of
cloves on bulb, bulb diameter, and bulb yield of garlic Phan Rang garlic variety
planted at a distance of 10 x 10 cm had the highest garlic buld yield (86.0 quintals
ha’'); the profit was 274.38 million VND ha” and the profit margin was 1.13 times
At a planting distance of 10 x 10 cm, different doses of nitrogen and
potassium fertilizers did signicantly affected plant height, buld weight, number of
cloves on bulb, buld diameter, and buld yield of garlic Phan Rang garlic variety
was applied at the doses of 160 kg N ha” in combination with 150 kg KạO ha”, onthe base of 20 tons of cow manure and 80 kg PzOs ha”, produced the highest buldyield (83.2 quintals ha); the profit was 244.536 million VND/ha and the profit
margin was 0.96 times.
vi
Trang 9LO1 Cam GOaM 01 11
UE OA ANA ps x a's le ssl sl Ses isan i ni Sadia dese ya cls apse seaoe ek Sense eames iv
CC li hoesgosertrrogrttigrofstooipiioiphiiioNiitSiiioi0tiyin0iGingoiigriogtierstilntirenssisi Vv
SOLE ee ee ee VI
MGS WG sa nngnnngng Hhõ 28381413 ĩnGgu33Gã3h3SESRSGSSQESRHSDENGESESS3SSERSSAASĐ3SSIASBESGASSS43IGDSRSRESQNSAABNERSSHASSE42/ 68055008 vil
Damh sach v10)ii0 150i 777 x
Darth sac hye aie) Wane sxsyssoiossiottgöiatldBtttt3402ã9g8030G'8gi8045E1Q0SBSQSSGISEBRB2g3gg06)20340ãXG:t38 M0gdgi0sggg4 XI
Dai Sa@h Cae: HÌTlTeeeexeseeeseei ssoylstiiEGgS3813001430L38GE3HESEESGESHSEESSSISGSGDCEUSG.3304g1SD.480H28g Đi Xill
i ieee 1Chương 1 TONG QUAN TÀI LIBU - 2 s<s<+©s£+ee+sezxeersezeerreee 31.1 Giới thiệu sơ lược về È 20100077 31.2 Điều kiện sinh thái của cây tỎi 52-25222222S222222122122212211211221211221 22122 xe 41.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây tỏi trong và ngoài nước 31.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây tỏi trên thế giới -5 51.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu tỏi trong nước . -: 2z5-++2sz+s+ 71.3.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu tỏi tại Bình Thuận - eee 101.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất cây tỏi 111.5 Anh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây tỏi 12Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 18
2:1 › NGI GUTS ROHICH GỮU bonngng do nga su ng Ga H2 0g0h6106 G:0030855.300306110130481200003838:G00US0E5.G0EL.3.-/G8380:GG0 80 18
Se OR ft BÍ | Se ee 182.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2 2222++2222+2EE+£E+2EEzEEzrxzrxrrrrsrxd 182.2.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu tại khu vực thí nghiệm 2- 2 525252 182.2.3 Điều kiện đất đai - 5+ S222 2221221211212212112121121121211211111121212211 1 xe rrreg 19
Vil
Trang 102.3 Vật liệu thí nghiệm "¬ 20
° ch ca .- 20
2.3.2, Phan bon va vật tư thi 018 hi N:::scsststs4 55655 4656263)i090S:cusgScSgi8Sbit009385038N8i2ã003s:sú 21
24 Phưởng phap nEghiÊH GỮU:cceassesesninnesssnniiiiisoasinsalaAE35560355891851098008895/9900070048 21
ZAL Thi in 21
2.4.1.1 Bố trí thí mghigm oo ccccccceccecsessessessessessessessessessessessessessesseseeesessessesseeseeees 21
2.4.1.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 5552522 *22<*+sz.rsreerree 22
DAD THÍ nghiỆNH1 2° sesgssecslsieinbgi42tiivEiSGESS.500985E2GEASSPABEBSSBeNGESĐSGSiSNERASENGSESRCSIALBSE.GGSISERE-ERIG 24
2.4.2.1 Bồ trí thí nghiệm: 2-22 22+222+2E2223122312211271127112711221127112112221 22 ee 24
2.4.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dÕiI -. - 5+5 - + + ++sesseeerrrerrerrree 25
2.5 Phương pháp xử lý số GU ccc cece ece cess ecseeesesseseseeseseeesecseseseesesssessessessseeseereeets 26
2:6 Ky thudticanh tác đượP áp (Ut Gi cccscescsstsracssa senses mvecvianenesitontersasviteavetmmventemmaouasianss 26
Chương3 KET QUÁ VÀ THÁU LUẬN nuaeeeearrrnddnrturdouasoeseoaartrgscrrrse 273.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất của giống
tỏi Phan Rang tại Bình Thuận - + ceceeeceeceeeeceseeseceeeeseeeseeeeeneesees 27
3.1.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng của giống tỏi Phan
Ranertar Bink TAWA eoszszaeetsetvesesdvestaditstoitglsbgEsgigsssg949§S00048230i03:4ư000gl3.40g0 10:8 27
3.1.2 Anh hưởng của khoảng cách trồng đến dién biến sâu bệnh hại trên cây tỏi
Phan Rang tại Bình Thuận - 2 52 2222221222 *22E E222 2E SEEEESrkrrrrrkre 29
3.1.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất tỏi Phan Rang tại Bình
3.1.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến hiệu quả kinh tế của giống tỏi
Phan Rang tại Binh LUẬN sessesennsveaoirtirroseioitiI000013/03028G014303801 003000 r4bs0i0cgzseinops- DS
3.2 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng và năng suất của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận -2- 22 22222EE+2E2EE+2E222z2zxzzzzze 343.2.1 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng của giống tỏi
Phan Rang tại Binh Thuận s:e:zszxsssz-zzersecss229e:a922526003999008588S002018E50E093A3913888954E504 34
3.2.2 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến diễn biến sâu, bệnh hại trên
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận - 2 22 2222+2E22E2EE+2Ez2ExzzEzzzzze 36
vill
Trang 113.2.3 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất của giống tỏi Phan
Rang tai Bink 81/2001 40
3.2.4 Ảnh hưởng của lượng phân đạm va kali đến chất lượng củ của giống tỏi
Phan Rang tại Bình Thuận - - 2 222223211323 11221 1221115115211 1211 E111 cee 42
3.2.5 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến hiệu quả kinh tế của giống tỏi
Pham Rais tại Bink TWA sissnsssseonbiiosoidd80060010363055iLl80093813.085886859SS.RGDIGSE83DDRGEBBSSES8 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGO estncnrcasscnncmnnancnnemmsmananmasmmmen macmost 46T1TTIfU TH BAA ccna 47
ee 53
1X
Trang 12DANH SÁCH CÁC CHU VIET TAT
BVTV Bảo vệ thực vật
Đ/c Đối chứng
FAOSTAT Food and Agriculture Organization Corporate Statistical Database
(Co sở dit liệu trực tuyến của Tô chức Lương thực và Nông nghiệpLiên Hiệp Quốc)
IPM Integrated Pest Management (Quản lý dich hại tổng hợp)
KC Khoảng cách
Mã Lần lặp lại
NN & PINT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSLT Năng suất lý thuyết
NST Ngày sau trồng
NSTT Năng suất thực thu
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
USDA United States Department of Agriculture (Bộ Nông Nghiệp Hoa
Kỳ)
Trang 13DANH SÁCH CÁC BANG
BANG TRANGBang 2.1 Diện tích, năng suất va sản lượng tỏi ở một số nước trên thé giới 5Bảng 2.1 Tình hình thời tiết khí hậu tại Trạm khí tượng thủy văn Bình Thuận 19Bang 2.2 Đặc điềm lý hóa tính của đất tại khu vực thí nghiệm - 20Bảng 3.1 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây, số lá và hàm
lượng chất khô của giống tỏi Phan Rang tại thời điểm thu hoạch 27Bang 3.2 Anh hưởng cua khoảng cach trong đến diễn biến sâu, bệnh hại trên
cây tỏi Phan Rang tại các thời điểm theo dõi” -2¿522zz2zzzscse2 29Bảng 3.3 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến khối lượng 1 củ tỏi và năng
suất tỏi thực thu của giống tỏi Phan Rang 2- 2 2222z22z2z+zzse2 31Bang 3.4 Anh hưởng của khoảng cách trồng đến đường kính cu, số tép/củ và tỷ
lệ thị/vỏ của giống tỏi Phan Rang -22©22©2S222222122222212212221271222222Xe2 32Bảng 3.5 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến hiệu quả kinh tế của giống tỏi
Phái RANG ssn acenn ssmsmnnaceam eames arene eran OO
Bang 3.6 Anh hưởng của lượng phân đạm va kali đến chiều cao cây cuối vu
(cm) của giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận -2- 22 52552 34Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến số lá cuối vụ (lá/cây) của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận 2-22 2 s+©x+zxerxe+rerrxee 35Bảng 3.8 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến mật số bọ trĩ (con/cây)
trên giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận 2- -2222222zz222z+zxz2zxzz+ 36Bảng 3.9 Anh hưởng của lượng phân đạm va kali đến mật số doi đục lá
(con/cây) trên giống tỏi Phan Rang tại Binh Thuận 22-2222 37Bảng 3.10 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến tỷ lệ bệnh sương mai
(%) trên giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận' - 2-2 2222222 38Bảng 3.11 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến tỷ lệ bệnh khô đầu lá
(%) trên giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận! ©5-222z22EczEczzzrcrxees 39
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến khối lượng củ (g/cu) của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận 2-22 222222E+2222++2zzzzzzxez 40
XI
Trang 14Bảng 3.13 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến năng suất thực thu
(ta/ha) của giống toi Phan Rang tại Bình Thuận -+-<<++ 41Bảng 3.14 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến đường kính củ (cm) của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận - 2¿©22222+222EE2EE22222E2zzzzzxe2 42Bảng 3.15 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến số tép/củ (tép/củ) của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận 2-22 2+22222E22E22z22xzzzzzxe2 43Bang 3.16 Ảnh hưởng của lượng phân đạm va kali đến tỷ lệ thị/vỏ (%) của
giống tôi Phan Rang tại Binh Thuận .e-eseonnsesssaosoiaieecbniogkegieioiesne 43Bảng 3.17 Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến hiệu quả kinh tế của
giống tỏi Phan Rang tại Bình Thuận - 2-22 22222EE+2E2z++zzzzzzzxez 44
XI
Trang 15DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANGHình 1.1 Ảnh hưởng của lượng phân kali và đạm đến năng suất tỏi (Yadav,
Hình 1.2 Sự hấp thu lân của cây tỏi ở các thời kỳ khác nhau trên đất Vertisol,
Mexico (Castellanos va ctv, 2002) ++++S+x+2 2n He, 16
Hình 2.1 Sơ đồ bồ trí thí nghiệm L 22: 2¿©222E++2EE+2EE++2EEz+EEzzrsrrrr 22Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 2-22 222222222222222EE2E222EEE2EEEerErrrrree 25Hình PL3 An sâu 2/3 nhánh tỏi vào đất - -555-c52cccttrrrrrrrirrrrrrrree 54Hình PL4 Làm cỏ bằng tay 22 ©22222222222122122122122112212211211221211221 2122 ee 3ã
Hinh PLS5 9.817.900 00017 - 56
X11
Trang 16MỞ DAU
Đặt vấn đề
Tỏi (A/ium sativum L.) là một trong những cây gia vi quan trọng có giá tri
dinh dưỡng, giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao Ở nước ta, tỏi được trồng phôbiến ở các tỉnh phía Bắc (Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) và Duyên hải miền
Trung (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Binh Thuận) với tổng
diện tích khoảng 6.500 ha, năng suất tỏi bình quân dat từ 6 - 8 tan/ha (Hồ HuyCường, 2013); cây tỏi thường được trồng trên chân đất cát pha hoặc thịt nhẹ (Phạm
Văn Phước, 2013).
Xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình là xã ven biển, nhưng chủ yếu là sản xuấtnông nghiệp, chịu ảnh hưởng khí hậu nắng nóng, gió mạnh, mùa mưa ngắn (4 - 5tháng, từ tháng 6 - 10); tổng lượng mưa dưới 1.000 mm Đất canh tác hầu hết là đấtcát nghèo dinh dưỡng, không có kênh mương thủy lợi, nguồn nước phục vụ sảnxuất chủ yếu là nước trời Sản xuất nông nghiệp của xã Hòa Thắng chủ yếu là câytrồng cạn như: cây khoai mì, đậu phộng, đậu xanh, hành lá, dưa hấu lay hat và một
số loại rau Trong đó, phần diện tích đất dé trồng các loại rau rất lớn (> 2.500 ha).
Xét về mặt không gian và địa lý, xã Hòa Thắng có điều kiện đất đai và khí hậu khátương đồng với các xã ven biển Nam Trung bộ, đây là những vùng có điều kiệnthích hợp cho cây tỏi phát triển rất mạnh, thậm chí tỏi còn là cây nông nghiệp chủ
lực (Phạm Văn Phước và ctv, 2020).
Trong thời gian qua, công tác khảo nghiệm và đánh giá kha năng thích nghi
của các giống tỏi tại vùng đất cát xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình đã được triển khaithực hiện; kết quả đã xác định giống tỏi Phan Rang có kha năng thích nghi tốt vớiđiều kiện thé nhưỡng và khí hậu của vùng này Dé cây tỏi có năng suất cao và chấtlượng tốt ngoài giống, thì khoảng cách trồng và lượng phân bón hợp lý là việc rấtquan trọng Dé bón phân hợp lý cần xác định được lượng phân bón thích hợp, tỷ lệ
thích hợp giữa các loại phân bón, thời kỳ sử dụng và phương pháp thích hợp cho
từng đối tượng cây trồng (Nguyen và ctv, 2011) Đối với cây tỏi, phân đạm và kali
Trang 17là nguồn dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cho sự gia tăng năng suất Tuy nhiên,theo điều tra nhanh năm 2020, 10 hộ trồng toi tại nơi thí nghiệm (Bình Thuận) đã
bón lượng phân bón cho 1 ha là 160 - 180 kg N, 80 kg P20; và 90 - 120 kg KạO.
Bên cạnh yếu tố phân bón khoảng cách trồng cũng là một yếu tố quan trọng gópphần trong việc vải tạo năng suất của giống tỏi Phan Rang Như vậy, mỗi vùng đấtkhác nhau thì việc khuyến cáo sử dụng lượng phân bón và khoảng cách trồng khác
nhau.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Ảnh hưởng của khoảng cáchtrồng, lượng phân đạm và kali đến năng suất và chất lượng của giống tỏi Phan Rang(Allium sativum L.) tai Bắc Binh, Bình Thuận” đã được thực hiện, góp phần hoàn
thiện quy trình kỹ thuật canh tác tỏi của địa phương.
Mục tiêu
Xác định được khoảng cách trồng, lượng phân đạm và kali thích hợp cho
giống tỏi Phan Rang sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao và mang lạihiệu quả kinh tế tại Bắc Bình, Bình Thuận
Yêu cầu
Bồ trí thí nghiệm đồng ruộng, theo dõi, phân tích và đánh giá đặc tính nônghọc, năng suất, và chất lượng của giống tỏi Phan Rang dưới tác động bởi khoảngcách trồng, lượng phân đạm và kali
Lượng toán hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm
Thu thập số liệu đồng ruộng, xử lý số liệu đảm bảo độ tin cậy
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về khoảng cách trồng, lượng phân đạm vàkali cho cây tỏi Phan Rang được trồng vùng đất cát tại Bắc Bình, Bình Thuận Hàmlượng tinh dầu, thành phan hóa học trong tinh dau tỏi, hàm lượng protein khôngđược phân tích trong đề tài
Trang 18Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu sơ lược về cây tỏi
Cây tỏi thuộc giới Plantae, bộ Asparagales, họ Alliaceae, phân họ Allioideae,
chi Allium, loài Allium sativum, tên khoa học là Allium sativum L (Medina và
Garcia, 2007) Cây tỏi là một loài có rat ít sự biến đôi đáng kể về hình thái và sinh
lý Tổ tiên của cây tỏi là A /ongieuspis Regel, có nguồn gốc từ Tay A, Trung Aphát tán đến Địa Trung Hải và các khu vực khác trên thế giới Mùi tỏi xuất phát từ
“thành phần chứa lưu huỳnh”, được xem là có tính chất dược liệu trong tỏi (Serge
và David, 1999) Theo Medina và García (2007), tỏi được phát hiện và sử dụng
cách đây khoảng hơn 5000 năm trước và được biết đến trong việc dùng làm thựcphẩm và thuốc ở Ai Cập, An Độ cổ đại Các nhà khảo cổ học có các bằng chứnglịch sử tin cậy cho thấy tỏi được sử dụng ở Babylon từ 4500 năm trước và TrungQuốc từ 2000 năm trước Tỏi có thể sinh sản sinh dưỡng rộng rãi khắp nơi Ngàynay, cây tỏi được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam
Tỏi là cây gia vị không thé thiếu trong mọi bữa ăn đối với người Việt Nam.Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, một chất có tác dụng diệt vikhuẩn rất mạnh đối với vi khuẩn Staphyllococcus, cô thể chữa trị thương hàn, bệnh
hầu, vi trùng tả Ngoài ra, tỏi có thể chữa được nhiều bệnh như cao huyết áp, rối
loạn tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trị lao phối, lợi tiêu, chữa ly và tây giun (Đỗ Tat Lợi,
2004).
Cây tỏi chứa 2] chất Alkaloid thực vật, 9 loại khoáng chất như: Ca, Fe, Zn,
P, Mn, K, Mg va 4 loại vitamin BI, B2, B3 và C Tỏi chứa chất Allicin và
Quercetin là dược liệu quí trị được chứng cao huyết áp, cảm lạnh, ho, viêm phổi
(Balch, 2000).
Trang 19Trong củ tỏi tươi có chứa ít nhất 33 hợp chất lưu huỳnh như allicin, ajoene,polysulfides diallyl, vinyldithiins, S-allylcysteine; một số enzyme và các khoáng
chất như: germanium, canxi, đồng, sat, kali, magié, selen và kẽm; vitamin A, BI va
C; chất xơ và nước
1.2 Điều kiện sinh thái của cây tỏi
Theo Medina va Garcia (2007) thì cây tỏi có dang thân hành nhiều rễ nằmdưới đất, phần thân giả phát triển trên mặt đất Kích thước, hình dạng, màu sắc (đỏ,trang, đỏ tia, hồng) và mùi của gốc thân giả biến đổi theo giống và điều kiện củavùng canh tác Trung bình mỗi cây có từ 6 - 8 lá, lá tỏi dài từ 15 - 50 cm và rộng 1 -2,5 cm, bao quanh phan trục thân giả, bề mặt lá phẳng, ở giữa có gân chính chia láthành hai phần bằng nhau theo chiều đọc, lá có màu xanh xám hoặc xanh đậm, láuốn cong chạm mặt đất khi củ ở giai đoạn trưởng thành Hoa tỏi có màu trắng, hồnghay tía, với 6 cánh hoa, mỗi cánh dài khoảng 3 - 5 mm Các hoa thường chết yêu
nên cực kỳ khó tạo ra được hạt giống Củ tỏi có đường kính từ 4 - 8 em, mỗi củ có
khoảng từ 4 - 20 tép, mỗi tép tỏi có khối lượng khoảng 1 g
Hành, tỏi nói chung có xuất xứ từ các nước Trung Á Do vậy tỏi ưa nhiệt độmát và là cây chịu lạnh Nhiệt độ cần thiết dé cây sinh trưởng và phát triển khoảng
18 - 20°C, đề tạo củ cần nhiệt độ 20 - 22°C Tỏi là cây ưa ánh sáng ngày dài Số giờnang 12 - 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm
Độ am đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây: độ âm đất thíchhợp cho phát triển thân lá là 70 - 80%, và phát triển củ là 60% Thiếu nước, câyphát triển kém, củ nhỏ Ngược lại, thừa nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối
nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ (Ta Thu Cúc và ctv, 2000).
Cây tỏi thích hợp với loại đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha, thịt nhẹ), tơi
xốp, giàu mun, chân van, dễ thoát nước; pH đất thích hợp từ 6,0 - 6,5 (N guyén Thi
Hường, 2004) Tuy nhiên, đất có thành phan cơ giới nhẹ dé bị khô hạn do tông thê tích
khe hở lớn, nghèo mun, dé bị đốt nóng và mất nhiệt nên bat lợi cho sinh vật phát triển.
Trang 201.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây tỏi trong và ngoài nước
1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây tỏi trên thế giới
Cây tỏi là một trong những loại cây trồng lấy củ phố biến nhất, được hầu hết tat
cả người dân sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp được với điều kiện đấtpha cát và không khí lạnh Theo số liệu thống kê năm 2021, trên thế giới có 175 nướctrồng tỏi và điện tích trồng nhiều nhất tập trung tại các quốc gia như Trung Quốc, Ấn
Độ, Bangladesh, Nga và Hàn Quốc Những năm gần đây, diện tích, năng suất và sảnlượng cây tỏi liên tục tăng, điện tích trồng tỏi tập trung khu vực Châu Á rất lớn Năm
2020, diện tích trồng tỏi trên toàn thế giới đã tăng lên 1.227.637 ha, với tổng sản lượng19,35 triệu tấn Trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất tỏi lớn nhất thế giới với sảnlượng 12,6 triệu tan (chiếm hơn 65% sản lượng của thé giới), kế đến là An Độ với 1,69triệu tan va Bangladesh với 425,401 tan (FAOSTAT, 2021)
Bảng 2.1 Diện tích, năng suât va sản lượng tỏi ở một sô nước trên thê giới
Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tan/ha) Sản lượng (tấn)Trung Quốc 464.953 27,1 12,600,227
Trang 21Theo số liệu thống kê FAOSTAT (2021), năng suất tỏi bình quân của cácquốc gia trên thế giới dao động từ 3,2 - 31,1 tan/ha Trong đó, Uzbekistan là quốc
gia đạt năng suất tỏi cao nhất (đạt 31,15 tan/ha), ké dén la Trung Quốc (đạt 27,1
tan/ha) va Haiti (đạt 26,3 tan/ha) Tuy nhiên, ở khía cạnh ứng dụng khoa học côngnghệ dé nâng cao năng suất tỏi phải kế đến Trung Quốc Mặc dù năng suất tỏi củaUzbekistan đạt cao hơn so với Trung Quốc nhưng diện tích gieo trồng lại quá ít,trong khi đó, với điện tích gieo trồng là 815,095 ha nhưng năng suất bình quân củaTrung Quốc đã đạt đến 27,1 tan/ha
Năm 2021, giá tỏi Trung Quốc tại các khu vực sản xuất chính đầu tiên tăngnhưng sau đó giảm xuống Việc mua tỏi với giá tương đối cao làm tăng rủi ro tàichính cho các chủ kho Biến động giá ít rõ rệt hơn so với năm 2020, nhưng vẫn chothấy giá tỏi lên xuống thường xuyên Trung Quốc có 5 tỉnh sản xuất tỏi chính là SơnĐông, Hà Nam, Giang Tô, Hà Bắc và Vân Nam, Riêng tại Sơn Đông có ba khu vựcsản xuất tỏi lớn nhất thé giới: Kim Huong, Thương Sơn và Lai Vu Tổng diện tíchđất trồng tỏi của 5 tỉnh trồng tỏi chính đạt 464,953 ha (Nông Sản Việt, 2022)
Theo FAOSTAT (2016) trên thế giới hiện nay có trên 175 nước trồng tỏi, vớitổng điện tích canh tác là 1,5 triệu ha, sản lượng đạt 24,9 triệu tấn (2014) Trong đó,
6 nước sản xuất tỏi đứng đầu thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ai Cập,Nga và Bangladesh Trung Quốc là nước có sản lượng tỏi lớn nhất thế giới, chiếmkhoảng 80% tổng sản lượng tỏi trên thé giới Điều đó chứng tỏ rằng Chau A rat có
ưu thé trong việc phát triển loại cây này
Tỏi Ấn Độ chủ yếu được xuất khâu sang Châu Âu và một phần nhỏ sangKuwait, Bahrain, Jordan Mỗi Ikg tỏi nhập khẩu sang thị trường Israel có giá daođộng từ 3,5 đến 9,5 Euro, tùy theo loại (Rudolf, 2016; Undata, 2017) Trên thi
trường tỏi ở Uc, gia tri của tỏi loại một là 6 USD/kg va tỏi loại hai là 4 USD/kg, trừ
moi chi phí đầu tư và sau thu hoạch thì mỗi hécta tỏi sẽ mang lai thu nhập gần 4000
USD cho nông dan (Napier và ctv, 2013).
Một nghiên cứu gần đây cho rằng có 17 loài tỏi khác nhau được biến hóa từ
8 nhóm trên Thực tế trên khắp thế giới, có hàng trăm loài tỏi khác nhau đều được
Trang 22phát triển từ 17 loài cơ bản trên Chúng có những đặc tính khác nhau bởi được trồngtrong điều kiện thổ nhưỡng khác nhau như: độ phì của đất, lượng mưa, nhiệt độ, độcao so với mực nước biển, thời điểm gieo trồng trong năm và chế độ nghiêm ngặt
của nước tưới.
Hamidreza và ctv (2014) nhận định rằng các tính trạng như khối lượng củ,
tép trên củ và khối lượng tép có thé sử dụng làm tiêu chí lựa chọn, để cải thiện các
đặc tính nông học của tỏi Dựa trên các đặc điểm hình thái cho thấy có bốn thànhphần chính đã được xác định bao gồm khối lượng, đường kính, năng suất, số téptrên mỗi củ, chiều cao cây, số lá xanh ở giai đoạn 135 ngày sau khi trồng và thời
gian tượng củ.
Năng suất và chất lượng tỏi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bat lợi như thời tiết
và phân bón khác nhau, trong đó dinh dưỡng thấp hoặc dư thừa, qui trình tưới vàlượng mưa là một trong những vấn đề chính trong hiệu quả sản xuất tỏi (Jaleel vàctv, 2007; Cheruth và ctv, 2008) Cây tỏi có một hệ thống rễ cạn và cần sử dụngnước và chất đinh dưỡng tối ưu và thường xuyên
Các loại và tỷ lệ phân bón ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của câytỏi Sinh trưởng sinh dưỡng chiếm ưu thế và sự hình thành củ kém, chất lượng giảmnếu lượng dinh dưỡng chính yếu như nitơ, phốt pho va kali cung cấp không đủ chocây trồng (Liu và ctv, 2010) Ở các vùng sản xuất thiếu các chất dinh dưỡng hòa tanluôn là một trong những yếu tố hạn chế đến năng suất thu hoạch Theo Henao vàBaanante (1999) sự thiếu hụt các loại đinh dưỡng P,N, K, và S sẽ ảnh hưởng batloi dén su phat trién va tăng trưởng cua tỏi Bên cạnh đó, kẽm là vi lượng có anhhưởng lớn đến sự sinh trưởng của tỏi (Mattew và ctv, 2000; Havlin và ctv, 2007).1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu tỏi trong nước
Theo điều tra của Mai Thị Phương Anh (1996), tỏi được trồng nhiều tại cácvùng Phan Rang - Ninh Thuận, Đà Lạt - Lâm Đồng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,Bắc Giang Theo Lê Hùng - Trung tâm Thông tin tỉnh Quảng Ngãi, 2008), tại huyệnđảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, nông dân sông bằng nghề trồng tỏi, Tại Lý Sơn, diện tích
trồng tỏi lên đến 307 ha, sản lượng đạt 1,700 tấn, năng suất trung bình 5,7 tan/ha.
Trang 23Giá tỏi bán tại ruộng là 40.000 - 45.000 đồng/kg thu nhập đạt 228 - 256 triệu d/ha.Với giá bán tại Quảng Ngãi giá 60.000 - 70.000 đồng/kg và tại Thành phố Hồ ChíMinh là 100.000 - 120.000 đồng/kg thì lợi nhuận từ cây tỏi là rất lớn, trung bình 114 -
250 triệu đồng/ha
Tại huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, tỏi bắt đầu xuất hiện từ năm 1960 pháttriển đến nay, nông dân tại Lý Son chủ yếu sống bằng nghề trồng hành, tỏi Diệntích trồng tỏi khoảng 300 ha năng suất bình quân vụ tỏi năm 2012 - 2013 ước đạt7,5 tan/ha (Hồ Huy Cường, 2013) Với giá tỏi bán tại ruộng là 35.000 - 40.000đồng/kg thu nhập đạt 200 - 220 triệu đồng/ha; giá tỏi khô trái vụ từ 70.000 - 75.000đồng/kg thu nhập đạt 294 - 315 triệu đồng/kg Giống tỏi Lý Sơn có lớp vỏ màutrắng, kích thước củ cỡ vừa, mỗi tép tỏi rất đều và chắc, kích thước từ 2 - 6 em Loạitỏi này có mùi thơm và không nồng như các loại tỏi khác, không hăng ngay cả khi
ăn sống Vụ tỏi năm 2021 - 2022, diện tích trồng tỏi là 320 ha Năng suất, sảnlượng tỏi thu hoạch giảm nhiều nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, sản lượng ướckhoảng 1.225 tan, năng suất bình quân là 37,69 ta/ha, chi đạt khoảng 30,1% so vớinăm trước, đồng thời giá tỏi Lý Sơn giảm, chi còn từ 40.000 - 50.000 đồng/kg,
Tại Khánh Hòa, diện tích trồng tỏi vụ tỏi Đông Xuân năm 2020/2021 trên địabàn tỉnh có khoảng 450 ha, trong đó tập trung nhiều tại xã Ninh Phước, thị xã NinhHòa và xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh Tỏi Khánh Hòa được trồng chủ yếu cónguồn gốc từ tỏi Lý Sơn, giá thành rẻ hơn tỏi Lý Sơn Vỏ tỏi có màu trắng, kíchthước nhỏ, mùi cay diu; giá tỏi Khánh Hòa dao động từ 50.000 - 70.000 đồng/kg
Lượng xuất khâu tỏi của Việt Nam chưa nhiều, theo dữ liệu thống kê củaUNdata (2017) thì trị giá kim ngạch xuất khẩu tỏi của Việt Nam trong thời gian gầnđây có sự dao động lớn Cụ thể, năm 2015 là 1,2 triệu USD; năm 2014 là 3,3 triệu
USD; và năm 2013 là 11,7 triệu USD.
Thị trường xuất khâu tỏi của Việt Nam chủ yếu là Lào, Campuchia, Thụy Sĩ
Số liệu thống kê kim ngạch xuất khẩu tỏi trong nửa đầu tháng 09/2017 đạt trên 500nghìn USD Tỏi được xuất khâu nhiều nhất sang thị trường Lào chiếm trên 80% sovới tong kim ngạch xuất khâu của cả nước Don giá xuất khẩu dao động từ 161 đến
Trang 24212 USD/tan Tuy nhiên, hiện nay lượng tỏi của nước ta chủ yếu được nhập khẩu từthị trường Trung Quốc do vùng chuyên canh sản xuất còn quá hạn chế và tỏi TrungQuốc có lợi thế cao về giá thành sản xuất cũng như giá tiêu thụ.
Tại Ninh Thuận, cây tỏi là loại cây có nhiều gắn bó với người nông dân Tỏi
là loại cây dễ chăm sóc, nên việc gieo trồng các loại cây họ hành như là hành tím,hành tây, tỏi ở đây là rất thích hợp Do điều kiện khô hạn ở Ninh Thuận nên tỏiđược trồng ở Phan Rang có hương vị cay, nồng rất đặc trưng Tỏi Phan Rang củnhỏ, vỏ màu trắng, có rất nhiều tép nhỏ; mùi tỏi thơm nồng, khi ăn có vị cay và hơi
nóng (Phạm Văn Phước và ctv, 2013).
Theo niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận (2018), niên vụ 2017/2018 diệntích gieo trồng tỏi trong toàn tỉnh là 104 ha, chiếm trên 10% diện trích gieo trồng
hành tỏi của cả tỉnh, năng suất trung bình đạt 9,3 tan/ha, sản lượng đạt 967 tấn Tỏi
Ninh thuận được trồng tập trung chủ yếu tại 03 huyện/thành phố: Ninh Hải với diệntích là 70 ha, chiếm 55,5% tổng điện tích gieo trồng toàn tỉnh, (tập trung chủ yếu tại
xã Vĩnh Hải, Thanh Hải, Nhơn Hải), huyện Thuận Bắc trồng 12 ha chiếm 9,5% diệntích trồng tỏi của cả tỉnh, và TP Phan Rang - Tháp Chàm trồng 44 ha chiếm 34,9%
Phạm Văn Phước (2013) đã nhân rộng “Mô hình sản xuất tỏi theo hướng an
toàn tai Ninh Thuận” với quy mô 50 ha tại huyện Ninh Hải và TP Phan Rang
-Tháp Chàm, Ninh Thuận Kết quả cho thấy mô hình sản xuất tỏi theo hướng an toàncho năng suất bình quân 7,3 tan/ha, tăng 12,2% so với sản xuất tỏi ngoài mô hình.Tổng thu từ mô hình đạt 306,6 triệu déng/ha/vu, trong khi tổng thu ngoài mô hìnhchỉ đạt 273,0 triệu đồng/ha/vụ Hiệu quả kinh tế từ mô hình tăng 39,2% so với môhình đối chứng Đồng thời, giảm thiểu số lần phun thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn50% so với trước đây, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,sản phẩm tỏi đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn người cho tiêu dùng
Kết quả tuyển chọn và phục tráng giống tỏi Phan Rang đã cho thấy giống tỏiPhan Rang có thế bộ lá đứng, lá màu xanh dam, các tép trong củ tỏi đều chặt, vỏ lụabên ngoài củ có màu vàng trang, phân bố củ tỏi tỏa đều, màu thịt tép tỏi trang nga,không phát sinh củ trên thân giả Giống tỏi Phan Rang có thời gian sinh trưởng từ
Trang 25trồng đến thu hoạch khoảng 123 ngày Đường kính củ tỏi lớn nhất đạt 4,6 cm, đây
là một chỉ tiêu thể hiện khả năng cho năng suất của giống: chiều cao gốc thân giảdao động từ 18,3 - 19,8 em và số tép dao động từ 20,1 - 21,5 tép/củ Khối lượng củtỏi trung bình là 20,4 g, là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suấtgiống tỏi Giống tỏi Phan Rang có hàm lượng Allicine (y-Glutamyl- (S)-Allyl-L-
Cysteine) trung bình đạt 47,14%; hàm lượng protein trung bình đạt 9,13%; ham
lượng tinh dầu đạt 0,16% và ham lượng Iod đạt 0,27% Kết quả cho thay tỏi PhanRang có chứa nhiều thành phần có lợi, trong đó Allyl-L-Cysteine là hoạt chat quantrọng nhất (Phạm Văn Hiền và ctv, 2022; Phạm Văn Hiền, 2023)
1.3.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu tỏi tại Bình Thuận
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận (2017) từ năm
2016 Trung tâm Khuyến Nông đã xây dựng mô hình “Khảo nghiệm sản xuất 2giống tỏi trắng Lý Sơn và tỏi trắng Phan Rang” tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình,
tỉnh Bình Thuận (đây là xã thuộc vùng dự án nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh),
với qui mô 0,2 ha/02 hộ tham gia, thực hiện ở vụ Đông Xuân 2016/2017 Kết quả
cho thấy năng suất giống tỏi Phan Rang đạt 65,4 tạ/ha, lợi nhuận đạt 225 triệu
đồng/ha, cao hơn giống tỏi Ly Sơn - Quang Ngãi khoảng 38% Qua đó cũng chothấy rằng, giống Phan Rang thích hợp với vùng đất xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình
tỉnh Bình Thuận.
Trên cơ sở từ kết quả thiết thực của mô hình, vụ Đông Xuân 2017/2018,Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình khảo nghiệm của 2 giốngtỏi này với diện tích 0,5 ha Kết quả đem lại khá thuyết phục, chứng tỏ cây tỏi phùhợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, năng suất cao, chất lượng tốt, đầu rađược đảm bảo Giống tỏi Phan Rang thích nghỉ tốt và có tiềm năng cho năng suấtcao (67,2 tạ/ha) hơn giống tỏi Lý Sơn (59,1 tạ/ha)
Cũng theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận (2019) vụĐông Xuân 2018/2019 Trung tâm đã tiếp tục xây dựng mô hình “Trình diễn giốngtỏi triển vọng” tại các vùng đất cát và vùng đất cát khác trên địa bàn tình; quy mô1,6 ha/17 hộ tham gia; cụ thể: tại thị trấn Liên Hương - Tuy Phong (0,2 ha/04 hộ):
10
Trang 26xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết (0,2 ha/ 02 hộ); xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình(1,0 ha/08 hộ) và xã Hồng Liêm - Hàm Thuận Bắc (0,2 ha/03 hộ) Kết quả cho thấy
do ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu (nhiệt độ cao; mưa rải rác suốt vụ từ tháng9/2018 - tháng 1/2019) sâu bệnh hại rất nặng nên năng suất rất thấp, năng suất tỏicao nhất chỉ đạt 41,0 tạ/ha (tại Tuy Phong)
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận (2019) cho biết cây tỏi thể hiệntính thích nghi với vùng đất nắng nóng và khô hạn xã Hòa Thắng Tuy nhiên, vấn
đề trồng tỏi còn gặp nhiều trở ngại trong việc ban hành chính thức: “Quy trình ứngdụng tiến bộ kỹ thuật trồng tỏi tại Bình Thuận”, vì mô hình khảo nghiệm sản xuấttỏi trong thời gian qua của Trung tâm chỉ đánh giá ở góc độ khuyến nông, chưa đủ
cơ sở số liệu nghiên cứu dé ban hành quy trình chính thức nhằm giúp nông dân áp
dụng có hiệu quả hơn.
Phạm Văn Phước và ctv (2020) cho rằng giống tỏi Phan Rang có khả năngthích hợp với điều kiện sinh thái xã Hòa Thắng, Bắc Bình, Bình Thuận, cụ thể: câysinh trưởng khỏe, chiều cao cây đạt 68,8 cm; số lá cuối vụ đạt 6,2 lá/cây; củ to, khối
lượng củ đạt 22,7 g/củ Năng suất ly thuyét dat 136,3 ta/ ha/vu; nang suất thực thu
đạt 80,2 tạ/ha/vụ; chất lượng củ tốt (hàm lượng Allyl-L-Cysteine 74,81%; hàmlượng protein 6,49%), hình thái củ tỏi đẹp (vỏ lụa bên ngoài màu trắng ngà, phân bốtép tỏi bên trong đều)
1.4 Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năng suất cây tỏi
Nguyễn Thị Hường (2004) cho rằng khi trồng tỏi nên làm luống rộng từ 1,2 1,5 m; cao từ 20 - 30 cm, trồng với khoảng cách hang là 25 cm, khoảng cách cây là
-8 - 10 cm Sau khi trồng nên phủ 1 lớp đất mịn lên trên tỏi và phủ 1 lớp rơm ra lên
để giữ âm cho đất Đối với vùng tỏi của huyện đảo Lý Sơn, kết quả điều tra củaHoàng Thị Lệ Hằng (2011) cho thấy đa số các hộ trồng tỏi với khoảng cách hàng xhàng va cây x cây là 15 x 6 cm, chiếm 60% số hộ điều tra; 25% số hộ trồng vớikhoảng cách là 15 x 5 cm và 15% số hộ trồng với khoảng cách 16 x 5 cm Mật độcũng ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu hình thái của củ tỏi Đường kính và chiều caocủa củ tăng dan tỷ lệ nghịch với mật độ trồng Điều này là do với mật độ trồng càng
11
Trang 27dày thì sự cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trong quá trình sinh trưởng và pháttriển càng không đầy đủ nên sẽ làm cho kích thước củ giảm dần Mật độ dày cây tỏisinh trưởng phát triển không đều, cây nhỏ, củ nhỏ, số tép/củ ít, năng suất tỏi thấp(Hoàng Thị Lệ Hằng, 2011) Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng tỏi tại Lý Sơn cho
thay, tỏi trồng với khoảng cách hàng x cây là 14 x 7 cm, tương đương với mật độ 10
- 11 vạn cây/ha sẽ cho năng suất cao nhất, đạt 140,1 tạ/ha Ở mật độ 11 - 12 van
cây/ha (hàng x cây là 14 x 6 cm) và mật độ 8 - 9 van cây/ha (hàng x cây là 14 x 8
cm) cho năng suất tỏi thấp hơn, tương ứng là 126,9 và 123,9 ta/ha
Tại Ninh Thuận, tùy thuộc vào loại đất mà nông dân có thé làm luống khácnhau, dat cát thường lên luống chìm, rộng từ 70 - 100 em, khoảng cách hàng tỏi 13 -
15 cm, cách cây 5 - 7 em; đất cát pha thường lên luống nồi, khoảng cách hàng tỏi 13
- 15 cm, khoảng cách cây 5 - 7 cm Tai Bình Thuận, theo kết quả nghiên cứu củaTrung tâm khuyến nông Bình Thuận, mật độ trồng tỏi tại đây là từ 640.000 -
700.000 cây/ha với khoảng cách hang x cây là 10 cm (Châu Thăng Long và Phạm Văn Phước, 2013).
1.5 Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây tỏi
1.5.1 Một số kết quả nghiên cứu về phân đạm
Các loại phân vô cơ bón cho mỗi ha là 180 - 200 kg urê, 400 - 500 kg superlân, và 200 - 260 kg kali sunphat Ngoài ra nếu đất bị chua phải bón thêm 250 - 350
kg vôi bột dé bảo đảm độ pH phủ hop cho tỏi là 6,0 - 6,5
Sebnie và ctv (2018) cho rằng bón 92 kg N/ha va 42 kg P;O:/ha giúp giatăng năng suất tỏi 48,3% so với đối chứng không bon phân đạm và lân Cây tỏi đãhấp thu lượng dinh dưỡng (kg/ha) là 201 - 244 N, 28 — 36 P, 106 - 127 K, 17 - 32
Ca, 5 - 7 Mg, 49 - 64 S, 0,7 - 1,6 Na va 0,11 - 0,16 Mn (Mmard, 1978) Theo
Nguyen (2012) công thức phù hợp nhất cho cây tỏi trồng tại Văn Hải, Phan Rang Tháp Chàm cho 1 ha là 3 tấn phân hữu cơ vi sinh Trichoderma, 1.000 kg vôi, 168
-kg N - 80 -kg P;O; - 150 -kg KạO Trong khi đó, Tran (2015) đề nghị công thức phanbón phù hợp là 20 tan phân bò ủ hoai, 1.000 kg vôi, 200 kg N - 80 kg PzOs - 120 kg
12
Trang 28K;O kết hợp 60 kg S cho cây tỏi trồng tại xã Thanh Hải nhưng tại xã Vĩnh Hải,Ninh Hải, Ninh Thuận chỉ cần bón kết hợp 40 kg S/ha.
Dam là một nguyên tô cực kỳ quan trong cho sự phát triển của tỏi do có ảnhhưởng đến quá trình chuyên hóa axit amin, protein, enzyme, coenzyme và một sốhợp chất phi protein Kakar và ctv (2002) chỉ ra rằng đạm ảnh hưởng lớn đến sựthay đối chiều cao cây, diện tích lá, số lá ở tỏi Nghiên cứu này cũng kết luận tỏi sẽcần khoảng từ 70 - 125 kg N/ha Dam đóng một vai trò quan trọng trong phát triểnmạnh của lá va tăng trưởng lá cây và ảnh hưởng đến kích thước củ tỏi (Stork va ctv,2004) Thiếu đạm có thé thúc day sự hóa già và hạn chế năng suất (Batal và ctv,
1994).
Năng suất tỏi tăng liên tục khi tăng lượng phân dam từ 0 đến 120 kg Nha,nhưng liều lượng cao hơn 180 kg N/ha làm giảm sản lượng củ Theo Shaktawat vàctv (2009) bón phân đạm ở liều lượng 200 kg N/ha thì chiều cao cây, số lá/cây,đường kính cu, số tép/củ và năng suất củ gia tăng có ý nghĩa so với các liều lượngbón từ 50 đến 150 kg N/ha Kilgori và ctv (2007) cho rằng áp dụng lượng phân đạm
ở liều lượng 60 và 120 kg N/ha sẽ làm tăng năng suất củ tươi (8,4 tấn/ha ở 120 kgN/ha), tuy nhiên nếu áp dụng liều lượng đạm cao hơn từ 180 - 240 kg N/ha thi năngsuất tỏi giảm đáng kể Ngoài ra, sự kết hợp giữa 120 kg N/ha va 22 kg P,O;/ha đã
cho năng suất tốt ở Sokoto - Nigeria dưới điều kiện đất đai và thời tiết tương tự TạiSamaru - Nigeria, Babaji (1994) cho rằng sử dụng phân đạm làm tăng năng suất vànăng suất đạt cao nhất 15 tấn toi/ha tại liều lượng 90 kg N/ha Trong khi đó,Anonymous (1996) cho rằng sự sinh trưởng phát triển và năng suất tỏi tăng khi tănglượng phân đạm đến 150 kg N/ha, nhưng lượng phân đạm cao hơn 225 kg N/ha thì
sẽ làm giảm năng suất tỏi
Tỏi yêu cầu lượng phân bón cao hơn nhiều so với các cây màu khác Theo
Tạ Thu Cúc và ctv (2000) thì lượng đạm tối thiểu phải đạt 100 kg N/ha Đối với câytỏi một van dé quan trọng là kỹ thuật bón và công thức phối hợp giữa các loại phân
có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng Ở thời kỳ đầu, khi bắt đầu hìnhthành củ thì bón nhiều đạm; kali và lân vừa phải Khi thân củ phình to đến thời kỳ
13
Trang 29thành thục cần tăng cường bón lân (Hoàng Thị Lệ Hằng, 2011) Việc bón quá ít
hoặc quá nhiều phân đạm đã làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch Kết quảnghiên cứu liều lượng phân đạm cho cây tỏi tại Lý Sơn của Hoàng Thị Lệ Hằng(2011) cho thấy bón phân dam ở liều lượng 240 kg Urê/ha (giảm phân đạm 1⁄2 so vớiđối chứng) thì năng suất tỏi đạt cao nhất, đồng thời chất lượng tỏi tốt hơn, thời gianbảo quản được lâu hơn so với đối chứng Theo Nguyễn Lạc Minh Việt (2012) bón
phân đạm cho cây tỏi từ 108 - 168 kg N/ha sẽ kích thích cây tỏi sinh trưởng phat
triển mạnh và làm tăng năng suất tỏi nhưng khi bón lên mức 198 kg N/ha thì làmgiảm năng suất tỏi Theo Phạm Hữu Nguyên và Nguyễn Đăng Thư (2019) trongđiều kiện đất cát tại Ninh Thuận bón kết hợp 200 kg N với 120 kg KạO/ha trên nềnphân 20 tan phân bò và 80 kg PzOz/ha cho chiều cao cây tỏi đạt 58,2 cm/cây và 8,7lá/cây, giúp cây tỏi đạt năng suất lý thuyết là 15,87 tan/ha, năng suất thương pham
là 13,42 tan/ha, đường kính củ tỏi lớn nhất 3,5 em và có 17,1 tép/củ, tỷ lệ củ loại 1
đạt 45,5%, loại 2 là 53,83% va củ 1 tép là 0,7%, dat lợi nhuận 373.665.800
đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 2,15%
Phùng Thị Bích Hòa và Phạm Thành (2020) nghiên cứu liều lượng đạm trêngiống tỏi Lý Sơn tại Thừa Thiên Huế đã kết luận bón phân truyền thống (230kgN/ha) cho năng suất thu hoạch thấp nhất Liều lượng đạm ở mức 115 kg N/ha chonăng suất cao nhất và khả năng sinh trưởng tốt như số lá/cây (6,1 lá/cây), chiều daithân giả (12,1 cm), khối lượng tươi (5,73 g), khối lượng khô (0,45 g) và năng suất(6,03 tan/ha) Tuy nhién, cac dac điểm về hình thái của củ tỏi sau thu hoạch giữacác công thức không khác nhau cũng như không sai khác so với tỏi trồng ở Lý Sơn,
Quảng Ngãi.
1.5.2 Một số kết quả nghiên cứu về phân kali
Kali không tham gia vào cấu trúc tế bào, nhưng lại rất cần trong quá trìnhhình thành tế bào Cần thiết trong quá trình đồng hóa cacbon, khi quang hợp, trongquá trình tổng hợp protein Kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyểnprotein và đường, giữ sự cân bằng nước trong cây, làm giảm xu hướng héo rũ, tăngkhả năng chống hạn và chống đồ của cây Kali tham gia trong việc tạo thành và
14
Trang 30trung hòa các axit hữu cơ, tạo thành sự cân bằng giữa đường và các axit hữu cơ Kếtquả nghiên cứu của Hoàng Thị Lệ Hang (2011) cho thấy bón phan kali cho cây tỏivới liều lượng 200 kg/ha cho năng suất cao nhất đạt 151,5 tạ/ha Theo Nguyễn Lạc
Minh Việt (2012) bón phân kali cho cây tỏi từ 90 - 120 K,O/ha có tác dụng làm
tăng năng suất tỏi nhưng khi bón lên mức 180 K,O/ha lại làm giảm năng suất tỏi
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của loại và liều lượng kali đến sự sinh trưởng vànăng suất giống tỏi Phan Rang nhằm xác định được loại và liều lượng phân kali phùhợp cho sự sinh trưởng và đạt năng suất cao đối với giống tỏi Phan Rang Kết quả
đã ghi nhận cây tỏi được bón 200 kg K;SO//ha tăng chiều cao cây đạt 51,8 em,
đường kính củ (24,7 mm), sỐ tép/củ (12,3), khối lượng củ (4,83 g) và tỉ lệ khô/tươi
(92%) và năng suất củ là 1,36 kg/100 chậu đạt cao nhất ở cây tỏi (Trần Văn Khang
Hình 1.1 Ảnh hưởng của lượng phân kali và đạm đến năng suất tỏi (Yadav, 2005)
Castellanos và ctv (2002) cho rang kali là đỉnh đưỡng quan trọng cho sự giatăng năng suất tỏi Lượng phân và thời gian áp dụng thích hợp sẽ quyết định năngsuất và chất lượng tỏi Liều lượng phân kali có thé áp dụng từ 60 - 150 kg K;ạO/hatùy thuộc vào hàm lượng kali có trong đất Kali không những làm tăng năng suất
mà còn làm tăng chất lượng tỏi như làm tăng hàm lượng đường và vitamin Bón 150
kg K,O/ha có tác dung tăng đường kính củ, khối lượng củ, số tép/củ cũng như là
15
Trang 31năng suất củ cao nhất Tuy nhiên, dé đạt được năng suất tối đa thì phải kết hợp 100
và 150 kg N/ha (Yadav, 2005).
1.5.3 Một số kết quả nghiên cứu về phân lân va phân vi lượng
Bên cạnh phân đạm và kali, phân lân có ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ
từ đó dẫn đến hiệu quả của sự hấp thu dinh dưỡng và nước Cây con mẫn cảm với
sự thiếu hụt lân trong đất Thiếu lân làm giảm năng suất vì lân xúc tiến sự hìnhthành, phát triển và sự chín già của củ Lân làm tăng khả năng bảo quản của hànhtỏi Lân tham gia vào một số quá trình sinh lý và sinh hóa trong cây tỏi Lân rấtquan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu khi sự phát triển mô phân sinh và tăngtrưởng chiều cao nhanh làm cơ sở cần thiết cho năng suất cao (Tisdale và ctv,1993) Sự thiếu hụt lân làm giảm sự phát triển của rễ và lá, kích thước và năng suấtcủa củ và có thê làm chậm sự hóa già (Greenwood và ctv, 2001)
Negav sau trong
Hình 1.2 Sự hap thu lân của cây tỏi ở các thời kỳ khác nhau trên đất Vertisol,
Mexico (Castellanos và ctv, 2002)
Cùng với các nguyên tố đa lượng, các loại phân trung và vi lượng có vai tròquyết định đến năng suất và chất lượng tỏi Trên vùng đất kiềm thì việc áp dụng cácnguyên tô vi lượng là rất cần thiết trong giai đoạn từ sau khi trồng và trước khi hìnhthành củ Zn là nguyên tố chính cần thiết, có thé bổ sung dang ZnSO, được phunvới liều lượng 4 g/L
16
Trang 32Lưu huỳnh là một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây tỏi Nó có vaitrò trong sự cân bằng dinh dưỡng và góp phần làm tăng sản lượng tỏi Năng suất tỏităng từ 4 - 5,7 tan/arce khi bổ sung 2 tan S/arce Lưu huỳnh còn góp phan chuyểnđổi lân trong đất từ dang không hòa tan thành lân hòa tan giúp cho tỏi dé hap thuhơn Ngoài ra, còn một số triệu chứng thiếu vi lượng biểu hiện trên cây tỏi như:
- Thiếu Cu làm cho cây gầy yếu, màu sắc kém, giảm khả năng bảo quản Khibón liều lượng hợp lý sẽ làm mẫu mã đẹp, thúc đây quá trình thành thục và chín già
Đối với các loại phân bón là phun cho cây tỏi, hiện nay chưa có nhiều công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này Hoàng Thị Lệ Hằng (2011) sử dụng phân bón lá
SUPER HUME, 10 ngày phun 1 lần ké từ khi cây tỏi được 50 ngày tuổi, phun 4 -5lần/ vụ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, kết hợp với giảm 1⁄4 lượng phan ure
so với công thức bón phân truyền thống của người dân đã cho năng suất tỏi cao hơnđối chứng 23%
Tai Quang Ngãi, theo Quy trình canh tác tỏi được ban hành tại huyện Lý Sơn
thì 1 ha tỏi can bón 10 tấn phân chuồng, 500 kg urê, 200 kg super lân, 400 kg KCl,
300 kg NPK (16:16:8:13S); trong đó bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân + 60
Trang 33Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tai gồm 2 thí nghiệm được thực hiện có tính kế thừa Kết quả của thínghiệm | được sử dụng dé thực hiện cho thí nghiệm 2
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng và năngsuất của giống tỏi Phan Rang tại Bắc Bình, Bình Thuận
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng vànăng suất của giống tỏi Phan Rang tại Bắc Bình, Bình Thuận
2.2 Điều kiện nghiên cứu
2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022 Thínghiệm 1 được thực hiện từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 Thí nghiệm
2 được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2022 tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận.
2.2.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu tại khu vực thí nghiệm
Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,0 - 32,6°C, lượng mưatrung bình 700 - 800 mm và tăng dần đến trên 1.100 - 1.200 mm ở miền núi, độ âmkhông khí từ 75 - 77% (mùa mưa độ âm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 -
20%) Năng lượng bức xạ lớn 160 Keal/cm’.
Sinh trưởng và phát triển của cây tỏi chịu ảnh hưởng rat lớn bởi các yếu tốkhí hậu, thời tiết Theo số liệu thời tiết, khí hậu của Trạm khí tượng thủy văn BìnhThuận (Bang 2.1) cho thay nhiệt độ, độ âm không khí ổn định và tổng lượng mưathích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây tỏi Phan Rang
18
Trang 34Bảng 2.1 Tình hình thời tiết khí hậu tại Trạm khí tượng thủy văn Bình Thuận
Tháng Nhiệt độ trung Lượng mưa Am độ Số giờ nắng
bình (°C) (mm/thang) trung binh (%) (gio/thang)
(Nguon: Tram khí tượng thủy van Bình Thuận, 2022)
2.2.3 Điều kiện đất đai
Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá đất của USDA (1960), đất tại khu vực thinghiệm có thành phần cơ giới thịt pha cát (Bảng 2.2), vì thế đất có khả năng thoátnước tốt nhưng khả năng giữ nước và giữ chất đinh đưỡng cho cây trồng rất thấp
Theo tiêu chuẩn được đưa ra của Slavich va Petterson (1993), Rayment vàLyons (2011), đất tại khu vực khảo sát có phản ứng hơi chua Hàm lượng các chất
tổng số như chất hữu cơ, đạm tổng số, và lân tổng số được đánh giá ở mức thấp,
trong khi đó kali tổng số ở mức trung bình Tương tự, hàm lượng đạm, lân dễ tiêu
và khả năng trao đổi cation được đánh giá ở mức thấp, trong khi đó kali dé tiêu ởmức trung bình Do vậy, dé mang lại hiệu quả sử dụng đất và phát triển sản xuất câytrồng nói chung và cây tỏi nói riêng, người sản xuất cần tăng cường bón phân hữu
cơ, tuy nhiên nên vùi sâu dé tránh quá trình khoáng hóa quá nhanh; phân vô cơ nênchia ra nhiều lần dé bón, không nên bón tập trung cùng một lúc dé tránh mat đạm
19
Trang 35Bảng 2.2 Đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả thử nghiệm Phương pháp thửThành phần cơ giới
N dễ tiêu mg/100 g 0,9 TCVN 5255:2009
PzOs dé tiêu mg/100 g 3,6 TCVN 5256:2009
K;O dễ tiêu mg/100 g 13,5 TCVN 8662:2011
CEC meq/100g 4,5 TCVN 8568:2010
(Nguon: Trung Tam Cong Nghé va Quan Ly Moi Truong & Tai Nguyén, 2021)
2.3 Vật liệu thi nghiệm
20
Trang 362.3.2 Phân bón và vật tư thí nghiệm
Phân bón được sử dụng trong thí nghiệm gồm phân bò hoai mục, phân urea
(46,3% N), K;SO¿ (50% KaO, 18% S), phân super lân (16% POs) Ngoài ra còn sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường thuộc danh mục cho phép sử
dụng của Bộ NN & PTNT.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống tỏi Phan Rang tại Bắc Bình, Bình Thuận
2.4.1.1 Bồ tri thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên(Randomized Complete Block Design - RCBD), bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại.Bốn nghiệm thức được xây dựng dựa vào các khoảng cách trồng khác nhau
Nghiệm thức 1 (KC1): 15 cm x 10 cm (đc), tương ứng với mật độ 66,666
cây/ 1.000 m’, số lượng tỏi giống 70 kg
Nghiệm thức 2 (KC2): 10 cm x 10 cm, tương ứng với mật độ 100,000 cây/
1.000 m’, số lượng tỏi giống 100 kg
Nghiệm thức 3 (KC3): 15 cm x 5 cm, tương ứng với mật độ 133,333 cây/
1.000 m”, số lượng tỏi giống 130 kg
Nghiệm thức 4 (KC4): 10 cm x 5 cm, tương ứng với mật độ 200,000 cây/
1.000m” số lượng tỏi giống 200 kg
Quy mô thí nghiệm
- Tổng số ô cơ sở: 4 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 12 ô cơ sở
- Diện tích mỗi 6 cơ sở: 6 mx 5 m= 30 mĩ
- Diện tích khu thí nghiệm: 12 6 x 30 m” = 360 m” (không kể bao vệ và
khoảng cách giữa các ô)
- Khoảng cách giữa các khối: 1 m
- Khoảng cách giữa hai 6 cơ sở: 0,7 m
21
Trang 37- Giữa các ô thí nghiệm được bồ trí cách nhau bằng một đường rãnh rộng0,5 m, giữa các lần lặp lại ngăn cách nhau bởi đường rãnh rộng 1 m Xung quanh
khu vực thí nghiệm được bảo vệ bởi ba hàng tỏi.
Nền phân chung cho 1 ha là 20 tan phân bò hoai mục + 140 kg N + 80 kgP¿O; + 120 kg K;O (Áp dụng Quy trình được ban hành tam thời theo quyết định số
311/QD-SNNPTNT ngày 18/6/2012 của So NN & PTNT Ninh Thuận).
2.4.1.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Chỉ tiêu sinh trưởng
Chọn 5 điểm chéo góc trên mỗi ô thí nghiệm, mỗi điểm chọn 5 cây cố định,không chọn cây ngoài cùng dé đo chiều cao cây và đếm số lá
- Chiều cao cây (cm): Do từ gốc sát mặt đất đến chop lá của lá dài nhất; bắtđầu đo chiều cao cây tại thời điểm 15 ngày sau trồng (NST) cho đến khi cây tỏi
22
Trang 38Chỉ tiêu sâu, bệnh hại trên cây tỏi
Theo dõi một số sâu, bệnh hại chính như bọ trĩ (Thrips spp.), doi đục lá(Delia antiqua), bệnh khô đầu lá (Stemphylium botryosum), bệnh sương mai
(Peronospora destrustor).
Theo dõi tỷ lệ sâu, bệnh hại trên cây tỏi: chon 5 điểm chéo sốc, mỗi điểm là
1 khung 0,2 mỸ (40 em x 50 cm); đếm tong số cây và sỐ cây bị hại có trong điểmđiều tra và được đánh giá theo TCVN 13268-2:2021 Bảo vệ thực vật - Phương phápđiều tra sinh vật gây hại - Phần 2: Nhóm cây rau của Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành năm 2021.
- Tỷ lệ sâu hại (%) = Tổng số cây bị sâu hại /Téng số cây điều tra x 100
- Ty lệ bệnh hại (%) = Số cây bị bệnh /Téng số cây điều tra x 100
Các yếu tố cấu thành năng suat và năng suất tỏi
Tại thời điểm thu hoạch, chọn 5 điểm chéo góc trên mỗi ô thí nghiệm, mỗi
điểm chọn 10 cây cố định (tương ứng 50 củ/ô/lần lặp lại), không chon cây ngoai
cùng Tất cả củ được thu hoạch và đem phơi dưới mái che khoảng 2 tuần đến khikhối lượng giữa hai lần cân không thay đối, tiến hành xác định các chỉ tiêu
- Khối lượng củ (g): Lay ngẫu nhiên 50 củ tỏi/ô, đem cân
Tỉnh kết quả: m = M50
Trong đó: m - khối lượng trung bình của một củ (g);
M - khối lượng mẫu (g);
- NSTT (tan/ha) = (Khối lượng củ/ 6 thí nghiệm x 10.000)/diện tích 6 thí nghiệm
- Số tép (tép/củ): Đếm tat cả số tép của 50 củ tỏi ngẫu nhiên trên 6, sau đó
Tỷ lệ thịt/vỏ = Khối lượng tép tỏi bóc sạch vỏ (g)/Khối lượng vỏ bóc ra (g)
Trang 39Hiệu quả kinh tế
Tổng thu (triệu đồng/ha/vụ) = Năng suất x giá bán 1 kg tỏi
Tổng chi (triệu đồng/ha/vụ) = Giống, phân bón, tiền công, thuốc BVTV
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) = Tổng chi — Tổng thu
Tỷ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuan/Téng chi
2.4.2 Thí nghiệm 2: Anh hưởng của lượng phan đạm va kali đến sinh trưởng, pháttriển và năng suất của giống tỏi Phan Rang tại Bắc Bình, Bình Thuận
Thí nghiệm 2 thực hiện trên cơ sở kế thừa khoảng cách trồng tốt nhất của thínghiệm 1 và đã được trồng ở khoảng cách 10 x 10 cm trên nền phân bón 20 tanphân bò hoai mục + 80 kg P;Os Lượng phân đạm và kali tùy thuộc vào mỗi nghiệm
Tổng số ô cơ sở: 12 nghiệm thức x 3 lần lặp lại = 36 ô cơ sở
Diện tích mỗi 6 cơ sở: 6 mx 5 m = 30 m?
Diện tích khu thí nghiệm: 36 6 x 30 m”/ô = 1.080 m? (không ké bảo vệ va
khoảng cách giữa các ô)
24
Trang 40Khoảng cách giữa các khối: 1 m
Khoảng cách giữa hai 6 cơ sở: 0,7 m
Giữa các 6 thí nghiệm được bố trí cách nhau bằng một đường rãnh rộng 0,7
m, giữa các lần lặp lại ngăn cách nhau bởi đường rãnh rộng 1 m Xung quanh thínghiệm có ba hàng tỏi trồng bảo vệ
P,O; Lượng phân đạm va kali tương ứng với từng nghiệm thức thí nghiệm Lượng
phân đạm và kali được bón trong 4 lần:
- Lần 1 (15 NST): 1/⁄6N + 1⁄6 KạO
- Lần 2 (30 NST): 2/6 N + 1/6 KạO
- Lần 3 (45 NST): 2/6N + 2/6 KạO
- Lần 4 (60 NST): 1/6 N + 2/6 KạO
2.4.2.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu, bệnh,các yếu tô cầu thành năng suất và năng suất, và hiệu quả kinh tế) được thu thập tương tự
như thí nghiệm 1.
25