1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Ảnh hưởng humic acid đến quá trình sinh trưởng năng suất và chất lượng ba giống dưa lê (Cucumis melo L.) trồng trong nhà màng tại thành phố Hồ Chí Minh

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng humic acid đến quá trình sinh trưởng năng suất và chất lượng ba giống dưa lê (Cucumis melo L.) trồng trong nhà màng tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phan Tiến Vinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Năng, TS. Hà Thị Loan
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 28,37 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là xác định được liều lượng Humic AcidHA phù hợp cho ba giống dưa lê trồng trong nhà màng tại Thành phó Hồ Chí Minhđạt sinh trưởng, năng suất cao và chất lượng tốt có

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

PHAN TIEN VINH

ANH HUONG HUMIC ACID DEN QUÁ TRÌNH SINH TRUONG

NANG SUAT VA CHAT LƯỢNG BA GIONG DUA LE

(Cucumis melo L.) TRONG TRONG NHA MANG

TAI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

DE AN THAC Si KHOA HOC NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chi Minh, Thang 09/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

PHAN TIEN VINH

ANH HUONG HUMIC ACID DEN QUA TRINH SINH TRUONG

NANG SUAT VA CHAT LƯỢNG BA GIONG DUA LE

(Cucumis melo L.) TRONG TRONG NHA MANG

TAI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

Chuyên nghành: Khoa học cây trồng

Trang 3

ANH HUONG HUMIC ACID DEN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG

NANG SUAT VA CHAT LƯỢNG BA GIONG DUA LE

(Cucumis melo L.) TRONG TRONG NHA MANG

TAI THÀNH PHO HO CHÍ MINH

PHAN TIEN VINH

Hội dong chấm đề án:

1 Chủ tịch: TS TRAN VĂN THỊNH

Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

2 Thuky: TS TRAN THANH

Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

3 Ủy viên: TS TRAN VAN LOT

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, kêt quả nêu

trong đê án là trung thực và chưa được công bô ở bât cứ công trình nào khác.

Học viên thực hiện

PHAN TIEN VINH

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và hoàn thành đề án Thạc sĩ này, tôi đã nhận được sựtruyền đạt, chỉ bảo quý báu của Thầy Cô, nhận được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của giađình, đồng nghiệp, bạn bè và người thân Xin ghi nhớ và chân thành cảm ơn:

Quý Thầy Cô giảng viên Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thànhphố Hồ Chí Minh đã truyền đạt và giảng dạy những kiến thức quý báu khi học tập taitrường.

TS Nguyễn Duy Năng, Trường Đại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh,

TS Hà Thi Loan, ThS Đoàn Hữu Cường, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố

Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện, dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình

thực hiện và hoàn thành đề án này

Anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trongquá trình học tập và thực hiện đề tài

Con xin dành lòng biết ơn sâu nặng đến cha, mẹ Người đã cho con những điềutốt đẹp và tạo điều kiện cho con học tập, làm việc và đạt được những thành quả nhưhôm nay.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên thực hiện

PHAN TIÊN VINH

iv

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng Humic Acid đến quá trình sinh trưởng năng suất và chatlượng ba giống dưa lê (Cucumis melo L.) trồng trong nhà mang tại Thành phố Hồ ChíMinh” được tiễn hành tại Trung tâm công nghệ sinh học Thành phó Hồ Chí Minh từtháng 09/2023 - 11/2023 Mục tiêu của đề tài là xác định được liều lượng Humic Acid(HA) phù hợp cho ba giống dưa lê trồng trong nhà màng tại Thành phó Hồ Chí Minhđạt sinh trưởng, năng suất cao và chất lượng tốt có hiệu quả kinh tế

Đề tài thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 12nghiệm thức với 3 lần lặp lại Yếu tố phân bón (A) gồm 4 liều lượng Humic Acid(HA): Không bón HA (0g HA/lan/bau); 1g HA/lan/bau; 2g HA/lầnbầu; 3gHA/lan/bau được bón bốn lần ở các thời điểm 5, 15, 25 và 35 ngày sau trồng trên nềnphân theo qui trình của Trung tâm công nghệ sinh học Thanh phố Hồ Chi Minh Yếu

tố giống (B) là 3 giống dua lê: Kim Hoàng Hậu; TL70; TL144

Từ kết quả thí nghiệm cho thay bón phân Humic Acid có ảnh hưởng đến sinhtrưởng và năng suất ba giống dưa lê Nghiệm thức 1g phân Humic Acid/lần/bầu cho

cả ba giống dưa lê (Kim Hoàng Hậu, TL70 và TL144) cho sinh trưởng tốt nhất; đồngthời khi áp dụng bón 1g bón Humic Acid/lần/bầu cho ba giống dưa lê cho năng suấtcao nhất Về chất lượng quả, phân Humic Acid ở liều lượng 1g/lần/bầu bón cho cả

ba giống dưa lê trong thí nghiệm làm tăng hàm lượng đường tông cao nhất Trong đó,giống dưa lê TL144 bón 1g Humic Acid/lan/bau tăng trưởng về chiều cao cây (268,1cm), điện tích lá (523,2 cm?) và đường kính gốc (11,70 mm) lớn nhất; đồng thời giúptăng năng suất cây cao nhất (khối lượng trung bình quả: 1,61 kg/quả; năng suất thựcthu: 4,02 tan/1.000 m?) Về chất lượng quả, khi bón 1g Humic Acid/lan/bau cho giốngTL144 đạt hàm lượng đường tổng cao nhất (70,6 mg/g), hàm lượng vitamin C (38,5mg/100 g thịt quả) và hiệu quả kinh tế lớn nhất (lợi nhuận đạt 58.980.000 đồng/1.000m2; tỉ suất lợi nhuận 0,96)

Trang 8

The study on "Effect of Humic Acid on the growth, yield and quality of three

melon varieties (Cucumis melo L.) in greenhouses at Ho Chi Minh City" was carried

out from September 2023 to November 2023 at the Biotechnology Center of Ho Chi

Minh City The objective of the study was to determine the appropriate dosage of

Humic Acid (HA) for three melon varieties grown in greenhouses in Ho Chi Minh City with high growth, yield, good quality and economic efficiency.

The two-factor experimental design was completely randomized with 12 treatments and 3 replications The fertilizer factor (A) was four dosage of Humic Acid

(HA): 0g HA/time/pot, 1g HA/time/ pot, 2g HA/time/pot, 3g HA/time/pot were applied four times at 5, 15, 25 and 35 days after planting on the fertilizer base according to the process of Biotechnology Center of Ho Chi Minh City Varietal factor (B) was three melon varieties: Kim Hoang Hau; TL70 and TL144.

The experimental results showed that applying Humic Acid fertilizer had an

effect on the growth and yield of three varieties of melon The treatment of applying

1g of Humic Acid fertilizer/time/pot for all three varieties of melon (Kim Hoang Hau, TL70 and TL144) achieved the best growth; at the same time, applying 1g of Humic Acid fertilizer/time/pot for the three varieties of melon gave the highest yield Regarding fruit quality, Humic Acid fertilizer at a dosage of 1g/time/pot applied to

all three melon varieties in the experiment increased the highest total sugar content

and vitamin C In which, the TL144 melon variety fertilized with 1g Humic

Acid/time/pot had the best growth in plant height (268.1 cm), leaf area (523.2 cm”)

and sterm diameter (11,70 mm) The highest yield: average fruit weight: 1.61 kg/fruit;

highest actual yield: 4.02 tons/1,000 m? In terms of fruit quality, 1g Humic

Acid/time/pot for variety TL144 had the highest total sugar content (70.6 mg/g), vitamin C (38.5 mg/100g) and highest economic efficiency (profit reached

58,980,000 VND/1.000 m2, profit margin was 0.96).

VI

Trang 9

MỤC LỤC

TRANGTrương G10 fsoauninunidingtittoguU.20003.90031018009300801300G-T20130GG180990HE00/H3G01270250HGG2144.0E09.385EE 1

Tý II Bie A 4 †Tt-seseeocsoszaceessossiatgEdboisatoglerzpgtrsniigstrg2r3ggt0gi.3E0-eEci7ggf gợNgtougoocisnigmrtimozezgErljrccrtgrrolSvbiztenkss 1

LỚI CaN O a seesessusessecesemeasnesases seems vases anemuasumesnees eames seuneanmaeemsaamm EERE 11

LO1 CAM OM 0 1VTóm ẮC 5-22 222E52321121221211212112112111211111121111112111112111111211111211 22121 re VSUMMMNALY bxsgsncessitG11164113911313339331540035133511535395559915E135613911859010/21018133 5551410593455 040110 VI C1 ee ne Vil Dali Sach Cae Dai TP scsecsssssssssssanzesssusancercvsnnceseavnencumnunsesensmnensoreseseamanasmmnnncuonessacneved x Danh sach cac him A.:A: '-'-. XIDanh sách chữ viết tắt - + 5 s2 EEE12E1212121121112112111 1111121111121 cre xu

hương Í TIAN TẤT TLIẾT ccceeLiesiiHLEEgEhuhtaoiringindiroeesrD1.1 Téng quan vé cay na 31.1.1 Đặc điểm sinh vật học cây đưa 16 0 0 ccccccccccccecseesessessessesseesesseesesseseeeseseees 31.1.2 Các thời kì sinh trưởng và phát triển của dưa lê -2 255z52z+5+2 41.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dưa lê trong nhà màng 41.1.4 Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới và Việt Nam 2 252552¿ 51.2 Một số nghiên cứu về giống dưa lê trên thế giới và Việt Nam 61.3 siáïiiï202v22:105/.90072777 7.6 ẽốốẽốẽốẽốẽốốốốốố 101.3.1 Một số nghiên cứu về Humic Acid trên thế giới -252552552552+: 111.3.2 Một số nghiên cứu về Humic Acid ở Việt Nam - 22222222222: 14Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 162.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm - 2-2 2222+22E22EE2EE+£E+2Exerxrzrrerxee 162.2 Điều kiện thí nghiệm va thời tiết khu vực nghiên cứu - 2 2 2 2+ 162:5, V at WSU tHỊ 119 bl GI zsnssesstossesgos50161108114351358993EL-99080994E30-3819E4894AXSNSDESASSESSEAS4H0S9388 17

92253 oul Al © OTN 01 Og eee ee ee re eee ers eee ree 172.3.2 Giống dưa lê 2-22: ©2¿2222EE222E12211221127112711271122112711211211211221 211 1e 18

vil

Trang 10

2.3.3 Giá thể và bầu trồng - 2-22 2+2+22+22E22E122122112112212112112211211221 21.2 xe 182.4 Phương pháp thí nghiệm cece S2 2222212212121 212112 H1 HH re 19

P Non ố Á 192.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu - 202.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu - 2 2¿©2++2++2z++zxzzxzzzxzrsez 222.6 Qui trình trồng dưa lê trong thí nghiệm - 2-22 ©5222+22+2+szzxszrxez 22Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUAN 00 ccccccccsccsssesscsssessesssesseeeeestsetetieeeneeneees 263.1 Anh hưởng của lượng phân Humic Acid đến sinh trưởng của ba giống dưa lê

3.1.1 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến thời gian sinh trưởng và phát

trién cla ba gidmg dura 16 ẽ 263.1.2 Anh hưởng của lượng phan Humic Acid đến chiều cao cây của ba giống

ƯA 16 seniecestsstis11421126604138151)384363433583514235591388.55EGSESSEXEEEEISE5S3832/80E01S0548 459886158 283.1.3 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến đường kính gốc thân của ba

ee 313.1.4 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến số lá ba giống dưa lê 333.1.5 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến chiều dài, chiều rộng và diện

tích lá của ba giống đưa lê :- 2 522222222Sztzzxezsrersersrerrersrerrersceec 353.1.6 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến sâu bệnh hại ba giống dưa lê 373.2 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến chỉ tiêu năng suất của ba giống

8, SsrtrratyiEriryriogtrttyYsrtitSStrgyYyYrrtyttttortstootytttriiottyrttlstraaiil3.2.1 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến các yếu tố cau thành năng suất

cla ba gidng dura 16 ồ- 393.3 Anh hưởng của lượng phan Humic Acid đến chỉ tiêu về quả và chất lượng

l8 85001 8 2177 a 423.3.1 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến đường kính, chiều đài quả và

độ dày thitqua của ba giống đưa lê c c2 S2 1022210101200 0 d6 423.3.2 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến Brix, hàm lượng đường tổng,

độ giòn và hàm lượng vitamin C, - - ¿+ 5< ++**+*+*E£xEexEeerrrrrerrerrkrrke 45

vill

Trang 11

3.4 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến ước lượng kinh tế ba giống dưa

ÏÊ 52 21 21221122122122112111112112111211112211211111211112111111211112112121211 211 xe 47KET LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 2-2 ©s2SS2SE£2E22E2112521121121121121121121121121 2126 49IV.0801798957.)).8.4:7.(0 1 -:':.' 50

1X

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BANG

BẢNG TRANGBảng 2.1 Điều kiện khí hậu trong nhà màng tại địa điểm tiến hành thí nghiệm l6Bang 2.2 Các loại hóa chất dung dịch dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm 17Bang 2.3 Đặc điểm và nguồn gốc của các giống dưa lê thí 2 5 - 18Bảng 2.4 Nồng độ các chất dinh dưỡng (ppm) tưới cho cây dưa lê qua các giai

TỢTÍL::zy2s65352066201508952400139ãxsã28383E0sgìNLZSL2SEERGISRERSEERSLIRSGfQiSEtGiStgfdhtsitgSgoguftgiitgostGpgigd 23Bang 2.5 Chế độ tưới cho dưa lê trồng trong nhà mảng - 22-552: 24Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến thời gian sinh trưởng và

phát triển của ba giống dưa lê -2- 2 2222222E22222EE22E22212232221221222222Xe2 2Bang 3.2 Ảnh hưởng của lượng phan Humic Acid đến chiều cao (cm) ba giống

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến đường kính gốc thân

i ge et | nr»Bang 3.4 Anh hưởng của lượng phân Humic Acid đến số lá (1a) ba giống dưa lê

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến chiều dài, chiều rộng và

diện tích lá của ba giống dưa lê đo ở thời điểm 30 NST 36Bảng 3.6 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến bệnh hại ba giống dưa lê

0008000 37Bang 3.7 Ảnh hưởng của lượng phan Humic Acid đến các yếu tô cầu thành năng

suat ba loi .-.- 40Bang 3.8 Ảnh hưởng lượng phân Humic Acid đến đường kính (cm), chiều dai

qua (cm) và độ dày thịt quả (cm) của ba giống dưa lê 2-22 42Bảng 3.9 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến Brix, hàm lượng đường

tổng, độ giòn va vitamin C của ba giống dưa lê -¿-©25z+25c+2 46Bảng 3.10 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến ước lượng kinh tế ba

OC | ÔÔÔƠÔÓÔ 48

Trang 13

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1 Các giống dưa lê trong thí nghiệm 2-22 2222222222222 18Hình 2.2 So đồ bồ trí các nghiệm thức 2-2 2s+2S+2E+2E+2EZE2E22E222222e2zxe 20Hình 3.1 Chiều cao giống TL144 bón 1g HA/lan/bau ở các giai đoạn (a) Hồi

xanh, (b) Ra hoa đực, (c) Đậu quả 5-55 +S+x+2E+ssererrrrrrrrrrrrrke 30Hình 3.2 Bệnh phan trắng và sương mai trên dưa lê -222©25z555+2 38Hình 3.3 Mặt cắt dọc quả dưa lề của 12 nghiệm ThỨO seeeesesaseessedesandapasessse 44

XI

Trang 14

: Năng suất lý thuyết: Ngày sau trồng: Năng suất thực thu: Nghiệm thức

: Khối lượng trung bình quả

Xil

Trang 15

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Dưa lê (Cucumis melo L.) là cây thuộc họ Bau bí có giá trị dinh đưỡng và kinh

tế cao Dưa lê đặc biệt thích hợp trồng trong mùa nắng, lợi nhuận bình quân trồngdưa lê gấp hai lần trồng dưa hấu và bốn lần trồng lúa (Tran Thị Ba và Võ Thị BíchThủy, 2019) Dưa lê được sản xuất tại nhiều vùng ở Việt Nam và được người tiêudùng ưa thích bởi chất lượng và mùi vị thơm ngon Giá trị dinh dưỡng của dưa lê phụthuộc nhiều vào giống và phương pháp canh tác (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2018).Hiện nay, việc sản xuất dua lê còn gặp nhiều khó khăn vi năng suất và chất lượngchưa ôn định đề đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của người tiêu đùng Có rất nhiềunguyên nhân trong đó yếu tô về giống và phân bón sử dụng trong canh tác là hainguyên nhân được đặt lên hàng dau dé cải thiện

Các giống dưa lê trồng phổ biến hiện nay là dưa lê Cam Ngọc, dưa lê siêungọt, dưa lê Ngân Huy, dưa lê Hà Nội, dưa lê vàng Hải Dương Các giống này chonăng suất còn thấp, thịt quả mỏng, mềm và đạt chất lượng chưa cao Bên cạnh đó,những giống dưa lê nhập nội trồng trong nhà màng như Kim Hoàng Dé, Ngân Huong,Ngọc Thanh Thanh, Kim Cúc, VA.76 đạt năng suất cao đồng thời các giống nhập nộicũng yêu cầu nhiều về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng(Ngô Thị Hạnh và cs, 2020) Dẫn đến, người trồng dưa lê trong nhà màng phải tăngchi phí đầu tư và nông sản dưa lê khi đến với người tiêu dùng có thể không dam bao

an toàn sức khỏe Phân bón có nguồn gốc hữu cơ đang ngày càng được người canh

tác dưa lê chú trọng sử dụng Theo Nguyễn Như Hà (2009) trong hệ thống các biệnpháp tăng năng suất cây trồng, phân bón chiếm 41% Xu hướng hiện nay người trồngdưa lê sử dụng phân bón cho cây phải tối ưu về chi phí đầu tư ban dau, dé hap thuchuyền hóa đối với cây và an toàn với người tiêu thụ nông sản

Phân Humic Acid là thành phần chất hữu cơ trong đất, do sự phân hủy của dưlượng thực vật, động vật và vi sinh vật Humic Acid cũng được chiết xuất từ các chấthữu cơ tự nhiên (than bùn), phân ủ, phân hữu cơ hoặc từ mỏ khoáng (leonardite, một

Trang 16

dạng oxit hóa của than non) Trevisan và cs (2010) nhận thay phân Humic Acid đượcxem như một chất kích thích sự phát triển chiều cao, rễ, lá, tăng năng suất và cải thiệnchất lượng nông sản nhưng không làm ô nhiễm môi trường, an toàn với người tiêu

dùng và tăng hiệu quả sử dụng phân bón với mức đầu tư thấp Tuy nhiên, vẫn còn ítnghiên cứu về xác định liều lượng bón Humic Acid phù hợp trên cây dưa lê Ở mộtliều lượng thấp Humic Acid làm tăng sự kéo dài tế bào rễ, làm tăng phát triển của câytrồng, nhưng Humic Acid ở liều lượng cao lại được xem như chất ức chế (Bhardwaj

và Gaur, 1970).

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Ảnh hưởng Humic Acid đến quá trìnhsinh trưởng năng suất va chất lượng ba giống dưa lê (Cucumis melo L.) trồngtrong nhà màng tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện

Mục tiêu

Xác định được liều lượng Humic Acid (HA) phù hợp cho sinh trưởng của bagiống dua lê trồng trong nhà màng tại Thành phố Hồ Chi Minh nhằm đạt năng suấtcao và chất lượng tốt có hiệu quả kinh tế

Yêu cầu

Thực hiện bố trí thí nghiệm trong nhà màng được kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng,

âm độ, lượng nước tưới và dinh dưỡng

Theo dõi các chỉ tiêu về đặc tinh sinh trưởng, năng suất và chất lượng dua lê.Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện một vụ bắt đầu từ tháng 9/2023 đến tháng 11/2023tại Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ tập trung với ba giống dưa lê trồng trên giá thémụn dừa có bồ sung bốn liều lượng Humic Acid khác nhau

Thí nghiệm chỉ phân tích các chỉ tiêu về chất lượng: brix, hàm lượng đườngtong, vitamin C và độ giòn (cảm quan)

Thí nghiệm không đo đạc chỉ tiêu về khối lượng và kích thước bộ rễ dưa lê

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tống quan về cây dưa lê

Dưa lê (Cucumis melo L.) thuộc bộ Cucurbitales, họ Bau bí (Cucurbitaceae)(Nuxnez - Palenius và cs, 2008) Dưa lê là cây có thời gian sinh trưởng ngắn, có thểtrồng nhiều vụ trong năm và cho năng suất cao Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi sau

đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và ngày nay đượctrồng ở tất cả các nước trên thé giới (Kirkbride, 1993)

1.1.1 Đặc điểm sinh vật học cây dưa lê

Ré cây dưa lê là rễ chùm, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác 0 - 30 cm, rộng 50

- 60 cm (Kirkbride, 1993) Dưa lê thuộc loại cây hằng niên, là cây thân thảo Thânleo có nhiều đốt, mỗi đốt có một lá và tua cuống, thân có nhiều nhánh gần gốc với sốlượng có thé lên đến 28 nhánh (Jeffrey, 1967; Silberstein va cs, 2003)

Lá mam lớn dạng hình trứng, nếu chăm sóc tốt tuổi tho kéo dai đến hết thờigian sinh trưởng của cây Lá đơn có chia thùy, xếp xen kẽ, không có lá kèm, cuống

lá dai 4 cm đến 10 em, phiến lá có thể hình tròn, hình oval hoặc hình thận, hơi lõm ởgiữa, đường kính 3 cm đến 15 em, lá hình chân vịt có 5 đến 7 thùy, bề mặt phủ lôngmịn, màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm (Jeffrey, 1967; Tạ Thu Cúc, 2007)

Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính mọc ở nách lá Hoa có 5 cánh màu vàng Hoađực mọc thành chùm 2 đến 4 hoa với 3 nhị Hoa cái mọc đơn ở cảnh cấp 1, đầu nhụy

có 3 thùy, lá đài và cánh hoa dính nhau ở phần ống và dính vào bầu nhụy Hoa nở vàobuổi sáng và đóng lại vào budi chiều Cây bat đầu ra hoa sau khi gieo hạt/sau trồng

25 - 30 ngày (Kirkbride, 1993) Hoa chỉ nở trong một ngày và thụ phan chủ yếu nhờ

Trang 18

côn trùng, gió Mỗi cây chi đậu từ 3 đến 6 qua (số lượng hoa cái/cây từ 30 - 100 hoa).Quả chín sau 58 - 65 ngày (Tạ Thu Cúc, 2007).

Quả hình tròn hoặc hình oval, màu sắc vỏ quả từ trắng, xanh đến vàng cam.Thịt quả có màu vàng, cam hoặc trắng Hạt có hình ê líp, một đầu nhọn và một đầu

tròn, kích thước từ 5 mm đến 12 mm, màu trắng hoặc vàng nâu Trong hạt chứakhoảng 12,5 - 39,1% dầu (Vũ Văn Liết và Nguyễn Van Hoan, 2007)

1.1.2 Các thời kì sinh trưởng và phát triển của dưa lê

Thời kì nảy mầm: bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi cây có 2 lá mầm, nhiệt độthích hợp là 25 - 30°C (Tran Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2019)

Thời kì cây con: bắt đầu từ cây con có 2 lá mầm đến 4 - 5 lá thật Thời kì nàythân, lá tăng trưởng chậm, lóng ngắn, lá nhỏ và chưa phân cành Rễ phát triển tươngđối nhanh về chiều sâu và rộng, rễ phụ mạnh nên cần vun gốc, bón phân thúc và tướinước g1ữ am dé kích thích cây con ra rễ (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2019)

Thời kì tăng trưởng: bắt đầu từ lúc cây có 4 - 5 lá thật đến cây ra hoa cái đầutiên Thân chuyền sang dạng leo, phát triển nhanh, tốc độ ra lá nhanh và kích thước

lá lớn Hoa đực nhiều, có sự xuất hiện hoa cái đầu tiên (Trần Thị Ba và Võ Thị BíchThủy, 2019).

Thời kì ra hoa, đậu quả: bắt đầu từ lúc cây có hoa cái thứ nhất đến khi cây hìnhthành quả Giai đoạn này cây ra hoa và đậu quả tập trung, cây phát triển mạnh Quảđược hình thành một cách liên tục, tang nhanh về kích thước, khối lượng, năng suất

và chất lượng quả tốt nhất, phần trăm số quả thương phẩm cao Đây là thời kì cây yêucầu lượng nước và chất dinh dưỡng nhiều nhất

Thời kì già cỗi cây: cây dưa lê tập trung nuôi quả đến cây tàn Thời kỳ nàysinh trưởng ở thân lá giảm nhanh chóng, hoa quả ít, quả ít đậu, hình dạng quả khôngđồng đều, quả nhỏ, năng suất và chat lượng giảm rõ rệt Cần chú ý chăm sóc dé tăngnăng suất (Phan Quang Hương, 2018)

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của dưa lê trong nhà màng

Nhiệt độ: dưa lê là nhóm cây ưa thích khí hậu ấm áp, có khả năng chịu nóngnhưng không chịu được rét và sương giá Hầu hết các cây trong họ bầu bí sinh trưởng

Trang 19

tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 23 - 30°C Nhiệt độ thấp dưới 10°C sự sinh trưởng,phát triển gặp nhiều khó khăn Nhiệt độ thích hợp cho cây ra hoa tạo quả là 20 - 22°Cvào buổi sáng và 25 - 27°C vào buổi trưa (Mai Thị Phương Anh va cs, 1996; TrầnThị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2019).

Ánh sáng: dưa lê là cây ưa sáng nên cần nhiều ánh sáng trong suốt quá trìnhsinh trưởng của cây Cây thiếu ánh sáng sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả, kích thước quả vàkhả năng tích lũy đường trong quả kém Quang kì ngắn kết hợp với cường độ ánhsáng mạnh thúc đây ra hoa cái nhiêu, tăng tỉ lệ đậu qua, quả chín sớm và năng suấtcao (Mai Thị Phương Anh và cs, 1996).

Nước: theo Tạ Thu Cúc (2005) thời kỳ cần nước là thời kỳ sinh trưởng thân lá

và thời ky quả phát triển Mức 4m độ thích hợp nhất đối với dưa lê nằm trong khoảng

65 — 70%, pH từ 6 — 7 (Mai Thi Phuong Anh va cs, 1996).

Giá thé: cây dưa lê không kén giá thể, yêu cau giá thé trồng phải tơi xốp, thíchhợp pH trung tính Giá thé bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thé giữ nước, tạo độthoáng cho sự phát triển cây (Raviv và cs, 2002) Xơ dừa là giá thể hữu cơ được sửdụng phô biến hiện nay (Robbins và Evans, 2004)

Chất dinh dưỡng: cây dưa lê cần được bồ sung dinh dưỡng day đủ và kịp thời

ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển Dinh dưỡng phải cân đối N, P, K và có bổsung phân chuồng Các chất dinh dưỡng thiết yếu của cây gồm 16 nguyên tố Trong

đó 3 nguyên tố C, H, O được cây hap thụ chủ yếu từ không khí và nước có trong tựnhiên Còn lại 13 nguyên tố do đất và phân bón cung cấp Mười ba nguyên tố thiếtyếu đó là Nitrogen (N), Photospho (P), Kali (K), Sulfua (S), Canxi (Ca), Magie (Mg),

Sắt (Fe), Đồng (Cu), Kém (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Molipden (Mo) và Clo (Cl).

Tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thiết yêu này đều quan trọng với cây trồng nhưng

có chất cây cần dùng nhiều, có chất cây cần dùng ít (Nguyễn Mạnh Hùng và NguyễnMạnh Chinh, 2019).

1.1.4 Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới và Việt Nam

Tổng sản lượng dưa lê trên thế giới tăng đều đặn, năm 2015 đạt 25,7 triệu tanđến năm 2020 sản lượng dưa lê trên thé giới đạt kỉ lục là 28,4 triệu tan Trung Quốc

Trang 20

là nước có sản lượng dưa lê xuất khâu lớn nhất, đạt 13.838 triệu tấn với diện tích76.129 ha, đứng thứ hai là Thổ Nhĩ Kì 1,7 triệu tấn với diện tích 76.129 ha và Ấn Độđứng thứ ba với 1,3 triệu tấn với diện tích 59.000 ha Các nước trồng dưa lê xuất khẩulớn khác bao gồm: Iran, Kazakhastan, Guatemala, Brazil, Maroc, Pháp, AI Cập vaTây Ban Nha Tính đến năm 2021, Trung Quốc van là nhà sản xuất dưa lê lớn nhất,đạt sản lượng 13,8 triệu tan Nước xuất khâu dưa lê lớn nhất vào năm 2021 là TâyBan Nha mang giá trị xuất khẩu khoảng 370 triệu USD (Kristina, 2022).

Giống dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey đang được phát triển tại nhiều tỉnh,thành trong cả nước: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thai Bình, ThanhHóa, Thái Nguyên (Ngô Thị Hạnh và cs, 2020).

Canh tác dưa lê mang lại hiệu quả kinh tế cao nên dưa lê được trồng rộng rãitrên nhiều tỉnh thành của cả nước, trong đó các tỉnh phía Bắc có điện tích và sản lượngdưa lê lớn như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, BắcNinh Tuy nhiên, sản lượng dua các loại bao gồm cả dưa lê sản xuất trong nước vẫnchưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của người tiêu dùng Do đó, dưa lê không

rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được nhập khâu tràn lan Nguyên nhân chủ yếu là thiếu bộgiống tốt, thích nghi cho từng vùng sinh thái (Ngô Thị Hanh và cs, 2020)

Những năm gần đây, dưa lê đã được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, với thịtrường tiêu thụ chính là Thành phó Hồ Chí Minh Tuy nhiên, diện tích va sản lượngdưa lê sản xuất ra so với nhu cầu thị trường trong nước vẫn còn rất thấp, nguyên nhân

là do kĩ thuật canh tác đưa lê khá mới mẻ đối với nông dân và các điều kiện canh tác,thời tiết, mùa vụ khắt khe hơn so với trồng các loại quả khác

1.2 Một số nghiên cứu về giống dưa lê trên thế giới và Việt Nam

Nhằm làm tăng hàm lượng đường và tăng tính kháng bệnh ở dưa lê, thí nghiệm

đã tiến hành lai hồi giao (backcross) Nhóm nghiên cứu đã sử dụng giống Busan 902làm đòng mẹ (cho nguồn gen mục tiêu trong chương trình cải tiến giống, vì giống này

có tính kháng bệnh phấn trắng và bệnh chảy nhựa thân) và Busan 903 làm giống táitục Sự kết hợp này của các giống trong pha hệ được tiến hành qua 7 đời, từ năm 1993đến 1997 Kết quả đã cho ra giống Busan 926 có quả hình oval, có khía nhẹ, khối

Trang 21

lượng quả khoảng 600 g, vỏ quả hơi vàng xanh, thịt qua có màu xanh sáng, độ Brixđạt 15 - 17%, vỏ quả cứng Giống Busan 926 này đồng thời kháng được bệnh phấn

trắng và chảy nhựa thân Kết quả lai tạo giống tạo một bước tiến trong việc phát triểngiống dưa lê kháng được nhiều loại bệnh hại (Kim và cs, 2001)

Garcia và cs (2006) trồng một số giống dưa lê với khoảng cách các cây là 40

và 60 cm, năng suất cao nhất (36,75 tan/ha) đối với giống Packstar ở khoảng cách 40

cm, tất cả các giống còn lại đạt năng suất cao nhất tại khoảng cách 40 em

Nguyễn Thị Liên (2014) nghiên cứu ảnh hưởng ba liều lượng Humic Acid đếncác giống dưa lê: Kim Hoàng Hậu, Taka và Taki Các liều lượng bón Humic Acidcủa thí nghiệm lần lượt là 0 g/lan/bau, 1 g/lan/bau, 2 g/lần/bầu và 3 g/lan/bau GiốngKim Hoang Hậu đạt sinh trưởng tốt ở liều lượng bón 1g Humic Acid/lan/bau về chiềucao (181,44 cm), điện tích lá (332,6 cm?), số lá (26,0 lá) và năng suất thực thu đạt3,37 tan/1.000 m? Trong đó, giống Taka bón 1g Humic Acid/lần/bầu đạt năng suấtthực thu cao nhất 3,97 tan/1.000 m2

Các giống dưa lê bản địa và nhập nội ở Tây Ban Nha, bao gồm: Songwhancharmi PI-161375 (Hàn Quốc); Calcuta PI-124112 (An Độ); Irak C-1012 (Irak);Vesdrantais (Pháp) va Dulce (Mỹ); bốn giống ban địa của Tây Ban Nha (lần lượt làPiel de Sapo, Amarillo, Galia và Cantaloupe) Khi so sánh về đặc điểm sinh trưởng

và các chỉ số về chất lượng của dua lê ở các giống cho sự khác biệt có ý nghĩa thốngkê: độ cứng (1,52 - 4,91 cm2/kg) và dày thịt qua (2,91 - 5,27 cm), khối lượng hao hụtsau khi thu hoạch 7 ngày (18,0 - 66,0 g/qua) Trong đó giống Piel de Sapo cho kếtquả cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các giống còn lại, ngoài ra đây

là giống được địa phương tiêu thụ ưa chuộng (Tiago Bianchi và cs, 2016)

Đoàn Hữu Cường và cs (2017) đã đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của 6dòng dưa lưới và lai tạo các tổ hợp lai Kết quả cho thấy các dòng được chọn có nhữngđặc điểm quả, năng suất và độ ngọt khác nhau được chọn để lai tạo các tô hợp lai; đãchọn được 4 tô hợp lai mới có năng suất và độ ngọt cao hơn giống đối chứng Taka.Trong đó có tô hợp lai DLE06 là tiền thân của giống TL144 va DLE04 tiền thân củagiống TL70 được sử dụng trong thí nghiệm Chiều cao của tô hợp lai DLE06 đạt 252,8

Trang 22

cm và tô hợp lai DLE04 là 210,3 em, đường kính gốc của hai tổ hợp này đạt 9,6 mm.Khối lượng trung bình quả của DLE04 và DLE06 đạt lần lượt 1,1 kg/quả và 1,3 kg/quả.

Ở thí nghiệm đánh giá các giống nhập nội dưa lê F1 phổ biến hiện nay đượctrồng tại các tỉnh miền Trung: Inthanon Rz (Peru), Rangipo RZ (Peru), AB Sweet(Thái Lan), PN128 (Thái Lan) và Kim Cô Nương (đối chứng- Việt Nam) GiốngInthanon RZ có khả năng sinh trưởng tốt nhất, đường kính qua (14,08 cm), chiều dài

quả (21,96 cm), độ brix (14,12%), khối lượng quả (1,53 kg/quả) và năng suất đạt cao

nhất (32,06 tắn/ha) so với các giống tham gia thí nghiệm được trồng ở Huế vụ Xuân

Hè (Trương Thi Hồng Hai và cs, 2018)

Ngoài các giống thuần truyền thống được trồng lâu đời như dưa lê trắng HàNội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lê Hải Dương cho quả nhỏ, thơm và vị ngọt Nhiềucông ty giống cây trồng: Nông Hữu, Trang Nông và Thần Nông đã đưa vào sản xuấtmột số giống dưa lê lai F1 nhập nội cho thị trường miền Nam như: 1349, 235, ThuMật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần(1054), Kim Cúc hay Ngọc Thanh Thanh cho năng suất cao, quả to, đa dạng về màusắc và hình dang (Trương Thi Hồng Hải và cs, 2018)

Arak Tira và Phakphum Srimunvari (2019) đã công bố 8 giống dưa lê đượccanh tác sản xuất trong nha mảng phô biến ở Thái Lan đó là Jade dew 223, Honda

541, Golden Lady 1382, Dr Kitti 15, Dr Kitti 16, Emerald Sweet 1225, Silver Light

233 va Golden Light 232 Trong đó, giống Honda 541 có chiều cao, số lá va đườngkính thân cao nhất Tuy nhiên, khi xét về năng suất thực thu thì giống Golden Lady

1382 có năng suất vượt trội cao nhất, còn đối với vỏ quả và độ Brix cao nhất là haigiống Jade dew 223 và Emarald Sweet 1225

Hiện nay, chọn tạo giống dưa lê chủ yếu tập trung vào giống có năng suất cao,phẩm chất tốt cụ thé: Khối lượng quả vừa phải (1,2 - 1,8 kg) Vỏ quả có màu sắc đẹp

(trắng, vàng xanh, vàng tươi) quả cân đối, thịt quả giòn, ráo nước, độ brix cao Thời

gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh Giống thích hợp với điều kiện tự nhiên vàcanh tác của địa phương (Ngô Thị Hạnh và cs, 2020).

Trang 23

Nguyễn Thị Diễm va cs (2020) công bố giống dưa lê Inthanon RZ F1 có nguồngốc từ Peru trồng tại Cần Thơ trên giá thé (30% phân hữu cơ hoại mục + 45% bã thải

nam bang mun cưa + 10% trâu hun, khoáng vi đa lượng, vi sinh vật có lợi + 15% cát)đem lại năng suất 3,8 tan/1.000 m?, quả dua lê có độ Brix 14,18% và cho chín sớmhơn 5 ngày so với đặc điểm là 77 ngày

Các giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc cho năng suất và chất lượng khánhưng khả năng chống chịu và khả năng thích ứng của giống với từng vùng sinh thái

còn là một trở ngại Trong đó các bệnh như héo do nam Fusarium sp., bénh phan

trang là các bệnh nguy hại trên cây dưa lê tại các vùng sản xuất hiện nay trên cả thếgiới (Lee và cs, 2015; Yunhee và Yuong, 2017) Viện Nghiên cứu Rau qua đã tiếnhành phân lập, tao dong theo định hướng Kết qua đã chon 6 dong tự phối có đồ thuần

ở thé hệ I10 Kết quả phép lai diallel từ 6 dong tự phối đưa lê vàng ưu tú tạo được 15

tổ hợp lai Trong 15 tổ hợp lai đưa lê vàng mới đã xác định được 2 tô hợp lai có nhiều

ưu điểm vượt trội về khả năng sinh trưởng, năng suất cao, chồng chịu bệnh phan trắng

và sương mai, bước đầu được đánh giá phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đó làTHL6 (OM10-1 x OM107-5) (được đặt tên là HP6) và THL7 (OM10-1 x OM45-4)

(được đặt tên là HP7) (Ngô Thị Hạnh và cs, 2020).

Khi so sánh các giống dưa lê nhập nội từ Đài Loan: Chu Phấn, Mật Hoa vàThiên Nữ tại Mai Sơn, Sơn La Kết quả cho thấy, các giống dưa lê đều sinh trưởngtốt Thời gian sinh trưởng 80 ngày, chiều cao cây dat từ 228,9 — 300,6 cm; năng suấtthực thu dat từ 12,3 — 18,3 tan/ha trong đó giống Mật hoa có năng suất cao nhất ĐộBrix thịt quả của các giống đạt cao nhất ở ngày thứ tư sau thu hoạch dao động từ 10đến 13,83%, trong đó giống Thiên Nữ có độ brix cao nhất Hầu hết các giống có tỉ lệnhiễm bệnh khá cao, trong đó nhiễm nặng nhất là bệnh nứt thân với độ nhiễm từ 60 -70% số cây theo dõi (Nguyễn Văn Khoa và Lò Văn Chưởng, 2020)

Giống dưa lê Mật Hoa và Chu Phần khi bón mức đạm nguyên chất 120 kg/ha

và 140 kg/ha cho năng suất tương đương nhau 2,13 tan/1.000 mộ, đạt độ brix 15,1%.Các giống dưa lê Nami 102, M108, Bạch Kim, Hanok No.1, Happy 6 và Happy 7được so sánh chất lượng và khả năng thích nghỉ ở Việt Nam, khối lượng quả của

Trang 24

giống Bach Kim cao nhất 1,29 kg và NSTT 2,4 tan/1.000 m; độ Brix, Vitamin C,đường tổng số, hàm lượng vật chất khô của giống Happy 6 cao nhất lần lượt là 14,8%;

61,04 mg/100g thịt quả; 61,8 mg/g và 15,02 % (Nguyễn Văn Khoa, 2022).

1.3 Humic Acid (HA)

Humic Acid có vai trò quan trọng trong tự nhiên, điều này là do HA có thểtham gia vào quá trình lưu giữ cation cần thiết cho thực vật, cũng như giữ nhiệt bềmặt do màu tối (nâu, vàng nau, đen) của HA (Pedrot và Melanie, 2010) Vì vậy, HA

có thê sử dụng làm phân bón do chúng có khả năng giữ lại các cation hữu ích

Humic Acid được xem như là một chất kích thích sinh trưởng vì HA có thểgay ra những thay đổi trong rễ và làm tăng động lực học, dẫn đến kích thước rễ lớnhơn, có nhiều lông hút và mật độ rễ, diện tích bề mặt rễ được phát triển (Brown và

cs, 2013) Do tác dụng tích cực của Humic Acid đối với sự phát triển của thực vật màngười canh tác sử dụng rộng rãi thay vì các chất khác như thuốc trừ sâu Tuy nhiên,điều này đã dẫn đến người canh tác sử dụng chất này với một liều lượng cao sẽ gâyphản ứng ức chế đối với cây trồng

Nghiên cứu của Rigobello và cs (2017) đã đưa ra kết luận cơ chế mà HumicAcid có thé làm thúc đây sự phát triển của thực vật là thông qua việc kích thích hoạtđộng của màng sinh chất (Plasma membrant - là một máy bơm điện tạo ra các proton)H+ -ATPase, làm thúc đây vận chuyền các ion, hấp thụ các chất dinh dưỡng khác vàtạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyền nitrate Humic Acid kích thích sự phát triểncủa rễ cây nhưng không ảnh hưởng đến cân bằng hormone auxin của cây

Theo Saint (2019), HA khi sử dụng ở một liều lượng thích hợp sẽ có tác độngtốt cho dưa lê và rau ăn lá Vì HA có khả năng hòa tan tốt trong nước, không độc hại,hoạt tính cao, không ô nhiễm môi trường, giàu dinh dưỡng và cho hiệu quả kinh tế.Các enzyme có trong Humic Acid kích hoạt các nguyên tố dinh dưỡng như lân, kali,

bo, kẽm và molypden dé tạo thành các chất hòa tan hữu hiệu cho cây sử dụng Số liệuthí nghiệm cho thay cải thiện tỉ lệ sử dụng phan bón hơn 20%, giảm lượng lượng phân

vô cơ cung cấp cho cây dưa lê và kéo dài hiệu quả sử dụng phân bón trong khoảng

20 ngày Bồ sung HA đều đặn cho cây có thể giúp cây ra rễ nhiều và nhanh hơn, cây

10

Trang 25

phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh, chịu stress HA có thể làm tăng năng suấtcây dua lê lên 14 - 20% đối với những giống lai F1, quả tươi, ngọt, mùi vị thơm, chínsớm và kéo dai thời gian thu hoạch.

Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh (2019) cho rằng: Humic Acid là

thành phần tự nhiên của chất hữu cơ do sự phân hủy của tàn du thực vật, động vat va

vi sinh vật, mà còn từ hoạt động trao đối chất của vi khuẩn đất sử dụng các chất nềnnay Humic Acid cũng được chiết xuất từ các chất hữu co tự nhiên như than bùn hoặc

đá núi lửa, phân ủ, phân hữu cơ hoặc từ mỏ khoáng leonardite, một dang oxi hóa của

than non Trong Humic Acid trung bình chứa 50% cacbon, 40% oxy, 5% hydro, 3%nito và các nguyên tô khác (lân, lưu huỳnh) khoảng 1% HA vừa là môi trường sốngcủa vi sinh vật, vừa là nguồn thức ăn (Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh,2019) Còn với cây trồng và cây dưa lê, HA là nguồn dự trữ và cung cấp dinh dưỡngthường xuyên, lâu dài Humic Acid còn tác dụng kích thích sự phát triển hệ rễ và toàncây, tăng sức chống chịu cho cây với các điều kiện sống bắt lợi và sâu bệnh

1.3.1 Một số nghiên cứu về Humic Acid trên thế giới

Humic Acid và Fulvic Acid đã được chứng minh có tác dụng kích thích tangtrưởng thực vật về chiều cao, khối lượng chất khô và tươi, cũng như tăng cường hấpthu dinh dưỡng (Felle, 2002) Những tác động của Humic Acid phụ thuộc vào nồng

độ và loài thực vật (Quaggiotti và cs, 2004).

Humic Acid là một loại phân bón hữu cơ, chứa hàm lượng dinh dưỡng đalượng và vi lượng thích hợp Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Humic Acid không chỉđóng vai trò là chất dinh dưỡng khoáng cho cây trồng mà còn cải thiện khả năng giữnước của đất hoặc giá thể (Garg và Bahl, 2008)

Nghiên cứu của Trevisan và cs (2010) nhận thấy Humic Acid kích thích sựphát triển của thân (chiều cao), rễ, lá, khối lượng tươi và khô, kích thước và chấtlượng quả, cũng như năng suất cây trồng Nghiên cứu chỉ ra rằng khối lượng chất khôcủa rễ và chổi cây than thảo (cây dưa lê) tăng khoảng 22% khi sử dụng Humic Acid(liều lượng 0,82 - 2,5 g/lan/bau, với số lần bón 4 lần) (Rose va es, 2014)

11

Trang 26

Phân Humic Acid tưới ở liều lượng 0, 10, 20, 30 và 40 mL/lần/bầu trên giốngdưa lê Mostar (bổ sung 3 lần cách nhau 10 ngày) Kết quả cho thấy, ở nghiệm thứcdưa lê được bổ sung HA 10 mL/lần/bầu cho năng suất tổng, năng suất thực thu vakhả năng chín sớm cao nhất (tương ứng 29,7 tan/ha) (Halime và cs, 2011).

Rose va cs (2014) nghiên cứu đánh giá về phản ứng sinh trưởng của thực vậtchịu ảnh hưởng bởi Humic Acid và ý nghĩa thực tiễn trong nông nghiệp đã khuyếncáo liều lượng Humic Acid sử dụng tỉ lệ 100-200 mg/kg giá thé/lan Gia thé trongnghiên cứu là xơ dừa, cát, vermiculite và perlite Kết quả cho thấy việc bón HA cónguồn gốc từ than bùn sẽ kích thích sự phát triển chiều cao và phân nhánh rễ hiệu quahơn 6 mức bón thấp, khi tăng lượng bon Humic Acid lên 750 mg/kg giá thé/lan xảy

ra hiện tượng ức chế Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng khang định Humic Acidảnh hưởng đến hoạt động của màng sinh chất H+ -ATPase và đi vào tế bào thực vật

từ rễ thông qua con đường apolast Về hiệu quả kinh tế, tỉ lệ phân bón HA đượckhuyến cáo khi bón là 100 kg/ha (tương ứng mật độ cây trung bình là 28.000 cây/ha,khoảng 3,2 - 3,5 g/bầu/vụ) với chi phí 4-80 USD/ha sẽ có hiệu quả kinh tế hơn bón

100 kg N/ha với chi phí 100 USD/ha.

Isam (2019) cho rằng khi bón HA ở liều lượng 100 mg/L kết hợp phun men

vi sinh 2000 mg/L lên cây dưa lê (giống HATIM F1) cho năng suất, đường tông số,

SPAD cao nhất và tỉ lệ nhiễm nam phần trắng, Sương mai thấp nhất Ngoài ra, tác giảcông bố HA làm tăng protien trên lá nhưng giảm hàm lượng diệp lục tố, đồng thời

HA làm tăng các phytohormone như: Cytokinin, gibberellin va auxin (Abbas, 2013).

EI - Gazzar và cs (2020) thí nghiệm bón phân có thành phần là Humic Acid

và Fulvic Acid trên cây dua lê trồng hai vụ liên tục, kết quả khang định bón 40 kgphân HA/ha/lần (tương ứng 1,3 g/lan/bau, bón 4 lần) là phù hợp đối với cây dưa lê

có sự ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, năng suất và lượng đường

Nghiên cứu của Jingcheng va cs (2021) trộn Humic Acid vào ba công thức giathé khác nhau lần lượt là cát, mụn dita và hỗn hợp cát : xơ dừa (1:1) xem xét quá trìnhsinh trưởng, phát triển của cây dưa lê, đồng thời các chỉ tiêu lí hóa như tính đệm pH(pHBC), tổng lượng cacbon hữu co (TOC), chất hữu cơ (OM), khả năng trao đối

12

Trang 27

cation (CEC) và khả năng lưu trữ chất dinh dưỡng Kết quả, HA đã cải thiện các thông

số hình thái dưa lê (chiều cao, đường kính thân và sinh khối) trong công thức giá thểcát : xơ dừa và mụn dita Ngược lại, việc phối trộn HA có tác động bat lợi đối với dưa

lê trồng trên cát do tính đệm của cát thấp Các cây con trồng trong công thức xo đừa

có các thông số hình thái cao nhất Đồng thời, HA được bô sung ở hai công thức giáthể xơ dừa và cát : mụn dừa làm tăng sự lưu trữ amoni và kali, tuy nhiên làm giảmkha năng lưu trữ lân Công thức xo dừa có các thông số TOC, OM, CEC và khả nănglưu trữ dinh dưỡng cao nhất

Nghiên cứu của Arnulfo va cs (2022) về ảnh hưởng của Humic Acid đến quátrình sinh trưởng trên cây cà chua và dưa lê trong điều kiện nhà lưới Hàm lượngHumic Acid bón cho thí nghiệm là 0 g/lần/bầu; 0,5 g/lần/bầu; 1 g/lan/bau; 2 g/lan/bauvới 4 lần bón bổ sung ở các thời điểm hồi xanh, ra hoa đực, thụ phan va quả pháttriển Kết quả nghiên cứu nhận thay, Humic Acid từ 1 g/lần/bầu trở lên có tác động

rõ rệt đến sinh trưởng của cà chua và dưa lê Sự tăng trưởng của rễ, lông hút và mật

độ rễ tỉ lệ thuận với chiều cao cây, kích thước lá bắt đầu tăng ở thời điểm 15 NST ởcây cà chua và dưa lê Tốc độ sinh trưởng của cây dưa lê đạt đỉnh điểm vào lúc 33NST và có hiện tượng giảm dan từ 36 NST Nghiên cứu nay nhân mạnh cơ chế maHumic Acid có thé làm thúc day sự phát triển của thực vật tương đồng với kết quanghiên cứu của Rigobello và cs (2017) là thông qua việc kích thích hoạt động củamàng sinh chất (Plasma membrant - là một may bơm điện tạo ra các proton) H+ -ATPase, làm thúc đây vận chuyền các ion trong màng sinh chất của rễ, tăng cườngkhả năng hap thụ các chất dinh dưỡng (tốc độ hấp thu dinh dưỡng) và tạo điều kiệnthuận lợi cho vận chuyên nitrate Theo Melo và cs (2016), HA còn tăng proton, bơmapoplast, axit hóa thành tế bào làm cho thành tế bào linh hoạt hơn, từ đó tạo điều kiện

cho rễ kéo dai.

Wiggin va cs (2023) đã thí nghiệm hai giống dưa lê F1 là PMR Deliciuos 51

va Divergent bón bé sung Humic Acid, Humic Acid + Fulvic, than sinh học Kết quảthi nghiệm là khối lượng qua dua lê dao động 0,85 — 1,55 kg/qua, chiều dai quả cao

13

Trang 28

nhất (15,77 cm) ở nghiệm thức giống Divergent bón Humic Acid kết hợp Fulvic,đường kính quả cao nhất là 15,98 cm.

1.3.2 Một số nghiên cứu về Humic Acid ở Việt Nam

Theo Đỗ Thị Lợi (2009), Humic Acid có tác động đáng ké đến cây dưa lê ngắnngày (60 ngày), thí nghiệm cho kết quả trồng dưa lê nếu bón bé sung HA bằng phươngpháp tưới (2 lít HA hòa loãng với 10 đến 20 lít nước), tưới đều đặn mỗi giai đoạn củacây dưa lê (hỗồi xanh, ra hoa, đậu qua và quả phát triển) cho năng suất tăng từ 10 tanlên 12 tan/ha

Viện nghiên cứu rau quả (2017) đã cho kết quả nghiên cứu bố sung HumicAcid cho cây, HA có hoạt tính sinh học như một chất kích thích sinh trưởng HumicAcid làm tăng hoạt tính của một số men oxy hóa khử như Catalase, Peroxidaza, làmtăng cường độ quang hop cây trồng Lê Công Nhất Phương và cs (2018), công bố kếtquả đạm sinh học (đạm Cà Mau kết hợp với HA) có thể cải thiện năng suất của giốngdưa lê Bạch Kim tăng lên 14% với số bón thúc đạm sinh học cho một chu kì sinhtrưởng cây dưa lê.

Nghiên cứu ảnh hưởng phân hữu cơ có chứa hàm lượng HA trên cây ca chua

và dưa lê, cho thấy phân hữu cơ có chứa hàm lượng HA thay thế 25% phân vô cơ bóncho cay; thời gian sinh trưởng kéo dài từ 3 ngày đến 14 ngày đối với cây ca chua và

2 ngày đến 6 ngày đối với cây dưa lê; chiều cao cây, khối lượng trung bình quả, năngsuất thực thu đạt cao nhất ở cả dưa lê và cà chua, tuy nhiên bón phân hữu cơ chứa

HA không làm ảnh hưởng đến kích thước lá, số lá và đường kính gốc thân cây dưa lê(Trần Thị Thiêm và cs, 2019)

Công ty Hợp Tri đã nhập và đóng gói sản phẩm phân bón Super Humic cóchứa hàm lượng Humic Acid đậm đặc >70%, được chiết xuất từ Leonardite Kết quathực nghiệm khi bón 80 kg HA/lần/ha (tương ứng 3,2 g/cây), bón hai lần trên họ bau

bí (dưa leo, dưa lê, dưa hấu) đều cho năng suất thực thu tăng từ 5 - 8,5 ta/ha so vớiruộng không bón sản phâm Super Humic (Lê Quang Tình, 2020)

Nguyễn Hải Tiến (2020) khuyến cáo bổ sung phân bón HA trên các giống dưa

lê vàng lai Happy 6, Happy 7 (gọi chung là dưa lê vàng) ở liều lượng 9 - 12

14

Trang 29

kg/1.500m7/lan (tương ứng lượng phân trung bình phun cho mỗi cây từ 2,4 - 3,2 g),định kỳ phun qua lá 15 ngày/lần sẽ thu hoạch khoảng 80 ngày sau trồng với năng suấtđạt khoảng 8 - 10 tan/ha.

Nhìn chung, các thí nghiệm ở Việt Nam về giống dưa lê đều có nguồn gốcnước ngoài Các giống dưa lê nhập nội chủ yếu có nguồn gốc Thái Lan: AB Sweet,PN128; Đài Loan: Chu Phan, Mật Hoa, Thiên Nữ và Peru: Inthanon RZ F1 Nhữnggiống nhập nội đều được khảo sát ở vùng khí hậu Bắc Bộ, chỉ riêng giống Inthanon

RZ F1 được khảo sát tại Cần Thơ Vì vậy, việc nghiên cứu về giống phù hợp ở vùngkhí hậu miền Nam, Việt Nam vẫn chưa nhiều, đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài ra, canh tác các giống dưa lê nhập nội sẽ có một số nhược điểm: giống chưa

được phô biến cho nhiều vùng khí hậu ở Việt Nam dẫn đến sẽ có năng suất không ồn

định, chất lượng quả thấp và tỉ lệ nhiễm bệnh cao, chi phi đầu tư giống cao và khôngchủ động được nguồn giống khi cần cho sản xuất Đồng thời, tiêu chuẩn của mộtgiống dưa lê được ưa chuộng với thị hiếu người tiêu dùng qua các nghiên cứu ở trênnhư sau: khối lượng quả vừa phải (1,2 - 1,8 kg); vỏ quả có màu sắc đẹp (trắng, vàngxanh, vàng tươi) quả cân đối, thịt quả giòn, ráo nước, độ ngọt cao Chính vì vậy, côngtác chọn tạo và khảo sát giống phù với điều kiện khí hậu ở miền Nam (Thành phó HồChí Minh), có giá thành thấp, có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp thị hiếu là điều cầnthiết

Các nghiên cứu đã chứng minh Humic Acid được bồ sung cho cây đưa lê cóhiệu quả kích thích sinh trưởng, tăng năng suất, cải thiện chất lượng quả mang lại lợinhuận kinh tế Lượng bón Humic Acid cho cây dua lê qua các thí nghiệm dao động

từ 0,8 - 3,2 g/lan/bau với số lần bón là 4 Tuy nhiên, HA khi sử dụng với một liềulượng cao không phù hợp với cây dưa lê dé dẫn đến sinh trưởng kém, sản lượng thấp

và chất lượng kém, không đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất Vì vậy, đề tài xác địnhliều lượng bón Humic Acid phù hợp với sinh trưởng, làm tăng năng suất, cải thiệnchất lượng và hiệu quả kinh tế cây dưa lê trồng trong điều kiện nhà màng tại Thànhphó Hồ Chí Minh là điều cần thiết

15

Trang 30

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 9/2023 — 11/2023 tại khu nhà màng Trungtâm công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, số 2374, QL1A, Khu phố 2, Quận

12, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Điều kiện thí nghiệm và thời tiết khu vực nghiên cứu

Điều kiện thí nghiệm: Nhà màng có diện tích 1.200 m? được thiết kế với chiềucao tới đỉnh 7,5 m; mái hở thông gió 1,2 m Mái lớp bằng poly ethylene với độ truyềnsáng 90% Hệ thống tưới nhỏ giọt nhập khâu từ Isarel, khoảng cách giữa các đầu nhỏgiọt trên ống là 30 cm, lưu lượng nước một đầu nhỏ giọt là 1,14 lit/gid

Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu trong nhà màng tại địa điểm tiến hành thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ trung bình (°C) Am độ trung bình (%)

09 31,5 64,8

10 32,1 61,0

lãi 32,0 60,0

(Neudn: Trung tâm công nghệ sinh hoc Thành phố Hỗ Chi Minh, 2023)

Thời tiết khu vực nghiên cứu: Nhiệt độ, âm độ được theo dõi bằng máy đonhiệt 4m kế ở đầu 6 thí nghiệm trong nhà mang cách mặt đất 1,5 m; do 3 lần trongngày vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 3 giờ chiều Diễn biến nhiệt độ, 4m độ trongthời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình trong thời gianthí nghiệm dao động 31,5 - 32,1°C Độ am dao động từ 60,0% đến 64,8%, tháng 09đạt âm độ trung bình lớn nhất Cây dua lê phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trên20°C, thích hợp nhất là 25 - 30°C, âm độ phù hợp với cây là 60 - 70% (Mai ThiPhương Anh và cs, 1996) Với điều kiện nhiệt độ và 4m độ trong thời gian thí nghiệm

16

Trang 31

cho thấy nền nhiệt độ hơi cao hơn ngưỡng tối ưu phát triển của cây dưa lê Điều này

ít nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và do đó ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng của cây

Bảng 2.2 Các loại hóa chất dung dịch dinh dưỡng sử dụng trong thí nghiệm

Tên hóa chất Công thức hóa học Thành phần

Potassium nitrate KNO3 13,75% N; 36,9% K

Monopotassium phosphate KH2PO4 22,8% P; 28,7% K

Potassium sulfate K2SO4 44.9% K; 18,4% S

Calcium nitrate Ca(NO3).4H20 12% N; 17% Ca

Magnesium sulfate MgS0O4.7H20 24,6% Mg; 14% S

Urea CO(NH›) 46% N

Copper sulfate CuSO4.5H20 25,5% Cu; 13% S

Manganous Sulfate MnSOx.4H›O 24,6% Mn; 14% S

Zinc sulfate ZnSO4.7H20 22,7% Zn; 11% S

Boric acid H3BO3 17,5% B

Sodium molybdate Na2(MoOa) 39,6% Mo

Ferrous sulfate FeSOx.7H2O 20% Fe; 11% S

Ammonium molybdate (NH¿)Mo;Os44H2O 54,4% Mo

Iron chelate (Fe - EDTA) 13% Fe

(Nguôn: Trung tâm công nghệ sinh hoc Thanh phô Hồ Chi Minh, 2023)

17

Trang 32

2.3.2 Giống dưa lê

TL70

Các giống dưa lê được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: giống Kim HoàngHậu, TL70 và TL144 Đặc điểm và nguồn gốc các giống được trình bày ở Bảng 2.3:Bang 2.3 Đặc diém và nguôn gôc của các giông dưa lê thi

Tên Nguồn gốc Đặc điểm

Kim kage Qua dang oval mau vàng, ruột vang cam, thịt thom,

Hoang Cty HL EERE ĐỤU giòn ngọt, Brix 12-15%, qua nặng 1,0 — 1,3 kg, thời_ Đỏ Tin: 3 x :

Hậu gian sinh trưởng sau trông 60 - 63 ngày.

Qua oval mau trắng ngà, ruột trắng, giòn, Brix 13 —

rung Ni Cong 150%, nuà ngmz].D— 1,3 ey thời view sitth trating

TL70

a sau trong 58 — 60 ngay.

` R Qua oval màu vàng, ruột vàng cam, giòn, Brix 12 —

T144 Tung tim Cong: 159%, qua nặng 1,0 — 1,3 kg thời gian sinh tưởng

nghệ sinh học sau trồng 60 — 62 ngày

(Nguôn: Trung tâm công nghệ sinh học Thành phô Hồ Chi Minh, 2023)2.3.3 Giá thé và bau trồng

Giá thê được sử dụng trong thí nghiệm là mụn dừa Quy trình xử lý mụn dừa

dé loại bỏ chất chát (Tanin va Lignin) (Trung tâm công nghệ sinh học, 2020)

- Đối với Tanin: Mụn đừa ngâm trong nước từ 1 đến 3 ngày Sau 3 ngày, xảhệt nước trong bê ra lúc này nước trong thùng có mau nâu sậm Dé đảm bao Tanin

18

Trang 33

được xử lý tốt nhất nên thực hiện bước xả chát Tanin này it nhất 3 lần Xả cho đếnkhi nước gần như hết màu nâu đỏ.

- Đối với Lignin: Sau khi đã rửa xả xong Tanin tiến hành ngâm mụn dừa vớinước vôi (5 kg vôi pha trong 200 lít nước), ngâm trong 5 — 7 ngày dé Lignin được tan

và sau đó, xả rửa hết vôi trong mụn dừa

- Mụn dừa sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn khi có EC < 0,5 mS/cm va pH: 6—7Bầu trồng là túi nhựa PE kích thước dài 33 cm x rộng 19 em; thể tích 8,5 lit,khối lượng của giá thé xo diva trong một bau dao động 10 - 11 kg; phía day va xungquanh bầu có đục lỗ thoát nước Máng lót dai 26 m; rộng 70 cm; cao 20 em

2.4 Phương pháp thí nghiệm

2.4.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai yếu tố được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu t6,

12 nghiệm thức với 3 lần lặp lại

Yếu tố A là 4 liều lượng Humic Acid (HA):

A1(®/C): Không bón (0 g HA/an/bau)

Yếu tổ B là 3 giống:

B1: KHH (B/C).

B2: TL70.

B3: TL144.

Diện tích khu thí nghiệm là 648 m? Bao gồm:

Tổng số ô thí nghiệm là 4 liều lượng HA x 3 giống x 3 lần lặp lại = 36 ô

Diện tích mỗi 6: 18 mỶ.

19

Trang 34

Số cây dưa lê trồng trên 1 ô thí nghiệm là 45 cây Trồng hàng kép, hai hàngđôi cách nhau I m, khoảng cách giữa 2 hang trong hàng đôi cách nhau 60 cm, cây

cách cây 50 cm Mật độ: 25.000 cây/ha.

Thí nghiệm được bồ trí theo sơ đồ ở Hình 2.2:

AIBI | A2BI |AIB3 | A3B2 | AIB3 | A4BI | A4BI | A2B1 | A3B3 | A4B2 | A3BI | A2B2

AIB2 | A3B2 | A4BI | A2B3 | AIBI | A3B1 | A2B2 | A2B3 | A3B2 | AIB2 | A4B3 | A4B3

A2B2 | A2B1 | A1B3 | A4B2 | A3B3 | A2B3 | A3B1 | A3B3 | A1B2 | A4B2 | A4B3 | A1B1

Hình 2.2 So đồ bó trí các nghiệm thức2.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu

Số lượng cây theo đõi/ô thí nghiệm là 15 cây có định theo đường Zigzag, đánhdấu bằng gắn thẻ đề nhận biết Các chỉ tiêu được đo đếm 10 ngày/lần

- Thời gian sinh trưởng và phát triển

+ Ngày ra hoa đực và cái (NST): Tính từ ngày trồng đến khi có ít nhất 50% sốcây/ô xuất hiện hoa đực, hoa cái nở

+ Ngày thu hoạch (NST): Thu hoạch khi qua chín trên 6 thí nghiệm, tinh từngày trồng đến thời điểm thu hoạch 50% số cây trên ô

- Các chỉ tiêu sinh trưởng

+ Chiều cao cây (cm): Theo dõi vào các thời điểm 10, 20 và 30 NST tương

ứng các giai đoạn hồi xanh, cây có hoa đực, thụ phan Dùng thước dây uốn đọc theothân chính, đo từ vị trí vết seo lá mầm đến điểm cao nhất Cây dưa lê bam ngọn ở giaiđoạn 35 NST.

+ Duong kinh sốc thân (cm): Theo dõi vào các thời điểm 10, 20 và 30 NST

tương ứng các giai đoạn hồi xanh, cây có hoa đực, thụ phan Dùng thước kẹp dođường kính gốc thân chính chọn điểm lớn nhất cách 2 cm sát phía trên vết sẹo 2 lámâm.

20

Trang 35

+ Số lá/cây (1á): Theo dõi vào các thời điểm 10, 20 và 30 NST tương ứng các

giai đoạn héi xanh, cây có hoa đực, thụ phan Đếm số lá mọc ra từ thân chính, khithấy rõ cuống lá và phiến lá

+ Diện tích lá (cm?) = Chiều dai x Chiều rộng lá x 0,7

Chiều dài lá đo từ phần tiếp giáp giữa cuống lá với phiến lá, chiều rộng lá đo

ở vị trí rộng nhất Do lá thật thứ 10 ở thời điểm 30 NST vì lúc này lá đã ôn định kíchthước (lá bắt đầu dé qua)

- Tình hình sâu, bệnh hại

+ Theo dõi bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và bệnh phan trắng(Eryshiphe cichoracearum) bằng mắt thường ở thời điểm 20, 30 NST và trước thuhoạch 10 ngày: đếm số lá nhiễm bệnh trên tông số lá của từng cây tại thời điểm đó và

tính tỷ lệ (%) số lá của cây bị nhiễm bệnh trên tổng số lá của toàn bộ cây trong ô thínghiệm.

+ Bệnh virus (%): đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỷ lệ (%) cây nhiễm bệnhtrên tổng số cây trong ô thí nghiệm Ở thời điểm 5 NST và 20 NST tương ứng vớigiai đoạn hồi xanh và cây ra hoa đực

+ Sâu hại (%): đếm số cây bị sâu hại va tỷ lệ (%) cây bi sâu hại trên tổng sốcây trong ô thí nghiệm.

- Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây dưa lê

+ Khối lượng trung bình quả (kg/quả): Dem cân 15 quả dua lê/ô ở thời điểm

- Các chỉ tiêu về quả và chất lượng quả

+ Kích thước quả (cm): Dùng thước kẹp dé đo chiều dài (chiều cao) và đườngkính quả tại điểm lớn nhất

+ Độ dày thịt quả (cm): Dùng thước kẹp đo độ dày thịt qua.

21

Trang 36

+ Brix (%): Sử dụng khúc xạ kế Refractometer dé xác định Xẻ đôi quả dua lê(xẻ dọc), cắt lấy những mẫu thịt có kích thước 1 x 1 x 1 cm cách vỏ 2 cm, sau đó éplay dich Dung dich thu được sẽ dùng dụng cụ Refractometer dé do.

+ Hàm lượng đường tổng (mg/g): Xác định bằng phương pháp phenol theo

1: rất gion;

2: gion;

3: không gion.

- Ước lượng hiệu quả kinh tế:

+ Tổng chi phí (đồng/1.000 m”/vụ) = Chi phí đầu tư (vật liệu thí nghiệm + dụng

cụ thí nghiệm + giống + nước + điện + công + thuốc bảo vệ thực vật + một số phátsinh khác).

+ Tổng thu nhập (đồng/1.000 m2/vu) = Năng suất thực thu (kg/1.000 m?) x trung

bình giá bán loại 1, 2, 3(đồng/kg)

+ Lợi nhuận (đồng/1.000 m?/vy) = Tổng thu nhập — Tổng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chị phí

2.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Số liệu được thu thập, tổng hợp tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel vàphương pháp phân tích phương sai bằng phần mềm SAS 9.1 Trắc nghiệm phân hạngtrung bình nghiệm thức theo phương pháp Duncan ở mức ý nghĩa a = 0,05.

2.6 Qui trình trồng dưa lê trong thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật trong thí nghiệm được áp dụng theo quy trình kỹ thuật canhtác dưa lê trong điều kiện nhà màng của Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố

Hồ Chi Minh

22

Trang 37

Kỹ thuật vườn ươm: Hạt được ngâm với nước ấm trong khoảng thời gian 3giờ Mang hat đã được ngâm ủ trong khăn ướt từ 14 - 24 giờ, khi hạt nứt nanh tiếnhành đem gieo trên vi nhựa (khay 104 16) Giá thé ươm hạt giống là mụn dừa đã được

xử lý Cho mụn dừa vào khay ươm, ấn tay vừa phải Dùng ngón tay ấn nhẹ mụn dừa

ở giữa lỗ, sâu khoảng 0,5 - 1,0 cm Cho vào mỗi lỗ 1 hạt (đặt hat nằm ngang hoặcghim đầu nhọn của hạt xuống) Sau đó xếp khay ươm thắng hàng và tưới phun mưanhẹ ngày 2 lần bằng nước sạch cho lớp gia thé trên mặt của vi nhựa luôn ẩm

Trồng cây con sau khi gieo hạt được 7 - 10 ngày, cây con đã có 1 lá thật, chiềucao cây 5 cm, đường kính thân 3 mm Cây con phải khỏe mạnh, không di hình, không

bị đập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh

Mật độ và khoảng cách: cây cách cây 50 cm, hai hàng đôi cách nhau 1 m,

khoảng cách giữa 2 hàng trong hàng đôi cách nhau 60 cm Mật độ: 25.000 cây/ha.

Công thức dinh dưỡng và chế độ tưới cây dưa lê trong thí nghiệm ở ba giaiđoạn từ khi trồng đến khi ra hoa, giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả, giai đoạn từ đậuquả đến thu hoạch được trình bày ở Bảng 2.4, Bảng 2.5:

Bang 2.4 Nong độ các chất dinh dưỡng (ppm) tưới cho cây dưa lê qua các giai

đoạn

T x A A 2 AK

Loai ming Ông Ra hoa — đậu qua saa HP

STT ha ra hoa (22 - 32 NST) thu hoach

23

Trang 38

Bón Humic Acid trong thí nghiệm: các liều lượng bón Humic Acid khác nhau

sẽ được bón 4 lần ở thời điểm 5, 15, 25 và 35 ngày sau trồng tương ứng với các giaiđoạn hồi xanh, cây dưa lê có hoa đực, thụ phấn và đậu quả Phân được bón gốc từngbầu và có tưới nước lại để hòa tan

Độ pH cần được duy trì ở mức 5,6 — 6,2 Nếu pH cao hơn yêu cầu thì tiến hànhgiảm pH bằng cách sử dụng dung dich pH down (HsPO¿ 0,01M) và nếu pH thấp honthì tăng bang cách sử dụng dung dịch pH up (KOH 0,01M) Độ pH được do và điềuchính bằng cách cài đặt thiết bị tự động của hệ thống tưới

EC dao động từ 1,2 — 2,0 mS/cm, tùy theo giai đoạn ma tiễn hành điều chỉnhmức EC và được điều chỉnh bằng cách cài đặt thiết bị tự động của hệ thống tưới.Bảng 2.5 Chế độ tưới cho dưa lê trồng trong nhả màng

w Số lần tưới Thời gian tưới Lượng nướcGiai đoạn x ` ae “ah si

(lan/ngay) (phut/lan) (lit/bau/ngay)

Trồng — đậu qua 8 5 12-124

Dau qua - thu hoach 11 5 2,0 - 2,4

Chế độ dinh dưỡng cho cây dưa lê được chia làm 03 giai đoạn từ khi trồng đếnkhi ra hoa, giai đoạn từ ra hoa đến đậu quả, giai đoạn từ đậu quả đến thu hoạch Nồng

độ các chất đinh dưỡng và chu kì tưới theo qui trình của Trung tâm Công nghệ Sinhhọc Thành phố Hồ Chí Minh

Quan dây, tỉa cành: Cây trồng được 7 — 10 NST thì tiến hành quấn dây có địnhcho cây Tại mỗi vị tri bầu trồng có một đoạn dây nilong được cố định bởi dây thép,được quấn sát vào thân cây dưa lê và được cố định bằng khuy nhựa ở gốc cây Ngắt

bỏ hết cành nách từ vị trí lá mầm cho đến đốt thân thứ 7 Từ cành nách thứ 8 bắt đầu

để ra hoa cái thụ phấn Tiến hành chọn lọc quả (chọn lọc những quả từ lá thứ 10 tới

lá thứ 13 là tối ưu nhất) Tia các cảnh nách không mang quả dé tập trung dinh dưỡngnuôi quả Ngắt ngọn khi cây dưa đạt 23 — 25 lá thật trên thân chính

Thụ phấn thủ công: Lay hoa duc dé chup (up) vao hoa cai, thu phan từ lúc sángsớm và thụ phan trước 10 giờ sáng dé đảm bao hạt phan còn sống

24

Trang 39

Tuyền quả và chăm quả: Cây dưa lê giữ 01 quả/cây Mỗi cây dé quả ở lá thứ

10 đến lá thứ 15 Quả đã đậu thì tiến hành chọn quả và treo quả Sau đó tỉa hết cáccành nách tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng Sau khi quả có đườngkính từ 2 đến 4 em thì tiến hành hãm (ngắt) ngọn (lúc này cây đã có lá thứ 23 đến láthứ 25, tương đương khoảng 40 ngày sau trồng) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi

quả.

Phòng sâu bệnh hại:

Sâu hại đối với dưa lê trồng trong nhà màng chủ yếu là hai loài sâu chích hút:

bọ phan trắng và bọ trĩ

Biện pháp trừ: Chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học đề trừ bọ phấn trắng

và bọ tri Phun một trong những loại thuốc trừ sâu có hoạt chất sau đây: Abamectin

1 g/l (20 g/l) + Matrine 5 g/l (5 g/l); Abamectin 1% + Imidacloprid 9.8%;Azadirachtin — chất chiết từ hat cây Neem — 1.500 ppm, 3.000 ppm Thuốc côn trùngđịnh ki 10 ngày phun/lần, bat dau từ lúc cây có 2 cặp lá thật đến khi đậu quả

Đối với thuốc phòng bệnh: Bệnh hại trên cây dưa thường gặp là thối gốc gây

héo do nam Fusarium, bệnh phan trang hại lá, bệnh đốm là do nam Alternaria, bệnhvirus.

Phong bệnh bằng thuốc có nguồn gốc sinh học Bacillus subtilis; Cymoxanil8% + Mancozep 64%; Fosetyl Aluminium (min 95 %) Thuốc phòng bệnh sẽ phun ởthời điểm cây 10 NST, có hoa đực và hoa cái, thụ phan và quả phát triển sau 15 ngàyđậu quả.

Thu hoạch: Khi thấy lá gần quả nhất chuyền vàng hoặc héo, tua cuống sát quả

bị khô, cuống quả có những vết sọc thấy rõ thì kiểm tra độ Brix cho đến khi đạt tốithiêu 10% mới thu hoạch Thu hoạch vào buéi sáng khi trời mát Thu hái cần thận,tránh bị vết thương sẽ tạo ra ethylen làm quả nhanh chín, dé hư hỏng Loại bỏ nhữngquả có dị dạng.

Bảo quản: Quả dưa được bảo quản tối thiểu 6 giờ ở nhiệt độ 4°C và RH 96%.Đóng gói, vận chuyền Khi vận chuyên đi xa thì bảo quản nhiệt độ 30°C, RH 90%,thông gió 30 m/giờ Cat giữ tại kho 2 - 3 ngày thi để nhiệt độ phòng 16 - 18°C là đủ

29

Trang 40

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của lượng phân Humic Acid đến sinh trưởng của ba giống dưalê

3.1.1 Anh hưởng của lượng phân Humic Acid đến thời gian sinh trưởng vàphát triển của ba giống dưa lê

Ở Bảng 3.1 cho thấy, thời gian ra hoa đực của các giống dưa lê dao động 16,0

- 16,3 ngày sau trồng và sự khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê Dong thời,yêu t6 Humic Acid không ảnh hưởng đến thời gian ra hoa đực của ba giống dưa lê,ngày ra hoa đực dao động 15,8 - 16,5 NST và sự khác biệt không có ý nghĩa trongthống kê Xét sự tương tác giữa Humic Acid và giống dưa lê không có ảnh hưởng đếnthời gian ra hoa đực Thời gian ra hoa đực của các nghiệm thức dao động 15,3 - 17,0ngày sau trồng, khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê

Có sự chênh lệch ngày ra hoa cái của ba giống dưa lê, dao động 22,6 - 26,6NST Giống TL144 ra hoa cái sớm nhất (22,9 NST) khác biệt có ý nghĩa thống kê sovới hai giống Kim Hoàng Hậu (26,8 NST) và TL70 (24,8 NST) Thời gian ra hoa cái

bị ảnh hưởng bởi ba liều lượng Humic Acid khác nhau và khác biệt có ý nghĩa trongthống kê Ngày ra hoa cái dao động 23,8 - 25,2 NST Khi bón Humic Acid ở liềulượng 3g/lan/bau trên ba giống dưa lê có ngày ra hoa cái muộn nhất khác biệt có ýnghĩa thống kê so với Humic Acid bón cho các giống dưa lê ở liều lượng 0g/lần/bầu(23,8 NST) và 1g/lan/bau (24,1 NST) Tương tác giữa Humic Acid và giống không

có sự khác biệt ý nghĩa trong thống kê về ngày ra hoa cái

Ngày thu hoạch quả dưa lê ở các giống có sự khác biệt trong thống kê GiốngKim Hoàng Hậu thu hoạch muộn nhất (62,1 NST) khác biệt có ý nghĩa trong thống

26

Ngày đăng: 09/02/2025, 00:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w