1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Xây dựng quy trình bao màng hạt giống cây cải bẹ xanh (Brassica juncea) mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng quy trình bao màng hạt giống cây cải bẹ xanh (Brassica juncea) mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng
Tác giả Keoboubpha Viengxay
Người hướng dẫn TS. Phạm Đức Toàn, TS. Bùi Minh Trí
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 25,18 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu xác định các thành phan tạo màng bao dé từ đó hoàn thiện quytrình bao màng phủ hạt giống nhằm gia tăng kích thước hạt thuận lợi hơn trong gieotrồng, cũng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KEOBOUBPHA VIENGXAY

XÂY DỰNG QUY TRÌNH BAO MÀNG HẠT GIÓNG CÂY CẢI BE XANH (Brassica juncea) MANG Trichoderma

VA DINH DUONG KHOANG

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC NONG NGHIEP

Thành phố Hồ Chi Minh, năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KEOBOUBPHA VIENGXAY

XAY DUNG QUY TRINH BAO MANG HAT GIONG CAY CAI BE XANH (Brassica juncea) MANG Trichoderma

VA DINH DUONG KHOANG

Chuyén nganh : KHOA HOC CAY TRONG

Trang 3

XÂY DỰNG QUY TRÌNH BAO MÀNG HẠT GIÓNG CÂY CẢI BE XANH (Brassica juncea) MANG Trichoderma

VA DINH DUONG KHOANG

TS TRAN VAN THINH

Trường Dai học Nông Lâm TP Hồ Chi Minh

TS.VÕ THÁI DÂNTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS NGUYÊN THỊ QUỲNH THUẬNViện KHKT NN Miền Nam

TS NGUYEN CHAU NIÊNTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên là Viengxay KEOBOUBPHA, sinh ngayl6 thang 4 năm 1986 tại

huyện Pakse, tỉnh Champasack nước Lào.

Tốt nghiệp Phố thông trung học tại Trường Trung học phổ thông

Khoataphan, huyện Pakse, tỉnh Champasack năm 2004.

Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, tại Trường Đại học Champasack, tỉnhChampasack năm 2010.

Tháng 7 năm 2015 đến nay làm việc tại Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp tỉnhChampasack.

Tháng 11 năm 2019 theo học Cao học ngành Khoa học Cây trồng tại TrườngĐại học Nông Lâm Thành phó Hồ Chí Minh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là hoàntoàn trung thực, tin cậy Thí nghiệm được thực hiện tại Viện nghiên cứu Công nghệ

Sinh học và Môi trường; Trại thực nghiệm Khoa Nông học — Trường Dai học Nông

Lâm Tp Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Đức Toàn và TS.Bui Minh Trí.

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 03 năm 2023

Người thực hiện

KEOBOUBPHA Viengxay

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học

Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và quý thầy, cô Khoa Nông học, Phòng Đảo tạo SauĐại học đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành khóa học và luận văn tốtnghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡtôi về kiến thức và tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy TS Phạm Đức Toàn, TS

Bùi Minh Trí đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho

em trong suốt thời gian vừa qua, dé tôi có thé hoàn thành luận văn tốt nghiệp một

cách tốt nhất Một lần nữa, với lòng chân thành và quý trọng biết ơn, tôi xin cảm ơn

quý Thay

Tôi xin cám ơn TS Nguyễn Phương, Trưởng Trại thực nghiệm Khoa Nông

học đã nhiệt tình hỗ trợ khu vực thí nghiệm đồng ruộng để tôi thực hiện đề tài Tôixin cám ơn đến ThS Nguyễn Kinh Long, Giám đốc Công ty TNHH An Phú Nông

đã hỗ trợ hạt giống cải be xanh dé tôi thực hiện nghiên cứu này

Xin cảm ơn đến tất cả các bạn du học sinh Lào đã đồng hành, động viên, chia

sẽ những kỹ niệm suốt thời gian học tập tại Việt Nam

Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bồ Mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng,

dạy dỗ dé con có thé trưởng thành như ngày hôm nay, cám ơn vợ đã đồng hành,động viên tinh thần, chăm sóc gia đình

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô, gia đình và bạn bè đã dànhnhững điều tốt đẹp cho tôi

1V

Trang 7

TÓM TAT

1 Tên đề tài

Xây dựng quy trình bao màng hạt giống cây cải bẹ xanh (Brassica juncea)

mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng

2 Địa điểm và thời gian thực hiện

Đại học Nông lâm thành phó Hồ Chí Minh năm 2022

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu xác định các thành phan tạo màng bao dé từ đó hoàn thiện quytrình bao màng phủ hạt giống nhằm gia tăng kích thước hạt thuận lợi hơn trong gieotrồng, cũng như tạo hạt có màng bao mang các chất có lợi cho cây trồng như bảo vệThực vật, dinh dưỡng cây trồng

4 Nội dung của đề tài

Xây dựng quy trình tạo màng bao hạt giống cải bẹ xanh mang Trichoderma

và dinh dưỡng khoáng, Kiểm tra và đánh giá sức khỏe hạt giống thông qua tỷ lệnây mầm của hạt giỗng đã được tạo màng Kiểm tra và đánh giá sự hiện diện củaTrichoderma trên màng bao hạt giống đã được tạo màng Thí nghiệm đánh giá chấtlượng hạt giống và theo dõi sự sinh trưởng của cây cải từ hạt giống được bao màng

ở quy mô nhà lưới và ngoài đồng ruộng

Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện quy trình bao màng hạt giống cải bẹ xanh

mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng Sau 3 thang, đảm bao tỉ lệ nay mầm của

các hạt được bao màng dao động từ 85% trở lên Nghiệm thức bao màng có sử dụng

chế phẩm Trichoderma sp (Nghiệm thức 3); Trichoderma sp và dinh dưỡng khoáng(Nghiệm thức 5) sau 3 tháng mật số của Trichoderma trên cả 2 Nghiệm thức với

mức 2,56x10 trở lên Kết quả đánh giá ở quy mô nhà lưới cho thấy Nghiệm thức 3

Trang 8

(hạt được bao màng b6 sung Trichoderma) và Nghiệm thức 5 (hạt được bao mang

bổ sung Trichoderma và dinh dượng khoáng) có chiều cao và trọng lượng cao hơn

các nghiệm thức còn lại (Nghiệm thức 3, 27,22 cm, 128,9 g/ Nghiệm thức; Nghiệm

thức 5, 26,11, 131 g/ Nghiệm thức) Các nghiệm thức hạt được bao màng đều pháttriển tốt về chiều cao, số lá và trọng lượng, cây không bị giới hạn phát triển bởi lớpmàng bao Tương tự, kết quả đánh giá ngoài đồng ruộng cho thấy các nghiệm thức

hạt được bao màng đều không bị giới hạn về sinh trưởng, phát triển và năng suất thu

hoạch Tại thời điểm thu hoạch, chiều cao cây của cây cải bẹ xanh ở các nghiệmthức bao màng dao động từ 45,0 (Đối chứng) đến 48,09 em (Nghiệm thức 4); năngsuất thực cao nhất ở Nghiệm thức 4 (15,13 kg/ô thí nghiệm 5m’), kế tiếp là Nghiệmthức 3 (15,10 kg/ô thí nghiệm 5m”), cao hơn nghiệm thức đối chứng (13,8 kg/ô thínghiệm 5m”) Kết quả này là thông tin hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo nhằmnâng cao chất lượng hạt giống bằng việc bao màng gói đa lớp, ứng dụng cho cácloại hạt giống cây trồng có giá trị kinh tế cao

VI

Trang 9

1 Thesis name

Building the process of seed coating of mustard greens (Brassica juncea) bearing Trichoderma and mineral nutrition

2 Place and time for researching

Study was implemented at Nong Lam University — Ho Chi Minh City, 2022

3 The objective of study

Research to determine the components that form the coating film to complete the seed coating process to increase the seed size more convenient in planting, as well as to create the seed with a coating that carries beneficial substances for plants such as plant protection, plant nutrition.

4 Content of study

Creating of a process for seed coating of mustard greens bearing Trichoderma and mineral nutrients, and testing and evaluating seed health through

germination rate of coated seeds Test and evaluate for the presence of Trichoderma

on the coated seeds Experiments to evaluate seed quality and monitor growth of mustard greens from coated seeds at greenhouse and field tests.

5 Methods of study

The study has conducted research through laboratory experiments in greenhouses and field experiments in order to compare, evaluate and find the most effective treatments.

6 The results

The results showed that completed the process of coating Brassica juncea seeds with Zrichoderma and mineral nutrients After 3 months, the result showed that the germination rate of the coated seeds ranged from at least 85% Film coating treatment using Trichoderma sp (Treatment 3); Trichoderma sp and mineral nutrition (Treatment 5) after 3 months, the density of Trichoderma on both treatments was from 2.56x103 to higher The results of evaluation at the greenhouse scale showed that Treatment 3 (seeds coated with Trichoderma) and Treatment 5

vil

Trang 10

(seeds coated with Trichoderma and mineral nutrients) displayed higher plant height and yield than other treatments (Treatment, 27.22 cm, 128.9 g/ Treatment; Treatment, 26,11, 131 g/ Treatment) The treatments of coated seeds developed well

in terms of plant height, number of leaves and yield, plants were not limited by the coating Similarly, the field evaluation results showed that the treatments of coated seeds were not restricted in terms of growth, development and yield At the time of

harvest, the plant height of mustard greens in the coating treatments ranged from

45.0 (Control) to 48.09 cm (Treatment 4); The highest yield was in Treatment 4(15.13 kg/plot 5m), followed by Treatment 3 (15.10 kg/plot 5m’), higher than the

control treatment (13.8 kg/plot 5m”) This result is useful information for further

studies to improve seed quality by multilayer seed coating, applied to other plant seeds of high economic value.

vill

Trang 11

;/710;71 1250 Nuyjạy g1 ` 1Chương 1 TONG QUAN TÀI LIIỆU 5< 5< 5< 5< ©s<£S££s££s££secsecseesee 31.1 Đặc điểm Cay Cal be Kamen eee eee 3

1:].1: Phần loại khóa NOC saccssessscgnsõi ba Dhog bó h4 619 EBEDXSyESESWESLESXGESSSERSSS4ESLSSd4338E801610 804 3

1.1.2 Nguồn gốc, phân bé và đặc điểm thực vật học 2 2¿22z22z+2zz2zzze 31.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây cải be xanh -s+©c++ccxsereee 41.2 Đặc điểm Trichoderma 5-5252 SESESESEE2ESEE2ESE7121211212712121111111212111 21x 51.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cải be xanh trong và ngoài nước 81.3.1 Tinh hình sản xuất và nghiên cứu về cây cai be xanh trên thé giới 8

1.3.1.1 TÍHh Ảnh gần NHẬT «seeeseeserinrnrniirisiLdG000800114300124218050/48)1200G1207000/0700330000000 8

1.3.1.2 Tinh hình nghiên CỨU - - - <5 <5 E22 E E3 *E E3 vn HH ngàn 9

1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cai be xanh trong nước - 10

13.2.1 Tình hình sẽn xuất cau cối bợ SH sec n2 nà gọn nà g3 gia Dụng HAgg0 i6, 101.3.2.2 Tình hình nghién CỨUs:scccssseseossseeesixesstiE016541553813855555500300338553435585133354898358 111.4 Các nghiên cứu về bao màng hạt cho hạt giống -2- 22552525: 12

1.5 Công nghệ hạt giống, xử lý và bảo quan hạt giống 22 2 222222222: 14

1X

Trang 12

1.5.1 Tam quan trọng của xử lý và bảo quan hạt giống -2- 2552522522 141.5.2 Các phương pháp xử lý và bảo quản hạt giống -2- 5222522252 151.5.2.1 Phoi, 6o n6 -“ +Ââ::., ẢẢ 15

1.5.2.2 Công nghệ bao màng hạt giống 2: 2©2222E22EE22E22E122122522212222222ee 15

1.5.2.3 Bảo quan hạt giống bằng kho lanh cccccccssssssessessesseessesseeseeseeseesseess 201,6, NShi1éit CU TONE Va 18041 TKO ST TT TỶ nan ốc ốc cố 20 1.6.1 Nghién ctu trong nO 20 1:6:2 Nehién cin ngoài DUOC onsen cessemsrsamcoamenar sesame teams 21

Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

5í Điều kiệu phiêu cŨu se o2 n2 0001016220.1022220g 402090477 0 322.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2 2222222222+2E+2EE22EzzEErzxrzzrcrex „mỹ2.2.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu tại khu vực thí nghiệm -. 2-2 2252 222.2 Việt lieu thi tig H1összsececsnsssscbisi166528013351589555368305596E5361955L508306030385558035360335558758:580188 222.2.1 GiOg occ eccccccccecsessessessessessessessessessessessessessecsessessessessessessessessessessessessessessesseseeeees 352.2.2 Phân bón va vat tư thí nghiệm - cece cee 2232222222 22 2 2E rrrrree 23 2.3: NỘI dung Va pHương DHáP ñphHIỂH GỮU ca seseieseediEDie Gia S20385EL646014814838896 232.3.1 Nội dung 1 Xây dựng quy trình tạo màng bao hạt giống cải bẹ xanh

mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng 55-552 5-cS<c+cscscce2 232.3.2 Nội dung 2 Kiểm tra và đánh giá sức khỏe hạt giống thông qua tỷ lệ nay

mam của hạt giống đã được tạo màng 2- 2-22 ©22+S+2E+2E+2z+zEzxzxzzzeex 252.3.3 Nội dung 3 Kiểm tra và đánh giá sự hiện diện của Trichoderma trên

màng bao hạt giống đã được tạo mâng - -+255 -2222-S22222-,212Xe 252.3.4 Nội dung 4 Thí nghiệm đánh giá chat lượng hạt giống và theo dõi sự

sinh trưởng của cây cải từ hạt giống được bao mang ở quy mô nhà lưới 272.3.5 Nội dung 5 Thí nghiệm đánh giá chất lượng hạt giống và theo dõi sự

sinh trưởng, phát triển của cây cải từ hạt giống được bao màng ở ngoài

TT - -ằ—-ằ—————-ằằằằẶằ=ằ—= 29

2.4 Phương pháp xử lý số liệu ¿- 2: 2222222E22E222122E12212212221221211221 2122 re 30Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN - 2s ©s<+cecesecscrsers 31

Trang 13

3.1 Kết qua bao màng hạt giống cải be xanh mang Trichoderma và dinh dưỡng

3.1.2 Đặc điểm của hạt cải bẹ xanh sau khi được bao mang bentonite có mang

Trichoderma và dinh dưỡng khoáng - 5-5555 5cS<csecseeeeeeee.re.ree 233.2 Kết quả kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đã được tạo màng 343.3 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của Trichoderma trên hạt giống cải bẹ xanh

đã được tao MAN G sex nexus H50155610556gE2G1-58G05GISSE9333:SSQSUS4S44GE.-IRENGE-GEES0E50: 03:3 36

3.4 Kết quả đánh giá phẩm chất hạt giống cải bẹ xanh đã được tạo màng thông

qua sự sinh trưởng phát triển và năng suất ở quy mô nhà lưới 39

3.5 Kết quả đánh giá phâm chất hạt giống cải bẹ xanh đã được tạo màng

thông qua sự sinh trưởng phát triển và năng suất ở quy mô đồng ruộng 423.5.1 Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển của cây cải bẹ xanh ở các thời điểm

10, 20, 30 ngày sau khi trỒng -2¿-©2¿222222222E2222E222E22212221 22x zrrrrrev 42

3.5.2 Khảo sát yếu tô cau thành năng suất của cây cai be xanh ở thời điểm thu

1u ma 44KẾT HN XÀ HỆ NGHỆ ca aeeeeeeeessnsesiaiootrornbssosoiiatlohgerrszsisgsosni 49TÀI LIEU THAM KHAO - 5< 2< ©5252 ©S£€S££S££S£S£CxCxCxerxrsrserrscre 51PHU LUC 54

XI

Trang 14

DANH SÁCH CAC CHỮ VIET TAT

CFU Đơn vị hình thành khuẩn lạc

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

LLL Lan lap lai

Trang 15

DANH SÁCH BANG

Bảng TrangBang 2.1 Thành phan của các nghiệm thức được bao mang bang bentonite 23Bang 2.2 Thành phan sử dụng trong tao mang bentonite cho hạt giống cải be

xanh có mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng -s-<<<s<<s<<s<<<« 24

Bảng 33 Thành phần của mỗi trường PGA, ccsssssaccscnssessnissossnsavvanccenussnesnassvacsrssosacean 26

Bảng 3.1 Trọng lượng trung bình 100 hạt cải ngẫu nhiên sau khi được bao

AID snssuvccvsesscesvssesevesseanusesssovesesusopecsasassucnstesiacexsssneonssussenosnastenssvecteeenaceseseememenseue ODBang 3.2 Đặc điểm của hat giống cai be xanh sau khi được bao màng hat 33Bảng 3.3 Tý lệ nảy mầm của hạt cải bẹ xanh được bao màng ở các ở các thời

điềm! gam bơ THÍ NG se na an nuagn60100580080D08800S03600438/0000/30.00/63060103803gIG4660103G:80:0g0 35Bang 3.4 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của Trichoderma sp (CEU/g) - 36Bang 3.5 Kết quả khảo sát chỉ tiêu số lá và chiều cao của cây cải be xanh 40Bang 3.6 Trọng lượng của cai be xanh trồng ở điều kiện nhà lưới (8) - 41Bảng 3.7 Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cải bẹ xanh trồng ở điều kiện thí

er TS THIẾT HTntueantitiatidkugI18000000110000000400500000 0030 000004006010G0.86100101100480g400 43Bảng 3.8 Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất của cải bẹ xanh tại thời

điểm thu hoạch trồng ở điều kiện thí nghiệm đồng ruộng - . - 45

X11

Trang 16

DANH SÁCH HÌNH

Hình Trang

Hình 1.1 Thiết bị bao màng hạt giống (Afzal và ctv, 2020) . . -« «-« 19

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở nhà lưới -<- 2 << s<scsesesescse 28 Hình 2.2 Sơ đồ bố tri thí nghiệm ở ngoài đồng ruộng « s «s 30 Hình 3.1 Kích thước hat cải be xanÌ << << << << 9 S91 2e 31 Hình 3.2 Thanh phẩm sau khi tạo mang hạt giống cai be xanh . - 32

Hình 3.3 Hạt giống được bảo quan sau khi tạo màng s-s-scssecsses+ 34 Hình 3.4 Hạt giống nảy mầm sau 3 ngày kiỂm tra -s -scsecsecsse+secs 35 Hình 3.5 Kết quả kiểm tra sự hiện diện Trichoderma của chế phẩm gốc (Đối Hình 3.6 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của Trichoderma trên hạt giống được tạo rãng của Nội sscssoccscarsssssisevscnssssacssevsensnsessecserssessesnsnsvensonnseusessonssenssnesened © Hình 3.7 Kết quả kiểm tra sự hiện diện của Trichoderma trên hạt giống được TAO MANE CUA.NTD "ốc ốc 38 Hình 3.8 Cây cai được ươm trong khay 14 ngày ở giai đoạn vườm ươm 40

Hình 3.9 Cây cải ở thời điểm 35 ngày sau trồng trong điều kiện nhà lưới 40

Hình 3.10 Cây cải ở giai đoạn thu hoạch trong điều kiện nhà lưới 41

Hình 3.11 Ruộng thí nghiệm cai be xanh thời điểm 30 ngày sau trồng 42

Hình 3.12.Cây cai be xanh từ nghiệm thức đối chứng (NT1) không bao mang 44

Hình 3.13 Cây cải be xanh từ nghiệm thức có bao mang (NTA) -. - 44

Hình 3.14 Chiều cao cây của cai be xanh từ nghiệm thức đối chứng (NT1), và nghiệm thức có bao màng (NT3) với TiChOdETING ú <- «<< «<< «<< se«ses 46 Hình 3.15 Cai be xanh từ nghiệm thức đối chứng (NT1) không bao màng 46

Hình 3.16 Cải be xanh từ nghiệm thức (NT3) có bao màng với Trichoderma 47 Hình 3.17 Chiều cao cây của cải be xanh từ nghiệm thức đối chứng (NT1), và

nghiệm thức có bao màng (NT4) dung dịch khoáng -. -<-<<-<- 47 Hình 3.18 Cải bẹ xanh từ nghiệm thức (NT4) có bao màng với dinh dưỡng

XIV

Trang 17

MỞ DAU

Đặt vấn đề

Cây cai be xanh (Brassica juncea), là một loại rau được sử dụng khá phốbiến và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành rau Trong cây cải, thànhphần dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là thành phần các chất xơ và vitamin A, B, C, K

Trong Đông y, cây cai be xanh có vi cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm han, thông

đàm, lợi khí, tiêu hoa dom thấp, giảm đau, lợi tiểu (Võ Văn Chi, 1998)

Cây cải be xanh được trồng làm rau ăn lá phô biến không chỉ ở Việt Nam ma

còn nhiều nơi trên thế giới Tuy nhiên, hạt giống cải bẹ xanh rất nhỏ gây khó khăn

trong khi gieo trồng trên đồng ruộng Chính vì vậy, dé khắc phục vấn đề trên cầngia tăng kích thước hạt giống sẽ giúp cho quá trình gieo trồng được thuận lợi hơn

Giai đoạn cây con là nền tảng cho cây sinh trưởng và phát triển, nếu giai đoạn cây

con phát triển kém thì làm gia tăng công chăm sóc, thậm chí cây không tốt sẽ ảnh

hưởng tới các giai đoạn sau Trong giai đoạn cây con, cây cai be xanh cũng thường

rat dé nhiễm các loại nam gây bệnh như chết rạp ở cây con, bệnh lở cô rễ, làm ảnh

hưởng và giảm năng suất nghiêm trọng Hiện tại, Zrichoderma là một loại nam đối

kháng, có khả năng kiểm soát một số các loài nắm gây bệnh Đặc biệt, Trichodermacòn tăng cường các vi sinh vật có ich và giảm thiểu các vi sinh vật gây hại như nam:Rhizoctonia, Fusarium, Phytophtora Ngoài các yêu tố như: đất trồng, phân bón,thời tiết, bệnh hại, kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển củacây thì hạt giống cũng đóng vai trò rất quan trọng trong năng suất và chất lượng của

cây cải Chính vì những lý do trên, ngành công nghệ hạt giống cần phải có những

giải pháp xử lý và bảo quản hạt giống lâu dài để đảm bảo cây trồng sinh trưởng vàphát triển tốt, đặc biệt là giai đoạn cây con làm nền tảng cho sự phát triển ở các giaiđoạn sau Do vậy, đề tài “Xây dựng quy trình bao màng hạt giống cây cải bẹ xanh

Trang 18

(Brassica juncea) mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng” sẽ góp phần cung cấpthêm các thông tin về kỹ thuật hạt giống và xử lý hạt giống trong canh tác cây trồng.

Mục tiêu

Nghiên cứu xác định các thành phần tạo màng bao để từ đó hoàn thiện quytrình bao màng phủ hạt giống nhằm gia tăng kích thước hạt thuận lợi hơn trong gieotrồng, cũng như tạo hạt có màng bao mang các chất có lợi cho cây trồng như bảo vệThực vật, dinh dưỡng cây trồng.

Yêu cầu

Thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu sử dung Bentonite kết hợp dinh dưỡngkhoáng, chất phụ gia và nam Trichoderma,

Kiểm nghiệm chat lượng hat giống;

Kiểm nghiệm mật độ vi sinh vật Trichoderma trong màng bao hạt;

Kiểm nghiệm sinh trưởng và phát triển của cây cải bẹ xanh trong các thínghiệm quy mô nhà lưới và ngoài đồng ruộng

Pham vi nghiên cứu

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình bao phủ mang hat mang dinh

dưỡng khoáng và Trichoderma trên hạt giống cải be xanh

Khảo sát và đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây cải bẹ xanh được gieotrồng từ hạt giống có bao màng hạt ở quy mô nhà lưới

Khảo sát và đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây cải bẹ xanh được gieotrồng từ hạt giống có bao màng hạt ở quy mô đồng ruộng

Trang 19

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm cây cải bẹ xanh

1.1.1 Phân loại thực vật

Cải be xanh hay cải xanh, cải canh, cải cay, giới tử (danh pháp hai phan:Brassica juncea) là một loài thực vật thuộc họ Cai (Brassicaceae) Ho Brassicaceae

gồm 338 chi và 3709 loài (Warwick và ctv, 2006) và là một trong mười họ thực vật

quan trọng nhất về kinh tế Cây có các tên gọi trong tiếng Anh là brown mustard,green mustard, oriental mustard hay vegetable mustard.

1.1.2 Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm thực vật học

Cây cai be xanh (Brassica juncea) (2n = 36, AABB) lan dau tién tim thay 0Trung Đông noi tổ tiên của nó là Brassica rapa (2n = 20, AA) va Brassica nigra(2n = 16, BB) lai tạo một cách tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện của Brassica juncea

Chúng ở được tim thấy ở khu vực miền Đông Án Độ và Caucasus, Trung Quốc

cũng được coi là một trong những trung tâm xuất xứ chính của Brassica juncea(Prakash va Hinata, 1980) Trên thế giới hạt cai dau Brassica là một trong nhữngnguồn cung cấp dau thực vật lớn Diện tích trồng trên toàn cầu chiếm 32,5 triệu ha,sản lượng đạt 59,7 triệu tấn Các nước sản xuất chính bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc,Canada, Pháp, Đức, Úc, Anh, Mỹ, chiếm 80% tổng sản lượng trên toàn thế giới(Premi và ctv, 2012) Cây có hạt chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ,bên cạnh các loại ngũ cốc lương thực, chiếm 19,8% tổng diện tích trồng và 9,8%tong sản lượng Brassica juncea trên thé giới An Độ được xem là quốc gia trồng hạtcải lay dau quan trọng trên thé giới, chiếm vị trí thứ ba về sản lượng sau Canada vàTrung Quốc (Shivran và ctv, 2020)

Trang 20

Cây cải thuộc rễ chùm, bộ rễ ăn nông trên tầng đất màu, tập trung nhiều nhất

ở tầng đất 0 - 20 em Lá cải mọc đơn, không có lá kèm Những lá dưới thường tậptrung, bẹ lá to, lá rất lớn Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém

và dễ bị sâu bệnh phá hại Hoa cải có dạng chùm, không có lá bắc Hoa nhỏ, đều,

mẫu 2 Đài hoa và tràng hoa đều 4, xếp xen kẻ nhau Có 6 nhị trong đó 2 nhị ngoài

có chỉ nhị ngắn hơn 4 cái trong Bộ nhị gdm 2 noãn dính bầu trên, một ô về sau có

một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô, mỗi ô có 2 hoặc nhiều noãn Quả thuộc loại

quả giác, hạt có phôi lớn và cong, nghèo nội nhủ (Lê Thị Khánh, 2008).

1.1.3 Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây cải bẹ xanh

Cải có nguồn gốc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu

sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu Nhiệt độ cho sinh trưởng và phát triển là từ

15 - 22°C Lượng nước trong cây rất cao chiếm từ 75 - 95% do đó cải cần nhiều

nước dé sinh trưởng phát triển Tuy nhiên, nếu mưa kéo dài hay dat ung nước cũng

ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải (Lê Thị Khánh, 2008)

Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao

ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt nặng Nhưng thích hợp nhất là

đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ âm tốt Cải cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó

đạm được sử dụng nhiều nhất Theo số liệu của viện nghiên cứu rau Gross Beerenhe(Đức) thì các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P, K Phân hữu

cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển Tuy nhiên, do cải có

thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dé tiêu, dé phân giải, cung cấp dannhững yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây

Mặt khác các giống cải xanh, có hệ rễ cạn, số lá trên cây nhiều và lớn vì vậy

cây yêu cầu độ 4m đất và độ âm không khí cao dé sinh trưởng Độ âm đất 80-85%

độ 4m không khí 80 - 90% có lợi cho sự sinh trưởng thân lá (Tạ Thu Cúc, 2009).Đất thiếu nước cây còi cọc, năng suất và chất lượng giảm, nếu thiếu nước nghiêmtrọng làm cho cải xanh có vị đắng rau cứng ăn không ngon Nếu đất quá âm ướttrong đất thiếu ôxy, cây sinh trưởng khó khăn, cây dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm

Nêu trong cây nhiêu nước sẽ giảm độ giòn và độ ngọt rau, khó vận chuyên Trong

Trang 21

điều kiện canh tác trái vụ có mưa nhiều và nhiệt độ cao cần lưu ý thoát nước tốt cho

ruộng đảm bảo năng suất và chất lượng rau cải ăn lá Rau cải có thời gian sinhtrưởng ngắn, lại cho năng suất cao nên yêu cầu nhiều phân bón

Đạm rất cần cho cải xanh trong thời gian sinh trưởng Đạm thúc đây sự sinhtrưởng thân lá, tăng diện tích lá và khối lượng cây, do đó làm tăng năng suất, chatlượng Cây thiếu đạm, lá vàng, cây nhỏ, năng suất giảm, đồng thời có vị đắng Tuyvậy không được bón quá nhiều phân đạm vô cơ trong điều kiện này nitrate (NO:.)

sẽ tích tụ trong thân lá và bộ phận non, dư lượng NO3 quá lượng cho phép sẽ ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng, thậm chí gây ra bệnh nan y

Với lân và kali, cải xanh yêu cầu không nhiều như đối với đạm nhưng chúng

giúp cho cây sinh trưởng cân đối và cải thiện chất lượng Hiện nay, phân chuồng

không được ưa chuộng sử dụng trong sản xuất rau cải Mặc dù sử dụng phânchuồng rất tốt cho đất trồng nhưng do phân chuồng không phổ biến nhiều, chi phí

mua cao và phải sử dụng lượng lớn (1,5 - 2 tan/ha) gây ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế Người nông dân thường sử dụng phân bón vô cơ hoặc phân bón vi sinh đểthay thé phân chuông Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, than sinhhọc và phân hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm nông nghiệp khôngnhững không ảnh hưởng đến năng suất phâm chat cây trồng mà còn tăng độ phì chođất, bảo vệ môi trường, an toàn với con người Do vậy, quá trình sử dụng phân bón

cân đối và hợp lý là rất cần thiết trong quá trình canh tác rau cải bẹ xanh

1.2 Đặc điểm Trichoderma

Soi nắm (Hypha) thường không màu, có vách ngăn, có khả năng phân nhánhnhiều Cuống sinh bào tử (Conidiophore) không màu, thường phân nhánh, có khikhông phân nhánh hay ít phân nhánh (Hypocreanum) hay phân nhánh ngắn(longibrachiatum), cũng có khi phân nhánh nhiều cấp (7 satunisporum) Cuông

sinh bao tử và các nhánh rộng (Pachibasium) hay nhỏ (7 virens) hình thành theo

vòng đồng tâm hoặc mọc đọc theo sợi nam (Rifai et al., 1969) Những nhánh bên

đối xứng nhau mọc từ cuống sinh bào tử được gọi là thể bình Đôi khi thể bình mọc

trực tiép từ phân nhỏ trên hệ sợi Các nhánh mọc vuông góc với hệ sợi gôc Cuông

Trang 22

sinh bao tử đặc biệt có thé chứa một hay vài thể bình Trong một số loài (ví dụ 7

polysporum) những nhánh chính dài, đơn hay nhánh, được móc nối, thang hay khúckhuỷu, có vách mỏng, nhăn nheo hay nhẫn kéo dài ra tận cùng Thể bình (Phialide)điển hình có hình chai, hình trụ, gần cầu, phình rộng ở chính giữa

Thể bình ở trục chính có thể cùng chiều rộng với thể bình phân nhánh hayrộng nhiều hơn Những thé bình có thé mọc thành vòng xoắn dọc cuống sinh bao tửhoặc thang góc 90°, đơn lẻ (7 polysporum) hoặc tạo thành chùm (7longibrachiatum).

Bào tử tran (Conidia) là loại bao tử chủ yếu của chi Trichoderma, thường có

màu xanh lục, trắng hoặc vàng sáng nhạt, đơn bào Các bào tử có dạng bụi, hoặc

mịn, hoặc có thể có dạng nhớt như giọt chất lỏng xanh lục hay vàng sáng Đa số bào

tử có hình dạng elip, hình cầu, tròn hoặc hình oval tùy theo từng loài, kích thước

2-4 x 3-5um Bé mat bao tir thường nhẫn, một số loài bề mặt bào tử ráp, có mẫu như

hạt com (2 viride, T saturnisporum) (Bissett, J., 1991a) Bao tử áo

(Chlamydospores): Cac bào tử áo thường có thành day, đơn bào, hoặc đa bao, dangcầu hoặc gần cầu Chúng có thé cũng được hình thành ở tận cùng của sợi nam hoặc

bên trong sợi nam hay ở bat cứ điểm nào trên hệ sợi sinh dưỡng sau khoảng 10 ngày

nuôi cấy ở 20°C.

Bào tử áo có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường Hiện nayTrichoderma được xếp vào họ Hypocreaceae, lớp Nam túi Ascomycetes; các loàiTrichoderma được phân thành 5 nhóm: Trichoderma, Longibrachiatum, Satutnisporum, Pachybarium và Hypocreanum (Bissett, J., 1991).

Các sản phẩm trao đôi của Trichoderma gồm các sản phẩm so cấp như cácenzyme (chitinase, B-1,3 glucanase, cellulase) hay sản phẩm thứ cấp như các khángsinh (gliotoxin, gliovirin, viridian, valinotricin) hay các độc tô khác (isonitrin D,pyrindine, furanone) Các chất trao đổi sơ cấp và thứ cấp được nghiên cứu củaTrichoderma đều là những chất được sinh ra theo cơ chế có lợi cho việc sử dụng

chúng trong dau tranh sinh học Weidling (1932) đã phân lập được gliotoxin, một

sản phâm trao đôi hữu cơ có khả năng kết tinh và rat độc Gliotoxin có khả năng

Trang 23

chống Rhizoctonia solani ở nồng độ thấp.Một chất độc thứ cấp có tên là viridian

được phát hiện và tinh chế bởi Brian và Mc Growan từ loài 7: viride Cả hai chất

trên đều có hiệu lực rất cao đối với nhiều loại nắm bệnh Ngoài các sản phẩm traođổi trên, người ta cũng xác định được nhiều loại chất độc khác tiết ra từTrichoderma cũng có hiệu quả ức chế mạnh nam bệnh Các nghiên cứu đã chi rarằng dịch nuôi cay Trichoderma chứa các chat ức chế chống lại nhiều vi sinh vậtkhác Những kháng sinh san sinh bởi 7: harzianum được biết đến là 6-n-pentyl-2H-pyran-2-one, 6-n-pentenyl-2Hpyran-2-one, pyridine, anthraquinones, butenolides,

isonitrin D va F, trichorzianines, furanone (Szekeres et al., 2005; Wilcox va cs.,

1992) Những kháng sinh va chất ức chế sản sinh bởi 7 virens được nghiên cứu vatách chiết là gliotoxin, gliovirin, gliocladic acid, heptilidic axit, viridian, viridiol vàvalinotricin Ngoài chất khang sinh ra, các loài Trichoderma còn có khả năng tiết ranhiều loại sản phẩm sơ cấp như các enzyme exo- va endoglucanase, chitinase,cellulase.

Trichoderma spp được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1869 (Bisby, 1939)

Ké từ đó đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu và sử dụng loại nam nay Hainhóm sản phẩm chính từ nắm Trichoderma là các enzyme ngoại bào được sản xuấtcông nghiệp từ lên men lỏng và chất kiểm soát sinh học từ bào tử và sợi nam củachúng Trichoderma có một số đặc tính độc đáo đã dẫn đến thương mại hóa thành

công của nó Thứ nhất, nó an toàn, không có phản ứng phụ được ghi lại trong các

nghiên cứu và sử dụng suốt nửa thế kỷ qua Các chủng sử dụng thương mại sẽkhông phát triển trên 30°C và do đó hiện tại không có mối nguy hiểm cho người vàvật nuôi Thứ hai, nam Trichoderma có một loạt cơ chế đối kháng va ký sinh trênnhiều loại nắm khác nhau, nhiều trong số đó là nam gây bệnh có hại Thứ ba, và có

lẽ quan trọng nhất, Trichoderma có khả năng tồn tại lâu dài, có khả năng tạo sựmiễn dịch và giữ nguyên các đặc tính của nó khi sống ký sinh trên vật chủ LoàiTrichoderma tiết ra vào vùng rễ một số chất kích thích tăng trưởng, từ đó đây nhanh

sự nảy mâm của hạt giông, sự sinh trưởng, ra hoa, đậu quả và nâng cao sản lượng.

Trang 24

1.3 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cải bẹ xanh trong và ngoài nước

1.3.1 Tình hình sản xuất và nghiên cứu về cây cải bẹ xanh trên thế giới

1.3.1.1 Tình hình sản xuất

Số liệu thống kê của UNIDO cho thấy, diện tích trồng rau trên thế giới vàonăm 2019 đạt 55.598.000 ha và sản lượng đạt 1.044.380.000 tấn Châu Á có diệntích trồng rau là 40.241.000 ha chiếm 72% diện tích canh tác trên thế giới và sảnlượng đạt 794.278.000 tấn chiếm 76% sản lượng thế giới (UNIDO, 2019) Trong

đó, rau họ hoa thập tự nói chung và rau cải xanh, cải ngọt nói riêng được trồng Ở

hầu khắp các nước trên thé giới Tuy nhiên, nhóm rau này được trồng nhiều nhất ở

châu Á, đặc biệt Trung Quốc (cải ngọt là loại rau có xuất xứ từ Trung Quốc), sau đóđến Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác Ở Trung Quốc,

cải ngọt không những cung cấp rau tươi cho thị trường nội địa mà còn được bảoquản và xuất khâu sang Hồng Kông và nhiều nơi khác trên thế giới Nó còn là mộtloại rau quan trọng giải quyết sự thiếu hụt rau khi các loại rau khác hết vụ (lúc giáphạt), giữa mùa khô hoặc mùa mưa (Li Bi Ran, 1985) Rau cải là loại rau đã đượcbiết đến từ hàng trăm năm ở châu Á nhưng với người tiêu dùng Đức còn ít đượcbiết đến Vì vậy, một nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học về Rau thuộc Trường Đạihọc Công nghệ Munich đã tiến hành một loạt nghiên cứu về trồng và giới thiệu cácgiống cải ngọt tại Đức Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm chọn giống

để sản xuất quanh năm trong môi trường khí hậu ở châu Âu Hơn 30 giống cải ngọt

xuất xứ từ nhiều nguồn giống ở châu Á đã được nghiên cứu và canh tác chuyên sâutại Đức Tuyển lập được ba giống có đặc tính khác nhau với tập tính phát triển tốt

đã được lựa chon đề nghiên cứu sự ưa thích của người tiêu dùng về ăn sống và nauchín Trong đó một giống có mùi vị hấp dẫn nhất, một giống nau chín được ưa thíchnhất (Schnitzler và Kallabis., 1995)

Bên cạnh phương pháp canh tác sử dụng trên đất truyền thống, nhóm rau nàycòn được gieo trồng theo phương pháp thủy canh, khay-bầu, bầu không đất, cácphương pháp này đều được áp dụng dé sản xuất rau cải xanh, cải ngọt an toàn quanh

năm Tại Thái Lan ở Chiangmai, Bangkok phát triên sản xuât rau cải ăn lá trái vụ an

Trang 25

toàn theo phương thức thủy canh, phương thức gieo hạt trên khay lỗ nhỏ 104-128

lỗ, tập trung trong nhà lưới, sau đó chuyên cây con ra đồng ruộng (phô biến nhất làcác cây cải xanh lùn, cải làn, cải ngọt) Đài Loan đã nghiên cứu và phát triển việcsản xuất rau ăn lá ngắn ngày công nghệ cao khay bầu (Plug System) với hiệu quảkinh tế, kỹ thuật và môi trường cao, đáp ứng cho sản xuất rau ăn lá an toàn dạngcông nghiệp: có hệ thống máy trộn giá thể - cho vào khay, máy gieo hạt, dây chuyềnkhay, máy tưới phun rất hiện đại thay thé cho lao động thủ công (Lee., 2002)

1.3.1.2 Tình hình nghiên cứu

Năng suất của các giống khác nhau trong môi trường Môi trường thiết lậpkiểu gen xác định năng suất trong giới hạn di truyền của nó Do đó, sự kết hợp giữakiểu gen với môi trường có thé dẫn đến làm tăng sản lượng Sự khác biệt về năngsuất của kiến gen là do quá trình phức tạp xảy ra trong các bộ phận khác nhau củacây trồng liên quan nhiều đến sự thay đổi sinh lý Những thay đổi sinh lý bị ảnhhưởng bởi các yếu tố môi trường phổ biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau của

cây trồng (Venkaraddi, 2008)

Khehra va Singh (1980) đã nghiên cứu 29 kiểu gen của Brassica napus L

đã cho biết có sự khác biệt đáng kể về sản lượng, chiều cao (Fathy và Ahmed,

2009).

Theo Richardson (2012) khi tiến hành đánh giá 5 loại rau xanh gồm: cảixanh, cải xoăn đỏ Nga, cải đỏ, cải đỏ Thụy Si, cải vàng Thụy Sĩ, kết quả cho thấygiống cải xoăn đỏ Nga nổi bật nhất trong 5 loại rau xanh Sự khác nhau đáng kểgiữa năng suất 5 loại rau ăn lá có thể là do đặc điểm sinh trưởng khác nhau của cácgiống

Reddy và Avikumar (1997) nhận thấy giống cải GM-2 (145 cm) có chiều cao

cây cao hơn giống TM-21 (125 cm) Yadav và cộng sự (1994) tiến hành thí nghiệm

ở Kanpur và cho rằng chiều cao cây đạt được ở giống Vaibhav (167 em) cao hơn so

với giống Varuna (158 cm) (dẫn theo Venkaraddi, 2008) Ở Jodhpur, Rajsingh và cs

(2001) nhận thấy giống cải địa phương cao hơn giống T59 (158 cm) Ở New Delhi,Rana và Pachuari (2001) đã tiến hành thí nghiệm và nhận thấy chiều cao cây của

Trang 26

giống TERI(OE) M21 (177 cm) cao hơn so với giống TERI(OE) R15 (129 em) (dẫntheo Venkaraddi, 2008) Weerakoon và Soonartne (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng

của thời vụ tới sinh trưởng và năng suất của các giống cải xanh: AC501, 515, 580,

790, 1099, 1811, 2122, 5088, 7788 và 8831 đã nhận thấy các giống AC580,

AC5088, AC7788 đạt năng suất cao hơn các giống khác trong vụ Maha và AC7788đạt năng suất cao nhất trong vụ Yaha Ở New Delli, Rana và Pachauri (2001) đãtiến hành thí nghiệm đồng ruộng trên đất sét pha cát và đưa ra giống Bio 902 đượcghi nhận có năng suất sinh học 72,5 tạ/ha cao hơn so với giống TERI(OE) M21(68,5 tạ/ha) Ở Sigh và ctv (2002) quan sát thấy rằng năng suất sinh học được ghinhận giống Laxmi (13,7 tạ/ha) cao hơn có ý nghĩa so với giống BTH-1 (11,9 tạ/ha)(Venkaraddi, 2008).

1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cải bẹ xanh trong nước

1.3.2.1 Tình hình sản xuất rau cải bẹ xanh

Tại Việt Nam, diện tích trồng rau hiện nay khoảng 450 nghìn ha với sảnlượng khoảng 6 triệu tân, trong đó khoảng 40-50 % rau hàng hóa được sản xuất ởven các thành phố và các khu công nghiệp lớn (Tạ Thu Cúc va cs, 2000) Trong đó

có cây cải xanh cũng được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và chúng

được gieo trồng hầu như quanh năm, do đặc tính của giống chịu được cả thời tiếtnóng và lạnh Nhưng cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất vẫn là ở thời tiết

vụ thu đông và đông xuân ở miền Bắc Mùa hè có nắng to và mưa lớn nên khó trồnghơn, chúng thường được trồng trong nhà lưới Trong những năm qua, nhiều địaphương được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ một

số tỉnh thành hỗ trợ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất rau an toàn Các mô hìnhsản xuất rau an toàn nhất là phát triển rau ăn lá trong nhà lưới đã có những thànhcông bước dau, giúp tăng thêm thu nhập cho người nông dân, góp phan cải thiệnchất lượng rau cho toàn xã hội Bên cạnh đó, rau đang là thực phẩm được xã hội đặcbiệt quan tâm vì vấn đề an toàn và chất lượng Trong rau ăn lá thì cải xanh cũng là

cây có giá trị đinh dưỡng cao cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất (Caroten,

VitaminC, sắt, đường tổng số, Protein, ) Chúng còn là loại rau dùng dé ăn tươi

10

Trang 27

sống rất phô biến đặc biệt là trong mùa hè (Ngô Quanh Vinh va cs, 2002) Mặtkhác, nước ta có nguồn giống rau cải rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất trongcác điều kiện canh tác khí hậu khác nhau Bên cạnh các giống bản địa nổi bật nhưgiống cải mơ, cải mèo, còn có các giống cải tiến do các công ty nhập khâu hoặcnghiên cứu chon tạo như giống cải ngọt TN1 của công ty Trang Nông; cải xanh lá

to, cải xanh lùn, cải xanh lá vàng và cải ngọt Dat Việt DV-101 của công ty giốngRau quả Trung ương; cải ngọt Tosakan (2 mũi tên đỏ) của công ty liên doanh hạtgiống Đông-Tây các giống này đều cho năng suất và chất lượng tốt, một số cókha năng chịu nhiệt như giống TN1 Do vậy, trong gần 10 năm trở lại đây, nhiều đềtài, dự án nghiên cứu ở các cơ quan trung ương (Viện nghiên cứu Rau Quả, ViệnBao vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) và các địa phương đã tập trungnghiên cứu quy trình công nghệ và xây dựng các mô hình về sản xuất rau an toàntrái vụ Trong đó phải kê đến một số đề tài nổi bật mang lại hiệu quả to lớn về mặtkhoa học và thực tiễn như đề tài khoa học công nghệ cấp thành phố “Nghiên cứuứng dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ dé xây dựng mô hình sản xuất rau quanhnăm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm” của viện Nghiên cứu rau quả đã

được nghiệm thu năm 2002; đề tài trọng điểm cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất rau ăn

lá (cải xanh, cải ngọt) an toàn và chất lượng cao” do viện Bảo vệ thực vật chủ trì

trong giai đoạn 2004 - 2005 Như vậy, nhóm rau ăn lá đặc biệt là rau cải ăn lá hoàn

toàn có thể sản xuất trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo chất lượng vệ sinh

an toàn thực phẩm

1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam hiện nay công nghệ sản xuất trong nhà lưới tập trung tại các địaphương có thế mạnh phát triển nông nghiệp Tại Hà Nội diện tích rau sản xuất trong

nhà lưới khoảng trên 45 ha, tập trung ở Lĩnh Nam- Thanh Trì (35 ha) và Vân

Nội-Đông Anh (3 ha), còn lại nằm rải rác ở các Hợp tác xã Nông nghiệp ven đô Một sốnghiên cứu cho thấy sử dụng kỹ thuật màng mỏng đinh dưỡng (NFT) kết hợp vớinhà lưới phù hợp cho sản xuất các loại rau ăn lá tại Việt Nam như các loại rau cải,rau muong, rau cân ta, mông tơi, rau dên, rau xà lách và một sô loại rau ăn lá khác

11

Trang 28

(Viện nghiên cứu Rau quả, 2009) Công nghệ sản xuất rau trong nhà lưới có nhiều

ưu điểm: Phân tán giọt mưa; giảm trực xạ mặt trời; cách ly côn trùng, hạn chế sâubệnh Nhờ vậy, nhà lưới cho phép sản xuất rau an toàn quanh năm, hiệu quả kinh tế

cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất rau ngoài đồng ruộng Trong đó, Nhà lưới của VânNội - Đông Anh được đầu tư xây dựng từ năm 2002, kết cấu bằng khung sắt, cột sắtkiên cố, mái và xung quanh che lưới nilon Từ đó đến nay nông dân thường xuyên

bảo dưỡng để duy trì sản xuất rau trong nhà lưới Đặc biệt sản xuất rau trái vụ ở đây

cho hiệu quả kinh tế cao (15,0 - 16,0 triệu đồng/1000m” /năm) Nhà lưới sản xuấtrau an toàn của Lĩnh Nam- Thanh Trì được xây dựng bằng các cột bê tông, mái vàxung quanh che bằng lưới nilon Nhà lưới ở đây chủ yếu do nông dân tự làm để mởrộng quy mô sản xuất Đây là mô hình tiêu biểu về công nghệ sản xuất rau trong nhàlưới của Hà Nội, là địa chỉ tham quan, học tập của nông dân Hà Nội và nông dâncác tỉnh Công nghệ sản xuất rau trong hệ thống nhà lưới này vẫn là sản xuất trên

đất, có áp dụng 11 quy trình sản xuất rau trong nhà lưới do Sở Nông nghiệp và phát

triển nông thôn ban hành năm 2004 Thành phố Hồ Chi Minh là nơi có khá nhiều

mô hình ứng dụng công nghệ cao Toàn thành phố có khoảng 1.663 ha trồng rau antoàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tắn/năm Do hiệu quảcủa công nghệ sản xuất rau an toàn quanh năm trong nhà lưới, nên công nghệ nhàlưới đã lan rộng ra các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Tuy điện tíchsản xuất rau trong nhà lưới ở các tỉnh chưa nhiều nhưng hiệu quả khá rõ

1.4 Các nghiên cứu về bao màng hạt cho hạt giống

Hiện nay, việc sử dụng các vật liệu tạo ra lớp màng bao quanh hạt giốngđược xem là phương pháp an toàn và có hiệu quả đối với các loại hạt có kích thướcnhỏ Khi thế giới tiếp tục 4m lên, nhiều khu vực khô can vốn có những điều kiệnkhông thuận lợi cho nông nghiệp, sẽ ngày càng bị căng thắng, dẫn đến tình trạngthiếu lương thực trầm trọng Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệMassachusetts (MIT) đã phối hợp với các cộng sự tại trường Đại học Bách khoa

King Mohammed dé đưa ra một quy trình triển vọng bảo vệ hạt giống khỏi tình

trạng thiếu nước trong giai đoạn nảy mầm quan trọng và thậm chí cung cấp thêm

12

Trang 29

dinh dưỡng cho cây Quy trình đơn giản và chi phí thấp này, dang được thử nghiệm

liên tục và có thé được triển khai rộng rãi tại các vùng khô can Kết quả nghiên cứu

đã được công bồ trên tạp chi Nature Food

Lớp phủ hai lớp cho hạt giống đã được nghiên cứu trong nhiều năm và manglại nhiều lợi ích khác nhau Phiên bản cũ cho phép hạt giống chịu được độ mặn caotrong đất, nhưng phiên bản mới khắc phục được tình trạng thiếu nước Lớp phủmới, lay cam hứng từ lớp phủ tự nhiên bao quanh một số loại hạt như hạt chia vàhúng qué, duoc thiét ké dé bao vé hat không bị khô Nó cung cấp một lớp phủ giốnggel giúp duy trì độ 4m và bao phủ hạt Lớp phủ thứ hai bên trong chứa vi khuẩnrhizobacteria và một số chất dinh dưỡng giúp vi khuẩn sinh trưởng Khi tiếp xúc với

đất và nước, các vi sinh vật sẽ cố định nitơ vào đất, cung cấp phân bón dinh dưỡng

cho cây con sinh trưởng.

Các thử nghiệm ban đầu sử dụng đất từ các trang trại thí nghiệm ở Maroc đãcho kết quả đáng khích lệ và hiện các cuộc thử nghiệm thực địa đối với hạt giốngđang được tiến hành Nếu các lớp phủ được chứng minh có giá trị thông qua các thửnghiệm tiếp theo thì có thé được sử dụng ở quy mô địa phương và thậm chí cho cảnhững địa điểm xa xôi tại các nước đang phát triển Benedetto Marelli, giáo sư dân

sự và kỹ thuật môi trường cho biết các vật liệu cần để tạo lớp phủ luôn có sẵn vàthường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm Các vật liệu này cũng cóthể phân hủy sinh học hoàn toàn và bản thân một số hợp chất có nguồn gốc từ chấtthải thực phâm, cho phép các hệ thống vòng kín liên tục tái chế chất thải của chúng.Mặc dù quy trình này sẽ làm tăng thêm một phần nhỏ chi phí hạt giống, nhưng lạitiết kiệm bằng cách giảm nhu cầu nước và phân bón Sự cân bằng giữa chỉ phí và

lợi ích vẫn phải được xác định thông qua các nghiên cứu sâu hơn

Việc sử dụng nhiều loại thuốc hóa học với liều lượng cao trong thời gian dài

là không tốt, dư lượng thuốc trong sản phẩm nông nghiệp và đất đã làm ô nhiễm

nguồn nước ngầm, môi trường và gây tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe con

người và vật nuôi Ý tưởng bọc hạt bằng vật liệu nano xuất phát từ một thông tin

của nước ngoài Tuy hướng đi đã có sẵn, nhưng cách làm thì phải tự mày mò tìm ra

Trang 30

Sản phẩm bao màng hạt giống được dùng nguyên liệu chính là bột nano

bac/Bentonite (Ag/CTS/Bentonite) có kích thước hạt chỉ rộng từ 5 - 90 nanomet.

Hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn cao có tác dụng bảo vệ hạt giống và diệt

một số nắm gây bệnh tồn dư trong đất mà không gây ô nhiễm môi trường Bột nanobạc được gắn trên silic oxit làm nguyên liệu chính của vật liệu bọc hạt Thanh phầnnày có hoạt tính kháng khuẩn cao có tác dụng bảo vệ hạt giống và diệt một số nam

gây bệnh tồn dư trong đất như Fusarium oxysporium, Rhizoctonia solani,

Colletotrichum mà không gây ô nhiễm môi trường Tiếp theo, việc trộn bột nanobạc được gắn trên silic oxit với chất độn là bột silic oxit hoặc bentonit cùng vớiphân NPK theo tỷ lệ lần lượt là 60 - 70%, 20 - 30% và 0 - 10% Do phân NPK cầnthiết cho sự phát triển của cây mới nảy mầm được đưa vào vật liệu bọc hạt giống,nên vai trò của lớp vỏ bọc hat lúc này không chỉ để chống nấm và vi sinh vật có hại

mà còn là nguồn dinh dưỡng cấp cho cây mới nảy mầm

Đối với việc sử dụng 7richoderma trong việc tao màng bao hạt giống cải bẹxanh nói riêng và các hạt giống rau nói chung là một xu hướng tat yêu, tuy vậy cần

có các nghiên cứu sâu, xây dựng và hoàn thiện các quy trình tạo màng bao phủ hạt

giống một cách hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế

1.5 Công nghệ hạt giống, xử lý và bảo quản hạt giống

1.5.1 Tầm quan trọng của xử lý và bảo quản hạt giống

Bảo quản hạt giống là việc lưu trữ hạt giống trong điều kiện môi trường đượckiểm soát để duy trì khả năng sống của hạt trong thời gian dài Mục đích của việcbao quản hạt giống nhằm kiểm soát độ nảy mam của hạt giống, hạn chế mức tonthất về số lượng và chất lượng hạt bởi các yếu tố như nắm bệnh, sâu, côn trùng vàcác loài gam nhấm Tuổi tho của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt ban dau, nhiệt độ

và độ âm trong quá trình bảo quản, nhiệt độ và độ âm thấp làm giảm khả năng traođổi chất của hat Trước khi tiến hành bao quản dai lâu, hạt giống cần được xử lýtrước dé đảm bảo độ ẩm trong hạt không vượt quá mức nay mam của hạt giống, hạt

được xử lý phải là hạt thu hoạch ở thời điểm hạt chín hoàn toàn Xử lý hạt giống

14

Trang 31

trước bảo quản còn nhằm mục đích bảo vệ hạt khỏi các tác nhân sâu hại, mối mọt,

nắm bệnh trong quá trình bảo quản lâu dài

1.5.2 Các phương pháp xử lý và bảo quản hạt giống

1.5.2.1 Phơi, sấy hạt giống

Tất cả các loại hạt đều có khả năng hút âm, kiểm soát được độ âm của hạtgiống là rất quan trọng trong công tác bảo quản chúng Độ âm của hạt phải được

giảm xuống mức càng thấp càng tốt dé tối đa hóa tuôi thọ của hạt giống trong quá

trình bảo quản.

Phơi nắng là biện pháp phơi sấy truyền thống mục đích làm khô hạt bằngviệc kết hợp ánh nắng mặt trời và sự thông thoáng của gió Phơi nắng được áp dụngrộng rãi từ thời xa xưa ở nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, biện pháp này chỉ

áp dụng ở quy mô nhỏ, không chủ động được thời tiết Hạt giống thu hoạch vàomùa mưa gây khó khăn lớn trong việc phơi ngoài trời dẫn đến hạt dé bị nam mốc,hao hụt Khi nhiệt độ quá nóng hạt giống có thê bị nứt vỡ đề hạn chế điều này cần

cào, đảo hạt đều, che màng dé giảm nhiệt độ Ngoài ra diện tích sân phơi hạt giống,

chi phí nhân công, hạt giống dé bị lẫn tạp chat, hạt không khô đều là các van đề nangiải với cây trồng quy mô lớn

Tach độ âm bằng máy say hạt chuyên dụng giúp chủ động trong việc say khôhạt giéng mà không phụ thuộc vào thời tiết, tiết kiệm chi phí và thời gian phơi, đảmbảo hạt giống được sấy đều, không lẫn tạp chất Nhiệt độ máy sấy hạt giống dao

động từ 35 — 40°C, cánh khuấy đảo đều thường xuyên Chất hút 4m nhân tạo cũng là

một biện pháp hữu ich dé làm khô hạt Các chất hút 4m làm khô hạt có thé kể đếnnhư: Silica gel, rây phân tử, Liti Clorua, Canxi Clorua Than củi là chất hút âm giá

rẻ và phố biến dùng cho hạt giống

1.5.2.2 Công nghệ bao màng hạt giống

Công nghệ bao phủ hạt giống được lay cảm hứng từ ngành công nghiệp đượcphẩm, công nghệ này được phát triển lần đầu trên ngũ cốc vào những năm 30 củathé kỷ trước bởi một công ty hạt giống của Anh Tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng lớpphủ hạt giống vẫn được xem là một trong những biện pháp mới và hiệu quả dé bao

15

Trang 32

vệ hạt giống khỏi sâu bệnh hai, nam, côn trùng tan công hạt Lớp phủ hạt giống kếthợp với các chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng, chất đây ẩm, vi sinh vật,

thuốc trừ sâu và chất kết dính, chất độn giúp hạt giống có tiềm năng cao ngay từ

mức hạt giống Kỹ thuật này phố biến và có giá trị với các loại cây trồng như bap,

cây họ cai, cỏ định lăng.

Trong công nghệ này chất kết dính được trộn với chất lỏng và phun lên khốihạt đang chuyền động Chất kết dính tạo thành màng sau khi hỗn hợp đông kết và

nó bám chặt vào bề mặt hạt giống Phương pháp này cần thiết bị đặt biệt để thực

hiện Sau đó hạt giống được làm khô dé kiểm soát độ âm của hạt

Vật liệu phủ hạt: Sự thành công về cảm quan (hình dang hạt, độ nhan) vàchất lượng (nứt, vỡ) của hạt đã được bao màng phụ thuộc nhiều vào vật liệu phủ.Bentontte, bột đá vôi, thạch cao, bột đá linker, polymer anion, đất sét là các vật liệuđược sử dụng phổ biến trong công nghệ bao màng hạt giống Hiệu quả của vật liệu

bao màng hạt không chỉ dựa vào việc giữ lại các chất bao đính lên hạt giống và

nâng kích thước mà còn dựa vào sự tồn tại của chất tạo mang bao là vi sinh vật.Bentonite là một loại khoáng sét có tính trương nở và độ nhớt cao, thành phần cơban là montmorilonit Bentonite có hàm lượng silic dioxit cao nên có khả năng hap

thu độc tố, điệt nắm mốc cao Theo Nguyễn Văn Hà và ctv, 2020, bentonite có khả

năng cải thiện độ pH, duy trì chất dinh dưỡng, cải hiện hiệu quả sử dụng phân bón.Việc bé sung bentonite vào đất đã cải thiện đáng ké khả năng giữ nước cho đồngruộng, năng suất cây trồng tỷ lệ thuận với tỷ lệ bentonite trộn vào đất Vì vậy,bentonite còn được biết đến để cải tạo đất cát, đất bạc màu giúp cải thiện được 2yếu tố cơ bản là khả năng giữ nước và giữ các chất dinh dưỡng, làm tăng năng suấtcây trồng Việc sử dụng bentonite làm vật liệu tạo màng hứa hẹn sẽ mang đến kếtquả khả quan về chất lượng hạt giống cũng như khả năng hạt giống sử dụng đượccác chất đinh dưỡng hay chất kích thích sinh học được bổ sung trong mang bao

Theo Ehsanfar và Modarres (2005), một trong những yếu tố làm giảm tỷ lệnảy mầm và hình thành cây con là bệnh từ hạt Có thể kiểm soát mầm bệnh từ hạtbằng cách xử lý hạt giống trước khi bảo quản và trồng trọt, bao phủ hạt giống bằng

16

Trang 33

thuốc bảo vệ thực vật là một trong những cách dé đạt được mục tiêu này Công thứcthuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong lớp phủ hạt giống ở dạng bột khô và

huyền phù Lớp phủ có chứa thuốc giúp bảo vệ hạt giống và tăng hiệu quả năng

suất Trộn thuốc diệt nam vào lớp phủ có kha năng chống lại các bệnh do nam gây

ra như Pythium, Phytophthora, Rhizotonia, Fusarium trước khi hat nay mầm Nócũng bảo vệ hat khỏi các bệnh do Phomopsis gây ra Dé kiểm soát các loài côn

trùng gây hai và bệnh khác nhau, kết hop dùng thuốc trừ nam và thuốc côn trùng đãđược sử dụng rộng rãi trong xử lý hạt giống Sự tấn công của các loài động vật gặm

nhắm, côn trùng, có thể giảm ở mức độ lớn hơn bằng cách sử dụng lượng phủ hạtbằng hóa chất thích hợp Việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách bao phủ hạt giốnggiúp hạn chế sự xâm nhập của thuốc trừ sâu vào môi trường hơn, thay vì thuốc tiếpxúc phổ rộng ra môi trường, thì công nghệ này, thuốc trừ sâu vẫn kiểm soát đượcbệnh hạt nhưng sự tiếp xúc của nó với môi trường chỉ ở một diện tích rất nhỏ

Permethrin là thành phần chính của Permercide 50EC được sử dụng dé tiêu diét côn

trùng gây hại trong nông nghiệp, kiểm soát dịch hại từ vườn gia đình, lâm nghiệp vàtrong các chương trình y tế công cộng

Công nghệ tạo màng bao phủ hạt giống là một cách tiếp cận hữu ích dễ đảm

bảo sự sẵn có của các chất dinh dưỡng cho cây trồng ở giai đoạn phát triển ban đầu

Xử lý hạt giống kết hợp với các chất dinh dưỡng khoáng là một lựa chọn hấp dẫncho khu vực đất đai có nguồn dinh dưỡng sẵn có kém Các phương pháp bón phân

thông thường như bón lót, bón lá có khả năng gây thất thoát lượng phân bón cao

hơn Lớp phủ dinh dưỡng tạo điều kiện cho phân bón tiếp xúc với đất ít hơn và do

đó có nhiều chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây hơn Sự tối ưu về hiệu quả củalớp phủ hạt giống tăng cao khi hạt giống được cung cấp các chất dinh dưỡng cầnthiết từ ban đầu Lớp phủ dinh dưỡng không chỉ dẫn đến sự tăng trưởng sớm củacây con mà còn giúp chúng có sự phát triển đồng đều Theo Farooq va ctv (2012),lớp phủ hạt chứa Zn, Bo, Mo làm tăng năng suất hạt, cải thiện trọng lượng hat/qua,làm tăng chỉ số diệp lục tương đối ở đậu đũa Đậu nành được tạo viên nén có hiệuquả trong việc cải thiện chiêu cao cây, chỉ sô diện tích lá.

17

Trang 34

Theo Afzal và ctv (2020), chất kích thích sinh học có thé coi là hợp chất tự

nhiên kích hoạt quá trình sinh lý và phân tử điều chỉnh năng suất và chất lượng cây

trồng Chất kích thích sinh học được áp dụng làm lớp phủ hạt giống là: vi khuẩn và

nắm có lợi, protein có nguồn gốc thực vật và động vật, protein từ chất thủy phân vàacid amin, dẫn xuất carbohydrate, tảo, chiết xuất thảo được Các tác động có lợi từchất kích thích sinh học được áp dụng trong bao màng hạt giống là tăng tỷ lệ nảymam hạt, kích thích sinh trưởng cây trồng Amirkhani và ctv (2016) đã sử dụng bộtđậu nành làm vật liệu phủ hạt bông cải xanh, sự tăng trưởng và phát triển của câyđược đo sau 30 ngày trong nhà kính, trọng lượng tươi, trọng lượng khô, diện tích lá,

chiều cao cây, ở cây được phủ 30%, 40%, 50% bột đậu nành đều cao hơn so với hạtbông cải xanh không có lớp phủ.

Một phương pháp khác là tạo màng phủ khô bao phủ bề mặt hạt được sửdụng dé trộn hạt giống với bột khô Bột khô ở dạng này thường là thuốc trị nắmhoặc vi khuẩn Lớp màng phủ dang này thường áp dụng cho các hạt giống kíchthước to như lúa, bắp hoặc các loại hạt đậu Kiều màng bao này thích hợp thực hiệntrên trang trại với khả năng kiểm soát dịch hại tốt ngay từ giai đoạn đầu Khả năng

bám của màng phủ dao động từ 0,06 — 1% trọng lượng hạt.

Lớp màng phủ hạt hiện nay được sản xuất phô biến nhất bởi máy quay Chatlỏng được phun lên bề mặt hạt giống đang quay bên trong khối trụ rỗng, phương

pháp này có thé ap dụng với các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật Liều lượngcông thức thêm vào dao động từ 0,05 — 1% trọng lượng Đề tối ưu mục đích khi xử

lý bằng hóa chất (thuốc trừ côn trùng, thuốc diệt nắm), bột có thể được thêm vào déhấp thụ lượng dư thừa của chất lỏng

18

Trang 35

Dry powder applicator Rotary coater Drum coater

Fillers / powder Variable speed —————————

drive Binder / liquid Binder / liquid=

Hình 1.1 Thiết bi bao mang hạt giống (Afzal va ctv, 2020)

Các dạng sản phẩm hat sau bao màng gồm có:

Tạo lớp màng mỏng bao bên ngoài: Là một lớp mỏng tráng bền mặt của hạtgiống thường sử dụng polymer phủ hạt Hiệu quả của lớp phủ này được đánh giátrên cơ sở của sự nảy mầm và kiểm soát bụi hạt Trọng lượng hạt phủ lớp áo ngoài

dao động từ 2 — 5% trọng lượng hạt.

Tạo màng hạt với màng bao dày đóng kin hạt: Là phương pháp phủ hạt bổsung chất lỏng và các chất độn, kết quả tạo ra hạt giống được bao phủ hoàn toànkín Sử dụng máy quay là chính Việc bổ sung lượng lớn chất lỏng dé bao hạt, nênsản phẩm cần được làm khô dé tách độ âm trước khi lưu trữ Trọng lượng thànhphẩm dao động từ 8 — 500% Hat dang này bị ảnh hưởng bởi lớp phủ hạt day nênảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và cần nhiều thời gian hơn để nảy mầm so với hạtđược phủ ở các kiểu ké trên

Tạo màng bao đa lớp với hạt dạng viên nén: Là một bước tiếp tục từ quátrình đóng hạt, chất kết dính có thể ở dạng khô hoặc bột Trọng lượng tăng từ 500 —5000% Việc lựa chọn chất lỏng là điều cần thiết dé viên nén có khả năng nảy mam

cao, ít bị cản trở bởi lớp phủ Hạt được tạo viên là những loại hạt có kích thước nhỏ

19

Trang 36

như cải, hành tây, cà chua, cà rốt Hạt được tạo ra bởi máy quay và máy phủ xoay

chiều Mục tiêu của các máy này là phủ hạt được đơn lẻ, nhưng trong một số trường

hợp nhu cầu cần phủ hạt đôi hoặc nhiều hơn

1.5.2.3 Bảo quản hạt giống bằng kho lạnh

Là biện pháp bảo quản hạt giống tiên tiến trên thế giới Hạt giống trước khi

chuyên vào kho lạnh phải là hạt giống thu hoạch đúng thời điểm chín, làm sạch,tách độ 4m, dé nguội Bảo quản hạt giống ngắn hạn nhiệt độ từ 22 — 26°C, bảo quản

hạt giống trung hạn trong điều kiện lạnh 0°C và độ âm thấp, bao quản hạt giống daihạn cần bảo quản trong điều kiện lạnh — 10°C và độ ẩm thấp Kho lạnh phải đượcthiết kế kín, tránh tình trạng hơi lạnh lọt ra ngoài

Svalbard Global Seed Vault ở Svalbard, Na Uy được gọi là kho chứa và lưutrữ hạt giống chống tận thé, nơi đây lưu trữ khoảng 1,1 triệu các loại hạt giống, hamchứa này nắm giữ bộ sưu tập hạt giống cây lương thực đa dạng nhất trên thế giới

Mục đích xây dựng Seed Vault là dé giải quyết các trường hợp trong tương tai như

tuyệt chủng thực vật, biến đồi khí hau, thảm họa thiên nhiên, chiến tranh Hạt giốngtrong ham được lưu trữ ở nhiệt độ không đổi — 18°C, ham chứa được kiến tạo từ lớp

băng vĩnh cửu tạo thành một tủ lạnh khổng lồ, được xây dựng trên mực nước biển

150 m, trong trường hợp nước biển ấm lên băng tan ham chứa vẫn duy trì đượcnhiệt độ lưu trữ hạt giống thêm hàng trăm năm nữa Hạt giống được để trong giấybạc, niêm phong bên trong hộp và lưu trữ trên các kệ bên trong ham chứa Nhiệt độ

và độ âm bên trong ham thấp dé dam bảo hoạt động trao đối chất bên trong hạt thấp,

giữ cho hạt tồn tại trong thời gian dài, theo ước tính hạt giống được lưu giữ tại đây

có khả năng tổn tại trong hàng nghìn năm

1.6 Nghiên cứu trong và ngoài nước

1.6.1 Nghiên cứu trong nước

Năm 2018, Lý Thị Diễm Trinh thực hiện bao màng hat giống mè voi cao

lanh, polymer anion, bột đá linker, bột đá vôi Kết quả đã chọn ra các vật liệu phủ

với ty lệ tương ứng: cao lanh — polymer anion 300 %, cao lanh — bột linker (60 :40), cao lanh — bột đá vôi (50 : 50) cho kết quả tối ưu về tạo màng hạt giống mè

20

Trang 37

Theo Nguyễn Huỳnh Phương Trinh (2019), kết quả thử nghiệm ở quy mônhà lưới, hạt được bao màng với chất kết dính là bentonite, cao lanh, b6 sung dinhdưỡng khoáng va Trichoderma, cây cải be xanh có chiều cao và trọng lượng cao

hơn các nghiệm thức còn lại Hạt được bao màng nhìn chung đều phát triển tốt về

chiều cao, số lá và trọng lượng cây

1.6.2 Nghiên cứu ngoài nước

Vào năm 2017, Ovalesha và ctv đã nghiên cứu về ảnh hưởng màng bao hạt

giống đến sự phát triển của cây đậu đũa cho kết quả khả quan khá tốt Hạt đậu đũađược bao phủ bằng polymer kết hợp với thuốc trừ côn trùng (imidachloprid), thuốcdiệt nắm (mancozeb) và vi khuân quang hợp PSB đã cho thấy năng suất đồng ruộngkhá tốt về số cành sơ cấp, số quả, số hạt, trọng lượng

Theo Melo và ctv (2018), mẫu thử lớp phủ hạt giống cho kết quả khả quanvới hạt colza (Brassica napus), nang suất đạt lên đến 88 % khi sử dung bentonitekết hợp với PVA, nổi bật hơn han so với các vật liệu phủ khác trong nghiên cứu làcao lanh và thạch cao Vì vậy, đối với hạt nguyên ban, bentonite là vật liệu thíchhợp nhất đề sử dụng trong phủ hạt

21

Trang 38

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện nghiên cứu

2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ ngày 1/4/2022 đến ngày 10/2022 tại Viện Côngnghệ Sinh Hoc và Môi Trường; vườn thực nghiệm Bộ môn Sinh lý Sinh hóa, thuộcKhoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu tại khu vực thí nghiệm

Khí hậu vực thí nghiệm mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá

6n định trong năm Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ độ âm

không khí trung bình 79,5% Nhiệt độ trung bình năm là 27,55°C (tháng nóng nhất

là tháng 4, nhiệt độ khoảng 29,3°C - 35°C) Khu vực có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từtháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm là 1.979 mm số ngày mưa trungbình năm là 159 ngày (lớn hơn 90% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa).Đặc biệt, những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh,đôi khi mưa ra rich kéo dai cả ngày Mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4 nămsau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông.

2.2 Vật liệu thí nghiệm

2.2.1 Giống

Hạt giống cải bẹ xanh do công ty hạt giống An Phú Nông cung cấp: à loại hạt

giống rau ăn lá có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, tỉ lệ nảy mầm cao, hạtnảy mầm đồng đều Cải bẹ xanh đuôi phụng có cây cao trung bình, lá có khía răngcưa, cây xòe rất đẹp, là loại rau xanh dặc sản chưa nhiều vitamin A, B và E, có vịphối hợp đặc biệt rất ngon giữa cải bẹ xanh và cải ngọt (2 trong 1) Thời gian thuhoạch từ 30 - 35 ngày sau khi gieo trồng

22

Trang 39

2.2.2 Phân bón và vật tư thí nghiệm

Bentonite: Có thành phần chính là khoáng Montmorillonite, mà chủ yếu lànhôm silicat ngậm nước và thêm một số khoáng khác như Saponite, Notronite,Beidellite Bentonite có màu xám, dạng bột siêu nhỏ, với 80% số bột nhỏ hơn 74micron, 40% số bột nhỏ hơn 44 micron, phân tán trong dầu, không phân tán trongnước Xuất xứ: An Độ Quy cách: 25 kg/bao;

Chế pham Trichoderma: Chế pham được mua đưới dang túi đóng sẵn

Dinh dưỡng khoáng: Phối trộn NPK theo tỷ lệ phù hợp;

Chat tạo 4m (nước): Sử dụng giấy âm theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm

Cân trọng lượng,

Máy quay tạo màng bao phủ bề mặt hạt giống,

Thước đo, bình tam giác, các dụng cụ liên quan khác.

2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nội dung 1 Xây dựng quy trình tạo màng bao hạt giống cải bẹ xanhmang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng và kiểm nghiệm sự hiện diện của

Trichoderma

a Hoạt động 1: Xây dựng quy trình tạo mang

Xác định được tỷ lệ thành phần sử dụng trong tạo màng bao phủ bề mặt hạtgiống cải be xanh mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng Trong đó,

Trichoderma được cung cấp bởi Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môitrường, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Dinh dưỡng khoáng gồm

VIUSID agro USA (Hoa Ky) và NutriSmart (Fish amino acid) Việt Nam.

Phuong pháp nghiên cứu như sau

Các nghiệm thức tạo màng bao gồm

Bảng 2.1 Thành phần của các nghiệm thức được bao màng bằng bentonite

Trang 40

Ghi chú: tat cả các nghiệm thức NT2, NT3, NT4, NT5 được bao màng với chất bao

mang là bentonite, với mức năng kích thước hạt lên 3 lan (3x; 300%)

Bảng 2.2 Thành phần sử dụng trong tạo màng bentonite cho hạt giống cải bẹ xanh

có mang Trichoderma và dinh dưỡng khoáng

Nghiệm Hạt giống Bentonite Giiế phẩm ty seen thức (g) (g) Trichoderma sp (g) (ml) khoang

nâng kích thức 300% so với NT 1 — đối chứng

Quy trình thực hiện được thực hiện theo các bước như sau: (1) Cân định

lượng hạt giống: (2) Cân định lượng bentonite, chế pham Trichoderma sp (đối vớiNT3 và NT5) và trộn đều tạo thành hỗn hợp; (3) Cho hạt giống vào máy quay taomàng, tiến hành phun chất tạo âm (đối với NT2, NT3 là nước; đối với NT4, NT5 làdung dịch khoáng) lên hạt giống, quay trong vòng | - 2 phút cho hạt ướt đều; (4)

Cho hỗn hợp đã trộn vào máy quay tạo màng (cho từ từ) và quay tiếp trong vòng 3

— 5 phút dé hỗn hợp bám đều lên hạt Lap lại bước 4 cho đến khi hết hỗn hợp trên;

(5) Khi hạt giống đã được phủ đều, cho hạt giống ra ngoài, tiến hành phơi khô hạtgiống: (6) Cuối cùng tiến hành sàng lọc dé lựa chọn hạt giống có kích cỡ đồng đều;(7) Bảo quản hạt giống đã được tạo màng ở đều kiện lưu trữ hạt giống.

Chi tiêu theo doi: Kích thước hat thông qua trọng lượng 100 hạt, tỉ lệ hatđược nâng, thâm mỹ bề mặt hạt giống được bao màng

24

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Culliney, T.W., Grace and J.K., 2000. Prospects for the biological Control of subterranean termites (Isoptera, Rhinotermidae), With special refernce toCoptotermes formosanus. Bull. Entomol. 119, 429-433 Khác
2. Chen, J., 2009. Effect of light intensity, fertilization amount and variety on nitratee content and yield of non-heading Chinese Cabbage. Jiangsu Journal of Agricultural Sciences, v.25(4):861-864 Khác
3. Kenneth Richardson (2012). Evaluation of five leafy green Vegetables.Agricultural centre Crop Research Report No.12, Department of Agriculture, , Gladstone Road Agricultural Centre, pp: 2 Khác
6. Lee W.S., 2002. Using a Plug System to Produce Hygienic Vegetables. National Chung-Hsing University, Taichung, Taiwan ROC Khác
7. Rifai, 1969. isolates of domestic plant origin against different fungal plant pathogens for use as biopesticide Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w