1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây mục 5 bài 3 công nghệ trồng trọt 10 bộ cánh diều

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Tác giả Nguyễn Thị Mai
Trường học Trường THPT Bá Thước
Chuyên ngành Công nghệ trồng trọt
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 323,57 KB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của nước ta đã được công bố tháng 7 năm 2018 chỉ rõ việc coi trọng và tăng cường hoạt động theo định hướng giáo dục STEM

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của nước ta đã được công bố tháng 7 năm 2018 chỉ rõ việc coi trọng và tăng cường hoạt động theo định hướng giáo dục STEM (gọi tắt là hoạt động STEM) là một đổi mới căn bản của chương trình giáo dục phổ thông mới Giáo dục STEM là mô hình dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể Thông qua các hoạt động STEM, HS không những lĩnh hội được các kiến thức khoa học mà còn phát triển được các năng lực cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn

Là GV bộ môn Công nghệ thuộc nhóm khoa học tự nhiên, một trong những thành phần của giáo dục STEM, tôi đã thực hiện dạy học một số chủ đề Có rất nhiều phương pháp dạy học, để triển khai các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM Trong đó, dạy học theo dự án là phương pháp mà ở đó các hoạt động có thể tiến hành linh hoạt ngoài giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mục tiêu học tập nên được lựa chọn để triển khai cho HS

Xuất phát từ thực tiễn: Mục 5 - Bài 3 - SGK công nghệ trồng trọt 10 nói về 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Tuy nhiên, việc nhớ tên 14 nguyên tố này rất khó khăn, đặc biệt với HS miền núi Vậy làm cách nào để HS nhớ nhanh nhất, lâu nhất 14 nguyên tố này?

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến:

Trang 2

“Phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây (Mục 5 - Bài 3 - Công nghệ trồng trọt 10 bộ Cánh Diều)” với mong muốn góp

phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu

Giúp HS nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Đồng thời đề xuất biện pháp giáo dục STEM cho HS thông qua dự án học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung; nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công nghệ nói riêng; phát triển năng lực của HS

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong mục 5 - Bài 3 - SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều)

Đề tài được áp dụng với hai nhóm lớp, vào học kỳ 1 năm học 2023 - 2024 tại trường THPT Bá Thước:

+ Nhóm lớp thực nghiệm: 10A4, 10A5

+ Nhóm lớp đối chứng: 10A7, 10A8

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp thống kê toán học

Trang 3

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Khái niệm dạy học dự án

DHDA là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV, thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập

kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA

2.1.2 Quy trình dạy học theo dự án

Các bước tổ chức hoạt động dạy học theo DHDA, xem bảng dưới đây:

Bước 1:

Chuẩn bị

(Xây dựng ý

tưởng, lựa

chọn chủ đề,

xây dựng kế

hoạch thực

hiện dự án)

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng hợp với nội dung học và mục tiêu cần đạt được

- Thiết kế dự án: Xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, đối tượng sử dụng, ý tưởng và tên dự án

- Thiết kế các nhiệm vụ sao cho HS phải giải quyết được bộ câu hỏi đã định hướng

- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ HS và dự kiến các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế

- Làm việc nhóm để xây dựng

kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm

- Tìm các nguồn thông tin tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án

- Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá dự án

Bước 2:

Thực hiện

dự án.

- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá

HS trong quá trình thực hiện

- Liên hệ các cơ sở, cố vấn, khách

- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự

án theo đúng kế hoạch

Trang 4

mời cần thiết cho HS.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho HS thực hiện

- Dự kiến sản phẩm các nhóm

- Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được và xây dựng sản phẩm Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ Thường xuyên thông tin cho GV và các nhóm khác

Bước 3: Kết

thúc dự án.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án

- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự

án của các nhóm

- Tiến hành giới thiệu sản phẩm

- Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm theo tiêu chí Đánh giá sản phẩm nhóm khác

2.1.3 Quy trình tổ chức DHDA theo định hướng giáo dục STEM cho HS

Bước 1: Chuẩn bị dự án.

Nêu ý tưởng: Một ý tưởng thường xuất phát từ một câu hỏi, một sự nghi ngờ.

Vấn đề có thể mang tính lí thuyết hay tính thực tiễn Với mỗi đề tài, cách đặt vấn

đề tạo tình huống phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học; phải giúp HS xác định rõ ràng vấn đề mà HS phải giải quyết trong dự án

GV nên lựa chọn các vấn đề phù hợp, vừa sức, không quá phức tạp, có tính thực tiễn; Nên có bộ câu hỏi định hướng để HS có thể hình dung được vấn đề cần giải quyết Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực HS cần đạt được sau khi thực hiện dự án

Xác định đối tượng, hình thức, tên dự án, các yếu tố STEM.

Xác định đối tượng phù hợp với dự án Xác định thời gian phù hợp gồm cả thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện Mỗi dự án nên xây dựng thời gian thực hiện trên lớp từ 60 đến 120 phút

Hình thức tổ chức: có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phòng STEM/phòng học của nhà trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các trường đào tạo nghề

Xác định các yếu tố STEM liên quan: Khác với các dự án khác, dự án STEM

Trang 5

còn thêm bước xác định các yếu tố STEM liên quan khi thực hiện dự án GV hướng dẫn HS cần phân tích, làm rõ các thành phần S, T, E, M khi chuẩn bị dự án

Thiết kế tiến trình chi tiết dự án: Xác định ý tưởng; Mục tiêu; Xác định

được quy trình, kĩ thuật để thực hiện dự án theo giáo dục STEM

Giới thiệu dự án, chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

+ GV gợi mở ý tưởng giới thiệu dự án tới HS

+ Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ

+ Định hướng HS tìm và sử dụng các nguyên vật liệu liên quan

+ Quy định cách thức thực hiện, tiêu chí đánh giá

+ HS chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ… cần thiết để tổ chức thực hiện

dự án; GV hỗ trợ HS khi cần thiết

Bước 2 Thực hiện dự án: Thường được thực hiện theo qui trình thiết kế kĩ

thuật của giáo dục STEM Giáo án tổ chức qua các hoạt động cơ bản như mục I.4.1 Mỗi hoạt động chỉ rõ: Thời gian, hình thức thực hiện, mục đích, nội dung, sản phẩm dự kiến của HS và cách thức tổ chức hoạt động Chuẩn bị CSVC, thiết

bị, tài liệu, kinh phí cần thiết Nơi tiến hành cách bố trí HS trong quá trình thực hiện dự án phải luôn liên hệ, báo cáo kết quả thực hiên định kỳ với GV phụ trách

để được tư vân, hỗ trợ kịp thời

Bước 3 Tổng hợp kết quả dự án

Báo cáo kết quả, chia sẻ sản phẩm và đánh giá dự án Đối với dự án theo giáo dục STEM thì sản phẩm không phải là mục tiêu quan trọng nhất

Quá trình HS vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyết vấn đề cũng là một bước hết sức quan trọng

HS không chỉ nắm kiến thức lý thuyết trong chương trình mà còn biết vận dụng các kiến thức đó để giải quyết vấn đề thực tiễn

Tổng kết, đánh giá chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng nhóm trong việc lập

kế hoạch, việc phân công, hợp tác thực hiện giữa các thành viên trong nhóm

GV có thể cho HS tiếp tục mở rộng, nghiên cứu phát triển dự án

Trang 6

2.2 Thực trạng

Việc nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong bài

3, mục 5, SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều) là không hề đơn giản vì: Thứ nhất, đây là những nguyên tố ít có mối liên hệ logic, HS hầu như chỉ nhớ một cách máy móc Thứ hai, chỉ có một số ít nguyên tố được nhắc đến trong các bài sau, vì thế nên HS chỉ nhớ được một thời gian ngắn là quên ngay

Bảng 1 Khảo sát mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng của HS(năm

học 2022 - 2023)

Lớp

Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tố

Số HS nhớ 5 - 9 nguyên tố

Số HS nhớ 10 - 14 nguyên tố

Sau tiết học

Sau 2 tuần

Sau tiết học

Sau 2 tuần

Sau tiết học

Sau 2 tuần

Biểu đồ 1: So sánh mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng sau khi học và

sau 2 tuần(chưa áp dụng SKKN)

Sau tiết học Sau 2 tuần 0

20

40

60

80

100

120

Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tố

Số HS nhớ 5 - 9 nguyên tố

Số HS nhớ 10 - 14 nguyên tố

Trang 7

Từ bảng 1 và biểu đồ 1, có thể nhận xét như sau: Ngay sau tiết học, số HS nhớ được từ 1 - 4 nguyên tố chiếm tỉ lệ cao, số HS nhớ được từ 5 - 9 nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có một HS nhớ được đầy đủ 14 nguyên tố

Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: không còn HS nào nhớ đầy đủ 14 nguyên tố, số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố đã giảm đi rất nhiều, số HS nhớ được từ

1 - 4 nguyên tố tăng lên Điều này có thể được giải thích như sau: Số lượng nguyên

tố từ 1 - 4 là rất ít, HS chỉ kể 1 nguyên tố cũng được thống kê, nên tỉ lệ HS nhóm này tăng mạnh Ngược lại các nhóm khác số HS giảm, lí do số lượng nguyên tố nhiều hơn, phức tạp hơn

Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào để HS nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng một cách dễ dàng trong bối cảnh rất nhiều thông tin quan trọng khác cần quan tâm?

Dù vậy hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu “Phương pháp nhớ nhanh

14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây”.

2.3 Giải pháp

2.3.1 Đối tượng

Trong học kỳ 1 năm học 2023 - 2024, tôi lựa chọn 04 lớp tương đồng nhau

về sĩ số, lực học và các điều kiện khác bao gồm: 10A4, 10A5, 10A7, 10A8 Trong đó:

+ Lớp 10A4: Sĩ số: 42 là lớp thực nghiệm

+ Lớp 10A5: Sĩ số: 42 là lớp thực nghiệm

+ Lớp 10A7: Sĩ số: 42 là lớp đối chứng

+ Lớp 10A8: Sĩ số: 42 là lớp đối chứng

2.3.2 Cách thức tổ chức

Đối với hai lớp đối chứng: Tổ chức dạy học bình thường, không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Đối với hai lớp thực nghiệm: Tổ chức dạy học theo dự án, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Cụ thể như sau:

Trang 8

Bước 1: Đối với lớp thực nghiệm, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và đặt dự

án cho 4 nhóm Nội dung dự án như sau: “Em hãy dịch các chữ cái sau đây thành một câu có nghĩa: N, K, P, C, M, S, S và C, M, F, B, Z, C, N”

Giáo viên có thể gợi ý một số yêu cầu như: câu dịch phải có nghĩa, hay, dễ nhớ và nếu hài hước được thì càng tốt

Giáo viên đặt dự án với HS cách một tuần, trước khi tiết PPCT có nội dung mục 5 - Bài 3 - SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều)

Bước 2: Học sinh theo nhóm được phân công thực hiện dự án.

Hình ảnh chụp từ Padlet(Sản phẩm của HS khi thực hiện dự án)

Bước 3: Báo cáo dự án.

Nhóm nguyên tố đại lượng: N, K, P, C, M, S, S

Trang 9

Nhóm 1 lớp 10A4 Sân Si Nó, Không Phải Chúng Mình(S, Si, N, K, P, Ca, Mg) Nhóm 2 lớp 10A4 Nước Sông Sâu Không Phải Chứng Minh(N, S, Si, K, P, Ca, Mg)

Nhóm 3 lớp 10A4

Phấn Khởi Chào Mừng Ngày Suôn Sẻ

(P, K, Ca, Mg, N, S, Si)

Khám Phá Của Một Ngôi Sao Sáng

(K, P, Ca, Mg, N, S, Si)

Nhóm 4 lớp 10A4

Nàng Kiều Phải Chịu Một Suy Sụp

(N, K, P, Ca, Mg, S, Si)

Nhớ Khám Phá Cuộc Sống Mỗi Sáng

(N, K, P, C, S, Mg, Si)

Nhóm 1 lớp 10A5 Phân NPK, Cuộc Cách Mạng Siêu Sao(N, P, K, Ca, Mg, S, Si) Nhóm 2 lớp 10A5 Nhà Kính Phun Cát Mỗi Sáng Sớm(N, K, P, Ca, Mg, S, Si)

Nhóm 3 lớp 10A5 Chúng Mình - Người Khám Phá Siêu Sao(Ca, Mg, N, K, P, Si, S)

Nhóm 4 lớp 10A5

Người Khu Phố Chào Mừng Siêu Sao

(N, K, P, Ca, Mg, Si, S)

Người Cách Mạng Khí Phách Siêu Sao

(N, Ca, Mg, K, P, Si, S)

Nhóm nguyên tố vi lượng: C, M, F, B, Z, C, N

Nhóm 1 lớp 10A4 Có Mưa Cụ Bà Zui Như Fanta(Cl, Mn, Cu, B, Zn, Ni, Fe)

Nhóm 2 lớp 10A4 Không có đáp án.

Nhóm 3 lớp 10A4 Có Mưa Cậu Bé Zui Như Fáo (Pháo)(Cl, Mn, Cu, B, Zn, Ni, Fe) Nhóm 4 lớp 10A4 Cô Nga Chưa Mê FaceBook, Zalo.(Cl, Ni, Cu, Mn, Fe, B, Zn)

Nhóm 1 lớp 10A5 Con Zất Nhớ Cái Mạng FaceBook.(Cl, Zn, Ni, Cu, Mn, Fe, B)

Nhóm 2 lớp 10A5 Cái Món Phở Bò Zất Ngon Canh.(Cl, Mn, Fe, B, Zn, Ni, Cu)

Nhóm 3 lớp 10A5 Cô Cần Người Mở Facebook, Zalo.(Cl, Cu, Ni, Mn, Fe, B, Zn)

Nhóm 4 lớp 10A5 Không có đáp án.

Trang 10

Bước 4: Đánh giá dự án.

Giáo viên biểu dương tinh thần tham gia tích cực của các nhóm lớp và chia

ra làm hai trường hợp

Trường hợp 1: Ghép câu ở vế “nguyên tố đại lượng” với vế “nguyên tố vi lượng” được một câu hoàn chỉnh Giáo viên cho HS viết lại câu và các nguyên tố tương ứng với các từ của câu:

Phấn Khởi Chào Mừng Ngày Suôn Sẻ Cô Cần Người Mở Facebook Zalo

Trường hợp 2: Ghép câu ở vế “nguyên tố đại lượng” với vế “nguyên tố vi lượng” không được một câu hoàn chỉnh Giáo viên có thể yêu cầu HS làm một trong ba việc sau:

+ Nhớ một câu tâm đắc ở mỗi vế, đại diện cho nhóm “nguyên tố đại lượng”

và nhóm “nguyên tố vi lượng”, mỗi từ tương ứng với một nguyên tố

+ Sáng tạo một câu gồm 14 từ cho riêng mình, mỗi từ tương ứng với một nguyên tố

+ GV gợi ý cho học sinh:

Mộ

t

Co

n

Kh ỉ

Nha i

Phả i

Sâ u

Mè o

Chạ y

Zề(Về )

Fun (Phun )

Nướ c

Bắ t

Co n

Sâ u

Hoặc:

Nàn

g Kiều Phải Chịu Một Sự Cố Mà Chưa Sài Nhiều Facebook Zalo

n Cu Si Ni Fe, B Zn

Như vậy, chỉ cần HS nhớ một trong các câu nói trên (sau đây tôi gọi là câu

“chìa khóa”) thì sẽ nhớ được 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

2.3.3 Kết quả nghiên cứu

Sau khi thực nghiệm, cho HS làm bài kiểm tra, thống kê số liệu cho kết quả như sau:

Trang 11

Bảng 2 Khảo sát mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng của HS

Lớp

Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tố

Số HS nhớ 5 - 9 nguyên tố

Số HS nhớ 10 - 14 nguyên tố

Sau tiết học

Sau 2 tuần

Sau tiết học

Sau 2 tuần

Sau tiết học

Sau 2 tuần

10A4(TN

)

10A5(TN

)

10A7(ĐC

)

10A8(ĐC

)

Biểu đồ 2: So sánh mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng sau khi học và

sau 2 tuần (Lớp thực nghiệm)

Trang 12

Sau tiết học Sau hai tuần 0

10

20

30

40

50

60

70

Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tố

Số HS nhớ 5 - 9 nguyên tố

Số HS nhớ 10 - 14 nguyên tố

Biểu đồ 3: So sánh mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng sau khi học và

sau 2 tuần (Lớp đối chứng)

Sau tiết học Sau hai tuần 0

10

20

30

40

50

60

70

Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tố

Số HS nhớ 5 - 9 nguyên tố

Số HS nhớ 10 - 14 nguyên tố

Căn cứ vào bảng 2, biểu đồ 2 và biểu đồ 3 tôi rút ra nhận xét như sau:

Trang 13

Đối với lớp đối chứng: Ngay sau tiết học, số HS nhớ được từ 1 - 4 nguyên tố chiếm tỉ lệ cao, số HS nhớ được từ 5 - 9 nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp, không có HS nào nhớ được đầy đủ 14 nguyên tố Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: không còn HS nào nhớ đầy đủ 14 nguyên tố, số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố đã giảm đi rất nhiều, số HS nhớ được 1 - 4 nguyên tố tăng lên Điều này có thể được giải thích như sau: Số lượng nguyên tố từ 1 - 4 là rất ít, HS chỉ kể 1 nguyên tố cũng được thống kê, nên tỉ lệ HS nhóm này tăng mạnh Ngược lại các nhóm khác số HS giảm,

lí do số lượng nguyên tố nhiều hơn, phức tạp hơn Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát ở bảng 1 và biểu đồ 1

Đối với lớp thực nghiệm: Ngay sau tiết học, số HS nhớ đầy đủ 14 nguyên tố chiếm tỉ lệ rất cao (66/84), số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp, đặc biết không có HS thuộc nhóm nhớ được từ 1 - 4 nguyên tố Điều này chứng tỏ SKKN đã có hiệu quả cao Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: Tỉ lệ HS nhớ được 10 - 14 nguyên tố có giảm, tỉ lệ HS thuộc nhóm nhớ 1 - 4 nguyên tố và nhớ 5

- 9 nguyên tố có tăng nhưng không đáng kể Chứng tỏ SKKN vẫn phát huy tác

dụng, nếu giáo viên liên hệ với các bài sau, yêu cầu HS nhắc lại câu “chìa khóa”

thì SKKN còn đạt hiệu quả cao hơn nữa

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Sau khi SKKN được hoàn thành, học kỳ 2 năm học 2023 - 2024 tôi quay trở lại dạy học mục 5 - Bài 3 - Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều) lớp 10A3 Với các bước như sau:

+ Đây là lớp không nằm trong nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng, có lực học và sĩ số tương đương với các nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng

+ Bước 1: Dạy học không áp dụng SKKN, sau đó khảo sát ở hai thời điểm: Ngay sau tiết học và sau 2 tuần

+ Bước 2: Dạy học có áp dụng SKKN, sau đó khảo sát ở hai thời điểm: Ngay sau tiết học và sau 2 tuần

Kết quả thu được như sau:

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w