1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giải pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 3 4 tuổi có hiệu quả ở trường mầm non hoằng hà

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 182 KB

Nội dung

“Cần pháttriển một số giá trị, nét tính cách và phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập,sáng tạo, linh hoạt, tự giác” tạo điều kiện cho trẻ thích nghi vào cuộc sống .Chính vì vậy g

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG

TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI

CÓ HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG HÀ,

HOẰNG HÓA, THANH HÓA

Người thực hiện: Vũ Thị Toan

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Hà SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

TT Nội dung Trang

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.3 Xây dựng môi trường phục vụ cho hoạt động của trẻ 7 2.3.4 Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ vào

2.3.5 Giáo dục kỹ năng tự lập trong các hoạt động khác 13 2.3.6 Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh 14

Tài liệu tham khảo

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám phá thế giới bí

ẩn xung quanh, biết cách sống tự lập cao Nhờ quá trình giáo dục được rèn cách sống tự lập giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tâm lí, tình cảm Những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với trẻ và hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người “Cần phát triển một số giá trị, nét tính cách và phẩm chất cần thiết: mạnh dạn, tự tin, tự lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác” tạo điều kiện cho trẻ thích nghi vào cuộc sống Chính vì vậy giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường, nhằm giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt Trên nền phát triển từ kinh tế, chính trị cho đến những nếp sống trong xã hội hiện nay, có rất nhiều sự thay đổi Trên thực tế một số phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm tới con cái hoặc có thời gian thì lại quan tâm một cách thái quá Từ đó trẻ thiếu kinh nghiệm sống, thụ động trong hành vi, ỷ lại phụ thuộc ngay từ trong suy nghĩ Và chính những điều đó ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách cho trẻ Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, hình thành những kỹ năng tích cực, về cả thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, giúp trẻ sớm hòa nhập với môi trường xung quanh

Tính tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi cho mình mà không cần sự giúp đỡ từ người khác Có được khả năng này nó sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, để có

cơ hội phát triển toàn diện

Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn trăn trở tìm ra những biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự phục vụ Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã

hội, vì vậy tôi đã chọn “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả ở Trường Mầm non Hoằng Hà, Hoằng Hóa” Làm đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2023 - 2024 nhằm góp phần giúp

trẻ phát triển toàn diện hơn

1 2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những giải pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 3 - 4

tuổi có hiệu quả phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay

Qua việc rèn kĩ năng tự phục vụ tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những công việc tự phục vụ bản thân, giúp trẻ phát huy tính tích cực tự giác trong công việc Từ đó giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp cũng như công việc

tự phục vụ bản thân của trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

“Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả ở Trường Mầm non Hoằng Hà, Hoằng Hóa”.

1 4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả tốt tôi tìm tòi nghiên cứu một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

1.5 Những điểm mới của SKKN:

Trên thực tế có rất nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này, tuy nhiên mỗi

đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân hiệu quả phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay Đối với sáng kiến này, điểm mới của đề tài là sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của nhà trường, tác động và có hiệu quả rất lớn trong việc thực hiện tốt thói quen tự phục vụ bản thân của trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non Đề tài tập trung vào những mặt đã làm được, đề xuất những quan điểm phù hợp cho quá trình hoạt động ở trường mầm non có hiệu quả

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2 1 Cơ sở lý luận

Trong chương trình giáo dục mầm non việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là việc vô cùng quan trọng với hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải nhờ vào người khác

Tính tự phục vụ ở trẻ là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn

và đặc biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn Tuy nhiên tính tự lập không phải tự nhiên mà có được Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian nhất định Bên cạnh đó trẻ không chỉ biết tự lập mà trẻ phải biết tự phục vụ bản thân Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và

sự thành công của mỗi con người

Nhận thấy việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, là phương pháp rất quan trọng và cần thiết Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định một số vấn đề của chính bản thân trẻ Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin thực hiện một số các kỹ năng tự lập

2.2 Thực trạng của vấn đề

2 2.1 Thuận lợi

Trường mầm non Hoằng Hà đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I và kiểm định giáo dục cấp độ 2, là trường có khuôn viên rộng bên cạnh đó được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể, các cấp lãnh đạo đã xây dựng ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp, các bậc phụ huynh ủng hộ nhà trường làm mái che sân

Trang 5

vận động, lắp đặt điều hòa cho các cháu và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về chất lượng chuyên môn, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đôn đốc, góp ý, nâng cao chất lượng của giáo viên, đồng nghiệp luôn giúp đỡ lẫn nhau chỉ

ra được điểm yếu điểm mạnh nên tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non của trường, của phòng đề ra

Tôi luôn được tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên do phòng giáo dục tổ chức và được tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện để mở mang kiến thức, nâng cao chuyên môn

Bản thân luôn học hỏi, luôn yêu nghề mến trẻ, tận tình với công việc

Đội ngũ đồng nghiệp giáo viên trong trường có chuyên môn vững, luôn tạo điều kiện cho tôi học hỏi kinh nghiệm và học tập

Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho môn học đầy đủ

Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp

2.2.2 Khó khăn

Ngoài những thuận lợi đã nêu ở trên thì trong quà trình dạy trẻ bản thân tôi vẫn còn gặp không ít khó khăn

Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều Có một số trẻ còn chưa biết nói, hoặc nói chưa thạo nên gây khó khăn cho trẻ trong việc thể hiện ý muốn của mình cho cô giáo Nhiều trẻ khả năng tự phục vụ còn yếu, còn rụt rè nhút nhát nên buộc cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ Bên cạnh đó có những trẻ nghe nhưng không hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý mình nên việc rèn luyện kĩ năng cho trẻ gặp nhiều khó khăn Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ.Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: intrenet, tivi, các trò chơi điện tử nên trẻ không có hứng thú với các kỹ năng tự phục vụ

Số lượng trẻ trong lớp nhiều trẻ mới năm đầu ra lớp Bên cạnh đó do ở cuối

độ tuổi nhà trẻ nên nhiều trẻ có vốn từ hạn hẹp, có trẻ chưa biết nói hay còn nói ngọng nhiều nên chưa thể nói lên nhu cầu của mình cũng như làm theo yêu cầu của cô dẫn đến tình trạng gây khó khăn cho việc giáo dục, rèn luyện nề nếp cho trẻ Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không

có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh

2.2.3 Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát.

Trước khi áp dụng “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ 3 - 4 tuổi có hiệu quả ở Trường Mầm non Hoằng Hà, Hoằng Hóa” Tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm khả năng của các con thể hiện qua số

liệu sau:

Bảng khảo sát đầu năm (tháng 9 năm 2023)

Tổng số cháu

Kết quả khảo sát

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ %

1 Tính tự giác ở trẻ

20

Trang 6

Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ

tự lập tự phục vụ trong các hoạt động ở lớp cũng như tự phục vụ bản thân khi ở nhà Tôi luôn tìm hiểu qua sách báo để tìm ra biện pháp mang lại kết quả cao và trẻ thực sự hứng thú, khi phối hợp cùng cô thực hiện Từ thực tế kinh nghiệm của bản thân, học hỏi của đồng nghiệp, để đạt kết quả tốt nhất

2 3 Các giải pháp giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân

Hiện nay vấn đề giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ đã được quan tâm Chính vì vậy giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, trẻ biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình từ đó làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện sau này

2.3.1.Tìm hiểu về đặc điểm của trẻ trong lớp

Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ.

Để có biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo bé mà tôi đang phụ trách Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả năng nhất định của trẻ để phần nào hiểu được tâm sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất

Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên ba” Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại hư không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều hỏi lắm, khó vừa ý Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ theo ý của mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh, cái gì cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc Những tình trạng chống đối, không chịu phục tùng, nói một đằng làm một nẻo, mọi câu trả lời của người lớn dường như là không hài lòng cứ liên tục tiếp diễn, thích và muốn, được chú ý bằng mọi cách

Trẻ chơi trò chơi truyền bóng rất hứng thú và tích cực

Ví dụ: Trong giờ thể dục Khi tôi cho cả lớp chơi trò chơi nhưng vẫn còn

một số bạn chưa tập trung, không làm theo lời tôi Thậm chí còn lại gần tôi hơn hoặc đứng lùi hẳn ra xa các bạn để cho tôi biết rằng mình chưa làm theo lời tôi

Có trẻ thì biện đủ lý do như: mỏi tay, mỏi chân để không tham gia cùng các bạn.nhưng sau khi tìm hiểu, động viên khích lệ của tôi trẻ đã tự giác tham ra cùng các bạn và rất hứng thú khi tham gia

Tìm hiểu khả năng của trẻ (3-4 tuổi)

Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết được trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ hay chưa Liệu rằng có vừa sức với trẻ không? Hay những việc đó là nặng nhọc đối với trẻ Để từ đó tôi lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cho trẻ thực hiện

Tôi luôn để các câu hỏi, câu nói mở đối với trẻ trong mọi tình huống và trường hợp Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ không cảm thấy thoải mái, tùy cho trẻ chọn lựa khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế nào

Trang 7

Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ

giúp cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ Có trẻ thì cất ghế, trẻ cất sách, trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định

Trẻ tự cất đồ dùng đồ chơi khi hết giờ

Qua việc tìm hiểu khả năng của trẻ 3 – 4 tuổi giúp tôi có kiến thức để hiểu được đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng của trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động và qua đó giúp trẻ có các kỹ năng tự phục vụ bản thân

2.3.2 Lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức

Trẻ được trải nghiệm thực hành

Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn giản nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt đối với trẻ Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm hiểu và khám phá Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được Góp phần không nhỏ để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt Phát triển khả năng sáng tạo thông qua các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản phẩm Có khả năng tập trung thực hiện

và hoàn thành công việc đến cùng mà không cảm thấy mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị Trẻ học được cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau và sự phân công trong công việc làm cho bé có sự chủ động cá nhân, trong khi vẫn đảm bảo công việc chung của nhóm Học được trình tự công việc: từ khâu chuẩn bị, thực hiện

cho đến kết thúc

Ví dụ: Trong tiết khám phá khoa học trẻ được trực tiếp ngắm nhìn con cá

sẽ giúp trẻ ghi nhớ cũng như nhận xét về con cá một cách chính xác và đầy đủ Trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn khi trải nghệm thực tế

Hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ

Trẻ mầm non thích bắt trước và chúng có thể học rất nhanh những điều người lớn làm Chính vì vậy việc hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ là rất quan trọng

Ví dụ: Tôi dạy trẻ kỹ năng gấp áo:

Hình thức: Tôi cho trẻ ngồi thành nhóm, tôi giới thiệu cho trẻ tên kỹ năng

“Gấp áo” Tôi giải thích cho trẻ mục đích của việc gấp quần áo là giúp cho áo quần luôn phẳng không bị nhàu nhìn sẽ thấy gọn gàng, đẹp mắt hơn và để vào

ba lô hay tủ quần áo sẽ để được nhiều hơn

Tôi làm mẫu lần 1: không giải thích ( làm chậm, rõ ràng từng động tác) Tôi làm mẫu lần 2: kết hợp với giải thích bằng lời, khi muốn gấp được một chiếc áo trước tiên tôi trải phẳng áo, sau đó cô gấp lần lượt từng tay áo vào dọc theo thân áo (nếu áo có mũ thì cô gấp mũ từ phần cổ áo xuống thân) Sau đó cô gấp đôi áo lại

Ví dụ: Dạy trẻ thao tác rửa tay: Sắn tay áo, mở vòi nước làm ướt tay, tắt

vòi nước, lấy xà bông xoa vào tay, xoa hai lòng bàn tay vào nhau, lần lượt rửa

mu bàn tay 2 bên, rửa từng ngón tay, kẽ tay và các đầu ngón tay Cô cho cả lớp thao tác tay không Sau đó cho từng nhóm được thao tác với nước Qua đó, cô còn có thể lồng ghép việc sử dụng tiết kiệm năng lượng khi hướng dẫn trẻ

Trang 8

Hướng dẫn của giáo viên:

Lần 1: Thực hiện thao tác không phân tích (làm chậm, rõ từng thao tác) Lần 2: Nhấn mạnh vào các kỹ năng, thao tác khó (kết hợp với phân tích các thao tác bằng lời)

Hình thức và thời điểm thực hiện:

Tôi hướng dẫn theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hoặc cá nhân

Thời điểm hướng dẫn: Hoạt động học và các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (dưới hình thức các trò chơi, thi đua…)

Ứng dụng công nghệ thông tin.

Như vậy qua việc tự hướng dẫn,làm mẫu cho trẻ các kỹ năng Giáo dục trong thời đại 4.0 vào mầm non sẽ mang đến rất nhiều tính hữu ích và thiết thực Với nguồn tài liệu giảng dạy sinh động, phong phú và đa dạng hơn thông qua việc tìm kiếm trên internet Do đó, những bài học dành cho các bé

sẽ bao gồm hình ảnh, âm thanh, video… góp phần phát triển tốt ở trẻ Đa dạng phương pháp giảng dạy với sự linh hoạt: Nhờ đó, các bé sẽ hứng thú hơn trong các bài học Hiệu quả tương tác với phụ huynh tốt hơn: Thông qua phần mềm sổ liên lạc điện tử nên việc trao đổi giữa cha mẹ với cô giáo, nhà trường vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Việc ứng dung công nghệ thông tin vào trong quá trình rèn tính tự lập cho trẻ là vô cùng hữu ích với hình ảnh, âm thanh sống động, tự nhiên Tác động đến trí tuệ cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách ở trẻ

Ví dụ: Tôi có thể lựa chọn những nội dung dạy trẻ các kỹ năng tự lập, tự

phục vụ phù hợp như đĩa CD nguồn chính thống cho trẻ xem trên ti vi hay máy chiếu vào các buổi chiều hàng ngày

Trẻ cùng cô học qua màn ảnh nhỏ

Việc lựa chọn các hình thức hoạt động như: Thực hành trải nghiệm, hướng dẫn làm mẫu, ứng dụng công nghệ thông tin Từ đó giúp trẻ có những kỹ năng nhất định và đạt được kết quả mong muốn như những kỹ năng được trải nghiệm thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin

2.3.3 Xây dựng môi trường phục vụ cho hoạt động của trẻ.

Xây dựng môi trường vật chất

Ngay từ những ngày đầu được giao nhiệm vụ phụ trách lớp Tôi đã lên kế hoạch trang trí môi trường trong và ngoài lớp xanh, sạch, đẹp Trang trí các góc đảm bảo phân chia hợp lý giữa động và tĩnh, đảm bảo tính sư phạm, an toàn và thuận tiện khi trẻ sử dụng Tôi thường xuyên kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi của lớp để kịp thời sửa chữa, khắc phục những yếu tố gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động tại lớp

Bên cạnh đó, tôi trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh hỗ trợ một số nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ chơi tự tạo và đặc biệt là một số đồ dùng dồ chơi trong lớp như: nắp chai, vỏ chai, nắp bia, hộp dầu gội đầu đã dùng hết, bông…

Các góc trong lớp được trang trí bắt mắt

Trang 9

Các góc chơi được xắp xếp một cách gọn gàng giúp trẻ dễ lấy

Từ đó tôi đã làm được một số đồ dùng đồ chơi như: xúc xắc, dàn trống Đơn giản như chiếc xúc xắc mà tôi và trẻ cùng làm từ những chiếc nắp bia, ống nhựa và bông Tôi dùng chiếc xúc xắc này trong một số hoạt động của trẻ như: Làm dụng cụ âm nhạc, làm đồ dùng phục vụ việc học của trẻ Trẻ rất hứng thú khi được tham gia cùng

Xây dựng môi trường tinh thần

Tôi luôn tìm cách tạo ra cho trẻ một bầu không khí vui tươi, lành mạnh, thoải mái giúp trẻ được vui chơi, khám phá đạt hiệu quả cao nhất Tôi luôn thực hiện tốt mọi chỉ đạo của nhà trường về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện Vì vậy trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tôi không ép buộc, bắt trẻ phải làm một cái gì đó mà trẻ không muốn Bởi khi đó chắc chắn hiệu quả sẽ không cao,

mà nhiều khi lại làm tác dụng ngược Bên cạnh đó, cách cô trò chuyện với trẻ vui vẻ, ân cần, cách cô giáo dục trẻ nói chuyện với người lớn và bạn bè, cách cô

và trẻ cùng chơi cùng tham gia các hoạt động cũng góp phần không nhỏ tạo nên một môi trường tinh thần thoải mái, hứng thú

Ví dụ: Nhà trường, giáo viên, kết hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động

vui chơi thông qua các ngày lễ tết giúp trẻ hứng thú hơn mỗi khi tới trường Như tham gia ngày tết trung thu, lễ hội ngày tết quê em… Sau những lần như vậy trẻ lớp tôi rất vui khi tới trường và háo hức đợi tới các ngày lễ tiếp theo

Trẻ và cô cùng tham gia ngày tết quê em

Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh thần cho trẻ là một yêu tố quan trọng Chính vì vậy việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút trẻ và phù hợp với trẻ từ đó giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động Có cơ hội trải nghiệm

2.3.4 Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày.

Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày là vô cùng cần thiết Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi

Thông qua hoạt động đón - trả trẻ

Qua phụ huynh tôi có thêm thông tin về trẻ khi ở nhà Giúp tôi có kế hoạch

cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng tự lập, cho trẻ vào mọi hoạt động trong ngày

Trước hết là qua giờ đón, trả trẻ khi trẻ tới lớp cô chào phụ huynh và trẻ để trẻ học cách chào người lớn, chào cô, chào ông bà bố mẹ….và tôi hướng đẫn trẻ cách cất đồ dùng cá nhân của mình vào đúng nơi quy định Sau một thời gian kiên trì như vậy bây giờ trẻ lớp tôi bạn nào cũng biết nơi cất đồ dùng cho riêng mình và không để đồ nhầm vào ngăn của bạn nữa

Ví dụ: Trong giờ đón trẻ buổi sáng Tôi luôn ân cần, niềm nở đón trẻ và

chú ý tới tâm lý, sức khỏe cũng như những thay đổi của trẻ Biết trẻ rất thích

Trang 10

được khen nên chỉ đơn giản là: Hôm nay con mặc bộ quần áo này xinh quá, hôm nay con có mũ đẹp, con giỏi quá biết tự cất đồ dùng vào đúng ngăn của mình… cũng giúp cho trẻ có một ngày mới vui vẻ, hứng thú hơn

Trẻ cất đồ dùng cá nhân của mình

Thông qua hoạt động học

Giáo dục với quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay, thì sự hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ là vô cùng quan trọng Nó giúp trẻ tăng mối quan

hệ qua lại, ràng buộc từ đó trẻ có trách nhiệm hơn trong công việc, biết chủ động

và nâng cao tinh thần

Ví dụ: Trong giờ học tạo hình Tôi gợi ý cho trẻ muốn rủ bạn nào về nhóm

cùng tô màu với mình Trẻ sẽ chủ động rủ bạn và điều đó đồng nghĩa với việc trẻ phải tự mình thảo luận với bạn về vấn đề mà 2 bạn cùng tham gia, ví như tô màu gì cho bức tranh? Phối màu như thế nào? Sẽ sử dụng chất liệu gì? Tranh này treo góc nào? Và rồi trẻ sẽ phải tự đi lấy đồ dùng mà mình cần rồi cất nơi

mà trẻ đã lấy Điều đó giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp

Trẻ đang hoạt động tạo hình

Ví dụ: Trong một giờ hoạt động âm nhạc Đã một vài lần thử nghiệm và

thấy có một vài bạn không muốn lấy đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nhưng vẫn muốn được dùng như các bạn vì bạn tổ trưởng lấy giúp và tất nhiên đã chở thành một thói quen ỷ lại vào người khác Vào lúc cần sử dụng dụng cụ âm nhạc, tôi nói rất rõ ràng trước lớp “Nếu muốn thể hiện được hay hơn thì mỗi bạn nên tự chọn cho mình dụng cụ riêng sẽ nhịp nhàng và vận động tự tin hơn nhiều”, và nói riêng với cả nhóm bạn ấy một lần nữa Chỉ bằng những lời động viên, khích

lệ ấy mà các bạn đã tự lên lấy Và sau buổi đó thì mỗi khi cần sử dụng tôi đều

“Nhắc khéo”, dần dần nó đã thành thói quen và tôi không cần phải nói tới nữa Điều tôi muốn nói lên ở đây là kiên trì, nhẹ nhàng và khen ngợi kịp thời sẽ là liều thuốc bổ giúp trẻ nâng cao tính tự lập, thấy được niềm vui khi tự mình phục

vụ bản thân mà vẫn vui vẻ làm theo mà không bị ép buộc

Thông qua hoạt động góc

Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn, nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng sử giao tiếp, yêu thương các bạn trong lớp, trẻ yêu thiên nhiên và thế giới đồ vật Góp phần hình thành kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ ngay từ những ngày đầu tiên

Ví dụ: Trong các hoạt động góc, trước khi chơi tôi luôn tạo những tình huống, những hoạt cảnh giúp trẻ hứng thú, lôi cuốn hơn, trong khi chơi tôi luôn tạo tâm thế thoải mái, giúp trẻ phát huy tính tự chủ, tích cực bằng cách cho trẻ tự chọn, tự thay đổi góc chơi và tự rủ bạn cùng chơi cho mình Điều đó cũng góp phần không nhỏ tạo cho trẻ thích thú hơn trong khi tham gia hoạt động

Trẻ tham gia chơi ở góc phân vai

Thông qua hoạt động lao động - vệ sinh

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w