1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giải pháp đề tài một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi phát triển ngôn ngữ

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính vì lẽ đó mà công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt vai trò của các cô giáo mầm non, của các bậc cha mẹ là những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC I

Trang 3

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 4

1/ Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ: 4

2/ Tạo môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với trẻ 7

3/ Phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ 8

4/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động 9

5/ Tổ chức các trò chơi, đọc đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 15

6/ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển ngôn ngữ 18

7/ Phối hợp với phụ huynh 19

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 20

1 Đối với trẻ: 20

2 Đối với giáo viên 21

3/ Đối với phụ huynh 22

Trang 4

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 22Vl KẾT LUẬN : 22HÌNH ẢNH MINH HỌA 23

Trang 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3- 4 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

A LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Ông bà ta xưa có câu " Trẻ lên 3 cả nhà học nói" Thật đúng như thế, dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Trẻ em không chỉ là hạnh phúc trong mỗi gia đình mà còn là tương lai cho cả thế giới hôm nay Được chứng kiến những bước đi chập chững đầu tiên, được nghe thấy tiếng nói bi bô gọi ba, gọi mẹ, người làm cha mẹ chắc hẳn sẽ không một lần xúc động đến rơi nước mắt trước sự lớn lên của con trẻ Chính vì lẽ đó mà công tác chăm sóc, giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt vai trò của các cô giáo mầm non, của các bậc cha mẹ là những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ lại càng trở nên quan trọng bởi vì ngoài việc chăm sóc trẻ ra thì họ còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực nhất Đối với mỗi con người ai cũng có nhu cầu giao tiếp, đối với trẻ thơ tiếng nói lại càng cần thiết vì nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống trẻ Bởi chỉ có tiếng nói mới giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh, hiểu được mọi người và bày tỏ ý nghĩ của mình với mọi người

Trong công tác giáo dục mầm non ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ Trước hết ngôn ngữ là phương tiện để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội các tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh Song sự lĩnh hội đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện Chính vì vậy, ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Xuất phát từ thực tế nói trên, với tâm huyết yêu mến trẻ thơ và mong ước

vốn ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển, tôi đã chọn đề tài: “Một số biệnpháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát triển ngôn ngữ”nhằm tìm ra những biện pháp giúp

trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Trang 6

B.NỘI DUNG THỰC HIỆN : I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, nó là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách Song ngôn ngữ không phải là cái bẩm sinh, mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình đứa trẻ sống và giao lưu với những người xung quanh, và tiếng “mẹ đẻ” là cơ sở phát triển trí tuệ, là vốn quý của mọi tri thức.

Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, kết quả cho thấy trẻ 3-4 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ do đó mà giao tiếp của trẻ được hoạt động và phát triển rất cao Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh Lời nói mạch lạc giúp trẻ mở rộng giao tiếp với thế giới xung quanh, đồng thời bày tỏ được suy nghĩ của mình để người nghe dễ hiểu và hiểu một cách trọn vẹn.

Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này người lớn nói chung, giáo viên mầm non nói riêng cần chú ý quan tâm sâu sát đến trẻ để có thể tìm ra những biện pháp thích hợp để dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng, linh động trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ một cách đạt hiệu quả cao hơn

Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như: khám phá khoa học, làm quen văn học, hoạt động vui chơi…

Phát triển ngôn ngữ giúp cho quá trình hình thành vốn từ của trẻ được phát triển Qua đó phát triển lời nói mạch lạc nhằm làm giàu vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp, giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói cho trẻ để giúp trẻ phát

Trang 7

triển ngôn ngữ một cách tối đa nhất Vì vậy,phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ.

II THỰC TRẠNG:1 Thuận lợi

Được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và đào tạo, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành về cơ sở vật chất và bồi dưỡng về chuyên môn hàng năm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, và đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong trường Mầm non Hoa Cúc 1.

- Được sự giúp đỡ, trao đổi từ đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.

- Được học tập bồi dưỡng chuyên môn theo hướng đổi mới do ngành tổ chức hàng năm vào đầu năm học.

- Được tham gia dự giờ, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Trường đã trang bị một số đồ dùng dạy học phục vụ tốt cho nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ.

- Đa số phụ huynh quan tâm và phối hợp trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.

2 Khó khăn

- Vốn ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn nói ngọng, giao tiếp còn nhút nhát, chưa chủ động.

- Trong lớp có một vài trẻ còn phát âm sai, chưa rõ ràng.

- Giáo viên chưa mạnh dạn, sáng tạo, hình thức chưa có sự phong phú khi lên tiết.

- Một số phụ huynh làm công nhân nên không có thời gian quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói để uốn nắn cho trẻ về ngôn ngữ.

3 Bảng khảo sát một số nội dung giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Số trẻ đạtTỉ lệ

Trang 8

2.Trẻ phát âm đúng 13/28 46,42%

4 Trẻ diễn đạt được suy nghĩ của mình 15/28 53,57%

 Kết quả khảo sát ban đầu

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên đã thôi thúc tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển ngôn ngữ.

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Như chúng ta đã biết, phát triển ngôn ngữ nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Nhưng để thực hiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi theo quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm” là một việc làm không dễ đối với giáo viên mầm non Vậy làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ đem lại hiệu quả một cách cao nhất? để trả lời câu hỏi đó, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:

1/ Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ:

Đây là yếu tố quan trọng vì đa số trẻ chưa được học qua lớp nhà trẻ, nên lần đầu tiên đến trường lớp trẻ có cảm giác bơ vơ, xa lạ Chính lúc này tôi là người gần gũi, trò chuyện với trẻ để trẻ có cảm giác an toàn.

Vì vậy khi trò chuyện với trẻ tôi luôn tỏ ra thân thiện ân cần, lắng nghe trẻ nói, tạo cơ hội để trẻ trả lời những suy nghĩ của mình, không tỏ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với trẻ, hoặc tỏ vẻ bực dọc, cắt ngang câu chuyện của trẻ sẽ làm trẻ mất tự tin, mất hứng thú, không thích nói chuyện hoặc không thân thiện với cô Sự quan tâm, thương yêu biết lắng nghe trẻ nói, trẻ kể là yếu tố giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin và hòa đồng hơn vào môi trường tập thể, điều này sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và tiến bộ hơn Vì vậy, tôi thường trò chuyện và vui chơi cùng trẻ ở các hoạt động như: Hoạt động đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời,

Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp nên tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ Trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là

Trang 9

ngôn ngữ mạch lạc Bởi qua cách trò chuyện với trẻ, tôi mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.

Ví dụ :Trò chuyện với trẻ về ngày chủ nhật.

Để trẻ hứng thú tích cực đầu tiên tôi mời những trẻ mạnh dạn, tự tin cho trẻ kể về ngày chủ nhật của mình.

- Ngày chủ nhật của con có điều gì đặc biệt không? Có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe.

Đối với những trẻ chưa mạnh dạn, tự tin thì tôi gợi ý cho trẻ nói : - Chủ nhật vừa rồi con được đi đâu?

- Ai đưa con đi công viên chơi?

- Con đi chơi tắm hồ bơi rồi còn được nhìn thấy gì nữa? - Cho trẻ kể thêm nhiều chi tiết nhằm củng cố vốn từ cho trẻ.

Ví dụ: Khi trò chuyện cùng trẻ, tôi nêu những câu hỏi để phát triển ngôn

ngữ cho trẻ như:

- Con nhìn xem đây là hoa gì? - Hoa hồng có những đặc điểm gì?

- Để hoa tươi đẹp thì chúng ta phải làm sao? Nếu là quả thì hỏi đàm thoại:

- Còn nhìn xem đây là quả gì? - Con biết gì về quả này?

- Quả này ăn có mùi vị như thế nào?

Hoặc trong giờ học, tôi luôn tạo những tình huống để trẻ phát triển vốn từ như:

Ví dụ:

- Quả chuối này như thế nào? - Bông hoa này có đặc điểm gì? - Xe máy còi kêu thế nào?

- Ô tô còi kêu như thế nào? v.v …

Trang 10

Ngoài ra trong giờ trả trẻ, tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà, bố, mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.

2/ Tạo môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với trẻ:

Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích sự chú ý đối với trẻ để từ đó trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được khả quan hơn

Lớp học cũng như ngôi nhà thứ hai của trẻ, là một mái ấm trong đó tuy không có ông bà cha mẹ nhưng lại có một tình thân khác đó là cô giáo và các bạn Ở lớp học trẻ được học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng cô và các bạn Vì thế, tôi luôn quan tâm xây dựng môi trường lớp học sinh động, vui tươi phù hợp với trẻ.

Tôi bố trí các góc chơi khoa học, đẹp mắt, có nhiều đồ chơi, đồ dùng gần gũi với trẻ, trang trí nổi bật theo chủ điểm để thu hút sự chú ý của trẻ

Ví dụ: Chủ điểm thế giới động vật tôi bố trí và chuẩn bị những đồ dùng

rời từ phế liệu: hộp sữa, hũ sữa chua, đĩa nhựa… để trẻ làm một số con vật trưng bày sản phẩm trang trí chủ điểm Tôi luôn chú ý chọn các đồ dùng đồ chơi cho trẻ có màu sắc đẹp, đa dạng và phong phú về chủng loại.

Khi trẻ chơi, tôi bao quát, hướng dẫn, gợi ý và chơi cùng trẻ Khi chơi là lúc trẻ được tìm hiểu thêm các đồ dùng đồ chơi, ngôn ngữ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau từ đó mà trẻ thể hiện được khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ của mình.

Ví dụ: Đối với chủ điểm gia đình

Tôi tận dụng những phế liệu phế phẩm: Hộp sữa chua, hộp ván sữa, dĩa bánh kem đã qua sử dụng, tôi vệ sinh sạch sẽ cho trẻ làm thành những đồ dùng gia đình như: hũ ván sữa thì cho trẻ làm thành những chiếc nón, làm những cái nồi, cái chảo, hộp sữa thì làm tủ, làm giường, những chiếc bao, vải vụn thì tôi cắt thành quần áo cho trẻ trang trí…

Trang 11

Ngoài việc bố trí, trang trí và có nhiều đồ dùng cho trẻ hoạt động thì lớp học sạch sẽ, thoáng mát cũng tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thân thiện như khi trẻ ở nhà, trẻ ham thích đến trường, yêu quý cô giáo và các bạn.

3/ Phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ:

Trẻ 3 tuổi phát âm theo các âm chuẩn Tiếng việt đôi lúc còn ngọng Sử dụng đa dạng từ và câu trong giao tiếp còn hạn chế Cho trẻ phát âm nhiều lần và sửa lỗi kịp thời cho trẻ.

Khi tôi và trẻ cùng trò chuyện về một vấn đề gì đó thì tôi luôn chú ý nghe trẻ nói xem trẻ nói có bị ngọng, hay bị sai từ thì tôi sửa ngay cho trẻ, và cho trẻ nói lại câu nói đó Khi trẻ nói hoặc phát âm lại từ nào đó, tôi luôn kiên trì dùng những từ để động viên trẻ như “ Con nói đúng rồi đó, con nói lại và nói to lên nào? Con giỏi quá, cô biết là con nói được mà! ” Chính lời động viên kịp thời đó giúp trẻ tự tin hơn khi trẻ nói chuyện với tôi và các bạn khác.

Đối với những trẻ nói lắp, nói ngọng, tôi thường xuyên trò chuyện, trao đổi với trẻ, sửa chữa và uốn nắn những từ trẻ còn phát âm sai Tôi cho trẻ phát âm lại từ nhiều lần, cho trẻ nói chậm và kiên trì trong việc tập phát âm cho trẻ

Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức cho các cháu đọc bài

đồng dao “Lúa ngô là cô đậu nành” nhằm để trẻ phát âm đúng “l” “n” Khi trẻ đọc tôi chú ý nghe xem trẻ nào phát âm sai thì tôi sẽ sửa sai và cho trẻ đọc lại

Hoặc vốn từ trẻ còn ít, trẻ còn nói ngọng, nói thiếu chủ ngữ, để giúp trẻ có thêm vốn từ và phát âm chính xác tôi luôn cung cấp cho trẻ những từ mới, giải thích những từ khó để trẻ biết và hiểu những từ đó, luôn tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ Tôi chỉ cho trẻ cách phát âm bằng một phương pháp dễ hiểu, dễ nghe và dễ đọc nhất.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động khám phá khoa học trò chuyện về quá trình

phát triển của cây Tôi cho trẻ quan sát tranh, tôi hỏi trẻ: Con quan sát thấy những gì?

Trẻ trả lời: ná, hoa…tôi nhắc nhở, sửa lỗi phát âm và khuyến khích trẻ nói tròn câu: Thưa cô, con thấy trong tranh có lá có hoa.

Trang 12

Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật Đề tài : Quan sát con vật sống dưới

Khi cho trẻ quan sát con cá rô nhiều trẻ phát âm sai âm r-g: cá rô-cá gô, cái rổ-cái gổ thì tôi dạy trẻ cách phát âm: con cong lưỡi và phát âm chậm rãi theo cô Tôi cho trẻ phát âm lại theo tôi nhiều lần để trẻ phát âm chính xác hơn, đồng thời tôi sưu tầm, sáng tác một số bài thơ chứa âm r, g để trẻ đọc nhiều lần.

Bằng việc trao đổi, trò chuyện với trẻ, tôi kiểm tra lại những nhận thức và cách phát âm của trẻ, tôi đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời Qua đó, tôi phát hiện trẻ phát âm chưa đúng và uốn nắn, sửa cách phát âm cho trẻ Việc tập cho trẻ phát âm chuẩn, rõ ràng là một yếu tố quan trọng để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Phát âm chuẩn còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động, nhất là trong giao tiếp với người khác.

Khi trẻ phát âm chưa đúng tôi kiên trì, không nóng vội hay la mắng trẻ làm trẻ sợ sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu của trẻ Với trẻ hay nói lắp thì tôi nhắc nhở, động viên trẻ nói chậm rãi, từ tốn để trẻ tự tin, mạnh dạn, không nói lắp.

4/ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động:

Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trên lớp, tôi luôn cố gắng tổ chức tốt hoạt động trò chuyện với trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết song song với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

* Hoạt động đón – trả trẻ:

Khi trẻ đến lớp tôi tạo điều kiện gần gũi đồng thời nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, chú ý khuyến khích trẻ nói tròn câu: con chào cô con mới đến, con chào

Trang 13

Qua những lần trò chuyện như vậy, tôi có thể biết được trẻ nào vốn từ còn hạn chế, trẻ nào còn nói ngọng, để từ đó có biện pháp hỗ trợ cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ tốt hơn.

* Hoạt động làm quen văn học:

Thông qua hoạt động làm quen văn học giúp trẻ phát triển vốn từ một cách dễ dàng vì ở lứa tuổi này trẻ thích được nghe kể chuyện, đọc thơ Chính trong những câu chuyện, bài thơ có nhiều từ ngữ làm cho trẻ dễ nhớ và in sâu trong đầu.

Ví dụ: Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”

- Này cô bé kia đi đâu đấy?

- Tôi… tôi…đi qua nhà bà ngoại tôi - Thế nhà bà ngoại cô ở đâu?

- Nhà bà ngoại tôi ở bên kia khu rừng, nhà có ống khói ấy Hay ở đoạn: bà ơi sao hôm nay tai bà dài thế?

-Tai bà dài để bà nghe cho rõ - Bà ơi sao hôm nay mắt bà to thế? - Mắt bà to để bà nhìn cho rõ.

- Bà ơi sao hôm nay mồm bà to thế…?

Thông qua những câu đối thoại kết hợp với giọng kể và cử chỉ điệu bộ của tôi sẽ làm cho trẻ hứng thú và nhớ lâu về những câu nói của từng nhân vật.

Ví dụ:Trò chơi: “ Đóng kịch”:

Đối với trò chơi này rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, giúp cho trẻ diễn đạt ngôn ngữ một cách mạch lạc và nói tròn câu.

Ví dụ:Thông qua câu chuyện : “Chú dê nói dối” ( sáng tác)

Trong một khu rừng nọ có ba ngôi nhà ở gần nhau đó là nhà của Thỏ trắng, nhà của Chó đốm và nhà của Dê con.

Ba người bạn này chơi rất thân với nhau nhưng mỗi người có mỗi tính khác nhau Chó đốm thì rất ngay thẳng và cẩn thận, Thỏ trắng thì nhút nhát và hay tin người còn Dê có tính hay nói dối và ích kỉ.

Trang 14

Một hôm chó đốm nói: Hôm nay trời đẹp chúng ta hãy tổ chức đi cắm trại nhé.

Trong lúc Chó đốm và Dê con chuẩn bị đồ dùng để đi chơi cắm trại Dê con: Á đau chân quá!

Chó đốm: Hôm nay cậu đau chân thì để lần khác đi nhé Dê con: Mình chỉ đau sơ sơ thôi, chắc là đi được.

Trong lúc Chó đốm đang dựng trại, Thỏ trắng thì nấu ăn còn Dê con thì mãi chơi đùa với mấy chú bướm.

Thỏ trắng đi lấy củi nhìn thấy Dê con.

Thỏ trắng: Cậu đau chân mà sao lại nhảy được Dê con: tớ tớ hết đau rồi

Vừa lúc đó chó đốm đứng đằng sau và biết Dê con nói dối, Chó đốm tức giận bảo cậu là người ích kỉ và nói dối tớ không chơi với cậu nữa.

Dê con: Không chơi thì thôi mình chơi với mấy chú bướm thích hơn Thế là Dê con mải chơi với mấy chú bướm Ở đâu xuất hiện con cáo to đùng và đen sì có hàm răng nhọn hoắt.

Nó vồ lấy Dê con và nói: ha ha hôm nay ta sẽ được một bữa ăn ngon Dê con: Anh cáo ơi tha cho tôi đi.

Cáo: Tha cho mày à, tha cho mày tao lấy gì ăn Dê con: Hu hu có ai cứu tôi với.

Nghe tiếng Dê con gọi nhưng Chó đốm bảo Thỏ trắng: Dê con lại nói dối nữa đấy mà thôi mặc kệ cậu ấy.

Nhưng tiếng kêu cứu càng lúc càng to Chó đốm và Thỏ trắng chạy lại lấy cây đập vào đầu con Cáo làm con cáo đau quá bỏ chạy vào rừng.

Dê con: Cho mình xin lỗi hai bạn nhé từ nay mình không nói dối nữa Thỏ trắng và Chó đốm: Không sao đâu, cậu biết lỗi là tốt rồi.

Về sau Dê con không nói dối nữa và ba bạn chơi với nhau rất thân.

Thông qua câu chuyện vừa giáo dục vừa giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ

* Hoạt động khám phá khoa học:

Trang 15

Trẻ em luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh Trẻ em đến được với thế giới xung quanh là nhờ người lớn Vì vậy, giáo viên cần cung cấp vốn từ tương ứng với các sự vật và hiện tượng đem đến cho trẻ Ở những giờ học, trẻ tham gia trả lời cùng cô, trẻ được rèn luyện kỹ năng phát âm, rèn luyện câu theo cấu trúc ngữ pháp và vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học.

Chủ đề: Con vật sống trong gia đình.

Đề tài: Quan sát một số vật nuôi thuộc nhóm gia súc: con mèo, con chó Tôi đàm thoại để trẻ trả lời:

- Các con biết gì về con mèo? - Con mèo gồm có mấy phần? - Theo con thức ăn của mèo là gì?

- Ngoài con mèo còn có những con vật nào thuộc nhóm gia cầm nữa?

* Hoạt động vui chơi

Chơi là hoạt động cần thiết cho mọi lứa tuổi nhưng với trẻ chính là cuộc sống thực của chúng Vui chơi có tầm quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Khi cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi, hoa quả, tranh ảnh người lớn gợi ý cho trẻ nêu tên, đặc điểm nổi bật, cấu tạo đặc trưng của các sự vật, hoa quả đó Vốn từ không phải trẻ nào cũng giống có những trẻ này biết và có những từ trẻ không biết Thông qua giờ vui chơi trẻ sẽ trò chuyện trao đổi cùng nhau cũng giúp cho trẻ trao đổi với nhau nhằm giúp phát triển vốn từ.

Ví dụ:Tổ chức sinh nhật cho bé.

Thông qua quá trình chơi thì trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau gúp trẻ tiếp thu những từ ngữ mà trẻ chưa biết ngoài ra trẻ còn biết áp dụng từ đó vào hoàn

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w