1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 3 4 tuổi b tại trường mầm non vân am huyện ngọc lặc tỉnhthanh hóa

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường mầm non Vân Am, Ngọc Lặc - Thanh Hóa
Tác giả Phạm Thị Hà Lan
Trường học Trường Mầm non Vân Am
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Ngọc Lặc
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Để hoạt động tạo hình phát huy hết vai trò của mình trong nhiệm vụ giáodục thẩm mỹ cho trẻ Mầm non, giúp ươm trồng tài năng và sức sáng tạo cho trẻ,trong công tác đào tạo cần phải t

Trang 1

UBND HUYỆN NGỌC LẶC

TRƯỜNG MẦM NON VÂN AM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẨM MỸ, THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI B TẠI TRƯỜNG MẦM NON VÂN AM,

NGỌC LẶC - THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị Hà Lan

Trang 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 - 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 - 162.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 17 - 18

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triểnmột cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, tư duy, thẩm mỹ và tình cảm kĩ năng

xã hội, hình thành nên những yếu tố ban đầu cho mỗi đứa trẻ

Để thực hiện được mục tiêu ấy thì chúng ta cần quan tâm đến các hoạtđộng chăm sóc giáo dục trẻ lấy trẻ làm trung tâm, để tạo cơ hội cho mỗi đứa trẻthể hiện khả năng cá nhân của mình và cũng là tạo điều kiện cho giáo viên pháthiện được những tài năng riêng biệt của từng trẻ, để có những định hướng tốtgiúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Bên cạnh đó giáo dục thẩm mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự

nghiệp giáo dục trẻ Mầm non Và hoạt động tạo hình là một trong những mônhọc có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ: là phương tiện để phát triển

tư duy, trí nhớ, sự tưởng tượng; là con đường để giáo dục tình cảm xã hội; giúpphát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật,quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ; là môi trường kích thích tính

tò mò, ham hiểu biết của trẻ

Để hoạt động tạo hình phát huy hết vai trò của mình trong nhiệm vụ giáodục thẩm mỹ cho trẻ Mầm non, giúp ươm trồng tài năng và sức sáng tạo cho trẻ,trong công tác đào tạo cần phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức hoạtđộng và phối hợp với các hoạt động khác là trách nhiệm của các nhà giáo dụctrong sự nghiệp trồng người [1]

Chính vì vậy mà việc giáo dục thẩm mỹ cụ thể là hoạt động tạo hình trongtrường Mầm non là một phương tiện cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo

để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai Thông qua hoạt động tạohình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện, ngôn ngữ tạo hình và kỹ năng

cơ bản của mỹ thuật như: cách cầm bút; cách vẽ đường nét; hình khối; bố cục;màu sắc …… thông qua đó phát triển năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trítưởng tượng sáng tạo Phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác cácsự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làmphát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp Đây là yếu tố cầnthiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi, đây làgiai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp, vốnngôn ngữ của trẻ còn quá ít Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằngngôn ngữ mạch lạc Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng

để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh

Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc

sử dụng bút màu tô, vẽ, dùng đất nặn để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêuthích, chính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi cho sản phẩm từ đó làmnảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp của trẻ

Thông qua hoạt động dạy trẻ vẽ, nặn, xé dán giúp trẻ phát triển toàndiện (Đức, trí, thể, mỹ và lao động) Hoạt động này giúp trẻ những kỹ năng ban

Trang 4

đầu của những thao tác học tập như: Cách ngồi, cách cầm bút Vì vậy đây là mộtmôn học không thể thiếu được và đặc biệt không thể xem nhẹ trong công tácgiáo dục trẻ Mầm non.

Là một người giáo viên Mầm non trực tiếp chăm sóc, giảng dạy nhữngMầm non tương lai của đất nước, tôi nhận thức được tầm quan trọng của mônhọc này Tôi thấy mình cần phải học hỏi, nghiên cứu tài liệu để có những sángtạo Từ đó có định hướng chuẩn bị giáo án, đồ dùng trực quan đầy đủ, khoa học,đẹp, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi Như vậy khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạtđộng tạo hình mới cuốn hút và truyền thụ kiến thức cho trẻ đạt kết quả cao

Nhận thức rõ tầm quan trọng của bậc học Mầm non là nền móng cho cácbậc học sau này và ý nghĩa của hoạt động tạo hình đối với trẻ nên tôi đã mạnh

dạn nghiên cứu đề tài:

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ, thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc - tỉnhThanh Hóa.”

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu về chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông hoạt động tạo hìnhcho trẻ 3 - 4 tuổi B, tại trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc Nhằm giúpgiáo viên dạy tốt môn tạo hình và giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức phát huytính tích cực trong giờ học của trẻ

- Xây dựng được các phương pháp, biện pháp thiết thực nhằm nâng caochất lượng giáo dục phát triển thẩm mỹ ở trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu về một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹcho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại Trường Mầm non Vân Am,huyện Ngọc Lặc

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Đọc tìm hiểu nghiên cứu thông qua sách báo và các tài liệu liên quanđến vấn đề nghiên cứu

- Quan sát các hành vi, hoạt động và trò chuyện với trẻ hằng ngày về chủ

đề trong suốt quá trình nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Thống kê, sử lý số liệu trong bảngkhảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp

- Phương pháp thực hành: Tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi,hoạt động tham quan…bằng nhiều hình thức khác nhau, tất cả trẻ được tham giahoạt động trải nghiệm

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN.

2.1 Cơ sở lý luận.

Có thể nhận thấy dễ dàng, độ tuổi 3 - 4 tuổi là lớp mẫu giáo đầu tiên trongchương trình nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường Mầm non, là độ tuổichuyển giao giữa lứa tuổi nhà trẻ và lứa tuổi mẫu giáo Nên hoạt động giáo dụctrẻ ở lứa tuổi này chủ yếu là do trẻ được trực tiếp tiếp xúc với đồ vật

Giáo dục phát triển thẩm mỹ là một trong những mặt giáo dục nhằm pháttriển toàn diện trẻ Mầm non, góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của

Trang 5

nhân cách trẻ

Đặc biệt là tuổi mẫu giáo là thời gian đầu nhạy cảm với những “Cái đẹp”xung quanh, có thể coi đây là thời gian đầu của những cảm xúc thẩm mỹ -những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ được tiếp xúc trực tiếpvới “Cái đẹp” Từ những xúc cảm tích cực trẻ bắt đầu mong muốn hoạt động vớinghệ thuật [2]

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổimẫu giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xédán… còn vụng) Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với các bạn,lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ thay đổi nó rộng lớn hơn ở nhà mọisự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ

Các kỹ năng tạo hình của trẻ 3 - 4 tuổi ở mức độ trẻ có thể vẽ tương đốichuẩn sắc các hình học (tròn, vuông, tam giác) và rất tích cực, linh hoạt vậndụng phương thức vẽ các hình cơ bản này và các sự vật đơn giản mà trẻ quan sátđược trong môi trường xung quanh (Ví dụ: Trẻ vẽ con gà bằng hai hình trònlàm đầu và thân, các nét xiên làm chân, ngón chân…) Trong tranh vẽ trẻ bắtđầu chú ý đến màu sắc như là một dấu hiệu đẹp cho bức tranh nhưng chưa biếtcách tô màu cho phù hợp với đối tượng … [2]

Hoạt động tạo hình là hoạt động đòi hỏi con người ham muốn niềm say

mê nghệ thuật… Không có những cái đó chắc hẳn không có sáng tạo nghệ thuật

Đó là nơi cái đẹp được thăng hoa và bộc lộ rõ nét nhất Đó là lý do mà tôi chọn

đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ, thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường Mầm nonVân Am, huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa”

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

* Thuận lợi

Bản thân tôi luôn nhận được sự ủng hộ, sự quan tâm nhiệt tình của banlãnh đạo nhà trường, của các cấp lãnh đạo địa phương về việc tạo điều kiện cơ

sở vật chất, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ

Lớp có 2 cô trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn, học hỏi lẫn nhau trongcông tác

Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện.Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và luôn ý thức được tầm quantrọng của việc cung cấp kiến thức tạo hình cho trẻ, luôn trao dồi kiến thức từ bạnbè đồng nghiệp

Tôi luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình đối với côngviệc nhà trường cũng như của lớp Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theođúng độ tuổi của mình

Qua các năm thực hiện chương trình giáo dục Mầm non bản thân đã thựcsự có nhiều đầu tư vào tiết dạy, đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hìnhthức cho trẻ phát triển thẩm mỹ cho trẻ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Song trong việc dạy trẻ cũng còn có nhiều hạn chế

* Khó khăn:

Đối với bản thân, tôi nhận thấy mình chưa biết cách khơi gợi tạo cảm

Trang 6

hứng cho trẻ khi học tạo hình Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạcảm xúc phẩm mỹ cho trẻ Quá trình tổ chức còn nặng nề kết quả sản phẩm,chua chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy và rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ.

Mặt khác ở nhóm lớp tôi phụ trách 50% số trẻ trong lớp chưa qua nhà trẻnên kỹ năng tạo hình của trẻ hầu như chưa có Vì vậy trẻ còn nhút nhất chưa tíchcực hoạt động Phần lớn trẻ chua biết cách nhận xét bài của bạn cũng như làcách diễn đạt câu

Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn, đồ dùng để hoạt động tạohình còn hạn chế, chưa có giá vẽ, các loại màu cho trẻ vẽ còn chưa phong phú

Một số bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu về trách nhiệm của gia đình trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứatuổi Mầm non Do vậy việc kết hợp giữa cha mẹ và cô giáo còn hạn chế Một sốphụ huynh có quan tâm tới việc học tạo hình của con, song phương pháp dạycho trẻ chưa đúng như: Cầm tay cho trẻ vẽ, vẽ sẵn cho trẻ tô màu Vì vậy chưatạo điều kiện để trẻ phát huy hết năng khiếu của mình

Từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi

sâu vào nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ, thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi B tại trường Mầm non Vân

Am, huyện Ngọc Lặc”.

Kết quả khảo sát đầu năm: (Tháng 9 năm 2023)

Nội dung

Đánh giá Tổng số trẻ

Kết quả khảo sát

Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt

- Trẻ hứng thú tham gia

- Trẻ có kỹ năng khi tham

Qua kết quả khảo sát thực tế ở lớp tôi thấy trẻ chưa thực sự hứng thú vớihoạt động tạo hình nên còn rất hạn chế trong việc tạo ra sản phẩm tạo hình Vìvậy tôi bắt đầu lập kế hoạch, học hỏi đồng nghiệp nhằm tìm ra các giải phápthiết thực giúp trẻ phát triển tốt hơn trong hoạt động tạo hình

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Giáo dục thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học phong phú, hấp dẫn giúp trẻ hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp.

Ở lứa tuổi này những hiểu biết về cái đẹp nói chung và cái đẹp trong tạohình nói riêng đang còn rất sơ đẳng Với trẻ cái đẹp đơn giản chỉ là những hìnhảnh sống động, có màu sắc sặc sỡ hay là những con vật, đồ vật rất gần gũi đượcchúng ta vẽ, nặn, tạo hình, sắp xếp trang trí lớp học của bé Giúp bé quan sát Xung quanh xem lớp mình có gì khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé Đây là tác động

Trang 7

cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ Vì vậy tôi đã tìm hiểu

yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ

Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề,các tiêu đề của các góc Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm các hìnhảnh ngộ nghĩnh có màu sắc bố cục hợp lý và có tên thật gần gũi với trẻ

VD: Mảng chủ đề tôi để vị trí chính giữa lớp để trẻ dễ nhìn dễ thấy Nộidung của chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trườngMầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt… và các bé đang chơi…Chủ đề gia đình có hình ảnh gia đình gồm bố, mẹ và các con đang dắt tay nhau + Các góc hoạt động như góc phân vai, trò chơi đóng vai gia đình tôithường nhờ trẻ sưu tầm hình ảnh bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụchế biến, có các món ăn như cá, gà… Hay góc xây dựng tôi sưu tầm hình ảnh

bé vận chuyển các vật liệu xây dựng, cho trẻ cùng tìm kiếm các đồ dùng xâydựng như gạch, cây từ họa báo hay ở góc chơi nghệ thuật, tôi cho trẻ được tạohình bằng đất nặn từ các thao tác đơn giản như xoay tròn, lăn dọc các thỏi đấttạo thành dải dài và nối chúng lại thành một chiếc vòng tay Từ đó trẻ hứngthú tạo ra các sản phẩm đơn giản nhưng cũng thiết thực Bên cạnh đó tuỳ theotừng chủ đề trong góc tạo hình mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức,các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại

VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, sáp màu, đất nặn, lá cây, các hạt lạc, hạt đậuđỗ , ở đây nguyên vật liệu thì tôi luôn để ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sửdụng khi vào hoạt động Từ đó giúp trẻ được củng cố và làm quen kiến thức đógiúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn trong giờ hoạt động chung

Ảnh: Trẻ chơi hoạt động góc nặn vòng tay bé

Tôi thường xuyên thay đổi thứ tự, sắp xếp các đồ chơi trong lớp, bổ sung

đồ dùng đồ chơi vào các góc chơi, hay bài trí lớp học, trang trí những hình ảnhcủa chủ đề mới và huy động trẻ sưu tầm họa báo, vẽ, dán những bức tranh đểcùng trang trí trong lớp Từ sản phẩm có bàn tay góp sức của trẻ được treo lên

để trang trí lớp, tôi cảm nhận thấy niềm vui sướng của trẻ, trẻ quan sát, cùngnhau nhận xét và có ý thức hơn, mong muốn được góp sức cùng cô làm cho lớphọc thêm xinh đẹp Những sản phẩm của trẻ được trang trí lớp lại phục vụ được

Trang 8

nhu cầu vui chơi của trẻ tôi cảm giác trẻ tự tin vui vẻ hơn khi tới lớp, cũng từđây ý thức giữ gìn lớp học, giữ gìn đồ dùng đồ chơi cũng được nâng lên, trẻ biếtgiữ gìn những hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp, biết cùng nhau chơi,cất đồ dùng và sắp xếp đồ dùng gọn gàng đúng như theo hướng dẫn của cô Saukhi trẻ được cùng cô tạo nên những sản phẩm trang trí lớp thì tôi cảm thấy nhucầu, hứng thú của trẻ mong muốn được tham gia vào hoạt động tạo hình đượctăng lên rõ rệt.

Ví dụ: Ở chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”, tôi không trang trí toàn

bộ chủ đề mà chỉ chọn hình ảnh chính trong chủ đề nhánh để trang trí, và yêucầu trẻ tự sưu tầm hình ảnh họa báo cũ hay những tấm giấy nhỏ cô chuẩn bị trẻ

có thể vẽ, tạo hình thành những tấm lô tô để bổ sung và hoàn thiện cho chủ đề

Điều này làm cho trẻ phát triển kĩ năng lựa chọn hình ảnh hợp lý, cáchphối màu, rèn kỹ năng bôi hồ và dán sao cho khéo léo; và khi tự tay trẻ có thểtạo ra được những sản phẩm hoàn chỉnh để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chohoạt động hàng ngày khiến trẻ háo hức tạo ra các sản phẩm đẹp kích thích sự

tò mò, sáng tạo làm cho lớp học thêm phong phú

Ở góc nghệ thuật, tôi để dành một mảng tường để trẻ trưng bày sản phẩmtạo hình Và mỗi trẻ sẽ có một túi đựng sản phẩm có kí hiệu riêng biệt, sau khihoàn thành sản phẩm trẻ sẽ tự tay trưng bày sản phẩm của mình, từ đó trẻ cốgắng làm bài thật đẹp để mọi người cùng ngắm nhìn và nhận xét và cũng khuyếnkhích trẻ tự nguyện, tích cực tham gia hoạt động tạo hình cũng như tự tin hơnqua các buổi hoạt động tạo hình

Hay môi trường bên ngoài lớp học cũng được nhà trường chú trọng đầu tư

và xây dựng cho phù hợp với lứa tuổi Mầm non Các hình ảnh vẽ minh họa nhưnhững câu truyện, những đồ dùng đồ chơi cũng bắt mắt, dễ nhìn, rõ ràng,

Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tôi cho trẻ làm quen với hoạtđộng tạo hình bằng cách cho trẻ vẽ bằng phấn trên nền sân tạo thành ông mặttrời, chùm bóng bay, bông hoa; hay nhặt và xếp lá cây, cành cây tạo thành ngôinhà, thuyền buồm, dùng sỏi đá để xếp tạo thành ô tô hoàn chỉnh khi kết hợp giữaxếp thùng xe, đầu xe Tạo hình cũng có thể tìm thấy trong các hoạt động chơivới cát và nước: Cung cấp cho trẻ các loại phương tiện khác nhau để trẻ có thểthổi bong bóng, thổi ống hút tạo ra các công trình hoặc các họa tiết trên cát ẩm,

có thể vẽ tạo hình trên cát

Ảnh: Trẻ xếp hình ô tô bằng sỏi đá khi hoạt động ngoài trời.

Trang 9

2.3.2 Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ qua rèn nề nếp, thói

quen hoạt động cho trẻ

Vào đầu năm học, đa số trẻ chưa có thói quen tập trung trong các hoạtđộng vì ở nhà trẻ đang còn chơi tự do, hoặc bố mẹ đang còn cưng chiều, phục vụtrẻ; có những trẻ mới đến trường nên khi tham gia vào các hoạt động trẻ cũngchưa thật sự chú ý, trẻ còn nói chuyện, tự do đi lại Chính điều này đã ảnh hưởngrất lớn đên khả năng tập trung tư duy, kỹ năng thực hiện hoạt động của trẻ Dovậy đưa trẻ vào nề nếp ngay từ đầu năm giúp trẻ khi tham gia vào các hoạt động

sẽ đạt hiệu quả cao Khi trẻ có nề nếp tốt thì trẻ sẽ có sự tập trung chú ý cao,hứng thú, say mê, chú ý quan sát, lắng nghe, có trí tưởng tượng sáng tạo tronghoạt động Trẻ cần có nề nếp trong hoạt động, biết thực hiện nề nếp giờ nào việcấy, có thói quen chú ý lắng nghe thì trẻ mới có thể hiểu được những hướng dẫn,yêu cầu của cô từ từ trẻ mới có được các kỹ năng cần thiết khi thực hiện cáchoạt động

Thời gian đầu tôi phải đưa ra những nội quy của lớp, yêu cầu trẻ phảicùng nhau nhớ nội quy của cô, thực hiện Tôi chia lớp ra thành tổ, nhóm nhỏ để

dễ kiểm soát và có điều kiện hướng dẫn các kỹ năng tới từng trẻ Tôi sắp xếpxen kẽ lẫn những trẻ nhanh nhẹn gần trẻ nhút nhát, chậm chạp, giao nhiệm vụcho trẻ khá kèm trẻ yếu, có nhận xét động viên kịp thời những trẻ tích cực cótiến bộ Hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện các yêu cầu của

cô, khuyến khích trẻ mạnh dạn trao đổi trong khuôn khổ hoạt động Tôi cũng tậptrung quan sát gần gũi, nhẹ nhàng, nghiêm khắc rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thóiquen và kỹ năng thực hiện các hoạt động

Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách dùng các mệnh lệnh, khẩu lệnh, đôilúc là kí hiệu để trẻ chú ý quan sát, lắng nghe cô hướng dẫn và thực hiện theo.Tôi tích cực tổ chức lôi cuốn trẻ vào các hoạt động chiều thường xuyên và đãthu được kết quả khả quan: trẻ có nề nếp, có thói quen, bước đầu có một số kỹnăng thực hiện các yêu cầu của cô và điều này cũng khích lệ tôi tích cực tổ chứccác hoạt động cho trẻ Trẻ đã chú ý lắng nghe biết tập trung tư duy suy nghĩ vàthực hiện các yêu cầu của hoạt động, khi hoạt động theo nhóm trẻ đã biết cáchtrò chuyện hỏi han thảo luận với nhau cùng nhau thực hiện các yêu cầu của cô

2.3.3 Nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động

học có chủ đích:

Muốn nâng cao chất lượng phương pháp dạy tạo hình trẻ, ở lớp mẫu giáo

3 - 4 tuổi kết quả cao Trước hết là tìm hiểu nắm chắc nội dung chương trình củamôn tạo hình, phân loại các tiết dạy như vẽ theo đề tài hay theo mẫu, nặn hay xédán Mỗi tiết dạy vẽ có liên quan đến những vấn đề gì? gia đình hay nhà trường,thiên nhiên hay xã hội để lập kế hoạch cho từng tiết, soạn giáo án làm đồ dùngcho từng tiết cho phù hợp

Tôi tìm ra những tài liệu có liên quan đến đề tài, để đọc, nghiên cứu tìm racho mình những phương pháp tốt nhất để nâng cao kết quả giờ dạy Tôi học hỏitham khảo ý kiến những chị em dày dặn kinh nghiệm để học hỏi dạy môn tạohình, nên làm gì và truyền thụ kiến thức đến cho trẻ làm sao đạt kết quả tốt nhất.Các buổi học chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, tôi đều được Ban lãnh đạo

Trang 10

nhà trường cho tham gia nên tôi cũng được tiếp thu đầy đủ và áp dụng ngay vàoquá trình dạy trẻ.

Trước mỗi tiết dạy tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ nội dung, soạnbài nắm chắc nội dung yêu cầu trọng tâm của tiết dạy

Nếu tiết dạy của tôi là tiết "Vẽ theo mẫu" tôi xác định nội dung trọng tâm

là vẽ theo vật mẫu

Với lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi loại tiết này đối với trẻ dạy là hơi khó hơn sovới tiết vẽ theo đề tài hay theo ý thích, bởi trẻ phải quan sát thật tỷ mỉ, chính xáctranh mẫu và khi trẻ thể hiện mặc dù có sáng tạo nhưng không được quá sai vớitranh mẫu của cô giáo Với tiết này phát triển ở trẻ óc quan sát tỷ mỉ sự chú ýghi nhớ có chủ định, tính kiên trì, say mê sáng tạo nghệ thuật Vì vậy tranh vẽmẫu của cô phải đẹp, hấp dẫn, rõ ràng Đối với tiết dạy tạo hình cho trẻ ngoàiviệc chuẩn bị tranh mẫu hoặc vật mẫu thì việc dạy trẻ quan sát tranh (vật mẫu)

và đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi là vô cùng quan trọng vì vậy giáo viên phảichuẩn bị hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn rõ ràng dễ hiểu để trẻ nắm được các kỹnăng để tạo ra sản phẩm đẹp, thể hiện được tính sáng tạo của trẻ

Sau khi chuẩn bị tranh tôi suy nghĩ phải tiến hành các bước ra sao cầnlồng ghép những vấn đề gì để vừa nhẹ nhàng, linh hoạt sáng tạo, hấp dẫn và phảiphù hợp với trẻ

Ví dụ: Tiết dạy: "Vẽ con gà trống"

Trước khi vào lớp học tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ đi dạochơi quan sát gà trống và gợi ý câu hỏi: con gà trống có đặc điểm gì? gà trống có

bộ lông thế nào? gà trống có mấy chân? Điểm nổi bật ở chân gà trống là gì? …

Ngoài ra khi vào tiết học tôi còn tích hợp các môn học khác, sưu tầmnhững tranh ảnh, bài thơ, bài hát câu đố có liên quan đến con gà trống để lồngghép vào hoạt động giúp cho giờ học thêm phần sinh động và hấp dẫn

Khi vào hoạt động tôi dùng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằmcủng cố lại phần kiến thức hình ảnh mà trẻ được quan sát ở hoạt động dạo chơi,tiết hoạt động mẫu đồ dùng trực quan của cô là một tranh mẫu

Với tiết đề tài "Vẽ hoa mùa xuân" trẻ bày tỏ nhận thức, cảm xúc về cái

hay, cái đẹp của các loài hoa trên trang vẽ của mình Nhìn vào bài vẽ, người lớn

có thể đọc được suy nghĩ, tình cảm của trẻ thấy được khả năng quan sát ghi nhớcủa trẻ, về thế giới xung quanh mà trẻ được quan sát sự vật (Hoa mùa xuân).Với tiết này đồ dùng trực quan của cô là 3 tranh mẫu mỗi bức tranh có nội dunghấp dẫn trẻ khác nhau, tranh 1 đơn giản hơn và sẽ tăng dần sự phức tạp phongphú ở các tranh sau

Tôi lần lượt đưa tranh ra cùng với hệ thống câu hỏi “Bức tranh vẽ gì?cánh hoa có đặc điểm gì? màu gì? sau đó đàm thoại đến tranh 2, tranh 3 để trẻnhận biết được sự phong phú của mỗi bức tranh

Sau đó cho trẻ so sánh 3 bức tranh để thấy sự khác nhau và phát triển củacác bức tranh

Khi trẻ quan sát đồ dùng trực quan xong tôi cho trẻ thực hiện, chú ý quansát giúp đỡ trẻ gợi mở để trẻ đưa ra ý tưởng cần thể hiện, giúp trẻ có sáng tạotrong bài vẽ của mình

Trang 11

Với tiết: "Vẽ theo ý thích" có phần dễ hơn so với tiết vẽ theo đề tài, vẽ

theo mẫu đối với trẻ, bởi nó không giới hạn trong một phạm vi đề tài nào cả, màtrẻ có thể tự do bộc bạch tâm tư, tình cảm hiểu biết của mình về bất cứ sự vậthiện tượng nào mà trẻ nhìn thấy trong phạm vi một chủ để đang học, ghi chépvào trí nhớ, trẻ tái tạo lại trên trang vẽ những gì mà trẻ yêu thích, trẻ cảm nhận

và trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm vẽ của mình

- (Vẽ theo ý thích) lại càng có cơ hội giúp trẻ bộc lộ nhận thức của mình

về thế giới xung quanh nhiều hơn, phong phú hơn

Tiết vẽ theo ý thích: Khi trẻ hoạt động tôi hướng dẫn chung xong đếntừng trẻ gợi cho trẻ vẽ tốt vẽ có sáng tạo hơn Đưa ra những câu hỏi gợi mở đốivới trẻ vẽ trung bình vẽ yếu giúp trẻ đưa ra được ý tương của mình như: “ Conthích vẽ cái gì, vậy con vẽ cái gì trước ?

Như vậy, khi dạy trẻ vẽ, cô giáo là người khơi gợi giúp trẻ bộc lộ cảm xúccủa mình nhiều nhất, đưa ra những lời động viên khuyến khích trẻ kịp thời đểkhích lệ trẻ tham gia hoạt động tích cực sáng tạo Đồng thời hình thành cho trẻkhả năng quan sát, ghi nhớ các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ biết nhận thứcđược cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ đối với tiết dạy trẻ vẽ

Cô dạy tiết mẫu chỉ cần chuẩn bị một tranh mẫu, nhưng đối với tiết vẽtheo đề tài lại cần phải chuẩn bị nhiều tranh Nhưng cho dù ở tiết nào bức tranhphải toát lên nội dung trẻ cần thể hiện là chủ đạo, màu sắc phải đẹp, sống động,

rõ ràng, bố cục hợp lý, gần gũi không xa lạ Để dùng trực quan phải đưa ra đúnglúc, đúng chỗ, linh hoạt sáng tạo

Còn với tiết nặn, hay tiết xé dán cần sự cảm giác, khéo léo của đôi bàn tayvới chủ đề “Thế giới động vật” Nặn thú rừng” ở hoạt động gây hứng thú cô chotrẻ xem mô hình vườn bách thú, hay vườn bách thú qua màn ảnh nhỏ rồi đàmthoại dẫn dắt vào bài rồi mới cho trẻ quan sát mẫu nặn của cô phần hướng dẫn nặn tôi hướng dẫn kỹ trẻ cách nhào mềm đất, cách chia các phần sao cho phùhợp cách lăn dọc, hay xoay tròn, hay dùng các đầu ngón tay để miết…

Bất kỳ ở 1 hoạt động nào của tạo hình, vẽ, xé dán hay nặn cũng đều cần

có sự khéo léo, tỉ mỉ mới tạo nên được sản phẩm tạo hình và tạo hình là 1 mônnăng khiếu, khiếu tay nên không phải trẻ nào cũng tạo được một sản phẩm, Vìvậy khi cho trẻ hoạt động tôi luôn bám vào yêu cầu của đề tài và tùy vào mỗi tiếthoạt động tôi phân trẻ thành 3 cấp độ để hướng dẫn vẽ

+ Trẻ thực hiện yêu cầu của cô tốt có sáng tạo với những trẻ như vậy tôihướng dẫn qua để trẻ thực hiện theo sự sáng tạo của trẻ

+ Với trẻ thực hiện yêu cầu của cô ở mức độ trung bình khi hoạt động tôihướng dẫn kỹ hơn gợi ý trẻ vẽ sáng tạo như: Ở chủ đề nước và hiện tượng tựnhiên” Đề tài “ Vẽ ông mặt trời” Con vẽ ông mặt trời thế nào, Vẽ ở đâu củatrang giấy, vẽ nét gì để tạo thành ông mặt trời…

+ Với trẻ thực hiện yêu cầu của cô ở mức độ yếu, kém tôi hướng dẫn trẻ tỉ

mỉ từng nét cơ bản cũng với đề tài trên với trẻ ở cấp độ này tôi gợi ý hỏi trẻ :Con vẽ vào giữa trang giấy, vẽ nét cong tròn khép kín để tạo thành ông mặt trời,

vẽ những nét thẳng tạo thành tia nắng Nhờ vào phân cấp độ trẻ để hướng dẫn

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w