TỎNG QUAN TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiên địch ký sinh sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker và xác định đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh nhộng Brachymeria euploeae và Brachymeri (Trang 22 - 38)

1.1 Phân loại, nguồn gốc và phân bố của cây dừa

Cây dừa lần đầu tiên được trồng như một loại cây trồng vào những năm 1840

có tên khoa học là Cocus nucifera L. là một trong những loài thuộc giới Plantae, bộ

Arecales, họ Arecaceae, chi Cocos, loài Cocus nucifera. Nguồn gốc cây dừa vẫn đang là vẫn đề gây tranh cãi, một số đọc giả cho rằng nó có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc từ miền Tây Bắc Nam Mỹ. Tại New Zealand các nhà khoa học chỉ ra rằng các loài tô tiên

cây dừa đã từng mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Ngày nay, cây

dừa đã phổ biến khắp các khu vực nhiệt đới và cận xích đạo. Tuy nhiên, cây dừa tập trung nhiều nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là loại cây trồng nông nghiệp truyền thống, có sức sống mãnh liệt, phát triển rộng, phát triển tốt ở khu vực duyên hải đến đồng bằng, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven biển (Grimwood

và Ashman, 1975).

Việt Nam có tổng diện tích dia khoảng 172.000 ha (ICC, 2020), riêng Bến Tre có 72.482 ha dừa, sản lượng 637.870 tấn (Cục Thống kê Bến Tre, 2019). Dừa là cây trồng truyền thống của Bến Tre và giữ vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế của tỉnh. Dừa rat dé trồng, có khả năng thích nghỉ rộng trên nhiều vùng sinh thái, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt với tac động của biến đôi khí hậu.. Dừa và các ngành nghề có liên quan đến cây dừa như thủ công mỹ nghệ và sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm đã giúp tạo ra việc làm và mang đến nguồn thu nhập đáng ké cho lao động nông thôn. Dừa cung cấp nguồn thực phẩm chính (chủ yếu là chất béo) nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời là nguồn nước giải khát

thơm ngon, bô dưỡng được nhiêu người ưa thích. Dừa lây dâu và dừa uông nước là

những mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.

Theo tài liệu “Kỹ thuật trồng thâm canh dừa” của Trung tâm Khuyến nông Bến Tre, tại Bến Tre hiện nay có 2 nhóm giống chính: nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn. Ngoài ra, còn có nhóm giống dừa lai được lai giữa dừa cao và đừa lùn (F1) cho năng suất và chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, diện tích trồng nhỏ lẻ không đáng kể. Nhóm dừa cao (dừa công nghiệp): gồm các giống như ta xanh, ta vàng, dâu xanh và dâu vàng. Dừa cao có thân to, cao có thé cao trên 20m, dừa cao nhiều lá hơn đừa lùn (khoảng 40 lá/cây), kích thước trái từ trung bình đến lớn. Đặc tính giống của dừa cao gồm: tốc độ sinh trưởng chậm và ra trái muộn (6-10 năm sau trồng), thụ phấn chéo với tỉ lệ cao nên dé bị lai, chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường (chịu hạn và ngập gidi), sống lâu lên đến 80 -120 năm, copra dầu và sợi có chất lượng cao và trái gia sau 12 tháng thụ phan. Nhóm dừa lùn (dừa uống nước) gồm các giống như: dừa xiêm xanh, dita xiêm lục, dừa o xanh, dừa éo nâu, dừa dứa. Cay thấp, có chiều cao từ 7,5 — 9 m và trổ hoa khi cây chỉ cao khoảng Im, có ưu điểm là cho rất nhiều trái. Đặc tính nhóm dừa lùn là tốc độ sinh trưởng nhanh và cho trái sớm (4 — 5 năm sau trồng), phần lớn tự thụ phấn, chống chịu kém với điều kiện môi trường đòi hỏi đất tốt và khí hậu thích hợp mới cho năng suất cao, có đời sống ngắn chỉ khoảng 30 năm và thường được trồng để uống nước dừa tươi (Nguyễn Bảo Vệ, 2005).

1.2 Tình hình sâu hại chính trên dừa

Một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất đừa ở các quốc gia trồng dừa trên thế giới là sâu hại. Cây dừa bị một số côn trùng gây hại tấn công quanh năm (Thampan, 1975). Bộ Coleoptera có số lượng nhiều nhất, và có tổng cộng 323 loài gây hại trên dừa (Child, 1974). Hầu hết các loài bọ cánh cứng đều ăn lá, rễ, hoặc khoan lỗ trên chéi non. Trong đó, Curculionidae, Chrysomelidae va Scarabaeidae là ho gây hai nghiêm trong, dẫn đến mất lá va hư hại cây dừa

(Howard và ctv, 2001). Aceria guerreronis Keifer, là loài bọ gây hại nghiêm trọng

va phá hoại các quả hạch chưa trưởng thành gây mat năng suất nghiêm trong. Bo

dừa (Brontispa longissima Gestro.), đuông dừa (Rhynchophorus ferruginenus O.)

va sâu đầu den hai dừa (Opisina arenosella Walker.) là những loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng nhất ở các vùng trồng dừa lớn trên thế giới (Kurama và ctv, 2015). Việc áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tương đối khó khăn đối với cây

dừa do thuộc tính thân cây khá cao. Những khó khăn trong việc phát hiện đúng thời

điểm dé quản lý dịch hại, môi trường sống an náu của hầu hết các loài sâu hai diva và su ton tại thường xuyên của các loại ký chủ phụ tạo ra các mối đe dọa sâu hại nghiêm trọng đối với cây dừa (Kumara, 2007).

1.2.1 Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro)

Bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro) loài gây hại có nguồn gốc từ đảo Aru, Maluku, Indonesia và Papua New Guinea. Nó bắt đầu lan sang các khu vực khác của Indonesia và ở một số quần đảo Nam Thái Bình Dương vào đầu thế kỷ 20 và trở thành dịch hại cho nhiều loài cây thuộc họ cau. Trong vài thập kỷ qua, nó lây lan rộng đến các nước Đông Nam A, Trung Quốc và Uc. Ở Campuchia, cây bị thiệt hại ước tính khoảng 58% trong số 7,2 triệu cây của họ và kết quả là làm chết 16% số cây đó (Rethinam và Singh, 2005).

Bọ cánh cứng hai dita gây hại trên cây dừa ở tất cả các giai đoạn tuổi, những cây dừa thiếu sự chăm sóc thường thi bị loại côn trùng này tấn công nặng hon những cây có sự chăm sóc và phát triển bình thường (Maddison, 1983).

Loài sâu hại nguy hiểm và được quan tâm hàng đầu trên cây dừa trong nhiều năm tại Bến tre cũng như nhiều tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ước tính thiệt hại lên đến 30% năng suất dừa hàng năm (Nguyen Thi Loc và ctv, 2004). Sau đó, bọ dừa được quản lý hiêu quả bằng biện pháp sinh học thông qua chương trình

“Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa tại Việt Nam” bằng cách nhập nội ong ký

sinh Asecodes hispinarun (Hymenoptera: Euliphidae) từ tháng 06/2003 (Tran Tan

Viet và ctv, 2005), hoặc một số chương trình kiểm soát bo dita khác như sử dụng

nam xanh Metarhizium anisopliae (Nguyen Thi Loc va ctv, 2004), bọ đuôi kim Chelisoches spp. (Nguyễn Thị Thu Cúc va ctv, 2010). Hiện nay, tai Chi cục Trồng trot và BVTV Bến Tre van dang duy trì việc nhân nuôi ong ký sinh ấu tring

Asecodes hispinarun, ong ky sinh nhộng Tetrastichus brontisspae và bọ đuôi kìm

để duy trì nguồn thiên địch và phóng thích ngoài đồng nhằm kiểm soát loài sâu hại này bằng biện pháp sinh học. Vì vậy, việc kiểm soát sâu hại trên cây đừa bằng biện pháp sinh học tại Bến Tre được đánh giá có hiệu quả cao và lâu dài.

1.2.2 Bọ vòi voi hại dừa (Diocalandra frumenti)

Bo vòi voi có nguồn gốc từ vùng bờ biển Châu A (Gonzalez và ctv, 2002),

được xem là dịch hại chính trên cây dừa (Cocus nucifera) (Hill, 1983). Tại Việt

Nam, D. frumenti hiện diện ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ, miền Trung. Cả thành trùng đực và cái đều có 4 đốm màu vàng trên 2 cặp cánh cứng, mỗi cánh có 2 đốm (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015).

Bọ vòi voi hại dừa phát sinh gây hại tất cả các cây trồng trong họ cau nhưng hại nhiều nhất trên cây diva và cây chà là. Bọ vòi voi hại dừa sống trên tất cả các bộ phận của cây dừa như rễ, thân lá, hoa, quả; dịch cây tiết ra từ các vết thương cơ giới có khả năng hấp dẫn bọ vòi voi đến rất mạnh. Trưởng thành bọ vòi voi hại dừa có cánh nên chúng phát tán chủ động. Cả trưởng thành, ấu trùng và nhộng còn lây lan, phát tán thông qua quá trình vận chuyên quả giống, các bộ phận của cây ký chủ, trôi theo dong nước, bám đính trên các phương tiện vận chuyên sản pham cây dừa bị nhiễm bọ vòi

VOI.

1.3 Sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker (Lepidoptera: Xylorictidae) 1.3.1 Nguồn gốc và phân bố

1.3.1.1 Trên thế giới

Sâu đầu đen hại dừa là một trong những loài gây hại nghiêm trọng, nó là loài gây hại đặc hữu trên đừa ở Ấn Độ và Srilanka và cũng được báo cáo từ Myanmar và

Bangladesh (Cock và Perera, 1987). Sâu hại được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1907 từ Coimbatore và hiện đã được báo cáo ở hầu hết các khu vực trồng dừa. Lần đầu tiên sâu đầu đen được báo cáo gây hại trên cây dừa ở Bapatala, Andhra Pradesh vào năm 1909 (Rao va ctv, 1948). Tại Thái Lan, O. arenosella lần đầu tiên xuất

hiện và gây hại từ năm 2008 với 48.000 ha bị nhiễm, sau đó tăng lên 200 — 320 ha trong năm 2010 (Lu và ctv, 2013). Tại Trung Quốc, O. arenosella đã được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2013 tại thành phố Wanning, tỉnh Hải Nam (Yan và ctv, 2013). Năm 2014, O. arenosella đã lan rộng khắp đảo Hải Nam và vào hai tỉnh lân

cận Quảng Đông và Quảng Tây (Yan và ctv, 2015). Sự lây lan nhanh chóng của loài

sâu này gây ra lo ngại đáng kể về tác động đối với nền kinh tế và môi trường khi khả năng của chúng lan sang các khu vực khác của Trung Quốc hoặc các quốc gia

khác là rât cao.

1.3.1.2 Tại Việt Nam

Từ tháng 7 năm 2020 tại xã Phú Long, huyện Bình Đại đã ghi nhận sự xuất hiện gây hại của loài sâu lạ. Theo kết quả giám định của Trung tâm giám định kiểm dịch thực vật, số 17/GDKDTV/PKQ, ngày 29 tháng 7 năm 2020, đã xác định mẫu loài sâu đầu đen hại đừa được phát hiện tại Bến Tre là sâu ăn lá đầu đen hại dừa O.

arenosella Walker. từng gây ra dich hại nguy hiểm tại An Độ, Indonesia, Myanma và Thái Lan. Hiện chưa có bất kỳ tài liệu hay công trình nghiên cứu khoa học trong nước công bố về đặc điểm sinh học cũng như biện pháp quản lý hiệu quả loài địch hại mới nay. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre dựa trên các tài liệu hướng dẫn của Cục Bao vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam dé tiến hành điều tra, theo dõi tình hình diễn biến sâu hại và đưa ra “Biện pháp quản lý tạm thời”. Tuy nhiên, việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao vẫn còn khả năng lây lan và gây hai. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, đến thời điểm hiện tại cuối tháng 03 năm 2021. Tỉnh Bến Tre đã có 160 ha dừa bị sâu đầu đen hại dừa O. arenosella Walker gây hại, trong đó có 51 ha vườn đừa bị gây hại từ trung bình đến nặng và có khả năng lây lan ra diện rộng.

Đây là loài dịch hại mới tại Bến Tre dựa vào kết quả định danh của Cục Bảo vệ thực vật vì vậy cần thiết có những nghiên cứu về đặc điểm hình thái sâu đầu đen cũng như các đối tượng thiên địch ký sinh và ăn mỗi nhằm quản lý sâu đầu đen hại dừa bằng biện pháp đấu tranh sinh học tại tỉnh Bến Tre.

1.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại 1.3.2.1 Đặc điểm hình thái

Trứng: Con cái trưởng thành đẻ theo từng nhóm. Trứng có mau vàng nhạt

và màu nâu đỏ khi trứng gần nở (Chomphukhiao và ctv., 2011). Trứng thường được đẻ vùng lân cận, nơi đã có âu trùng gây hại, điêu này dẫn đến sự lây lan chậm của

dịch hại (Perera, 1987).

Au trùng: Âu trùng mới nở có màu đỏ cam và sau đó chuyển sang màu vàng nhạt và có đầu màu nâu sam. Trên thân có ba đường màu nâu chạy dọc theo cơ thé.

Phân ngực có màu nhạt hon ở dau va chan. Au trùng thường ăn ở bê mặt dưới của lá

dừa. Giai đoạn ấu trùng của O. arenosella được nuôi bằng lá dừa có thé hoàn thành sự phát triển của chúng trong 45,1 ngày ở nhiệt độ 269C (Lu và ctv., 2016) và 34,1 ngày ở nhiệt độ 289C (Chomphukhiao và ctv., 2011).

Nhộng: Nhộng có hình bầu dục và có màu nâu sam (Chomphukhiao và ctv., 2011). Giai đoạn nhộng của O. arenosella trung bình 10,3 ngày ở nhiệt độ 26°C (Lu và ctv., 2016) và 11,73 ngày ở nhiệt độ 289C (Chomphukhiao và ctv., 201 1).

Trưởng thành: Dau, râu, cánh va bụng của con trưởng thanh có màu xám nhạt. Con cái lớn hơn con đực. Con cái giao phối đẻ với số lượng cao nhất lên đến

273,63 trứng (Kumara và ctv., 2015), tiếp theo là 161,80 trứng ở nhiệt độ 26°C (Lu

và ctv, 2016) và 83,40 trứng ở nhiệt độ 28°C (Chomphukhieo và ctv., 2012), khi

nhiệt độ tăng thì con cái có thê đẻ nhiều trứng hơn (Lu và ctv., 2016).

Trưởng thành đẻ trứng và tao ra các lưới tơ ở mặt dưới lá chét, chúng ăn diép

lục bằng cách cạo lớp biểu bì đưới lá, sau đó các lá chét khô và xuất hiện trên lớp biểu bì ở mặt trên của lá. Trong những đợt bùng phát nghiêm trọng, toàn bộ cây gần

như bị cháy do tàu lá và lá chét bị khô. Khi cây dừa bị hư hại nặng, những tàu lá

bị tấn công rủ xuống, cong lại và những trái chưa trưởng thành có tỷ lệ rụng trái

cao (Panwar, 1995: David, 2001).

1.3.2.2 Đặc điểm sinh học và gây hại

Trong điều kiện phòng thí nghiệm, thời gian phát triển của O. arenosella ở giai đoạn ấu trùng và giai đoạn hóa nhộng phụ thuộc vào các loại ký chủ khác nhau, tuy nhiên thời gian sống của thành trùng là tương đương nhau (Shameer và ctv, 2017) . Với thức ăn là lá dừa, thời gian phat triển của O. arenosella là nhanh nhất, với giai đoạn ấu trùng (khoảng 36 ngày) va hóa nhộng (khoảng 7 ngày). O.

arenosella thường ăn mặt dưới của lá, được bảo vệ bởi một lớp sợi tơ (Kumara và ctv, 2015).

Giai đoạn trứng kéo dài trung bình khoảng là 3 ngày. Giai đoạn nhộng kéo

dai là 8 ngày và vòng đời khoảng 46 ngày. Tudi tho của thành trùng dao động từ 7 —

9 ngày, trong đó con cái đẻ khoảng 152 trứng (Perera, 1987).

Năng suất hạt của cây dừa bị nhiễm O. arenosella có thé bị giảm 45,4% khi có tỷ lệ sâu hại nghiêm trọng (Mohan va ctv, 2010). Sâu O. arenosella tan công cây dừa từ giai đoạn cây con đến trưởng thành. Thành trùng đẻ trứng và tạo các lưới tơ ở mặt dưới lá, ấu trùng sau khi nở ăn từ mặt dưới, gây khô lá (Lever, 1969). Trong những đợt bùng phát nghiêm trọng, tất cả các lá mầm đều bị cháy, chúng ăn diệp lục bằng cách cạo lớp biểu bì dưới tạo nơi trú ấn. Ngoài ra, O. arenosella còn gây hại trên trái dừa, gây hại phần vỏ trái, các trái dừa bị sâu gây hại bị ảnh hưởng lớn về giá trị thương mại và năng suất. Thành trùng màu trắng xám đài 10 — 15 mm, sải cánh 20 — 25 mm khi dang rộng. Trứng nở sau 4 — 5 ngày, âu trùng màu xanh nhạt với màu đỏ sọc nâu va dau den, ăn các mô ở bê mặt dưới lá. Âu trùng tạo một khu

10

trú an từ tơ và chất thải của chúng. Các khu vực bi tan công chuyên sang màu nâu và khô dan. Thời gian âu trùng kéo dài khoảng 40 ngày, thành trùng xuất hiện sau

12 — 14 ngày. Vòng đời O. arenosella dao động từ 45 — 60 ngày (Atanu Seni, 2019).

1.3.3 Điều kiện phát sinh, phát triển và tập quán sinh sống gây hại

O. arenosella có thói quen sống thành bay và phàm ăn. Nó ăn vào các biểu bi mặt dưới của lá chét và kết tổ bằng tơ và phân. Trong điều kiện thuận lợi, dịch hại sinh sôi nhanh chóng và tàn phá phiến lá. Loài sâu bướm này tấn công cây dừa ở mọi giai đoạn từ khi còn nhỏ đến khi cây đã trưởng thành gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với tán lá, làm mắt đi khu vực quang hợp của dừa và do đó, anh hưởng trực tiếp giảm 50% năng suất (Subaharan, 2008).

Sâu đầu đen hại dừa O. arenosella có chu kỳ các thé hệ rời rac với 5 hoặc 6 thế hệ mỗi năm là một loại sâu bướm đa chủng nhiệt đới (Muralimohan và

Srinivasa, 2008; Ramkumar va ctv, 2006). Trong bộ Lepidoptera quá trình giao

phối phụ thuộc vào biểu hiện của một loạt các mô hình hành vi (Hou và Sheng, 2000). Sự xuất hiện của thanh trùng và hành vi giao phối xảy ra ở một khoảng thời gian xác định trong ngày, cũng như trong một mùa nhất định. Ở con cái, hành vi sinh sản bao gồm sản xuất và phát tán pheromone giới tính thông qua hành vi gọi, thu hút các bạn tình tiềm năng nhằm tăng khả năng tiếp cận va giao phối với con đực (Kingan và ctv, 1993). Xác định mô hình xuất hiện thành trùng, thu hút con cái và mô hình hành vi của sự rụng trứng rất quan trọng, bước đầu giám sát quản lý dịch hại dựa trên các biện pháp hóa học. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về hành vi giao phối và đẻ trứng. Nghiên cứu của Kumara và ctv (2015) về chu kì xuất hiện thành trùng, hành vi gọi, giao phối và đẻ trứng của O. arenosella cho thay con đực xuất hiện sau khi con cái xuất hiện ba ngày va thành trùng chi xuất hiện tại một số thời điểm xác định trong pha tối, khá nhạy cảm với pha sáng. Trong pha tối con cái trở nên tăng động sau 30 — 60 phút, trước khi bắt đầu hành vi gọi bạn tình con cái tăng tốc độ gập cánh, sau đó có gắng bay, tìm vị trí thích hợp giải phóng pheromone thu hút ban tình. Ty lệ thu hút bạn tình của con cái giảm dan từ ngày 1 đến ngày thứ

11

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Khoa học cây trồng: Điều tra diễn biến, đánh giá mức độ gây hại, thành phần thiên địch ký sinh sâu đầu đen hại dừa Opisina arenosella Walker và xác định đặc điểm hình thái, sinh học của ong ký sinh nhộng Brachymeria euploeae và Brachymeri (Trang 22 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)