KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella) (Trang 38 - 56)

3.1 Đặc điểm hình thái của ong Bracon hebetor

Bảng 3.1 Kích thước các pha cơ thé của ong B. hebetor ky sinh trên ấu trùng sâu đầu

den O. arenosella

Chiéu dai (mm) Chiều rộng (mm)

Các pha phát dục N - P

Biênđộng TB +S§SD Biênđộng TB+SD Trứng 50_ 053-083 0,7+0,07 016-026 02+0,03

Âu trùng 1 ngày tuôi 50 044-167 11+0/28 0,15-0,57 0,4+0,11 Au trùng 2 ngày tuổi 50 126-406 2,9+0,70 0,48-1,88 1,0+0,25 Au trùng 3 ngày tuổi 50 3/14-3§2 3,540,21 1,09-1,39 1/2+0,09 Tiền nhộng I ngày tuổi 48 2,83-3,79 3,2+0,22 1,04-1,39 1,2+0,09 Tiền nhộng 2 ngay tuổi 48 2,83-3,47 3,1+0/21 1,01-1,31 1,2+0,10 Nhộng 1 ngày tuổi 47T 270-338 3.1+0,17 098-138 1,2+0,09 Nhộng 2 ngày tuổi 47T 241-331 3,040,20 1,03-1,40 1/2+0,08

Thành trùng đực 26 260-331 3,040,18 0,66-0,91 0,8+0,07 Thành trùng cái 21 2,76-3,50 3,240,17 0,68-0,99 0,8+0,10

Ghi chu: N: so mau theo doi; TB: trung bình; SD: độ lệch chuan.

3.1.1 Trứng ong Bracon hebetor

Trứng ong Bracon hebetor mới đẻ có màu trang va mờ đục, hình bau dục thuôn dài, vỏ trứng nhẫn và và rất mỏng. Trứng sẽ chuyên sang màu trắng trong sau khi được đẻ từ 20 - 30 giờ do phần phôi bên trong được hình thành. Trứng ong Bracon hebetor có chiều dài trung bình là 0,7 + 0,07 mm, chiều rộng trung bình là 0,2 + 0,03 mm

(bảng 3.1).

3.1.2 Au trùng ong Bracon hebetor

Qua quá trình nhân nuôi, khảo sát và theo đõi trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả cho thấy giai đoạn ấu trùng trải qua 3 ngày, mỗi ngày tuôi có kích thước, khối

lượng và màu sắc khác nhau.

0,5 mm

Hình 3.2 Au trùng ong ký sinh B. hebetor

A: ấu trùng 1 ngày tuéi; B: ấu trùng 2 ngày tuổi; C: ấu trùng 3 ngày tuôi; ĐI, D2, D3:

đốt ngực thứ nhất, thứ hai và thứ ba

29

Au trùng ong Bracon hebetor thuộc dang ấu trùng không chân, không có mắt, miệng thuộc kiểu gặm nhai, trên đầu có 2 gai cứng. Thân ấu trùng có 13 đốt, trong đó 3 đốt ngực, 9 đốt bụng chứa các khối lipit và đốt cuối là đốt hậu môn nhưng chúng không đào thải phân trong suốt giai đoạn ấu trùng. Au trùng ong Bracon hebetor it di chuyên, lớn rất nhanh và không lột xác trong suốt pha, chúng thường nằm im một chỗ liên tục ăn dịch cơ thể ký chủ và rời khỏi cơ thể ký chủ để hóa nhộng từ ngày thứ 2.

Màu sắc của ấu trùng thay đổi theo từng ngày và theo từng vị trí ăn. Khi mới nở ấu trùng có màu trắng ngà và gần như trong suốt, nhưng sau khi ăn, kích thước ruột tăng lên làm cơ thé đục đi. Thông thường, ấu trùng phát triển trên ký chủ tuổi 5 hoặc 6 sâu

O. arenosella có màu vàng nhạt hoặc mau đỏ cam hay đỏ nâu.

Au trùng 1 ngày tuổi

Au trùng ong Bracon hebetor mới nở hình bầu dục, màu trắng ngà và hơi trong, phần ngực thuôn dài hơn phần bụng, không có lông, cơ thể mọng nước và mềm yếu.

Au trùng ong Bracon hebefor 1 ngày tuôi có chiều dài trung bình là 1,1 + 0,28 mm, chiều rộng trung bình là 0,4 + 0,11 mm.

Au trùng 2 ngày tuổi

Sau 1 ngày, ấu trùng xuất hiện những hat dự trữ chất béo màu vàng nhạt doc khắp bụng và ngực, những hat này liên tục lớn lên theo kích thước của ấu trùng. Au trùng 2 ngày tuổi có cơ thể căng mọng, phần ngực và đuôi còn trong, chiều dài trung bình là 2,9 + 0,70 mm, chiều rộng trung bình là 1,0 + 0,25 mm.

Au trùng 3 ngày tudi

Giai đoạn ấu trùng 3 ngày tudi có hình bau dục, cơ thé ấu trùng căng day, 2 bên bụng xuất hiện nhiều khối lipit hơn ấu trùng 2 ngày tuổi. Au trùng có màu vàng đục, trong ruột chứa thức ăn đang tiêu hóa màu vàng hoặc nâu nhạt. Âu trùng 3 ngày tuôi có chiều dài trung bình là 3,5 + 0,21 mm, chiều rộng trung bình là 1,2 + 0,09 mm.

3.1.3 Nhộng ong Bracon hebetor

Trước khi hóa nhộng, ong Bracon hebefor trai qua giai đoạn tiền nhộng có sự biến đổi về hình dạng, màu sắc và kích thước lớn. Nhộng của ong B. hebetor là dang nhộng trần, có thể phân biệt được giới tính từ ngày thứ nhất sau khi hóa nhộng. Nhộng

ong cái có ống dẫn trứng kéo dai còn nhộng ong đực thì không có bộ phận này. Mau sắc của nhộng thay đổi nhanh chóng, ban đầu chúng có màu vàng nhạt nhưng sau 2 đến 4 ngày, cơ thể nhộng cứng cáp, phần đầu, thân và mặt trên bụng nhộng chuyên màu nâu đen, cánh màu nâu nhạt. Trong những ngày đầu khi nhộng có màu vàng nhạt, nhộng co người lại và đào thải phân nhưng khi chuyển màu nâu đen thì nhộng sẽ ngừng đào thải và không còn thay đôi kích thước.

Hình 3.3 Tiền nhộng ong Bracon hebetor A: tiền nhộng 1 ngày tuổi; B: tiền nhộng 2 ngày tuôi

ngày tuổi; D: nhộng ong cái 2 ngày tudi

31

Tiền nhộng 1 ngày tuổi

Au trùng ong Bracon hebefor 2 - 3 ngày tuôi day sức di chuyển ra khỏi ký chủ dé quay kén trong 1 đến 2 ngày. Kén của ong Bracon hebefor màu trắng ngà được ấu trùng dệt từ những sợi tơ mảnh. Tiền nhộng hộng 1 ngày tuổi ong B. hebetor có màu vàng nhạt, có bụng màu đỏ nâu hoặc nâu nhạt. Sau khi quay kén, chúng nằm im và bắt đầu đào thải phân ra ngoài, cơ thé cong, co lại, da nhăn nheo. Tiền nhộng 1 ngày tuôi có chiều đài trung bình là 3,2 + 0,22 mm, chiều rộng trung bình là 1,2 + 0,09 mm.

Tiền nhộng 2 ngày tuổi

Cơ thể tiền nhộng 2 ngày tuổi dudi thang, da nhăn nheo, cơ thé mềm yếu. Dau nhộng ong Bracon hebetor bắt đầu phát triển ở đốt ngực thứ nhất, phần ngực va bụng nhộng hiện lên do ong bắt đầu phân chia các bộ phận của cơ thé. Tiền nhộng 2 ngày tuổi tiếp tục tiêu hóa thức ăn trong ruột và đào thải phân ra ngoài. Ở một số cá thé, những khối lipit chìm vào bên trong, da căng bóng khi sắp hóa nhộng. Tiền nhộng 2 ngày tuổi ong Bracon hebefor có chiều đài trung bình là 3,1 + 0,21 mm, chiều rộng

trung bình là 1,2 + 0,10 mm.

Nhộng 1 ngày tuổi

Nhộng ong Bracon hebetor 1 ngày tuổi có mắt kép mau nâu nhạt, mắt đơn màu nâu nhạt xuất hiện trên đỉnh đầu nhộng. Các phần phụ phát triển hoàn thiện và nhộng ong B. hebetor từ 1 ngày tuôi có thé quan sát được giới tinh của ong khi ong cái có cơ quan sinh sản kéo dài ra còn ong đực thì không có bộ phận này. Nhộng 1 ngày tuổi tiếp tục co cơ thé lại và đào thải phân, chiều dài trung bình là 3,1 + 0,17 mm, chiều

rộng trung bình là 1,2 + 0,09 mm.

Nhộng 2 ngày tudi

Nhộng ong Bracon hebetor 2 ngày tuôi có màu vàng xám, một số ấu trùng chuyển màu nâu đen ở các bộ phận như dau, ngực và mảnh lưng. Cơ thé nhộng ong B.

hebetor 2 ngày tuổi trở nên cứng cáp hơn. Khi nhộng còn màu vàng, kích thước của chúng giảm dần nhưng khi chuyền sang màu nâu thì không còn giảm nữa. Nhộng ong Bracon hebefor 2 ngày tuổi có chiều đài trung bình là 3,0 + 0,20 mm, chiều rộng trung

bình là 1,2 + 0,08 mm.

3.1.4 Thành trùng ong Bracon hebetor

Thanh trùng ong Bracon hebefor có màu vàng nâu xen lẫn những mảng màu đen, cơ thể được bao phủ một lớp lông tơ ngắn va mỏng. Thanh trùng đực ong B.

hebetor có kích thước cơ thé với chiều đài trung bình là 3,0 + 0,18 mm, chiều rộng

trung bình là 0,8 + 0,07 mm. Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực

với chiều đài trung bình là 3,2 + 0,17 mm, chiều rộng trung bình là 0,8 +0,10 mm.

Hình 3.5 Thành trùng ong B. hebetor

A.B: thanh tring duc ong B. hebetor;C,D: thanh tring cai ong B. hebetor

A 0.5 mm B 0.5 mm

Hinh 3.6 Dau ong Bracon hebetor

A: đầu ong B. hebetor duc; B: đầu ong B. hebetor cái

33

Đầu ong Bracon hebefor có màu vàng trùng với màu cơ thé, có hình tam giác gồm 2 mắt kép màu đen đối xứng nhau. Giữa 2 mắt kép là cặp râu đầu và 3 mắt đơn màu nâu nằm trên đỉnh đầu, phía dưới là miệng, miệng ong Bracon hebetor thuộc kiểu gam nhai. Ngoài ra, phần đầu được bao phủ bới một lớp lông tơ màu vàng. Đầu của thành trùng đực ong Bracon hebetor nhọn va sam màu hơn, cặp râu đầu xếp xa hơn

thành trùng cái (Hình 3.6)

Roi râu

oe, —

Cuéng râu lề.

Chân râu

B 0,5 mm 0,5 mm

Hình 3.7 Rau dau ong ký sinh B. hebetor

A: râu đầu thành trùng đực; B: râu dau thành trùng cái

Rau đầu ong Bracon hebetor có dang sợi chỉ gồm 3 bộ phận: chân râu, cuống râu và roi râu. Thành trùng đực có râu đầu dài hơn thành trùng cái, roi râu của thành trùng đực có 17 - 20 đốt hình chữ nhật thuôn dài trong khi thành trùng cái có 11 - 14 đốt hình vông (Hình 3.7). Đặc điểm này tương tự như kết quả của thí nghiệm về đặc điểm hình thái ong Bracon hebetor trên ky chủ sâu đầu đen của Chomphukhiao và ctv

(2018).

Bảng 3.2 Chiều dai sai cánh và đốt chảy chân sau ong Bracon hebetor

Giới tính Thành trùng đực Thành trùng cái

Bộ phận Biến động TB +SD Biến động TB +SD

Sải cánh (mm) 5,10 - 6,21 5,6 + 0,28 4,82-6,29 5,9+0,35

Đốt chày chân sau (mm) 0,64- 0,93 0,8 + 0,08 0,72-0,99 0,9+0,07

Ghi chu: TB: trung bình; SD: độ lệch chuân,; sô mâu theo dõi: N ong đực=26, N ong cải = 21.

Hình 3.8 Cánh ong Bracon hebetor

A: cánh trước ong B. hebetor;B: cánh sau ong B. hebetor

Hình 3.9 Sai cánh ong B. hebetor A: thanh tring duc; B: thanh tring cai

Qua Bảng 3.2, ta nhận thấy chiều dai sai cánh của thành trùng đực tương tu thành trùng cái. Cụ thể, sải cánh của thành trùng đực có chiều đài trung bình là 5,6 + 0,28 mm và thành trùng cái có sai cánh dài trung bình 5,6 + 0,35 mm. Điều này cho thấy thành trùng đực có khả năng di chuyển ngang với thành trùng cái. Qua quan sát

trong phòng thí nghiệm, thành trùng đực bay được quãng đường dài hơn và ít dừng lại trong khi thành trùng cái thường bay chậm, hay dừng lại hơn thành trùng đực. Sự khác

35

biệt này có thé do khối lượng của thành trùng cái lớn hơn nên di chuyên khó khăn hơn thành trùng đực hoặc thành trùng cái dừng lại dé tìm kiếm ký chủ.

Dot chuyên Dét chậu

Đốt bàn chân

0,5 mm B 0,5 mm

Hinh 3.10 Chan sau ong B. hebetor

A: chan sau thanh tring duc; B: chan sau thanh tring cai

Thanh trùng ong B. hebetor có chân kiểu bò, các đôi chân trước nhỏ và ngắn hơn chân sau. Chân ong B. hebetor được cau tạo từ đốt chậu, đốt chuyên, đốt đùi, đốt chày và đốt bàn chân (Hình 3.10A). Đốt chậu hình bầu dục, phình to màu vàng đen:

đốt chuyển linh hoạt có màu vàng ở thành trùng cái và màu vàng nâu ở thành trùng đực; đốt đùi thuôn dài, hình trụ màu vàng; đốt chày dài và mảnh hơn đốt đùi màu vàng, cuối đốt loang màu nâu nhạt và xuất hiện 1 gai cứng; đốt bàn chân do 5 đốt nhỏ tạo thành màu vàng nâu, cuối đốt bàn chân là móng vuốt nhọn được phủ lông cứng và ngắn màu đen. Chân sau thành trùng ong B. hebetor đực đậm màu hơn thành trùng cái và có kích thước tương tự nhau. Cụ thé, chiều dai trung bình đốt chày chân sau của thành trùng đực là 0,8 + 0,08 mm, chiều dai trung bình của thành trùng cái là 0,9 +

0,07 mm.

Bụng là trung tâm của quá trình trao đổi chất và sinh dục của côn trùng, bao gồm cả ong B. hebetor. Dựa vào Hình 3.1 1, ta thay được bụng của ong B. hebetor màu

vàng nâu, có 6 đốt, đốt thứ 5 và thứ 6 có các cơ quan sinh sản và hậu môn. Thành trùng có mảnh bụng trên hóa cứng màu vàng nhạt xen lẫn nâu đen, mảnh bụng dưới là da mềm có thé phông lên hoặc xẹp xuống. Lớp da này giúp bụng thành trùng thay đổi kích thước một cách linh hoạt khi tìm kiếm vật chủ. Có thể phân biệt thành trùng đực và thành trùng cái bằng cách quan sát phần phụ của bụng. Thành trùng cái có lông đuôi dài và mảnh (máng đẻ trứng), có ống đẻ trứng (ống dẫn nọc độc) kéo đài còn thành trùng đực thì không có đặc điểm này. Bụng của thành trùng đực nhỏ hơn và tối

màu hơn thành trùng cái.

0.5 mm 0.5 mmB

Hình 3.11 Bung thành trùng ong Bracon hebetor A: thành trùng đực; B: thành trùng cái

A B

Hình 3.12 Bộ phận sinh dục ong B. hebetor A: bộ phận sinh dục đực; B: bộ phận sinh dục cái

37

Bộ phận sinh dục ngoài của thành trùng đực là dương cụ, có hình phiến đẹt được đốt bụng thứ 5 bao bọc. Bộ phận sinh dục ngoài hay bộ phận đẻ trứng của thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực, gồm các phiến đẻ trứng ở đốt bụng thứ 5 được phân hóa thành thành 1 cặp đuôi hay máng đẻ trứng, ống đẻ trứng hay ống dẫn nọc độc (Hình 3.12B). Thông thường các phiến đẻ trứng này cuộn xếp lại với nhau nhưng khi ký sinh hoặc hù dọa kẻ thù, thành trùng cái sẽ ưỡn bụng ra phía trước đề lộ ống đẻ trứng và máng đẻ trứng của mình.

3.2 Đặc điểm sinh học của ong Bracon hebetor

3.2.1 Thời gian phat duc và vòng doi của ong Bracon hebetor Bang 3.3 Thời gian các pha phát dục ong Bracon hebetor

Pha phát dục N Biến động TB +SD

Trứng (ngày) 50 1-2 1,7+0,45

Au trùng (ngày) 50 3x8 22+0,43 Tiền nhộng (ngày) 48 1-2 1,3+ 0,45

Nhộng (ngày) 47 4-5 45+0,51

Tién dé trimg (ngay) BÀI 0x1 0,5 +0,51

Vòng đời (ngày)

Thành trùng đực 26 8-11 9.9 + 0,86 Thanh trùng cai 21 8-11 10,0 + 0,92 Ghi chú: N: số mau theo doi; TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn.

Từ kết quả Bang 3.3 cho thấy trên ký chủ tuổi 6 sâu đầu đen Opisina

arenosella, thời gian phat dục của pha trứng kéo dài từ 1 - 2 ngày, trung bình 1,7 +

0,45 ngày, thấp hơn thí nghiệm của Saadat và ctv (2014) khi thời gian phát dục của

pha trứng ong B. hebetor trên ky chủ Plodia interpunctella là 1,89 ngày; nhưng cao hơn thí nghiệm của Suasa-ard và ctv (2012), và Chomphukhiao và ctv (2018) khi thời gian phat dục của pha trứng ong Bracon hebetor là | ngày và 1,64 ngày; 1,38 ngày trên ký chu Helicoverpa armigera và 1,51 ngày trên Galleria mellonella (Alam va ctv, 2016).

Thời gian phát dục của pha ấu trùng giao động từ 2 - 3 ngày và trung bình 2,2 + 0,43 ngày, thấp hơn thời gian phát dục trên các ký chủ trong những thí nghiệm khác

như 5,55 ngày trên Ephestia cautella (Sadat va ctv, 2014); 6,28 ngày trên ký chủ Malacosoma disstria và 5,25 ngày trên Plodia interpunctella (Saadat va ctv, 2014), tương tự thi nghiệm cua Dabhi va ctv (2013) là 2,66 ngày và cua Farag va ctv (2015) là 2,51 ngày trên ky chu Corcyra cephalonica, nhưng cao hơn thi nghiệm trên cùng ky

chủ của Suasa-ard va ctv (2012) khi thời gian phat dục của pha au trùng là 2 ngày.

Ong Bracon hebetor dành từ 1 - 2 ngày dé quay tơ tạo kén, tiêu hóa thức ăn và đào thải phân ra khỏi cơ thể. Thời gian phát dục của pha tiền nhộng trong thí nghiệm

này là 1,3 ngày, tương tự như thí nghiệm của Ahmed và ctv (2012) trên ký chủ Plodia interpunctella là 1,57 ngày và 1,47 ngày trên ky chủ Ephestia caufella, cao hon thí nghiệm của Dabhi và ctv (2013) trên ký chủ Coreyra cephalonica là 0,84 ngày.

Thời gian phát dục pha nhộng ong Bracon hebetor trong thí nghiệm này biến động 4 - 5 ngày, trung bình 4,5 + 0,51 ngày, thấp hơn thời gian phát dục trên ký chủ G.

menollela của Farag va ctv (2015) là 5,89 ngày; trên ký chủ Ephestia cautella là 6,02

ngày và trên ký chủ Plodia interpunctella là 5,60 ngày (Saadat và ctv, 2014);tiép theo

là 5,12 ngày trên ký chủ Corcyra cephalonica (Witethom, 1987); 5,28 ngày và 6,52

ngày trên ký chủ sâu đầu den Opisina arenosella (Suasa-ard và ctv, 2012;

Chomphukhiao va ctv, 2018). Thời gian phát dục của pha nhộng ong Bracon hebetor

trên ký chủ sâu đầu đen trong thí nghiệm này tương tự thí nghiệm trên 2 loài ký chủ là

Ephestia cautella và Plodia interpunctella là 4,61 và 4,29 ngày (Ahmed va ctv, 2012);

trên ký chu như Coreyra cephalonica là 4,75 ngày (Alam va ctv 2016) nhưng cao hon thi nghiệm của Dabhi va ctv (2013) trên ky chu Corcyra cephalonica là 3,71 ngày.

Sau khi vũ hóa, trung bình thành trùng cái dành 0,5 + 0,51 ngày để hoàn thiện cơ quan sinh sản và bat đầu kí sinh. Trong điều kiện thí nghiệm ở nhiệt độ 28 + 2°C, vòng đời của ong Bracon hebefor trên ky chủ tuổi 6 của sâu đầu đen Opisina arenosella biễn động từ 8 - 11 ngày, thời gian hoàn thành vòng đời của ong đực ngắn hon ong cái. Dé hoàn thành vòng đời của minh, ong đực mat trung bình 9,9 ngày trong khi ong cái mất nhiều thời gian hơn là 10,00 ngày.

39

Vòng đời của ong B. hebetor trong thí nghiệm này ngắn hơn thí nghiệm của

Ahmed (2012) trên ký chu È. cautella là 16,91 ngày; 15,25 ngày trên ký chủ P.

interpunctella (Ahmed, 2012); 15,73 ngày trên ký chủ H. armiger và 14,46 ngày trên

ký chủ E. cerafoniae (Saadat va ctv, 2014); 10,58 ngày trên ký chủ sâu đầu đen

(Landge va ctv, 2009); tương tự vòng đời được nuôi trên G. mellonella (Alam và ctv,

2016 ) là 9,73 ngày; nhưng dai hơn trên một số ký chủ khác như trên ký chủ 77.

đrigera, vòng đời của ong Bracon hebetor là 9,29 ngày; trên ký chủ M. vitrata là 8,92 ngày; 8,96 ngày trên ký chủ P. xy/otela (Alam va ctv, 2016).

Vòng đời: 8 - 11 ngày, TB ó: 9,9 + 0,86 ngày, TB 9: 10,0 + 0,92 ngày

Nhiệt độ: 28 + 29C 7 Am độ: 70 + 5%,

Tiền nhộng Âu trùng

2- 3 ngày

Hình 3.13 Vòng đời ong Bracon hebetor

3.2.2 Tỷ lệ hóa nhộng, tỷ lệ vũ hóa và tỷ lệ đực/cái của ong Bracon hebetor

Bảng 3.4 Tỷ lệ hóa nhộng và tỷ lệ vũ hóa của ong Bracon hebefor

Chỉ tiêu theo dõi N Biến động TB +SD

Tỷ lệhóa nhộng (%) 48 0 - 100 97,9 + 14,43

Tỷ lệ vũ hóa (%) 47 100 - 100 100 + 0,00 Ghi chu: TB: trung bình; SD: độ lệch chuẩn; N:số mau theo doi

Thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 28 + 2°C, trên ký chủ là sâu đầu đen O.

arenosella, sau khi õu trựng ong ệ. hebetor day sức và rời khỏi ký chủ, chỳng sẽ quay kén tơ bao quanh cơ thể. Qua quan sát au trùng ong B. hebefor với số cá thé ban dau là N = 50, trai qua các pha phat trién, tỷ lệ hoa nhộng là 97,9%; tỷ lệ nhộng vũ hóa thành công là 100%; tỷ lệ đực/cái là 1,24 (số liệu không lập thành bang). Ty lệ đực cái trong

nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu của Chomphukhiao và ctv (2018) là 1,22

thành trùng đực/cái; Landge (2009) trên ký chủ sâu đầu đen là 1,30 thành trùng

đực/cái.

Trong thí nghiệm về đặc điểm hình thái và sinh học, có 3 cá thể có kích thước lớn, phát triển nhanh nhưng chúng không thé hoàn thành vòng đời và chết ở giai đoạn tiền nhộng và đầu giai đoạn nhộng. Cụ thể, khi đang rời khỏi ký chủ hoặc quay kén, ong B. hebetor dần yêu di, chậm chap và bị chết nhữn. Có 1 cá thé bị chết khô và teo

người lại mà không có tác động ngoại lực nào.

1 mm

Hình 3.14 Tiền nhộng 1 ngày tuổi ong Bracon hebetor bị chết nhin

4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của ong Bracon hebetor (Hymenoptera: Braconidae) ký sinh trên sâu đầu đen hại dừa (Opisina arenosella) (Trang 38 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)