một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng theo nguyên tắc độc lập nhằm cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để giao
Trang 1Đề tài:” Trình bày hình thức giao dịch tại
từ lâu đã là không còn xa lạ với các nhà đầu tư trên thế giới bởi nó đã đi vào hoạt động từ hơn một trăm năm trước Có thể nói, từng phút từng giây, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa đang diễn ra vô cùng nhộn nhịp và sôi động trên khắp thế giới Một số sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới có thể kể đến là Sở giao dịch hàng hóa Chicago CME Group, Sở giao dịch liên lục địa ICE,
Sở giao dịch hàng hóa Tokyo TOCOM, Tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan,Malaysia, Singapore và các quốc gia láng giềng như Trung Quốc Hàn Quốc,… từ lâu cũng đã xây dựng
và đưa vào hoạt động những sở giao dịch hàng hóa của quốc gia mình Tham gia vào các thỏa thuận hợptác thương mại đa phương, song phương, Việt Nam
Trang 2ngày càng rộng mở cánh cửa giao thương quốc tế, kéo theo nhu cầu về việc xây dựng các hệ thống trung gian giao dịch cho mọi hàng hóa xuất nhập khẩu với thị trường quốc tế Tuy nhiên, dù đã có Luật thương mại 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP, cấp phép và thành lập một số sở giao dịch hàng hóa nhưng hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa
ở Việt Nam vẫn quá ảm đạm trong gần chục năm qua do vẫn còn nhiều hạn chế Nhận thấy vấn đề trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn Sở giao dịch hàng hóa Chicago - sở giao dịch hàng hóa lâu đời vàlớn nhất hiện nay để phân tích và rút ra những bài học cụ thể cho Việt Nam, với hi vọng có thể đưa ra được một số giải pháp cụ thể giúp hoạt động của những sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam ngày càng hiệu quả Bài tiểu luận gồm 2 chương: Chương I: Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa; Chương II: Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Chicago; Trong quá trình nghiên cứu, những lỗi sai sót là không thể tránh khỏi, vì vậy nhóm chúng em xin nhận mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài báo cáo.Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Ms.Hà đã hướng dẫn giúp đỡ định hướng đề tài nghiên cứu này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
1.Sở giao dịch hàng hóa
1.1 Khái niệm về Sở giao dịch hàng hóa
-Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành Tuy vậy, bản chất chung của những sở giao dịch này là
Trang 4một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạtđộng theo nguyên tắc độc lập nhằm cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa theo những quy tắc nhất định.
-Đây là một thị trường đặc biệt nơi các giao dịch mua bán hàng hóa và sản phẩm phái sinh với khối lượng và giá trị rất lớn, được thực hiện thông qua môi giới dưới hình thức giao dịch khớp lệnh Các loại hàng hóa chủ yếu được giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa trên thế giới hiện nay thường là nông sản, năng lượng, kim loại hay các nguyên vật liệu thô khác
-Sở Giao dịch hàng hóa giữ vai trò tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa trong thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức, là nơi thỏa thuận
và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa đểthực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay và là nơi thỏa thuận việcmua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa
1.2 Đặc điểm của Sở giao dịch hàng hóa
Trang 5- Là nơi tập trung cung và cầu về một mặt hàng giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định, thể hiện được sự biến động của giá cả
- Hàng hóa được giao dịch có tính chất đồng loại hoặc có phẩm chất có thể thay thế cho nhau, được tiêu chuẩn hóa về chất lượng và khối lượng
- Các quy chế, quy định về thời gian, địa điểm, hình thức giao dịch được tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chặtchẽ nhằm đảm bảo cho các giao dịch được vận hành lành mạnh và hiệu quả
- Có cơ sở hạ tầng nhất định về mặt bằng, hạ tầng công nghệ thông tin để tập trung và phân phối hàng hóa
1.3 Chức năng, vai trò của sở giao dịch hàng hóa
Trang 6a Chức năng của sở giao dịch hàng hóa
Nhìn chung, các sở giao dịch hàng hóa có các chức năng chủ yếu sau:
- Đóng vai trò phòng thanh toán bù trừ đối với các giao dịch phái sinh
- Hoạt động trọng tài, giải quyết các tranh chấp, mâuthuẫn phát sinh trong quá trình mua bán
- Cung cấp các công cụ đa dạng hóa và quản lý rủi ro
Theo Khoản 1 Điều 67 Luật Thương mại 2005:
“Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây:
- Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổchức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giaodịch mua bán hàng hóa
- Đưa ra các qui tắc giao dịch tại Sở Giao dịch hànghóa, giám sát và thực thi những tiêu chuẩn đạo đức
và tài chính đối với thương nhân hoạt động kinh
Trang 7doanh ở Sở Giao dịch hàng hóa; kiểm soát chặt chẽhoạt động của các thành viên và các giao dịch nhằmđảm bảo cho các giao dịch được vận hành lành mạnh
và hiệu quả; nhờ đó, khắc phục được những bất cậptrên thị trường tự do như việc không giữ đúng camkết, không thực hiện hợp đồng của các bên mua vàbán khi thấy việc thực hiện hợp đồng gây bất lợi chomình
- Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thịtrường giao dịch tại từng thời điểm giúp các nhà đầu
tư đưa ra được quyết định của mình, tránh hiệntượng đồng thổi giá trên thị trường
b, Vai trò của sở giao dịch hàng hóa
Trang 8- Thu thập và phổ biến thông tin thị trường:
Do tính ưu việt, chuyên môn hóa cao của Sở giao dịch hàng hóa cho nên việc thống kê lượng mua, lượng bán trong một thời gian nhất định là dễ dàng,
có tính chính xác Việc thể hiện chính xác quan hệ cung cầu qua từng thời kỳ cũng như cung cấp các thông tin cần thiết và các dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch hợp đồng tương lai của các loại hàng hóa sẽ giúp tất cả các bên liên quan đến thị trường như: nhà cung cấp, nhà vận chuyển,
Trang 9nhà thanh toán, các thành viên của Sở giao dịch hànghóa, và nhà nước có những quyết định đúng đắn cho việc sản xuất và đưa ra các chiến lược kinh doanh hay quản lý của mình.
- Tạo tính thanh khoản cho hàng hóa:
Sở giao dịch hàng hóa là nơi tập trung nhiều người mua và nhiều người bán, chính vì vậy việc trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn Hơn nữa, hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa đãđược các cơ quan chức năng kiểm định về cả mặt định tính và mặt định lượng, việc mua bán diễn ra có
sử dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại từ khâu giao nhận đến khâu thanh toán rất thuận lợi cho các bên Bởi vật tính thanh khoản của hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa sẽ là điều kiện vượt trội so với các hình thức giao dịch thông thường khác như chợ, các đầu mối thuần túy
- Hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh:
Sở giao dịch hàng hóa cho phép thực hiện nghiệp vụ
tự bảo hiểm, qua đó giúp các nhà kinh doanh giảm thiểu rủi ro gây ra bởi biến động giá Ngoài ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu thì việc tham gia vào
sở giao dịch cũng giúp cho các đơn vị kinh doanh có
Trang 10thể hạn chế thấp nhất mức rủi ro, nhất là với các rủi
ro thay đổi tỷ giá Nhà nhập khẩu nếu dự đoán đồng ngoại tệ thanh toán lên giá sẽ mua trước bằng hợp đồng giao sau Khi đó nhà nhập khẩu sẽ vẫn có thể mua được hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng tốt
mà vẫn thu được một khoản lãi do chênh lệch tỷ giá này
1.4 Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp,
có tư cách pháp nhân giữ vai trò tổ chức và điềuhành hoạt động mua bán hàng hóa trong thị trườnghàng hóa tương lai có tổ chức Để phục vụ cho việcmua bán hàng hóa, các Sở Giao dịch hàng hóa trênthế giới đều có các bộ phận chính sau đây:
Trang 111.5 Phân loại Sở Giao dịch hàng hóa
Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chính tại Sở Giaodịch hàng hóa
- Sở Giao dịch ngũ cốc
- Sở Giao dịch gia súc
- Sở Giao dịch cà phê, đường, ca cao
- Sở Giao dịch bông vải
- Sở Giao dịch năng lượng, kim loại
Căn cứ vào hình thức sở hữu Sở Giao dịch hàng hóa
- Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu nhà nước
- Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu tư nhân
Trang 12Căn cứ vào cách thức giao dịch tại Sở Giao dịchhàng hóa
- Sở Giao dịch hàng hóa hữu hình
- Sở Giao dịch hàng hóa điện tử
1.6 Ưu điểm của Sở Giao dịch hàng hóa
– Nơi cung cấp và duy trì hoạt động mua bán có tổ chức với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo giao dịch mua bán hàng hóa thuận lợi
– Đưa ra các quy tắc giao dịch tại Sở Giao dịch hànghóa, giám sát và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối với doanh nghiệp kinh doanh ở Sở Giaodịch hàng hóa
– Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các thành viên
và các giao dịch tạo nên một thị trường giao dịch lành mạnh và hiệu quả
Trang 13– Khắc phục được bất cập trên thị trường hàng hóa như không giữ đúng cam kết, không thực hiện hợp đồng của bên mua và bán khi thấy gây bất lợi cho mình.
– Niêm yết các mức giá cụ thể tại từng thời điểm giao dịch để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác, tránh hiện tượng thổi giá trên thị trường hàng hóa
2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa2.1 Khái niệm
Mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó thông qua môi giới của Sở giao dịch, người ta mua bán hàng hóa
có khối lượng lớn, chất lượng ổn định với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng nhằm ăn chênh lệch giá
Theo Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005:
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một
Trang 14loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa, theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá vớigiá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng
và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
-Phân tích khái niệm:
Đây là một bộ phận của hoạt động mua bán hànghoá tương lai Với các tính chất đảm bảo cho hànghóa thay đổi chủ sở hữu trong tương lai Tính chấtchắc chắn phát sinh của giao dịch và lợi ích được thểhiện với quyền lợi ở hiện tại Tuy nhiên, so với hoạtđộng mua bán thông thường, hoạt đông mua bánhàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những nétđặc thù riêng Được phản ánh thông qua các hìnhthức hợp đồng giao kết, hay chủ thể đặc biệt thamgia trong giao dịch này Cùng với các tính chất phảnánh với giao dịch có tính chất tương lai
Đây được hiểu là hoạt động thương mại có sự gópmặt của bên trung gian Tính chất bảo đảm như mộthoạt động thương mại thông thường Bên cạnh đócần đảm bảo các quyền và nghĩa vụ khi có sự gópmặt của Sở giao dịch hàng hóa Các giao kết mangđến quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập ở
Trang 15hiện tại Khi đó các tính chất trong giao dịch gầnnhư được thực hiện đầy đủ Trong đó các giá cả hànghóa giao dịch được thỏa thuận và xác lập trên hợpđồng Đảm bảo cho các quyền lợi cũng như phòngngừa rủi ro trong tương lai dành cho các bên Nó cóthể mang đến các tác động ít nhất khi giá được xáclập ở hiện tại.
có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước
- Chủ yếu đầu cơ dựa vào giao dịch khống, mục đích là ăn chênh lệch giá: Đối với giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa, hai bên chủ yếu đầu cơ biến
Trang 16động giá, bao gồm bên đầu cơ giá tăng (bull) và bên đầu cơ giá giảm (bear) Các hợp đồng thường có kỳ hạn dài, giá được chốt ở thời điểm giao kết hợp đồngnhưng thực hiện hợp đồng trong tương lai Khi đến hạn thực hiện hợp đồng, thay vì giao hàng và thanh toán như hình thức thông thường, các thành viên của
sở giao dịch hàng hóa đa phần dùng phương pháp thanh toán bù trừ phần chênh lệch do biến động giá
kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng
- Hàng hóa được giao dịch với khối lượng và giá trị lớn: Các hợp đồng mua bán hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa có khối lượng và giá trị lớn, thậm chí
có thể vượt quá khả năng cung ứng hay khả năng thanh toán của các bên tham gia.Nguyên nhân là do quy định về khối lượng hàng hóa được giao dịch đã được tiêu chuẩn hóa Bên cạnh đó, vì giao dịch tại sởgiao dịch hàng hóa chủ yếu là đầu cơ biến động giá,
do đó hai bên chỉ cần có đủ tài chính tương ứng với mức độ biến động giá tối đa trong thời hạn giao dịchchứ không cần có đầy đủ khoản tài chính cho cả giátrị giao dịch, khiến cho việc thực hiện giao dịch với khối lượng lớn trở nên dễ dàng hơn
Trang 17- Sở giao dịch gắn liền với thị trường hàng hóa thế giới: Các hoạt động mua bán tại sở giao dịch hàng hóa phụ thuộc nhiều vào sự biến động về giá cả của hàng hóa trên thị trường thế giới Mỗi một tín hiệu
từ thị trường hàng hóa có thể làm thay đổi nhanh chóng quyết định của những thành viên trong sở giao dịch hàng hóa Do vậy, ngay cả khi hoạt động tại sở giao dịch dần thiên về hoạt động tài chính hơn
là hoạt động thương mại, thị trường hàng hóa vẫn cómối liên hệ mật thiết với hoạt động của sở giao dịch hàng hóa Ngược lại, giá cả được xác định tại sở giao dịch hàng hóa cũng là căn cứ quan trọng để hình thành nên giá cả trên thị trường hàng hóa Việctăng hay giảm giá cả hàng hóa tại sở giao dịch hàng hóa cũng ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm giá cả hàng hóa ngoài Sở giao dịch
- Giao dịch được diễn ra tại địa điểm, thời gian cố định, theo thể lệ định sẵn: mua bán dựa vào hợp đồng mẫu, phải tuân theo những quy định, tiêu chuẩn của sở giao dịch
- Việc mua bản tại sở giao dịch hàng hóa phải thông qua trung gian Các chủ thể chính tham gia hoạt độngmua bán hàng hóa qua Sở giao dịch bao gồm:
Trang 18• Người ủy thác Đây là chủ thể hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hóa nhưng họ không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, do đó không thể trực tiếp giao dịch qua sở giao dịch Tuy nhiên
họ có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hãng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa
• Thành viên kinh doanh: là thành viên của sở giao dịch hàng hóa, có quyền thực hiện các hoạt động mua bán cho chính minh để thu lợi nhuận hoặc nhận
ủy thác mua bán hàng hóa qua sỡ giao dịch để nhận thù lao
• Thành viên môi giới Thành viên môi giới là thành viên của sở giao dịch hàng hóa nhưng không được nhận ủy thác từ khách hàng như thành viên kinh doanh mà chỉ thực hiện nhiệm vụ môi giới hàng hóa qua sở giao dịch Thành viên môi giới chỉ được phépthực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá
2.3 Các loại hình giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
Trang 19a Giao ngay (spot transaction)
Là giao dịch được ký kết trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch, trả tiền ngay vào lúc ký và hàng hóa được giao ngay
b Giao dịch kỳ hạn (forward transaction)
Là một giao dịch trong đó giá cả được xác định vào thời điểm ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau một kỳ hạn nhất
định Đến kỳ hạn thực hiện hợp đồng, có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Giao hàng và thanh toán tiền như giao dịch mua bán thông thường
- Thực hiện thanh toán bù trừ phần chênh lệch do biến động giá kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng
-Trong giao dịch kỳ hạn, hai bên có thể ký các hợp đồng tương lai
(futures) hoặc hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hai hợp đồng này đều dựa trên cơ sở giao dịch một tài sản cơ
sở tại một thời điểm trong tương lai với một mức giáđịnh trước vào thời điểm hợp đồng được ký kết và việc thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn mang tínhbắt buộc (đặc biệt đối với hợp đồng tương lai) Tuy
Trang 20nhiên, hợp đồng tương lai có tính chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng, của tài sản cơ sở còn hợp đồng kỳ hạn thì không có những tiêu chuẩnnày Ngoài ra, hợp đồng tương lai yêu cầu ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán bắt buộc còn hợp đồng
kỳ hạn cũng không yêu cầu điều này Do vậy, hợpđồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung như sở giao dịch hàng hóa, trong khi hợp đồng kỳ hạn thường được giao dịch tại các thị trường phi tập trung và có giá trị thanh khoản thấp hơn hợp đồng tương lai
c Hợp đồng quyền chọn (options)
Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc chọn mua là thỏathuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức
giá định trước (giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này Khác với hợp đồngtương lai, hợp đồng quyền chọn không có tính bắtbuộc, nghĩa là đến ngày đáo hạn, bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hàng hóa đó nếu thấy giá cả bất lợi cho mình
Trang 21d Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging)
Là một hoạt động giao dịch kết hợp giữa giao dịch thực tế trên thị trường thông thường với giao dịch khống ở sở giao dịch hàng hóa để tránh rủi ro biếnđộng giá, thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro biến động giá cả làm thiệt hại tới lãi dự tính Trong
đó, các đối tượng này có thể tự mình thực hiện giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa hoặc ủy thác cho thành viên kinh doanh ở sở giao dịch hàng hóa thực hiện
Đối với nền kinh tế
Trang 22– Các đơn vị kinh doanh, đơn vị sản xuất,… đều tậndụng mọi khả năng lợi dụng thị trường Sở Giao dịchhàng hóa để chuyển dịch những rủi ro về giá cảtrong giao dịch thực tế Tránh hoặc giảm đượcnhững tổn thất do biến động giá gây nên.
– Định hướng sản xuất Bởi không phải tất cả cáchàng hóa đều được thực hiện với hoạt động của Sở.Các yêu cầu nhất định được đặt ra
– Bảo vệ nhà đầu tư thông qua những dịch vụ đượccung cấp hiệu quả Đặc biệt khi các hiệu lực vàquyền lợi của các bên được nhà nước đảm bảo.– Điều chỉnh giá cả trên thị trường thông qua các lợinhuận có thể xác định trên tính chất hạn chế rủi ro.Đối với quản lí nhà nước
– Giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũngnhư nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả.Khi phản ánh các tính chất trong tính toán giá thịtrường của hàng hóa
– Giúp Nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chấtlượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
Trang 23Khi các hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn được tham giavào giao dịch.
– Nhà nước thực hiện việc quản lí kinh tế được hiệuquả hơn Dựa trên các số liệu thống kê được phảnánh từ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa
Đối với xã hội
– Giảm chi phí rủi ro đối với xã hội Với các bảođảm và uy tín của nhà nước
– Phân bổ nguồn lực trong xã hội một cách tối ưu
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA