CHICAGO (MỸ)
2.1 Tổng quan về Sở giao dịch hàng hóa Chicago 2.1.1 Khái niệm về Sở giao dịch hàng hóa Chicago Sở giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange - CME),thông thường được gọi là Chicago
Merc., là một sàn giao dịch có tổ chức để giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
CME giao dịch các hợp đồng tương lai, và trong hầu hết các quyền chọn, trong các lĩnh vực nông
nghiệp, năng lượng, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, kim loại, bất động sản, và thậm chí cả lĩnh vực khí tượng thời tiết.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Sở giao dịch hàng hóa Chicago
-Vào năm 1848, Ủy ban Thương mại Chicago (Chicago Board Of Trade -CBOT) được thành lập, trở thành thị trường đầu tiên bán hợp đồng kỳ hạn trên thế giới. Đến năm 1865, hợp đồng tương lai chính thức được CBOT tiêu chuẩn hóa, khởi nguồn từ việc giao dịch 3000 tạ ngô trên thị trường kỳ hạn.
CBOT vàonăm đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người mua và người bán trong các thị trường ngũ cốc thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc trả các khoản
"ký quỹ",dẫn đến sự khái niệm hóa và phát triển phòng thanh toán bù trừ hợp đồng tươnglai vào năm 1925.
-Năm 1898, Sở giao dịch hàng hóa Chicago được thành lập và bắt đầu hoạt động với tư cách là "Hội đồng trứng và bơ Chicago" trước khi đổi tên vào năm 1919, nhanh chóng trở thành đối thủ đáng gờm
của CBOT. Đây là sàn giao dịch tài chính đầu tiên
"Demutualization" (quá trình trong đó công ty trở thành cổ đông và cổ phiếu của công ty bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán) và trở thành một công ty cổ phần, được giao dịch công khai vào năm
2000.Cũng trong năm 1919, CME cho ra đời trung tâm thanh toán bù trừ CME nhằm bảo đảm tất cả các giao dịch được thực hiện trên sàn CME. Vào năm 1961, CME ra mắt hợp đồng tương lai đầu tiên về mặt hàng thịt lợn đông lạnh.
-Năm 1969, công ty đã bổ sung hợp đồng tương lai tài chính và tiền tệ, tiếp theo đó là hợp đồng lãi suất, trái phiếu và hợp đồng tương lai đầu tiên vào năm 1972. Trong những năm 1980, CME không chỉ đưa ra hợp đồng tương lai thanh toán tiền mặt đầu tiên với hợp đồng tương lai đô la Châu Âu, mà còn tung ra các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán thành công đầu tiên, chỉ số S&P 500 – chỉ số mà đang tiếp tục là điểm chuẩn cho các thị trường chứng khoán ngày nay.
-Năm 2007, việc sáp nhập CME với CBOT đã tạo ra Tập đoàn CME(CME Group), một trong những sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới. Năm2008, CME Group mua lại NYMEX Holdings, Inc., công ty mẹ của Sở giao dịch hàng hóa New York (New
York Mercantile Exchange - NYMEX) và Sàn giao dịch hàng hóa, Inc. (Commodity Exchange, Inc. - COMEX).Cũng giống như các sàn giao dịch tương lai khác, CME Group cung cấp một diễn đàn tập trung, có tính thanh khoản để thực hiện việc phòng ngừa rủi ro thông qua nghiệp vụ tự bảo hiểm
(hedging) sử dụng các hợp đồng tương lai hay khai thác khía cạnh khác của thương mại với hy vọng thu được lợi nhuận từ những thay đổi về giá của hàng hóa cơ sở. Ngoài ra, CME Group cung cấp các chức năng thanh toán, bù trừ và báo cáo buổi giao dịch cho phép địa điểm được giao dịch suôn sẻ.
-Đến năm 2010, CME chi trả 90% tiền lãi cho các chỉ số tài chính và chứng khoán của Dow Jones, trong đó 83% các giao dịch được thực hiện bằng điện tử. CME đã tăng trưởng trở lại vào năm 2012 với việc mua lại Ủy ban Thương mại thành phố Kansas (Kansas City Board of Trade - KCBOT). Và vào cuối năm 2017, Sở giao dịch hàng hóa Chicago đã bắt đầu giao dịch bằng hợp đồng tương lai Bitcoin. Theo Tập đoàn CME, trung bình họ xử lý 3 tỷ hợp đồng trị giá hàng tỉ đô la mỗi năm. Một số giao dịch tiếp tục diễn ra theo phương thức hô giá công khai, nhưng 80% các giao dịch được thực hiện bằng điện tử thông qua nền tảng giao dịch điện tử
CME Globex. Ngoài ra, CME Group vận hành CME Clearing, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đối tác trung tâm hàng đầu. Với một lịch sử tập hợp các cải tiến đổi mới, bao gồm cả sự ra đời của hoạt động kinh doanh hợp đồng tương lai, CME Group chịu trách nhiệm cho các phát triển quan trọng mà đã xây dựng nên ngành công nghiệp hợp đồng tương lai. Và ngày nay, CME đã trở thành sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh lớn nhất thế giới
2.1.3 Sơ lược về cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa Chicago
a. Quy mô hoạt động
Nhằm mục tiêu cung cấp phạm vi rộng nhất của các sản phẩm tiêu chuẩn toàn cầu trên tất cả các loại tài sản lớn, CME Group hiện sở hữu hàng loạt các thị trường giao dịch hợp đồng phái sinh lớn trên thế giới, bao gồm: CME, CBOT, NYMEX, COMEX, KCBOT và S&P Dow Jones Indexes (DJI) (với 24,4% cổ phần)
b. Trụ sở và văn phòng làm việc
CME Group có trụ sở chính tại Chicago, bang Illinois, Mỹ và hiện có 15 văn phòng hoạt động tại Châu Mỹ , Châu Âu và Châu Á. CME Group có khả năng phân phối toàn cầu thông qua các trung tâm kinh doanh cùng với mạng lưới quốc tế (truy cập tới
150 quốc gia, liên kết qua 10 trung tâm toàn cầu và có mối quan hệ với 12 đối tác giao dịch), cung cấp các cơ hội nhằm phục vụ cho một loạt các khách hàng trên toàn thế giới.
c. Danh mục hàng hóa
CME group cung cấp cho khách hàng các loại hình giao dịch phái sinh đa dạng: các loại hợp đồng giao dịch kỳ hạn, quyền chọn hay hoán đổi (swap) dựa trên:
- Sản phẩm nông nghiệp (agricultural products) : CME group tự hào có phạm vi rộng nhất của hợp đồng giao dịch kỳ hạn và quyền chọn về nông nghiệp (AGS) có sẵn trên thị trường Mỹ. Hợp đồng nông nghiệp bao gồm các loại ngũ cốc và hạt có dầu như ngô, đậu nành và dầu đậu nành cũng như các sản phẩm khác bao
- Nguồn năng lượng (energy products): NYMEX là thị trường có tính thanh khoản cao nhất, gồm các sản phẩm: dầu mỏ , khí gas, ethanol, than đá, điện..
- Sản phẩm lãi suất (interest rate products): CME Group đo toàn bộ đường cong lãi suất bằng đồng USD của Mỹ. Lãi suất tiêu chuẩn sau rộng rãi nhất:
Eurodollars, Mỹ Chứng khoán Kho bạc, 30-ngày Fed Funds, và lãi suất Swaps. CME group cung cấp
cho khách hàng trên toàn thế giới với an toàn, phương tiện hiệu quả để quản lý rủi ro lãi suất.
- Điều kiện thời tiết (weather products): thời tiết thường có một tác động đáng
kể về kinh doanh - chiếm 5.3 tỷ USD trên tổng số 16 triệu tỷ USD GDP của Mỹ. CME Group cung cấp các công cụ để giúp khách hàng quản lý các rủi ro liên quan đến thời tiết, với các hợp đồng tương lai và quyền chọn dựa trên một số chỉ thời tiết như nhiệt độ, bão, tuyết,..
- Kim loại quý (metals products): như vàng, bạch kim, bạc hay kim loại dùng
trong công nghiệp như đồng, cuộn thép...
- Chỉ số bất động sản (Real Estate Products): thuộc phân khúc nhà ở và phân
khúc thương mại. Ví dụ: S&P/Case-Shiller Home Price Index, S&P/Case-Shiller 10-City Composite Home Price Index,...
- Ngoại hối (FX): CME Group là một trong hai thị trường ngoại hối lớn nhất thế
giới, giao dịch 3 tỷ hợp đồng trị giá xấp xỉ 1 triệu tỷ USD. CME cung cấp thị trường giao dịch lớn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, với 56 loại hợp đồng tương lai
2.2 Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Chicago 2.2.1 Các đối tượng trên sàn
Sàn giao dịch gồm: một ở tầng dưới, một ở trên tầng, ngăn cách với nhau bởi những dãy bàn làm việc.
Đây là nơi tiếp nhận những lệnh được đưa đến các công ty môi giới từ khách hàng. Trên sàn giao dịch, tất cả các đối tượng trên sàn giao dịch tại CME được phân biệt bởi sự khác biệt về màu áo như những chiếc áo vàng (Thư ký trên sàn– Runner), những chiếc áo xanh lá cây (Thư ký xử lý lệnh – Out-trade clerk),những chiếc áo đỏ (Nhà môi giới trên sàn – Floor Broker)…
Tất cả những người giao dịch trên sàn như các nhà đầu cơ cá nhân kinh doanh cho lợi nhuận riêng của họ, nhà môi giới trên sàn... đều là thành viên của sàn giao dịch. Thành viên tham gia các sàn giao dịch CME, CBOT, NYMEX/COMEX sẽ sở hữu các tài khoản thành viên hoạt động độc lập,
chuyên biệt và không liên hệ giữa các sàn giao dịch.
Mỗi sàn giao dịch cung cấp những sản phẩm chuyên biệt và mức phí khác nhau và đặt ra những quy định tiêu chuẩn cụ thể khác nhau dành cho các cấp thành viên. Tuy nhiên các sàn vẫn giống nhau trong việc chia ra 4 hình thức thành viên:
- Thành viên tham gia với tư cách cá nhân
- Thành viên tham gia với tư cách đoàn thể (corporate memberships)
- Thành viên tham gia với tư cách đoàn thể điện tử (electronic corporate
memberships)
- Thành viên tham gia với tư cách trung tâm thanh toán bù trừ (clearing
memberships)
a. Thành viên tham gia với tư cách cá nhân (individual memberships)
Có nhiều cấp độ thành viên cá nhân khác nhau và mỗi cấp độ sẽ xác định quyền lợi được giao dịch những sản phẩm tài chính. Trong CME, một thành viên có 4 cấp độ :
- CME membership (B1): quyền giao dịch bất kỳ loạt hợp đồng niêm yết trên sàn CME
- International monetary market (IMM) membership (B2): quyền giao dịch những hợp đồng tương lai về ngoại tệ, lãi suất và chỉ số chứng khoán trên CME và tất cả các hợp đồng được giao dịch trên Index và Option market (IOM) và Growth and Emerging markets (GEM)
- Index and option market (IOM) membership (B3) : quyền giao dịch những hợp đồng tương lai về chỉ số tài chính, mặt hàng gỗ, tất cả các hợp đồng quyền
chọn trên IOM : quyền được giao dịch trên hợp đồng giao dịch trên Growth and Emerging markets (GEM) - Growth and Emerging markets (GEM) membership (B4): quyền giao dịch hợp đồng liên quan đến các thị trường mới nổi, giới hạn ở các phát sinh tài chính (không bao gồm hàng hóa và khoáng sản)
b. Thành viên tham gia với tư cách đoàn thể
(corporate memberships) Các tổ chức đoàn thể tham gia với tư cách là thành viên của CME được
hưởng ưu đãi về phí giao dịch thấp và lãi suất cao dành cho khoản tiền cọc ứng ra mỗi lần giao dịch hợp đồng phái sinh (performance bond : các bên tham gia hợp đồng phải đóng khoản tiền cọc này để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi 1 bên hủy hay không thực hiện đúng theo hợp đồng)
Các tổ chức, đoàn thể sau có thể tham gia là thành viên của CME :
- Quỹ phòng hộ (hedge funds) - Quỹ hàng hóa (commodity pools) - Các ngân hàng (banks)
- Tổ chức giao dịch kỳ hạn trung gian (futures commission merchants)
- Công ty môi giới nước ngoài (foreign brokers) - Công ty môi giới kinh doanh chứng khoán (broker- dealers)
- ...
Các tổ chức đoàn thể trên được yêu cầu tham gia 1 trong 2 loại thành viên sau:
- Thành viên cổ đông (Equity membership) : CME Rule 106J
- Thành viên giao dịch (trading membership): CME Rule 106H
c. Thành viên tham gia với tư cách đoàn thể điện tử (electronic corporate memberships)
Các công ty chứng khoán tự doanh (proprietary trading firms) có thể tham gia vào nhóm thành viên nếu :
- Mua hoặc thuê lại 2 thẻ hội viên ( CME, IMM, IOM)
- Đáp ứng yêu cầu về khối lượng hàng hóa
Các công ty chứng khoán tự doanh nhận ưu đãi về phí giao dịch qua mạng điện tử, không nhận đc ưu đãi về phí giao dịch qua hình thức hô giá công khai
2.2.2 Cách thức tổ chức của sở giao dịch a. Thời gian giao dịch (Trading hours)
- Hệ thống giao dịch CME toàn cầu (CME Globex):
Chủ nhật – Thứ Sáu: mở cửa lúc 6:00 p.m và đóng cửa lúc 5:15 p.m (ngày hôm sau) theo giờ New York
(tương đương 5:00 p.m – 4:15 p.m theo giờ
Chicago) với 45 phút nghỉ mỗi ngày bắt đầu từ 4:15 p.m theo giờ Chicago.
- Giao dịch trên sàn Chicago (Open Outcry): mở cửa lúc 7:20 a.m và đóng cửa lúc 2:00 p.m theo giờ Chicago.
b. Niêm yết giá
Các thông tin về giao dịch được niêm yết trên bảng yết giá (quotation), bao gồm mã ký hiệu, tháng đáo hạn hợp đồng, giá mới nhất của hợp đồng trong quá trình giao dịch, mức thay đổi so với giá trước đó, giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất trong ngày,... (phụ lục 1) c. Cơ chế thanh toán bù trừ
CME cung cấp một chức năng quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro về cơ chế thanh toán bù trừ, về cơ bản là thanh toán và giải quyết các giao dịch phái
sinh. Bằng cách đặt ra các hạn mức với các bên đối tác (bên mua và bên bán) của giao dịch phái sinh, rủi ro tín dụng không trả được nợ đúng hạn risk được hạn chế. Thông qua quá trình ghi điểm thị trường (mark-to-market), lãi và lỗ phát sinh từ hai bên của hợp đồng được giải quyết hàng ngày với yêu cầu về hạn mức được điều chỉnh theo đó. Cụ thể:
- Hạn mức duy trì tài khoản (Maintenance level)
Trong giao dịch tương lai, người mua và người bán hợp đồng tương lai bắt buộc phải có một khoản ký quỹ và phải trả các phí giao dịch. Khoản ký quỹ ban đầu được chấp nhận bằng tiền mặt và các trái phiếu chính phủ. Khoản ký quỹ được duy trì trên tài khoản mở tại nhà môi giới (broker) và nhà môi giới lại phải ký quỹ tại phòng thanh toán bù trừ (clearing house). Phòng thanh toán bù trừ sắp xếp các lệnh mua và lệnh bán vào với nhau để đối chiếu và tìm ra các lệnh khớp với nhau để tiến hành giao dịch.
Nếu như số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức quy định (maintenance margin) thì những người nắm giữ hợp đồng tương lai sẽ nhận
được thông báo từ nhà môi giới của mình phải bổ sung thêm cho đủ mức quy định ban đầu (initial margin) trên tài khoản ký quỹ.
- Ghi điểm thị trường (Mark-to-Market)
Vào cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh phản ánh mức lời hay lỗ của nhà đầu tư (theo giá thị trường). Nếu lời, nhà đầu tư có
quyền rút phần dư so với mức ký quỹ ban đầu. Nếu lỗ và tiền ký quỹ giảm thấp hơn tiền ký quỹ duy trì, nhà đầu tư sẽ nhận được lệnh gọi nộp tiền từ nhà môi giới.
d. Phí giao dịch (Fees)
CME Group cung cấp cho khách hàng một mức phí về các sản phẩm ngoại hối có thể nói là cạnh tranh nhất trên Thế giới. CME Group không quan tâm khách hàng là ai, bất kể là ngân hàng loại AAA, quỹ đầu cơ hay chỉ là một nhà kinh doanh nhỏ lẻ thì đều hưởng chung một mức phí cho tất cả các loại tiền tệ.
e. Quy trình giao dịch
Các bước cụ thể được mô tả ngắn gọn như sau: (phụ lục 2)
- Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch tương lai.
- Nhà môi giới của người mua và người bán yêu cầu công ty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch.
- Các công ty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch tương lai và đồng ý về một mức giá nào đó.
- Thông tin về giao dịch được báo cáo cho công ty thanh toán bù trừ.
- Các công ty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán.
- Các nhà môi giới của người mua và người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán.
- Người mua và người bán đặt cọc tiền cho nhà môi giới của họ.
- Các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán bù trừ.
- Các công ty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho các công ty thanh toán bù trừ
2.2.3 Phương thức thực hiện giao dịch
Có 2 phương thức để thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
Chicago, đó là Hô giá công khai (Open Outcry) và Giao dịch điện tử (Electronic Trading)
a. Hô giá công khai
Phương thức Hô giá công khai sử dụng sự giao tiếp bằng cả lời nói và cử
chỉ (verbal and non-verbal communication) tại một địa điểm giao dịch vật lý được gọi là sàn giao dịch (trading floor) hay phòng trọng mãi (pit). Ở chính giữa là một đài tròn để giao dịch, xung quanh đài tròn là những bậc thang không cao lắm để cho khách hàng đứng. Trong phòng còn có một trạm điện thoại dùng để thông tin về giá.Thông thường, các thành viên kinh doanh và môi giới dùng lời nói hoặc dùng tín hiệu tay (hand signals) để thể hiện ý định hay động cơ mua hoặc bán của mình. Tín hiệu tay là một loại ngôn ngữ dấu hiệu bằng tay của giao dịch