1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng Đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải quốc tế lacco

107 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa Luận Tốt Nghiệp Giao Nhận Hàng Hóa Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế Lacco
Tác giả Lê Thị Hải Ly
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Xuân Quyết
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 7,95 MB

Nội dung

Trên cơ sở mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau: Một là, hệ thông cơ sở lý thuyết của hoạt động giao nhận bao gồm: đặc điểm, vai frò và phân loại của giao nhận, h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

GIAO NHAN HANG HOA NHAP KHAU BANG DUONG BIEN TAI CONG TY CO PHAN GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE LACCO

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Quyết

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Ly

Lớp: 10DHKDOT1

TP Ho Chi Minh, thang nam .

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

GIAO NHAN HANG HOA NHAP KHAU BANG DUONG BIEN TAI CONG TY CO PHAN GIAO

NHAN VAN TAI QUOC TE LACCO

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Quyết

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hải Ly

Lớp: 10DHKDOT1

TP Hồ Chí Minh, tháng năm

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi, được thực hiện đưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Quyết, đảm bảo tính trung thực về thông tin và nội dung báo cáo

Những số liệu, tài liệu được sử dụng trong bài khoá luận có ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân Tôi cam đoan khai đúng sự thật

TPHCM ,ngày tháng năm

Lê Thị Hải Ly

Trang 4

LOI CAM ON

Lời nói đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thé thay, cd đang công tác giảng dạy tại tường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố HCM, đặc biệt là các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh Đề có ngày hôm nay, không thể phủ nhận công lao các thây, cô đã giảng đạy, theo sát để giúp em có thê hoàn thành chương trình sau bốn năm cũng như tạo điều kiện thực tập để em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco cũng như các anh, chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em được gặp gỡ và học hỏi từ anh, chị, không ngại giúp đỡ em tận tình trong quá trỉnh làm việc Qua đó em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế, hiểu sâu hơn về

đề tài em chọn đề có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất Được học tập

và làm việc cùng anh, chị là điều may mắn đối với em

Em cũng xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn thực tập đã theo sát khi em làm báo cáo

đề em có thê hoàn thành chuyên đề một cách tốt nhất và đúng thời hạn Trong quá trình làm báo cáo thực tập không tránh khỏi những sai sót, em mong quý thầy, cô và quý công

ty thông cảm bỏ qua Em sẽ lấy đó làm kinh nghiệm và bài học đề tiếp tục trau dỗi kiến thức về trong ngành xuất nhập khâu Lời nói cuối em xin chúc quý thây, cô trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố HCM và toàn thể nhân viên Công ty cô phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco lời chúc sức khỏe, luôn gặt hái được nhiều thành công trong con đường giảng dạy và kinh doanh

Xin chân thành cảm ơn!

,ngày tháng năm Sinh viên thực hiện

Họ và tên sinh viên

Trang 5

NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN

Ho va tén sinh vién: LE THI HAI LY MSSV: 2036190226

Khoa: 10DHKDQTI

TPHCM, ngay thang nam 20

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

DANH MUC TU VIET TAT

THC Terminal handling charge Phí xếp đỡ

TTR Telegraphic Tranfer Reimbursement | Chuyển tiền bằng điện

WB World Bank Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thể giới XNK Xuat nhap khau

Trang 7

DANH MUC BANG

Bang 2.1: Tinh hinh két quả kinh doanh của Cơng ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco từ

năm 2020 đến 2022 2: 22+222+222112221122111211121111211112111211112111.1111111.1 111.11 ky 7

Bảng 2.2: Bảng kết quả của phỏng vấn sâu về đánh giá điểm hồn thiện và chưa hồn

2 34 Bảng 2.3: Bảng kết quả của phỏng vấn chuyên sâu về đánh giá thuận lơi, khĩ khăn 35 Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về thuận lợi, khĩ khăn - 5-55 31 tr xe 36 Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yêu tổ bên ngồi ST SH HH ray 38 Bang 2.6: Ma tran danh gia cac yéu t6 bén trong IFE cccccccccccccscesceseevesessessvsveseveneeees 39 Bảng 2.7: Ma trận SWỌT 120112121121 111 1111112011111 1211111111111 T811 HT Ha 40

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ tơ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biên

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cầu tơ chức của Cơng ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco 4 Hình 2.2 Sơ đồ tơ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khâu bằng đường biến tại Cơng ty giao nhận vận tải quốc tế LaCO - 5s nề SE121121111111211 tt He Hye 10 Hình 2.3: Đăng nhập Eporf - L0 220112211121 121 1121115111111 1511 1511 T15 xu 18 Hình 2.4: Đăng nhập Ecuss L0 2221212112211 1 12111211111 11121120111 1811181110111 key 19

vi

Trang 8

NHAP KHẨU BẰNG DUONG BIEN TẠI DOANH NGHIỆP 5 1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 5

1.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khâu 5

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu -.c so sec 5 1.1.3 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu -á se se 6 1.1.4 Vai trò của giao nhận hàng hóa xuất nhập khâu - 52 sec s2 7 1.1.5 Phân loại của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu SE nen: 8 1.1.6 Cở sở pháp lý của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khâu ll 1.2 Quy trình tỗ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng

1.4 Các nhân tô ảnh hướng đến nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩm 22 1.4.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp (nhân tổ môi trường vĩ mô) 22 1.4.2 Các nhân tổ bên ngoài (môi trường vi mô) 5s SE se se 25 1.4.3 Các nhân tổ bên trong doanh nghiỆp - 5.5 SE xcEEE EEt.rrriyt 27

Trang 9

1.5 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về hoàn thiện nghiệp vụ

W1 29

1.5.3 Bài học kinh nghiệm Ặ 0 02 1222122112211 12 115 11158115 111515151111 xe 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẺ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG NHẬP

KHAU BANG DUONG BIEN TAI CONG TY CO PHAN GIAO NHAN VAN

TAIT QUOC TE LACCO\ ccessssssssssesssesscsssesscenssecsesssessesnseesssnseessenseesseeesseesseeessseess 1

21 Te ong quan vé doanh HGÌHỆT co HH HH HH Tàn TT TH T0 9c 00c 040 00 104 003 90 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn 5-5 c1 EEExEtrrrerưn 1 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ cla CONG ty cece estes cette ceseeeeeeeneeees 2 2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty - +21 s SE 2111121 1x te, 3 2.1.4 Cơ cầu tô chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp 4 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - 2-5 si 7 2.1.6 Định hướng phát triên của doanh nghiệp đến năm 2025 - 8 2.2 Thực trạng tô chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biên tai Công ty giao nhận vận tải QHỐC fÊ LQCCU ăccĂĂcĂĂeŸĂKHẰSS He se se 2.2.1 Phân tích nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công

ty giao nhận vận tải quốc tế LaŒCO 52-5 1 St E9E212112112112127121121 xe ree 10

2.2.2 Phân tích sơ đồ - 5: 2221 22211122111221111202111.1111 11 re 13

2.2.3 Đánh giá những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khâu bằng đường biên tại Công ty giao nhận vận tải quốc tế 2.3 Dự: báo những thuận lợi, khó khăn trong tỗ chức thực hiện nghiép vu giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiỆp ccc<<cscc«- 2.3.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiỆp - 5 5 SE SE re 31 2.3.2 Các nhân tô bên trong doanh nghiỆp 2-5 S2 E te EExerrrrrtz 33 2.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện giao nhận hàng nhập khẩu của Công ty cỗ phần giao nhận vận tải quốc lẾ La€€0 -c<<- 2.4.1 Thiết kế nghiên cứu - 5c sctE 121121111011 E11111 21.2111 1tr 34 2.4.2 Kết quả nghiên cứu - 2s cs21EE1E1121121211 2112111 E111 tre, 34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHAU CUA CONG TY GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE

LACCO DEN NAM 2027.icsccscsssssscssscsscssscsscsssssscssssssessssssesssssscsssssscssssscssessscsscssess 45

3.1 Định hướng, mục tiêu và cơ sở đỀ xuất giải pháp «sec seeeeeerrseeecee

10

34

45

Trang 10

3.1.1 Định hướng c1 c2 12211 1121121121 1212 118111111 101211 111111 1g xay 45 3.1.2 Mục tIỂU Q00 0 001001 1115111 vn nn n1 9 151k ky 46 3.2 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu tại Công ty giao

nhận vận tải quốc 98110 Ẽ./2.Ấ.1,.0//75 NA ngua ,ÔỎ 46 3.2.1 Tang curong tuyén dyng thém nguén nhan lye moi cho công ty 46 3.2.2 Tăng cường các buôi đào tạo nguồn nhân lực - sexy, 47 3.2.3 Tăng cường kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý - 48 3.2.4 Nghiên cứu về thị mới gia nhập- thị trường EU - se set 49 3.2.5 Đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật St HH HH HH ren, 49

3.2.6 Theo đối và xử lý tích cực các công nợ tồn đọng, kiểm toán định kỳ 50

3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước - 2s x2 2112111211211 1E rrrree 50 3.3.2 Kiến nghị đối với Cơ quan Hải quan - 2-52 SE ve EEerxerrerrrei 31 3.3.3 Kién nghi voi hiép h6i giao nan eee ce ceseseseeecsseesesseevsvesesveeeveseeees 52 3.3.4 Kién nghi voi hang tae cece ceccsceseesessesessesecsveseesvstesssevssvstsevsseseseess 52

PHỤ LỤC Í c- Ă S113 41x HT TH TH TH TT ng 201 00 ch HH 57 PHU LUC 2a eccccscssssssessesssnssssssssnessssnsssssessassecsssnneessesasenssassnseessassnssassnesenesenes sass easseaesness 59

PHU LUC Bvicssssscssssssssssssssssssssssssssssscsssssscsssssscssssssssssssssessssssssssssssssssseesseessssessssessssssssess 61

Trang 11

; LOI MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá — hiện đại hoá đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, hoạt động giao thương cùng với hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được thúc đây một cách nhanh chóng và tích cực Việt Nam đã tham gia vào WTO vào năm 2007 và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này Bên cạnh đó, cho đến nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA giữa Việt Nam - EU (EVFTA), Sự tham gia này đã mang đến Việt Nam cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đây trao đổi thương mại - đầu tư song phương, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn câu Theo

đó, hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khâu ngày càng được quan tâm và trở thành một xu hướng tất yêu trong nền kinh tế Việt Nam.Năm 2019, Đại dịch COVID-I9 đã khiến cho tình hình xuất nhập khâu của quốc gia phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Cụ thể là hoạt động này tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước đại dịch do các nước đối tác gặp nhiều khó khăn và sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng toàn cầu Tuy vậy, theo thống kê của Tổng cục Hải quan của Bộ Công Thương Việt Nam, tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khâu tăng 15,9%; nhập khẩu tăng 12,2% Có thê thay, mặc dù Đại dịch COVID-I9 đã tác động tiêu cực đến hoạt động ngoại thương, nhưng các doanh nghiệp đã dần thích nghi và tìm được những hướng đi đúng đắn trong ngành dé dan chứng tỏ được sự tồn tại và ôn định của minh (Nguyễn Mạnh Hùng, 2021)

Được thành lập từ năm 2008, công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco đã có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hải quan, vận chuyển hàng hóa cho nhiều công ty trong và ngoài nước Trong đó, nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khâu bằng đường biển là một trong những nghiệp vụ mà công ty có nhiều kinh nghiệm và cung cấp thường xuyên nhất Mặc dù tình hình địch bệnh diễn biến phức tạp trong giai đoạn từ năm 2021-2022, công ty vẫn tiếp tục giữ vừng đà tăng trưởng

so VỚI các năm trước, điều nay được thể hiện qua doanh thu năm 2022 đạt

Trang 12

3.179.962 triệu đồng, như vậy so với năm 2021 tang 456.362 triệu đồng, tức tăng 16,8% Điều này chứng tỏ, chiến lược áp dụng giá giảm đặc biệt cho các khách hàng chủ lực của công ty đã đạt hiệu quả lớn và với sự tích cực chăm sóc khách hàng nên doanh thu của công ty vẫn ôn định Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco đã và đang phát triển lớn mạnh, thế nhưng vẫn còn nhiều vẫn đề cần quan tâm như sự xuất hiện và bứt phá của các đối thủ trong ngành, áp lực về thời gian, chi phi, tính không ổn định của phần mềm, Vì vậy công ty cần có những giải pháp làm thế nào đề khắc phục những tôn tại đó nhằm giúp cho quá trình nhập khẩu mang lại hiệu quả, và tiết kiệm chi phí hơn Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác

gia chon dé tai: “GIAO NHAN HANG HOA NHAP KHẨU BẰNG DUONG BIEN TAI CONG TY GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE LACCO” đề nghiên

cứu nhằm nâng cao hơn hiệu quả, tính tối ưu của quy trình giao nhận hàng hoá nhập khâu nguyên container bằng đường biển của công ty

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung: Nắm được cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa

và phân tích thực trạng tình hình tô chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khâu nguyên container bằng đường biển tại công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco Từ đó, làm cơ sở phân tích đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện nghiệp vụ này hoàn thiện nghiệp vụ đến năm 2027

Trên cơ sở mục tiêu chung, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, hệ thông cơ sở lý thuyết của hoạt động giao nhận bao gồm: đặc điểm, vai frò và phân loại của giao nhận, hiệu quả kinh doanh dịch vụ loglssties, hoạt động giao nhận, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nghiệp vụ tô chức thực hiện giao nhận hàng hóa nhập khâu và các nhân tổ ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận

Hai là, phần tích thực trạng thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khâu nguyên container bằng đường biền tại công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco, đồng thời đánh giá hoạt động dựa trên hệ thông các chi tiéu

Trang 13

Ba là, trên cơ sở phân tích đánh giá đề xuất các giải pháp hoàn thiện nghiệp

vụ giao nhận hàng hóa nhập khâu nguyên công bằng đường biển tại công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khâu FCL bằng đường biên tại Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco

Pham vi nghiên cứu:

- - Về nội dung chính là lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khâu FCL bang đường biên, các chỉ tiêu đánh giá nghiệp vụ và các nhân tố ảnh hưởng

-_ Về không gian: Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco

-_ Về thời gian: Thực hiện đề tài nghiên cứu từ ngày 05/09/2022 — 05/11/2022 Sử dụng số liệu của Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco từ năm 2020 đến 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tời liệu: là phương pháp thu thập thông tin từ việ phân tích và tổng hợp các tài liệu như tạp chí, báo cáo khoa học, sách, tài liệu lưu trữ, số liệu thông kê, thông tin đại chủng, mternet Phương pháp này được sử dụng dùng đê tiếp cận các thông tin, đữ liệu đã có từ sách, báo, tap chí nhằm hệ thông hóa

cơ sở lý luận về hoạt động xuất khâu như khái niệm, vai trò, các hình thức, quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu Ngoài ra, phương pháp này được dùng nhằm thu thập những số liệu thực tế về hoạt động kinh doanh của Công ty cô phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco

Phương pháp thông kê — mô tả: là phương pháp nghiên cứu mà dựa vào đó tô chức số liệu thu thập được theo những chuẩn mực nhất định, sử dụng các công thức tính toán về xu thế, độ lệch nhằm phân tích các con số thông kê Phương pháp này giúp thông kê các dữ liệu về kết quả kinh đoanh chung của công ty Từ đó, mô tả các đữ liệu lên các biểu đồ, sơ đồ để tạo cơ sở cho việc phân tích thực trạng nghiệp

vụ giao nhận hàng nhập khâu của Công ty cô phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco Phương pháp so sánh - đối chiếu: là phương pháp xử lý các thông tin định tính và định lượng sau khi đã được thông kê mô tả lên các biểu đồ, sơ đồ Phương

Trang 14

pháp này dùng đề so sánh các dữ liệu giữa các thời kì với nhau, so sánh doanh thu của công ty qua các năm Phương pháp này còn giúp làm sáng tỏ các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của công ty, từ đó có thê thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức dành cho công ty

Phương pháp tư duy biện chứng: là phương pháp nghiên cứu tại bàn, sử dụng tư duy để quan sát, phân tích, đánh giá về sự vật, hiện tượng theo góc nhìn định tính Dựa vào thực trạng hoạt động giao nhận công ty và hệ thông lý thuyết, cơ

sở lý luận để xem xét sự phát triển của công ty qua các thời kỳ cũng như mối quan

hệ khác Bên cạnh đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong hoạt động giao nhận nhằm xác định mục tiêu và cơ sở của các giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ

5 Kết cầu khóa luận

Ngoài phân mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung bài báo cáo gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tai Công ty giao nhận vận tải quốc tễ Lacco

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNH Công ty giao nhận vận tải quốc té Lacco

Trang 15

CHUONG 1: CO SO LY THUYET VE NGHIEP VU GIAO NHAN HANG NHAP KHAU BANG DUONG BIEN TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1.1.1 Khái niệm về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo quy tắc mẫu của FIATA - Hiệp hội giao nhận quốc tế (Federation Internationale des Associations de Transitaries et Assimilaimes) thi dịch vụ giao nhận được định nghĩa như sau: “Dịch vụ giao nhận là bat kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyên, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư van hay có liên quan đến các dịch vụ kẻ trên, kê cả các van dé hai quan, tai chinh, mua bao hiém, thanh toan, thu thập chứng từ liên quan

đến hàng hóa” (Nguyễn Xuân Quyết, 2017)

Theo luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì “Giao nhận hàng hóa là hành vị thương mại, trong đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, sau đó tổ chức việc vận chuyền, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đề giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)

đề hưởng thù lao” (Nguyễn Xuân Quyết, 2017)

Như vậy, theo cách dễ hiểu giao nhận là thực hiện những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc đi chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người người hàng) — Forwarder (FWD) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

— Consignee (Cnee)

1.1.2 Khái niệm về người giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo Hiệp Hội Giao Nhận Quốc Tế - FIATA, người giao nhận được hiểu là

“Người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động

vỉ lợi ích của người ủy thác Người giao nhận cũng đảm nhận mọi công việc thực hiện liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiêm hóa” Người giao nhận có thê là chủ hàng khi mà chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình, chủ tàu khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận, công ty xếp đỡ hay kho hàng (Nguyễn Xuân Quyết, 2017).

Trang 16

Ngày nay người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng đề kiểm tra hàng hóa, giao nhận hàng hóa mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyên đường vận chuyên, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì hàng hóa

1.1.3 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Thông thường hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận có những đặc điểm

sau đây:

Hoạt động giao nhận hàng hóa không tạo ra sản phâm vật chất, người ta không thể nhìn thấy hay sờ mó thấy sản phẩm, mà chỉ tác động cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí từ nơi này đến nơi khác Vậy nên có thể nói kinh doanh giao nhận hàng hóa quốc tế là kinh đoanh các sản phẩm vô hình, có đặc

trưng đặc biệt là không dự trữ được và dịch vụ sẽ biến mắt nếu ta không sử dụng

Hoạt động giao nhận hàng hóa mang tính thụ động Nói thế vì hoạt động giao nhận phụ thuộc vào nhiều yêu tổ như nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyên, các ràng buộc về pháp luật, tập quán trong nước nước và quốc

tế Khi khách hàng của các công ty giao nhận có nguồn hàng muốn xuất hoặc nhập thì lúc đó đóng vai trò là người tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao nhận, với chuyên môn vẻ việc làm thủ tục và kinh nghiệm vận tải quốc tế, mới có thê giúp cho quá trình lưu thông hàng hóa của khách hàng diễn ra đễ dàng hơn Bên cạnh đó, giao nhận hàng hóa quốc tế còn chịu tác động bởi luật pháp và tập quán của nước người xuất khâu, nước người nhập khâu và cả nước thứ ba tham gia Bởi tùy theo hình thức giao nhận quốc tế mà sẽ áp dụng các nguồn luật khác nhau và không phải lúc nào các luật này cũng được sữ dụng hết, tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như của các tô chức quốc tế (Phạm Mạnh Hiện, 2012) Đặc điểm tiếp theo của giao nhận hàng hóa là tính thời vụ của hoạt động này Hoạt động giao nhận quốc tế hiện nay có thể nói đang phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hàng xuất nhập khâu mà những mặt hàng này thường mang tính thời vụ, theo mùa Tùy vào từng mặt hàng tuy nhiên thông thường vào đầu năm lượng hàng hóa

Trang 17

xuất nhập khâu của các nhà sản xuất và phân phối thường rất ít do nhu cầu tiêu thụ thấp nên kéo theo ngành giao nhận cũng diễn ra không mấy sôi nổi Mặt dù vậy vẫn

có những thời điểm số lượng hàng xuất nhập khâu tăng lên như vào tháng tư đến cuối mùa thu hay vào tháng cuối năm thì tình hình giao nhận mới có những chuyên biến khởi sắc

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận vì ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người giao hàng còn phải những dịch vụ khác như gom hàng, xếp hàng,

vận chuyên đến tay khách hàng (Phạm Mạnh Hiền, 2012)

1.1.4 Mu trò của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.1.4.1 Đối với nên kinh tế

Giao nhận giúp hàng hóa được vận chuyên nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn

mà không cần sự can thiệp của người gửi hoặc người nhận

Giao nhận giúp thúc đây nhanh tốc độ luân chuyên của phương tiện vận tải, khai thác và sử dụng hiệu quả phương tiện vận tái cũng như các phương tiện hỗ trợ khác có liên quan

Giao nhận góp phần to lớn vào việc mở rộng thị trường của thương mại quốc

tế với vai trò là cầu nối trong việc vận chuyển hàng hóa theo các tuyến đường mới đến các thị trường mới theo yêu cầu về thời gian và địa điểm đã định

Do hoạt động kinh doanh về giao nhận có quy mô lớn và phức tạp hơn so với giao nhận hàng hoá thuần tuý, nên các địch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng cũng phải đa dạng và phong phú nhằm gia tăng giá trị kinh doanh của công ty (Phạm Mạnh Hiển, 2012)

1.1.4.2 Di với các công ty kinh doanh về xuất nhập khẩu

Giảm rủi ro hàng hóa hết mức có thê trong quá trình vận chuyển Vì những người giao nhận đã có kinh nghiệm về cho thuê phương tiện, đặc biệt là tàu biển, tiếp xúc thường xuyên với các hãng vận tải nên biết chính xác hãng nào nảo uy tín,

giá tốt, phù hợp với lịch trình vận chuyển hàng hóa và đặc biệt là phù hợp với từng

nhu cầu khác nhau của từng khách hàng,

Trang 18

Tạo điều kiện cho chủ hàng thực hiện hợp đồng xuất nhập khâu một cách nhanh chóng và kịp thời nhờ vào tính chuyên môn cao của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận

Giúp doanh nghiệp thu thập tài liệu phù hợp và áp dụng luật thuế hợp lý nhằm

áp dụng mã thuế phù hợp đề giảm thiêu số thuế doanh nghiệp phải nộp

Bên cạnh đó còn giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời gian làm các thủ tục

và tìm kiếm người giao nhận, tiết kiệm được chi phí phát sinh cho chủ hàng, cụ thê

là tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt nhân sự (Phạm Mạnh Hiền, 2012) 1.1.5 Phân loại của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Theo TS.Đỗ Quốc Dũng (chủ biên), ThS.Trần Hoàng Giang- ThS.Nguyễn Thành Long, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nhà xuất bản tài chính, phân loại hoạt động giao nhận được căn cứ như sau:

115.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

Giao nhận thuần túy: chỉ là việc gửi hàng đi hoặc là nhận hàng đến Giao nhận tổng hợp: bao gồm tất cả các hoạt động như xếp đỡ, đóng gói, lưu kho, lưu bãi, vận chuyền, bảo hiểm, thanh toán, thủ tục hải quan

1.1.5.3 Căn cứ vào tính chất giao nhận

Giao nhận riêng: hoạt động giao nhạn do người xuất nhập khẩu tự tổ chức không sử dụng dịch vụ của người giao nhận, là giao nhận chủ yếu là do chủ hàng trực tiếp thực hiện theo nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng Bao

x A

gom:

Tổ chức chuyên chở hàng hóa lên xuống các phương tiện chuyên chở tại các điểm đầu môi vận tải

Trang 19

- Lap cac chimg ti co lién quan đến giao nhận hàng hóa nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng

- _ Theo dõi và giải quyết những khiêu nại về hàng hóa trong quá trình giao nhận đồng thời thanh toán những chi phí có liên quan đến giao nhận hàng hóa

~ Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tô chức công ty chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng

115.4 Căn cứ vào phương thức vận tải

Theo TS.Nguyễn Xuân Hiệp, Luật Thương mại quốc tế 2019, căn cứ vào phương thức vận tải gồm:

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là một phương thức vận tải có lịch sử lâu đời nhất, phô biến nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong vận tải hàng hóa thương mại quốc tế (TMQT) Mặc dù hạn chế nhất định nhưng thường phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên với rủi ro cao và tốc độ các tàu biên thường thấp nhưng chuyền hàng hóa bằng đường biên vẫn luôn có những ưu thế nỗi trội như: các tuyến đường biên hầu hết là các tuyến đường tự nhiên là mặt biển, với năng lực vận tải lớn

do các tàu biển có sức chứa lớn, thích hợp cho việc vận tải hầu hết các loại hàng hóa; trong khi đó, chỉ phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải và cưới phí vận tải thấp hơn nhiều so với các phương thức vận tải khác

Vận tải hàng hóa quốc tÊ bằng đường hàng không được coi là phương tiện chính trong du lịch quốc tế và chiếm vị trí số một trong vận tải hàng hóa cần giao ngay Vận tải hàng không có những ưu điểm chính như sau: tuyến đường là không trung và hầu như là đường thăng, không tôn kém chi phí đề xây dựng: tốc độ của vận tải hàng không rất cao, có thê đạt tới tốc độ 900 đến 1000km/ giờ, gấp tốc độ

của tàu biển 27 lần, của ô tô 10 lần, của tàu hỏa 8 lần; đảm bảo tính an toàn cho

hàng hóa hơn các phương thức vận tải khác, luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao Tuy nhiên vận tải hàng không cũng có những hạn chế nhất định: giá cước cao (gấp đường biển 8 lần, gấp đường sắt và ô tô 2-3 lần); không thích hợp cho việc vận tải những hàng hóa có giá trị thấp; khối lượng lớn và công kênh; tính cơ động và linh hoạt kém; đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật

Trang 20

Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ, mặc đù có một số hạn chế nhất định, vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (chủ yếu bằng ô tô) là loại hình vận tải thông dụng trong hoạt động thương mại, xuất phát từ những đặc điểm và tác dụng cơ bản của phương thức này như sau:

- Van tai bang ô tô có tính linh hoạt và cơ động cao

- _ Vận tải bằng ô tô có tốc độ khác cao (đứng thử 3 sau máy bay và tàu hóa)

- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ô tô ít hơn so với một 36 phuong tién khac

Trong vận tải hàng hóa, đặc biệt là vận tải hàng hóa quốc tế, ô tô thường có vai trò thu gom, vận tải hàng hóa từ kho tới các điểm vận tải để xếp lên các phương tiện vận tải khác đến nơi giao hàng cuối cùng, do vậy, được coi là phương tiện liên

kế các phương thức vận tải với nhau để tạo thành vận tải đa phương thức trong TMOQT

Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường sắt, trong hoạt động kinh tế, vận tải hàng hóa bằng đường sắt được coi là một trong những phương tiện vận tải chủ yếu trong hệ thống vận tải thông nhất Vận tải đường sắt có những đặc điềm chính như sau: có năng lực vận tải lớn, có thể đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khâu; tốc độ vận tải tương đối cao; giá thành vận tải tương đối thấp đo đòi hỏi trang thiết bị tốn kém và trình độ quản lý, tô chức không cao như các phương thức vận tải khác; có khả năng vận tải hàng hóa quanh năm Vận chuyền hàng háo bằng đường sắt liên vận quốc tế là hoạt động vận tải được tiễn hành trên tuyến đường sắt của hai hay nhiều nước hoặc ga gửi hàng và ga đến đề giao hàng nằm trên lãnh thổ của ít nhất hai nước khác nhau và cùng sử dụng chung một giấy gửi hàng thông nhất trong toàn bộ quá trình vận tải

Vận tải hàng hóa quốc tễ đa phương thức, (Multimodal Transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp quốc tế (Combined Intermodal Transport)- sau đây viết tắt là VTĐPT- là phương thức vận tái hàng hóa được tiến hành ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở nước này tới một điểm chỉ định ở một nước khác đề giao hàng VTĐPT quốc tế có những đặc điểm khác biệt so với phương pháp vận tải truyền thống:

Trang 21

- (6 it nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia quá trình vận tải hàng hóa

- _ Trong hành trình VTĐPT chỉ dựa trên một hợp đồng và sử dụng một chứng

từ vận tải đơn nhất là chứng từ VTĐPT (Multimodal Transport Document) hoặc vận đơn VTĐPT (Multmodal Transport Bill of Ladmg) hoặc vận đơn van tai lién hop (Combined Transport Bill of Lading)

- Trong hành trình VTĐPT, chỉ có một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước người gửi hàng đó là người kinh doanh VTĐPT (Multimodal Transport Operator MTO) Người kinh doanh VTĐPT phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kê từ khi đã nhận hàng đề chở tại nơi đi cho đến khi đã giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến Chế độ trách nhiệm này có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liability System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chang (Network Liability System) tuy theo sự thỏa thuận của hai bên

- Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng trong VTĐPT quốc tế thường ở những nước khác nhau

- Trong VTĐP quốc tế, hàng hóa thường được vận tải bằng container, trailer, pallet

Trong VTĐP quốc tế, có các hình thức vận tải chính như sau:

+ Mô hình vận tải đường biên - đường hàng không (Sea - Air)

+ Mô hình vận tải đường ô tô - vận tải hàng không (Road - Air)

+ Mô hình vận tải đường sắt - đường ô tô (Rail - Road)

+ Mô hình vận tải đường sắt - đường ô tô - đường nội thủy - đường biển (Rail - Road - Inland - Waterway - Sea)

+ M6 hinh cau luc dia (Land Bridge)

1.1.6 Cở sở pháp lý của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Từ trước đến nay có rất nhiều văn bản pháp luật về giao nhận hàng hoá không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở quốc tê Những vấn đề về quy định tàu bè các quốc gia khác khi ra vào cảng biên của nước ta, các văn bản quy địmh trách nhiệm của các

Trang 22

bên có liên quan trong quá trình giao nhận hàng hoá, hay pháp luật về sự điều chỉnh những môi quan hệ phát sinh trong các hợp đồng vận tải, bảo hiểm, mua bán, Những cơ sở pháp lý của nghiệp vụ giao nhận phô biến phải kế đến như Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, Luật số 95/2015/QH13 quy định về hoạt động hảng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biến, vận tái biên, an toàn

hang hai, quan lý nhà nước về hảng hái, Nghị định số 71/2006/NĐ — CP vé quan

lý biển và luồng hảng hải, quy định về đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luỗng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển Việt Nam; Quyết dinh s6 98/2008/QD — BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biêu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 quy định quán lý nhà nước về hải quan đối với hàng hoá được xuất khâu, nhập khâu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QHII1 điều chỉnh mọi

hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam

Bên cạnh đó, thế giới còn ban hành nhiều loại hiệp định, công ước, nhằm quy định về hoạt động giao nhận hàng hoá, nỗi bật đó là Bộ quy tắc thương mại quốc tế Incoterm; Công ước quốc tế thông nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển 1924 (hay còn gọi là Quy tắc La Hay hoặc Công ước Brúc-xen); Công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hoá bằng đường biển 1978 (hay còn gọi là Quy tắc Hăm-buốc): Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng vận tải hàng hoá hoàn toàn hoặc một phần bằng đường biển 2008 (hay còn gọi là Quy tắc Rô-téc-đam),

Trang 23

1.2 Quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khau bằng đường biển

1.2.1 Sơ đề tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hùng nhập khẩu bằng đường

B7: Thanh lý Hải B8: Dưa hàng về —M B9: Quyết toán và trả

13

Trang 24

Bên cạnh đó, bộ phận chứng từ sẽ yêu cầu khách hàng giao Sale Contract, Invoice và Packing List, Certifiicate of Analysis (nêu có), cũng như giấy giới thiệu nhằm phục vụ việc nhận hàng

1.2.2.2 Kiểm tra bộ chứng từ, lấy D/O tit hang tau

Kiểm tra bộ chứng từ

- _ Vận đơn đường biển (B/L)

Kiểm tra những thông tin sau: Số vận đơn, Loại vận đơn (Surrendered hay Original), Tên người gửi, Tên người nhận, Cảng xếp hàng, Cảng đở hàng, ETD, Tên hàng hoá, Số lượng, Khối lượng,

Đối chiếu với thông tin trên Hợp đồng và trên Booking Note

Bên cạnh đó cần xin Mã số thuế (Tax ID) của người nhận đề bồ sung vào B/L (nếu thiếu thông tin)

- Hoa don (Invoice)

Thông tin người gửi, thông tin người nhận, Số và ngày hoá đơn, Phương thức thanh toán, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Giá đơn vị, Tổng trị giá lô hàng, Loại tiền tệ, Các chỉ phí liên quan khác,

- Phiéu déng géi (Packing List)

Số và ngày hoá đơn: Đối chiếu với thông tin trên Hoá đơn

Thông tin người gửi, thông tin người nhận, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Bao bì: Đối chiều với thông tin trên Hợp đồng

Tên tàu, Số chuyến, Cảng xếp hàng, Cảng đở hàng, Số container, Số seal: Đối chiếu thông tin trên Vận đơn

- _ Tài liệu kỹ thuật (Certificatfe of Analysis)

Thông tin người nhận, Tên hàng, Số lượng, Khối lượng, Thành phần hoá học của hàng hoá đó Đối chiêu những thông tin trên Tài liệu kỹ thuật với điều khoản Specification/ Quality trén Hop dong

Lay D/O tir hang tau

Trang 25

Sau khi nhận được Thông báo hàng đến (Arrival Notice), muốn xin được D/O cần có giấy giới thiệu của công ty nhập khâu (nếu hãng tàu yêu cầu) và vận đơn đường biển bản góc hoặc vận đơn điện giao hàng (Surrendered hay Original) tương ứng Bên cạnh đó phải đóng đầy đủ phí cho hãng tàu đề nhận D/O

Sau khi nhận D/O phải kiểm tra và đối chiếu với Vận đơn những thông tin sau:

Số vận đơn, Cảng đi, Cảng đích, Tên hàng hóa, Số lượng, Trọng lượng, Thông tin người gửi và người nhận, Tên tàu, Số chuyến, Xem thời gian tàu đến, Tên người liên hệ (hãng tau),

1.2.2.3 Làm thủ tục Hải Quan

Khi khai hải quan, nhân viên chứng từ dựa vào những thông tin trên Hợp đồng, Inovoice, Packing List và B/L được cung cấp đề lên tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khâu Truyền tờ khai Hải Quan VNACCS/ VCIS

Sau khi lên tờ khai, sẽ có 3 trường hợp phân luồng: Luồng xanh, luồng vàng

và luồng đỏ như sau:

- Luong xanh: Miễn kiểm tra chỉ tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

-_ Luồng vàng: Kiểm tra chỉ tiết hồ sơ, miễn kiêm tra thực tế hàng hóa

- Luong đỏ: Kiểm tra chỉ tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa

Nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ thì nhân viên giao nhận phải trình bộ chứng từ cho cơ quan Hải quan kiểm tra và đối chiếu để xác minh Nếu chứng từ hợp lệ, hải quan sẽ tiến hành trả tờ khai và nhân viên giao nhận sẽ tiễn hành làm các thủ tục thanh lý tờ khai và nhận hàng

1.2.2.4 Tinh thuế

Việc nộp thuế phải được tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính Với từng loại mặt hàng khác nhau sẽ tương ứng với những quy định riêng về thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế

Trang 26

- Giá trị tính thuế GTGT = Tri gia tinh thué nhap khau + Tién thué nhap khau

- Tiền thuế GTGT = Giá trị tính thuế GTGT * Mức thuế GTGT

- Tổng tiền tính thuế = Tiền thuế nhập khâu + Thuế GTGT (Hoặc thuê TTĐB) +

Thu khác (Nếu có)

1.2.2.3 Nhận hàng tại cảng

Đối với mặt hàng bị phân vào luỗng đỏ, sau khi kiểm tra chứng từ sẽ tiễn hành kiểm tra thực tế lô hàng Có 3 mức độ kiểm tra tương ứng từ thấp đến cao: Mức thấp nhất là kiểm tra 5% lô hàng, nêu không phát hiện thì kết thúc, mức tiếp theo là kiêm tra 10% lô hàng, nêu không phát hiện thì kết thúc và mức cao nhất là kiểm tra toàn bộ lô hàng Tùy vào từng mức mà nếu phát hiện vi phạm thì sẽ tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm cuối cùng

Đối với hàng phải lưu kho, bãi tại cảng:

Cảng sẽ nhận hàng hóa trực tiếp từ tàu sau đó mới tiền hành giao cho người nhận hàng Sau khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice), người nhận hàng đem các giấy tờ cần thiết như Van don (Surrendered hay Original), Invoice, Packing List, giấy giới thiệu của cơ quan hãng tàu, để nhận lệnh giao hàng D/O Hãng tàu hoặc đại lý đưa cho người nhận hàng 3 bản D/O và giữ lại Vận đơn Bên cạnh đó, người nhận hàng phải đóng các phí theo yêu cầu như phí lưu kho, phí xếp

dỡ, giấy biên lai, và lần lượt đem 3 bản D/O đó nộp cho 3 bộ phận tương ứng: | bản nộp văn phòng quản lý tàu đề tìm vị trí hàng, l bản nộp kho vận đề làm phiêu xuất kho, I bản nộp để làm thủ tục hải quan Sau khi hoàn thành các thủ tục, người nhận hàng được phép đưa hàng về nhà kho của mình

Đối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng:

Khác với hàng phải lưu kho bãi tại cảng, chủ hàng sẽ nhận hàng trực tiếp từ tàu bằng cách lập các chứng từ cần thiết trong quá trình từ nhận hàng cho đến lúc đưa hàng về kho Đối với trường hợp bị phân luỗng đỏ, nêu hàng không có niêm phong cặp chỉ phải mời hải quan áp tải Với luồng xanh hoặc luồng vàng thì người nhận hàng chỉ cần tiến hành chở hàng hóa về doanh nghiệp

Doi voi hang nhap bang container:

Trang 27

- Néulahang FCL:

Sau khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice), người nhận hàng đem các giấy tờ cần thiết như Vận đơn (Surrendered hay Original), Invoice, Packing List, giay giới thiệu của cơ quan hãng tàu, để nhận lệnh giao hàng D/O rồi mang đến hải quan đề tiến hành làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa Người nhận hàng có thê kéo cả container về kho của mình hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn để tránh bị phát sinh chỉ phí Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, người nhận hàng đem bộ chứng từ nhận hàng và D/O đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận tính hợp lệ và nhận phiếu xuất kho đề nhận hàng

1.2.2.6 Kiém tra hang

Hàng hóa nhập khẩu khi qua cửa khâu phải được tiến hành kiểm tra theo quy định của nhà nước Đối với mỗi mặt hàng nhập khẩu, mỗi cơ quan có thâm quyền phải tiên hành kiểm tra kỹ lưỡng Cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong, kẹp chỉ trước khi đỡ hàng xuống phương tiện Nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc không sắp xếp được theo vị trí vận đơn, cơ quan giao thông đề nghị cơ quan giám định cấp biên bản giám định Trong trường hợp hàng hóa vận chuyên bằng đường biến bị thiếu hụt, chủ tàu phải cung cấp bằng chứng về việc nhận hàng Ngoài ra, trong trường hợp bị hư hỏng, phải chứng minh được rằng mặt hàng đó bị

hư hỏng hoặc bị lỗi

Trang 28

Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tên hàng, Mã số, Số lượng, Trọng lượng, Chủng loại, Chất lượng, Xuất xứ của hàng hoá Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với Hợp đồng ký kết

1.2.2.7 Thanh lý Hải Quan

Sau khi kiểm tra hàng hoá nếu thấy không có vấn đề gì xảy ra Dựa vào tờ khai Hải Quan tiên hành thanh lý Hải Quan

1.2.2.8 Giao hàng cho khách hàng

Sau khi thanh lý Hải quan, doanh nghiệp sẽ liên hệ với người vận tải chở hàng hóa về và giao hàng cho khách hàng tại địa điểm được chỉ định theo thỏa thuận từ trước

1.2.2.9 Quyết toán và trả hô sơ cho khách hàng

Thanh toán các chỉ phí liên quan đến công tác giao nhận như chí phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi, bốc xép, van chuyén, thu tuc hai quan,

Gửi Debit Note gửi cho khách hàng và tiên hành thu tiền, giao các chứng từ kèm theo như tờ khai hải quan đã thông quan, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,

và tiền hành lưu hỗ sơ

Nếu có những vấn đề phát sinh liên quan đến việc tôn thất hàng hóa, tập hợp những chứng từ cần thiết đề tiền hành khiêu nại đến các bên liên quan

1.2.3 Các chứng từ chủ yếu trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu

1.2.3.1 Ban lược khai hàng hóa

Là một bản kê khai tập hợp thông tin về lô hàng được vận chuyên lên tàu như tên hàng, số lượng, trọng lượng, loại kiện, thông tin shipper, thông tin consignee, cảng xếp hàng, cảng đỡ hàng, Công dụng của bản lược khai hàng hoá là làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về loại hàng đã xếp trên tàu, căn cứ vào đó làm chứng từ để khai báo với hải quan và thanh toán các loại chỉ phí có liên quan như phí xếp đỡ, phí kiêm đếm, Bên cạnh đó làm cơ sở để lập bản kết toán giao nhận hang (ROROC)

Trang 29

1.2.3.2 Théng bdo san sang (Notice of readiness)

Là văn một văn bản được gửi cho người thuê vận chuyên, người giao hàng và người nhận hàng hoặc các bên có liên quan nhằm thông báo là tàu đã đến cảng và san sang vé moi mat dé lam hàng bằng cách chuẩn bị nhân lực và phương tiện đề có thê nhận hàng thuận lợi và nhanh chóng Thời gian có hiệu lực của thông báo sẵn sang sẽ tuỳ thuộc vào thoả thuận được nêu trong hợp đồng (nếu có), còn không thi mọi quy định sẽ căn cứ vào tập quán của địa phương

1.2.3.3 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo — ROROC)

Là một chứng từ xác nhận số lượng hàng (kiện, bao, .) đã được giao nhận giữa tàu và cảng sau khi hoàn tất việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu vào bờ Biên bản kết toán nhận hàng có tác dụng chứng minh sự thiểu hoặc thừa số lượng hàng hoá thực được nhận tại cảng so với 36 lượng hàng đã kê khai trên Manifest, tir do lam co

sở đề người nhận hàng khiếu nại đơn vị vận chuyên, người bán, hay hãng tàu 1.2.3.4 Phiếu thiếu hàng

Khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khâu, néu phat hiện thấy hàn bị thiếu, dai ly hãng tàu sẽ dựa vào biên bản kết toán nhận hàng với tàu ROROC đề cấp cho chủ hàng một biên bản xác nhận việc thiếu hàng (Certifcate of shortlanded cargo) dùng làm chứng từ khiếu nại với hãng tàu đối với số lượng hàng hoá đã nhận để chuyên chở

1.2.3.5 Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (Cargo oufturn report — COR)

Nếu phát hiện hàng hoá bị hư hỏng, đồ vỡ trong quá trình làm hàng thì cảng và tàu phải cùng lập biên bản về tình trạng hàng hoá này Đối với người nhận hàng, tài liệu này cung cấp bằng chứng rõ ràng đề khiếu nại hãng tàu về việc hàng hoá không được đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyên Đối với cảng, văn bản này có tác dụng làm rõ trách nhiệm giữa cảng và tàu trong việc lưu trữ và xếp dỡ hàng hóa Tuy nhiên, theo quy định, tài liệu này chỉ được lập trong trường hợp với những hư hỏng có thể nhìn thấy được

Trang 30

1.2.3.6 Biên bản đồ võ mắt mát

Khi phát hiện hàng hoá bị thất lạc, hư hỏng hay đồ vỡ, lúc nhận hàng, người nhận hàng có thê yêu cầu lập biên bản đỗ vỡ mắt mát Biên bản được cấu thành chỉ khi có sự có mặt của hải quan, bảo hiểm, cảng và chủ hàng

1.2.3.7 Lénh giao hang (Delivery Order — D/O)

Là chứng từ trong vận chuyên hàng hoá quốc tế do hãng vận tải phát hành cho người nhận hàng hàng sau khi nhận được vận đơn hợp lệ và các khoản phí liên quan Khi có lệnh giao hàng, chủ hàng hoặc shipper trình lên cơ quan giám sát hàng hoá đề lấy hàng ra khỏi bãi hoặc container

1.2.3.8 Van don duong bién (Bill of lading — B/L)

Là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng (shipper), theo yêu cầu của người gửi hàng, sau khi đã xếp hàng lên tàu (shipped on board) hoặc sau khi đã nhận hàng để xép (received for shipment) (Gido trinh Van tai Bao hiém hang hoa xuất nhập

1.3.1 Thiết kế, bố trí hợp lý

Đó là qui trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bao gồm các công đoạn được thiết kế, bố trí một cách khoa học tạo thành một dây chuyền khép kín, trong đó, nhân lực, thiết bị, phương tiện được bồ trí hợp lý, phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng công đoạn, công việc thực hiện Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh (Items) như sau:

- Qui trình giao nhận được thiết ké, bồ trí khép kín;

Trang 31

- Các công đoạn của qui trình giao nhan duoc thiét ké, bé tri phu hop:

- Thiết bị, phương tiện được bồ trí hợp ly dap ứng yêu cầu công việc;

- Nhân viên được bồ trí hợp lý phù hợp với yêu cầu công việc ở mỗi công đoạn;

- Nhà quản trị có đủ năng lực quản lý, điều hành các công việc;

- Có sự phối hợp chặt chế giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện công việc

1.3.2 Đằng bộ và nhịp nhàng

Đó là các công việc được thực hiện trên các công đoạn của qui trình giao nhận hàng hóa điễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng: công việc ở công đoạn trước hoàn thành được chuyền ngay sang công đoạn sau để thực hiện; công đoạn sau không phải chờ công đoạn trước hoàn thành, nhân lực và thiết bị, phương tiện không phải ngừng nghỉ hoặc chạy không tải Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh (Items) như sau:

- Các công việc diễn ra một cách đồng bộ trên toàn bộ quy trình giao nhận;

- Các công việc diễn ra một cách nhịp nhàng trên toàn bộ quy trình giao nhận;

- Công đoạn, công việc trước hoàn thành được chuyên ngay sang công đoạn, công việc sau đề thực hiện;

- Các thiết bị, phương tiện hoạt động nhịp nhàng;

- Việc giao nhận chứng từ và hàng hóa diễn ra đồng bộ

1.3.3 Đáp ứng kịp thời

Đó là khả năng thích nghi với các nhu cầu cung cấp dịch vụ của khách hàng, đặc biệt và sự thay đôi của khách hàng: là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng, kip thoi Qua trình khắc phục lỗi điễn ra nhanh chóng Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh (Items) như SaU:

- Tốc độ báo giá đáp ứng yêu cầu của khách hàng:

- Khách hàng không phải mắt nhiều thời gian đề tư vấn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ;

- Việc tiếp nhận và xử lý kết quả hỗ sơ, chứng từ diễn ra một cách nhanh chóng:

Trang 32

- Khách hàng không phải mất nhiều thời gian dé được giao nhận hàng hóa;

- Những đòi hỏi và thắc mắc của khách hàng được quyết kịp thời:

- Kha nang xử ly tinh huống phát sinh được thực hiện một cách nhanh chóng

1.3.4 Tìn cậy

Thể hiện doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết ngay từ ban đầu, từ khâu báo giá đến khâu xử lý chứng từ, khai hải quan, lấy hàng, giao hàng cho người nhập khâu và hạn chế tối đa nhưng sai sót, hoặc tổn thất cho khách hàng Tin cậy cũng có nghĩa là quá trình tô chức thực hiện qui trình nghiệp vụ không để sai sót xảy ra, hoặc giảm thiêu, hạn chế sai sót ở mức thấp nhất Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh (Items) như sau:

- Khách hàng nhận được hồ sơ, chứng từ hàng hóa theo ding cam kết về thời gian, địa điểm;

- Khách hàng nhận hàng hóa theo đúng cam kết về thời gian, địa điểm;

- Hồ sơ, chứng từ hàng hóa không bị sai sót;

- Hàng hóa được giao nhận đảm bảo chất lượng phù hợp với hợp đồng:

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm bảo chất lượng;

- Chất lượng các dịch vụ dịch vụ liên quan được duy trì ôn định

1.3.5 Án toàn

Sự an toàn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa của một công ty Khi khách hàng giao hàng và các thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa cho công ty giao nhận đề làm địch vụ xuất khẩu hàng hóa hay nhập khâu hàng hóa thì công ty cần phải đảm bảo sự an toàn của hàng hóa và sự bảo mật của các thông tin liên quan đến hàng và chủ hàng đồng thời đảm bảo không mất mát, không hư hỏng trong quá trình giao nhận, không rò rỉ thông tin trong quá trình truyền đữ liệu Tiêu chí này được đo lường theo các khía cạnh (Items) như sau:

- Thông tin khách hàng được giữ bảo mật;

- Thông tin hàng hóa được bảo mật;

Trang 33

- Hang hoa khéng bi ton thất trong quá trình giao nhận;

- Hang hoa duoc bam bao an toan trong qua trinh van chuyén

1.4 Các nhân tổ ảnh hướng đến nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu

1.4.1 Các nhân tô bên ngoài doanh nghiệp (nhân tÔ môi trường vĩ mô)

1.4.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, lạm phat, thất nghiệp, Sự thay đổi của các yếu tô này và tốc độ thay đôi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy co đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chăng hạn như khi lãi suất tăng thì đồng tiền sẽ mất giá doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh Tuy nhiên, trong xu thé hội nhập kinh tế thế giới thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ giao nhận cũng không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh giao nhận nói chung và VITAMAS nói riêng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hình ảnh của công ty

1.4.1.2 Môi trường pháp luật

Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khâu bằng đường biên liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiều

là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hoá đi qua, quốc gia hàng hoá được gửi đến và luật pháp quốc tế Bất

kỳ một sự thay đôi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của Chính phủ ở một trong những quốc gia kê trên; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đây hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khâu Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm va quyền hạn của những người tham gia vào lĩnh vực giao nhận Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp người giao nhận tiên hành công việc một cách hiệu quả nhat

Trang 34

Sự ồn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia phát triển mà còn là một yếu tố để các quốc gia khác và thương nhân người nước ngoài giao địch và hợp tác với quốc gia đó Những biến động trong môi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển Chăng hạn như một quốc gia có xảy ra xung đột vũ trang thì sẽ không thê tiến hành nhận và giao hàng cho hãng tàu (nếu đó là nước gửi hàng) hoặc giao

và nhận hàng đến tay người nhận hàng (nếu đó là nước nhận hàng) hoặc máy bay phải thay đối lộ trình (nêu đó là nước đi qua), Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên chở Nếu các quốc gia này dành cho nhau những ưu đãi đề thúc đây mối quan hệ và thị trường dịch vụ giao nhận hàng hóa của các công ty giao nhận sẽ phát triển cả về quy mô và chất lượng Nếu quan hệ chính trị của hai quốc gia hoặc khu vực không được tốt thì nó sẽ cản trở hoạt động buôn bán và thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển

1.4.1.4 Môi trường văn hóa, xã hội

Văn hóa bao gồm những đặc trưng vẻ nhận thức Văn hóa của tô chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lỗi hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tô chức hay quốc gia nào có văn hóa giống tô chức hay quốc gia khác, đù họ có thể giống nhau nhiều điểm Vì vậy đề hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giao nhận thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ về phong tục tập quán kinh doanh của mỗi đối tác, am hiểu về mọi mặt cũng như tinh tế tỏng cách ứng xử cho thích hợp và chính xác đối với từng đối tượng kinh doanh đến từ nhiều nơi khác nhau trên tế giới Việc thông hiểu văn hóa của nhiều quốc gia sẽ hỗ trợ rất nhiều trong các cuộc đàm phán, giao địch trong thương mại nhất là đối với hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Chính vì vậy mà môi trường văn hóa, xã hội cũng

Trang 35

nghiệp

1.4.1.5 Môi trường khoa học, công nghệ

Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sang tao san pham và cơ hội thị trường mới Các yêu tô khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động giao nhận Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày cảng làm cho các doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp hóa cao, quy

mô tăng lên, tiết kiệm được chỉ phí vận chuyền, hạ giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ

được nâng cao lên rất nhiều Sự phát triển của khoa học công nghệ đây mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khâu nói chung, và hoạt động giao nhận nói riêng 1.4.1.6 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là những gì bao gồm tài nguyên thiên nhiên, bề mặt đất, nui, dong bang, đất, nước, sa mạc, bão, lốc xoáy, núi lửa, đại dương, các yếu tô khí hậu, Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá tình chuyên chở hàng hóa bằng đường biển Điều này ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa Ngoài ra, quá trình chuyên chở bằng đường biên cũng chịu nhiều tác động của yếu tổ thời tiết có thê gây thiệt hại hoàn toàn cho con tàu và

lô hàng, hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh thêm nhiều phụ phí đường biển, ảnh hưởng đến kinh tế cho các bên liên quan Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hàng hóa, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là cơ sở đề xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách nhiệm cho người giao nhận

1.4.2 Các nhân tô bên ngoài (môi trường vi mô)

1.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác có mục đích phục vụ khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và do đó de dọa trực tiếp đến thị phần nghiệp Theo Poeter (1985, tr ), đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tra và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Trong đó đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm 4 đoanh nghiệp có khả

Trang 36

năng gia nhập ngành trong tương lai Cạnh tranh là động đây sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thị, nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thăng, sẽ tồn tại và phát triển Vì thế L Porter (1985, tr 42), lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được; mức độ khó khăn, hay lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các doanh ng trong ngành Trong kinh đoanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh cảng nhiều, mức độ tranh càng quyết liệt hơn, đo đó khả năng thâm nhập thị trường càng khó khăn và thi phần của doanh nghiệp càng có nguy cơ bị thu hẹp Vì thế, các nhà KD XNK cần xây dụng cho riêng mình một chiến lược cạnh tranh tối ưu trên cơ sở hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi thì mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế Theo lý thuyết định vị mà trung tâm là lý thuyết cạnh tranh của Porter (1980), chiến lược đó phải hướng đến tạo dựng (định vị) cho doanh nghiệp một vị trí thích hợp trên thị trường bằng các chiến lược khác biệt hóa, chi phí thấp, hoặc tập trung Theo lý thuyết nguồn lực của Barney (1991) đó là quá trình hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của doanh nghiỆp so với các đối thủ cạnh tranh

1.4.2.2 Khách hàng

Khách hàng là người tiêu thụ sản phâm va dịch vụ của doanh nghiệp Vì thé,

ho là yếu tô quyết định đầu ra của doanh nghiệp Trong hoạt động KD XNK, khách hàng của doanh nghiệp, không chỉ ở trong nước mà có mặt ở khắp nơi trên thế giới

từ các nền văn hóa rất khác nhau, vi thế nhu cầu, thị hiếu tiêu đùng cũng rất khác nhau Hơn thế nữa, trước sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhu cầu, thị hiểu của khách hàng lại thường xuyên biển động theo hướng yêu cầu ngày cảng cao Vì thể, để chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở bảng danh sách khách hàng hiện tại mà còn phải thường xuyên cập nhật, nghiên cứu khách hàng tiền năng nhằm tạo ra cho sản phâm đón đầu thị trường XNK Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là doanh nghiệp phải xây dựng chiến

- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai? Nhu cầu, thị hiểu của họ là gì? Những khuynh hướng trong tương lai của chúng sẽ diễn ra như thế nào?

- Khách hàng đánh giá như thế nào về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?

- Mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng?

Trang 37

khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp?

1.4.2.3 Nhà cung cấp

Là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nguyên nhiên vật liệu, thiết bị, công nghệ, vốn, nhân lực, vv Mức độ tập trung chất lượng của các nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cung cấp các yếu tô đầu vào cả về số lượng, chất lượng, tiến độ và tính ồn định, do đó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong hoạt động KD XNK, các nhà cung cấp có thể ở trong nước, hoặc ngoài nước Đây là cơ hội để thoanh nghiệp đa dạng hóa việc lựa chọn các nhà cung cấp, tuy nhiên cũng là thách thức do mức độ cạnh tranh cao hơn và những biến

cô kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội tại các quốc gia, vùng thổ là thị trường

XK, NK có thê dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp

Để tận dụng cơ hội và giảm thiêu những rủi ro này đòi hỏi các doanh nghiệp

KD XNK phải thực hiện đa đạng hóa các nhà cung cấp, phân loại các nhà cung cấp

và xác định các nhà cung cấp chủ lực đề có chính sách phù hợp

1.4.2.4 Sản phẩm thay thể

Sản phẩm thay thế là những sản phâm có cùng tính năng, giá trị sử dụng " tương đương với sản phâm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác ngoài ngàn doanh nghiệp Sự xuất hiện của sản phâm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ là bản, giảm sản lượng tiêu thụ, do đó làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp KD XNK và trong điều kiện phát triển của khoa học và nay, nguy cơ này lại cao hơn bao giờ hết Vì, sản phâm thay thế thường là A việc cải tiến hoặc bùng nỗ công nghệ mới và có thê được tạo ra bởi bất cứ ! thế giới Bởi vậy, trong điều kiện hiện nay, một mặt các doanh nghiệp phân tích khuynh hướng phát triển của các sản

phẩm thay thê đề nhận diện các mối đe dọa đối với đoanh nghiệpmuốn đạt loi thé

cạnh tranh

1.4.2.3 Ngành công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bản thành pham, hoặc thực hiện cac dich vu logistics dé

Trang 38

cung cấp các yêu tô đầu vào và dịch vụ đầu ra cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng Tại Việt Nam, ngành công nghiệp này khá non trẻ và mức độ gia nhập vào thị trường quốc tế còn thấp Chính vì thế, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp đa phân phải nhập từ nước ngoài; đồng thời sử dụng các dịch vụ cho

XK, NK của đối tác nước ngoài Điều này, một mặt làm tăng làm tăng chỉ phí, nhặt khác làm hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu

1.4.3 Các nhân tổ bên trong doanh nghiệp

Bao gồm các yếu tổ bên trong của doanh nghiệp giao nhận như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc; vôn đầu tư; đội ngũ lao động,

1.4.3.1 Cở sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc đỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,

Đề tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khâu đường biên bằng container, người giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện dai dé phuc vu cho viéc gom hang, chuan bi va kiém tra hang

Dé co thé gia tăng tính hiệu quả của hoạt động giao nhận hàng hoá, người giao nhận cần có cơ sở hạ tầng hiện đại với trang thiết bị và máy móc tiên tién dé phuc

vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng như sở hữu văn phòng, kho hàng, các phương tiện chuyên chở, bốc dở hàng hoá cũng như bảo quản và lưu kho, Bên cạnh đó, trong thời kỳ công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ thì công nghệ thông tin là một phần rất quan trọng không thê thiêu Nhờ vào sự giúp đỡ của công nghệ thông tin mà người giao nhận dễ đàng quán lý được các hoạt động của từng khâu trong một đây chuyên tổ chức, lưu trữ được nhiều thông tin từ đối tác và hàng hoá, Nhờ vậy mà người giao nhận duy trì được mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đáp ứng được đây đủ nhu cầu của họ, từ đó thúc đây sự phát triển của công ty

1.4.3.2 Vốn đầu tư

Theo Khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định “Vốn dau tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng

Trang 39

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đề thực hiện hoạt động đầu tư kinh

doanh.”

Nguồn vốn là yêu tố quan trọng quyết định đén khả năng kinh doanh, cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn có thê huy động được Bên cạnh đó, nguồn vốn không chỉ gồm tài sản cô định và tà sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, các khoản thu nhập sẽ có trong tương lai Trong kimh doanh, vốn được coi là vũ khí sắc bén để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành vì nó là yêu tố cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng và có thể sở hữu những trang thiết bị tối tân Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận vận tải nên xem xét cân thận cách xây dựng thiết bị kỹ thuật của họ sao cho vốn

được sử dụng hiệu quả nhất có thê

1.4.3.3 Đội ngũ lao động

Trình độ chuyên môn và hiệu quả công việc của nhân viên trong công ty có ảnh hưởng đáng kế đến hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá Dội ngũ nhân sự sáng tạo, năng động và có tinh thần cầu tiền sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình làm việc Bộ phận kinh doanh và tiếp thị càng làm việc hiệu quả, cảng có sức thuyết phục khách hàng cao thì công ty sẽ có thêm nhiều đơn đặt hàng mới, bên cạnh sự duy trì mỗi quan hệ với các khách hàng cũ

Hơn thê nữa, bộ phận chứng từ và giao nhận làm việc linh hoạt và chỉnh chu, giảm thiểu tối đa những sai sót trong từng tình huống khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt các chỉ phí chi hai quan, từ đó làm cho giá dịch vụ của công ty thấp

là cơ sở hình thành nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành

1.5 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.5.1 Trong Hước

1.5.1.1 Công Tỳ TNHH MTƯ SOTRANS Logistics

Với kinh nghiệm 45 năm trong ngành giao nhận và kinh doanh kho bãi, SOTRANS có thể nắm bắt và thực hiện hiệu qua moi nhu cau vé van chuyén va

Trang 40

giao nhận của khách hàng từ những lô hàng siêu trường siêu trọng cho các dự án lớn cho đến các các món hàng nhỏ vận chuyền qua cửa khâu sân bay

Thế mạnh trong dich vu logistics cha SOTRANS la sur két hop nhuan nhuyén

tất cả các khâu trong quá trình vận chuyên và dam bao khai quan đúng hạn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng Rất nhiều công ty đa quốc gia như Pepsi, P&G, Uni President, Colgate Palmolive, Friesland Campina, Texhong da tin tưởng và giao cho SOTRANS đảm nhận công tác giao nhận hàng hóa theo yêu cầu

an toàn và đúng hạn

SOTRANS cung cấp chuỗi dịch vụ logistics từ khâu nhận hàng, tô chức đóng gói, lưu kho, thuê phương tiện vận tải, thủ tục hải quan và giao hàng đến điểm cuối (thường là kho, nhà máy hoặc công trường) theo chỉ định của chủ hàng, được khách hàng lựa chọn Với phương châm “Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho khách hàng” giúp cho địch vụ của SOTRANS luôn đi đầu và mang đến hiệu quả cao cho khách hàng

Sau nhiều năm hoạt động và có vị thé cao trong ngành, SOTRANS đã và đang

sở hữu:

-_ 230.000 m2 kho bãi trên toàn quốc Hơn 40 năm kinh nghiệm

- Dai ly tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới Có hợp đồng với hơn 40 hãng tàu, hãng hàng không

- 10 văn phòng trên toàn quốc Đại lý hải quan mẫu đầu tiên tại Việt Nam

- SOTRANS khai thác và tham gia quản lý hơn 400.000 m2 cảng trên toàn quốc

-_ Quản lý chuỗi dịch vụ logistics trọn gói cho khách hàng thông qua năng lực hệ thông mạnh mẽ

- Dau tu phat triển hệ thống cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực cạnh tranh trên toàn quốc

SOTRANS hiện đang phát triển hoạt động ICD tại khu vực trung tâm Logistics Thủ Đức, TP HCM giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách hàng, với:

Ngày đăng: 27/12/2024, 15:25

w