Tốc độ vận chuyển khá nhanh Phương tiện vận tải đường bộ ưu điểm lớn về giao nhận hàng hóa nhanh chóng, thực hiện vận chuyền thắng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng, vì vậy thời gian hà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HQC KINH TE QUOC DAN
VIEN THUONG MAI & KINH TE QUOC TE
Nhóm thực hiện 02
Trang 2A VAN TAI DUONG BO 5
4 Các công trỉnh các trang thiết bị phụ trợ khác 10
5 Ứng dụng của công nghệ 4.0 vào vận tải đường bộ II
1 Co sở pháp lý của vận tải đường bộ quốc tế 13
2 Cơ sở pháp ly của vận tải đường bộ Việt Nam 16
2.2 Điều kiện kinh doanh vận tai hang hoa bang xe 6 tô 18
2.3.1 Don vi kinh doanh van tai hang hoa 18
2.3.2 Don vi kinh doanh van tai hanh khach 19 2.3.3 Người vận tải, lái xe, người áp tải 20
2.4 Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng
2.1 Cước phô thông (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thê cách tính ở bên dưới) 23 2.2 Cước đặc biệt (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thê cách tính ở bên dưới) 24 2.3 Giá cước địa phương (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thê cách tính ở bên dưới) 24
Trang 35 Cách tính cước phí chung nếu có thể tích
2.2 Giây tờ của chủ phương tiện
2.3 Giây tờ của người điều khiển phương tiện
3 Hợp đồng vận chuyên
4 Giây đi đường
5 Phiếu thu cước
VI THUC TRANG
B VAN TAI DUONG SAT
1 Khai niém
2 Dac diém
2.1 Ưu điểm
2.1.1 Năng lực vận tải lớn
2.1.2 Tốc độ chuyên chở hàng hóa của vận tải đường sắt tương đối cao
2.1.3 Giá thành trong vận tải đường sắt tương đối thấp
4.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường sắt
4.2 Hệ thống công nghệ thông tin trong vận tải đường sắt
Tra cứu lịch sử tuần đường
5.Cơ sở pháp lý của vận tải hàng hóa đường sắt
5.1 Cơ sở pháp lý của việc chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt Việt Nam
5.2 Cơ sở pháp lý của việc chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế
5.2.1 Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF)
5.2.2 Hiệp định liên vận hàng hóa đường sắt quốc tế (SMGS)
6 Cước phí vận tải đường sắt
7 Vận đơn đường sắt và hợp đồng vận chuyên hàng hóa bằng đường sắt
Trang 44 Đặc trưng
5 Vai trò
a Trong thương mại, công nghiệp
b Trong tiêu dùng
6 Phân loại các hình thức vận tải đường ống
- Căn cứ vào chất liệu làm đường ống:
- Căn cứ vào cách bồ trí đường ống:
- Căn cứ theo phạm vi đặt ông:
7 Ưu nhược điểm
1 Theo pháp luật quốc tế
1.1 Các công cụ pháp lý về vận tải đường ống
a Các hiệp ước quốc tế
b Thỏa thuận liên chính phủ
c Thỏa thuận của chính phủ nước sở tại
d Thỏa thuận vận chuyên
1.2 Một số nguyên tắc nỗi bật trong các hiệp ước quốc tế về vận tải đường ống
a Nguyên tắc tự do quá cảnh
b Quyền tiếp cận biên cu thể của các quốc gia không giáp biên
e Quyền đặt đường ống trên thêm lục địa hoặc vùng biên cả
2 Theo pháp luật Việt Nam
2.1 Trách nhiệm bảo đảm an toàn của cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải đường ống
Trang 5A VAN TAI DUONG BO
1 Khái niệm
Vận tải đường bộ là quá trình vận chuyên hàng hóa và hành khách bằng cách dùng
các phương tiện di chuyên trên đường bộ nhu: xe tai, xe bon, xe container, ro mooc,
xe ô tô, mô tô 2 hoặc 3 bánh
2 Đặc điểm
2.1 Uu điểm
a Vận tải đường bộ có tính linh hoại và cơ động cao
+ Phương tiện vận tải đường bộ có khả năng hoạt động ở mọi nơi từ thành thị tới nông
thôn, từ miễn xuôi tới miền ngược
+ Vận tải đường bộ không bị lệ thuộc vào đường sả, bến bãi như ga, sân bay, cảng
biển như các phương thức vận tải đường biển, đường sắt hay đường hàng không Vận tải đường bộ không đòi hỏi phải có các quy trình kỹ thuật quả phức tạp như vận tải hàng không + Thủ tục đối với vận tải đường bộ thường đơn giản, do số lượng hàng hoá chuyên chở từng chuyến nhỏ dé kiểm tra, kiêm đếm khi giao nhận hàng Người chuyên chở cũng như chủ hàng có khả năng kiểm soát hàng hóa trong quá trình giao nhận mà ít sợ bị nhằm lẫn, vì thể thời gian giao nhận thường nhanh chóng và ít tranh chấp
b Tốc độ vận chuyển khá nhanh
Phương tiện vận tải đường bộ ưu điểm lớn về giao nhận hàng hóa nhanh chóng, thực hiện vận chuyền thắng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng, vì vậy thời gian hàng hoá bị lưu giữ ở các điểm vận tải trong quá trình vận tải rất ngắn, làm cho tổng thời gian vận tải đường
bộ thường ngắn so với vận tải bằng đường sắt và đường hàng không Điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao do chủ hàng it bị ứ đọng vốn, tăng được vòng quay của vốn
c_ Đầu tư xây đựng cơ sở vật chất của vận tải đường bé it ton kém
+ Lam đường bộ không đòi hồi nhiều vốn và vật tư như vận tải đường sắt Kỹ thuật làm đường cũng không đòi hỏi trình độ kỹ thuật phức tạp như xây dựng đường sắt hay sân bay Giá thành xây dựng đường ô tô tương đối thấp, trong trường hợp chưa có nhiều vốn thì
có thê xây dựng loại đường ô tô cấp thấp với chỉ phí rất nhỏ Trong điều kiện số lượng hàng hoá vận chuyên không lớn thì xây dựng các tuyến đường ô tô là hợp lý nhất
Trang 6+ Dau tu mua phương tiện vận tải đường bộ không đòi hỏi nhiều tiền như tàu hoả và đặc biệt là máy bay, vì vậy có thê chủ động mua nhiều hoặc ít phương tiện vận tải ô tô trong khả năng tài chính của mình
+ Phương tiện vận tải đường bộ không bị hao mòn vô hình, nên rất thông dụng Nhu
cầu vận chuyên đường bộ thường xuyên lớn và phạm vi rất rộng, không giống như vận tải đường sắt và vận tải hàng không, vì không bị hạn chế về tuyến đường Mặt khác, giá trị của phương tiện vận tải đường bộ nhỏ, cách sử dụng lại đơn giản, vì thê dễ được mua bán trao đôi bởi các cả nhân
2.2 Nhược điểm
a Cước vận tải đường bộ cao
Trọng tải nhỏ: nhỏ nhất so với các phương tiện vận tải như máy bay, tàu hoả
và tàu biên
Chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hoá đoạn đường ngắn:
=> Khối lượng hàng hoá vận chuyên nhỏ, chạy trong cự ly ngắn thường có giả thành cao
Thời gian chạy không hàng hoá thường nhiều: Hệ số sử dụng về thời gian của phương tiện vận tải đường bộ rất thấp Cước phí vận tải hàng hóa đường bộ thường lớn gấp hàng chục lần so với cước phí vận tải bằng đường sắt và đường biên (trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường )
b Trọng tải và dụng tích còn hạn chế
Máy bay có khả năng chuyên chở đến trên 100 tấn hàng/ chuyến, đoản tàu hoả có trọng tải tới hàng chục nghìn tấn, tàu biển có khả năng chuyên chở hàng nửa triệu tấn hàng hoá Trong khi đó, một ô tô thông thường chỉ có khả năng vận chuyên không quá 15 tần/chuyến Một số ô tô chuyên dụng có trọng tải lớn hơn, nhưng cũng chỉ khoảng 30-40 tan
Do trọng tải và dung tích nhỏ, nên năng lực vận tải của ô tô thường rất thấp, không
thích hợp với vận chuyên hàng hoá có khối lượng lớn, cồng kênh trong một khoảng thời gian ngắn
c Vận tải ô tô lệ thuộc nhiều vào các điễu kiện thời tiết, giao thông
Vận tải đường bộ bị lệ thuộc vào sự gỗ ghẻ của mặt đất, không thể hoạt động được
trong điều kiện mưa hay gió bão ở mức trung bình
Tắc nghẽn giao thông
4đ Ô nhiễm môi trường
Trọng tải nhỏ -> Tan suât chuyên vận tải đường bộ nhiêu -> ô nhiễm môi trường, ùn
tắc giao thông
Trang 7Theo Bộ GTVT, vận tải đường bộ hiện đang chiếm tới 73,8% tống lượng hàng hóa
Sản lượng vận tải đường bộ cũng đang có mức tăng trưởng ấn tượng Theo thống kê, lũy kế 3
tháng đầu năm 2023, sản lượng hàng hóa lĩnh vực vận tải đường bộ tăng 10,63% so với cùng
kỳ năm 2022
e V4An tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trong trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước, góp phần công sức lớn vào sự phát triển
của xã hội và là lựa chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng hóa, sản phâm
mong muốn chuyên hàng trong nội thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu vực liên tỉnh
®_ Vận tái hàng hóa đường bộ cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước Những năm qua ngành vận tải đường bộ
cũng đã khẳng định được vai trò chủ chốt của mình với nền kinh tế bằng việc
đóng góp không ít vào nguồn ngân sách nhà nước, thông qua nhiều loại thuế
và những dịch vụ đi kèm
e_ Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được phát triển mở rộng từ
đó tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động
e Van tải hàng hóa đường bộ cũng có thê kết hợp linh hoạt cùng với các phương thức vận chuyên khác như vận chuyên bằng đường hàng không, đường biển, đường ống đê vận chuyên hàng hóa quốc tế
Cơ sở vật chất của vận tải đường bộ gồm: các tuyến đường bộ, phương tiện vận tải đường bộ, các bến xe, trạm xe và các phương tiện kỹ thuật phụ trợ khác phục vụ vận tải
đường bộ
1 Tuyến đường bộ
Tuyến đường ô tô chính là các tuyến đường bộ Các tuyến đường ô tô tạo thành mạng
lưới đường ô tô dưới dạng 3 chiều hoặc mạng nhện Tổng chiều dải, chất lượng và mật độ của
đường ô tô của một nước phản ánh trình độ phát triên kinh tế của nước đó
+ Căn cứ vào vật liệu làm đường ô tô: gồm đường đất, đường đá, đường bê tông và đường rải nhựa, trong đó đường rải nhựa là phố biến ở các đô thị và các tuyến đường quốc lộ
+ Căn cứ vào lãnh thổ: gồm đường ô tô liên huyện, liên tỉnh, đường ô tô quốc gia
(quốc lộ) và đường ô tô quốc tế
Trang 8giá cước thấp nhất và đường ô tô loại V có giá cước cao nhất, nói một cách khác mức giá cước tăng dần từ đường ô tô loại Ï đến đường ô tô loại V
2, Phương tiện vận tải đường bộ
a Xe tải
Xe tải gom 2 bộ phận chính: dau kéo và thùng xe được cau tạo nôi liên đôi và không thê tách rời khỏi nhau ra xa
Cách phân loại xe tải:
- _ Căn cứ vào trọng tải của xe gỗm có:
e Xe tai hang nhe: co trong tai từ l 6 tấn Loại xe này thường được sử dụng đề phục vụ chuyên nhà, chở ít hàng hóa hoặc hàng hóa nhỏ như thực phẩm, nội thất, mặt hàng gia dụng Tuy nhiên, tùy vào quốc gia và tùy vào cầu tạo xe
mà cách chia cũng khác nhau Ví dụ như tại Mỹ, quy định xe tải hạng nhẹ chỉ chuyên chở khối lượng tối đa là 6,3 tấn
e Xe tai hang trung: co trong tai từ 7 — 15 tấn Loại xe này thường được sử dụng
để vận chuyên hàng hóa (thiết bị sản xuất, máy móc, ) Ở nhiều địa hình khác
nhau, quãng đường dài, liên tỉnh
e Xe tải hạng nặng: có trọng tải từ 16 40 tan, thường có rơ mooc để kéo
container Loại xe này thường được sử dụng đề chuyên chở các loại hàng hóa
có số lượng hàng lớn, khối lượng lớn, vận chuyên đường dài
e Xe siêu trường siêu trọng/không giới hạn tải trọng: là những xe chuyên chở những mặt hàng cực nặng, tải trọng xe thường lên đến hàng trăm tấn và rất ít
thay ở Việt Nam
- _ Căn cứ vào cấu tạo và mục đích sử dụng gốm co:
e Xe tải thùng kín: thùng xe được thiết kế kín đáo, đảm bảo an toàn cho hàng
hóa Loại xe này thường dùng đề chở các hàng hóa có giá trị, tránh ảnh hưởng
bởi thời tiết bén ngoai
e Xe tai thùng phủ mui bạt: là dạng thùng lửng, bên trên được phủ mui bạt, không khí bên trong được thông thoảng hơn so với loại thùng kín Loại thùng
xe chở hàng này có thể sử dụng vận chuyên đa dạng hàng hóa Nếu không phủ
mui bạt thì có thể dùng để chở các loại vật liệu xây dựng, nếu chùm thêm bạt
có thể chở các loại hàng hóa cần bảo quản khác Tuy nhiên, không khuyến khích vận chuyên hàng thực phâm tươi sống bằng loại thùng xe này
Trang 9®_ Xe tải có thùng đông lạnh: loại thùng xe này chuyên chở các loại hàng hóa cần bảo quản đông lạnh như thực phâm tươi sống, hàng nông sản, hàng đông lạnh cần di chuyên đường xa
- _ Căn cứ vào phạm vi phục vụ gốm có:
e Xe tải chuyên dụng được sử dụng cho việc vận chuyên có tính chất đặc thù
như chở xi măng, hóa chất, xăng dâu, hàng đông lạnh, gia súc gia cầm
e_ Xe tải nội bộ được sử dụng đề phục vụ nhu câu vận chuyên nội bộ một người
chuyên chở, một công ty
b Xe container
Xe container có nguồn góc bắt nguồn từ xe tải tuy nhiên phần thùng đẳng sau là một
tam san đã được cố định và ở phan trên có những mắt khóa được sử dụng để cố định lại thùng
container Khi tiến hành chuyên chở thì những container sẽ được nâng hạ ngay tại trên tấm sản này Do đó khả năng vận chuyên những thùng container khá đơn giản
Xe container chủ yêu chở các container kích thước 20ft và 40ff, là chiếu dài chuân hoá cua container
c Xe dau kéo
Xe đầu kéo thì có cầu tạo phần trước giống xe tải tuy nhiên phía sau lại không có phần thùng Xe này có thê tự mình di chuyên được nhưng sẽ sử dụng kéo các bộ phận hàng đằng sau
Xe đâu kéo có công suat lớn nên có thê vận chuyên hàng nặng, công kênh như các
container, các loại xe thùng, các đoàn xe lớn,
Ro mooc va so mi rơ mooc (còn được gọi là mooe và bản mooc) là những loại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có kết câu và trang bị dùng đề chở người hoặc
hàng hóa và được kéo bởi một ô tô
d Xe bồn
Xe bồn, xe xitec (hay đối với xe chuyên chở nhiên liệu là xe chở xăng dầu) là một loại
xe có động cơ, kích thước lớn, được thiết kế đặc biệt để vận chuyên các loại chất lỏng, hàng
hóa hoặc khí Một chiếc xe bồn được phân biệt bởi hình dạng của nó, thường là một thùng hình trụ trên xe nằm ngang Các xe bồn hầu như luôn luôn có nhiều ngăn hoặc vách ngăn đề ngăn chặn trào tai gây mắt ôn định xe
Xe bồn đường dài sẽ đóng vai trò như đầu tàu kéo vận chuyên chất lỏng Xe bổn được thiết kế kích thước phù hợp với địa hình, tải trọng khối lượng, công suất động cơ và quy định
của nước đó Xe bổn xitec lớn thường có dung tích từ 20.000 lít đến 50.000 lít Tại Việt Nam,
xe bồn hoặc rơ mooc bồn xitec chỉ được chở I bồn theo tải trọng quy định do địa hình Việt
Trang 10tải vượt quá 100.000 lít do khô đường đồng nhất và khoảng cách giữa các điểm đến xa giúp
tăng tiềm lực kinh tế lợi nhuận
3 Khu đầu mối giao thông
Đây là nơi tập kết phương tiện và hình thành nên các tuyến vận chuyên như bến xe, trạm dừng nghỉ Các trang thiết bị ở khu đầu mối giao thông phải phù hợp với quy mô và tính chất của khu đầu mối
A
a Bénxe
Bến xe là công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông, quy định cho xe đỗ đề đón
trả khách hoặc bốc đỡ hàng hóa Bến xe được phân thành 2 loại:
- - Bến xe khách là công trình thuộc kết cầu hạ tầng giao thông đường bộ thực
hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận
tải hành khách
-_ Bến xe hàng là công trình thuộc kết cầu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức năng phục vụ xe vận tải hàng hóa nhận, trả hàng và các dịch vụ hồ trợ van tai hang hoa
b Trạm dừng nghỉ
Trạm dừng nghỉ đường bộ (trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cầu hạ tầng giao
thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ
phục vụ người và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải
đường bộ
Các hạng mục công trình tại trạm dừng nghỉ bao gồm các hạng mục quy định tại Tiểu
mục 2.3 Mục II Thông tư 48/2012/TT-BGTVT về Quy chuân kỹ thuật quốc gia về Trạm đừng
nghỉ đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:
e Bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe
®_ Nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách
e Khu vệ sinh
e Noi cung cấp thông tin
e Khu vực giới thiệu và bản hàng hóa
e Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát
e Tram cap nhiên liệu, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe
e Hệ thống cấp thoát nước
Trang 11._ Các công trình các trang thiết bị phụ trợ khác
Hệ thông báo hiệu đường bộ gôm hiệu lệnh của người điều khiên giao thông: tín hiệu
đèn giao thông, biên báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chăn, dai phân cách
Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
Trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe,
Các trang thiết bị phục vụ cho bảo dưỡng sửa chữa phương tiện vận tải
._ Ứng dụng của công nghệ 4.0 vào vận tải đường bộ
5.1 Đối với quản lý khai thác vận tải đường bộ
Bộ GTVT sẽ tăng cường xây dựng hệ thống ITS, ETC đồng bộ đối với đường bộ cao tốc, các tuyến quốc lộ chính yếu trên các hành lang vận tải lớn
e Thu phí không dừng (ETC) là hình thức thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông, vì vậy chủ xe không cần dừng lại tại các BOT để trả tiền
e©_ Hệ thống giao thông thông minh (/elligem Transpor! Swstem - ITS) la việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiên, điện
tử, tin học, và viễn thông với cơ sở hạ tầng giao thông đề điều hành và quản lý
hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông,
giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường
Bộ GTVT sẽ xây dựng trung tâm giao thông thông minh quốc gia thống nhất
toàn quốc, tích hợp và kết nối hệ thống ITS trên đường bộ cao tốc, quốc lộ
chính yếu và ITS giao thông đô thị tại các thành phố lớn Cùng với đó là ứng
dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống TTS
5.2 Đối với bảo trì vận tải đường bộ
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý tài sản đường
bộ Tại hiện trường, công nhân tuần đường chỉ cần chụp ảnh, quay video gửi lên hệ thống và sau 1 giờ đã có chỉ đạo khắc phục Phần mềm cũng cập nhật, tạo lập bản đồ
số giao thông day đủ, chính xác, tự động lay lại vị trí lý trình, giúp lãnh đạo kiểm tra, giao nhiệm vụ sửa chữa, kịp thời
“Khi áp dụng phần mềm, tính tương tác giữa người trực tiếp tại hiện trường là tuần
đường, nhà thầu quản lý tuyến đường và chủ đầu tư được nhanh chóng Qua vài thao tác, từ đơn vị bảo trì đến cơ quan quản lý đều biết sự việc và đưa ra hướng xử lý, cũng như báo cáo kết quả triên khai”, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý đường
bộ I chia sẻ
Trang 12Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lạng Sơn hiện quản lý gần 1.000 km đường của thành phố
và quốc lộ ủy thác, đại diện Sở nảy chia sẻ: “Chi phí cho công nghệ này không lớn nhưng mang lại hiệu quả cao, hư hỏng được sửa chữa, phòng ngừa kịp thời Phần mềm cũng giúp quản lý được lao động, bởi tuần đường phải đi tuyến mới có hình ảnh chuyên lên hệ thống đề báo cáo, tránh tình trạng không đi nhưng vẫn báo dẫn đến số liệu không trung thực
Là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ và quản lý hệ thống quốc lộ, ông Tô Nam Toàn, Vụ
trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, qua hệ thống phần mềm quản lý tài sản đường bộ, từng lớp dữ liệu của các đơn vị quản lý đường đã được “lắp ghép” lên bản đồ số, qua đó cơ quan quản
lý nhanh chóng đánh giá được bức tranh giao thông của cả nước
“Đây là phan mềm có tính năng giao việc, kiểm soát tiễn độ, chất lượng công việc bảo tri đường bộ, hỗ trợ thu thập thông tin, nắm bắt kịp thời các sự cô đột xuất xảy ra dé
đưa ra phương án xử lý kịp thời Hệ thống giống như sô điện tử, hỗ sơ công trình sẽ
được thay bằng hồ sơ điện tử”, ông Toàn nhân mạnh
Đặc biệt, hệ thống phần mềm quản lý tài sản đường bộ cũng sẽ kết nói với Chính phủ điện tử, cung cấp dữ liệu tống hợp như tải trọng khai thác, kết cầu mặt đường, tốc độ
khai thác lên trục dữ liệu chung của Bộ Giao thông vận tải và kết nối với cơ sở dữ liệu chung của Chính phủ Người dân, doanh nghiệp có thể vào khai thác dữ liệu tại
đây Hệ thống cũng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công như cấp giấy phép thi công, cấp giấy phép chở quá khổ, qua tai
Cũng theo ông Toàn, hệ thống cơ sở đữ liệu quản lý tài sản đường bộ dùng kỹ thuật số
đề thu thập và tích hợp quản lý 32 trường đữ liệu tài sản có trên đường bộ như: tình
trạng mặt đường, độ gỗ ghé mặt đường, rãnh, cọc tiêu, biển báo, cầu, công Hiện các tài sản trên đường cơ ban da được định vị trên nên bản đỗ số, quản lý được tọa độ từng loại
“Từ dữ liệu chỉ tiết đó sẽ có kế hoạch báo trì cụ thê Ví dụ như gối cao su cầu 20 năm
phải thay, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ tổng hợp sang năm sau có bao nhiêu gối cầu trên
hệ thống quốc lộ đủ thời hạn phải thay đề đề xuất trong kế hoạch”, ông Toàn nói Ông Lê Hồng Điệp, Vụ trưởng Vu Quan ly bao trì đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, trước đây thủ tục đề sửa chữa định kỳ mắt cả tháng nên khó ngăn chặn
hu hong kip thoi, khéi lượng phát sinh lớn, tốn kém kinh phí Việc cập nhật vào hệ thống dữ liệu sẽ theo dõi được lịch sử tình trạng cầu đường, biết được hư hỏng có
xứng đáng phải sửa chữa hay đường bị hư hỏng nhưng không có tiền sửa chữa
“Các đơn vị xử lý công việc trên tuyến được cập nhật lên hệ thống và coi như đã bảo cáo Bằng điện thoại thông minh, người lãnh đạo vào hệ thông dữ liệu sẽ thầy được hệ
thống đường bộ cả nước ngày hôm đó có bao nhiêu sự cô được phát hiện và tình trạng
Trang 13cáo”, ông Điệp dẫn chính
Lấy ví dụ như đợt bão lũ vừa qua trên địa bàn các tỉnh miền Trung, ông Điệp phân
tích, thay vì phải gọi điện thoại hay đến tận hiện trường, qua hệ thống, lãnh đạo Tổng
cục sẽ thấy được các tình huống hư hỏng, sạt lở hay tắc đường và cách xử lý của các đơn vị Nếu thấy việc chỉ đạo xử lý tình huống chưa hợp lý hay phối hợp chưa tốt sẽ
có điều chỉnh kịp thời
“Hệ thống hỗ trợ cho việc lập kế hoạch bảo trì đường bộ, biết được tình trạng hư hỏng
đề dự trù ngân sách Quan trọng nhất là giúp minh bạch hóa việc lập kế hoạch bảo trì Hơn nữa, phần mêm cũng thay được việc lập các đoàn “rồng rắn” đi kiêm tra lập kế
hoạch bảo trỉ hàng tháng trời, tiết kiệm được nhiều chỉ phí, công khai minh bạch,
chứng minh được tình trạng bảo trì so với nguồn vốn được cấp”, ông Điệp nói Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, đi đôi với các giải pháp ứng dụng
công nghệ, vật liệu mới, nâng cao chất lượng, kéo dài tuổi thọ công trình, hiệu quả
đồng vốn, với phần mềm quản lý tài sản đường bộ hiện đại sẽ góp phần nâng cao kiểm tra, giám sát, chất lượng bảo trì đường bộ và xử lý vi phạm
Ill CO SO PHAP LY
1 Cơ sở pháp lý của vận tải đường bộ quốc tế
CMR) nhằm mục đích thống nhất và tiêu chuân hóa các qui tắc, điều kiện điều chỉnh các hợp đồng vận chuyên hàng hóa bằng đường bộ quốc té, đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ
Các nước Tây Âu đã ký kết Công ước về hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường
bộ quốc tế hay còn gọi là công ước CMR ngày 19/5/1956 tại Genève, có hiệu lực từ ngày 02/7/1961 Đến nay, công ước CMR đã có 58 nước châu Âu tham gia
Trang 141.2 Trách nhiệm của người chuyên chớ
b Cơ sở bồi thường
Người chuyên chở phải bồi thường trong trường hợp hàng hóa bị mắt mát, hư hỏng và
giao hàng chậm
Theo điều 19, Sự chậm trễ trong giao hàng được cho là xảy ra khi hàng hoá không
được giao trong thời hạn đã thỏa thuận thời hạn hoặc khi không đúng thời hạn đã thỏa thuận
Theo điều 20, Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận mà hàng hoá chưa được giao
trong thời hạn 30 ngày, nêu không có thời hạn đã thỏa thuận thì trong thời hạn 60 ngày, kê từ ngày người vận chuyên nhận hàng hàng hóa coi như bị mắt và người nhận hàng có quyền yêu cầu bôi thường
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vẻ tình trạng hư hỏng của phương tiện do mình sử dụng đề vận chuyên và chịu trách nhiệm đối với những lỗi hay sơ suất của người mà anh ta đã thuê phương tiện hay đại lý của những người này
c Miễn trách nhiệm của người chuyên chở
Theo điểu 17, người vận chuyên sẽ được miễn trách nhiệm nếu mất mát, hư hỏng
hoặc chậm trễ gây ra bởi hành động sai trái hoặc sự bỏ mặc của người yêu cầu bồi thường do chất lượng hàng hóa vốn có hoặc do những hoàn cảnh mà người vận chuyên không thể tránh được và hậu quả mà người vận chuyên không thê ngăn ngừa
Theo khoản 4, điều 17, Người chuyên chở được miễn trách nhiệm trong những trường hợp sau đây:
- Sử dụng phương tiện chuyên chở mở, không có mái che, khi việc sử dụng này đã được thỏa thuận một cách rõ ràng và ghi trong giấy gửi hàng đường ô tô
- _ Thiếu hoặc khuyết điểm của bao bì đối với những hàng hóa mà bản chất của nó là bị hao hụt hoặc hư hỏng khi không được đóng gói hoặc đóng gói không tốt
Trang 15- - Việc bốc hàng hóa, sắp xếp hàng hóa, hoặc đỡ hàng hóa do người gửi hoặc người nhận hàng hoặc những người thay mặt người gửi hoặc người nhận hàng làm không
tốt
-_ Do tính chất của một số hàng hóa mà để xảy ra tôn thất toàn bộ hay bộ phận, hoặc hư
hỏng, nhất là chảy, rách, gỉ, vỡ, tình trạng hư hại bên trong, hao hụt tự nhiên, hoặc do sâu bọ
-_ Sự thiêu hoặc không chính xác về sô hiệu hoặc nhãn hiệu trên bao bì
vô hại vào bất kỳ thời điêm nào, không phải bồi thường mà không phải bồi thường: hơn nữa,
người gửi sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi chỉ phí, mắt mát hoặc thiệt hại phát sinh từ việc họ giao hàng cho việc vận chuyên hoặc cho việc vận chuyển của họ
d Giới hạn giá trị trách nhiệm
Trong trường hợp trị giá hàng hóa đã được kê khai vào lúc giao hàng thì giới bạn bồi thường chính là trị giả hàng hóa đã kê khai
Trong trường hợp hàng bị tốn thất toàn bộ hay bộ phận thì giới hạn bồi thường của
người chuyên chở là giá trị của hàng hóa tại nơi gửi hàng và vào thời điểm nhận hàng đề chở
Theo khoản 2, điều 23, giả trị của hàng hóa được xác định theo giả trao đổi hàng hóa hoặc
nếu không có giá này thì theo giá hàng hóa trong ngày trên thị trường hoặc nếu không có hai giá trên thì theo giá bình thường của những hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng Tuy nhiên, số tiền bồi thường không lớn hơn 25 Fr/lkg trọng lượng cả bì Đồng Franc ở đây là đồng Franc vàng có hàm lượng vàng bằng 10/31 gram với độ tinh khiết bằng 900/1000 Ngoài ra, trong toàn bộ cước phí, phí hải quan và các chi phí khác trong quả trình vận chuyên sẽ được bồi thường đây đủ, và bôi thường theo tỷ lệ, nếu là tổn thất bộ phận Trong trường hợp chậm giao hàng, nêu người khiếu nại chứng minh được hư hỏng là chậm giao hàng, người chuyên chở phải bồi thường hư hỏng đó nhưng không vượt quá tiền cước chuyên chở
Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, số tiền bồi thường của người chuyên chở không lớn hơn trường hợp bồi thường tốn thất toàn bộ nếu hàng hóa bị hư hỏng toản bộ và không lớn hơn trong trường hợp bôi thường tôn thất bộ phận néu hư hỏng một phân
e Trách nhiệm chứng mỉnh tốn thất
Trang 16Theo điều 18, Người nhận hàng có nghĩa vụ chứng minh tôn thất trong trường hợp hàng hóa bị tôn thất do những miễn trách gây nên, nêu họ muốn đòi bồi thường
Người chuyên chở có trách nhiệm chứng minh tôn thất trong trường hợp hàng hóa bị
mắt mát, hư hỏng hoặc chậm trễ, khi họ muốn thoát trách nhiệm va không muốn phải bồi
thường
Theo điều 30, Nếu người nhận hàng và người chuyên chở đã kiểm tra hợp lệ hàng hóa, và người nhận hàng không có thông báo tôn thất thì hàng coi như đã được giao đúng Trường hợp thấy rõ tốn thất, người nhận hàng phải thông báo ngay cho người chuyên
chở, nêu rõ tình trạng nói chung của hư hỏng hoặc mat mát, chậm nhất là vào lúc
người chuyên chở bắt đầu giao hàng
Truong hop không thấy rõ tồn thất, người nhận hàng phải thông báo tốn thất trong vòng 7 ngảy kê từ ngảy giao hàng, không kế ngày chủ nhật va ngay lễ (khi tình trạng bên ngoài hàng hóa được hai bên thừa nhận)
Khiêu nại
Theo điểu 32, Thời gian khiếu nại phát sinh từ việc chuyên chở hàng hóa bằng bộ là 1
năm Trong trường hợp người chuyên chở mắc lỗi có ý thì thời hạn khiếu nại là 3 năm, tính
từ:
Ngày giao hàng nếu tôn thất là tôn thất bộ phận, hư hỏng hay chậm trễ
Ngày thứ 30 sau khi hết thời hạn thỏa thuận hoặc từ ngày thứ 60 kể từ ngày người chuyên chở nhận hàng đề chở, nêu không có ngày thỏa thuận đối với tốn thất toàn bộ Ngày hết thời hạn 3 tháng kế từ ngày ký hợp đồng vận chuyên
Cơ sở pháp lý của vận tải đường bộ Việt Nam
Luật lệ vận chuyên ô tô trong nước bao gồm:
- — Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô
- _ Thông tư 12/2020/TT.BGTVT quy định về tô chức, quản lý hoạt động vận tải
bằng xe ô tô và địch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Thong te 02/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngay 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận lải quy định về tổ chức, quan lý hoạt động vận tải bằng xe 6 t6 va dich vu
hé tro van tai đường bộ
- Thong te 35/2013/TT-BGTVT quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ
Trang 17- Luật giao thông đường bộ 2008
2.1 Quy định về Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
2 Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng
a) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hop dé van chuyến loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định
nhưng không thê tháo rời;
b) Khi vận chuyên hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe phải mang | theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thâm quyền cấp
3 Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô đề vận chuyên hàng hóa
có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyên hàng nguy hiểm do cơ quan có thâm quyền cấp
4 Kinh doanh vận tải hàng hóa băng công-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đề vận chuyên công-ten-nơ
5 Kimh doanh vận tải hàng hóa thông thường là hình thức kinh doanh vận tải hàng
hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều
này
6 Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE
CÔNG-TEN-NƠ”, xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh đoanh vận tải hàng
hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”, xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường
và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đây đủ các thông tin trên xe theo hướng dẫn của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải
7 Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu trách nhiệm việc xếp hàng hóa lên xe
ô tô theo hướng dân của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
§ Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận
chuyển) trong quá trình vận chuyên hàng hóa trên đường Giấy vận tải (Giấy vận chuyên) phải có xác nhận (ký, ghi rõ họ và tên) khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện của chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền) hoặc đại diện đơn vị, cá nhân thực hiện việc xếp hàng
Trang 189 Khi vận chuyên hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị đề truy cập vào phần mềm thẻ hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyên) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông
10 Đối với hoạt động vận chuyên xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương
tự qua hâm đường bộ áp dung theo quy định tại khoản 5 Điều này
11 Giấy vận tải (Giấy vận chuyên) bằng văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành và có các thông tin tối thiêu gồm: Tên đơn vị vận tải;
biến kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải; hành trình (điểm đầu, điểm cuối); số
hợp đồng, ngày tháng năm ký hợp đồng (nếu có); loại hàng và khối lượng hàng vận chuyên
trên xe Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi thực hiện vận chuyền, đơn vị kinh doanh
vận tải hàng hóa phải thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của Giấy vận tải (Giấy vận chuyên) qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải
2.2 Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Theo Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
1 Xe ô tô kinh đoanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tô chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch
vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và
nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hảnh xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã
2 Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng
công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiêu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500
ki-lô-mét;
b) Tối thiêu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500
ki-lô-mét
2.3 Quyền hạn và trách nhiệm
2.3.1, Don vi kinh doanh van tải hàng hóa
Theo Diéu 48 Thong te 12/2020/TT-BGTVT và Điều 73 Luật giao thông đường bộ 2008
Trang 19a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa đề ghi vào giấy vận chuyên và có quyền kiểm tra tính xác thực của thông tin đó;
b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước, phí vận tải và chị phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vị phạm thỏa thuận trong hợp đồng:
c) Từ chối vận chuyên nếu người thuê vận tải không giao hàng hóa theo thỏa thuận trong hợp đông;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư /2/2020/TT-BGTVT
2 Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng:
- Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện;
- Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp miễn bôi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh van tai giao;
- Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện
yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này
- Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận
chuyên hàng hoá theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mêm ứng dụng hỗ trợ kết nói vận tải;
b) Thông qua Hợp đồng vận chuyên;
e) Thông qua Giấy vận tải (Giấy vận chuyên)
Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị
- Có trách nhiệm phô biến cho người lái xe việc chấp hành quy định của pháp luật về trọng tải của phương tiện lưu thông trên đường; không được tô chức hoặc yêu cầu người lái
xe bốc xếp vả vận chuyên hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm liên đới nêu xe thuộc quyên quản lý của đơn vị thay đôi các thông số
kỹ thuật của xe trái với quy định, vận chuyên hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông
Trang 20Chịu trách nhiệm khi người lái xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải phải
trang bị cho người lải xe thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử,
giấy vận tải (giấy vận chuyền) điện tử
2.3.2 Don vi kimhi doanh vận tải hành khách
Dựa vào khoản 1, khoản 2 điều 69 Luật giao thông đường bộ
1 Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:
a) Thu cước, phí vận tải;
b) Từ chối vận chuyên trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo
hợp đồng vận chuyên những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rồi trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến
sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm
2 Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện day đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;
c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;
d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công
việc được người kinh doanh van tai giao;
đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu
cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật nảy
2.3.3 Người vận tải, ldi xe, người áp tải
- Người vận tải có thê là người lái xe, người áp tải
+ Người áp tải là cá nhân do người thuê vận tải (hoặc chủ hàng) sử dụng đề thực hiện nhiệm vụ áp tải hàng hóa nguy hiểm trong suốt quá trình vận chuyền.( khoản 8 Điều
3, Nghị định 42/2020/NĐ-CP)
+ Người lái xe là người điều khiến xe cơ giới (khoản 24 Điều 3, Luật giao thông đường
bộ 2008)
+ Người vận tải là tô chức, cá nhân sử dụng phương tiện giao thông đường bộ đề thực
hiện hoạt động vận tải đường bộ
Theo Điều 9 Thong te 35/2013/TT-BGTVT, va Diéu 49 Thong te 12/2020/TT-BGTVT
1 Trách nhiệm của người vận tai:
Trang 21tuyến đường vận chuyên hàng hóa trước khi thực hiện vận chuyên;
Bồ trí phương tiện phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyên và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyền;
Cung cấp thông tin cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng đặc điểm của hàng hóa,
kích thước và khối lượng của hàng hóa, bao, kiện, giới hạn trọng tải cho phép của xe, tải
trọng và khô giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyên; chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp;
Bồ trí đầy đủ thiết bị che phủ, chẳng buộc, đệm lót phục vụ cho việc xếp hàng hóa và tạo điều kiện cho người xếp hàng thực hiện đúng quy định vẻ xếp hàng hóa;
Hướng dẫn cho lái xe, người áp tải và người xếp hàng hóa về việc xếp hàng: Chịu trách nhiệm đối với tất cả các vi phạm về tải trọng, khổ giới hạn và các quy tắc xếp hàng hóa trên xe ô tô:
Bồi thường cho lái xe, người áp tải, người xếp hàng nều những người này bị xử phạt khi vi phạm các quy định về xếp hàng hóa do thực hiện yêu cầu của người vận tải
2 Quyền hạn trách nhiệm của li xe, người ấp tải hàng hóa:
- Không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác đề can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch
đữ liệu của thiết bị giảm sát hành trình của xe ô tô, camera lắp trên xe
- Không chở quá khối lượng hàng hoá cho phép tham gia giao thông hoặc vượt quá khô giới hạn của xe được ghi trong Giấy chứng nhận kiêm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan
Hướng dẫn và phối hợp với người xép hang trong qua trinh xép hang, che chan, chang buộc và chèn chống hàng hóa;
Trước khi thực hiện vận chuyên hàng hóa, người lái xe yêu cầu người chịu trách
nhiệm xếp hàng hóa lên xe ký xác nhận việc xếp hàng vào Giấy vận tải; từ chối vận chuyên
nếu việc xếp hàng không đúng quy định của pháp luật
Trang 22Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khô giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn
tuyến đường vận chuyên trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyên;
Có quyền từ chối điều khiến phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bao
các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giảm sát hành trình, camera (đối VỚI
loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động: phương tiện xếp hàng vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép tham gia giao thông
Lái xe chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xe ô tô vi phạm các quy định về tải trọng, khô giới hạn và các quy định khác về xếp hàng mà vấn tiếp tục điều khiên xe tham gia giao thông trên đường bộ
2.3.4 Người nhận hàng
Theo điều 75 luật giao thông đường bộ 2008
1 Người nhận hàng có các quyên sau đây:
a) Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyên hoặc chứng từ tương đương
khác;
b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chỉ phí phát sinh đo giao hàng chậm; ce) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải đề yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa;
d) Yêu cầu giám định hàng hóa khi cần thiết
2 Người nhận hàng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận; xuất trình giấy vận chuyên và giấy
tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa;
b) Thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm
2.4 Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hàng hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hông, mắt mát, thiểu hụt
Theo Điều 10 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
1 Việc bỗi thường hàng hóa hư hỏng, mắt mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp
đồng vận chuyên hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải
2 Trường hợp không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo
phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài
Trang 23IV CHI PHÍ (CƯỚC PHÍ)
1 Các yếu tố liên quan đến cước phí
Cũng như bắt kì phương thức vận tải nào khác, cước phí vận tải đường bộ phải bù đắp được các chi phí và có lãi Vì thế khi hạch toán cước phí, cần phải tính đầy đủ các yếu tố như
chi phí vận tải thực tế, mức độ sử dụng phương tiện vận tải, mức cước phí mà hàng hóa có
thể chịu được, mức độ sử dụng của công chúng, chính sách của chính phủ đối với vận tải
chữa,
- _ Mức độ sử dụng phương tiện vận tải: Người chuyên chở luôn cố gắng sử dụng tối ưu
phương tiện vận tải của mình, muốn vậy họ cần phải lưu ý đến các yếu tố như thời
gian lưu giữ phương tiện vận tải tại bến bãi hay các điểm vận tải dé bốc đỡ hàng hóa hay làm thủ tục cho hàng hóa, chủ hàng thuê chuyên chở hàng hóa một chiều, không
có chiều ngược lại; chuyên chở hàng hóa nguy hiêm có thê dẫn tới tôn thất cho hàng
hóa khác hay cho chính phương tiện vận tải
- _ Cước phí mà hàng hóa có thê chịu được: Đây là một nguyên tắc lâu đời khi xác định cước phí Khi xác định cước phí, người chuyên chở phải xem xét đến các loại hàng khác nhau, hàng đắt tiền có thê phải tính cước phí cao dé bù cho cước phí thấp của hàng hóa rẻ tiền; xem xét đến giá cước trên thị trường cạnh tranh của các loại hàng hóa đó Nhìn chung làm thế nào đề người có hàng trị giá cao cũng như người có hàng trị giá thấp đều có thê chấp nhận được mức giá cước quy định
- _ Mức sử dụng của công chúng: Nhìn chung, đối với những mặt hàng thiết yếu cần cho tiêu dùng thường được tính cước thấp hơn những mặt hàng khác Đây là nguyên tắc được hình thành và chấp nhận từ lâu đời đối với tất cả các phương thức vận tải, không
chỉ riêng đối với vận tải đường bộ
- Chính sách của Nhà nước: Giá cước có thê được điều chỉnh bởi Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu chung của một nước trong trường hợp phải kiêm soát giá cước vận tải của một số mặt hàng chủ yếu, hay cần có giá cước đề đề thúc đây hay hạn chế buôn bán một số loại hàng nào đó hay đề thúc đây phát triển một số ngành nghề nhất định Trong một số trường hợp, Chính phủ có thê bù lỗ cho người chuyên chở
Trang 242, Phân loại cước
- Cước phố thông: Là giá cước lấy đơn vị Tấn/Kilômét (TKm) để tính cước cho các loại hàng hoá
- Cước đặc biệt: Là cước áp dụng cho một số phương pháp thuê chở đặc biệt hoặc hàng
đặc biệt như hàng được chở trên rơ moóc, chủ hàng thuê chở hai chiều, hàng đông
lạnh, súc vật sống
- - Giá cước địa phương: Là cước do các địa phương quy định và chỉ áp dụng cho loại đường có chất lượng xâu hơn đường loại V
2.1 Cước phố thông (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thể cách tính ở bên dưới)
Là giá cước đề tính cước cho các loại hàng hoá Mức giá cước cao hay thấp tùy thuộc
vào bậc cước, khoảng cách chuyên chở và loại đường chuyên chở,
- - Trọng lượng hàng hóa: là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyên kế cả bao bì, trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chẳng buộc, (Đơn vị: tan)
- _ Khoảng cách tính cước: là khoảng cách thực tế vận chuyên có hàng (Đơn vị: Km) + Nếu quá trình vận chuyên có nhiều tuyến khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách của tuyến ngắn nhất
+ Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1 Km Néu khoảng cách <0,5 Km thì không tỉnh, từ 0,5 đến gần 1Km tính tròn là 1 Km
- Loại đường tính cước: được chia làm 5 loại theo Bộ Giao thông vận tải (mới)
+ Chất lượng đường giảm từ l->5
+ Với loại đường mới làm chưa phân loại thì hai bên thỏa thuận với nhau theo tiêu
chuẩn hiện hành đề xác định loại đường
+ Van chuyén hàng hóa trên đường nội thành, nội thị, thì tính cước như tỉnh đối với
đường loại 3
2.2 Cước đặc biệt (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thÊ cách tỉnh ở bên dưới)
Là cước áp dụng cho một số phương pháp thuê chở đặc biệt hoặc hàng đặc biệt như hàng được chở trên rơ moóc, chủ hàng thuê chở hai chiều, hàng đông lạnh, súc vật sống
Cước đặc biệt có thể bao gồm:
- Cước vận chuyên HH kết hợp chiều về Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyên chiều về + Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp
dỡ hàng
Trang 25+ _ HH vận chuyên bằng phương tiện có thiết bị tự dé (xe ben), phương tiện có
thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản
+ _ HH vận chuyên bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản
- - Vận chuyên hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng, áp dụng Biêu cước do Bộ GTVT quy định
2.3 Giá cước địa phương (đây chỉ làm tóm tắt, cụ thÊ cách tính ở bên dưới)
Là cước do các địa phương quy định và chỉ áp dụng cho loại đường có chất lượng xấu hơn đường loại V Tuy nhiên, mức cước này không được lớn hơn 10% cước đường loại V Cước địa phương có thê bao gồm: Các trường hợp được tăng (cộng thêm), giảm cước
So với mức cước co ban do địa phương quy định:
- _ Cước vận chuyên HH trên một số tuyến đường khó khăn vùng cao của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản
- Cước vận chuyên HH bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản
3 Cơ sở tính cước
3.1 Trọng lượng hàng hóa tính cước
Là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyên kê cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chăng buộc) Đơn vị tính trọng lượng là Tần (T) Một số quy định vẻ hàng hoá vận chuyên bằng đường bộ như sau:
- Quy định về hàng thiếu tải: trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyên nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đây thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe
- _ Quy định vẻ hàng quá khổ, hàng quá nặng:
+ Hàng quá khô là loại hàng mà môi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp
lên xe và có một trong các đặc điểm sau:
Có chiều dải dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dải quy định của thùng xe
Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quả chiều rộng
quy định của thùng xe
Trang 26+ Hang qua nang 1a loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp
lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn
Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng Đối với một kiện hàng vừa quá
khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt
quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyên Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn
3.2 Khoảng cách tính cước
Là khoảng cách thực tế vận chuyên có hàng Nếu khoảng cách vận chuyên từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyên khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất
Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hoá thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyên, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyên, hoặc chứng từ hợp lệ khác
Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilomet (viết tắt là Km)
Khoảng cách tính cước tối thiêu là IKm
Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5Km không tính, từ 0,5Km đến dưới
1Km được tính là 1 Km
3.3 Loại đường tính cước
Loại đường tính cước được chia làm 5 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông vận tải; Đường do địa phương quản lý thì UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW căn cứ vào tiêu chuân quy định phân cấp loại đường của Bộ GTVT đề công bồ loại đường áp dụng trong phạm vị địa phương
Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bồ cự ly thì hai bên
chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ GTVT để thoả thuận về
loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyên
Vận chuyên hàng hoá trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và
người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện
thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng Đơn giả cước
cơ bản vận chuyên hàng hoá trên đường xấu hơn đường loại 5 do Uỷ Ban nhân dân Tỉnh,
Thành phố quy định trên cơ sở điều kiện khai thác và chỉ phí vận chuyên thực tế tại địa
phương
Cụ thể bảng cước vận tải đường bộ hiện nay theo Phụ Lục 1 cua quyết định Số
89/2000/QD-BVGCP NGAY 13 THANG 11 NAM 2000 VE CUGC VAN TAI HANG HOA BANG OTO
Trang 27cự i loai loại loại
Tu 101 Km trở 435 518 761 1.103 1.600 lên
Trang 284 Cách tính cước phí
4.1 Cúc loại phụ phí (tham khảo G1217)
2.8.2 Các loại phụ phí + Chỉ phí huy động phương tiện: là chỉ phí đưa phương tiện từ
điểm vận chuyển đến nơi xếp dỡ hàng hoá
Nếu quãng đường có chiều dài đưới 3 Km, thì không tính chỉ phí huy động phương tiện, nếu trên 3 Km thì tính phí huy động phương
tiện Chỉ phí huy động phương tiện được tính theo công thức:
Chi phí huy động phương tiện = ((Tổng số Km xe chạy - 3 Km
xe chạy dau x 2) - (số Km xe chạy có hàng x 2 )} x đơn giá cước
hàng bậc 1
+ Chỉ phí phương tiện chờ đợi Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận
chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm
trể thì bên đó phải trả chỉ phí phương tiện chờ đợi
Tiến chờ đợi quy định cho các loại xe là: 15.000
VNĐ/tấn/xe/giờ và 6.000VNĐ/tấn/moóc/giờ
Dưới L5 phút không tính, từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút,
trên 30 phút tính là một giờ
+ Chỉ phí chèn lót, chẳng buộc hàng hoá Những hàng hoá cồng kềnh, tỉnh vi, dễ hỏng, đễ vỡ, hàng nặng, hàng rời khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, ching buộc, thì
chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc gồm tiền
công, khấu hao vật liệu dụng cụ Trách nhiệm cung cấp đồ chèn lót
thuộc về chủ phương tiện 217
+ Phí đường, cấu pha
Trường hợp xe ô tô phải đi qua cầu phà, thì chỉ phí đo chủ hàng
phải thanh toán theo đơn giá do Nhà nước quy định
4.2 Cách tính cước phú theo logi đường
4.2.1 Cách tính mức cước
Biểu cước được cho là biêu cước được tính đối với hàng bậc 1 Hàng bậc 1 gồm: đất,
cát, sỏi, đá xay, gạch các loại
Đối với hàng bậc 2, cước được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc I Hàng bậc 2 gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn
các loại, tranh, tre, nửa, lá, bương, vau, hop, sanh st, cac thành pham va ban thanh pham
bằng gỗ, các thanh pham va ban thanh pham kim loại
Cước hàng bậc 3 được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc I Hàng bậc 3 gồm: lương
Trang 29trừ dịch bệnh, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách báo, giấy viết, giống cây trồng, nông
sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nude
bằng thép, bằng nhôm
Cước hàng bậc 4 được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc I Hàng bậc 4 gồm: Nhựa nhũ
tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bản, kính các
loại, hàng tỉnh vi, hàng thủy tỉnh, xăng dầu chứa bằng phi
Trường hợp vận chuyên hàng hóa không có tên trong danh mục 4 bậc hàng trên: chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương đề xếp vào bậc hàng
thích hợp khi tính cước vận chuyền
Mức cước cơ bản vận chuyên hàng hóa trên đường đặc biệt xấu (loại 6): được tính thêm 20% so với mức cước của đường loại 5
Đơn vị tính cước là: VND/tắn/km
4.2.2 Cách tính cước
Nếu hàng hóa được vận chuyên trên cùng một loại đường, thì vận chuyên ở cự ly nào, loại đường nảo thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó đê tính
- Ví dụ: Vận chuyên 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30km, trên đường loại I (đơn giá là
528 VND/tân/km), cước được tính như sau:
528 VND/tắn/km x 30km x 10 tắn = 158.400 VND
Nếu vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau, thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng đoạn đường đề tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại
- Ví dụ: Vận chuyên 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyên là 140km, trong
đó gồm 70 km đường loại L, 30 km đường loại II, 40 km đường loại III và 5 km đường loại V Cước được tính như sau:
+ Cước của 70km đường loại I = 453 VND/tan/km x 70km x 10 tan = 317.100 VND
+ Cước của 30km đường loại II = 628 VND/tan/km x 30km x 10 tan = 188.400 VND
+ Cucdc cua 40km duong loai HI = 871 VND/tan/km x 40km x 10 tấn =
348.400 VND
+ Cude cha 5km dudng loai V = 5.885 VND/tan/km x Skm x 10 tan = 294.250 VND
Trang 304.3 Cac trường hợp được tăng, giảm cước so với nức cước cơ ban do dia phirong quy
định
Cước vận chuyên hàng hoá trên một số fuyến đường khó khăn vùng cao của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản
Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản
Cước vận chuyên hàng hoá kếr hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiên cước của số hàng vận chuyên
chiều về
Cước vận chuyên hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng: Hàng hoá vận chuyên bằng phương tiện có thiết bị tự đỗ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo)
được cộng thêm 15% mức cước cơ bản
Hàng hóa vận chuyên bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản
Ngoài giá cước quy định tại 2 điểm nói trên, zmỗi lần sử dụng: Thiết bị tự đô, thiết bị
hút xả: được cộng thêm 2.500 đ/T hàng; thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 3.000 đ/T hàng
Đối với hàng hoá chứa trong confainer: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký cua container Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tái: Cước vận chuyên tính như sau:
- _ Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện
- Nếu hàng hoá vận chuyên chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện
- _ Nếu hàng hoá vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hoá thực chở
Trường hợp vén chuyển hàng quá khỗ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông
fhurởng: Cước vận chuyên được cộng thêm 20% mức cước cơ bản
Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: áp
dụng Biểu cước do Bộ Giao thông Vận tải quy định
*Vi du: Van chuyén 22 tan phan hoá học trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó 5Km
Trang 31được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80%), sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng
Cước vận chuyên tính như sau:
- Mức cước cơ ban: (2.799d/T km x 5 + 1.339đ/T.Km x 30 + 1.754đ/T.Km x 50) x 1,3
(cước hàng bậc 3) = 184.424,50 d/Tan
- Các quy định được cộng thêm tiền cước:
+ Tiên cước cộng thêm cho mỗi tấn do sử đụng phương tiện 3 cau chạy xăng là:
184.424,50d/Tan x 30% = 55.327,35 d/Tan
+ Tiên cước mỗi tân hàng nều chở được toàn bộ trọng tải xe là:
184.424,50d/Tan + 55.327,35d/Tan = 239.751,85 d/Tan
+ Do hang van chuyén chi xép duge 80% trong tai đăng ký phương tiện nên tiền cước 1
tan hàng là: (239.751,85d/T x 5T x 90%) : 4T (thy cho) = 269.720,84d/Tan
=> Tổng tiên cước là: 269.720,84đ/Tần x 22T = 5.933.858,48 đ/Tần
5 Cách tính cước phí chung nếu có thể tích
Cách tính cước vận chuyên hàng hóa chung được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa căn cứ vào hai yếu tổ chính là khối lượng hàng hóa và quãng đường vận chuyên Cụ thê như sau:
- _ Trọng lượng hàng hóa được tính cước vận chuyền là trọng lượng bao gồm toàn
tính theo công thức: Khối lượng của hàng hóa x Đơn giá của từng vùng trả hàng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá của mỗi công ty như: thời gian giao hàng, loại
xe, dịch vụ đi kèm, Ngoài ra, cách tính cước vận chuyên cũng thay đổi tùy thuộc vào mức
độ đặc biệt của khu vực gửi hàng hoặc nhận hàng như vùng núi, vùng sâu vùng xa
Cách tính cước vận chuyền theo trọng lượng quy đối được áp dụng cho các loại hàng hóa cồng kênh hoặc không thê cân đo theo cách thông thường Hiện nay, hầu hết các công ty đều áp dụng song song cách tính cước vận chuyển hàng hóa theo trọng lượng thực và trọng lượng quy đối Nguyên nhân là do có rất nhiều kiện hàng mặc dù có trọng lượng nhỏ nhưng lại chiếm không gian vận tải lớn hoặc rất khó đề cân đo theo cách thông thường Việc áp dụng cách tính cước vận chuyên hàng theo trọng lượng quy đối này đảm bảo quyên lợi cho các bên, thống nhất việc áp biêu giá cước vận chuyên phù hợp nhất cho mọi mặt hàng Khi tính trọng lượng quy đôi người ta thường sử dụng chỉ số CBM:
Trang 32CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
(Mục đích của việc quy đổi từ CBM ra Kg là để giúp nhà vận chuyên tính toán được
chỉ phí vận chuyên một cách hợp lý nhất, đề không phải bị lỗ trong quá trình tính toán Chính
vì vậy CBM là đại lượng rất quan trọng sử dụng khi vận chuyên hàng hóa, đặc biệt đối với những nhà vận chuyển các hàng hóa trên toàn thế giới qua nhiều hình thức khác nhau.)
Tỷ lệ quy đối CBM sang đơn vị Kg khác nhau ở các phương thức vận chuyên khác nhau Trong đó với phương thức vận chuyên đường bộ:
1 CBM tương đương 333 kg Ngoài ra, một số đơn vị vận chuyển người ta còn có cách quy đổi trọng lượng theo thé tích:
Trọng lượng quy đôi Kg = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/5000
Lưu ý đối với các loại hàng có hình khối đa giác, hình ống hoặc các hình dạng khác
đều được quy vẻ hình chữ nhật đề tính trọng lượng quy đổi Nguyên nhân là do những loại hàng hóa nảy tạo ra những khoảng không gian trống không thê sắp xếp trong không gian vận tải
*Ví dụ I: Anh Thành có một lô hàng vải vóc và muốn gửi hàng này di Phnom Penh
Campuchia từ TP Hồ Chí Minh (Việt Nam) bằng dịch vụ của công ty vận chuyên Thiên Hoa
có kho hàng giữa hai quốc gia Campuchia và Việt Nam Công ty này vận chuyên bằng xe tải
liên vận, đường bộ Trong đó số lượng kiện hàng là 20 kiện, thông số mỗi kiện có kích thước
lần lượt là: chiều dài 2m, chiều rộng Im, chiều cao 1,8 m Đơn giá là 50 USD/CBM Biết với
lô hàng này công ty tính giá bằng CBM Anh Thành phải trả cước phí vận chuyên cho công
ty Thiên Hoa bao nhiêu?
- - Trọng lượng mỗi kiện la 1,3 tan
- Don gia van chuyén la 100 USD/ tan
Anh Thành yêu cầu công ty Thiên Hoa làm hết thủ tục và giao nhận hàng tận nơi cho anh ấy
Chi phí vận chuyển tính như thế nào?
Lời giải
Trang 33Trước tiên, Công ty Thiên Hoa vẫn sẽ tính số CBM Tiếp theo sẽ tính toi s6 Kg CBM
của 6 kiện hàng: Dài x rộng x cao x số kiện = (5x 1,5 x 0,3) x 6 = 13,5 CBM
Tổng trọng lượng 6 kiện hàng: 1,300 x 6 = 7800 Kg
Đề biết được tính theo trọng lượng CBM chúng ta bắt đầu áp dụng tý lệ quy đổi CBM sang kg 1 CBM= 333 Kg => 13,5 CBM =4 495,5 Kg
Trọng lượng thực tế lô hàng là 7800kg lớn hơn so với trọng lượng thê tích là 4495,5
kg Do đó chọn trọng lượng thực tế làm trọng lượng tính cước và khi đó chỉ phí là: 7,8 x 100= 780 USD
V CHUNG TU
Trong trường hợp hàng hoá có số lượng lớn, cần vận chuyên trong một khoảng thời gian dai, thi các bên tiền hành ký hợp đồng nguyên tắc Mỗi lần vận chuyên hai bên sẽ ký hợp
đồng vận chuyên cụ thê
Mỗi lần vận chuyên, bên có hàng phải làm giấy gửi hàng, ghi rõ những nội dung sau
đây: địa chỉ nhận hàng, ký mã hiệu, tên hàng, số lượng, trọng lượng, phương pháp giao nhận,
tỷ lệ hao hụt Những loại hàng có giá trị đặc biệt, quý hiếm chủ hàng có thể kê khai giá trị
của hàng hoá đề được bồi thường trong trường hợp mất hàng, với điều kiện phải nộp một khoản lệ phí "bảo đảm hàng kê khai trị gia"
Mỗi lần vận chuyên, người chuyên chở phải lập giấy đi đường cho từng chiếc xe ô tô Giấy đi đường phải khớp với giấy gửi hàng, số đăng ký phương tiện, trọng tải cho phép, nơi
xuất phát, nơi đến, thời gian đi và đến, địa điểm nhận và trả hàng, tên và chứng minh thư,
bang lái của lái xe và hợp đồng vận chuyền
1 Giấy gửi hàng đường bộ (Consignment Note)
1.1 Khải nệm
Giấy gửi hàng đường bộ là bằng chứng của một hợp đồng vận tải giữa người gửi hàng
và người chuyên chở, xác nhận là người chuyên chở đồng ý vận chuyên hàng hóa của người gửi theo những điều kiện và điều khoản được quy định trong hợp đồng Giấy gửi hàng đường
bộ không phải là chứng từ sở hữu nên không chuyên nhượng được
1,2 Chức năng
Trong vận tải đường bộ, vận đơn có thể bao gồm nhiều chức năng khác nhau như:
- Là cơ sở để xác định sô lượng, chủng loại, kích cỡ hàng hóa giữa các bên liên
quan
- _ Làm căn cứ để kê khai hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu khi cần thiết
- _ Là một trong các chứng từ cần thiết đê người mua thanh toán tiền hàng hóa khi chọn gửi chuyên phát nhanh tại nhà theo hình thức ship COD
Trang 341.3 Lập và phát hành
Giấy gửi hàng được lập thành 3 bản chính (gốc) do người gửi hàng và người chuyên chở cùng ký Bản thứ nhất người gửi hàng giữ, bản thứ 2 gửi kèm theo hàng và bản thứ 3 do người chuyên chở g1ữ
1.4 Nội dung
Giấy gửi hàng gồm những nội dung chính sau đây:
Nơi và ngày tháng lập
Tên và địa chỉ của người gửi hàng
Tên và địa chỉ của người chuyên chở
Nơi và ngày nhận hàng và nơi dự kiến giao hàng
Tên và địa chỉ của người nhận hàng
Tên gọi thông thường của hàng hóa và cách đóng gói
Tổng số kiện, nhãn mác đặc biệt và số kiện của chúng
Trọng lượng cả bì và số lượng thể hiện khác của hàng hóa
Cac chi phi liên quan đến việc chuyên chở như giá cước vận chuyên, phụ phí, thuế Hải quan và các chỉ phí khác phát sinh từ khi ký hợp đồng cho đến lúc giao hàng
Các chỉ dẫn cân thiết đối với thủ tục Hải quan và các thủ tục khác
Ngoài ra, trong từng trường hợp, giấy gửi hàng phải gồm những chỉ tiết sau: Quy định cắm chuyền tải
Cac chi phi ma người gửi hàng phải chịu
Số tiên phải trả vào lúc giao hàng
Tuyên bố giả trị hàng và số tiền của lợi ích đặc biệt vào lúc giao hàng
Các chỉ dẫn của người gửi hàng đối với người chuyên chở về bảo hiểm hàng hóa
Thời hạn vận chuyên thỏa thuận mà người vận chuyên phải thực hiện
Các chứng từ phải giao cho người chuyên chở
Trang 352 Các giấy tờ của bên vận chuyển
2.1 Giấy tờ xe
Trong chứng từ vận tải đường bộ, không thể thiếu các loại giấy tờ xe sau:
- Giay dang ky xe
- Giay chứng nhận bảo hiểm các loại
- _ Giấy chứng nhận kiêm định có dán tem kiêm định
- _ Giấy lưu hành cho xe quá khô, quá tải (nêu có)
- _ Số nhật trình chạy xe (đối với xe khách tuyến cố định)
- _ Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe khách chạy hợp đồng)
2.2 Giấy tờ của chủ phương tiện
Giấy tờ của chủ phương tiện chính là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải
Hợp đồng vận chuyên cũng là một trong những loại chứng từ vận tải đường bộ không
thể thiếu Văn bản này cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận
tai bang van ban Hop đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý dùng đề giải quyết van dé tranh chấp có thê xảy ra
Nội dung trong hợp đồng vận chuyên hàng hóa bao gồm: số lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm nhận trả hàng, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, cước phí, những
thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên
Ngoài những thông tin trên, trong hợp đồng cũng cần thể hiện thêm: cách xếp dỡ, chăng buộc, chèn lót hàng hóa Quy cách tính chất hàng hóa, cách phòng hộ dọc đường khi
có sự có, phương thức giao, nhận hàng hóa Các điều kiện khác vẻ: quản lý thị trường, hải
quan, kiểm dịch
4 Giấy đi đường
Giấy đi đường sẽ dành có các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, đề làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyền
Trang 36Don vi van tai sẽ dùng giấy đi đường đề giao công việc cho người lái xe Hoặc dùng
để hạch toán các chỉ phí kinh tế, kỹ thuật và theo dõi các sự cô xảy ra trên đường
Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ giúp cho người lái xe giao và nhận hàng hóa trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng cho chủ hàng
5, Phiếu thu cước
Trong chứng từ vận tải đường bộ, phiếu thu cước cũng nắm một vai trò quan trọng
Phiếu thu cước sẽ phản ảnh kết quả kinh doanh vận tải, được dùng dé: lam chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, tính giả trị vận chuyên và dịch vụ thành tiền, Kiểm tra hoạt động vận chuyên hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hoặc toán kết quả quả trình vận chuyên hàng hóa
Phiếu thu cước do đơn vị vận tải lập, người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đúng, đủ và chính xác nội dung các mục, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về
những ghi chép của mình
Chủ hàng sẽ sử dụng phiêu thu cước đề làm chứng từ xuât tiên trả cho đơn vị vận tải
và xác nhận răng công việc vận chuyên và dịch vụ đã hoàn tât
VI THỰC TRẠNG
Thực trạng hình thức vận tải đường bộ tại Việt Nam những năm gần đây
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta được phân bố tương đối hợp lý khắp cả nước, có tống chiều đài trên 595.201 km, trong đó, đường bộ quốc gia (quốc lộ, cao tốc) là 25.560 km
Hệ thống kết cầu đường bộ quốc gia được quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ
2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2022,
quy hoạch mạng lưới đường bộ đảm bảo kết nối thuận lợi các trung tâm kinh tế, cảng biển,
cửa khẩu và hệ thống quốc lộ được phân bỗ theo các trục dọc, trục ngang, trục hướng tâm tạo thành các hành lang vận tải
Tính đến tháng 6/2022, mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng 23 đoạn tuyến, tương đương với 1.239 km; đang triển khai xây dựng khoảng 14 tuyến, đoạn tuyến, tương đương với 840 km
Mạng lưới đường cao tốc nói chung còn thiếu, đặc biệt trên các trục vận tải có lưu lượng lớn
như trục Bắc Nam, các tuyến vành đai Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Nhìn chung độ
bao phủ của mạng lưới quốc lộ là khá tốt, tuy nhiên, do điều kiện địa hình có đến 39% mạng
lưới quốc lộ nằm trong khu vực đôi núi và nhiều tuyến được quy hoạch là quốc lộ song chưa được nâng cấp, tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, chưa đạt yêu câu quy hoạch
Vận tải đường bộ được ưa chuộng vì phương thức này có thê kết nối trực tiếp với các cảng biển, sân bay, nhà ga và có thể chủ động về thời gian vận chuyên Đặc biệt, hàng nông sản
Trang 37thời gian; thủ tục đơn giản hơn nhiều so với việc vận chuyên bằng đường sắt, hàng không, đường thủy
Ông Nguyễn Văn Quyên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, nhận xét, vận tải đường
bộ chiếm ưu thế là do trong hơn 10 năm qua, hệ thống đường bộ trên cả nước đã được đầu tư
phát triển mạnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu di lại, vận chuyên hàng hóa của xã hội Tuy nhiên, việc vận tải phụ thuộc quá mức vào đường bộ đã tạo áp lực lớn lên hạ tầng giao thông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và chất lượng công trình giao thông đường bộ
Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2023 phân theo ngành vận tải
cùng kỳ năm trước (%) Vận chuyển Luân chuyển
(Triệu HK) (Tỷ HK.km) Van chuyén Luan chuyén
Vận tải hành khach 6 thang dau năm 2023 phân theo ngành vận tải Nguôn: TCTK
Bảng 2.1: Thống kê chiều dài đường cao tốc và quốc lộ theo vùng
Diện tích Dân số Chiều dàicaotốc Chiều dài quốc lộ
Trung du và miền núi phía 95.264 12.569 396 7.256 Bắc
Đồng bằng sông Hồng 21.068 22620 489 2133 Bắc Trung Bộ và Duyên hải 95.876 20.220 193 8.366 Miền Trung
Đông Nam Bộ 23.598 17.930 52 855 Đồng bằng sông Cửu Long 40.548 17.283 90 2.652
Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (6/2022)
Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2022, Hiện nay, trên toàn quốc có tổng chiều đài đường bộ 595.201 km, trong đó, đường bộ quốc gia (quốc lộ, cao tốc) là 25.560 km Hệ thống kết cầu đường bộ quốc gia được quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030 và tâm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2022, quy hoạch mạng
lưới đường bộ đảm bảo kết nối thuận lợi các trung tâm kinh tế, cảng biển, cửa khâu và hệ thống quốc lộ được phân bỗ theo các trục dọc, trục ngang, trục hướng tâm tạo thành các hành
lang vận tải Tính đến tháng 6/2022, mạng lưới đường cao tốc đã đưa vào khai thác khoảng
Trang 3823 đoạn tuyến, tương đương với 1.239 km; đang triển khai xây dựng khoảng 14 tuyến, đoạn tuyến, tương đương với 840 km Mạng lưới đường cao tốc nói chung còn thiếu, đặc biệt trên
các trục vận tải có lưu lượng lớn như trục Bắc Nam, các tuyến vành đai Thủ đô Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh Nhìn chung độ bao phủ của mạng lưới quốc lộ là khá tốt, tuy nhiên, do điều
kiện địa hình có đến 39% mạng lưới quốc lộ nằm trong khu vực đôi núi và nhiều tuyến được quy hoạch là quốc lộ song chưa được nâng cấp, tiêu chuẩn thiết kế còn thấp, chưa đạt yêu cầu quy hoạch
Hình 2.1: Mật độ đường cao tốc trên các vùng miền cả nước (%)
Trung du và miền Đồng bằngsông Bắc TrungBÔôvà Tây Nguyên Dong Nam BO Đồng hằngsông Toàn quốc
núi phía Bắc Hồng Duyên hải Miền Cửu Long
Trung
ø RD - Tỷ lệ chiều dài đường cao tốc trên diện tích
ø RDI - Quan hệ giữa chiều dài đường cao tốc và dân số, diện tích
Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT (6/2022) Hình 2.2: Mật độ đường quốc lộ trên các vùng miền cả nước (%)
@ RD - Tỷ lệ chiều dài đường quốc lộ trên điện tích
ø RDI - Quan hệ giữa chiều dài đường quốc lộ và dân số, diện tích
Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT (6/2022)
Hệ thống quốc lộ được trải mặt nhựa đạt khoảng 64,76%, còn lại là mặt đường bê tông xi
măng, láng nhựa và cấp phối Đường có quy mô 1 làn xe chiếm 11,04%, quy mô 2 làn xe
chiếm khoảng 74,53%, quy mô 4 lản xe chiếm 13,93%, quy mô từ 6 - 10 làn xe chiếm 0,5%
còn lại là đường xen kẽ với các bề rộng khác nhau
Trang 39B VAN TAI DUONG SAT
KHAI QUAT
1 Khai niém
Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyên hành khách, hàng hóa bằng phương tiện có
bánh được thiết kế đặc biệt chạy được trên đường ray Phương tiện vận tải của đường sắt là
Ở các quốc gia phát trién, khả năng vận chuyên hàng hóa trên đường sắt đã đạt mức
ấn tượng, với trọng lượng trung bình của đoàn tàu hàng hóa từ 4.000 đến 6.000 tấn Đáng chú
ý, cũng đã xuất hiện những đoàn tàu có khả năng vận chuyên lên đến 10.000 tấn
Những khả năng vận chuyên trên đường sắt như vậy đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vận chuyên hàng hóa trong các hoạt động xuất nhập khẩu
2.1.2 Tốc độ chuyên chở hàng hóa của vận tải đường sat twong doi cao
Tốc độ của tàu hỏa, mặc dù chậm hơn so với máy bay, lại vượt trội so với tàu biển và tàu sông, thậm chí đôi khi còn nhanh hơn cả ô tô Đặc biệt, ở những quốc gia có hệ thống
đường sắt phát triển như Mỹ, Nhật, Nga và một số quốc gia ở châu âu, tốc độ trung bình của
đoàn tau chở hàng đã có thê đạt tới con số 100km/giờ
Khả năng di chuyên nhanh chóng của đường sắt không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn rất phù hợp cho việc vận chuyên những hàng hóa đòi hỏi thời gian chuyên chở ngắn, như hàng tươi sống hay hàng hóa có tính thời vụ Việc này đặc biệt quan trọng trong thương mại
quốc tế và hoạt động xuất nhập khâu
2.1.3 Giá thành trong vận tải đường sắt tương đối thấp
Chi phí của vận tải đường sắt thấp hơn so với vận tải ô tô và hàng không, nhưng lại cao hơn so với đường thủy nội địa và đường ống Đặc biệt, giá thành của vận tải bằng máy bay có thể cao gấp 60-70 lần so với vận tải đường sắt
Trong vận tải đường sắt, giá cước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ chuyên chở, khoảng cách di chuyên, khối lượng và tính chất của hàng hóa, trang thiết bị vận chuyên, cách
tố chức vả quản lý quy trình chuyên chở, cũng như chất lượng trang thiết bị trong hệ thống đường sắt
Trong số những yếu tổ này, khối lượng hàng hóa và khoảng cách chuyên chở đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giảm giá thành vận chuyên trên đường sắt Khi khối lượng hàng hóa càng lớn và khoảng cách chuyên chở cảng xa, giá cước vận tải sẽ giảm theo Điều nay cung cấp sự linh hoạt cho người chuyên chở và tô chức trong việc lựa chọn phương án vận chuyên phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ
Trang 402.1.4 Vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở hàng hóa quanh năm và suốt ngày đêm
Vận tải đường sắt ít bị phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu hay tình trạng giao thông tắc
nghẽn, điều này giúp đảm bảo khả năng vận chuyên liên tục, đều đặn, đúng thời gian và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác Nhờ vảo khả năng nảy, chủ hàng có thê tin tưởng rằng hàng hóa sẽ được giao đúng theo lịch trình, đảm bảo chất lượng và tránh những vấn đề khiếu nại hay tranh chấp trong tương lai
2.1.5 Độ an toàn của hàng hóa cao, ít khi xây ra tình trạng thiệt hai, mat mat
Vận tải đường sắt thường áp dụng trong các toa xe chuyên dụng như toa hàng thường,
toa Confainer, toa siêu trường siêu trọng và toa lạnh Hệ thống này hoạt động theo lịch trình
cố định và liên tục, tạo điều kiện tốt cho việc bảo đảm an toàn hàng hóa và giảm thiểu nguy
cơ mat mát và hao hụt
2.2 Nhược điểm
Hình thức vận tải đường sắt chỉ có nhược điểm duy nhất nhưng cũng là nhược điểm
lớn nhất khiến người ta không chọn hình thức vận tải này Đó là vận chuyên bằng tàu hỏa
không có tính linh hoạt cao, chỉ vận chuyên trên một tuyến đường có định mặc dù hệ thống đường sắt nối đài từ Nam ra Bắc nhưng chỉ có những thành phố lớn mới có tuyến đường nảy chạy qua, gây khó khăn khi vận tải ở các tỉnh thành nhỏ lẻ
Bên cạnh đó, vận tải đường sắt không có dịch vụ giao hàng tận nơi, cần phải kết hợp với các hình thức vận chuyên khác, cho nên không phù hợp vận chuyển những hàng hóa cần vận chuyên gấp và có hạn sử dụng ngắn ngày như hoa quả, thực phẩm
Va chi phi dau tu va xay dung kha cao ,doi hoi nhiéu vat tu
3 Vai trò của vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt thường giữ vai trò trụ cột trong hệ thống giao thông vận tải của một nước đặc biệt đối với những nước không có biên thì đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong tat cả các phương thức vận tải
Trên thế giới, bên cạnh sự phát triển của các phương thức vận tải hiện đại khác, vận
tải đường sắt vẫn được chú trọng và đầu tư, có thể lay vi dụ như:
Mỹ là quốc gia có mạng lưới đường sắt dài nhất trên thế giới hiện nay với tổng số 538 tuyến đường sắt cả nhà nước và tư nhân sở hữu Các tuyến đường sắt chủ yếu phục vụ vận chuyên hàng hóa (chiếm đến 80%) tổng số mạng lưới đường sắt, còn lại là phục vụ vận chuyên hành khách
Mạng lưới đường sắt tại Trung Quốc gồm 90.000 km là đường sắt thông thường và 10.000 km là đường sắt cao tốc
Tuyến đường sắt xuyên Siberia ở Nga với tông chiều dài là 9.289 km, được mệnh danh là một trong những tuyến đường sắt bận rộn nhất trên thế giới hiện nay
Ở phạm vi quốc tế, đường sắt còn là mạch máu giao thông chính giữa các nước Liên vận đường sắt quốc tế đóng vai trò rất lớn đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu lưu thông hàng hóa từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, đưa các dân tộc xích lại gần nhau, trao đối
và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triên
Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt còn được thê hiện rõ qua các con số thống kê Những năm trước trước đây ở Việt Nam, vận tải đường sắt đảm nhiệm 20% kim ngạch hàng hóa xuất khâu và 30% kim ngạch hàng hóa nhập khâu Còn ngày nay, vận tải đường sắt chủ yếu chuyên chở hành khách, chuyên chở hàng hóa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ Trong tương lai, chắc chắn vận tải đường sắt Việt Nam sẽ đảm nhiệm chuyên chở một khối lượng hàng hóa