KHAI QUAT 1. Khai niém
Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyên hành khách, hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế đặc biệt chạy được trên đường ray. Phương tiện vận tải của đường sắt là tàu hỏa.
Đây là một phương thức vận tải gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp thế giới, xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 (đầu máy hơi nước đầu tiên được chế tạo vào năm 1804) 2. Đặc điểm
2.1. Ưu điểm
2.1.1. Năng lực vận tải lớn
Khả năng vận chuyên và sức chứa của các toa xe đường sắt chỉ thấp hơn so với phương tiện chuyên dụng trên biển và đường thủy nội địa. Trước đây, trọng lượng trung bình mà mỗi toa xe đường sắt có thể chịu đựng dao động từ 20 đến 50 tắn. Tuy nhiên, gần đây, ở một số quốc gia, con số nảy đã tăng lên khoảng 70-80 tấn mỗi toa.
Ở các quốc gia phát trién, khả năng vận chuyên hàng hóa trên đường sắt đã đạt mức ấn tượng, với trọng lượng trung bình của đoàn tàu hàng hóa từ 4.000 đến 6.000 tấn. Đáng chú ý, cũng đã xuất hiện những đoàn tàu có khả năng vận chuyên lên đến 10.000 tấn.
Những khả năng vận chuyên trên đường sắt như vậy đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vận chuyên hàng hóa trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
2.1.2. Tốc độ chuyên chở hàng hóa của vận tải đường sat twong doi cao
Tốc độ của tàu hỏa, mặc dù chậm hơn so với máy bay, lại vượt trội so với tàu biển và tàu sông, thậm chí đôi khi còn nhanh hơn cả ô tô. Đặc biệt, ở những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển như Mỹ, Nhật, Nga và một số quốc gia ở châu âu, tốc độ trung bình của đoàn tau chở hàng đã có thê đạt tới con số 100km/giờ.
Khả năng di chuyên nhanh chóng của đường sắt không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn rất phù hợp cho việc vận chuyên những hàng hóa đòi hỏi thời gian chuyên chở ngắn, như hàng tươi sống hay hàng hóa có tính thời vụ. Việc này đặc biệt quan trọng trong thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khâu.
2.1.3. Giá thành trong vận tải đường sắt tương đối thấp
Chi phí của vận tải đường sắt thấp hơn so với vận tải ô tô và hàng không, nhưng lại cao hơn so với đường thủy nội địa và đường ống. Đặc biệt, giá thành của vận tải bằng máy bay có thể cao gấp 60-70 lần so với vận tải đường sắt.
Trong vận tải đường sắt, giá cước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ chuyên chở, khoảng cách di chuyên, khối lượng và tính chất của hàng hóa, trang thiết bị vận chuyên, cách tố chức vả quản lý quy trình chuyên chở, cũng như chất lượng trang thiết bị trong hệ thống đường sắt.
Trong số những yếu tổ này, khối lượng hàng hóa và khoảng cách chuyên chở đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giảm giá thành vận chuyên trên đường sắt. Khi khối lượng hàng hóa càng lớn và khoảng cách chuyên chở cảng xa, giá cước vận tải sẽ giảm theo. Điều nay cung cấp sự linh hoạt cho người chuyên chở và tô chức trong việc lựa chọn phương án vận chuyên phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ.
2.1.4. Vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở hàng hóa quanh năm và suốt ngày đêm Vận tải đường sắt ít bị phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu hay tình trạng giao thông tắc nghẽn, điều này giúp đảm bảo khả năng vận chuyên liên tục, đều đặn, đúng thời gian và an toàn hơn so với các phương thức vận tải khác. Nhờ vảo khả năng nảy, chủ hàng có thê tin tưởng rằng hàng hóa sẽ được giao đúng theo lịch trình, đảm bảo chất lượng và tránh những vấn đề khiếu nại hay tranh chấp trong tương lai.
2.1.5. Độ an toàn của hàng hóa cao, ít khi xây ra tình trạng thiệt hai, mat mat
Vận tải đường sắt thường áp dụng trong các toa xe chuyên dụng như toa hàng thường, toa Confainer, toa siêu trường siêu trọng và toa lạnh. Hệ thống này hoạt động theo lịch trình cố định và liên tục, tạo điều kiện tốt cho việc bảo đảm an toàn hàng hóa và giảm thiểu nguy cơ mat mát và hao hụt.
2.2. Nhược điểm
Hình thức vận tải đường sắt chỉ có nhược điểm duy nhất nhưng cũng là nhược điểm lớn nhất khiến người ta không chọn hình thức vận tải này. Đó là vận chuyên bằng tàu hỏa không có tính linh hoạt cao, chỉ vận chuyên trên một tuyến đường có định. mặc dù hệ thống đường sắt nối đài từ Nam ra Bắc nhưng chỉ có những thành phố lớn mới có tuyến đường nảy chạy qua, gây khó khăn khi vận tải ở các tỉnh thành nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, vận tải đường sắt không có dịch vụ giao hàng tận nơi, cần phải kết hợp với các hình thức vận chuyên khác, cho nên không phù hợp vận chuyển những hàng hóa cần vận chuyên gấp và có hạn sử dụng ngắn ngày như hoa quả, thực phẩm.
Va chi phi dau tu va xay dung kha cao ,doi hoi nhiéu vat tu.
3. Vai trò của vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt thường giữ vai trò trụ cột trong hệ thống giao thông vận tải của một nước đặc biệt đối với những nước không có biên thì đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong tat cả các phương thức vận tải.
Trên thế giới, bên cạnh sự phát triển của các phương thức vận tải hiện đại khác, vận tải đường sắt vẫn được chú trọng và đầu tư, có thể lay vi dụ như:
Mỹ là quốc gia có mạng lưới đường sắt dài nhất trên thế giới hiện nay với tổng số 538 tuyến đường sắt cả nhà nước và tư nhân sở hữu. Các tuyến đường sắt chủ yếu phục vụ vận chuyên hàng hóa (chiếm đến 80%) tổng số mạng lưới đường sắt, còn lại là phục vụ vận chuyên hành khách.
Mạng lưới đường sắt tại Trung Quốc gồm 90.000 km là đường sắt thông thường và 10.000 km là đường sắt cao tốc.
Tuyến đường sắt xuyên Siberia ở Nga với tông chiều dài là 9.289 km, được mệnh danh là một trong những tuyến đường sắt bận rộn nhất trên thế giới hiện nay.
Ở phạm vi quốc tế, đường sắt còn là mạch máu giao thông chính giữa các nước. Liên vận đường sắt quốc tế đóng vai trò rất lớn đáp ứng nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu lưu thông hàng hóa từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, đưa các dân tộc xích lại gần nhau, trao đối và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triên.
Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt còn được thê hiện rõ qua các con số thống kê.
Những năm trước trước đây ở Việt Nam, vận tải đường sắt đảm nhiệm 20% kim ngạch hàng hóa xuất khâu và 30% kim ngạch hàng hóa nhập khâu. Còn ngày nay, vận tải đường sắt chủ yếu chuyên chở hành khách, chuyên chở hàng hóa chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong tương lai, chắc chắn vận tải đường sắt Việt Nam sẽ đảm nhiệm chuyên chở một khối lượng hàng hóa
XNK và hàng hóa nội địa lớn hơn nhiều. Ngoài ra, vận tải đường sắt Việt Nam còn được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triên địch vụ chuyên chở hàng hóa quá cảnh, khi tuyến đường sắt liên vận xuyên Á và mạng đường sắt Á-Âu được hoàn thành.
4. Cơ sở vật chất Khái quát tổng thể
Có 2 yếu tố tạo nên cơ sở vật chất của vận tải đường sắt là cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin. Cơ sở vật chất kỹ thuật là thành phân vật chất trong lực lượng sản xuất do con người tạo ra, cụ thê trong vận tải đường sắt bao gồm: tuyến đường sắt, ga đường sắt, toa xe, đầu may.
Hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cơ sở dữ liệu, hệ thong mang, cac phan mém, chương trình đề quản lý giám sát hay dự báo về các hoạt động trong vận tải đường sắt.
4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tái đường sắt
4.1.1 Tuyến đường sắt Khải niệm:
Tuyến đường sắt là một khu đoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng.
Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tảu.
Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ vị trí xác định tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.
Chất lượng của tuyến đường sắt ảnh hưởng đến an toàn, tốc độ chạy tàu, năng lực thông qua của tuyến đường và do đó ảnh hưởng đến năng suất của vận tải.
Phân loại
Mạng lưới đường sắt thường bao gồm:
- Tuyến đường chính (chia thành tuyến đơn và tuyến đôi).
- Tuyến đường phụ (đường nhánh).
- Tuyến đường trong bãi ga dùng đê lập hoặc giải thê tàu.
So với các nước trong khu vực, hệ thống đường sắt của Việt Nam đã có lịch sử 140 năm. Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện nay có tổng chiều đài 4161km, với 2651km đường chính tuyến gồm 7 tuyến đường sắt chính nối liền 34 tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, đường sắt Việt Nam còn nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn
Các tuyến đường sắt liên quốc tế của Việt Nam bao gồm: Việt Nam — Trung Quốc — Nga, Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - Trung Quốc — Kazakhstan; Viét Nam — Trung Quéc — Nga — Kazakhstan — Belarus - Ba Lan (hoặc Đức).
Đường ray
Khái niệm: Đường ray bao gồm hai thanh ray song song với nhau đặt có định trên các thanh ngang chịu lực gọi là tà vẹt, tà vẹt được đặt trên lớp đá dăm gọi là đá ba lát. Liên kết giữa các thanh ray và thanh nối ta vẹt là đinh ray, đính ốc hoặc kẹp.
Có nhiều loại đường ray (gỗ, bê tông, sắt thép) qua các thời kỳ phát triển, trong đó đường ray thép chịu được tải trọng lớn nhất và hiện nay người ta hầu như chỉ sử dụng loại ray thép (đo đó phương thức vận tải này được gọi là đường sắt).
Khỗ đường sắt
Khái niệm: Khô đường sắt là khoảng cách cô định giữa 2 thanh ray, hay còn là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.
Phân loại: Hiện nay, toàn thế giới có khoảng 20 loại khổ đường sắt được quy nạp lại